Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.65 KB, 40 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
****************
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU NHỮNG SÁNG TẠO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA NHỮNG SÁNG TẠO ĐÓ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hường
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích
Lớp : K18 GDTH

Năm học 2014 - 2015
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu những
sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải
phóng dân tộc và giá trị thực tiễn của những sáng tạo
đó.” chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non trường
CĐSP Kon Tum.
- Quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp
K18 GDTH trường CĐSP Kon Tum


- Ban quản lý thư viện trường CĐSP Kon Tum.
- Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo
Lê Thị Hường giảng viên phụ trách học phần “Tư tưởng
Hồ Chí Minh” đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
2
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, không
sao chép của tác giả khác và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào.

Họ và tên tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ngô Thị Ngọc Bích
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

3
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
MỤC LỤC
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

4
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật cường chống
giặc ngoại xâm, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã phải đương đầu với những kẻ thù
xâm lược mạnh hơn mình gấp bội. Từ thực tiễn đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cha
ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và những bài học quý báu. Trí tuệ đánh
giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.
Ra đi tìm đương cứu ở tuổi 20, Nguyễn Tất Thành mang theo trí tuệ đó của
dân tộc, nó giúp người phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước chống Pháp từ
cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX. Dù mục đích, tôn chỉ, hình thức, biện pháp của
các phong trào đó có khác nhau , tựu trung lại cũng chỉ xoay quanh hai đường lối:
quân chủ hay dân chủ, hai phương pháp: cách mạng hay cải lương. Cả hai đường lối
và phương pháp này đều không thỏa mãn được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều
kiện chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống lớn mạnh trên thế giới.
Trong mười năm đầu (1911 – 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước,
Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn thực tiễn phong
phú tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam
nào vào thời ấy có thể sánh kịp. Bản lĩnh đó đã được nâng cao thành khả năng độc
lập, tự chủ và sáng tạo ở Người khi tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin để
không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn mà biết tiếp thu và vận dụng có chọn
lọc đồng thời cũng tìm hiểu được thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc khác
của châu Á, nâng nó lên một tầm cao mới, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt
Nam.
Bởi thế mà Người đã có những đóng góp vĩ đại cho cách mạng của dân tộc ta,
luôn soi đường cho cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác cùng với những sáng tạo mới của mình trong hành trình giải phóng
dân tộc Việt Nam.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

5

Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Sáng tạo cách mạng khác với những hoạt động sáng tạo khác. Nó xuất hiện
trong những tình huống cách mạng và có tác dụng to lớn làm thay đổi tình huống
cách mạng. Sáng tạo cách mạng là sự thay đổi về chất phương pháp, phương thức và
cách giải quyết các vấn đề cách mạng đặt ra. Đó là việc đưa ra chiến lược và sách
lược cách mạng mới, cách biện giải hoàn toàn mới, phương pháp cách mạng mới.
Sáng tạo cách mạng có vai trò to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Xuất phát từ cách
hiểu bản chất khái niệm sáng tạo cách mạng như vậy, chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu những sáng tạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người. Nhìn lại quá trình vận động của cách mạng Việt
Nam trong thế kỷ XX chúng ta thấy, vị lãnh tụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam
luôn luôn thể hiện tinh thần của một nhà cách mạng sáng tạo. Dù ở đâu, vào thời
điểm nào Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nắm vững bản chất các sự kiện và các mối
liên hệ bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra chủ trương, giải pháp, cách ứng xử hợp
lý nhất, sáng tạo nhất. Những sáng tạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hết
sức phong phú và sinh động, cần phải có công trình khoa học lớn hơn, nghiên cứu
một cách đầy đủ hơn và hệ thống hơn để khai thác như một di sản quý báu của dân
tộc Việt Nam cho các thế hệ cách mạng tương lai kế thừa và phát triển.
Vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn chủ đề “Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ
Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và giá trị thực tiễn của những sáng
tạo đó” làm chủ đề tiểu luận, giúp sinh viên Trường CĐSP Kon Tum hiểu sâu sắc
hơn về những đóng góp của Người.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Phạm vi nghiên cứu: Những sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam để thấy giá trị thực tiến của

những luận sáng tạo đó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn tình hình cách mạng Việt Nam và
cách mạng thế giới; nghiên cứu những luận điểm tương đồng để làm rõ tính sáng tạo
trong tư thưởng Hồ Chí Minh; khẳng định những giá trị về mặt thực tiễn với cách
mạng Việt Nam và cách mạng thế giới của những sáng tạo đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp kết luận.
5. Cấu trúc đề tài.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

6
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội đề được kết cấu gồm 2
chương:
- Chương 1. Những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Chương 2. Giá trị thực tiễn những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

7
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.
NHỮNG SÁNG TẠO LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1.1 Vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu
nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có
truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong
kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch
ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt
đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy
giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu
Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những
người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết
cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ
Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin,
Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng
xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập
hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động
trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây
(Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận
các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. .
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện
trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và
năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi

Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa
Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được
bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của
Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương
Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các
nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức ở Á Đông.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

8
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội,
mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện
đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng)
để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của
Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có
những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội
nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh
Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh
cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ
địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa,
Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người
làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã
phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người
đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành
lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam
châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị
bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu
người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động
Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm
mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra
vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản
động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở
rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm
mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy,
tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban
chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu
dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

9
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được
giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa

kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai
nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương
đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi
lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì
lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý
trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên
hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ
MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN
OF CULTURE) vào năm 1990.
1.2. Những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng
dân tộc.
1.2.1. Sáng tạo trong việc định hướng con đường cứu nước giải phóng dân
tộc.
1.2.1.1.Hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX dầu thế kỉ XX
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta triều đình nhà Nguyễn bán
nước dã ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đến cuối thế kỷ XIX, toàn bộ
đất nước ta đã đặt dưới ách thống trị của thức dan Pháp. Nhân dan Việt Nam điêu
đứng trước cảnh ngộ nước mất, nhà tan… Cuộc sống của nhân dân lâm vào thân phận
nô lệ; quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và bao quyền con người khác bị chà

đạp. Lúc này, Việt Nam thực sự trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Về chính trị: Thực dân Pháp thiết lập một hệ thống cai trị trực tiếp, câu kết
với giai cấp phong kiến phản động Nam triều đầu hàng và làm tay sai cho chúng. Với
bộ máy quan lại từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã cùng với bè lũ thực dân xâm lược
đã ra sức đàn áp bóc lột nhân dân ta. Ngoài ra, để dễ bề cai trị, chúng còn chia Việt
Nam ra thành ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) với mục đích “chia để trị”. Bên cạnh
thủ đoạn chính trị nham hiểm đó thực dân Pháp còn thi hành chính sách “dùng người
Việt trị người Việt”.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

10
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Về kinh tế: Thực dân Pháp xâm lược nước ta không ngoài mục đích phát triển
kinh tế để thu lợi nhuận đến mức tối đa, bù đắp vào chỗ thua thiệt vì bị sa lầy vào các
cuộc chiến tranh trước đây. Chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam là chính sách
khai thác nguyên liệu bằng cách bóc lột công nhân rẻ mạt, cho vay nặng lãi, độc
quyền kinh tế. Công nghiệp của nước thuộc địa chir được phát triển chừng nào không
phương hại đến công nghiệp chính quốc và những nguyên liệu sản phẩm mà thuộc
địa cung cấp là những nguyên liệu mà ở chính quốc thiếu. Với chính sách kinh tế như
vậy, nền kinh tế tự nhiên của Việt Nam bị phá sản, sống nhờ như “cây tầm gửi” vào
tư sản thương nghiệp Pháp. Kết quả nền kinh tế nước ta lúc đó đã bị lệ thuộc vào và
kìm hãm trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Về văn hóa xã hội: Mục đích của nền giáo dục thực dân nửa phong kiến là
nhằm nô dịch và đồng hóa nhân dân Việt Nam. Phương châm giáo dục của chúng là
khai thác triệt để nội dung và hình thức giáo dục phong kiến, trước hết là Nho học.
Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume đã nói toạc ra ý đồ của mình là: “Những nguyên
tắc làm cho gia đình vững chắc, cha mẹ được tôn kính, chính quyền được tuân thủ,
đều rút ra từ các sách Hán học. Bắt đầu tập đọc những chữ đầu tiên là họ học những

nguyên tắc rường cột của luân lý đạo Khổng, họ khắc sâu vào lòng những nguyên tắc
sẽ hướng dẫn họ suốt cả cuộc đời. Chính các trường làng mạc cung cấp cho họ nền
giáo dục đó”. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học… Chúng ràng buộc dư luận,
thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượi cồn để làm nòi giống ta
suy nhược.
Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng tăng cường vơ
vét sức người, sức của của các nước thuộc địa ném vào cuộc tranh đã góp phần mở
rộng tầm nhìn của các nhà yêu nước Việt Nam về tìm và lựa chon con đường cứu
nước.
Trong bối cảnh đó, các nhà “Đông Du”, các nhà cải cách Việt Nam một lần
nữa đề xuất các con đường cứu nước ở trình độ cao hơn, quy mô rộng hơn nhưng
phương pháp thì vẫn chưa thoát ra khỏi tầm nhìn của ý thức hệ phong kiến hoặc tư
sản. Đó là đi tìm sự liên minh, tìm chỗ dựa để cứu nước, giải phóng dân tộc. Nếu
Phan Bội Châu tâm huyết với đất nước, say mê tấm gương Nhật Bản và hy vọng giúp
Tổ quốc mình thì Phan Chu Trinh lại hướng tầm nhìn vào chính kẻ thù của mình –
thực dân Pháp, hy vọng tìm được những ý tưởng hay của Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp về để giúp cho sự nghiệp giải phóng nước ta.
Cuối cùng các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đã thất bại. Lúc này, cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng về đường
lối cứu nước giải phóng dân tộc tưởng như không có đường ra.
1.2.1.2. Quá trình Nguyễn Ái Quốc khảo nghiệm thực tiễn cách mạng thế
giới trước khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trước Nguyễn Tất Thành đã có những người Việt Nam xuất dương cứu nước.
Chỗ khác nhau cơ bản không ở hành động xuất dương, mà trước hết ở mục đích của
nó. Những chuyến đi của Tôn Thất Thuyết, những nhân vật trong phong trào Đông
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

11
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc

và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Du chủ yếu là để tìm ngoại viện. Nguyễn Tất Thành xác định mục tiêu hoàn toàn
khác: “ Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào của chúng ta”. Hoặc như sau này Người
nói lại: “Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi lúc này thường tự hỏi
nhau rằng: ai sẽ là người giúp mình thoát ra khỏi ách thống trị của Pháp. Người này
thì nghĩ là người Nhật, người khác nghĩ là người Anh, có nguời khác nữa nghĩ là Mỹ.
Tôi Thì thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ”. Rõ ràng, trước lúc ra đi Người đã nhận
thức một cách rõ ràng, cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải,
mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách
mạng và phương pháp cách mạng.
Xưa nay nhiều nhà nghiên cứu đã bàn về hướng đi của Người – sang phương
Tây trong sự đối lập với phương Đông. Những vấn đề đặt ra trong suy tư của Nguyễn
Tất Thành lúc bấy giờ có lẽ không phải là một phương Tây chung chung, cũng không
phải là sự đối và tuyệt đối hóa giữa phương Tây và Phương Đông. Ở lúc đó cũng có
các nước như Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản phát triển và chủ nghĩa Mác cũng bắt đầu
truyền bá với những tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, được dịch ra tiếng Nhật
Bản từ năm 1904. Vậy thì ai dám chắc được rằng Nguyễn Tất Thành với đầu óc đó,
với tầm nhìn đó lại không đến với chủ nghĩa Cộng sản ở Nhật Bản? Mục đích chính
của Người muốn vươn tới là mở rộng tầm nhìn và sự quan sát ra thế giới bên ngoài và
một nước phương Tây cụ thể đang thống trị nước mình. Các lý do hấp dẫn đưa Người
đến với Pháp là truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc
mà Người đã chứng kiến. Đó là sự tương phản gay gắt đã dội vào nhận thức của
Người về kẻ thù dân tộc. Đó cũng là điều mà Người tự thấy phải khám phá, phải
nhân biết. Năm 1923, tại Mátxcơva khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí
Ngọn lửa nhỏ, Người đã giải thích quyết định ra đi của mình như sau: “Vào chạc tuổi
13, lần đầu tiên từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc
ấy, mọi người da trắng đều được coi là người Pháp – thế là tôi muốn quen với nền
văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Rõ ràng: trước khi
bước chân xuống tàu rời Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã chuẩn bị cho mình những

tiền đề tư tưởng bao gồm việc phê phán những con đường cứu nước của các bậc cha
chú, lựa chọn những hương đi và điểm tới của mình. Song chỉ riêng những tiền đề tư
tưởng mà Người cần chuẩn bị trong hành trang ra đi của mình chưa đủ đảm bảo cho
Người đến với chủ nghĩa cộng sản, mà không phải là một chủ nghĩa nào khác. Phải
có một quá trình hoạt động thực tiễn phong phú và gắn nó với quá tình hoạt động tư
duy khoa học, mới có thể đưa Người đên với sự lựa chọn đúng đắn, tiếp cận với chân
lý của thời đại. Thiếu sự hoạt động thực tiễn thì Người không thể đi xa hơn trường
hợp Phan Văn Trường. Như vậy, phương thức sống, hoạt động thực tiễn và phương
pháp tư duy trong những năm đi tìm chân lý cũng là một nhân tố quan trọng tác động
đến nhận thức tư tưởng và sự chuyển biến của chủ nghĩa yêu nước trong Nguyễn Tất
Thành.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã tận
dụng mọi cơ hội để đến được nhiều nơi trên thế giới, từ đó xem xét, khả nghiệm
nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống phức tạp, đa dạng của nhân loại. Bàn chân
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

12
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ, đặc biệt
là Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba Đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và
Pháp. Đâu đâu Người cũng chịu đựng mọi gian khổ, hò mình vào cuộc sống của
những người lao động, sẵn sang làm mọi thứ nghề lao động chân tay như nấu bếp,
làm vườn vẽ thuê…. Người không đứng ngoài để quan sát và suy nghĩ, và dấn vào
chính cuộc sống để cảm nhận nó như chính cuộc sống của bản thân mình. Với những
chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đóchủ nghĩa yêu nước của Người có những
chuyển biến mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng
cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ. Và cũng qua đó, sự nhận
biết diện mạo kẻ thù cũng trở nên sâu sắc hơn, khái quát hơn, không chỉ đối với thực

dân Pháp, mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Trên cơ sở đó,
Người đã rút ra một kết luận có tính nền tảng đầu tiên: ở đâu bọn đế quốc, thực dân
cũng tàn bạo, độc ác; ở dâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề
“dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và
giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái
vô sản”. Những nhận biết căn bản đó càng giục giã Người quyết tâm tìm con đường
giải phóng mà Người đã từng nung nấu, ấp ử từ ngày Người rời Tổ quốc.
Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc khoảng giữa năm 1917,
Nguyễn Tất Thành quyết định trở lại nước Pháp. Địa bàn Người chọn là Pari, trung
tâm chính trị, văn hóa không chỉ của nước Pháp, mà có thể nói là của cả châu Âu, của
cả thế giới văn minh phương Tây lúc đó. Pari như là điểm hẹn lịch sử của các bậc vĩ
nhân trên thế giới. Những nhà cách mạng lớn hầu như đều có mặt ở đây. C.Mác và
Ph.Ănghen đã chọn Pari làm điểm khởi đầu trên con đường xuất dương hoạt động
cách mạng của mình. V.I.Lênin cũng đã từng sống và hoạt động ở nơi đây. Lúc
Nguyễn Tất Thành có mặt ở Pari cũng là lúc lịch sử nhân loại đang bước những bước
gấp và tình hình chính trị thế giới đang trải qua những biến chuyển lớn lao. Cách
mạng Tháng Mười Nga thành công, chiến tranh thế giới kết thúc, thành phố Pari hoa
lệ sống trong bầu không khí sôi động với những cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân Pháp và sự chuyển mình của những người cánh tả trong Đảng Xã hội Pháp theo
đường lối quốc tế cộng sản của V.I.Lênin. Thật may mắn cho những ai được sống và
hoạt động ở Pari vào những năm tháng đó. Đối với Nguyễn Tât Thành, đây là cuộc
hội ngộ đầy ý nghĩa hầu như đã được chuẩn bị trước với hướng đi, điểm tới là hành
trang đã được gom góp. Người thanh niên nhiệt tình, hăng hái ấy vừa đến Pari đã lao
ngày vào hoạt động chính trị. Anh cùng với Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh –
những người mà Anh đã trao đổi thư từ từ khi còn ở nước Anh lập ra Hội những
người yêu nước Việt Nam, nhằm đưa phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp đi
theo một hướng tích cực. Đầu năm 1919, Anh gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một Đảng
tiến bộ lúc đó thường lên tiếng chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp
ở các thuộc địa theo hướng nhân đạo hóa các chính sách đó. Ngày 18 – 6 – 1919, lấy
tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, Anh gửi

tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải
thừ nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tọc Việt Nam. Cùng
ngày bản yêu sách đó xuất hiện trên báo Lhumanite (Nhân đạo), cơ quan ngôn luận
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

13
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
của Đảng Xã hội Pháp, dưới đầu đề: Quyền của các dân tộc. Bản yêu sách còn được
Nguyễn Ái Quốc dịch ra chữ Hán và chuyển thành một bản diễn ca quốc ngữ. Nó
được in dưới dạng truyền đơn, gửi tới các tòa báo, phân phát trong các cuộc mít tinh,
cuộc họp ở nhiều tỉnh nước Pháp và bí mật gửi về Việt Nam qua con đường các thủy
thủ và khách về nước.
Với bản yêu sách đó, Nguyễn Ái Quốc đã gây tiếng vang lớn không những
trong dư luận xã hội nước Pháp mà còn dội mạnh về nước, tạo nên một bước chuyển
mới trong phong trào giải phóng dân tộc. Bùi Lâm (tức Nguyễn Văn Dị) – thủy thủ
có mặt ở Pari trong thời kỳ đó nhớ lại: “Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một
“quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng
sấm mùa xuân. Tiếng sấm ấy đã xua tan sương mù vây bọc chúng tôi, làm nảy sinh
những mầm sâu trong long chúng tôi. Người mình ra kiếm ăn, nói chung yêu nước,
mong nước độc lập, bây giờ ngay tại thủ dô nước Pháp, trên diễn đàn quốc tế có một
người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình, dư
luận thế giới xôn xao bàn tán ai mà không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở
Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên
Nguyễn Ái Quốc, bản thân nó có sức hấp dẫn kỳ lạ”.
Còn đối với bọn thực dân Pháp thì chúng đi từ kinh ngạc đến lộng lộn, hò hét
và cuối cùng ra lệnh điều tra tung tích của Nguyễn Ái Quốc và lập cơ quan chuyên
trách theo dõi những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và Việt kiều yêu
nước để áp dụng những biện pháp ngăn chặn.

Bằng những hoạt động sôi nổi trong Việt kiều, trong Đảng Xã hội Pháp, trong
phong trào công nhân Pháp, Người nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc và nhịp thở
của thời đại làm cơ sở cho sự lựa chọn giá trị tuyệt đối cho bản thân và dân tộc.
những năm tháng đó Người chứng kiến và trực tiếp tham gia vào quá trình đấu tranh
Bônsêvích hóa Đảng Xã hội Pháp. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng
khác nhau lôi cuốn và thôi thúc người thanh xứ thuộc địa nghiên cứu xem xét và hoạt
động một cách năng nổ để có thể bám sát thời cuộc và định hướng đúng đắn cho
mình.
Mặt khác, ra nước ngoài chứng kiến cuộc sống của nhân dân lao động sau
cách mạng tư sản như: cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ, tuy đã giành
thắng lợi hơn 150 năm nay mà nhân dân vẫn khổ, họ vẫn mưu làm cách mạng lần
nữa. Cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột người này bằng chế độ bóc lột
người khác tinh vi hơn, chứ không xóa bỏ nguồn gốc chế độ áp bức bóc lột người,
không nhằm mục tiêu giải phóng cho nhân dân lao động. Người thấy rằng các cuộc
cách mạng đó không triệt để. Vì thế cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không
phải là lối thoát cho dân tộc. Hồ Chí Minh còn khẳng định, cách mạng tư sản là cuộc
cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lột
công – nông, ngoài thì áp bức thuộc địa, cách mạng đã nhiều lần mà nay công – nông
Pháp vẫn còn mưu cầu cách mạng một lần nữa mới hằng thoát khỏi áp bức bóc lột.
1.2.1.3. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

14
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Báo Lhumanité số ra hai ngày 16 và 17 – 7 – 1920 đăng toàn văn bản Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin
dưới đầu đề chạy suốt trang một. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của

Nguyễn Ái Quốc. Người đã đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu
nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước
khỏi ách thực dân. Sau này Người nhớ lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ
chình trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được
phần chính. Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sang tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng tôi nói
to lên như nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Từ đó Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến cuộc gặp gỡ kỳ thú đó. Nó
tạo ra bước chuyển căn bản, quyết định trong nhận thức tư tưởng của nhà cách mạng
Việt Nam trẻ tuổi và mở đầu một chuyển biến cách mạng thực sự trong lịch sự tư
tưởng nước ta.
Trên đường đi tìm chân lý cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ
nghiac Mác-Lênin từ một phương diện hết sức thực tế: Chỉ có chủ nghĩa cộng sản
mới có thể chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc và đồng thời thực hiện
được ba cuộc giải phóng vốn là ước mơ từ lâu của nhân loại là giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Từ đó, Lênin và Quốc tế thứ ba là
nguồn động lực tinh thần cho Nguyễn Ái Quốc tiếp bước vững chắc trên con đường
đã được định hướng rõ ràng. Từ sự chuyển biến tư tưởng chính trị khởi đầu với việc
nghiên cứu Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến một quyết định
sang suốt về tổ chức tại Đại hội Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người
cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tháng 12 – 1920
là sự kiện có ý nghĩa to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sự thế giới hiện đại, một đại diện
của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập Đảng tiên phong của
giai cấp công nhân ở một nước đế quốc lớn đang áp bức dân tộc mình. Điều đó có
nghĩa là thong qua Nguyễn Ái Quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt
Nam bắt tay với giai cấp công nhân Pháp hợp thành một mặt trận đánh đổ kẻ thù

chung là chủ nghĩa tư bản Pháp. Sự kiên đó còn mang một ý nghĩa tượng trương cho
xu thế cách mạng thế giới – tình đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân
tộc bị áp bức trên thế giới theo khẩu hiệu chiến lược của Quốc tế Cộng sản.
Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đến với chủ nghĩa Cộng sản, trở thành
người cộng sản. Có người xuất thân từ giai cấp vô sản, giác ngộ quyền lợi và sứ mệnh
giai cấp mà trở thành người cộng sản. Có người trí thức tiến bộ giác ngộ lí luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin mà tham gia phong trào công nhân rồi trở thành người cộng
sản… Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản theo con đường riêng của Người. từ
một người dân thuộc địa trong hoàn cảnh phong trào công nhân chưa phát triển, ảnh
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

15
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa rọi tới, nhưng xuất phát từ chủ nghĩa yêu
nước chân chính, Người đã vượt qua muôn vàn khó khăn, trở ngại để tìm hiểu, khảo
nghiệm cuộc sống của các dân tộc trên thế giới và trực tiếp tham gia phong trào công
nhân của chính quốc là một nước công nghiệp phát triển, rồi tiếp thu chủ nghĩa Mác –
Lênin và trở thành người cộng sản. Tiêu chuẩn cao nhất cho sự lựa chọn và định
hướng của Người là kiên quyết đứng về phía học thuyết và tổ chức cách mạng nào
thực sự quan tâm đến cuộc sống và quyền lợi của các dân tộc bị áp bức, bênh vực,
ủng hộ và chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Tiêu chuẩn hết sức thiết
thực đó của một thanh niên yêu nước một nước thuộc địa lại phù hợp với chân lý của
thời đại khi mà cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới. Đây chính là điểm gặp gỡ có ý nghĩa then chốt giữa con người
Nguyễn Ái Quốc, dân tộc Việt Nam với thời đại Lênin.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, con đường mà Nguyễn Ái
Quốc đã đi cũng chính là con đường Người đưa dân tộc chúng ta đi theo. Và trong
điều kiện mới của thời đại mở ra từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, đó

cũng là con đường mang tính phổ biến ở một khu vực rộng lớn của thế giới – phương
Đông thuộc địa đang thức tỉnh – mà Nguyễn Ái Quốc là người khai phá và mở
đường.
Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản đánh dấu một bước ngoặt quyết
định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc và cũng là sự khởi đầu của
một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Thực hiện các bước ngoặt đó Người đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu
nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và bắt đầu cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới bằng việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, chuẩn bị dần dần, từng bước về tư tưởng
chính trị và tổ chức cho sự ra đời một Đảng mácxít ở Việt Nam, nhân tố cơ bản, đầu
tiên đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.
Khoảng gần 10 năm bôn ba Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được con đường giải
phóng dân tộc. Đây là ánh sáng, Người xác định cho dân tộc Việt Nam. Con đường
cách mạng duy nhất đúng đắn.
1.2.2. Sáng tạo trong việc xác định lực lượng cách mạng
Đối với dân tộc ta, sự nghiệp dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của cả dân
tộc trong trường kỳ lịch sử suốt mấy nghìn năm. Sự nghiệp ấy chỉ giành cho được
thắng lợi khi cả nước một lòng chống giặc giữ nước, khi mọi người cùng quyết tâm
đấu tranh với thiên nhiên xây dựng đất nước. Trong quá khứ, những “vua sáng, tôi
hiền” sở dĩ làm nên được sự nghiệp lớn chính vì đã hiểu được cái chân lý “lấy dân
làm gốc”, “dân là dân nước, nước là nước dân”, “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền
cũng là dân”; vì vậy phải thực hiện “thân dân”, “khoan thương sức dân để làm kế sâu
rễ bền gốc”.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tư tưởng Mác – Lênin “cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Nguyễn Ái Quốc đã xác định cách mạng không
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

16

Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
phải là việc của một cá nhân anh hùng hoặc của một nhóm người mà là công việc của
nhân dân đông đảo, của toàn dân. Nhưng nhân dân gồm nhiều chục triệu con người,
nếu không được thức tỉnh, giác ngộ và tổ chức lại thì cũng không thành lực lượng,
không thành sức mạnh. Chính vì vậy, trước khi rời nước Pháp năm 1923, Nguyễn Ái
Quốc đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức
tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc
lập”.
Nguyễn Ái Quốc đã thành công trong việc xác định đối tượng và lực lượng
cách mạng. Các nhà cach mạng thường diễn tả đối tượng và lực lượng cách mạng
bằng một khái niện kép: chúng ta – chúng nó. Tùy nhận thức về mâu thuẫn cơ bản
trong xã họi Việt Nam của mỗi nhà cách mạng, tức là thông qua lăng kính chủ quan
và lập trường giai cấp của cá nhân, mà thành phần xã hội của hai lực lượng đối lập
nhau – chúng nó – chúng ta có thay đổi, rộng hay hẹp. Chẳng han, nếu như Phan Bội
Châu xếp thực dân Pháp vào loại chúng nó thì Phan Chu Trinh coi bọn quan lại là kẻ
thù chính, còn trong phe chúng ta, nếu như Phan Bội Châu, thời kỳ Đông Du có liệt
kê mười hạng người và sau khi gặp Nguyễn Ái Quốc có chú ý tới công nông thì Phan
Chu Trinh chỉ nói đến khái niệm “nhân dân” trừu tượng. Rõ ràng những hiểu biết của
hai ông về đối tượng và lực lượng cách mạng còn hạn chế và nông cạn. Nhưng đến
Nguyễn Ái Quốc tình hình diễn ra hoàn toàn khác. Lần đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc chỉ
rõ cho nhân dân ta thấy kẻ thù chính của mình là bọn thực dân Pháp và bọn địa chủ -
phong kiến. Đó là đối tượng mà cách mạng cần chĩa thẳng và đánh đổ nó. Điều dó đã
được thể hiện rõ trong tác phẩm của Người ở những chặng đầu và đến những chặng
này được tiếp tục chỉ ra và sâu sắc thêm, bằng những tác phẩm viết bằng tiếng mẹ đẻ.
Ngoài hiểu biết về đối tượng cách mạng duy nhất đúng đó ra mọi hiểu biết khác đều
là phiến diện, không đầy đủ. Và do đó không bao giờ chiếm được toàn bộ nội dung
của cách mạng sẽ được tiến hành, bởi lẽ, như ta đã biết, đặc trưng của chế độ thuộc
địa là sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến bản sứ. Còn lực lượng cách mạng tức là
lực lượng thuộc phe chúng ta, gồm có những giai tầng nào? Để xác định rõ lực lượng

cách mạng, Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin “có
áp bức, có đấu tranh” mà cụ thể hóa những thang bậc của giai cấp, các tầng lớp xã hội
tham gia cách mạng ở nước ta. Người viết: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách
mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức
nên nó cách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là
người chủ cách mệnh.
1. Là vì công nộng bị áp bức mạnh hơn.
2. Là vì công nông đông nhất nên sức mạnh lớn hơn hết.
3. La vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp
khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, cho nên
công nông là gốc của cách mệnh; cong học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị
tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách
mệnh của công nông thôi.”
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

17
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Đoạn trích dẫn cho ta thấy những luận điểm cơ bản của Nguyễn Ái Quốc về
xác định lực lượng cách mạng, đặc biệt là động lực cách mạng và những bạn đồng
minh của nó. Hơn thế nữa, đọc đoạn trích dẫn trên chúng ta nhớ nguyên lý đấu tranh
giai cấp của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, nhớ tới những câu cuối cùng trong
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen: “Trong cuộc cách mạng ấy,
những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong
cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình”.
Mặt khác, giai cấp công nhân thực sự có một sứ mệnh lịch sử to lớn vì nó đại
diên cho một phương thức sản xuất tiên tiến. Nhưng ở các nước thuộc địa có một
thực tế không thê chối cãi được là: số lượng của giai cấp công nhân chiếm một tỉ lệ
thấp trong nhân dân, trong khi đó nông dân chiếm tới 95% dân số. Ở Việt Nam, tình

hình cũng tương tự, người nông dân chúng ta “bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước
đoạt, làm phá sản. Chính họ là những người phải làm công việc nặng nhọc, mọi thứ
lao dịch, chính họ làm ra cho luc người ăn bám, lũ người lười biếng, lũ người đi khai
hóa và những người khác thì hưởng mà chính họ lại phải sống trong cùng khổ trong
khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi; hễ mất mùa thì họ chết đói”. Phải
sống trong hoàn cảnh cùng cưc đó nên người nông dân nói chung và người nông dân
Việt Nam nói riêng chẳng những sớm có ý thức giai cấp, mà hình thành ở họ ý thức
dân tộc manh mẽ. Vì thế, ở thuộc địa thực chất vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân.
Nguyễn Ái Quốc từ thực tế của lịch sử đất nước và những nước cùng cảnh
ngộ, đã nhận ra vai trò cách mạng của nông dân và vai trò giải phóng dân tộc: “Trong
tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao.
Sự nổi dậy của nông dân bản sứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài
lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong bể máu”. Bên canh đó, Người cũng đã
nhận thấy tính chất vô vọng của các cuộc nổi dậy đó: “Chỉ với lực lượng riêng của
chính mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ gắng nặng đang đè lên chính họ…
Không thể chiếm lấy bộ máy nhà nước và giữ được bộ máy đó”. Từ đó, Người đi đến
kết luận là: để thực hiện được khẩu hiệu “Tất cả ruộng đất về tay nông dân” một ước
mơ ngàn đời của người nông dân, họ nhất thiết phải tự nguyện đi với giai cấp công
nhân và kết thành một khối. Chỉ bằng cách đó nông dân mới phát huy đầy đủ sức
mạnh về số lượng cảu chính mình. Và trong cuộc cách mạng ấy công dân và nông
dân là động lực của cách mạng.
Đối với giai cấp và lược lượng khác thì phân thành các tầng lớp và các hạng
khác nhau để trên cơ sở đó Đảng có sách lược cho phù hợp với từng đối tượng:
1. Đối với trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt,… thì lôi kéo về phía cách
mạng.
2. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít làm cho họ tủng lập.
3. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập Hiến,…) thì phải đánh
đổ.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Ngô Thị Ngọc Bích

18
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Rõ ràng, theo Nguyễn Ái Quốc, lực lượng cách mạng bao gồm nhiều thành
phần, giai cấp, nhóm xã hội khác nhau, nghĩa là thu hút các lực lượng xã hội có thể
cho mục đích của mình. Tư tưởng ấy của Nguyễn Ái Quốc đã hình thành từ đầu và
vẫn được nhắc lại trong các văn kiện của Đảng khi mới thành lập, vào thời kỳ sau Đại
hội VI của Quốc tế Cộng sản. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nói tới cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi giai cấp vô sản
liên minh với giai cấp nông dân và đoàn kết với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc, theo Nguyễn Ái Quốc, đó là khối đại
đoàn kết dân tộc dựa trên hai động lực chính là công nhân, nông dân và sự liên minh
giữa hai giai cấp đó. Người còn cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
muốn thắng lợi thì phải có bầu bạn khắp thế giới. Ngoài sự nhất thiết phải đi theo con
đường Cách mạng Tháng Mười, tức là cách mạng vô sản, còn phải đoàn kết rộng rãi
với tất cả các phong trào cách mạng trên toàn thế giới. Khái niệm cách mạng thế giới
được Hồ Chí Minh phát tireenr bao quát rộng rãi hơn bao gồm cách mạng vô sản,
phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức, phong trào dân chủ dân sinh, phong trào đấu
tranh cho hòa bình và tiến bộ xã hội. Để đoàn kết quốc tế rộng rãi như vậy, Hồ Chí
Minh phải kiên quyết gạt đi tư tưởng “máu đỏ, da vàng” đã thấm vào ý thức của
nhiều nhà yêu nước Việt Nam đương thời; mặt khác phải nêu cao tinh thần độc lập,
tự chủ, tự lực tự cường: “muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp mình
đã”.
1.2.3. Sáng tạo trong việc xác định quan hệ giữa cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc.
1.2.3.1. Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen
Theo Mác – Ăngghen: cách mạng vô sản ở chính quốc là cần thiết và được
thực hiện trước. Mác – Ăngghen đã nêu ra những luân điểm có tính chất phương pháp

luận để nhận thức và giải quyết vấn đề về nguồn gốc, bản chất của vấn đề dân tộc,
quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và chính đảng của giai cấp
công nhân đối với vấn đề dân tộc. Mác – Ăngghen cho rằng vấn đề dân tộc trong lịch
sử luôn được nhận thức giải quyết trên lập trường, quan điểm của một giai cấp nhất
định. Tuy nhiên, chỉ có thể đứng trên lập trường của giai cấp vô sản mới giải quyết
được đúng đắn vấn đề dân tộc. Ngoài ra còn phải làm cách mạng vô sản ở tất cả các
nước tư bản phương Tây để giải phóng giai cấp công nhân và đồng thời giải phóng
luôn cả những người lao động khác. Giải phóng vấn đề giai cấp ở các nước này là có
thể giải phóng vấn đề các dân tộc ở thuộc địa.
Theo Mác – Ăngghen, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô sản mới
thống nhât được lợi ích của các giai cấp mình với nhân dân lao động và toàn dân tộc
trên cơ sở xóa bỏ triệt để chế độ bóc lột. Tuy nhiên hai ông không đi sâu giải quyết
vấn đề dân tọc ở Tây Âu đã được quyết định trong cách mạng tư sản và cũng chua có
điều kiện về vấn đề dân tộc thuộc địa.
1.2.3.2. Quan điểm của Lênin và Quốc tế Cộng sản.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

19
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
Lênin không chỉ là một người yêu nước mà còn là người thực sự bênh vực,
bảo vệ các dân tộc bị áp bức; Lênin là người thấy được sức mạnh tiềm ẩn trong các
dân tộc thuộc địa, là người đánh giá đúng và thấy sự cần thiết phải lôi cuốn nhân dân
các nước thuộc địa tham gia vào phong trào cách mạng; Lênin là người đánh giá đúng
vị trí, tầm quan trọng của nhân dân các nước thuộc địa trong cách mạng xã hội, Lênin
là người đầu tiên hiểu rằng không có nhân dân các nước thuộc địa tham gia thì không
thể có cách mạng xã hội.
Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từng tồn tại quan điểm
cho rằng thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của

cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản
năm 1919, có đoạn viết: “Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri,
Began mà còn cả ở Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập mà công nhân
ở các nước Anh và Pháp lật đổ được LôiitGioócgiơ và Clêmăngxô, giành chính
quyền nhà nước vào tay mình”. Những luận cương về phong trào cách mạng trong
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản,
ngày 1/9/1928 viết: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước
thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Quan
điểm này, vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào
cách mạng ở thuộc địa.
1.2.3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách
mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lần
nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan
hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hê chính phụ.
Hồ Chí Minh vận dụng những nguyên lý mà C.Mác đưa ra: “Sự giải phóng
của giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được bởi giai cấp công nhân” để đưa đến
khẳng định: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của
bản thân anh em”. Vì thế nên công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa phải do
chính các dân tộc đó thực hiện.
Hồ Chí Minh nhận thấy sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là dựa
trên sự bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa vì vậy
cuộc đấu tranh giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa thì mới tiêu diệt được hoàn toàn chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa,
theo đánh giá của Hồ Chí Minh trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, sự tồn tại và phát
triển của chủ nghĩa tư bản chủ yếu dựa vào việc bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.
Vì vậy, cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc trước chẳng khác nào đánh rắn đằng
đuôi.
Theo Hồ Chí Minh, chính cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có sức bật
thuân lợi hơn vì:

*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

20
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
+ Chính sách khai thác hết sức tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc là mâu thuần
giữa nhân dân thộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt. Vì vậy mà tiềm
năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn.
+ Tinh thần yêu nước và chủ nghiac dân tộc chân chính của các dân tộc thuộc
địa là một sức mạnh tiềm ẩn của cách mạng giải phóng dân tộc. Sức mạnh đó nếu
được chủ nghĩa Mác – Lênin giác ngộ và soi đường thì cách mạng giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa sẽ có một sức bật rất lớn và có khả năng chủ động cao so với
cách mạng vô sản ở chính quốc. Thuộc địa là khâu yếu của chủ nghĩa tư bản nên cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dễ dàng giành chính quyền hơn.
Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (tháng 6/1924), Nguyễn Ái Quốc đã
phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thê giới và đặc biệt là vận mệnh của các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước
thuộc địa… Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở
các nước thuộc địa”. Hồ Chí Minh ví: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có hai cái
vòi, nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô
sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ mọc ra”, nếu khinh thường cách
mạng vô sản ở các nước thuộc địa tức là muốn đánh chết con rắn đằng đuôi”.
Rõ ràng, người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản không chỉ là giai cấp vô sản ở
chính quốc, mà cả giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Luận điểm nổi tiếng của Nguyễn
Ái Quốc là lối nói có hình ảnh khẩu hiệu chiến lược của Quốc tế Cộng sản: “Vô sản
tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”
Cuộc hành trình qua nhiều nước thuộc địa, giúp Hồ Chí Minh mở rộng tình
thương đồng bào mình bằng sự đồng cảm với những người nghèo khổ khắp thế giới,
sự căm thù tội ác của bọn thực dân đế quốc. Hồ Chí Minh đã dần nhận thức được nội

dung và tính chất cơ bản của thời đại. Người nhận thấy, chủ nghĩa thực dân đã thực
hiện ở tất cả các thuộc địa “Chính sách ngu dân”, “ăn cướp”, “hiếp dâm và giết
người”. Những người lao động ở chính các nước đi xâm lược cũng bị bọn thực dân
bóc lột tàn bạo. Bức tranh chung của thế giới lúc bấy giờ được Người khắc họa: “Vậy
là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình
hữu ái vô sản”. Vận dụng công thức của C.Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công
nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Nguyễn Ái Quốc đã đi tới
luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực
hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.
Sự nhận thức thế giới như vậy, lại được chủ nghĩa Lênin soi sáng đã dẫn đến
một khẳng định quan trọng là, các dân tộc thuộc địa và giai cấp vô sản chính quốc
phải ủng hộ, phải giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, diệt trừ
“côn đỉa hai vòi” là chủ nghĩa thực dân – đế quốc.
Bên cạnh đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người được thể hiện trong con người Hồ Chí
Minh tìm ra cho cách mạng Việt Nam, đó là con được cách mạng vô sản – con đường
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

21
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
cách mạng phát triển liên tục từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Chỉ có đi theo
con đường cách mạng vô sản mới giành được độc lập thực sự cho dân tộc, mới làm
cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới thực hiện được mục tiêu làm
cho nước Việt Nam độc lập thật sự, nhân dân Việt Nam được hưởng hạnh phúc, tự
do, mọi người Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Con
đường cách mạng đó là phù hợp với tiến bộ lịch sử, xu thế vận động của quá trình

cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Đó chính là mối quan hệ nội tại của vấn
đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Tư tưởng Hồ
Chí Minh. Hồ Chí Minh rất am hiểu về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc. Người đã cho rằng tất cả sinh lực
của chủ nghĩa đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa. Từ đó, Người xác định tính tất yếu
lịch sử của cuộ cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa vai trò của thuộc địa với
cách mạng vô sản và vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc. Người xem cách mạng giải
phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi thế
giới, là một trong những “cái cánh” của cách mạng vô sản. Người còn đặt cách mạng
giải phóng dân tộc ngang hang với cách mạng vô sản ở chính quốc; đồng thời còn ch
rằng cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng, điều kiện nổ ra và thành công sớm
hơn cách mạng vô sản ở chính quốc và giúp cho cách mạng vô sản ở chính quôc
giành thắng lợi.
Hồ Chí Minh luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, của cách mạng vô sản, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế
giới nhưng không pahir ngồi chờ mà phải chủ động đứng lên, đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta, muốn người ta giúp mình thì trước hết phải tự giúp lấy mình đã. Tư
tưởng cách mạng không ngừng của Hồ Chí Minh, gắn độc với chủ nghĩa xã hội phản
ánh mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp chính là giải
phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội no đủ, hạnh phúc tự do
và thịnh vượng.
Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế
quốc, do đánh giá đúng giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã sớm cho rằng: “Cách mạng thuộc địa
không những phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng
lợi trước” và “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiệ tồn tại của chủ nghĩa tư
bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những anh em mình ở phương Tây trong
nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một công
hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế
giới trong gần một nửa thế kỷ qua chứng minh hoàn toàn đúng đắn, không thụ động,
ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
nhờ đó mà cách mạng vô sản giành thắng lợi vĩ đại. Góp phần định hướng cho phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kỳ đó.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

22
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
1.2.4. Sáng tạo trong việc xác định bạo lực cách mạng là bạo lực quần
chúng
Lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc quan hệ khăng khít với cách mạng
vô sản là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng Tháng
Mười Nga 1917 thắng lợi. Nổi bật trong đó như một tiêu điểm là tư tưởng về phương
thức tiến hành cách mạng bạo lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Chính tư tưởng này, Hồ Chí Minh vừa kế thừa, phát huy kinh nghiệm truyền thống
của dân tộc, vừa tiếp nhận, phát triển sáng tạo lý luận Mác – Lênin, vận dụng thành
công vào giải phóng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí
Minh được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử.
1.2.4.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách mạng
Cách mạng bạo lực là một quy luật phổ biến. Chủ nghĩa Mác coi cách mạng
bạo lực là phương pháp cách mạng chủ yếu và tất yếu để giai cấp vô sản giành chính
quyền. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết:
“giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp
tư sản”. Kết luận có tính chất triết học ấy được rút ra từ nhận thức và tổng kết lịch sử
thực tiễn, một đặc điểm nổi bật tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác. Tuy vậy, ngay
lúc đó cũng có ý kiến cho rằng: “bạo lực là tội ác tuyệt đối”, “hành vi bạo lực đầu
tiên là tội tổ tông”, “bạo lực là thế lực quoái ác xuyên tạc một cách xấu xa tất cả các

quy luật tự nhiên và xã hội”; do đó “kẻ nào thích dùng bạo lực bất cứ bằng cách nào
đều bị bạo lực làm suy đồi đạo đức”. Lo sợ bạo lực là có lý. Nhưng lên án bạo lực
chung chung không truy cứu, phân biệt mọi hành vi và nguồn gốc sinh ra bạo lực là
phi lịch sử.
Bạo lực theo chủ nghĩa Mác, không phải là một hành vi bạo lực thông thường.
Trái lại, bạo lực đó là nói về cách mạng bạo lực – một phương thức để giải phóng giai
cấp vô sản. Đối tượng củ nó nhằm vào toàn bộ giai cấp tư sản phản động và nhà nước
tư sản đại biểu cho chế độ chính trị xã hội lỗi thời. V.I.Lênin nói: “Không có cách
mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản”. Do đó cách
mạng bạo lực đóng vai trò tích cực, có tác dụng thúc đẩy lịch sử tiến lên. Các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đã phân tích sự khác nhau căn bản giữa hai
khái niệm: cách mạng bạo lực với tư tưởng là một phương thức vận động để giành
chính quyền; còn bạo lực cách mạng chỉ những lực lượng, những công cụ và hình
thức đấu tranh biểu thị sức mạnh của cách mạng. Tuy thế trong nhận thức lâu nay vẫn
còn những sự nhầm lẫn, đồng nhất hai khái niệm đó mà dẫn đến hiểu sai bản chất
nhân nghĩa, hợp quy luật của cách mạng bạo lực.
Cách mạng bạo lực có hai hình thức biểu hiện chủ yếu trong lịch sử: Khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. Đây là hai hình thức quan trọng của giai
cấp vô sản, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức cần thiết phải sự dụng để chống
ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, và bọn phản động tay sai của
chúng. Trong đó, khởi nghĩa vũ trang xuất hiện sớm trong lịch sử, rất thông dụng, có
khả năng thu hiệu quả nhanh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

23
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
và các dân tộc bị áp bức. Từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Lênin rất coi trọng hình
thức này.

Đối với cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp thu chủ nghĩa
Mác – Lênin, kim chỉ nam hành động là yêu cầu số một. Nhưng quan trọng không
kém là tiếp nhận và vận dụng lý luận đó như thế nào để vừa đảm bảo tính trung thực
với bản chất cách mạng và khoa học của nó, vừa cho phép phát triển sáng tạo sát hợp
với thực tiễn của cách mạng. Điều đó phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng và cá
nhân lãnh tự cách mạng.
1.2.4.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng bạo lực.
Ở Việt Nam, 10 năm trước khi có Đảng Cộng sản, trong phong trào giải phóng
dân tộc đã xuất hiện những quan điểm mới của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người Cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc là người đầu tiên tiếp thu, nghiên cứu và trực tiếp đưa chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam, kêt hợp với phong trào công nhân, phong trào yêu nước, thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sinh ra trong một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật khởi, phải tiến hành
nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa để giải phóng dân tộc giành quyền
làm chủ đất nước, lớn lên trong một thời kỳ lịch sử đau thương, mất nước, nhân dân
ta phải chiến đấu chống một kẻ thù mới là thực dân Pháp co trình độ kỹ thuật cao,
mạnh vào tầm cỡ quốc tế, tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc tiếp nối, kế thừ và
phát triển truyền thống của dân tộc. Truyền thống yêu nước, quật khởi là một nội
dung, một phạm trù trong tư tưởng cách mạng bạo lực được Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh nói nhiều trong các bài viết, tác phẩm của mình. Nhiều nhà yêu nước
đương thời cũng biết kế thừa, phát huy kinh nghiệm đánh giặc của cha ông. Nhưng
nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp do họ lãnh đạo, mặc dù rất anh dũng, mà rốt cuộc
không thành công. Điều ấy nói lên, muốn chiến thắng một kẻ thù mới, mạnh hơn kẻ
thù cũ gấp nhiều lần, phải thừa kế kinh nghiệm cũ, nhưng chưa đủ mà phải biết phát
triển kinh nghiệm truyền thống lên một trình độ cao. Kế thừa và phát triển là một
thuộc tính của cách mạng. Nhưng chỉ thực hiện điều đó, một khi lực lượng lãnh đạo
cách mạng nắm được lý luận tiên phong. Chỉ có lý luận tiên phong mới chỉ ra được
phương pháp kế thừa và phát triển khinh nghiệm truyền thống. Kế thừ truyền thống
dân tộc gắn với chặt với phân tích đặc điểm của đất nước, với vận dụng lý luận tiên

phong để vạch đường lối , phương thức mới đúng đắn. Trong lịch sử nước ta từ Phan
Đình Phùng đến Hoàng Hoa Thám, từ phong tào Cần Vương đến phong trào Duy Tân
theo con đường dân chủ tư sản kiểu cũ chưa có lãnh tụ nào nắm được điều đó.
Nguyễn Ái Quốc không tán thành phương pháp cải lương ôn hòa trái với truyền
thống cơ bản của dân tộc. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần anh dũng, quyết
chí hy sinh vì nghĩa lớn của các vị anh hùng dân tộc và các phong trào nổ dậy lúc đó,
nhưng cũng chưa tấn thành các phương pháp cứu nước của họ vì mọi điều kiện chưa
đủ. Người rời Tổ quốc đi tìm con đường cứu nước mới, theo chúng tôi không phải là
sự từ chối kinh nghiệm truyền thống, sự bỏ vị trí chiến đấu trên mảnh đất dân tộc như
đã có người lầm tưởng. Trái lại sự kiện ấy xuất phát từ tinh thần dân tộc cao cả và do
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích

24
Tìm hiểu những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
và giá trị thực tiễn của những sáng tạo đó.
quyết chí đi tìm một lời giải đáp khoa học cho sự phát triển kinh nghiệm chiếm đấu
của cha ông trong điều kiện mới. Do đó, có thể nói rằng, chỉ có Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập mới kề thừa, phát huy, phát triển sức
mạnh của dân tộc. Và chỉ làm được điều kỳ diệu đó, khi Hồ Chí Minh tìm ra được
học thuyết Mác – Lênin.
Những vấn đề nổi lên trong quan điểm cách mạng bạo lực của Hồ Chí Minh
được thê hiện như sau:
a) Vấn đề bạo lực cách mạng chống lại phản bạo lực cách mạng.
Khác với một số nhà cách mạng, Hồ Chí Minh thức tỉnh tinh thần dân tộc của
nhân dân trước tiên bằng sự tố cáo, lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực tàn bạo
của chủ nghĩa đế quốc thực dân, chỉ có nhân dân thấy được những hành vi bạo lực dã
man thường được che đậy dưới những ngôn từ đẹp đẽ: “Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác
ái” và “khai hóa văn minh”. Từ đó, Hồ Chí Minh đồng thời định hướng cho nhân dân
ta nghĩ tới phải có một hành động mang tính chất bạo lực khác – bạo lực cách mạng

của nhân dân để chống lại những hành vi bạo lực do ách thống trị đế quốc gây ra.
Công việc thức tỉnh đó bắt đầu từ năm 1921. Thấy cách “giáo dục” người Việt Nam
và Đông Dương của thực dân Pháp bằng “đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tà bạo”,
Hồ Chí Minh thấy trước nhân dân ta sẽ đứng dậy làm cách mạng khi thời cơ đến, khi
bộ phận ưu tú (tức là Đảng Cộng sản) thúc đẩy thời cơ mau đến. Đó là tư tưởng “bạo
lực nhất thiết phải đẻ ra bạo lực”, ách thống trị của thực dân nhất định phải dẫn đến
cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, mà tác giả Trần Dân Tiên đã viết
trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hò Chí Minh”.
Do đó, Hồ Chí Minh khẳng định muốn giải phóng dân tộc phải thực hiện bằng
được con đường bạo lực. Theo Người bạo lực cách mạn cũng là bạo lực quần chúng.
Hình thức bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,
nhưng tùy tình hình cụ thể mà quyết định hình thức đấu tranh cách mạng phù hợp, sử
dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để
giành thắng lợi cho cách mạng.
Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị
trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu
quân sự và chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu
tranh chính trị. Quân sự phải lấy chính trị làm gốc “quan sự mà không có chính trị thì
như cây không có gốc, vô dụng mà lại có hại”. Tuy nhiên, để đạt được mục đích
chính trị thì phải dùng quân sự. Hồ Chí Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữu
chính quyền ít đổ máu. Để có thể giành được thắng lợi, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó
cần phải có một số đặc điểm sau:
- Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải là một
cuộc nổi loạn, phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố,
theo kiểu các cuộc cách mạng ở châu Âu.
- Phải được Liên Xô ủng hộ.
- Phải trùng hợp với cuộc cách mạng vô sản Pháp.
*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngô Thị Ngọc Bích


25

×