Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Bài giảng môn học Kiến trúc công trình thuỷ lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.67 MB, 249 trang )



LỜI NÓI ĐẦU


Trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong giai đoạn xây dựng
đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà nước và nhân dân đã đầu tư nhiều công
sức và của cải vật chất để xây dựng hàng ngàn công trình thuỷ lợi lớn và nhỏ, đến
nay đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu cho 1,4 triệu ha, phòng tránh giảm
nhẹ thiên tai, cấp nước cho các ngành công nghiệp, du lịch, dân sinh và kinh tế
khác. Nhiều công trình thuỷ lợi đã để lại những dấu ấn về ý chí kiên cường, bền bỉ
của dân tộc Việt Nam trong quá trình chinh phục thiên nhiên, chiến thắng mọi thiên
tai thử thách
Cùng với sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các tiến bộ vè
khoa học kỹ thuật và văn hoá xã hội làm thay đổi phong phú thêm về công năng cho
các công trình thuỷ lợi: ngoài việc phục vụ việc quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả
nguồn nước, phòng chống thiên tai, còn tham gia vào mạng lưói giao thông, hình
thành các điểm du lịch hấp dẫn, các khu điều dưỡng, tham quan vui chơi giải trí,
cho hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Do đó, các công trình thuỷ lợi không chỉ yêu
cầu đảm bảo về kỹ thuật và chất lượng mà còn ngày càng đòi hỏi cao về mỹ thuật
Xuất phát từ quan điểm như vậy, trường Đại học Thuỷ lợi đã đưa môn học
“Kiến trúc công trình thuỷ lợi” vào giảng dạy cho các ngành đào tạo kỹ sư ngành
xây dựng công trình thuỷ lợi và thuỷ điện. Mục đích môn học nhằm trang bị cho các
kỹ sư thuỷ lợi những kiến thức cơ bản nhất về những đặc điểm, yêu cầu và các cơ
sở của thiết kế tạo hình kiến trúc, từ đó có cái nhìn kiến trúc khi thiết kế công trình
thuỷ lợi, đem lại hiệu quả thẩm mỹ và kinh tế cao hơn cho công trình
Bài giảng được xây dựng trên cơ sở một số tài liệu kết hợp hai chuyên ngành
nguyên lý thiết kế tạo hình kiến trúc và xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện,
tuy nhiên bước đầu không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung chương trình,
bố cục bài giảng…Rất mong được sự đóng góp của bạn đọc để bài giảng ngày càng
hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu và mục đích môn học



Hà Nội, tháng 6/2006




1
CHƯƠNG I :NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN TRÚC
I. Kiến trúc và các yếu tố tạo thành:
1.1. Kiến trúc là gì:
1.1.1. Sơ lược lịch sử và sự ra đời của kiến trúc:
Con người, lúc đầu sinh sống ở các hang động, như hang Lascanx (Nam Pháp) có tuổi
17.000 năm, hang Chauvet tới 30.000 năm tuổi. Sau đó, cùng với sự phát triển về số lượng
cũng như sức mạnh, con người tiến về các đồng bằng và miền ven biển và tìm cách làm nhà
để ở.
Con người lại có khả năng tư duy và tưởng tượng, những tư duy thực tiễn dẫn đến khoa
học, tưởng tượng hư ảo dẫn đến tôn giáo. Họ dùng những tư duy thực tiễn để hiểu biết các
quy luật và cấu trúc của vật liệu, vừa xây nhà để ở, vừa xây các cung điện đền đài đồ sộ, lộng
lẫy làm nơi trú ngụ cho các hoàng đế, các vị thần linh để thoả mãn các nhu cầu vật chất lẫn
tinh thần, và Kiến trúc ra đời.
Lịch sử kiến trúc chia ra làm 5 thời kỳ phát triển tương ứng 5 qua hình thái quan hệ sản
xuất:
Kiến trúc cộng đồng nguyên thuỷ;
Kiến trúc thời nô lệ;
Kiến trúc xã hội phong kiến;
Kiến trúc xã hội tư bản;
Kiến trúc xã hội phát triển cao;
* Kiến trúc cộng đồng nguyên thuỷ:
Thời sơ khai là những hốc núi hay hang có phủ cành cây để che nắng mưa, chống gió
tuyết. Sau đó xuất hiện những căn lều bằng cây hay kiểu nhà tren cọc ở ven sông hồ. Các

công trình bằng đá chỉ xuất hiện khi con người biết làm các dụng cụ bằng đồng gọi là
Đonmen hay Menghia. Đonmen được dựng từ các tảng đá bằng đá tự nhiên dựng đứng
nguyên thuỷ, trên gác các tấm ngang nặng hàng chục tấn. Mengia là những cột đá tảng gần
tròn dựng đứng cao 20m nặng 300 tấn. Các lều hang đơn giản này chính là cơ sở hình thành
hình thức kiến trúc sau này (h.1.1 đến h.1.5)
* Kiến trúc thời đại nô lệ:
Khoảng năm 5000 – 4000 năm truớc công nguyên những quốc gia nô lệ đầu tiên bắt đầu
thành lập ở vùng lưu vực con sông Nil – Ai Cập và vùng Mesopotamie dọc theo lưu vực hai
con sông Tigre và Euphrate. Do sự hình thành giai cấp và phân công lao động, kẻ cầm quyền
– chủ nô lệ – có khả năng tập trung trong tay một lực lượng lao động nô lệ rất lớn, đã có thể
tạo nên những công trình kiến trúc đồ sộ phục vụ cho kẻ thống trị lúc đó.
- Kiến trúc Ai cập: Các kiến trúc thời kỳ này đồ sộ, hoành tráng đặc trưng nhất là Kim
tự tháp cổ đại Ai cập – lăng tẩm của các Pharaon vua chúa. Kim tự tháp Ai cập được dựng lên
bằng những khối đá tự nhiên khổng lồ, hình thức vuông vức chính xác, đặt xít nhau không cần
vữa liên kết. Các cột đá bố trí dày đặc, đầu cột có hai thức hoa nở – hoa cúp độc đáo. Bên
cạnh kim tự tháp nổi tiếng còn có tượng thần khổng lồ mà nổi tiếng nhất là tượng nhân sư.
Công trình tháp nổi tiếng nhất là nhóm 3 kim tự tháp Kieops – Khephren – Mykerinus ở
gần làng Gizeh được xây vào năm 2900 – 2700 trước Công nguyên. Tháp to nhất là tháp
Kieops cao 147m (h.1.6).
- Kiến trúc Lưỡng Hà: chủ yếu cũng là đền đài, cung điện, thành trì của vua chúa với
dạng kiểu cũng tương tụ như ở Ai Cập cổ đại. Các vật liệu xây dựng chủ yếu là đất sét hoặc
gạch mộc. Đặc biệt của kiến trúc Lưỡng Hà là nhà phủ lợp bằng vòm cuốn gạch và đôi khi

2
bằng các dầm gỗ. Kiến trúc Lưỡng Hà phồn vinh nhất vào thế kỷ IX – VI trước Công nguyên
(h.1.7).
Khác với chế độ độc tài ở Ai Cập và Lưỡng Hà, chế độ nông nô ở Hi Lạp hình thành
trong quá trình phát triển sản xuất, trong chế độ tư hữu cùng với sự tan rã của chế độ công
đồng nguyên thuỷ, đã tạo điều kiện cho nghề buôn và nghề thủ công phát triển.
- Kiến trúc cổ Hy Lạp: Xã hội cổ Hy Lạp không bị chế độ độc tài kìm hãm, không bị

ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo, nghệ thuật có xu hướng hiện thực, phát triển một cách tự
phát nhằm ca tụng sức mạnh của con người (h.1.8).
Kiến trúc Hy Lạp xuất hiện nhiều kiểu nhà mới về chức năng và đặc điểm kiến trúc thể
hiện ở các công trình công cộng: phòng họp, nhà hát, sân vận động, aroga, quảng trường…
Đền đài không chỉ là nơi tôn thờ mà còn là nơi tụ họp dân chúng khi có lễ hội, đặc trưng nhất
trong kiến trúc Hi Lạp là đền Parthenon được xây dựng trên đồi nằm giữa thủ đô của Hy Lạp
gọi là Acropole. Hình thức kiến trúc giàu sức biểu cảm, chi tiết phong phú và vật liệu đá cẩm
thạch trắng. Tỷ lệ và tỷ xích của công trình so với tầm thước con người toát lên vẻ đẹp hùng
vĩ mà không có cảm giác đè nén lên con người, ngược lại tạo cho con người có lòng tự hào và
niềm tin tưởng ở sức mạnh của bản thân mình.
Kiến trúc cổ Hy Lạp còn được đặc trưng bởi hệ thống “thức” cổ Hy lạp: Dorique,
Ionique, Corinthine. Thức Dorique đơn giản, trang nghiêm và vạm vỡ có sức nam tính,
Ionique gọn gàng thanh nhã và Corinthien tráng lệ thanh thoát giàu trang trí hiện đại cho vẻ
đẹp của nữ giới. Hàng cột “thức” trở thành yếu tố căn bản của kiến trúc cổ Hy Lạp.
- Kiến trúc La Mã: Sử dụng thức Hy Lạp một cách có sáng tạo và hoàn chỉnh thêm tạo
ra hình thức mới như cột bao vây sân, nhà hát, sân vận động. Đền đài trước kia đứng đầu
trong kiến trúc Hy Lạp nay đưa xuống hàng thứ yếu ở La Mã (h.1.9)
Kiến trúc La Mã có lối xây dùng đá vôi kích thước nhỏ, hình thù tự nhiên có vữa liên
kết đất vào giữa hai lớp tường mỏng. Sân đấu súc vật có khán đài lộ thiên Colisce xây dựng
vào cuối thế kỷ I có hình thức hoành tráng, thuần khiết nhất quán, sử dụng thuận tiện, kết cấu
hợp lý tiết kiệm. Công trình nổi tiếng nhất ở La Mã là điện Patheon – lần đầu tiên trong lịch
sử con người sáng tạo ra một không gian bên trong rộng lớn mang hình trụ tròn trên phủ mái
bán cầu bằng bê tông nhẹ . Diện tích nền nhà rộng 1500m2. Partheon là công trình đỉnh cao
của Kiến trúc La Mã cả về phương diện nghệ thuật cũng như phương diện xây dựng, là công
trình đi trước thời đại, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kiến trúc Phục Hưng Ý.
* Kiến trúc chế độ phong kiến:
Chế độ nô lệ sụp đổ, chế độ phong kiến phát sinh thay đổi cả quan hệ xã hội vì vậy nó
kéo theo sự thay đổi cả về nhiệm vụ kiến trúc và dạng kiểu công trình như trang trại có công
hào luỹ, cung điện lâu đài của vua quan, công hầu…
- Kiến trúc Byzantine: Sự phát triển của đạo mới chính thống là đạo thiên chúa giáo có

nhiều công trình lớn như nhà thờ, lâu đài, công sự…tạo điều kiện cho kiến trúc phát triển. Thế
kỷ VI là thời kỳ mà kiến trúc Byzantine thịnh vượng nhất đặc trưng là nhà thờ Sophie xây
năm 532 – 537 ở thủ đô Constantinopol lợp bằng cupon có đường kính 33m trên một hệ thống
phức tạp các trụ lớn và cuốn. Kiến trúc Byzantine hoàn chỉnh truyền thống kiến trúc Phương
Đông như Tiểu á, Xyri…(h.1.10)
- Kiến trúc nhân dân Ả rập – Hồi giáo: có nhiều kết cấu độc đáo và giải pháp biểu hiện
nghệ thuật đặc biệt như cuốn hình mũi tên, vòm cầu hình nón, tường trang trí hoa văn độc
đáo. Vật liệu chủ yếu là đá thiên nhiên và gạch nung.
- Kiến trúc Ấn độ: công trình đền đài đồ sộ vững chãi, sử dụng nhiều trang trí điêu khắc
(h.1.11)

3
- Kiến trúc Trung Quốc: là nền kiến trúc độc đáo nổi bật với nhiều đặc điểm dân tộc
được phát triển đến mức nghệ thuật cao. Kiến trúc chủ yếu là đá gỗ với nhiều trang trí sơn vẽ,
giàu màu sắc, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên nổi bật là hình thức mái cong nhẹ nhàng tựa
trên hệ đấu củng ở đầu cột, giàu chi tiết trang trí và đường nét nghệ thuật tạo hình.
- Kiến trúc Romane: xuất hiện vào thế kỷ X ở các nước Tây Âu, có các hình thức kiến
trúc như biệt trang của chúa đất phong kiến có tháp canh, nhà thờ và tu viện. Chung quanh lâu
đài phong kiến và tu viện là nhà ở của thợ thủ công và thương gia. Các công trình có đặc điểm
tường dày đặc và có các cột trụ lớn, nhà thường có nhiều tháp mặt bằng vuông hay tròn, các
cửa sổ hẹp hình lỗ châu mai (h.1.12)
Công trình nổi tiếng ở Pháp là nhà thờ Stephalt, Saint, Etiênn, ở Đức có nhà thờ Michel,
ở ý có nhà thờ Pise…kiến trúc các tu viện có sân trong được vây kín bằng các hàng cột thức.
- Kiến trúc Gothique: xuất hiện ở Pháp vào thể kỷ XII. Cơ cấu cơ bản là lối cuốn nhọn
và mái cuốn có mũi mác, trang trí nhiều bằng các hình khắc vào đá, tượng điêu khắc, và
những bức tranh kính cửa sổ. Kiến trúc Gothique phản ánh tư tưởng của xã hội đương thời,
thời đại mà thiên chúa giáo làm bá chủ, thể hiện khuynh hướng vươn lên thoát ly trần thế có
tác dụng tốt đối với tôn giáo (h.1.13)
Những di tích nổi tiếng của kiến trúc nhà thờ Gothique như Notre Dame ở Pari, nhà thờ
Cologne ở Đức, nhà thờ Lincoln ở Anh… Vật liệu chủ yếu là đá địa phương.

* Kiến trúc xã hội tiền tư bản chủ nghĩa (trước 1880):
Sự phát triển thương nghiệp và xản xuất tạo nên một thế lực xã hội mới vào cuối thế kỷ
XIV – giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến với hệ thống lý tưởng tôn giáo của nó và
đấu tranh cho một nền văn hoá mới tiến bộ. Đây là cuộc vận dộng có tính chất nhân đạo phá
bỏ hình thức trung cổ và tôn giáo, đạo lý và pháp quyền, nó dựa trên cơ sở di sản văn hoá cần
được phục hồi, giải phóng con người. Cuộc đấu tranh này đã mở ra một thời đại mới – Thời
đại Phục Hưng – một bước ngoặt tiến bộ từ trước đến nay của xã hội loài người. Nền kiến trúc
phản ánh rõ chiều hướng mới này: đó là sự tìm tòi một nền kiến trúc với chí hướng phục hồi
theo tinh thần mới những nguyên tắc và hình thức của nghệ thuật cổ điển thể hiện ở sự cân
bằng trong bố cục hình khối với các chi tiết nghiên cứu thận trọng, đơn giản, tỷ lệ rõ ràng, kết
hợp đúng mức các phương tiện hội hoạ, điêu khắc…
- Kiến trúc Phục Hưng: chia làm ba giai đoạn chính Tiền phục hưng – Phục hưng hoàn
thịnh – Hậu Phục hưng.
Kiến trúc thời kỳ Tiền phục hưng thường là nhà ở của các nhà giàu thành thị, biệt thự
ngoại ô, trường học, nhà văn hoá… với một số đặc điểm: nhà chia làm ba tầng, tầng dưới ốp
đá lớn, mặt sần làm tăng vẻ kiên cố, tầng hai mặt tường đá làm đỡ thô kệch hơn, còn tầng ba
mặt tường hoàn toàn nhẵn. Công trình nổi tiếng là nhà thờ Richelieu ở Florênc.
Thời kỳ Phục hưng hoàn thịnh phát triển kiến trúc cổ, kết cấu nhẹ nhàng, kích thước
phù hợp với con người như nhà thờ Pietro ở La Mã. Các lâu đài mất dần vẻ thành luỹ mà có
tính chất của những công trình công cộng đồ sộ đặt trên những quảng trường thành phố,
thường có phố xá bao quanh, với những cửa vào chính trang trọng như lâu đài Vatican, và
một số công thự ở Venise.
Kiến trúc thời kỳ Hậu phục hưng thiên về biểu hiện nhiều hơn, hình thức đẹp như tranh,
gây được cảm xúc dồi dào như quảng trường Capitol (h.1.14). Hình thức kiến trúc mái vòm
vẫn là hình ảnh quen thuộc phổ biến.
- Kiến trúc Baroque: sử dụng phương tiện mỹ thuật và trang trí hoàn toàn trái ngược với
kiến trúc Phục Hưng, chi tiết trang trí rườm rà, phức tạp lộn xộn, mất sự cân đối nhịp nhàng

4
của kiến trúc và sự hợp lý cùng tính chân thật của kết cấu. Kiến trúc này được áp dụng rộng

rãi trong các công trình tôn giáo nổi bật là nhà thờ Saint – Carlo (h.1.15)
- Kiến trúc Roccoco: tiếp tục chiều hướng của kiến trúc Baroc và còn vượt xa hơn nữa.
* Kiến trúc cận đại tư bản chủ nghĩa giai đoạn phát triển (1880 – cuối thế kỷ XX)
(h.1.16).
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX cho đến thế kỷ XX là thời gian quá độ để chủ nghĩa
tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Có ba trào lưu chính:
- Phái nghệ thuật mới quan niệm kiến trúc phải bắt đầu cải cách từ mặt hình thức như
dùng sắt trang trí, dùng các đường cong lưu hoạt, giàu nhịp điệu … tạo ra vẻ đẹp mang đậm
tính chất ngẫu nhiên, tính thực dụng và tính kinh tế trong kiến trúc.
- Học phái Chicago quan niệm kiến trúc bắt đầu từ công lợi, căn cứ vào mục đích và
yêu cầu của kiến trúc nhà cao tầng, những loại nhà làm việc và trụ sở công ty, nhà ở, khách
sạn 14,16 20 tầng, đề ra các biện pháp giải quyết công năng, sử dụng các kiểu kết cấu và vật
liệu mới thép và kính
- Hội liên hiệp công tác Đức quan niệm kiến trúc bắt đầu từ kỹ thuật.
Từ năm 1917 đến kiến trúc hiện đại phương Tây được chia làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn I (từ 1917 – 1920): đây là giai đoạn ra đời những dấu hiệu dự báo cho việc
hình thành một quá trình phát triển liên tục và ở mức cao hơn của nền kiến trúc hiện đại với
các kiến trúc sư nổi tiếng như Le Corbusier, Mies van der Role, Frank Lloyd Wright…
- Giai đoạn II (từ 1930 – 1939): Kiến trúc thay đổi triệt để, đây cũng là thời kỳ chủ
nghĩa công năng phát huy ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới và phong cách kiến trúc quốc tê
lên ngôi với các kiến trúc sư danh tiếng như Alfred Roth, Junzo Sakakura…
- Giai đoạn III (từ 1945 – 1960): từ năm 1949 xuất hiện trào lưu “hoàn thiện kỹ thuật”,
đến năm 1958, hình thức kiến trúc thay đổi với sự tham gia của chủ nghĩa thô mộc. Các kiến
trúc sư nổi tiếng như Kisho Kurokawa, Kenzo tange… Xuất hiện những xu hướng: chủ nghĩa
biểu hiện, vị lai, kết cấu, hữu cơ, hình thức…
- Giai đoạn IV (từ 1960 – 1986): đánh dấu bằng sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc – trào
lưu tiên phong quan trọng.
- Giai đoạn V (hai thập kỷ cuối thế kỷ XX): Kiến trúc hậu hiện đại lên ngôi .
Tóm lại lịch sử kiến trúc Thế giới rất phức tạp và phong phú, với tốc độ nhanh hơn
nhiều so với các thế kỷ trước, chịu ảnh hưởng rõ rệt của các cuộc cách mạng vĩ đại của nhân

loại.



5



6





7


8



9

1.1.2. Sơ lược lịch sử kiến trúc VIệt Nam
Kiến trúc Việt Nam có thể chia ra làm các giai đoạn loại nổi bật sau đây:
+ Kiến trúc cổ Việt Nam (h.1.17)
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền
thống Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre Trong
thể loại kiến trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia hoặc khác biệt nhiều về
kết cấu của các thể loại công trình khác nhau. Dựa trên đặc điểm cũng như tính chất của hệ

kết cấu cũng như vật liệu này, trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam không thực sự tồn tại các
công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác.
Trong suốt lịch sử, kiến trúc cổ truyền Việt Nam thực sự không có nhiều thay đổi hoặc
có xuất hiện những trường phái như ở châu Âu. Vì là một quốc gia phải liên tục chịu đựng
chiến tranh trải dài theo lịch sử, thời gian để hòa bình xây dựng rất ngắn, nên kiến trúc lớn
hay bền vững tồn tại không có nhiều. Có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình
hạng mục theo:
Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ ), văn hóa (bia,
đền ), nhà ở dân gian,
Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng:
gạch, đá, gỗ quý (thiết mộc) mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre,
gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,
Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui
mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ ) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu
nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như

10
các nước khác. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45
độ).
Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu ), mái
công ở góc mái có trang trí đầu đao, rồng, cá, chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ
gỗ, các hình tượng trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng) hay cọp, cá,
Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo
chiết tự Hán như nội công ngoại quốc, còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ
đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh) và thường
không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa
sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình
phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng
trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất

nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên
rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2
chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây:
trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc
lạnh mùa đông).
+ Kiến trúc thuộc địa (h.1.18)
Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của
người Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển
song song với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều
kiện địa lý, khí hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển
biến nhất định để hòa hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Kiến trúc mới
Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát
khỏi giai đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai
miền Nam và Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
+ Kiến trúc đương đại (h.1.19)
Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai
đoạn đổi mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên
một khuynh hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần
nhiều mang tính lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn.
Hiện nay, các kiến trúc sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ.
Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại
đã được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế
giới của các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố,
công năng sử dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt
hơn.

11




12


1.2. Khái niệm Kiến trúc:
Kiến trúc là một nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không
gian sinh tồn cho con người. Hiểu theo nghĩa thực dụng thì kiến trúc thoả mãn nhu cầu của
vật chất: nhà ở, cửa hàng, bến xe, bến cảng, nhà máy, xí nghiệp v v. Hiểu theo nghĩa sáng
tạo kiến trúc thoả mãn các nhu cầu văn hoá như: rạp hát, quảng trường, công viên, đền chùa,
tháp, nhà thờ…
Vậy kiến trúc có thể định nghĩa như sau: Kiến trúc là nghệ thuật kết hợp cái Đẹp với
Khoa học và Kỹ thuật xây dựng tổ chức không gian – một trong những hoạt động sáng tạo
quan trọng nhất - để nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt văn hoá và tinh thần của con
người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị.
Như vậy, kiến trúc chính là sáng tạo không gian sống (hiểu theo nghĩa rộng) cho con
người, bao gồm hệ thống công việc sau:
+ Quy hoạch vùng và thiết kế môi trường;
+ Thiết kế quy hoạch đô thị;
+ Thiết kế đơn thể và quần thể kiến trúc;
+ Thiết kế, trang trí nội thất và design;
Nghệ thuật kiến trúc khác với các nghành nghệ thuật khác bởi ngoài là nghệ thuật biểu
hiện, có tác dụng phản ánh thực tế thì kiến trúc còn là:
+ Kiến trúc là biện pháp tổ chức cuộc sống (h.1.20) ;
+ Kiến trúc là trung tâm văn hoá và tinh thần (h.1.21);
+ Kiến trúc là phương tiện giáo dục (h.1.22);
+ Kiến trúc là phương tiện thông tin (h.1.23);
Kiến trúc luôn được các kiến trúc sư sử dụng là công cụ để cải tạo xã hội bởi:
+ Kiến trúc gắn liền với không gian, cấu trúc và vỏ bọc bên ngoài, với quy luật tổ hợp
không gian, tỷ lệ, tỷ xích…
+ Kiến trúc được nhận thức quan chuyển động của không gian và thời gian;

+ Kiến trúc được thực hiện bởi các biện pháp kỹ thuật;
+ Kiến trúc phải phù hợp với một khung cảnh nhất định như môi trường, khí hậu, địa
hình, địa lý, cảnh quan…
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật xây dựng, con người đã sáng tạo nên các
công trình Kiến trúc các công đa dạng, phong phú, tạo môi trường sống thiết thực hơn thỏa
mãn các nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người.

13

1.2.1 Các yếu tố tạo thành kiến trúc:
Có 3 yếu tố tạo thành kiến trúc:
+ Yếu tố công năng (sử dụng tiện nghi)
+ Yếu tố kỹ thuật ( điều kiện vật liệu kết cấu, kỹ thuật xây dựng)
+ Yếu tố mỹ thuật (sự biểu cảm thẩm mỹ)
1.2.1.1 Yếu tố công năng
Yếu tố công năng là yêu cầu tiện ích hay sự thích nghi đảm bảo cho quá trình sống
nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng công trình kiến trúc của con người một cách
thuận tiện, hiệu quả cao. Đó là yêu cầu cơ bản của kiến trúc. Nếu tách khỏi yếu tố đầu tiên
này thì sẽ không có kiến trúc.
Nhu cầu sử dụng của con người rất phong phú và đa dạng từ nhu cầu làm việc, nghiên
cứu, học tập đến nhu cầu vui chơi, giải trí; từ nhu cầu về vật chất đến nhu cầu về văn hoá tinh
thần. Mỗi một nhu cầu sử dụng của con người trong cuộc sống đều gắn với một không gian
khác nhau - tạo ra những yếu tố công năng đa dạng và phong phú gồm công năng vật chất
(với hai yếu tố chức năng sử dụng và chức năng cấu trúc) và công năng tinh thần (với hai
chức năng biểu hiện và thông tin). Ví dụ: nhà máy thuỷ điện phải đảm bảo khả năng phát
điện, điều kiện an toàn lao động; bảo tàng phải đảm sự lưu thông luồng người, tránh chồng
chéo, đảm bảo điều kiện vệ sinh, các công trình thuỷ lợi phải dẫn nước tốt… Tất cả các yêu
cầu về công năng trong công trình kiến trúc đều nhằm mục đích cải thiện đời sống của con
người tiện nghi hơn (h.1.24 đến h.1.27)
Căn cứ vào yếu tố công năng mà kiến trúc được chia ra các loại hình cơ bản với những

yêu cầu công năng không giống nhau, gồm 5 nhóm lớn:

14
+ Nhà dân dụng gồm nhà ở, nhà công cộng như biệt thự, nhà công cộng, nhà liền kề,
chung cư, trường học, bệnh viện…
+ Nhà công nghiệp bao gồm các loại nhà xưởng sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp.
+ Công trình giao thông gồm các công trình đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hầm, sân
bay, bến cảnh…
+ Công trình thuỷ lợi bao gồm hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống
dẫn nước, kênh, công trình trên kênh, công trình kè bờ…
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm các công trình cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước
thải, công trình chiếu sáng đô thị…


Yếu tố công năng của công trình kiến trúc sẽ thay đổi theo tuỳ thuộc vào sự phát triển
kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, trình độ văn hoá, phong tục tập quán của
mỗi dân tộc. Đời sống xã hội không ngừng nâng cao, nhu cầu vật chất của con người không
ngừng tăng lên do đó yêu cầu công năng của công trình kiến trúc luôn thay đổi. Tuy nhiên
từng loại công trình kiến trúc đều có những những tiêu chuẩn yêu cầu về công năng nhất định
để tạo nên đặc thù riêng của từng kiểu công trình. Ví dụ như tổ chức không gian kiến trúc
trong tháp cống khác trạm bơm, nhà máy thuỷ điện khác công trình cửa cống ….
Ví dụ: Không gian kiến trỳc của tháp cống khác với trạm bơm (h.1.28, h.1.29):

15


Chính yếu tố công năng đóng vai trò quyết định hình thức, diện mạo, hình khối, cách
thức tổ chức không gian của từng loại kiến trúc không giống nhau, đồng thời mang lại sự
phong phú và thống nhất trong hình thức các loại công trình kiến trúc (h.1.32 đến h.1.35).
Ví dụ: Hình thức kiến trúc của nhà làm việc khác nhà hát,


16



Cùng với sự phát triển của xã hội, của tiến bộ KHKT và nhu cầu của con người, yếu tố
công năng luôn thay đổi và không ngừng đòi hỏi những yêu cầu mới, những giải pháp “không
gian - hình khối” hợp lý hơn. Bởi vậy, yếu tố công năng được xem như mục đích của kiến
trúc, kiến trúc không tôn trọng và thoả mãn công năng sẽ không có lý lẽ tồn tại, thiếu sức
thuyết phục và sức sống bền vững.
Như vậy, kiến trúc luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của cuộc sống con người, gắn liền
với sự phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2. Yếu tố kỹ thuật
Yếu tố kỹ thuật là các điều kiện vật chất kỹ thuật, vật liệu, giải pháp kết cấu, bao gồm
cả sự lựa chọn vật liệu xây dựng, hình thức kiến trúc, phương thức kỹ thuật thi công thích hợp
để biến ý đồ tổ chức không gian hình khối trên bản vẽ thành công trình cụ thể (như nhà hát,
công viên, nhà ở….) tạo ra các không gian phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng.
Yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành kiến trúc. Có thể nói
không có yếu tố này sẽ không thể có kiến trúc. Đây là các các yếu tố cần thiết và quan trọng
để xây dựng được công trình:

17
+ Vật liệu xây dựng rất phong phú và đa dạng từ những vật liệu truyền thống như
gạch, đất nung, gỗ…. đến các vật liệu mới như kính, thép, vật liệu ứng lực trước, chất dẻo
tổng hợp, bê tông cốt thép… (h.1.36)
+ Kết cấu của công trình gồm các kết cấu chịu lực và kết cấu bao che. Kết cấu chịu
lực như kết cấu gạch, khung bê tông cốt thép, kết cấu gỗ… đảm bảo sự bền vững và ổn định
của công trình còn kết cấu bao che làm nhiệm vụ vỏ ngăn che tạo không gian riêng biệt, cần
phải đảm bảo các yêu cầu tiện nghi sinh hoạt vệ sinh và an toàn cho con người bằng các biện

pháp tự nhiên và nhân tạo như che mưa che nắng, cách âm, cách nhiệt, lấy ánh sáng, chống
ẩm, chống bụi, tạo lập các điều kiện vi khí hậu nội thất… Ứng với mỗi loại vật liệu thì có một
kiểu kết cấu riêng, tuy nhiên người ta cũng có thể kết hợp các loại vật liệu khác nhau lại để
tạo thành những loại kết cấu hỗn hợp: kết cấu gỗ – thép, kết cấu gạch – đá…
+ Phương pháp tổ chức thi công để hình thành nên các không gian – hình khối hoàn
chỉnh, có điều kiện diễn ra được bên trong kiến trúc các quá trình hoạt động của con người.
Phương pháp này rất phong phú và đa dạng.
+ Trang thiết bị nội thất như hệ thống chiếu sáng, thiết bị thông gió, điều hoà không
khí, trang thiết bị làm việc, nhà bếp…những trang thiết bị này ảnh hưởng đến cả hình thức
bên trong và bên ngoài của công trình.


18

Cùng với sự phát triển của KHKT, kiến trúc ngày càng thực hiện được nhiều ý tưởng
táo bạo đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp vật liệu xây dựng – thừa hưởng kết quả nghiên cứu của nghành hoá vật liệu mà
ngày nay vật liệu xây dựng rất phong phú và đa dạng đồng thời cũng tìm ra nhiều phương
pháp tính toán, tổ hợp các hình thức kiến trúc hiện đại. Vì thế cấu trúc không gian, hình khối
và hình thức mỹ thuật cũng phong phú hơn làm tăng khả năng sáng tạo của kiến trúc sư tạo ra
các công trình có quy mô bề thế ổn định, bền vững về kinh tế.
Ví dụ: Công nghệ bê tông đầm lăn sử dụng vật liệu tro bay và bê tông trọng lực đã thay
đổi diện mạo công trình thuỷ điện (h.1.37, h.1.40).

19


Những ví dụ trên cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong các hệ kết cấu mới, tạo ra khả năng
sáng tạo rất phong phú, đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của xã hội ngày nay, do đó cũng tạo ra
những công trình kiến trúc có không gian, hình thức mới mẻ, góp phần làm giàu cho kho tàng

kiến trúc của nhân loại. Kiến trúc hiện đại ngày càng hợp lý, trong sáng đơn giản đến thuần
khiết được hoàn thiện ở mức kỹ thuật cao, đã có được sức biểu hiện nghệ thuật tự thân từ
ngay sự hoàn thiện kỹ thuật tạo ra rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị đích thực. Như vậy,
kiến trúc mang tính chất khoa học kỹ thuật, phản ánh trình độ khoa học – kỹ thuật qua từng
giai đoạn của xã hội, đồng thời phản ánh cơ sở sản xuất của xã hội.
1.2.3. Yếu tố mỹ thuật
Yếu tố mỹ thuật hay hình tượng nghệ thuật nhằm tạo ra những tác động đến tình cảm,
tinh thần của con người do hiệu quả nghệ thuật từ mỹ cảm kiến trúc mang lại.
Một công trình kiến trúc dù là lớn hay nhỏ ( từ một ngôi nhà, một trường học hay một
nhà hát đến những tổ hợp các công trình lớn như khu chung cư, khu nhà máy xí nghiệp hay cả
một dãy phố…) bằng thông qua cách bố cục khác nhau của mặt bằng, không gian, hình khối
của mình, thông qua cách thiết kế nội thất, thông qua cách trang trí màu sắc mà đạt được một
hình tượng kiến trúc nhất định đều có thể gây cho chúng ta những cảm giác hay ấn tượng: sự
hoành tráng, hùng vĩ, trang nghiêm hay tĩnh lặng (tượng đài, toà án, trụ sở, lăng mộ …), sự
sinh động, linh hoạt và tươi trẻ ( câu lạc bộ, nhà văn hoá…), sự bay bổng, khoẻ khoắn thanh
thoát (nhà thi đấu, sân vận động, nhà ga hàng không…). Đó là sự truyền cảm của nghệ thuật

20
kién trúc tới con người và đó là yếu tố không thể thiếu được của một tác phẩm kiến trúc
(h.1.41).



H1.41. Những cảm nhận từ hình tượng nghệ thuật của công trình

Hình tượng nghệ thuật của công trình kiến trúc được biểu hiện qua các nhân tố cấu
thành: hình khối, tổ hợp không gian, mặt đứng, đường nét, chi tiết, trang trí, màu sắc, chất
cảm của vật liệu xây dựng nên các công trình đó.
Tất cả những ấn tượng trên đều là kết quả tất yếu của hình tượng nghệ thuật, yếu tố ảnh
hưởng quyết định đến thẩm mỹ kiến trúc, làm nâng cao giá trị tinh thần của một tác phẩm

kiến trúc.
Hiệu quả của hình tượng kiến trúc còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố :
+ Trình độ thụ cảm và thị hiếu của quần chúng: Thị hiếu là sự điều chỉnh tinh tế nhất
các quan hệ giữa con người và văn hoá, cá nhân và tập thể xã hội vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn
đến xu thế kiến trúc của một giai đoạn lịch sử trong xã hội… Có thể nói đó là nhịp đập của
thời đại hay “mốt” của thẩm mỹ kiến trúc.

21
+ Quan điểm thẩm mỹ, bảng thang giá trị của từng xã hội., thói quen của từng dân tộc,
từng địa phương, từng vùng, từng quốc gia
+ Điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ dân trí của dân cư trong xã hội.
Ví dụ: Trước đây, vai trò của công trình thuỷ điện chủ yếu là để phục vụ cho việc khai
thác, sử dụng nguồn nước, kiểm soát lũ và tưới nước nông nghiệp, phát điện. Tuy nhiên, do
nhu cầu ngày càng cao về kinh tế, văn hoá xã hội làm xuất hiện thêm nhiều yêu cầu công năng
khác như phục vụ cho mục đích tham quan du lịch, giải trí, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tạo
các hồ chứa để phục vụ du lịch lòng hồ, du thuyền, câu cá Nhiều cụng trỡnh cũn cú thờm
chức năng là đầu mối giao thông thuỷ chủ yếu phục vụ việc di chuyển tàu thuyền, hàng hoá
dọc theo dũng chảy, giữa thượng lưu và hạ lưu đập. Để phục vụ giao thông thuỷ cần các hạng
mục như âu tàu, máy nâng tàu, cụng trỡnh chuyển gỗ, bến cảng…Vì vậy, tổ chức hình thức
kiến trúc công trình thuỷ điện được chú trọng hơn, thẩm mỹ hơn.
Trên thế giới, nhiều công trình thuỷ điện nổi tiếng đã được đưa vào khai thác du lịch
như công trình Hoover trên sông Colorado – Mỹ, công trình thuỷ điện Tam Hiệp trên sông
Dương Tử – Trung Quốc. Các công trình này đã thu hút được một lượng khách tham quan rất
lớn, tạo nên một nguồn thu đáng kể từ du lịch cho địa phương (h.1.42 đến h.1.45).



+ Trình độ và khả năng sáng tạo của kiến trúc sư.

22

Ví dụ: sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp vật liệu xây dụng đã tạo ra nhiều loại vật
liệu mới như chất dẻo, vật liệu nhẹ…đồng thời các tiến bộ về phương pháp tính kết cấu, về
phương pháp thi công cấu tạo, liên kết nên các kiến trúc sư đã sáng tạo ra nhiều hệ kết cấu
mới lạ như: cấu trúc mái treo, mái dây căng với nhịp rất lớn, cấu trúc dạng dầm giàn “cánh
chim”…
Tóm lại, hình tượng kiến trúc không đòi hỏi như nhau ở các thể loại công trình mà
biến đổi cùng với chất lượng đời sống vật chất, văn hoá của xã hội. Mỗi một chế độ xã hội,
mỗi dân tộc, mỗi thời đại lịch sử lại có những quan điểm riêng về thẩm mỹ kiến trúc. Vì vậy,
công trình kiến trúc có giá trị không ở bộ mặt hấp dẫn của nó mà còn phải phù hợp với lý
tưởng thẩm mỹ của thời đại, tác động tốt đến tâm lý và nhận thức của con người.
Ba yếu tố tạo thành kiến trúc luôn là một hệ thống nhất hữu cơ của bản chất kiến trúc.
Tuy nhiên ba yếu tố này tuỳ theo tính chất, đặc điểm của công trình mà một trong hai yếu tố
được nhấn mạnh hơn. Ví dụ: đối với nhà máy, nhà ở thì yếu tố công năng được đề cao hơn
(h.1.46), còn đối với các công trình đài tưởng niệm hay nhà văn hoá thì yếu tố hình tượng
nghệ thuật được chú trọng hơn (h.1.47), hay đối với công trình tháp thì yếu tố kỹ thuật được
chú trọng hơn (h.1.48).




23
Đối với các hầu hết các công trình kiến trúc yếu rố công năng bao giờ cũng là chủ đạo,
mang tính quyết định là mục đích của kiến trúc bởi công trình dù đẹp mà không sử dụng được
thì cũng không có gía trị. Khi công năng thay đổi thì các yếu tố kỹ thuật vật chất và hình
tượng nghệ thuật cũng thay đổi theo, đồng thời kỹ thuật vật chất cũng ảnh hưởng lớn đến yêu
cầu thực hiện đáp ứng công năng. Hiệu quả thẩm mỹ cũng góp phần hoàn thiện công năng
hoặc điều kiện kỹ thuật lại quyết định cả giải pháp kiến trúc và kết cấu. Cùng công năng, cùng
một điều kiện kỹ thuật nhưng kiến trúc có thể có những hình tượng nghệ thuật mang tính biểu
cảm khác nhau.


II. Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc
2.1. Những đặc điểm của Kiến trúc:
1. Kiến trúc là sự tổng hợp của KHKT và nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu sử dụng.
2. Kiến trúc phản ánh sự phát triển của xã hội và mang tính tư tưởng.
3. Kiến trúc chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu.
4. Kiến trúc phản ánh bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.

2.1.1: Kiến trúc là sự tổng hợp của KHKT và nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu sử
dụng:
Một công trình kiến trúc được đánh giá là có giá trị phải đáp ứng được các yếu tố sau
đây:
+ Yêu cầu sử dụng của con người.

24

×