Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng dollar hoá tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.88 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
• Mục lục……………………………………………………………………… 1
• Danh sách nhóm……………………………………………………………..2
• Nhận xét của giáo viên……………………………………………………....2
1. Phần I: vài nét về dollar hoá và thực trạng dollar hoá
tại Việt Nam………………………………………………………………….3
1.1. Khái quát về dollar hoá…………………………………………………3
1.1.1. Khái niệm dollar hoá…………………………………………….3
1.1.2. Phân loại dollar hoá………………………………………………3
1.2. Thực trạng dollar hoá tại Việt Nam…………………………………….6
2. Phần II: nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng
của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam…………………………………..9
2.1. Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá……………………………….9
2.1.1. Nguyên nhân sâu xa……………………………………………. 9
2.1.2. Nguyên nhân trực tiếp…………………………………………..9
2.2. Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam…....12
2.2.1. Tác động tích cực……………………………………………….12
2.2.2. Tác động tiêu cực……………………………………………….13
3. Phần III: các quan điểm và kiến nghị…………………………………….16
3.1. Quan điểm của Nhà nước về dollar hoá………………………………16
3.2. Các giải pháp kiến nghị………………………………………………..16
3.2.1. Một số giải pháp được đề xuất…………………………………16
3.2.2. Những hạn chế của các giải pháp đã được đề xuất…………...17
3.2.3. Một số kiến nghị có khả năng thực hiện……………………….19
4. Kết luận……………………………………………………………………..22
1
DANH SÁCH NHÓM
Họ và Tên MSSV Ghi chú
1. Trần Trọng Dinh 10201041
2. Trần Thị Cẩm Tú 10280041
3. Nguỵ Ngọc Trường 10279041


4. Nguyễn Hoà Bình 10239631
5. Hà Quỳnh Duyên 10253731
6. Lê Thị Hồng Ngân 10229691
7. Trịnh Thị Nguyệt Thức 10243761
8. Nguyễn Thị Băng Tâm 10200541
9. Trần Thị Phương Duyên 10257451
10.Khổng Thị Kim Oanh 10240071
11.Phạm Thị Phương Tâm 10242911
12.Trịnh Thị Thuý Kiều 10136611
13.Nguyễn Thị Mai Hương 10051891
14.Cao Bé Liễu 10074421
15.Phạm Thị Vân 10136331
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
…………………………………………………………………......
2
NỘI DUNG
Phần I: VÀI NÉT VỀ DOLLAR HOÁ VÀ THỰC TRẠNG
DOLLAR HOÁ TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát về dollar hoá

1.1.1. Khái niệm dollar hoá.
Thông thường mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình, thực hiện đầy đủ
các chức năng tiền tệ, trừ chức năng tiền tệ thế giới mà không phải đồng tiền nào
cũng làm được. Một khi nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát cao, sức mua đồng bản tệ
giảm xuống thì người dân phải tìm đến các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có
các đồng ngoại tệ có uy tín. Song song với chức năng làm phương tiện cất trữ, dần
dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện
thanh toán cũng như làm thước đo giá trị.
Như vậy, trong một nền kinh tế, khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi
thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc trong một số chức của tiền tệ thì có thể
hiểu nền kinh tế đó bị “ngoại tệ hoá” hay “dollar hoá”. Trên thế giới hiện nay, đồng
USD là đồng tiền được ưa chuộng nhất do nó là một ngoại tệ mạnh có khả năng
chuyển đổi lớn nên thuật ngữ “dollar hoá” được xem là đồng nghĩa với “ngoại tệ
hoá”.
Hiện tượng dollar hoá được biểu hiện ở một số nước có thể xác định qua các
hình thức:
- Đồng dollar được xử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, trong công chúng
qua các hành vi mua bán hàng hoá, trả phí dịch vụ, thanh toán nợ và tạo lập
tài sản bằng đồng dollar.
- Hệ thống ngân hàng cho xử dụng rộng rãi các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm, trái
phiếu ngân hàng bằng đồng dollar và cho vay bằng đồng dollar
1.1.2. Phân loại dollar hoá
Theo IMF, tỉ lệ dollar hoá của một nền kinh tế được căn cứ vào tỉ lệ tiền gửi
ngoại tệ với các ngân hàng so với lượng tiền cung ứng theo nghĩa rộng (M). Theo
cách tính này, IMF cho rằng nếu tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trên M2 trong một nền kinh
tế lớn hơn 30% thì nền kinh tế đó có thể coi bị dollar hoá cao. Theo đánh giá của
IMF quý I/2010, Việt Nam được xếp vào nước có mức độ “dollar hoá vừa phải”
với tỉ lệ khoảng 16.5%-18%.
3
Về cơ bản, dollar hoá gồm 3 loại chính là: Dollar không hoá chính thức

(unoficial dollarization), dollar hoá bán chính thức (semioficial dollarization) và
dollar hoá chính thức (official dollarization).
Dollar hoá không chính thức: là trường hợp ngoại tệ được sử dụng rộng rãi
trong nề kinh tế mặc dù không được quốc gia này chính thức thừa nhận. Thuật ngữ
“Dollar hoá không chính thức” bao gồm cả các trường hợp nắm giữ tài sản ở nước
ngoài hợp pháp và không hợp pháp. Ở một số nước, việc giữ một số tài sản ngoại
tệ là hợp pháp như các tài khoản bằng USD tại các ngân hàng trong nước, nhưng
lại không hợp pháp khi có tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài trừ khi được cấp
phép.
Dollar hoá không chính thức có thể gồm các loại sau:
- Các trái phiếu phi ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài;
- Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài;
- Tiền gửi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước;
- Trái phiếu hay các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ cất trong túi.
Dollar hoá không chính thức được chia làm 3 giai đoạn:
Các nhà kinh tế thường gọi giai đoạn đầu của dollar hoá không chính thức là
giai đoạn “thay thế tài sản” (asset substitution). trong giai đoạn này, người dân giữ
trái phiếu ngoại tệ và các khoản tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ
nhằm tránh việc giảm giá trị tài sản do lạm phát ở trong nước hay việc tịch thu tài
sản xung công mà một số nước đã làm.
Giai đoạn thứ hai của dollar hoá không chính thức được các nhà kinh tế gọi là
giai đoạn “thay thế tiền tệ” (currency substitution). Trong giai đoạn này, người dân
giữ một khối lượng lớn các trái phiếu ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại các ngân
hàng trong nước (nếu được phép). Ngoại tệ vừa thực hện chức năng là phương tiện
thanh toán vừa là phương tiện cất trữ. Tiền lương, thuế hay những chi tiêu hằng
ngày như tạp phẩm hay các hoá đơn điện được thanh toán bằng nội tệ, nhưng với
các tài sản giá trị hơn như xe cộ, nhà cửa thường được trả bằng ngoại tệ.
Trong giai đoạn cuối cùng của dollar hoá không chính thức, giá cả của hàng
hoá được niêm yết bằng nội tệ nhưng mọi người đều liên tưởng đến ngoại tệ theo
tỷ giá hối đoái.

Dollar hoá không chính thức rất phổ biến ở các nước đang phát triển.
4
VD: Ở thời điểm tháng 1/2000, hầu hết các nước Mĩ_LaTinh và Caribe như
Argentina, Bolivia, Mecico, Peru, Trung Mĩ; hầu hết các nước thuộc Liên Xô cũ
như Armenia, Azerbajian, Georgia, Nga và Ukraine; nhiều nước khác như
Mongolia, Mozambique, Romania, Thổ Nhĩ Kì và Việt Nam đều ở tình trạng dollar
hoá không chính thức.
Dollar hoá bán chính thức: khoảng 12 nước trên thế giới được IMF xếp là các
nước “dollar hoá bán chính thức” hay có hệ thống lưu hành hai đồng tiền. VD:
Bahamas, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Liberia. Ở các nước này, đồng ngoại tệ là
đồng lưu hành hợp pháp và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong hệ thống tiền gửi
ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và các chi tiêu
hằng ngày. Không giống các nước dollar hoá chính thức, các nước dollar hoá bán
chính thức duy trì Ngân hàng trung ương (NHTƯ) như một cơ quan tiền tệ có
quyền hạng tương ứng để thực hiện các chính sách tiền tệ của họ.
Dollar hoá chính thức: hay còn gọi là dollar hoá hoàn toàn (full dollarization)
xuất hiện khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa
là đồng ngoại tệ không chỉ sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư
nhân mà còn là hợp pháp trong các khoản thanh toán của chính phủ. Nếu đồng nội
tệ tồn tại thì nó chỉ là những đồng xu hay những đồng tiền mệnh giá nhỏ. Các nước
thường chỉ áp dụng dollar hoá chính thức khi thất bại trong việc thực thi các
chương trình ổn định kinh tế.
Dollar hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ
được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên, các nước dollar hoá chính thức thường chỉ
chọn một đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp, chỉ có Andorra dùng cả đồng Franc
của Pháp và đồng Petoza của Tây Ban Nha. Ở hầu hết các nước dollar hoá chính
thức, các đối tác tư nhân được quyền kí kết hợp đồng bằng bất kì đồng ngoại tệ
nào mà họ cùng đồng ý.
Theo IMF, hiện có khoảng 14 nước được xếp là các nước dollar hoá chính
thức.

Theo nghiên cứu của cục dự trữ liên bang Mĩ, hiện tại, người nước ngoài nắm
giữ khoảng 55% đến 70% số dollar Mĩ lưu hành. Còn theo ước tính của
Bundesbank, người nước ngoại nắm ngữ khoảng 40% số dollar Mĩ được lưu hành.
1.2. Thực trạng dollar hoá ở Việt Nam
5
Việc xuất hiện tình trạng dollar hoá ở Việt Nam ai cũng có thể nhận biết rằng,
chỉ sau những năm đầu của cuộc đổi mới kinh tế, Nhà nước và nhân dân mới có
dịp tiếp cận khá nhiều và thường xuyên sử dụng USD cho nhiều hoạt động sản
xuất kinh doanh và các nhu cầu của người dân. Cũng thời điểm đó, người ta mới
bắt đầu làm quen với tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại hối, kinh tế ngoại tệ. Công
cuộc đổi mới kinh tế đất nước thực sự làm cho mọi cánh cửa để phát triển kinh tế,
giao lưu kinh tế với nước ngoài được mở theo nhiều hướng, đa dạng và phong phú.
Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối, ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách
mở cửa của nhà nước không chỉ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mà còn
động viên, cổ vũ các nhà đầu tư trong nước. Đây chính là ngòi nổ, đột phá cho việc
đẩy mạnh, phát triển và tăng cường mọi giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Do vậy, Luật Đầu Tư Nhà Nước ra đời, luật quản lý ngoại hối được thông qua
đã mở cửa cho các đồng vốn nước ngoài và đồng USD nhanh chóng khẳng định
vai trò của nó nhu có sẵn trên thị trường toàn cầu.
Tình trạng dollar hoá ở Việt Nam có những biểu hiện chính sau:
Thứ nhất: Hệ thống ngân hàng sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ bằng đồng
dollar.
Có thể nói dư âm của lạm phát cao trên thế giới cuối thập khỉ 90 vẫn còn đọng
lại trong tâm trí dân cư. Mặt khác, lãi suất tiết kiệm USD tăng dần khiến dân cư
lựa chọn giải pháp an toàn là tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ. Điều này làm làm cho
tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng số vốn huy động của ngân hàng có xu hướng
tăng lên.
Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng
Năm
199

4
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Ngoại tệ 39,2 33,5 31,7 33,2 33,6 39,1 45,3
VND 60,8 66,5 68,3 66,8 66,4 60,9 54,7
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Đơn vị: %
(số liệu đến hết tháng 9 năm 2001)
[Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước năm 1999 và thời báo ngân
hàng năm 2000.]
Sự phát triển của nền kinh tế làm cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam ngày
càng đa dạng và mở rộng. Để thanh toán cho các hoạt động buôn bán, các bên xuất
6
- nhập khẩu có thể sử dụng bất cứ đồng tiền của một quốc gia nào đó theo thoả
thuận, thông thường là các đồng tiền mạnh. Nghiệp vụ cho vay ngoại tệ của NH
nhờ đó mà tăng hơn.
Cơ cấu cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Ngoại tệ 38,6 38,7 36,6 31,2 25,2 22,6 18,6
VND 61,4 61,3 63,4 68,8 74,8 77,4 81,4
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Đơn vị: %
(Số liệu tính đến hết tháng 10/2000)
[Nguồn: tạp chí NH năm 2000, TTXVN.]
Trên cơ sở lý thuyết và xu hướng chung của nền kinh tế dollar hoá, các ngân
hàng cho vay bằng ngoại tệ nhiều hơn nên rủi ro phá giá cao hơn. Nhưng thực tế
cho thấy vay ngoại tệ của hệ thống NH Việt Nam đến năm 2000 chiếm chưa đến
20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế của hệ thống NH. Như vậy, những biểu hiện
của hiện tượng dollar hoá ở nước ta chỉ diễn ra mạnh mẽ ở trạng thái dollar hoá
tiền gửi.
Thứ hai: Các ngân hàng thương mại (NHTM) có khối lượng USD lớn ở các

NH nước ngoài được xem như là “Xuất khẩu tư bản”.
Khi NH có sự chênh lệch giữa tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ tiền cho vay bằng ngoại tệ
thì phần ngoại tệ chênh lệch đó sẽ được NH sử dụng để đầu tư kiếm lời cho mình
thông qua các hoạt động trên thị trường quốc tế.
Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống NH
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tỷ trọng 135 148 151 104 73 47 33
Đơn vị:%
(Nguồn: tạp chí NH 2000, TTXVN, báo cáo thường niên của NHNNVN 1999)
Nhìn vào bảng ta thấy rõ mức độ sử dụng vốn huy động ngoại tệ trong giai
đoạn 1994-1997, cho vay bằng ngoại tệ vượt khả năng huy động của các NH, do
đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt này. Giai đoạn 1998-2000
có xu hướng ngược lại, đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn
huy động. Giải toả phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các NH kinh doanh trên
thị trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
7
Một mâu thuẫn nảy sinh là trong khi cán cân thương mại của cả nước là nhập
siêu, cần phải có ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu cấp bách và các
doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay nước ngoài thì chúng ta gửi một khối lượng
USD không nhỏ ở nước ngoài. Sự “đảo hối” này do chính sách tiền tệ và những
chính sách kinh tế vĩ mô khác tạo ra là chưa hợp lý.
Thứ ba: Xu hướng sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh nghĩa. đặc biệt dollar
hoá phổ biến trong thời kì có lạm phát cao, tốc độ lưu thông tiền tệ trong nước
tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ tăng giá lớn hơn nhiều so với chỉ số
giá. Năm 1988 là 432,6%; năm 1990 là 145,4% và năm 1991 là 203,1%. Đáng
quan tâm là năm 1999 và 2000 trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,5%
(năm 1999 tăng 0,1%, năm 2000 giảm 0,6%) thì sức mua đối nội của VND tăng
lên, nhưng sức mua đối ngoại lại giảm 4,5% do tỷ giá VND/USD năm 1999 giảm
1,1%, năm 2000 giảm 3,4%. Tỷ giá từ đầu năm 2001 đến quý III/2001 tăng nhanh
nhất nhưng chỉ số giá không tăng. Từ đó việc sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh

nghĩa trở lên hấp dẫn hơn.
Thứ tư: Đồng USD được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam một cách tương đối
phổ biến. USD được sử dụng để biểu hiện giá trị và đo lường giá trị của các hàng
hoá dịch vụ. Giá cả hàng hoá được công khai ấn định bằng USD và được đăng tải
trên các thông tin và giá cả thị trường.
Thứ năm: Việc sử dụng USD đã nhiễm vào Việt Nam và trở thành như một tập
tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán sinh hoạt với những tên gọi rất đơn
giản về đơn vị tiền tệ (100USD = 1 tờ = 1 vé). Hiện tượng này có thể thấy rõ trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ. Song song với
việc tồn tại thanh toán bằng VND thì ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, khách
hàng kể cả người dân trong nước hay người nước ngoài đề có thể dễ dàng thanh
toán bằng USD. Hiện tượng sử dụng USD đã xâm nhập vào mọi hoạt động của
người dân Viêt Nam, từ việc mua kinh kiện máy vi tính cho đến phương tiện đi lại
đều có thể dễ dàng giao dịch bằng USD.
Ngoài ra, USD còn là phương tiện cất trữ thuận tiện, tổng hợp với các hoạt
động kinh tế ngầm nhất là với các tổ chức buôn lậu.
Phần II: NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG DOLLAR HOÁ
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DOLLAR HOÁ
8

×