Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.99 KB, 106 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU

Để phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kinh tế xây dựng thủy
lợi và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư kinh tế thủy lợi, các cán bộ nghiên cứu, các
cán bộ quản lý xây dựng cơ bản trong ngành, bài giảng định mức kỹ thuật và đơn giá – dự
toán trong xây dựng được biên soạn gồm hai phần với mười chương.
Tác giả với mong muốn giúp bạn đọc có được một số kiến thức cơ bản trong tổ
chức lao động và quản lý xây dựng cơ bản phù hợp với cơ chế định giá và quản lý xâ
y
dựng hiện hành, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành trong công cuộc đổi mới của đất nước
nói chung và đổi mới trong công tác quản lý xây dựng cơ bản nói riêng.
Tuy đã có nhiều cố gắng song bài giảng chưa đề cập hết mọi vấn đề và chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót
. Vậy mong được sự góp ý bổ sung và xây dựng của bạn
đọc, Tác giả xin chân thành cảm ơn.











2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1


PHẦN 1 ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG 6
CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG 6
1.1 NHữNG KHÁI NIệM CƠ BảN VÀ PHÂN LOạI ĐịNH MứC Kỹ THUậT 6
1.1.1 Những khái niệm cơ bản 6
1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật 7
1.2 VAI TRÒ, NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC Kỹ THUậT LAO ĐộNG 7
1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DựNG, SảN PHẩM XÂY DựNG 9
1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng 9
1.3.2 Sản phẩm xây dựng 12
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỜI GIAN LÀM VIỆC - CÁC ĐỊNH MỨC 14
KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THờI GIAN LÀM VIệC 14
2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân 15
2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy: 17
2.2 CÁC ĐịNH MứC Kỹ THUậT VÀ MốI LIÊN Hệ GIữA CHÚNG 20
2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động : 20
2.2.2 Định mức sản lượng: 21
2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy: 22
2.2.4 Định mức năng suất của máy: 22
2.3 CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN NĂNG SUấT LAO ĐộNG VÀ CÁC CHỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ MứC Độ THựC HIệN CÁC ĐịNH
MứC
22
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động : 22
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức : 23
2.4 CÁC KHÁI NIệM LIÊN QUAN ĐếN QUÁ TRÌNH XÂY LắP 23
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC 25
2.5.1 Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật 25
2.5.2 Phương pháp tổng hợp định mức : 25
CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHI NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG 27


3.1 NGHIÊN CứU QUÁ TRÌNH XÂY DựNG VÀ CÁC HÌNH THứC QUAN SÁT 27
3.1.1 Phân loại hình thức quan sát 27
3.1.2 Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát 28
3.2 CÔNG Cụ NGHIÊN CứU THờI GIAN LÀM VIệC 31
3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 32
3.3.1 Phương pháp thống kê kỹ thuật 32
3.3.2 Phương pháp chụp ảnh quá trình 34
3.3.3 Phương pháp bấm giờ 35
3.4 CHỉNH LÝ KếT QUả QUAN SÁT ĐịNH MứC 37
3.4.1 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình : 37
3.4.2 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ : 38

3
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ THỜI GIAN TRONG XÂY
DỰNG 43

4.1 PHÂN LOạI CÁC TổN THấT VÀ LÃNG PHÍ THờI GIAN TRONG XÂY DựNG 44
4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU CHO TừNG LOạI TổN THấT THờI GIAN 45
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca : 45
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca (nội bộ ca) 46
4.2.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian 47
4.3 CHụP ảNH NGÀY LÀM VIệC VÀ THờI GIAN Sử DụNG MÁY 47
4.3.1 Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy 47
4.3.2 Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc: 51
CHƯƠNG 5 LẬP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG 54
5.1 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC TÁC NGHIệP 54
5.2 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC CHUẩN Bị, CÔNG TÁC KếT THÚC 56
5.3 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGHỉ GIảI LAO VÀ NHU CầU CÁ NHÂN 57
5.4 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGừNG VIệC VÌ LÝ DO Kỹ THUậT THI CÔNG 58

5.5 TÍNH ĐịNH MứC LAO ĐộNG CHO MộT ĐƠN Vị SảN PHẩM 59
CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY 60
6.1 XÁC ĐịNH NĂNG SUấT CủA MÁY SAU MộT GIờ LÀM VIệC THUầN TUÝ VÀ LIÊN TụC 60
6.2 NộI DUNG CHủ YếU CủA GIAI ĐOạN THIếT Kế THÀNH PHầN Tổ CÔNG NHÂN 61
6.3 MộT Số VÍ Dụ VÀ CÔNG THứC TÍNH ĐịNH MứC CHO MộT Số LOạI MÁY CHÍNH 63
6.3.1 Định mức cho máy trộn bê tông : 63
6.3.2 Định mức cho máy xúc gầu thuận : 65
6.3.3 Định mức cho máy băng truyền 65
CHƯƠNG 7 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG 66
7.1 NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU TRONG XÂY DựNG 66
7.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU 67
7.3 NHữNG BIệN PHÁP CƠ BảN Để NÂNG CAO VIệC Sử DụNG VậT LIệU 68
7.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình vận chuyển: 68
7.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến việc bảo quản trong kho: 68
7.3.3 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình gia công vật liệu: 69
7.3.4 Nhóm biện pháp liên quan đến việc lắp đặt vật liệu vào công trình: 69
PHẦN 2 ĐƠN GIÁ - DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG 69
CHƯƠNG 8 ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG 69
8.1 KHÁI NIệM, PHÂN LOạI, NộI DUNG CủA ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 69
8.1.1 Khái niệm: 69
8.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng 70
8.1.2.1 Phân theo mức độ tổng hợp của đơn vị tính đơn giá 70
8.1.2.2 Phân theo phạm vi sử dụng: 70
8.1.3 Nội dung của đơn giá xây dựng 71
8.1.3.1 Chi phí vật liệu 71
8.1.3.2 Chi phí nhân công 71
8.1.3.3 Chi phí máy thi công 71
8.2 NGUYÊN TắC LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 71
8.3 CĂN Cứ LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 72


4
8.4 TRÌNH Tự LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 73
8.4.1 Trình tự lập đơn giá chi tiết 73
8.4.2 Trình tự lập đơn giá chi tiết dầy đủ 73
8.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 73
8.5.1 Tính toán đơn giá chi tiết: 73
8.5.2 Tính toán đơn giá chi tiết đầy đủ 75
8.5.3 Tổng hợp kết quả tính toán và ban hành áp dụng 76
CHƯƠNG 9 GIÁ DỰ TOÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 76
9.1 GIÁ MUA VậT LIệU : 76
9.2. CHI PHÍ LƯU THÔNG 77
9.2.1 Chi phí vận chuyển : 77
9.2.2 Chi phí lưu thông khác : 78
9.3 CHI PHÍ TạI HIệN TRƯờNG XÂY LắP: 79
CHƯƠNG 10 DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG 81
10.1 CÁC KHÁI NIệM GIÁ Cả, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CủA Dự TOÁN TRONG XÂY DựNG 81
10.1.1 Các khái niệm 81
10.1.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến giá xây dựng 82
10.1.3 Ý nghĩa và vai trò của dự toán trong xây dựng 83
10.2 TổNG MứC ĐầU TƯ 84
10.2.1 Nội dung tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình 84
10.2.2 Phương pháp xác định tổng mưc đầu tư 85
10.2.2.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 85
10.2.2.2. Xác định chi phí thiết bị 85
10.2.2.3. Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 86
10.2.2.4. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác 86
10.2.2.5. Xác định chi phí dự phòng 86
10.2.3 Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây
dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 87


10.2.3.1. Xác định chi phí xây dựng 87
10.2.3.2. Xác định chi phí thiết bị 88
10.2.3.3. Xác định các chi phí khác 88
10.2.4. Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
tương tự đã thực hiện 88

10.2.4.1. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu 88
10.2.4.2. Trường hợp với nguồn số liệu 89
10.2.5. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư 89
10.3 Dự TOÁN CÔNG TRÌNH (TổNG Dự TOÁN) 89
10.3.1 Nội dung dự toán xây dựng công trình 89
10.3.1.1 Chi phí xây dựng (Dự toán xây lắp): (G
XD
) 89
10.3.1.2 Chi phí thiết bị: (G
TB
) 90
10.3.1.3 Chi phí quản lý dự án: (G
QLDA
) 90
10.3.1.4 Chi phí tư vấn: (G
TV
) 90
10.3.1.5 Chi phí khác (GK): 91
10.3.1.6 Chi phí dự phòng: (GDP) 91
10.3.2 Các căn cứ lập dự toán công trình: 91
10.3.3 Phương pháp lập dự toán công trình 91
10.3.3.1. Xác định chi phí xây dựng (G
XD
) 92

10.3.3.2. Xác định chi phí thiết bị (G
TB
) 93

5
10.3.3.3. Xác định chi phí quản lý dự án (G
QLDA
) 94
11.3.3.4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
) 94
10.3.3.5. Xác định chi phí khác (G
K
) 94
10.3.3.6. Xác định chi phí dự phòng (G
DP
) 95
10.4 CHI PHÍ XÂY DựNG CÔNG TRÌNH (Dự TOÁN XÂY LắP) 96
10.4.1. Nội dung 96
10.4.2 Căn cứ để tính chi phí xây dựng: 99
10.4.3 Trình tự chung tiến hành lập chi phí xây dựng 99
10.4.4 Phương pháp tính chi phí xây dựng 99
10.4.4.1 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết (Đơn giá xây dựng cơ bản khu vực) 99
10.4.4.2 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ (Đơn giá lập tại thời điểm tính toán) hoặc tính
theo đơn giá chiết tính 104

10.4.5 TINH TOAN KHốI LƯợNG CONG TRINH 104



















6
PHẦN 1 ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH
MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG
1.1 Những khái niệm cơ bản và phân loại định mức kỹ thuật
1.1.1 Những khái niệm cơ bản
Với phương châm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cải
tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để nền kinh tế
phát triển và lớn mạnh. Sự hoàn thiện về tổ chức lao động, phương thức quản lý trong
ngành xây dựng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao không ngừng năng
suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hợp thị hiếu và c
hất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu
cho xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Mục đích cơ bản của sự hợp lý hoá tổ chức lao động là tiết kiệm lao động, tiết kiệm

vật tư, bằng phương thức nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị và công cụ lao
động, đồng thời giảm
chi phí lao động sống cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là công tác định mức kỹ thuật
lao động, được xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và những
kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ thi công
và hạ thấp giá thành c
ông trình, là một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Người ta có thể đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về định mức kỹ thuật như sau:
- Định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hoặc công
trường quy định, nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong từng giai đoạn
nhất định. Định mức kỹ thuật trong xâ
y dựng dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn,
vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong sản xuất xây dựng thì định
mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân
lực, vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng ) với số lượng sản phẩm có chất lượng, hợp
quy
cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý.
- Xác định được chính xác hao phí thời gian lao động, thời gian sử dụng máy, khối lượng
vật liệu cần thiết để hoàn thành một sản phẩm xây dựng (một đơn vị công tác xây lắp) nào
đó, gọi là định mức kỹ thuật, là nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật trong xây dựng.
- Các định mức được lập ra trên cơ sở chia quá trình sản xuất thành các bộ phận, l
oại bỏ
những phần thừa và hợp lý hoá các bước công việc, biến quá trình sản xuất thành tiêu
chuẩn, dùng các phương pháp khoa học kỹ thuật để thu thập số liệu, xử lý và xác định
tính hợp lý của nó, những định mức như thế có căn cứ khoa học lỹ thuật thì được gọi là
định mức kỹ thuật.


7

1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật
a) Phân theo yếu tố chi phí
- Định mức lao động :
Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một đơn
vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có
trình độ chuyên môn tương ứng.
- Định mức thời gian :
Định mức thời gian là mức quy định thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành một
đơn vị c
ông tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật và công nghệ thi công
nhất định.
- Định mức tiêu dùng vật liệu :
Định mức vật liệu là mức hao phí vật liệu quy định cần thiết để hoàn thành một đơn vị
công tác xây lắp nào đó.
b) Phân theo hình thức trình bày
- Định mức lao động
- Định mức sản lượng : là mức quy định lượng sản phẩm đạt chất lượng, hợp quy các
h
được tạo thành bởi quá trình sản xuất sau một đơn vị thời gian làm việc.
c) Phân theo mục đích phục vụ cho công tác quản lý
- Định mức sản xuất (định mức thi công) : là định mức phục vụ cho công tác quản lý,
điều hành trong quá trình thi công.
- Định mức dự toán xây dựng cơ bản : là định mức dùng để lập đơn giá dự toán xây
dựng cơ bản, phục vụ công tác quản lý đầu tư xâ
y dựng.
d) Phân theo phạm vi ứng dụng
- Định mức thống nhất : là định mức được áp dụng chung cho cả nước.
- Định mức ngành : là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng ngành.

- Định mức khu vực : là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng khu vực (Tỉnh,
Thành phố, Đặc khu).
- Định mức nội bộ : là định mức chỉ áp dụng trong nội bộ như Tổng công ty, Công ty,
Xí nghiệp, Nhá m
áy, Công trường
1.2 Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động
1.2.
1 Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế hoạch hóa
sản xuất.
Định mức kỹ thuật lao động có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức lao động và
kế hoạch hóa sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng. Tất cả các hoạt động như tổ chức
lao động hợp l
ý nhằm phân phối các công việc theo sự thống nhất của quá trình thi công,

8
theo khối lượng, tính chất phức tạp và khả năng thực hiện của nó . Sự bố trí công nhân
theo nơi làm việc phù hợp với trình độ của họ và cấp bậc công việc. Việc xác định hình
thức tổ chức lao động hợp lý cho các loại công việc khác nhau (cá nhân, nhóm, tổ ) và
tổ chức nơi làm việc. Sự cấu tạo hợp lý ca kíp và nội quy sản xuất. Việc áp dụng những
phương pháp lao động tiên tiến và tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa v.v đều trực tiếp hay
gián tiếp gắn liền với định mức lao động.
Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của sự hoàn thiện tổ chức lao động trong các

doanh nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Định mức kỹ thuật lao động có ý nghĩa đặc biệt đối với kế hoạch hoá sản xuất của
doa
nh nghiệp.
Kế hoạch của các doanh nghiệp được lập ra trên cơ sở toàn bộ hệ thống định mức:
định mức lao dộng, định mức sử dụng máy móc thiết bị, định mức tiêu dùng nguyên vật
liệu, định mức về tổ chức quá trình sản xuất và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm

Nội dung
Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học để nghiê
n
cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực và vật lực,
định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất xây dựng, không ngừng tăng năng suất lao
động và giảm giá thành xây dựng.
Nhiệm vụ cơ bản của công tác định mức kỹ thuật lao động là phát hiện và sử dụng
một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm
tàng trong quá trình sản xuất để ngày càng hoàn
thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao
động. Nhiệm vụ đó đã xác định nội dung sau đây của định mức kỹ thuật lao động trong
các doanh nghiệp xây dựng.
- Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động và chi phí thời gian làm
việc của công nhân với mục đích hoà
n thiện và đưa vào sản xuất những hình thức tổ chức
lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động.
- Xác định chi phí thời gian của công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công
tác (định mức thời gian) hay số lượng sản phẩm cần tạo ra trong một thời gian nhất định
(định mức sản lượng) thích ứng với điều kiện kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại.
- Tạo điều kiện tổ chức tiền lương của công nhân phù hợp với nguyên tắc phân phối
theo số lượng và chất lượng lao động.
- Nghiên cứu phương phá
p lao động tiên tiến tạo điều kiện phổ biến chúng một
cách rộng rãi.
Nguyên tắc của công tác định mức kỹ thuật lao động. Quan điểm của nhà nước với định
mức : Định mức kỹ thuật lao động cần biểu thị chi phí xã hội cần thiết về thời gian lao
động của c
ông nhân với một trình độ sản xuất, tổ chức lao động nào đó và xuất phát


9
không chỉ về số lượng là bao nhiêu mà còn biểu thị trách nhiệm đối với lao động của
người tham gia sản xuất.
- Tính chất khoa học và tiên tiến của định mức : Định mức lao động cần nâng cao
không ngừng năng suất lao động trên cơ sở sử dụng đầy đủ khả năng sản xuất của máy
móc thiết bị và thời gian làm việc của công nhân. Nó cần được xây dựng trên cơ sở áp

dụng một cách có kết quả vào sản xuất những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến và sự tổ chức hợp lý.
- Tính hiện thực của định mức : Định mức phải được xây dựng trên cơ sở phân tích
nghiên cứu chính xác và khách quan những điều kiện sản xuất có đầy đủ biện pháp tổ
chức kỹ thuật đảm bảo t
hực hiện và phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia xây
dựng và thực hiện.
- Sự bao hàm của định mức đối với tất cả các loại lao động : Cần phải tiến hành xây
dựng định mức cho tất cả các loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sản xuất của
doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo giải quyết được toàn bộ các vấn đề về tổ chức
sản xuất tổ chức lao động và tiền lương, kế hoạch hoá la
o động
- Sự thống nhất trong nền kinh tế quốc dân : Đối với những công việc như nhau, thực
hiện trong những điều kiện tương tự , cần xác định những định mức như nhau nhằm mục
đích tuân theo đúng sự tương quan với tiền lương trả cho lao động.
1.3 Quá trình xây dựng, sản phẩm xây dựng
1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng
a) Phân loại quá trình xây dựng
Quá trình xây dựng trước hết là quá trình lao động, tức là hoạt động có ích của con
người, trong quá trình đó có sự giúp đỡ của máy móc thiết bị, con người tác động và biến
đổi các đối tượng lao động thành những sản phẩm vật chất cho xã hội. Trong xây dựng
Thủy lợi sản phẩm vật chất là những hồ chứa nước, những hệ thống kênh mương , những
trạm bơm tưới tiêu, những tuyến đê bao mới xây dựng hoặc xâ

y dựng lại.
Quá trình xây dựng bao gồm nhiều loại công tác khác nhau như công tác đất, công tác
bê tông, công tác xây gạch đá, công tác lắp gép kết cấu bê tông đúc sẵn, công tác lắp đặt
thiết bị máy móc mỗi công tác hoàn thành sẽ tạo ra sản phẩm tương ứng.
Nghiên cứu quá trình xây dựng là xuất phát điểm của công tác định mức kỹ thuật.
Mục đích của việc nghiên cứu quá trình xây dựng là để tổ chức quá trình đó hợp lý, đảm
bảo cho các công tác đư
ợc phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức lao động hợp lý đúng đắn,
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của công nhân, sử dụng tối đa công suất của máy
móc thiết bị, làm cho năng suất lao động được không ngừng nâng cao.
Mỗi quá trình xây dựng có đặc điểm, tính chất khác nhau, đặc tính của mỗi quá trình
tuỳ thuộc vào loại sản phẩm
xây dựng, vật liệu, chi tiết, kết cấu và biện pháp thi công.

10
- Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm xây dựng và vật liệu, chi tiết sử dụng trong quá trình
chế tạo ra nó, các quá trình xây dựng có thể phân loại như sau :
+ Quá trình phục vụ: Là quá trình thực hiện những công tác tổ chức phục vụ cho nơi làm
việc, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các công cụ, dụng cụ lao
động, nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục.
Quá trình phục vụ chia làm 2 loại :
Phục vụ công nghệ: Chế tạo, sửa chữa các công cụ, dụng cụ, cung cấp đến nơi làm
việc.
Chuẩn bị vật liệu và bá
n thành phẩm , cung cấp điện, nước, chất đốt
+ Quá trình vận tải : Bao gồm quá trình xếp dỡ, vận chuyển vật liệu và chi tiết đến nơi
làm việc và trong phạm vi làm việc.
+ Quá trình xây lắp : là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các kết cấu bộ phận c
ông
trình hay hoàn thành các công tác riêng biệt.

Quá trình xây lắp được chia thành:
Quá trình xây dựng: bao gồm việc xây dựng các kết cấu từ những vật liệu, chi tiết, mà
trong quá trình thực hiện có thể làm thay đổi hình dáng, tính chất của chúng. Ví dụ: Quá
trình xây tường , quá trình bê tông cốt thép móng, quá trình lát mái kênh
Quá trình lắp đặt : Sản phẩm của quá trình này tạo ra bằng cách lắp gép các chi tiết, cấu
kiện gia công sẵn mà trong quá trình thực hiện không làm thay đổi hình dáng, tính chất
của chúng. Ví dụ: Quá trình lắp ghé
p pa nen, quá trình lắp đặt ống cống, quá trình lắp
dựng vì kéo thép
+ Quá trình hoàn thiện: là những quá trình để hình thành lớp bảo vệ kết cấu và tạo dáng
kiến trúc bề mặt sản phẩm. Ví dụ : Quá trình trát tường, quá trình trồng cỏ mái đập
- Tuỳ theo ý nghĩa thực hiện quá trình xây dựng có thể phân loại như sau:
+ Quá trình chính : là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm chính. Ví dụ: quá trình bê tông
cống, quá trình xây tường cánh, quá trình xây đá tường chắn
+ Quá trình phụ : là quá trình không trực tiếp tạo ra sản phẩm c
hính mà chỉ có tác dụng
phục vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chính. Ví dụ: quá trình đào kênh dẫn dòng,
quá trình tiêu nước hố móng, quá trình lắp giàn giáo, quá trình làm đường thi công
+ Quá trình chuẩn bị : là quá trình liên quan đến việc tổ chức các điều kiện cần thiết để
hoàn thành các công tác chính và phụ. Ví dụ: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lấy mốc cắm
tuyến, tập kết thiết bị máy móc, vật liệu đến công trường
- Tuỳ theo sự diễn biến của quá trình người ta phân quá trình xây dựng như sau:
+ Quá trình chu kỳ : là quá trình được thực hiện bởi sự lặp đi lặp lại của các phần tử c
hu
kỳ sau một thời gian và trình tự nhất định. Kết quả của mỗi một chu kỳ là tạo ra một số
lượng sản phẩm như nhau. Trong quá trình chu kỳ có thể có một số phần tử không c
hu kỳ.
Ví dụ: quá trình đào hố móng bằng máy xúc một gầu, các phần tử chu kỳ là lấy đất vào

11

gầu, nâng gầu, quay gầu về vị trí đổ, đổ đất, quay gầu và hạ gầu về vị trí đào, còn phần tử
không chu kỳ là việc di chuyển máy xúc trong hố móng.
+ Quá trình không chu kỳ : là quá trình mà khi thực hiện tất cả các phần tử của quá trình
không lặp lại sau một thời gian và trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành thường không
bằng nhau.
- Tuỳ theo biện pháp thi công quá trình xây dựng được phân như sau:
+ Quá trình thủ công: là quá trình mà người công nhân thực hiện bằng năng lượng của
chính m
ình không có hoặc có sử dụng các công cụ lao động thi công. Ví dụ: đào đất bằng
thủ công, xây tường gạch chỉ, đóng cọc tre
+ Quá trình bán cơ giới hoá : là quá trình trong đó một phần các bước công việc được
thực hiện bằng máy, một phần khác thực hiện bằng thủ công hay sử dụng các công cụ lao
động. Ví dụ: quá trình đổ bê tông tại chỗ trộn và đầm bằng m
áy, quá trình lắp ghép cấu
kiện bê tông đúc sẵn bằng cần cẩu
+ Quá trình cơ giới hoá : là quá trình mà tất cả các bước công việc của chúng đều do máy
thực hiện , công nhân chỉ làm nhiệm vụ điều khiển máy hoạt động theo đúng quy trình
công nghệ thi công. Ví dụ: quá trình đào đất bằng máy xúc, quá trình đào và vận chuyển
đất bằng máy cạp
Trong công tác đắp đất (thi công đập đất, đắp đê) có quá trình cơ giới hoá tổng hợp
(dây chuyền CG
H) sử dụng một tổ hợp xe máy gồm máy đào, ô tô vận chuyển, máy san,
máy đầm.
+ Quá trình tự động hoá : là quá trình mà tất cả các bước công việc do một hay một số
máy thực hiện không có sự tham gia của công nhân. Quá trình được thực hiện theo một
chương trình đã lập sẵn với quy trình công nghệ và cả về mặt tổ chức.
- Tuỳ theo hình thức tổ chức lao động quá trình xây dựng được phân loại như sau:
+ Quá trình đơn lẻ : là một quá trình do một công nhân thực hiện. Ví dụ: quá trình hà
n
điện.

+ Quá trình tập thể (tổ, đội) : là quá trình do một số công nhân thực hiện. Ví dụ: Quá trình
xây tường, quá trình lắp gép cấu kiện bê tông đúc sẵn
b) Cơ cấu của quá trình xây dựng
Để giải quyết các nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật lao động như xây dựng
định mức mới, nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến vv Việc nghiên cứu quá
trình xây dựng đư
ợc tiến hành bằng cách phân chia quá trình xây dựng thành những bộ
phận cấu thành của nó. Việc nghiên cứu như vậy cho phép xác định được những tính chất
quy luật ảnh hưởng đến trị số chi phí lao động và chi phí thời gian sử dụng máy. Các
thành phần trong cơ cấu quá trình xây dựng bao gồm :
- Quá trình tổng hợp: là đơn vị lớn nhất của quá trình thi công bao gồm một số quá

trình giản đơn và các quá trình giản đơn này có quan hệ mật thiết trong công nghệ và tổ
chức thi công nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.

12
- Quá trình đơn giản: là một bộ phận của quá trình tổng hợp bao gồm một số phần
việc có liên quan chặt chẽ trong công nghệ và tổ chức thi công.
- Phần việc ( trong cơ khí gọi là nguyên công) : là một bộ phận của quá trình đơn
giản.
Ví dụ: Quá trình bê tông cốt thép là quá trình tổng hợp bao gồm các quá trình đơn giản:
- Cốt thép (kg)
- Ván khuôn (m2) (Sản phẩm cuối cùng m
3
BT thành phẩm)
- Đổ bê tông (m3)
Đổ bê tông là quá trình đơn giản bao gồm các phần việc:
- Trộn BT (m
3
)

- Vận chuyển BT (m
3
)
- Đổ BT (m
3
)
- Đầm BT (m
3
)
Phần việc có đặc tính là không thể phân chia về mặt tổ chức thi công, không thay đổi
về công nhân, công cụ lao động và đối tượng lao động. Nhưng theo cơ cấu về lao động thì
có thể tiếp tục phân chia phần việc ra như sau:
- Thao tác: là một bộ phận của phần việc bao gồm một số động tác trọn vẹn của một vài
bộ phận cơ thể một công nhân hoạt động.
Ví dụ: Đưa máy
đầm vào vị trí đầm.
- Động tác: là một bộ phận của thao tác bao gồm một số cử động liên tiếp của một vài bộ
phận của cơ thể một công nhân.
Ví dụ: - Nhấc máy đầm lên, đưa máy đầm vào vị trí.
- Cử động: là một sự di chuyển bất kỳ nào đó của cơ thể một công nhân - Cử động là đơn
vị nhỏ nhất khi phâ
n chia các quá trình lao động ra bộ phận hợp thành.
Ví dụ : Đưa tay về máy đầm - các ngón tay cầm lấy máy đầm
1.3.2 Sản phẩm xây dựng
Sản phẩm của quá trình xây dựng là kết quả của sự thay đổi vị trí trong không gian hay
của sự thay đổi hình giáng, kích thước, đặc tính cơ lý của các đối tượng lao động.
Trong công tác định mức kỹ thuật sản phẩm xây dựng được phân chia thành các loại
sau:
- Sản phẩm ban đầu : là kết quả hoàn thành của một phần việc. Sản phẩm ban đầu có thể
tính bằng đơn vị đo hiện vật hoặc đo bằng số lượng phần việc đã hoàn thành.


dụ: quá trình xây tường 22cm bằng gạch chỉ gồm các phần việc và khi hoàn thành
mỗi phần việc sẽ tạo ra sản phẩm ban đầu :
+ Vận chuyển gạch : sản phẩm ban đầu là số viên gạch đã vận chuyển
+ Trộn và vận chuyển vữa : sản phẩm ban đầu là số lít vữa đã trộn và vận chuyển
+ Căng dây mức : sản phẩm
ban đầu là số lần chuyển dây
+ Xây : sản phẩm ban đầu là số m3 tường đã xây thô

13
- Sản phẩm hoàn thành: là kết quả của việc hoàn thành một quá trình xây dựng đơn giản.
Sản phẩm được tính bằng đơn vị đo hiện vật.
Ví dụ : quá trình xây tường 22cm - sản phẩm hoàn thành là m
3
tường xây.
- Sản phẩm cuối cùng: là kết quả hoàn thành của một quá trình tổng hợp. Khái niệm
sản phẩm cuối cùng thường liên quan với việc hoàn thành một bộ phận kết cấu hay một
phần của công trình.
Ví dụ: quá trình bê tông cốt thép tràn xả lũ - sản phẩm cuối cùng là m
3
bê tông tràn.
- Sản phẩm chu kỳ: là kết quả của việc hoàn thành một chu kỳ của quá trình.
Ví dụ: quá trình lắp gép cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng cần cẩu - sản phẩm một chu kỳ
làm việc của cần cẩu là số lượng tấm pa nen đã cẩu lắp.
Các đơn vị đo sản phẩm ban đầu có thể khác đơn vị đo sản phẩm hoàn thành và các
đơn vị đo sản phẩm
hoàn thành cũng có thể khác các đơn vị đo sản phẩm cuối cùng. Mối
quan hệ giữa các đơn vị này được xác định bằng hệ số chuyển đổi đơn vị.
- Hệ số chuyển đổi đơn vị đo sản phẩm quá trình xây dựng: là số lượng sản phẩm ban đầu
tính cho một đơn vị đo của sản phẩm hoàn thành hay là số lượng sản phẩm

hoàn thành
tính cho một đơn vị đo của sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Quá trình xây tường 22 cm bằng gạch chỉ gồm các phần việc và các sản phẩm
ban đầu là:
- Vận chuyển gạch : 300 viên
- Trộn và vận chuyển vữa : 165 lít
- Căng dây mức : 3 lần
- Xây : 0,57 m
3

Tính chuyển cho một đơn vị đo sản phẩm hoàn thành.
k
1
= 300/0.57 = 526
k
2
= 165/0.57 = 290
k
3
= 3/0.57 = 5
k
4
= 0.57/0.57 = 1
Như vậy có nghĩa là muốn xây 1m3 tường dày 22 cm thì phải vận chuyển 526 viên
gạch, trộn và vận chuyển 290 lít vữa, căng dây mức 5.26 lần và xây 1m
3
tường gạch .
- Hệ số cơ cấu: Khi nghiên cứu các quá trình để xây dựng định mức có những quá trình
giống nhau về mặt tổ chức và kỹ thuật thi công nhưng cũng có những điểm khác nhau mà
không thể thể hiện được đầy đủ vì vậy người ta đưa ra hệ số cơ cấu để phản ánh tính chất

khác đó.
Ví dụ: Tiến hành lắp ghép 140 m
3
tường trong đó có 124 m
3
trong điều kiện bình
thường và 16 m
3
trong điều kiện khó khăn hơn (các tấm ở góc)

N1
= = 0,89 89% lắp ghép bình thường

14
N2 =
= = lắp ghép ở góc
Câu hỏi
1. Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là gì ?
2. Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng ?
3. Sản phẩm xây dựng là gì ? có mấy loại sản phẩm xây dựng ?


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỜI GIAN LÀM VIỆC - CÁC
ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phân tích chi phí thời gian làm việc
Nhiệm vụ qua
n trọng của công tác định mức kỹ thuật lao động trong xây dựng là
hoàn thiện quá trình xây dựng, nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của công nhân và
máy móc thiết bị xây dựng, xác định các định mức có căn cứ khoa học về chi phí lao

động.
Để giải quyết nhiệm vụ này, cần nghiên cứu một cách có hệ thống chi phí thời gian
làm việc của công nhân và thời gian sử dụng máy.
Nghiên cứu thời gian làm việc của công nhâ
n là phương pháp hợp lý nhất, trên cơ sở
đó lập dự án quá trình lao động, hoàn thiện các định mức thời gian, nghiên cứu và tổng
hợp các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Nghiên cứu chi phí thực tế về thời gian làm việc của công nhân và thời gian sử dụng
máy, nghiên cứu những thời gian tổn thất của công nhân, thời gian chết của máy và
nguyên nhân của sự tổn thất đó, nghiên cứu biện pháp để khắc phục chúng nhằm nâng cao
năng suất lao động.
Để đạt đư
ợc mục đích đó ta cần phân loại chi phí thời gian thành từng nhóm với yêu
cầu phải nêu lên được sự tham gia của công nhân và máy móc thiết bị trong việc hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất phân biệt thời gian công tác và thời gian gián đoạn, nêu rõ chi
phí thời gian cần thiết, hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ của sản xuất.
Trong sản xuất toàn bộ thời gian làm việc đư
ợc chia thành thời gian định mức và thời
gian không được định mức.
Thời gian định mức bao gồm những thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất
đã cho. Vì vậy nó nằm trong định mức kỹ thuật lao động .
Thời gian không được định mức bao gồm những thời gian ngừng làm việc sinh ra do
thiếu sót về tổ chức kỹ thuật hoặc do vi phạm kỹ luật lao động. Do đó nó không nằm
trong định mức kỹ thuật lao động.


15
2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân
a) Thời gian có định mức: Là thời gian làm việc cần thiết cho sản xuất thực hiện nhiệm
vụ được giao.

- Thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian hao phí cho những công tác
chuẩn bị, thu dọn chỗ làm việc, trực tiếp làm việc thực hiện nhiệm vụ được giao với kỹ
thuật thi công đúng và chất lượng sản phẩm hợp quy cách.
+Thời gian chuẩn bị - kết thúc: là thời gian hao phí để làm các công việc chuẩn bị lú
c bắt
đầu ca và công tác kết thúc công việc lúc cuối ca. Thời gian chuẩn kết gồm hai loại:
. Loại chuẩn kết cho ca làm việc:
. Loại chuẩn kết cho cả đợt nhiệm vụ
+Thời gian tác nghiệp: là thời gian trực tiếp tạo ra sản phẩm đúng quy cách theo một quy
trình thi công đúng trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý nó bao gồm:














Thời
gian
ngừng
do vi
phạm
kỹ luật




Thời
gian
ngừng
do
nguyên
nhân


Thời gian
ngừng việc
không quy định


Thời gian không định mức

Thời
gian
ngừng
do tổ
chức kỹ
thuật



Thời
gian
cho

những
công
việc

làm việc
của công

làm việc
không phù
hợp với

Hình 1 : Sơ đồ phân tích thời gian làm việc của
công nhân

16

Thời
gian cho
những
công
việc
không



Nhu
cầu tự
nhiên



Thời
gian
nghỉ
giải lao
và nhu
cầu tự

Nghỉ
giải lao


Thời gian ngừng và
nghỉ được quy định

Thời
gian
ngừng
do kỹ
thuật
thi công




Tác
nghiệp
p
h





Thời gian có định mức

Thời
gian tác
nghiệp

Tác
ngiệp
chính


Cho cả
đợt
nhi

m


Thời gian làm việc phù hợp
với
nhiệm vụ

Thời
gian
chuẩn
bị - kết
thúc


Cho ca
làm
vi

c



Thời gian tác nghiệp chính: là thời gian tiêu hao để thực hiện các thao tác chủ yếu trong
quá trình thi công trực tiếp làm thay đổi hình dạng, kích thước, thành phần vị trí của sản
phẩm.
Thời gian tác nghiệp phụ: là thời gian làm việc có tính chất phụ cho thời gian tác nghiệp
chính.
Thời gian ngừng và nghỉ được quy định: là thời gian ngừng việc được xác định với một
quy trình thi công đúng, có kể đến nhu cầu cá nhân và ngừng việc vì lý do kỹ thuật. Nó
bao gồm:
+ Thời gia
n ngừng việc do kỹ thuật thi công: là thời gian ngừng việc do điều kiện kỹ thuật
thi công bắt buộc phải ngừng.
Ngừng do tổ chức sản xuất: mặc dầu tổ chức sản xuất đã hợp lý song không thể tránh khỏi
những nẩy sinh trong lúc thi công.

17
Ngừng vì lý do kỹ thuật thi công: do quy trình công nghệ bắt buộc.
Ví dụ: Thời gian cần cẩu ngừng để công nhân định vị và liên kết cấu kiện khi đang cẩu
lắp
+ Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên của công nhân.
Thời gian công nhân nghỉ giải lao.
Thời gian công nhân phải quyết nhu cầu tự nhiên.
b) Thời gian không định mức: Là thời gian hao phí có ích hoặc không có ích cho sản

xuất nhưng không được nhiệm vụ quy định.
- Thời gian làm việc k
hông phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian người công nhân vẫn phải
làm việc nhưng không được nhiệm vụ quy định.
+ Thời gian cho những việc không thấy trước: là thời gian hao phí có ích cho sản xuất
nhưng không được nhiệm vụ quy định.
Thời gian làm việc không thấy trước là loại thời gian thường bị động gây ảnh hưởng
đến năng suất lao động do trên quan điểm định mức ta loại trừ loại thời gia
n này.
+ Thời gian cho những công việc thừa: là hao phí thời gian không do quy trình công nghệ
quy định, có làm việc nhưng không có sản phẩm.
Ví dụ: Phá đi làm lại, làm thừa yêu cầu chất lượng (trộn bê tông quá lâu theo quy định,
đầm đất quá kỹ so với yêu cầu thiết kế).
- Thời gian ngừng việc không được quy định: là thời gian ngừng việc do phá vỡ các quy
trình thi công bình thường, phải nghỉ việc không có lý do chính đáng.
+ Thời gia
n ngừng do tổ chức kỹ thuật tồi ( thiếu vật liệu, thiếu chỗ làm việc, thiếu dụng
cụ, thiếu cán bộ hướng dẫn ).
+ Thời gian ngừng do nguyên nhân khách quan: là thời gian một công nhân nghỉ việc do
điều kiện thời tiết (mưa to, bão lớn ).
+ Thời gian ngừng do vi phạm luật kỹ luật lao động: ( đi muộn, về sớm, bỏ đi chơi trong
giờ làm việc.
2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy:
Thời gian sử dụng máy cũng bao gồm 2 loại : thời gan có định mức và thời gian
không định mức.
a) Thời gian có định mức : Bao gồm thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ và
thời gian máy ngừng được quy định.










18


































Do
công
nhân lái
máy vi
phạm



Do
nguyên
nhân
khách
quan



Thời gian không định
mức

Thời gian máy ngừng việc

không hợp lý

Do
nguyên
nhân tổ
chức
kỹ thuật


Hình 2 : Sơ đồ phân tích thời gian
sử dụng máy

19

Máy
chạy
cho
những
công



Thời gian máy chạy
không phù hợp với
nhiệm vụ

Máy
chạy
cho
những

công


Công
nhân có
nhu cầu
t


Thời gian sử dụng máy

Ngừng
vì công
nhân
nghỉ
giải lao

Công
nhân
nghỉ
gi
ảilao


Ngừng
vì chăm
sóc kỹ
thuật,
bảo





Thời gian máy ngừng hợp lý
được quy định

Ngừng

lý do kỹ
thuật và
tổ chức




Thời gian có định mức

Thời
gian
máy
chạy
không




Chất
tải
không
đ

ầy đ



Thời gian máy chạy phù hợp
với
nhiệm vụ

Thời
gian
máy
chạy có
hiệu

Chất
tải
đầy
đ


Thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian máy làm việc để hoàn thành công
tác phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao với quy trình công nghệ đúng và chất lượng
sản phẩm hợp quy cách.
+ Thời gian máy chạy có hiệu quả : là thời gian máy trực tiếp làm ra sản phẩm
. Thời gian máy chất tải đầy đủ : là thời gian máy được sử dụng đầy đủ tải trọng phù hợp
với đặc điểm kết cấu và với điều kiện cụ thể của nó.
Thí
dụ : Tải trọng của vật nâng tương ứng với tải trọng quy định theo tầm với của cần
cẩu, khối lượng đất xúc trong gầu của máy xúc tương ứng với dung tích của gầu và tính
chất của đất.


20
. Thời gian máy chất tải không đầy đủ : là thời gian máy sử dụng không hết tải trọng quy
định. Trường hợp này có thể do tính chất công việc (vận chuyển hàng cồng kềnh, trọng
lượng nhẹ ).
+ Thời gian máy chạy không có hiệu quả : là thời gian máy không trực tiếp làm ra sản
phẩm nhưng không thể thiếu được, như thời gian máy lùi, thời gian xe vận chuyển đến
nơi làm việc, ô tô vận chuyển hàng một chiều, cần cẩu chạy không đến vị trí lấy tấm b
ê
tông
- Thời gian máy ngừng hợp lý được quy định: là thời gian máy ngừng việc do tính chất
của quá trình sản xuất, do bảo dưỡng máy hoặc do công nhân điều khiển máy nghỉ giải
lao và giải quyết nhu cầu cá nhân.
+ Thời gian máy ngừng việc vì lý do thi công (do quy trình công nghệ): là thời gian máy
ngừng việc do tính chất của quá trình thi công quy định ( cần cẩu phải dừng khi công
nhân móc cấu kiện, khi công nhân định vị và liên kết tấm cấu kiện)

+ Thời gian máy ngừng làm việc do bảo dưỡng máy: là thời gian máy phải dừng để người
công nhân lái máy kiểm tra máy móc, tra dầu mỡ
+ Thời gian máy ngừng việc do công nhân lái máy nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu cá
nhân.
b) Thời gian không định mức: Bao gồm thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm
vụ và thời gian máy ngừng không hợp lý.
- Thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm vụ:
+ Thời gian m
áy làm công tác không thấy trước: là thời gian máy là việc có ích cho sản
xuất nhưng do phá vỡ quy trình công nghệ hoặc do lỗi của công nhân hay lỗi của cán bộ
kỹ thuật mà máy móc phải làm việc nhưng không thuộc về nhiệm vụ được giao.
+ Thời gian máy làm công tác thừa: là thời gian máy móc vẫn phải làm việc nhưng không
làm tăng sản phẩm ( máy trộn bê tông quá thời gian yêu cầu).

- Thời gian máy ngừng không hợp lý:
+ Thời gian máy ngừng việc do tổ chức sản xuất kém: là thời gian m
à máy phải ngừng
việc do thiếu mặt bằng công tác, thiếu vật liệu
+ Thời gian máy ngừng việc do nguyên nhân khách quan: là thời gian máy ngừng việc do
mưa, bão, mất điện
+ Thời gian máy ngừng việc do thợ lái máy vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, về
sớm, nghỉ việc không lý do
2.2 Các định mức kỹ thuật và mối liên hệ giữa ch
úng
2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động :
Định mức thời gian (lao động) là mức thời gian (lao động) hao phí quy định để nhận
được một đơn vị sản phẩm với chất lượng hợp quy cách do người công nhân có nghề
nghiệp và trình độ nghề phù hợp thực hiện trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu

21
chuẩn với việc sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả, sử dụng tổ chức lao động hợp lý,
thực hiện đúng quy trình công nghệ.
Định mức thời gian và định mức lao động khác nhau là đơn vị tính định mức thời
gian là giờ, phút, ca làm việc còn đơn vị tính định mức lao động là người - giờ, người -
phút, người - ca.
Định mức thời gian: là nghiên cứu về mặt tốc độ.
Định mức lao động: là nghiê
n cứu về mức hao phí lao động, có nghĩa là có kể đến số
công nhân tham gia vào quá trình sản xuất.
Mối quan hệ giữa định mức thời gian và định mức lao động :


K
Đ

Đ
ld
tgn
= ( 2 - 1)

Đ

= Đ
tgn
. K ( 2 - 2 )
Trong đó : Đ
tgn
: định mức thời gian cho nhóm công nhân;
Đ

: định mức lao động;
K : số công nhân trong nhóm;
Nếu K = 1 thì Đ
tg
= Đ


Ví dụ:
Để sản xuất ra một sản phẩm Đ
tgn
= 3 phút
Đ

= 3 công nhân x 3 phút = 9 người - phút
Đ

tg
và Đ

bằng nhau chỉ khi có một người công nhân tham gia quá trình sản xuất.
Đ

= 1 người x 3 phút = 3 người - phút.
2.2.2 Định mức sản lượng:
Là số sản phẩm quy định nhận được trên một đơn vị thời gian với chất lượng hợp
quy cách do những công nhân có nghề và trình độ nghề phù hợp thực hiện trong điều kiện
tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn, sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất và tổ chức lao động
hợp lý, thực hiện theo đúng quy trình công nghệ.
Định mức sản lượng được xác định qua Đ
tg
hay Đ

bằng các công thức:

tgc
ca
ld
Đ
T
Đ =
(2 - 3)

ld
ca
sl
Đ

T
Đ =
(2 - 4)

tgn
ca
s
Đ
T
Đ =
ln
(2 - 5)

ld
ca
s
Đ
KT
Đ
.
ln
=
(2 - 6)

22
Trong đó : Đ
sl
: định mức sản lượng của một công nhân trong 1 ca;
Đ
sln

: định mức sản lượng của một nhóm công nhân trong 1 ca;
T
ca
: thời gian ca làm việc tính bằng giờ;
Đ
tgc
: định mức thời gian cho một công nhân tính bằng giờ.
2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy:
Là mức thời gian hao phí quy định cho máy để tạo ra một đơn vị sản phẩm với chất
lượng hợp quy cách trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn, thực hiện đúng
quy trình công nghệ.
Định mức thời gian sử dụng máy biểu thị bằng giờ máy, ca máy. Ví dụ quá trình đào
đất kênh mương bằng máy đào gầu thuận có dung tích gầu V=0.8 m3 đất cấp II, định mức
thời gian để đào 100 m
3 là 0.352 ca máy (2.816 giờ máy)
2.2.4 Định mức năng suất của máy:
Là số lượng sản phẩm cần thiết do máy hoàn thành sau một đơn vị thời gian trong
những điều kiện tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ đúng đắn. Ví dụ: định mức năng
suất của máy đào ở ví dụ trên là 35.5 m3/ giờ máy.
Mối liên hệ giữa định mức thời gian và định mức năng suất của máy:

nsca
ca
tg
Đ
T
Đ =
(2 - 7)

nsg

tg
Đ
Đ
1
=
(2 - 8)

tg
ca
nsca
Đ
T
Đ =
(2 - 9)

tg
nsg
Đ
Đ
1
=
(2- 10)
Trong đó : Đ
tg
: định mức thời gian sử dụng máy tính bằng giờ;
Đ
nsca
: định mức năng suất của máy trong 1 ca;
Đ
nsg

: định mức năng suất của máy trong 1 giờ.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất lao động và các chỉ tiêu đánh giá mức độ
thực hiện các định mức
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động :
- Phương pháp tổ chức sản xuất.
- Trình độ nghề nghiệp của công nhân .
- Hệ thống trả lương lao động.
- Thái độ giác ngộ của công nhân đối với lao động.

23
- Đặc điểm khối lượng công tác và đặc điểm kết cấu.
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Tình trạng máy móc, công cụ và thiết bị lao động.
- Đặc điểm của vật liệu vv
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức :
- Hệ số (%) đạt mức K
đ
là tỷ lệ so sánh giữa sản lượng thực tế với sản lượng định
mức.

100.
dm
tt
d
S
S
K =
(2 - 11)

Trong đó : S
tt
: sản lượng thực tế;
S
dm
: sản lượng định mức.
Do Đ
sl
= 1 / Đ
tg
nên ta có thể viết :

tt
dm
d
S
S
K =
(2 - 12)
- Hệ số (%) Vượt mức K
v
: là tỷ lệ vượt mức của sản lượng thực tế với sản lượng định
mức.

100.
dm
dmt
v
S
SS

K

=
(2 - 13)
Trong đó : S
tt
: là sản lượng thực tế;
S
dm
: là sản lượng định mức.

100.
tt
ttdm
v
T
TT
K

=
(2 - 14)
Trong đó : T
dm
: là thời gian định mức;
T
tt
: là thời gian thực tế.
2.4 Các khái niệm liên quan đến qu
á trình xây lắp
Chỗ làm việc: là khoảng không gian vừa đủ để cho công nhân tham gia vào quá trình

sản xuất trong đó công cụ lao động, đối tượng lao động, sản phẩm làm ra được sắp xếp
hợp lý để sao cho việc di chuyển của người công nhân là tiện nhất.
Phần tử: khi quan sát xây dựng định mức người ta đưa ra khái niệm phần tử để chỉ các
bộ phận của quá trình bị chia nhỏ. V
iệc phân chia phần tử có tính chất độc lập tương ứng
với cơ cấu của quá trình. Phần tử có thể trùng với bộ phận cơ cấu của quá trình (thao tác,
phần việc) nhưng cũng có khi ta liên hợp 2, 3 thao tác hoặc phần việc thành một phần tử.
Khi chia quá trình ra các phần tử thì phải xác định được sản phẩm của phần tử.


24
Điểm ghi: là điểm phân chia ranh giới về mặt thời gian nó chính là điểm kết thúc phần
tử đầu và bắt đầu sang phần tử tiếp theo hoặc trong quá trình làm việc mà có sự thay đổi
về thành phần, số lượng công nhân của các phần tử thì cũng xuất hiện điểm ghi.
Ví dụ :
Quá trình làm việc của máy xúc: Điểm mốc:
- Xúc đất - Đầy gầu.
- Nâng quay - Vị trí đỗ.
- Đổ đất - Đổ hết đất.
- Quay lại vị trí ban đầu - Vị trí xúc
Ví dụ: Quá trình xâ
y tường 22 cm
7.00 (3CN) 7.05 (7CN) 7.10
Vận chuyển gạch
Nhân tố ảnh hưởng: là tình trạng hay sự việc nào đó có ảnh hưởng tới đại lượng hao
phí thời gian, những ảnh hưởng đó có thể diễn tả bằng số hoặc bằng lời hoặc cả bằng số
và bằng lời.
Ví dụ:
- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số: trọng lượng tấm tường l
à hai tấn.

- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng lời: vì kéo thép , xây móng đá hộc.
- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số và lời: xây móng đá hộc ở độ sâu 2m.
Đặc tính của quá trình: là tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đặc trưng cho một quá trình
sản xuất nhất định. Ta có thể dựa vào đặc tính của một quá trình để phâ
n biệt quá trình
này khác với quá trình kia.
Khi quan sát định mức thì đặc tính của quá trình được ghi vào phiếu, gọi là phiếu đặc tính
quá trình.
Điều kiện tiêu chuẩn của quá trình xây dựng : là đặc tính của quá trình nhưng đã được
tiêu chuẩn hoá cụ thể cho từng quá trình - Điều đó có nghĩa là đã quy định rõ cho từng nội
dung đã ghi ở phiếu đặc tính của quá trình, nó bao gồm những nội dung cụ thể sau:
Thời gian địa điểm nơi qua
n sát
Thành phần, số lượng, cấp bậc của công nhân phải được bố trí phù hợp với nhiệm vụ của
công việc
Quy định cụ thể chủng loại, quy cách, chất lưọng vật liệu.
Ví dụ: Vật liệu xây tường : + Gạch chỉ đặc nhà máy loại A M > 75
+ Vữa tam hợp M50
Phương pháp tổ chức sản xuất.
Kỹ th
uật thi công được áp dụng.
Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động.

25
Điều kiện tiêu chuẩn của quá trình được thiết kế ra phải phản ánh đúng và đầy đủ
những nội dung đã ghi ở phiếu đặc tính quá trình . Mỗi một trị số định mức đều được thiết
kế một điều kiện tiêu chuẩn kèm theo.
2.5 Các phương
pháp xây dựng định mức
2.5.1 Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật

Với phương pháp này các định mức được tính toán trên cơ sở được phân tích tỉ mỉ quy
trình công nghệ (kỹ thuật thi công) của mỗi phần việc và các bộ phận hợp thành của nó,
nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn của quá trình.
Trong một số trường hợp cần nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của thời gian định
mức, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời hạn của nó tr
ong các điều kiện sản xuất cụ
thể, tìm cách giải quyết đúng đắn nhất nhằm đảm bảo chi phí thời gian nhỏ nhất.
Sau khi đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng tất cả các điều kiện sản xuất gắn liền với việc
thực hiện các phần việc định mức thì tiến hành dự trù chế độ công tác hợp lý của máy

c, thiết bị, dự định thành phần hợp lý và liên tục của các bộ phận riêng biệt của phần
việc.
Sau đó dự thảo các biện pháp tổ chức kỹ thuật và kinh tế nhằm đảm bảo sự áp dụng chế
độ công tác của máy móc thiết bị đã được vạch ra và xác định trình tự công việc.
Cuối cùng là tính toán tất cả các bộ phận thời gian định mức kỹ thuật (thời gian tác
nghiệp, c
huẩn kết, ngừng vì lý do kỹ thuật, nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên).
Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật có 2 loại :
Phương pháp phân tích tính toán
Phương pháp phân tích nghiên cứu (phương pháp thực nghiệm)
Phương pháp phân tích tính toán: các bộ phận thời gian định mức được xác định trên
cơ sở các tài liệu gốc, các bản thiết kế, thi công mẫu và các số liệu về định mức đã có
trước. Riêng đối với công việc bằng m
áy thời gian tác nghiệp chính có trong công thức
tính toán riêng phù hợp với chế độ làm việc của máy đó.
Phương pháp phân tích nghiên cứu : Thời hạn của tất cả các bộ phận của thời gian
định mức xác định trên cơ sở quan sát chụp ảnh quá trình, tiến hành trong các điều kiện tổ
chức kỹ thuật và kinh tế hợp lý nhất đối với công trình cụ thể với việc sử dụng triệt để các
kinh nghiệm
công tác tiên tiến.

Sự khác nhau của phương pháp này với phương pháp phân tích tính toán là ở chỗ
những tài liệu gốc để tính toán định mức là những tài liệu quan sát thực tế trên hiện
trường tại nơi làm việc . Đây là phương pháp cơ bản của công tác định mức trong xây
dựng . Nó cho phép không chỉ xác định các định mức có căn cứ kỹ thuật mà còn hoàn
thiện việc tổ chức lao động, sản xuất ở nơi làm việc . Đây là phương pháp cơ bản của
công tác định mức trong xây dựng.
2.5.2 Phương pháp tổng hợp định mức :

×