Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

định hướng đổi mới và các giải pháp có tính kiến nghị về đổi mới kinh tế tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.49 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây khoảng hơn 30 năm nhân dân ta hầu như không có khái niệm gì về
KTTN và cho rằng đó là thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa cần phải cải
tạo và xoá bỏ, do đố mà kinh tế nước ta chỉ bao gồm hai thành phần chính là:
Kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước.
Thực tế đã chứng minh với hai thành phần kinh tế cùng cơ chế tập chung quan
liêu bao cấp nước ta nhanh chóng rơi vào tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khó
khăn lại càng khó khăn.Việc thay đổi tư duy, đường lối phát triển kinh tế với sự
nhìn nhận khách quan và bổ sung cơ chế chính sách đúng đắn với các thành
phần kinh tế là cần thiết và phù hợp.
Nên trong Đại hội lần VI với nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện
đại hoá chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .Kinh tế tư nhân đã có những sức
sống mới đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền
kinh tế.Đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp tư nhân đến nay, KTTN nước ta trải
qua gần một thập kỉ hình thành và phát triển đã thu được nhiều thành tựu đáng
khích lệ, góp phần không nhỏ vào thành tựu kinh tế nước nhà do đó việc nhìn
nhận và đánh giá chặng đường phát triển của KTTN để có những chính sách,
giải pháp thúc đẩy KTTN phát triển phù hợp để kinh tế Việt Nam hoà nhập với
khu vực và thế giới trước thềm thế kỉ XX.
Trước nhu cầu cấp bách mà lý luận và thực tiễn đặt ra chúng ta cần nhgiên cứu
nghiêm túc khu vực KTTN.Vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát
triển kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam" .
.Trong khuôn khổ bài viết này việc trình bày cặn kẽ các vấn đề về KTTN quả là
khó. Em chỉ trình bày những vấn đề căn bản nhất để mọi người có cái nhìn đúng
đắn hơn về KTTN.Em xin chân thành cám ơn cô giáo Đỗ Thị Kim Hoa đã giúp
đỡ em hoàn thành đề tài.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
I.BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CÁC BỘ PHẬN, QUAN HỆ
SỞ HỮU TÍNH CHẤT QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI
1.Bản chất của kinh tế tư nhân và các bộ phận
Xét về thành phần kinh tế ,kinh tế tư nhân (K T T N ) chỉ bao gồm hai thành
phần: kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, các thành phần kinh tế khác,
không thuộc khu vực theo cách hiểu này .
Đứng trên giác độ khác cũng có thể nói kinh tế tư nhân bao gồm các công ty
trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần ,công ty hợp doanh ,doanh nghiệp tư nhân
và các hộ , cá nhân hoạt động sản xuất ,kinh doanh
Khu vực K T T N không bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của
các tổ chức chính trị xã hội khi chuển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn công
ty cổ phần
Đại hội Đảng lần VIII xác định có kinh tế nhà nước ,kinh tế hợp tác ,kinh tế tư
bản nhà nước ,kinh tế cá thể tiểu chủ kinh tế tư bản tư nhân .
Đại hội Đảng lần IX xác định có kinh tế nhà nước ,kinh tế tập thể ,kinh tế cá thể
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài .
Như vậy sự thay đổi chủ yếu thể hiện trong bộ phận kinh tế nhà nước(trừ kinh tế
tập thể hay kinh tế hợp tác).Sự thay đổi đó được giải thích rằng không phải là sự
thay đổi giản đơn về tên gọi và số lượng thành phần kinh tế, mà có sự thay đổi
nhất định về nội dung và vị trí các thành phần kinh tế, phạm trù KTTN chỉ được
nêu trong văn kiện đại hội lần thứ VII trong các văn kiện tiếp theo phạm trù này
không được nói đến mà chỉ được xác định cụ thể là kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ
và kinh tế tư bản tư nhân.
Khu vực K T T N như đã trình bày ở phần trước bao gồm các hình thức kinh tế
sau đây.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh tế cá thể được hiểu là hình thúc kinh tế của một hộ gia đình hay một cá

nhân hoạt động trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của
chính hộ hay cá nhân đó không thuê mướn lao động làm thuê.
Kinh tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức quản lý và điều hành hoạt
động trên cơ sở sở hưũ tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng thuê mướn
,ngoài lao động của chủ ,quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn hình thhức của
các doanh nghiệp tư nhân ,công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần .
Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn ,doanh nghiệp
tư nhânvà công ty cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân Luật
công ty.
2.Quan hệ sở hữu tính chất quản lý và phân phối .
2.1 Quan hệ sở hữu .
Quan hệ sở hữu là quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản ,vốn cũng như của
cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất và vốn đố.
Sở hữu tư nhân phát triển từ thấp đến cao chia làm hai nhóm chính sở hữu tư
nhân lớn và sở hữu tư nhân nhỏ.
Việc phân biệt kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân chủ yếu dựa vào
mấy tiêu thức như : quy mô sở hữu tài sản dùng trong kinh doanh (doanh số và số
lượng lao động sử dụng trong kinh doanh) mức độ tham gia vào quá trình lao
động của người chủ sở hữu.
Kinh tế cá thể,tiểu chủ và KTTBTN có những điểm tương đồng rất cơ bản đều
thuộc sở hữu tư nhân ,được sử dụng vào quá trình kinh doanh nhằm mục đích
kiếm lợi nhuận Việc người chủ sở hữu tư nhân lựa chọn loại hình tổ chức kinh
doanh nào để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp
luật lại là vấn đề hoàn toàn khác.Nếu quy mô sở hữu nhỏ và với ý tưởng bảo toàn
tính độc lập trong kinh doanh ,người chủ sở hữu có thể lựa chọn loại hình kinh
doanh cá thể(đăng kí kinh doanh theo tinh thần nghị định 65 HĐBT) nếu quy mô
sở hữu lớn hơn và muốn kinh doanh một cách độc lập, ngườichủ sở hữu có thể lựa
chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp ,còn muốn
mở rộng quy mô kinh doanh ,các chủ sở hữu sẽ liên kết với nhau tổ chức doanh
nghiệpdưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần .Trừ các

doanh nghiệp hoạt động theo luạt doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động theo luật
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp tác xã, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế không phải là các yếu tố chi
phối các chủ sở hữu lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh và về nguyên tắc
chúng đều hoạt động theo những quy điịnh tương ứng cuả luật doanh ngiệp .Đồng
thời cũng thực hiện việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Một vấn đề đã được khẳng định cả về lý luận và thực tế là trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp không phân biệt hình thúc sở hữu thành phần kinh tế đều
bình đẳng với nhau trước pháp luật .Nhà nước với tư cách là ‘’bà đỡ “, “người
nhạc trưởng” có trách nhiệm taọ lập những điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy
huy động các nguồn lực vào phục vụ phá triển kinh tế xã hội của đất nuớc theo
yêu cầu bảo đảm tăng trưởng ổn định hiệu quả và công bằng.Trên tinh thần ấy,
nhà nước phải tạo ‘’sân chơi bằng phẳng, luật chơi rõ ràngvà nhất quán điều khiển
cuộc chơi một cách công tâm và minh bạch”.
2.2 Quan hệ quản lý
Quan hệ quản lý trong KTTNcũng được chia làm hai loại:
Quan hệ quản lý của hình thức K T T N dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ ví dụ: Các
hộ gia đình cá thể, quan hệ quản lý này giống quan hệ quản lý trong gia đình, nó
dựa trên quyền lợi tuyệt đối của người chủ trong gia đình, các thành viên có nghĩa
vụ phục tùng sự phân công, điều khiển, quản lý của người chủ đó với các vấn đề
sản xuất kinh doanh.Do vậy, quan hệ giữa người chủ và các thành viên ở đây
không phải là quan hệ bóc lột mà nó chỉ mang tính gia trưởng.Tuy nhiên, trong
quá trình phát triển, nhiều hộ gia đình có thể mở rộng quy mô sản xuất, cần tuyển
thêm lao động ngoài gia đình, có nghĩa bản chất kinh tế xã hội chủ nghĩa của
thành phần kinh tế hộ bắt đầu thay đổ. Hộ cá thể đã trở thành hộ tiểu chủ.
Quan hệ của các hình thức kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân lớn .Từ
những năm 1857-1858 C.Mac đã nghiên cứu và chỉ ra rằng lao động trong bất cứ
giai đoạn nào phát triển của lịch sử đều được chia hai loại : Laođộng cần thiết và

lao động thặng dư.Như vậy có thể thấy bóc lột là thành quảt lao động của một
người bị chủ sở hữu tư liệu sản xuất chiếm không trong điều kiện kinh tế tư
nhân.Nếu một người có tư liệu sản xuất có nghĩa là người đó có điều kiện bóc
lột.Phương thức bóc lột chuyển từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh vi và
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đến một trình độ nhất định phương thức bóc lột cũng được nâng lên thành nghệ
thuật bóc lột
2.3 Quan hệ phân phối
Phân phối là một trong những mặt của quá trình sản xuất đồng thời là một
khâu trong quá trình tái sản xuất nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng .Về thực chất
quan hệ phân phối là việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá
nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất .
Tính chất và nguyên tắc phân phối cũng như các hình thức phân phối là do
phương thức sản xuất đang thống trị quyết định.Phân phối tổng sản phẩm xẫ hội
là điểm xuất phát và là cơ sở vật chất của tái sản xuất mở rộng ,nó quyết định tỷ lệ
và nhịp điệu của tái sản xuất xã hội .
Phân phối có chức năng xác định tỷ lệ thu nhập quyền chi phối của mỗi con
người ,mỗi giai cấp và xác định tỷ lệ sản phẩm dùng cho tiêu dùng cá nhân và cho
sản xuất .
Ba mối quan hệ về sở hữu ,quản lý và phân phối luôn gắn liền với quá trình phát
triển của các thành phần kinh tế nên trong sự phát triển của KTTN cũng luôn tồn
tại các quan hệ này.
II.VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
Từ đường lối đổi mới (Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986) khẳng định xây
dựng phát triển nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu ,nhiều
thành phần kinh tế tồn tại lâu dài .Nghị quyết T W 6 (khoá VI) ghi rõ “Chính sách
kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài ,có tính quy luật từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế “Tư
nhân đuợc kinh doanh không hạn chế về quy mô ,địa bàn hoạt động trong những

ngành nghề mà pháp luật không cấm “.Quan điểm, chủ trương nhất quán kể trên
đựoc ghi nhận trong Hiến Pháp 1992 “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật “(điều57) ,’’Kinh tế cá thể ‘kinh tế tư bản tư nhân được
chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ,được thành lập doanh nghiệp không
bị hạn chế hoạt động trong mhững ngành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh “(điều
21).
Nhờ vậy những năm qua KTTN đã phát triển rộng lớn và nhanh chóng ,đóng
góp tích cực cho kinh tế xã hội phát triển .Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong nền kinh tế quốc dân .Đây là lực lượng kinh tế của đại bộ phận nhân dân
hay có thể gọi là “kinh tế dân doanh “ nơi tạo công ăn việc làm cho hơn 90%lao
động của cả nước ,là lực lượng kinh tế tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu
kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế , tạo việc làm ,cân bằng cán cân thanh toán,
giải quyết những vấn đề xã hội . . . Ngoài ra nó còn huy động cả nguồn lực trong
dân để phát triển kinh tế vì quốc tế dân sinh .
Sau một thời gian dài thực hiện đổi mới KTTN không những không làm suy yếu
khu vực kinh tế nhà nước mà ngược lại làm cho nó phát triển hơn do sức ép từ
KTTN .
Nhìn tổng thể, sự hồi sinh và phát triển khu vực KTTN trong những năm đổi
vừa qua đã mang lại nhiều kết quả to lớn, nổi bật là:
Kinh tế tư nhân đã khơi dậy ,huy động ,khai thác một phần nguồn tiềm năng to
lớn về vốn ,sức lao động trí tuệ, kinh nghiệm .khả năng kinh doanh ,tài nguyên .
Kinh tế cá thể ,tiểu chủ tuy quy mô nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản xuất kinh
doanh lớn nên đã động viên nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh từ 14.000
tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26.500 tỷ đồng vào năm 1996 ,chiếm tới 8,5% tổng
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn xã hội .
Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là lực lượng tham gia tích cực và có
hiệu quả đối vơí vấn đề giải quyết việc làm .Tính đến năm 1996 đã giải quyết việc
làm .Tính đến năm 1996 đã giải quyết việc làm cho 4.700.742 lao động chiếm gần

70% lực lượng lao động xã hội trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp .Xét ở
góc độ giải quyết việc làm thì đây là khu vực có tỷ lệ thu hút lao động trên vốn
đàu tư cao nhất trong nền kinh tế . Cụ thể là :
Kinh tế cá thể thu hút 165lao động /1tỷ đồng vốn .Khu vực doanh nghiệp tư bản
tư nhân thu hút 20 lao động /1 tỷ đồng vốn.
Trong khi đó doanh nghiẹp nhà nước chỉ thu hút được 11,5 lao động/1 tỷ đồng
vốn ,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 1,7 lao động/1 tỷ đồng
vốn .Riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân trong 5 năm qua (1991-1996) tuy số
vốn huy động chưa lớn nhưng bình quân mỗi năm giải quyết thêm khoảng
72.020 việc làm; năm1996, cả nước có 336.146 người đang trực tiếp làm việc
trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiện hữu hạn công ty cổ phần và
năm 1997 là 428.009 lao động; năm 1998 vào khoảng 497.480 lao động (tăng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
16,2% so với năm 1997 ) chiếm 1,3% tổng số lao động.Riêng khu vực thuộc hộ
gia đình nông dân, năm 1995 đã thu hut 30.876.630 lao động, chiến 88,93% lao
động xã hội. nếu nộp với 1.3% số lao động khu vực doanh nghiệp tư bản tư nhân
thì tổng số lâo động thuộc khu vực knh tế tư nhân chiến 90,1% tổng số lao động
toàn xã hội (khu vực nhà nước chỉ giải quyết việc lam cho khoảng 9% và khu vư
có vốn đâu tư nước ngoài là o,67%loa động xã hội ) - đây thực sự là khu vựckinh
tế co vai trò quan trọng trong viêc tạo việc làm cho lao động xã hội cả hiện tại và
trong tương lai.
Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước đóng góp vào việc gia tăng tổng sản
phẩm trong nước GDP. Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP,
trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỉ trọng 35,95% GDP, khối tư bản tư
nhân chiếm 7,5% GDP.
Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc sản phẩm quốc nội và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vức kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế – xă
hội đặt ra.Góp phần thúc đẩy phân công lại xã hội ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá .Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa
trước đây đã xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghiã và cả những nhà
doanh nghiệp tư nhân, chỉ còn lại các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế
quốc doanh và hợp tác xã .
Phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa chính trị sâu sắc và
cấp thiết .Nó thực hiện dân chủ hoá, trước hết về kinh tế, tạo sự đồng thuận giữa
Đảng, nhà nước và nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân nhằm
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ, văn minh .
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
KINH TẾ TƯ NHÂN
I.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA
1.Khái quát tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta.
Quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam diễn ra từ thời điểm 1995 đến nay. Căn
cứ vào đặc trưng của từng giai đoạn có thể chia làm bốn thời kì :
Thời kì 1995 đến 1964 mục tiêu kinh tế trong thời kì này được Đại hội lần thứ III
của Đảng (tháng 9-1960) xác định là xây dựng miền bắc là hậu phương vững
mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà .Trong thời kì này sự tồn tại của
kinh tế tư nhân hầu nnhư không đáng kể .
Thời kì 1965-1975 cả nước có chiến tranh kinh tế trong thời kì này có tính tập
chung cao độ giống như mô hình cộng sản thời chiến .Mục đích của mô hình kinh
té này đã huy động mọi nguồn lực để giành thắng lợi trong cuộckháng chiến
chống Mỹ, những nhược điểm của mô hình này đã được hội nghị T W lần thứ 20
đặc biệt là hội T W lần thứ 24 khoá III (tháng 9 năm 1976) đề cập trong đó có
việc duy trì nền kinh tế nhiều thành phần ở miền Nam trong một thời gian nhất
định .Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế tư nhân ở thời kì này vẫn ở trình độ
thấp .
Thời kì 1976-1986 mô hình tập trung bộc lộ rõ nhất những nhược điểm của

nó .Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cuối năm 70 đầu năm 80 chỉ thị 100
ngày 13-1-1981 của ban bí thư khoá IV về khoán sản phẩm đến nhóm và người
lao động trong các hợp tác xã và quyết định 25/cp về việc hạch toán kinh doanh
trong các doanh nghiệp nhà nước ra đời ,cùng với 2 văn bản quan trọng này là hai
lần cải cách giá lượng tiền .Đây cũng là thời kì tư duy kinh tế mới từng bước hình
thành .Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành T W khoá IV nghị quyết Đại
hội V hội nghị lần thứ 8 khoá V và nghị quyết của bộ chính trị khoá V.Các văn
kiện này đều nhằm khẳng định sự tồn tại tất yếu của K T T N trong sự phát triển
của nền kinh tế .
Thời kì 1986 đến nay thời kỳ chuyển đổi một cách căn bản từ cơ chế tập chung
cao độ sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hướng của nhà nước XHCN . Tư tưởng cơ bản của các văn kiện Đại hội VI , VII ,
VIII và IX đều từng bước hoàn thiện và khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân
nhưng chính sách và luật lệ lần lượt được ban hành cụ thể hoá nhưng quan điểm
trên đặc biệt là luật doanh nghiệp được ứng dụng từ đầu năm 2000 . Chỉ sau một
năm thực hiện luật doanh nghiệp cả nước có hơn 30000 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh . Tính từ 13-11-2000 sau 10 tháng thực thi luật doanh nghiệp cả nước
đã tạo thêm được 200000 chỗ làm từ các doanh nghiệp mới hình thành bình
quân 22 lao động doanh nghiệp với nước thu nhập bình quân 100-400 ngàn
đồng/người ở nông thôn và 500-700 ngàn đồng ở thành thị . So với năm 1999 số
doanh nghiệp tăng 3 lần số vốn đầu tư tăng 2 lần .
Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân ,công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng khác nhau .Cụ thể là :
Loại hình doanh nghiệp tư nhân :Nếu năm 1991 cả nước mới có 270 cơ sở thì
đến năm 1998 có 18.750 cơ sở ,tăng gần 70 lần ,trong đó năm 1992 có tốc độ tăng
đột biến tới 1.361% .Các năm 1994 và 1995 tăng trên 45% ;từ năm 1996 và nhất
là năm 1998 tốc độ phát triển đã chậm lại .
Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn : Năm 1991 có 122 công ty ,năm 1998 có

7.100 công ty ,tăng trên 58 lần ,trong đó năm 1992 tăng đột biến về số lượng lên
tới 1.183% ,nhưng năm 1997 tốc độ tăng chậm lại và năm 1998 chỉ còn 3%.
Công ty cổ phần ;Năm 1991có 22 công ty đến năm 1998 tăng lên 171 công ty
tăng 7,7 lần ;năm 1992 có tốc độ tăng số lượng cao nhất là 526% ,nhưng các năm
1993,năm 1995 và 1996 tốc độ tăng chậm lại ,năm 1997 cũng có tăng nhưng năm
1998 lại giảm còn 12%.
2. Về loại hình tổ chức sản xuất .
Kinh tế cá thể được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá
nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hay lao
động của chính hộ hay cá nhân đó , không thuêu mướn lao động làm thuê .
Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức , quản lý và điều hành
hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về TLSX và có sử dụng lao động thuê mướn
ngoài lao động của chủ , quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình
thức doanh nghiệp tư nhân , công ty chách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
được thành lập theo luật doanh nghiệp tư nhân , luật công ty .
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Doanh nghiệp tư nhân : là loại hình doanh nghiệp mới được phục hồi và phát
triển rất nhanh sau khi có Luật DNTN .Tuy nhiên quy mô còn nhỏ ,suất đầu tư
thấp, kỹ thuật và công nghệ còn yếu kém . Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm
48,76% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp có từ 10 đến 50 lao động chiếm
37,97% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp có từ 50-200 lao đọng chiếm
10,11% và doanh nghiệp có trên 200 lao động chỉ chiếm 3,16%. Xuất đàu tư bình
quân trên 1 lao động đối với các DNTN là 34,1 triệu đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: Hai hình thức này mới được
ra đời chủ yếu sau khi ban hành luật công ty ngày 21-12-1990. Theo thống kê
năm 1994 cho thấy 77,7% số công ty là do chuyển đổi hình thức tổ chức. Có 64%
số công ty chỉ có tư 2-4 thành viên, 4% số công ty có trên 10 thành viên. Năm
1993 có 1196 CTTNHH với tổng số vốn đầu tư là 235 tỷ đònh và tổng giá trị tài
sản là 1453 tỷ đồng; 35 công ty cổ phần với tổng số vốn đầu tư là 10,6 tỷ đồng và

150 tỷ đồng tổng giá trị tài sản. Sau một năm cả nước có 5034 CTTNHH và 131
CTCP.
Hiện nay CTCP đanh rất được khuyến khích phát triển.
3.Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN .
Năm 1999 bình quân một doanh nghiệp thuộc 3 loại hình công ty cổ phần , công
ty trách nhiệm hữu hạn , doanh nghiệp tư nhân có số vốn thực tế sử dụng là 193,6
triệu đồng tạo ra doanh thu 312,2 triệu đồng tức là một đồng vốn sử dụng mang
lại 1,6 đồng doamh thu , nộp ngân sách 91 triệu đồng ( 2,95 doanh thu ) nếu tính
cho từng loai hình doanh nghiệp thì thấy rằng : Công ty trách nhiệm hữu hạn cứ
một đồng vốn mang lại 1,3 đồng doanh thu và 0,04 đồng nộp ngân sách , doanh
nghiệp tư nhân 5,45 đồng doanh thu và 0,01 đồng nộp ngân sách . Xem xét theo
ngành thì thấy rằng : ngành công nghiệp khai thác bình quân 1 đồng vốn tạo ra 1
đồng doanh thu và nộp ngân sách 0,02 đồng , tương tự công nghiệp chế biến là
1,47 đồng và 0,03 đồng . Ngành xây dựng là 1,42 đồng và 0,05 đồng ngành vận
tải là 0,46 đồng và 0,03 đồng , ngành thương nghiệp sửa chữa xe máy là 4,8
đồng và 0,013 đồng , ngành nông lâm nghư nghiệp là 0,9 đồng và 0,02 đồng . Căn
cứ và chỉ tiêu doanh thu và lộp ngân sách có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân
là loại hình hoạt động có hiệu quả nhất (5,45 đồnh doanh thu/1 đòng vốn). Tiếp
đó là CTCNHH (1,3 dồng doanh thu/1 đồng vốn) và sau cùng là CTCP; doanh
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hưu hạn củng có tỉ lệ lộp ngân sách trên
doanh thu cao.
Còn xét theo ngành sản xuất thấy rằng ngành công nghiệp chế biến và xây
dựmg có doanh thu cao (doanh thu 1,47 và 1,42 đồng/1 đồng vốn) và đóng góp
cho ngân sách (0,3-0,5 đồng/1 đồng doanh thu) cao hơn so với công nghiệp khai
thác và cận tải (doanh thu 0,46-1 đồng, lộp ngân sách 0,03-0,02 đồng). Các ngành
có hiệu quả hơn cả vẫn là thương nghiệp sửa chữa và công nghệp chế biến, nông
lâm nghiệp hiệu quả thấp nhất.
Kết quả điều tra năm 1995 của tổng cục thống kê và những khảo sát nghiên cứu

gần đây cũng cho thấy trong các DNTN tính bình quân 1 đồng vốn đem lại 3.2
đồng doanh thu và mức sinh lời/1 đồnh vốn là 0,057 đồng CTTNHH tương ứng là
1,94 đồng và 0,018 đồng. Doanh nghiệp nhà nước 1 đồng vốn tạo được 1,43 đồng
doanh thu, mức sinh lời trên 1 đồng vốn là 0,054 và lợi nhuận trên 1 đông doanh
thu là 0,0373 đồng. Doanh nghiệp tập thể tạo ra 2,3 đồng doanh thu, mức sinh lợi
trên 1 đồng vốn là 0,048 đồng và lợi nhuận trên 1 đông doanh thu là 0,021 đồng.
Điều đó nói nên rằng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta cũng như doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp.
4.Về tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân .
Các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ có tốc độ tăng về số lượng không đều bình
quân giai đoạn 1992-1997 tăng khoảng 13%/năm .Năm 1990 có khoảng 800.000
cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ ,năm 1992 có 1.498.600 cơ sở tăng 87%so với năm
1990 .Năm 1994 có 1.533.100 cơ sở kinh tế tăng 2,3% so với năm 1994 và sang
năm 1996 có 2.215000 cơ sở ,tăng 8% so với năm 1995 tăng cao nhất vào năm
1994 với mức tăng 60% so với năm 1993 ,những năm tiếp theo tốc độ giẩm dần
,đạt bình quân khoảng 37%/năm (giai đoạn 1994- 1997)và giảm còn 4% /năm vào
năm 1998 .Như vậy nếu xét về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thì các doanh
nghiệp tư bản tư nhân có tốc độ gia tăng mạnh và cao hơn hẳn so với các loại
hình kinh tế cá thể ,tiểu chủ chỉ khoảng gần 3 lần (37%/13%).Cụ thể là :doanh
nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm 1997 là 36% ,năm 1998 còn
7% .Công ty trách nhiệm hữu hạn tương ứng là 49% và 3% ,công ty cổ phần
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tương ứng là 138% và 13% và mức bình quân chung của khu vực kinh tế tư nhân
vào khoảng 20%.
Khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá có tốc độ phát triển khá nhanh và cao
hơn so với tốc độ phát triển của khu kinh té nhà nước, kinh tế tập thể, nhưng kém
hơn so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .DNTN có tốc độ tăng
trưởng năm 1994 là 50% ,năm 1995 là 40% ,năm 1996 là 14% ,năm 1997 là
40%,năm 1998 còn 7% ;CTTNHH tương ứng là 84%,43%,49%, 17% ,và

3%;CTCP tương ứng là 526% , 1% ,8% , 20% ,và 13% và mức bình quân chung
của khu vực kinh tế tư nhân vào khoảng 20%.
Theo báo cáo ‘’Thực trạng kinh tế tư bản nhà nước ,tư bản tư nhân “ của Ban
kinh tế T W thì :Các doanh nghiệp tư bản tư nhân từ năm 1951 đến nay tăng liên
tục với mức 20%-30% hàng năm riêng các ngành tập trung nhiều doanh nghiệp tư
nhân như công nghiệp ,thương nghiệp ,dịch vụđều đạt tốc độ tăng cao (công
nghiệp tăng 64,3%,thương mại tăng trên 45% giai đoạn 1990- 1995).
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tốc độ phát triển của KTTN cũng như toàn bộ nền
kinh tế nước ta sau một thời gian phát triển khá ngoạn mục đã có dấu hiệu chững
lại và giảm sút, kể từ năm 1997 đến nay .Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
GDP của từng loại hình kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. KTTN năm
1995 mức tăng GDP là 4,2% đã tăng lên 11% vào năm 1996 nhưng sang năm
1997 tụt xuống còn 6% và năm 1998 chỉ còn 5,3% .
5.Tình hình thu nộp ngân sách .
Mức thu nộp ngân sách theo các sắc thuế và mức thuế của Nhà nước trong 10
năm 3 qua của khu vực ngoài quốc doanh nói chung và khu vực KTTN nói riêng
có sự gia tăng về số lượng tuyệt đối .Trong các năm 1990-1994 bình quân khu
vực ngoài quốc doanh nọp ngân sách nhà nước từ 3000-4500 tỷ đồng .Năm
1997khu vực này nộp trên 5000tỷ đồng vào ngân sách ,trong đó các loại hình
DNTN,CTCP,CTTNHH chiếm 50%-60% .Tuy nhiên xét trên tỷ lệ đóng góp vào
nguồn thu ngân sách ,khu vực KTTN vẫn khiêm tốn .Các khoản thuế công thương
nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng thu ngân sách .Rất nhiều DNTN trốn
thuế .Điều đó gây ảnh hưởng không mhỏ đến cái nhìn của nhà nước đối với khu
vực KTTN
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cả ba loại hình doanh doanh nghiệp là 0,12 tỷ đồng /cơ sở năm 1991 sau 5 năm
bình quân này giảm còn 0,07 tỷ đồng (năm 1991) nhưng lại giảm nhiều nhất, chỉ
còn 0,01 tỷ đồng (năm 1996) giảm 3 lần Trong khi đó CTTNHH, mặc dù có
doanh thu giảm mạnh nhưng vẫn duy trì được mức nộp ngân sách, có năm còn

tăng (năm 1991 là 0.19 tỷ đồng, lên 0.22 tỷ (1992),0.20 tỷ (1993),0.18 tỷ đồng
(1994), 0,19 tỷ (1995) và giảm xuống chút ít còn 0.16 tỷ đồngvào năm 1996
.CTCP nộp ngân sách nhà nước có mức bình quân cao từ 1.13 tỷ đồng (1991) sau
đó liên tục giảm ;chỉ còn 1.15 tỷ đồng vào năm 1996
So với chỉ tiêu DNVVN của chính phủ ban hành và một số nước trên thế giới thì
đa số các DNTN ở nước ta thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ .
Xét về cơ cấu nguồn thu ngân sách của Nhà nước của các loại hình DNTN có
thể nhận thấy 47,2% tiền nộp ngân sách là thuế doanh thu ,27% là thuế lợi tức
24,3% là thuế xuất nhập khẩu và 1,5 % là các loại thuế khác .
II.THỰC TRẠNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN.
1.Chính sách về vốn và tín dụng
Trước kia có sự bất bình giữa các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân về lãi
suất ngân hàng. Hiện nay sự bất hộp lý đã được xoá bỏ. Tuy nhiên trong cách đối
xử với kinh tế tư nhân vẫn còn thiếu tin tưởng, và phiền hà trong thủ tục cho vay
vốn và mức vốn vay.
Hiện nay có tới 87,2% doanh nghiệp có mức vốn dưới1tỷ đồng trong đó 29,4%
có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1% ,trong đó từ 100 tỷ đồng trở lên có
0,1% .thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ
biến đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hiện nay và dược coi là
những cản trở lớn nhất (sau vấn đề thị trường tiêu thụ và cạnh tranh) đến sự phát
triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN.
Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với
những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã khiến cho hơn20% các
DNNVV tư nhân không muốn vay ngân hàng .Vì không có dược những điều kiện
thuận lợi như các doanh nghiệp nhà nước ,nên chỉ có 18% các doanh nghiệp tư
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn ;Đối với DNNVV tư nhân con số này chắc
chắn thấp hơn .
Những khó khăn, trở ngại trong vay vốn của kinh tế tư nhân từ các NHTM

trước hết do 1 số quy định chưa hộp lí đối với người đi vay và tổ chức tín dụng,
đồng thời cũng có nguyên nhân từ bản thân người đi vay đã làm hạn chế khả năng
tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp tư nhân từ các ngân hàng thương
mại và các tổ chức tín dụng. Ví dụ các quy định về tài sản đảm bảo tiền vay theo
nghị định 178/1999/ND-CP ngày 29-12-1999 của chính phủ còn nhiều vướng mắc
còn mang nặng sự định tính việc quy định doanh nghiệp đi vay nếu không có tài
sản thế chấp phải có lãi ròng 2 năm lièn kề hoặc việc lấy tài sản hình thành băng
vốn vay để đảm bảo vốn là không phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập, chưa
vay vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp thuộc KTTN cũng ngặp khó khăn trong
việc hưởng thụ tín dụng ưu đãi bởi vì không đủ hiểu biết về thủ tục vay và hoàn
thiện hồ sơ vay.
Về việc doanh nghiệp có tình trạng kế toán không minh bạch, các báo cáo tài
chính không đầy đủ và chưa kiểm toán; doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo
tiền vay; rủi ro tín dụng lớn; các doanh nghiệp kinh tế nhân cũng gặp nhiều khó
khăn trong việc thụ hưởng tín dụng ưu đãi, bởi vì không đủ hiểu biết về thủ tục
vay và hoàn thiện hồ sơ vay. ngoai ra vướng mắc về lãi xuất, mức cho vay, đối
tượng cho vay, điều kiện thanh toán các khoản vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
2.Chính sách về thuế.
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách thuế có vai trò cực kì quan trọng là
công cụ điều tiết vĩ mô có hiệu quả nhất. Các luật thuế ban hành bước đầu tạo cơ
sở để các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ của mình với Nhà nước .Tuy đã có
một khuôn khổ pháp lý nhất định về thuế nhưng các quy định về thuế và việc tổ
chức thực hiện còn nhiều bất cập như :
Chưa bình đẳng giữa các doanh nghiệp thể hiện rõ nhất trong việc nộp thuế sử
dụng đất .Các doanh mghiệp tư nhân phải mua đất hoặc phải thuê lại diện tích của
các cơ quan nhà nước, DNTN với giá cao, trong khi đó các doanh nghiệp nhà
nước có những ưu đãi cực kì hậu hĩnh .
Việc thực hiện các loại thuế chưa thống nhất các đơn vị kinh tế thuộc khu vực
kinh tế gia đình không phải nộp bất cứ loại thuế kinh doanh nào .Điều này gây
14

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ảnh hưởng lớn dẫn đến trốn lậu thuế nhiều do có nhiều người kinh doanh núp
dưới bóng “kinh tế gia đình “ để trốn thuế .một số điểm trong chính sách thuế
chưa được quy định rõ ràng, cụ thể làm cho việc thực hiện gặp khó khăn, phức tạp
.Ví dụ :Việc quy định mọi đối tượng nộp thuế GTGT đêù phải kê khai nộp thuế
hàng tháng là chưa phù hợp với quy mô và trình độ quản lý của một bộ phận
KTTN.Về thuế thu nhập doanh nghiệp các quy định về tính chi phí khấu hao ,chi
phí quản lý về cơ bản vẫn dựa vào các quy định mức đã áp ụng cho các DNNN để
vận dụng cho khu vực KTTN cũng hạn chế phần nào quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh của các cơ sở KTTN .Ngoài ra các quy định như đối với hộ kinh doanh cá
thể không áp dụng trừ chủ hộ kinh doanh hoặc được miễn thuế thấp vượt mức đó
lại phải nộp bộ thu nhập là chưa hợp lý .
Đối với thuế xuất nhập khẩu các doanh nghiệp thuộc KTTN cũng gặp các khó
khăn như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như :như trường
hợp nhận phụ tùng để sản xuất,lắp ráp trong nước nhưng chịu mức thuế cao nhiều
trường hợp không thống nhất giữa hải quan và người nhập khẩu khi áp mã tính
thuế việc xác định giá tính thuế theo bảng tối thiểu còn có tính áp đặt nhiều khi
cao hơn thực tế cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp .
2. Chính sách đào tạo công nghệ .
Nhà nước chưa có chính sách công nghệ đúng đắn đối với khu vực KTTN .So
với các xí nghiệp quốc doanh, hầu hết các cơ sở tư nhân đều sử dụng công nghệ
lạc hậu hơn .Thông tin về công nghệ mới ,kỹ thuật mới còn thiếu ,lại không được
phổ biến tận đến các cơ sở .Vì vậy nhiều khi các doanh nghiệp tư nhân đều sử
dụng công nghệ lạc hậu hơn .Thông tin về công nghệ mới ,kỹ thuật mới còn thiếu,
lại không được phổ biến đến tận cơ sở .Vì vậy nhiều khi các DNTN phải sử dụng
các công nghệ quá lạc hậu so với thế giới .Có khoảng 18% và 5% doanh nghiệp ở
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội không thể tăng sản xuất với những thiết bị
hiện có khoảng 50% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng 90%
công suất của máy móc .Tỷ lệ này ở các thành phố khác chỉ là 18% ở nông thôn là
15-20% .Số doanh nghiệp trang bị thiết bị máy móc hiện đại không nhiều ,chỉ có

khoảng 24% DNTN và 25% CTTNHH là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại còn lại
37,2% số DNTN và 25% CTTNHH là sử dụng công nghệ truyền thống .
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể, tiẻu chủ đều sử dụng máy
móc, thiết bị cũ, lạc hậu 2-3 thế hệ. Các hộ cá thể, tiểu chủ sử dụng công nghệ thủ
công và truyền thống là phổ biến, việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại
còn rất hạn chế .Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của
phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh .
3.Chính sách về thị trường và cạnh tranh .
Thiếu thị trưòng tiêu thụ sản phẩm đang là cản trở lớn đến phát triển sản xuất
kinh doanh của khu vực tư nhân hầu hết các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhận
mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩn đầu ra trên thi trường.địa phương
và dựa vào mạng lưới quan hệ cái nhân (chỉ khoảng 20% số DN tiêu thụ sản
phẩn tại các thành phố lớn và khoảng 30% sản phẩn của các doanh nghiệp tư nhân
được bán cho khu vực nhà nước ) hiện nay một số sản phẩm hàng hoá của khu
vực tư nhân cũng đã tham gia thị trương thế giới, tuy vậy sản phẩm đủ chất lượng
xuất khẩu còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt; còn lại, phần lớn sản phẩn
của khu vực tư nhân được tiêu thụ gần thị trường nội địa. Thêm vào đó là hàng
hoá trong nước con tồn đọng với khồi lượng lớn (ước tính lên đến khoảng 40.000
đồng ), cùng với hàng nhập lậu tràn lan không kiểm soát nổi qua biên giới, giá rẻ,
làm cho việc tiêu thụ hàng hoá trong khu vực tư nhân lâm vào tình thế cực kì bất
lợi làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đồn, phá sản, đóng cửa, Nhà nước đã có
nhưỡng giải pháp kích cầu nhưỡng vẫn chưa tháo gỡ được khó khăn trong tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá cho khu vực tư nhân hiện nay vẫn là bài toán nan giải. Khả
năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế,
một số mặt tiêu cực nảy sinh làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực TN đang
chững lại và có biểu hiện suy giảm trong những năng gần đây. Cụ thể là các loại
hình DNTN giản từ 60% nắm vào thời điểm năm 1994 xuống còn 41% vào năm
1995, năm 1996 còn 24%, năm 1997 còn 32%, đặc biệt năng 1998 chỉ còn 4%,

nhưng chú ý là trong năm 1998 giảm đi 30% CTTNHH (từ 7.350 CTTNHH năm
1997, năm 1998 còn 7.100 CTTNHH) cp tăng lên 19, chỉ riêng DNTN số lượng
tăng khá:1.250 doanh nghiệp so vói năm 1997. Vè tốc độ tăng GDP của cả khối
KTTN giản từ 8,7% năm 1995 xuống 5,7% vào năm 1997 và 4.2% vào năm 1998
Ngoài ra còn có hiên tượng rất đáng lưu ý là một số DNTN lớn chia nhỏ doanh
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp, không muốn đăng ký thành lập các doanh nghiệp lớn, mà chỉ liên doanh
liên kết với các DNNN, doanh nghiệp tập thể để núp bóng trốn lậu thuế, kinh
doanh trái phép, hoạt động kinh tế ngầm; một số các DNTN móc nối, câu kết với
một só cá bộ nhà nước thoái hoá để bòn rút, chiến đoạt làm thất thoát lớn tài sản
của nhà nước; gây hậu quảo nghiêm trọng nhiều mặt cho nền kinh tế xã hội, là
nhưõng hiện tượng rất đáng lưu ý, cần có sự quả lý, kiểm tra ngăn chặn để hoạt
động của DNTN trong nền kinh tế được lành mạnh.
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN mua nguyên liệu đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ
cá nhân (chỉ khoảng 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ sản phẩm tại các
thành phố lớn và khoảng 33% sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư
nhân được bán cho khu vực nhà nước). Hiện nay một số sản phẩm hàng hàng hoá
của kinh tế tư nhân cũng đã có trên thị trường thế giới, tuy vậy sản phẩm đủ chất
lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ,còn lại phần lớn sản
phẩm của khu vực KTTN được tiêu thụ trên thị trường nội địa.Nhưng vài năm gần
đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nền kinh tế tăng
cường giảm, thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng
giảm.Thêm vào đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng
hàng nhập lậu tràn lan không kiểm soát được (qua biên giới ) đã làm cho việc tiêu
thụ hàng hoá của khu vực KTTN rơi vào tình thế cực kì bất lợi ,làm nhiều cơ sở
sản xuất bị đình đốn phá sản.
Những chính sách, luật pháp, cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đã được sửa
chứa hoàn chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chưa đủ tạo lòng tin cho các nhà doanh

nghiệp tư nhân – nhất là các nhà doanh nghiệp có vốn lớn, có đầu óc kinh doanh.
v. v. .Yên tâm làm ăn lâu dài. Bởi vì trong thực tế, nhiều chủ trương, chính sách
bị biến dạng qua các tầng nấc hành chính, cơ quan Nhà nước vẫn “hành dân là
chính”, sự tha hoá trong bộ máy và đội ngũ cán bộ Nhà nước vẫn không giảm .
Nhằm giúp đỡ KTTN hình thành và phát triển lành mạnh trong cơ chế thị
trường .Các DNTN vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ và thuận lợi các nguồn nhân
khẩu và mạng lưới xuất khẩu ,tín dụng ngân hàng ,thuế ,cũng như các kênh thông
tin kinh tế ,thị trường đào tạo nguồn nhân lực ,các tổ chức xúc tiến thương mại
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
,các hiệp hội ngành nghề trong nước và quốc tế Điều này làm hạn chế lớn đến
sự phát triển bền vững của KTTN.
4.Chính sách lao động- xã hội
Chưa tính toàn nền kinh tế, chỉ tính riêng trong sản xuất công nghiệp, lực
lượng lao động trong khu vực KTTN đã chiếm hơn 70% so với toàn ngành công
nghiệp. Vì vậy chính sách lao động-xã hội đối với KTTN có ý nghĩa rất quan
trọng .Nhà nước đã có một số chính sách lao động –xã hội đối với khu vực này
như quy định về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động . . . NHà nước vẫn chưa giải
quyết được sự bất bình đẳng giữa lợi ích của người lao động trong khu vực Nhà
nước và KTTN. NHà nước cũng chưa quy định thống nhất hệ thống bảo hiểm cho
cả hai khu vực.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP
CÓ TÍNH KIẾN NGHỊ VỀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KINH TẾ TƯ NHÂN
I.ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI .
Thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước có ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế đất nước từ nông nghiệp sang công nghiệp nâng cao tỷ trọng các ngành
công nghiệp .Nhận thức đúng vai trò và bản chất của KTTN trong nền kinh tế thị

trường XHCN ở nước ta.Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong giâi đoạn
hiện nay, đồng thời tính đến các đặc điểm về quy mô vừa và nhỏ của các cơ sở
của khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta cần khuyến khích tư nhân đầu tư vào các
khu vực và lĩnh vực sau đây:
Nhóm ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dệt, may, giày gia
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu .Những ngành này đòi hỏi vốn không
lớn, lao động không cần trình độ cao, đồng thời đây là những ngành nghề truyền
thống của kinh tế cá thể, nếu được khuyến khích sẽ được mở rộng về quy mô và
phát triển cao hơn cả về công nghệ.
Nhóm ngành cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp như sản xuất
máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa, các loại thuyền đánh cá, các sản phẩm cơ khí gia
công lắp ráp khác phục vụ cho các ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao
thông vận tải nông thôn . . . Đây chính là những ngành cung cấp tư liệu sản xuất
cho sản xuất nông nghiệp .
Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ xuất khẩuvà các ngành
hàng tiêu dùng khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu xuất
khẩu .
Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thành phần kinh tế
tồn tại khách quan, hợp tác và cạnh tranh với nhau để cùng phát triển vì sự phồn
vinh của đất nước. Tuy nhiên, mỗi thành phần kinh tế có vị trí và vai trò riêng do
bản chất, đặc điểm hình thành và phát triển của nó quy định. Một mặt, chúng ta
phải xây dựng kinh tế nhà nước ngày càng vững mạnh để giữ vững vai trò chủ
đạo nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng không thể coi nhẹ kinh tế tư nhân, bởi vì
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế
và góp phần ổn định xã hội
Đổi mới cơ chế quản lý của NHà nước gồm xây dựng pháp luật kế hoặch và các
chính sách theo hướng thống nhất hoá tạo điều kiện cho KTTN phát triển . Đẩy
mạnh cải cách nền hành chính quốc gia xây dựng thể chế KT phù hợp với quy

luật của KT thị trường và thông lệ quốc tế .Nhất quán quan điểm kinh tế tư nhân
là một bộ phận cấu thành quan tọng của nền kinh tế ,phát triển KTTN là vấn đề
lâu dài chiến lược của đất nước .Xác định rõ ,cụ thể trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước trong đăng kí kinh doanh và quản lý sản xuất của KTTN .Việc
sửa đổi bổ sung luật phải theo hướng vừa khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi
vừa chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh những vi phạm của KTTN cũng
như của cán bộ, cơ quan thi hành công vụ .Tuyên truyền phổ biến quan điẻm chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về KTTN .
Xử lý đồng bộ và hiệu quả các chính sách liên quan,về đất đai, về lao động-tiền
lương,về đầu tư,về thuế, về tín dụng,về giáo dục-đào tạo, khoa học và công
nghệ. . .Việc đổi mới chính sách đối với kinh tế tư nhân cần đặt trong hệ thống
nền kinh tế quốc dân thống nhất,đảm bảo sự công bằng, minh bạch, công khai, kết
hợp quyền lợi với trách nhiệm, hưởng thụ với nghĩa vụ, dân chủ với kỉ cương.
Tiếp tục đổi mới và xây dựng hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế ngày càng vững mạnh, hợp tác kinh doanh có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh tren
thị trường thế giới và trong nước. Sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà
nước không chỉ để bảo đảm nắm vững các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và
ngày càng giữ vai trò chủ đạo mà quan trọng hơn là tạo cho doanh nghiệp nhà
nước trở thành chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy, có tác dụng hướng dẫn, hợp
tác và hỗ trợ kinh doanh đói với các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Kinh tế
tư nhân, kinh tế hợp tác, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần tăng cường mở
rộng liên doanh, hợp tác, hình thành các hiệp hội nghề nghiệp, tham gia mô hình
“công ty mẹ công ty con”.
Các Đại hội lần VII và lần thứ VIII của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối
đổi mới được khởi xướng tại đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính
sách phát triển KTTN ở việt Nam .Theo đó, sự phát triển khu vực KTTN được
khẳng định như sau :
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh tế tư nhân có phạm vi tương đối rộng lớn, được phát triển trong tất cả các

ngành ở cả thành thị và nông thôn, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có
thể tồn tại độc lập, có thể tham gia các loại hình hợp tác hoặc liên kết với các
doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức .
II. CÁC GIẢI PHÁP
1.Xu thế sửa đổi và hoàn chỉnh khuôn khổ luật pháp khuyến khích đầu tư
tư nhân nhằm từng bước tạo môi trường kinh doanh, thông thoáng ổn định.
Quan điểm chung mang tính chất định hướng tổng quát của Đảng và Nhà nước
là khuyến khích phát triển và thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế. Song trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Trên bình diện
chính sách kinh tế vĩ mô, các thủ tục thành lập và vận hành doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân chưa đạt mức thông thoáng cần thiết. Công tác quản lý
của nhà nước về kinh tế đối với KTTN còn nặng về thủ tục hành chính, còn chồng
chéo nhiều đầu mới.
Pháp luật đối với kinh tế tư nhân phải là một bộ phận trong chỉnh thể luật pháp
chung, trên cơ sở quan điểm dân làm chủ, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân, đảm bảo cho mọi người dân,mọi thành phần kinh tế được diều chỉnh theo
hệ thống pháp luật thống nhất. Việc đỏi mới pháp luật đối với kinh doanh tư nhân
cần được tiến hành một cách đồng bộ từ ban hành pháp luật, tuyên truyền phổ
biến pháp luật, đến tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt phải coi trọng nâng cao
trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý liên quan trực
tiếp đối với KTTN, và tăng cường kiểm soát.
Trong điều kiện thúc đẩy các yếu tố nội lực của nền kinh tế để tạo ra sức bật
mới, cần tính đến đơn giản hoá các thủ tục thành lập doanh nghiệp theo hình thức
“một cửa “ qua UBND các cấp theo luật định và việc cho phép thành lập với cấp
giấy phép kinh doanh cần gộp lại mhư một thủ tục trong một bộ hồ sơ. Đồng thời
cần hạn chế mức can thiệp của các cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp
trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục mang tính tieu cực
mang tính chất nhũng nhiễu và lạm dụng chức quyền của đội ngũ cán bộ Nhà
nước.
Đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bãi bỏ dần các văn bản pháp

quy có nội dung trái với các điều khoản cũng như tinh thần của luật doanh
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp.Triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị định 30-2000/NĐ-CP, ngày 11-
8-2000 của chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy
phép thành đièu kiện kinh doanh.Đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp
tiến tới áp dụng thống nhất một Luật doanh nghiệp chung chung cho tất cả các
loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp hoạt
động công ích ) theo tinh thần Nghị định 64/NĐ_CP về việc chuyển các doanh
nghiệp của tổ chức chính quyền Đảng , đoàn thể sang công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên.
2.Chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc đẩy nền
kinh tế tư nhân phát triển theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Muốn khuyến khích tư nhân đầu tư vào các khu vực sản xuất chế biến, đầu tư
thiết bị công nghệ hiện đại cần phải có các chính sách ưu đãi bao gồm :chính sách
tín dụng ngân hàng,như được hỗ trợ thông qua tín dụng trung hạn, dài hạn; chính
sách thuế thể hiện khuyến khích đầu tư bàng việc miễn giảm thuế ở những vùng
nông thôn, miễn giảm thuế cho các ngành công nghiệp truyền thống của các địa
phương, miễn giảm thuế cho các ngành công nghiệp mới yêu cầu kĩ thuật cao,
những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động; chính sách khuyến khích sản
xuất hàng xuất khẩu;chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. . .
Ngoài các chính sách nêu trên, cần có một chính sách rất quan trọng liên quan
đến phát triển công nghiệp đó là chính sách đất đai.Trong những năm gần đây
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đất đai nhằm tiến tới sự công
bằng.Các doanh nghiệp tư bản tư nhân ra đời sau khi có chính sách kinh tế mới
không có cơ chế giao đất mà phải đi mua hoặc thuê lại của Nhà nước, của cá nhân
hoặc của doanh nghiệp nhà nước với giá thị trường, trong lúc đó thủ tục để xin
thuê đất, xin chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá rườm rà, gây trở ngại cho các
doanh nghiệp đồng thời lại phát sinh các tiêu cực.
3.Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân

Về chính sách tín dụng ngân hàng, ngoài việc khuyến khích cho vay ưu dãi theo
loại dự án đầu tư có khuyến khích không kể dự án đó thuộc thành phần kinh tế
nào, đối với khu vực kinh tế tư nhân cần loại bỏ những hàng rào ngăn cản khu vực
này tiếp cận với các loại hình tín dụng trong ngân hàng thương mại nhà nước, đó
là mức tín dụng. Cần phải có chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh ngiệp vừa
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và nhỏ thông qua việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp này
.Đổi mới chính sách tín dụng theo hướng hình thành một thị trường tài chính –tiền
tệ thống nhất nhằm tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận dễ dàng với
các nguồn vốn.Chẳng hạn, nên thực hiện cơ chế, nuế doanh nghiệp tư nhân làm ăn
thua lỗ do các nguyên nhân khách quan, thì cũng có thể được xem xét xoá nợ,
khoanh nợ, giãn nợ như các doanh nghiệp nhà nước ; tạo thuận lợi để các doanh
nghiệp tư nhân cùng chia sẻ quỹ phòng ngừa rủi ro với các ngân hàng khi cho vay
vốn,nhằm cải thiện tình trạng phân biệt đối sử đối với kinh tế tư nhân từ phía
ngân hàng.
Về chính sách thị trường và xuất khẩu, để hỗ trợ các doanh nghiệp tư bản tư
nhân có khả năng làm hàng xuất khẩu trực tiếp cần có sự hỗ trợ của nhà nước
trong việc cung cấp thông tin thị trường, bỏ hoàn toàn chế độ phân phối hạn
ngạch, doanh nghiệp có khả năng tìm được thị trường bạn hàng thì đương nhiên
được xuất trong mức hạn ngạch cho phép của nước bạn. Một vấn đề quan trọng
đặt ra trong hỗ trợ xuất khẩu hiện nay là cần cải tién mạnh về thủ tục hải quan,
cần quy định thời gian tối đa đề hoàn thành một thương vụ xuất, nhập khẩu hàmg
qua hải quan, nếu vượt quá thời hạn thì phải có chế tài với các bộ phận hải quan
có liên quan.
Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong khu vực KTTN có trình độ quản lý thấp kém, đội ngũ công nhân tay
ngề thấp nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị
trường thế giới,tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới. Do đó, Nhà nước nen có chính
sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ .

4.Coi trọng thị trường trong nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
tiếp cận thị trường khu vực và thế giới .
Đối với các DNNN cũng như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
thị trường là môi trường sống còn của các doanh nghiệp .Trong điều kiện kỹ thuật
công nghệ còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém sức cạnh tranh thì “bảo hộ để
phát triển “ là một vấn đề quan trọng đối với khu vực kih tế tư nhân vấn đề thị
trường còn búc xúc hơn vì khả năng đầu tư còn hạn chế, giới hạn đổi mới công
nghệ quá chật vật.Vì vậy, tình trạng “mở cửa nền kinh tế “ cần tính đến chính
sách thuế quan nhằm góp phần “bảo hộ đẻ phát triển”.
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại tiếp cận cơ hội kinh doanh
cho khu vực kinh tế tư nhân.Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ thông tin, như
chính sách thiết lập và cơ chế hoạt động của các trung tâm thông tin doanh
nghiệp; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại,bao gồm: hỗ trợ mở rộng thị
trường, nhất là thị trường nước ngoài, thông qua hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các
hội chợ, triển lãm quốc tế : ngoài ra, cũng nên có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn
nhan lực, trước hết đối với các chủ doanh nghiệp, bởi vì, trình độ chung của các
doanh nghiệp khu vực tư nhân còn rất hạn chế.Điều đó lại càng quan trọng nếu
nhìn từ góc độ yêu cầu,đòi hỏi của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
hiện nay.
5.Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân cần gắn chặt với đấu tranh chống
tham nhũng.
Ở nước nào cũng vậy, doanh nghiệp tư nhân thường năng động linh hoạt hơn, có
thiên hướng sử dụng các phương pháp tiêu cực để làm lợi hơn.Nhưng trong nhiều
trường hợp, nguồn gốc tiêu cực là ở cán bộ trong cơ quan chính quyền ; doanh
nghiệp nhà nước. Để nhận được giấy phép, ký hợp đồng, vay được tiền, nhận
được hàng . . . , thậm chí cả khi đúng luật, doanh nghiệp vẫn phải “ làm thủ
tục” .Khi đã “ làm thủ tục rồi, hiển nhiên các cán bộ liên quan phải “hoàn vốn “
cho họ thông qua trốn thuế, chiếm dụng vốn, giao hàng hoá không đủ chất lượng,

ăn bớt nguyên vật liệu . . .
Nhà nước cần tăng cường giáo dục pháp luật, nhưng phải đặt trọng tâm chống
tham nhũng vào công tác cán bộ. Cán bộ là của dân ; nếu cán bộ trong bộ máy
công quyền không tham nhũng thì nạn tham nhũng khó tồn tại .Các doanh nghiệp
tư nhân ít đút nót, hối lộ cho nhau trong kinh doanh làm ăn với nhau. Qua các vụ
án kinh tế liên quan đến các doanh nghiệp tư nhân lớn, có thể thấy rằng nếu cán
bộ nhà nước không trong sạch doanh nghiệp tư nhân rất dễ cuốn vào vòng xoáy
tham nhũng. Vòng xoáy có thể do chính họ gây ra hoặc do cán bộ nhà nước gây
ra, nhưng dù ai gây ra thì nó cũng huỷ hoại cả kinh tế nhà nước lẫn như kinh tế tư
nhân, huỷ hoại cán bộ, dắt nhau đến vòng móng ngựa, mà kết quả là xã hội mất cả
tiền lẫn người.
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6.Hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ, đội ngũ các nhà kinh doanh, doanh nghiệp
và đào tạo nhân lực để phát triển doanh nghiệp
Thành phần xuất thân của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
có nhiều gốc khác nhau. Tri thức kinh nghiệm vẫn là phổ biến .Vì vây để dần dần
khắc phục những thiếu hụt nội tại, ngoài cố gắng tự vươn lên của các chủ doanh
nghiệp .Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ công tấc đào tạo, bổ túc tri thức kinh
doanh cho các chủ doanh nghiệp .
Thực tiễn cho thấy, nhiều chủ doanh nghiệp đã nhận thức được sự bất cập của
bản thân đã có những đề nghị cần luật pháp hoá quyền thuê giám đốc điều hành
và trách nhiệm của các giám đốc điều hành.nhiều chủ doanh nghiẹp cũng đã đầu
tư cho con em họ theo học các trường về quản trị kinh doanh trong và ngoài
nước.Đồng thời, Nhà nước cũng cần tính đến trách nhiệm cộng đồng của các
doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực, thông qua việc thành lập
“Quỹ đào tạo nguồn nhân lực quốc gia”.
7.Hỗ trợ quá trình đổi mới và chuyển giao kỹ thuật công nghệ đối với các
doanh nghiệp
Sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của công tác

hoặch định kinh doanh, tổ chức quản lý, tìm kiếm thị trường, lựa chọn kỹ thuật
công nghệ và việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới có sức cạnh tranh.Trong
điều kiện nước ta, kỹ thuật còn lạc hậu, nhiều bất cập là nguyên nhân chủ yếu làm
cho sức cạnh tranh giảm của sản phhẩm thiếu hụt.Tuy nhiên, việc đổi mới kỹ
thuật công nghệ đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ.Vì vậy, các doanh nghiệp cần
phải “lượng sức “ để đầu tư. Đồng thời phải coi trọng công tác cải tiến dần dần
công nghệ theo phương thức của người Nhật .
Tuy nhiên về phía Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và
chuyển giao kỹ thuật công nghệ theo các hướng .
Thu nhập và truyền thống các kỹ thuật công nghệ và hướng cải tổ kỹ thuật công
nghệ đối với các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và nghiên cứu ứng dụng chuyển
giao kỹ thuật công nghệ truyền thống. Hỗ trợ thồng qua các cơ quan thẩm định .
Hỗ trợ vốn vay để đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực để thực hiện việc tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật công nghệ .
25

×