Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động quan trắc môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.87 KB, 39 trang )

HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ
CHO HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Lê Minh Toàn
Vụ trưởng Vụ KH-TC, Tổng cục Môi trường
I. TỔNG QUAN CHUNG
Trong thời gian qua, hoạt động của các trạm quan trắc và phân tích môi
trường đã thu được những kết quả quan trọng và tích luỹ được một số dữ liệu cơ
bản về chất lượng môi trường của nước ta, đồng thời cung cấp những dữ liệu cơ
bản cho “Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam” hàng năm. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động của mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường quốc gia,
đã nảy sinh một số yếu kém và những tồn tại như hệ thống trạm quan trắc môi
trường còn mỏng, mạng lưới các điểm quan trắc còn ít, thời gian quan trắc còn
thưa, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số trạm quan trắc và phân tích môi trường
còn nghèo nàn, nhân lực thiếu và chưa ổn định, hệ thống thông tin giữa các trạm
còn yếu kém, kinh phí cho quan trắc môi trường còn quá ít ỏi.
Bên cạnh việc thiếu kinh phí cho hoạt động này, thì việc áp dụng các đơn
giá, định mức kinh tế – kỹ thuật cho công tác quan trắc và phân tích môi trường
của các trạm quan trắc và phân tích môi trường chưa có cơ sở và thống nhất
cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quan trắc môi
trường. Cho đến nay vẫn chưa có những quy định về đơn giá và định mức cụ thể
cho các hoạt động về quan trắc và phân tích môi trường, như công tác lấy mẫu
các thành phần môi trường ở các vùng lãnh thổ và phân tích các chỉ tiêu môi
trường cụ thể... mà chỉ có các Thông tư hướng dẫn về chế độ thu và sử dụng phí
kiểm nghiệm, đo lường tiêu chuẩn áp dụng cho các thời kỳ, các giai đoạn. Do đó
việc thực hiện quan trắc và phân tích môi trường ở mỗi nơi, mỗi trạm có phần
khác nhau dẫn đến quy trình quan trắc, số liệu quan trắc và phân tích môi trường
chưa đảm bảo tính khoa học và độ chính xác cao. Ngay cả báo cáo hiện trạng
môi trường hàng năm của các địa phương, các tỉnh thành cũng không thể đảm
bảo chất lượng và không thể phản ánh đúng thực chất của hiện trạng môi trường
của các tỉnh, thành khi mà mỗi nơi áp dụng một định mức quan trắc môi trường
không giống nhau.


Năm 1995, Liên Bộ Tài chính – Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ra
Thông tư số 65/TT-LB về Hướng dẫn chế độ thu và sử dụng phí kiểm nghiệm,
đo lường và các hoạt động khác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Năm 1999,
Cục Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) đã có công văn số 216/MTg-HT
ngày 12 tháng 3 năm 1999 gửi các trạm quan trắc và phân tích môi trường về
2
việc áp dụng biểu giá quan trắc và phân tích môi trường đối với các trạm quan
trắc và phân tích môi trường quốc gia. Năm 2000 Bộ Tài chính đã ra quyết định
số 21/2000/QĐ/BTC, ngày 21 tháng 2 năm 2000 về việc ban hành biểu mức thu
phí, lệ phí y tế dự phòng. Năm 2002, Bộ Tài Chính có Thông tư số 83/2002/TT-
BTC ngày 25 tháng 9 năm 2002 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng
phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (hiện nay, Thông tư số
83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính đã hết hiệu lực
theo đó chi phí phân tích mẫu không áp dụng theo Thông tư 83/2002/TT-BTC
nữa).
Để có thể xác định được tương đối chính xác hao phí lao động cho các hoạt
động quan trắc và phân tích môi trường, làm căn cứ cho việc tính toán chi phí
cho các hoạt động này một cách tiết kiệm trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản
phẩm, đảm bảo các kết quả quan trắc môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội, việc
ban hành các định mức kinh tế – kỹ thuật cho các hoạt động quan trắc và phân
tích môi trường là nhiệm vụ rất cấp thiết nhằm ổn định hoạt động của Hệ thống
mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường quốc gia. Ngày 5 tháng 7 năm
2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật
cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường không khí xung quanh và môi
trường nước mặt lục địa tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT, Định mức kinh
tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường đất, nước dưới đất
và nước mưa axit tại QĐ số 02/2008/QĐ-BTNMT ngày 16/4/2008 và Định mức
kinh tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích môi trường nước biển,
khí thải và phóng xạ tại QĐ số 03/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/4/2008.
Trong hoạt động quan trắc và phân tích môi trường ở Anh và các nước theo

hệ tiêu chuẩn Anh (như Úc, Hồng Kông, Thailand, Malaysia, Singapore...), định
mức quan trắc và phân tích môi trường được xác định theo thành phần và tính
chất của mỗi công việc. Các chỉ tiêu định lượng về hao phí lao động, hao phí
thời gian sử dụng máy móc thiết bị, hao phí vật tư hoá chất, dụng cụ và các yếu
tố đầu vào khác để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm (1 thông số phân tích môi
trường) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng qui định, được thực hiện theo 2 giai
đoạn : giai đoạn quan trắc lấy mẫu hiện trường và giai đoạn phân tích xử lý, tính
toán kết quả trong phòng thí nghiệm. Trong giai đoạn quan trắc đo đạc và lấy
mẫu hiện trường được tính toán bằng phương pháp thống kê các nguồn lực theo
tiến độ thực hiện tại hiện trường đối với các mẫu đã chọn. Còn giai đoạn phân
tích và xử lý số liệu, tính toán kết quả trong phòng thí nghiệm được thực hiện
trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn phân cấp phòng thí nghiệm và được xác định
bằng phương pháp phân tích tính toán kết hợp với phương pháp thí nghiệm. Các
chỉ tiêu định lượng này do các Hiệp hội hoặc Tổ chức chuyên ngành biên soạn,
còn các Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước chỉ ban hành các chỉ tiêu giá.
3
Qua điều tra khảo sát tại các trạm quan trắc và phân tích môi trường vùng
phía Bắc, miền Trung và vùng phía Nam cho thấy, hầu hết các trạm đều đang có
nhiều vướng mắc và khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi
trường hàng năm. Kinh phí thực hiện mới chỉ đảm bảo được khoảng 70%, chủ
yếu áp dụng theo Thông tư 216/MTg-HT của Bộ KHCN&MT và gần đây là
Thông tư 83/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính. Định mức rất khó xác định,
thường tính khoán gọn cho các thông số phân tích là 60%, hoá chất và thiết bị
khoảng 20%, còn nhân công thực hiện là 20%. Công tác đi quan trắc lấy mẫu
hiện trường được thực hiện theo nhiệm vụ với chế độ công tác phí của cơ quan.
Về cơ bản, các trạm tự phân chia và áp dụng cho mình một cách tính định mức
và đơn giá thực hiện cho hoạt động quan trắc lấy mẫu hiện trường. Các trạm
quan trắc và phân tích môi trường đều cho rằng, nếu áp dụng theo đơn giá của
Bộ Tài chính thì rất thấp không thể thực hiện được và rất khó để lập dự toán hay
quyết toán hợp đồng về thực hiện nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường

hàng năm.
Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành, một số Trung tâm quan
trắc môi trường (Đồng Nai, Thái Nguyên) bước đầu đã xây dựng đơn giá quan
trắc môi trường cho riêng mình.
II. HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CHO HOẠT ĐỘNG
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1. Các định mức kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng và ban hành
Trong năm 2007- 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 03
quyết định về định mức kinh tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích
một số thành phần môi trường như:
- Định mức kinh tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích
môi trường không khí xung quanh và môi trường nước mặt lục địa số
10/2007/QĐ-BTNMT ngày 5/7/2007;
- Định mức kinh tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích
môi trường đất, nước dưới đất và nước mưa axit số 02/2008/QĐ-
BTNMT ngày 16/4/2008;
- Định mức kinh tế – kỹ thuật cho hoạt động quan trắc và phân tích
môi trường nước biển, khí thải và phóng xạ số 03/2008/QĐ-BTNMT
ngày 18/4/2008.
2. Các định mức kinh tế kỹ thuật đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường
xây dựng để trình ban hành
4
- Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc nước mặt của trạm
quan trắc tự động di động và cố định;
- Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc nước thải công
nghiệp;
- Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí
xung quanh của trạm quan trắc tự động cố định, tự động di động;
- Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc chất thải rắn;
- Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc trầm tích đáy;

- Định mức sử dụng diện tích nhà, xưởng thiết bị, lao động cho trạm
quan trắc môi trường.
- Định mức kinh tế kỹ thuật kiểm chuẩn các thiết bị phân tích NOx,
SO2, CO, O3 của trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên
tục
III. LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ ĐƠN GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG QUAN
TRẮC MÔI TRƯỜNG
1. Về lập dự toán kinh phí hoạt động quan trắc và phân tích môi trường
Đơn giá sản phẩm cụ thể cho hoạt động quan trắc và phân tích một số thành
phần môi trường chưa được xây dựng, nên việc dự toán kinh phí cho hoạt động
phân tích mẫu chủ yếu căn cứ vào Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng
9 năm 2002 Quy định chế độ, thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, còn hoạt động quan trắc, lấy mẫu và đo đạc các
thông số vật lý (đo nhiệt độ, độ ẩm, độ màu …), cũng như các chi phí cho khấu
hao máy móc, thiết bị, các vật dụng lấy mẫu, đựng mẫu là chưa có căn cứ để dự
toán được đầy đủ. Nhưng đến nay, Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng
9 năm 2002 của Bộ Tài chính đã hết hiệu lực theo đó chi phí phân tích mẫu
không áp dụng theo Thông tư 83/2002/TT-BTC nêu trên.
Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn hướng dẫn việc lập
và phê duyệt dự toán kinh phí hoạt động quan trắc môi trường, cụ thể như sau:
- Những hoạt động đã có định mức kinh tế kỹ thuật thì Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố tự tổ chức việc xây dựng bộ đơn giá gửi Sở Tài
chính thẩm định trình UBND tỉnh ban hành (đối với ngân sách Trung ương,
Tổng cục Môi trường tổ chức việc xây dựng bộ đơn giá trình Bộ thẩm định gửi
Bộ Tài chính ban hành) làm cơ sở duyệt dự toán, đặt hàng, giao kế hoạch hoặc
5
đấu thầu.. Chi phí xây dựng bộ đơn giá môi trường được chi trong kinh phí sự
nghiệp môi trường.
- Đối với các hoạt động chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật (chỉ áp dụng
trong trường hợp đơn vị không có đủ điều kiện phân tích phải thuê bên ngoài

thực hiện): vận dụng mức chi phân tích mẫu theo một số văn bản sau:
+ Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;
+ Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng
và phí kiểm dịch y tế biên giới;
+ Thông tư số 136/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài
chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác
thú y; và các văn bản quy định hiện hành khác.
Đối với các mẫu cần phân tích chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quy định về mức chi phí xét nghiệm, phân tích thì thực hiện theo hợp
đồng thoả thuận với đơn vị xét nghiệm, phân tích trên cơ sở phù hợp với các
mức chi hiện hành.
2. Phương pháp xây dựng đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi
trường đã có định mức kinh tế kỹ thuật
2.1. Nguyên tắc chung xây dựng đơn giá
2.1.1. Trình tự lập đơn giá sản phẩm quan trắc:
- Bước 1: Lập danh mục các thông số quan trắc cần lập đơn giá với các yêu
cầu kỹ thuật và điều kiện kỹ thuật kèm theo.
- Bước 2: Tập hợp những định mức kinh tế kỹ thuật của các thông số theo
các danh mục nêu trên.
- Bước 3: Lập bảng danh mục và tính giá vật liệu đến hiện trường quan
trắc, tính đơn giá nhân công quan trắc, tính đơn giá ca máy thiết bị quan trắc,
tính đơn giá dụng cụ quan trắc và giá nhiên liệu, năng lượng.
- Bước 4: Xác định các thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy móc
thiết bị, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng và chi phí chung của đơn giá.
- Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn áp
dụng và những ghi chú kèm theo.
2.1.2. Qui định chung về đơn giá sản phẩm quan trắc:

6
- Khi xây dựng đơn giá phải đảm bảo tính bình quân trong phạm vi khu vực
quan trắc (tỉnh hoặc thành phố), tính bình quân được biểu hiện ở mặt định lượng
thông qua định mức hao phí.
- Đơn giá sản phẩm phải đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí cần
thiết trên cơ sở chấp hành đúng các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức, qui
trình qui phạm, giá cả,… của nhà nước qui định và phù hợp với điều kiện thực tế
, qui luật thị trường.
- Đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường được xác định trên cơ sở định
mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị quan trắc, công
cụ dụng cụ quan trắc và mức tiêu hao nhiên liệu năng lượng (định mức kinh tế -
kỹ thuật đã ban hành).
- Đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường được xác định căn cứ vào đơn
giá tiền công lao động, đơn giá ca sử dụng dụng cụ, đơn giá ca sử dụng giá thiết
bị và giá vật liệu tại hiện trường quan trắc.
- Đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bao
gồm toàn bộ chí phí trực tiếp và chi phí chung để hoàn thành một thông số quan
trắc môi trường.
Đơn giá sản phẩm
quan trắc
=
Chí phí
trực tiếp
+
Chi phí
chung
- Chi phí trực tiếp trong đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường bao gồm
các khoản mục chi phí về lao động, về vật liệu, về sử dụng dụng cụ, về sử dụng
thiết bị và chi phí năng lượng, nhiên liệu sử dụng cho thiết bị, dụng cụ quan trắc.
Chi phí

trực tiếp
=
Chi phí
lao động
+
Chi phí
vật liệu
+
Chi phí
dụng cụ
+
Chi phí
thiết bị
+
Chi phí năng
lượng
- Đơn giá sản phẩm quan trắc môi trường được tính cho hoạt động quan
trắc ngoài hiện trường và tính cho hoạt động phân tích tại phòng thí nghiệm,
được thể hiện ở bảng tổng hợp đơn giá như sau :
7
TT Mã hiệu Thông
số
Chi phí trực tiếp trong đơn giá
Chi phí
lao
động
Chi
phí
vật
liệu

Chi phí
dụng
cụ
Chi
phí
thiết
bị
Chi phí
năng
lượng,
nhiên
liệu
Cộng chi phí
trực trực tiếp
Chi phí
chung
Đơn giá
sản phẩm
quan trắc
Ghi
chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)=4+5+6+7+8 (10)=k
%x(9)
(11)=9+10 (12)
I Quan trắc ngoài hiện trường
1
2

II Phân tích tại phòng thí nghiệm
1

2

- Chi phí lao động trong đơn giá :
+ Chi phí lao động bao gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động
phổ thông (nếu có) tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm quan trắc.
+ Chi phí lao động quan trắc được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản
lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền
lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền
lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ
biến của từng khu vực theo từng loại cấp bậc công việc quan trắc và điều kiện
lao động cụ thể.
+ Chi phí lao động trong đơn giá sản phẩm quan trắc được tính bằng :
Chi phí
lao động
=
Số công lao động
theo định mức
x
Đơn giá tiền
công lao động
8
+ Đơn giá tiền công lao động bao gồm: tiền lương cơ bản, lương phụ (ngày
lễ tết, hội họp, học tập), phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương (bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các chế độ khác cho người
lao động theo qui định hiện hành.
+ Đối với lao động phổ thông thì đơn giá tiền công lao động phổ thông lấy
theo giá bình quân của khu vực, phù hợp với tình hình thực tế và thị trường lao
động.
- Chi phí vật liệu trong đơn giá:
+ Gía vật liệu là giá vật liệu tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm,

được xác định phù hợp với vị trí nơi thực hiện quan trắc.
+ Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi quan
trắc, được xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của
nhà cung cấp hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường thì giá vật liệu được lấy
theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng
loại, chất lượng, số lượng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Chi phí vật liệu trong đơn giá sản phẩm quan trắc là giá trị vật liệu
chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm và
được tính như sau:
Chi phí
vật liệu
=
(Số lượng vật liệu từng
loại theo định mức
x
Giá vật liệu từng
loại)
x (1+ K
vl
)
+ K
vl
là hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính
qui định trong định mức.
+ Giá vật liệu tại hiện trường là giá vật liệu sử dụng tính cho 1 đơn vị vật
liệu, bao gồm: giá mua tại nguồn, chi phí lưu thông (bốc xếp, vận chuyển và lưu
thông khác), chi phí hiện trường (lưu kho, bảo quản, vận chuyển tại hiện trường
sử dụng); hoặc gía vật liệu tại hiện trường bằng giá giao vật liệu đến hiện trường
quan trắc cộng với chi phí tại hiện trường.

- Chi phí dụng cụ trong đơn giá:
+ Chi phí dụng cụ là giá trị dụng cụ được phân bổ trong quá trình tạo ra sản
phẩm quan trắc và được xác định như sau:
9
Chi phí
dụng cụ
=
{Số ca sử
dụng
dụng cụ theo
định mức
x
Đơn giá sử dụng
dụng cụ phân bổ
cho một ca (đơn
giá ca dụng cụ)}
x (1+K
dc
)
+ K
dc
là hệ số tính chi phí dụng cụ khác so với tổng chi phí dụng cụ chính
qui định trong định mức.
+ Gía dụng cụ là giá dụng cụ tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm,
được xác định phù hợp với vị trí nơi thực hiện quan trắc (bao gồm cả thuế giá trị
gia tăng) và được tính toán theo hướng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trường về
phương pháp xác định đơn giá ca dụng cụ quan tắc trên cơ sở giá dụng cụ tại
hiện trường quan trắc.
- Chi phí thiết bị trong đơn giá:
+ Chi phí thiết bị trong đơn giá là giá trị thiết bị được phân bổ trong quá

trình tạo ra sản phẩm quan trắc.
+ Chi phí thiết bị trong đơn giá bằng hao phí ca thiết bị theo định mức nhân
với đơn giá ca thiết bị:
Chi phí
Thiết bị
=
Số ca sử dụng
Thiết bị theo định mức
x Đơn giá ca thiết bị
+ Đơn giá ca thiết bị (kể cả giá thuê thiết bị) bao gồm: mức khấu hao, chi
phí hiệu chuẩn, bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng và chí phí khác.
+ Đơn giá ca thiết bị được tính toán theo hướng dẫn của Bộ tài nguyên và
Môi trường về phương pháp xác định đơn giá ca thiết bị quan tắc trên cơ sở
nguyên giá thiết bị, giá trị thu hồi và mức khấu hao theo qui.
- Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong đơn giá: Chi phí nhiên liệu, năng
lượng phục vụ cho hoạt động của dụng cụ và thiết bị quan trắc trong quá trình
tạo ra sản phẩm được tính bằng mức hao phí về nhiên liệu, năng lượng theo định
mức nhân với giá nhiên liệu, năng lượng tại hiện trường quan trắc:
Chi phí nhiên liệu = Mức tiêu thụ nhiên liệu x giá nhiên liệu
- Chi phí chung trong đơn giá:
+ Chi phí quản lý chung (chi phí gián tiếp) là chi phí có tính chất chung của
đơn vị trực tiếp thực hiện như: chi phí tiền lương và các khoản có tính chất
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý;
10
chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ,
dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động và
môi trường xung quanh, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản
lý và các chi khác mang tính chất quản lý có liên quan đến sản phẩm quan trắc
môi trường.
+ Chi phí quản lý chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chí phí

trực tiếp, bao gồm các chi phí về lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu và năng
lượng, nhiên liệu.
2.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá:
- Trong đơn giá sản phẩm này chưa bao gồm:
+ Chi phí di chuyển: con người, máy móc thiết bị, dụng cụ kỹ thuật quan
trắc đi và về;
+ Chi phí thuê phương tiện vận chuyển;
+ Chi phí thuê nhà trọ, chi phí ăn ở, lưu trú tại hiện trường của lao động
quan trắc;
+ Chi phí vận chuyển và bảo quản mẫu;
+ Chi xây dựng, thẩm định, xét duyệt đề cương dự án; chi lập mẫu phiếu
điều tra;
+ Chi phí điều tra, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, bồi thường thiệt hại;
+ Chi hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí nghiệm thu, bàn giao
sản phẩm của đơn vị sản xuất và chi phí khác có liên quan trực tiếp đến dự án
bảo vệ môi trường, được tính theo khối lượng công việc cụ thể và chế độ chi tiêu
tài chính hiện hành của nhà nước và chúng được xác định khi lập dự toán kinh
phí quan trắc môi trường.
- Đơn giá sản phẩm này chỉ tính bình quân cho một thông số quan trắc/1
lần thực hiện, còn nhiều thông số/1 lần thực hiện thì được nhân với hệ số điều
chỉnh theo qui định khi lập dự toán.
- Tùy theo tình hình thực tế, diễn biến qui luật thị trường, khu vực và đối
tượng áp dụng theo thời gian và không gian, khi sử dụng đơn giá này để lập dự
toán, thanh toán, quyết toán kinh phí quan trắc môi trường cần nhân với các hệ
số điều chỉnh từng khoản mục chi phí trong đơn giá cho phù hợp: các hệ số điều
chỉnh về mức lương tối thiểu, điều chỉnh do biến động đơn giá tiền công, giá vật
liệu, giá dụng cụ, giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá ca thiết bị,...
- Đơn giá sản phẩm quan trắc làm căn cứ để lập dự toán, thanh toán quyết
toán kinh phí quan trắc môi trường.
11

- Đơn giản phẩm này được sử dụng kết hợp với thông tư Liên tịch số
01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường – Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường
thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để lập dự toán kinh phí quan trắc
môi trường.
2.2. Phương pháp xác định các khoản mục chi phí trong đơn giá
2.2.1. Phương pháp xác định chi phí lao động trong đơn giá:
- Chi phí lao động bao gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động
phổ thông (nếu có) tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm quan trắc.
- Chi phí lao động quan trắc được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản
lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền
lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền
lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ
biến của từng khu vực theo từng loại cấp bậc công việc quan trắc và điều kiện
lao động cụ thể.
 Đối với chi phí lao động kỹ thuật được xác định bằng số công lao động
kỹ thuật theo định mức nhân với đơn giá tiền công lao động kỹ thuật.
Chi phí lao
động kỹ
thuật
=
Số công lao động kỹ
thuật theo định mức
x
đơn giá tiền
công lao động
kỹ thuật
- Đơn giá tiền công lao động kỹ thuật bao gồm: tiền lương cơ bản, lương
phụ (ngày lễ tết, hội họp, học tập), phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các chế độ khác

cho người lao động theo qui định hiện hành.
+ Tiền lương cơ bản được xác định như sau:
Tiền lương cơ bản = mức lương tối thiểu tháng x Hệ số lương cơ bản
bình quân theo định mức.
 Mức lương tối thiểu tháng theo qui định: 650.000 VNĐ/tháng.
 Hệ số lương cơ bản bình quân theo định mức được xác định theo
phương pháp bình quân gia quyền:
12
Hệ số lương cơ bản bình quân = (∑N
i
x H
i
)/ ∑N
i
Trong đó:
N
i
– là số công nhân có cùng cấp bậc i.
H
i
– là hệ số lương cấp bậc i theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
+ Lương phụ: tiền chi trả cho các ngày lễ tết, hội họp, học tập, mức tính
bằng 11% lương cơ bản (theo thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-
BTC).
+ Các khoản đóng góp: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, kinh phí công đoàn), mức tính bằng 19% lương cơ bản (theo thông tư
liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC).
+ Phụ cấp trách nhiệm, mức tính bằng % mức lương tối thiểu (theo thông
tư số 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công
việc đối với cán bộ, công chức, viên chức).

+ Phụ cấp độc hại, mức tính bằng % mức lương tối thiểu (theo thông tư số
07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối
với cán bộ, công chức, viên chức).
+ Phụ cấp lưu động, mức tính bằng % mức lương tối thiểu (theo thông tư
số 06/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán
bộ, công chức, viên chức).
+ Phụ cấp khu vực, mức tính theo th«ng t liªn tÞch sè 11/2005/TT-BNV-
BL§TBXH-BTC-UBDT ngµy 05/012005 cña Bé néi vô, Bé L§TBXHH, Bé Tµi
chÝnh vµ Uû ban d©n téc.
+ Các khoản phụ cấp khác theo qui định hiện hành.
- Tùy theo tính chất công việc, điều kiện quan trắc (tại hiện trường hay
trong phòng thí nghiệm) và khu vực quan trắc để xác định các khoản
phụ cấp cho phù hợp.
- Đơn giá tiền công lao động kỹ thuật được tính như sau:
Đơn giá
tiền công
lao động
kỹ thuật
=
Tiền lương cơ bản một
tháng theo cấp bậc kỹ thuật
trong định mức
+
Các khoản lương phụ
và phụ cấp lương một
tháng theo chế độ
Số ngày làm việc trong tháng theo qui định
13
+ Số ngày làm việc trong tháng theo qui định là 26 ngày/tháng.
 Đối với chi phí lao động phổ thông được xác định bằng số công lao

động phổ thông theo định mức nhân với đơn giá tiền công lao động phổ
thông.
Chi phí lao
động phổ
thông
=
Số công lao động phổ
thông theo định mức
x
đơn giá
tiền công
lao động
phổ thông
+ Đơn giá tiền công lao động phổ thông lấy theo giá bình quân của khu
vực, phù hợp với tình hình thực tế và thị trường lao động.
- Chi phí lao động trong đơn giá được thể hiện bảng chi tiết đơn giá :
TT Mã hiệu Thông
số quan
trắc
Định
biên
Định
mức
Đơn giá
tiền
công
Thành
tiền
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8=6x7

I Quan trắc ngoài hiện trường
1
2

II Phân tích tại phòng thí nghiệm
1
2

2.2.2 Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá:
+ Chi phí vật liệu trong đơn giá sản phẩm quan trắc là là giá trị vật liệu
chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm và
được tính như sau:
Chi phí
vật liệu
=
(Số lượng vật liệu từng
loại theo định mức
x
Giá vật liệu từng
loại)
x (1+ K
vl
)
14
+ K
vl
là hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính
qui định trong định mức.
+ Gía vật liệu là giá vật liệu tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm,
được xác định phù hợp với vị trí nơi thực hiện quan trắc.

+ Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi quan
trắc, được xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của
nhà cung cấp hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường thì giá vật liệu được lấy
theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng
loại, chất lượng, số lượng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Giá vật liệu tại hiện trường là giá vật liệu sử dụng tính cho 1 đơn vị vật
liệu, bao gồm: giá mua tại nguồn, chi phí lưu thông (bốc xếp, vận chuyển và lưu
thông khác), chi phí hiện trường (lưu kho, bảo quản, vận chuyển tại hiện trường
sử dụng); hoặc gía vật liệu tại hiện trường bằng giá giao vật liệu đến hiện trường
quan trắc cộng với chi phí tại hiện trường.
Giá vật liệu tại
hiện trường
=
Giá giao vật liệu đến
hiện trường
+
Chi phí tại hiện
trường
 Giá giao vật liệu đến hiện trường bằng giá mua gốc, chi phí bốc xếp lên
phương tiện vận chuyển, chi phí vận chuyển đến hiện trường, chi phí
lưu thông khác.
Giá giao vật
liệu đến hiện
trường
=
Giá
mua
gốc
+

Chi phí bốc
xếp lên
phương tiện
+
Chi phí
vận
chuyển
+
Chi phí
lưu thông
khác
- Giá mua gốc là giá mua tại nơi bán như cửa hàng hay nơi sản xuất (bao
gồm cả thuế giá trị gia tăng).
- Thông thường chi phí bốc xếp vật liệu tại điểm mua lên phương tiện tính
gộp vào giá mua vật liệu tại điểm cung cấp (hay còn gọi là giá giao trên phương
tiện vận chuyển bên mua).
15
- Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào cự ly vận chuyển và loại đường vận
chuyển.
- Chi phí lưu thông khác là các chi phí hao hụt khi vận chuyển, chi phí kê
buộc, che chắn hay chi phí trung chuyển (các chi phí này thường nhỏ khi phân
bổ cho đơn vị dụng cụ, vậy có thể đưa vào tính hoặc bỏ qua).
Nếu cùng một loại vật liệu mua ở nhiều nguồn khác nhau thì sau khi tính
được giá vật liệu giao ở hiện trường từ từng nguồn, có thể tính giá vật liệu giao
tại hiện trường của vật liệu đó bằng phương pháp bình quân gia quyền theo khối
lượng mua từ các nguồn để tính đơn giá, theo công thức :


=
=

=
n
i
i
n
i
i
ht
i
v
ht
T
GT
G
1
1
.
Trong đó:
- G
ht
v
: giá tại hiện trường của loại vật liệu
v
đã được tính bình quân gia
quyền từ các nguồn mua.
- T
i
: Khối lượng vật liệu v mua từ nguồn i
 Chi phí tại hiện trường bao gồm chi phí bốc dỡ từ phương tiện xuống,
chi phí vận chuyển nội bộ hiện trường và chi phí hao hụt, bảo quản tại

hiện trường.
Chi phí tại
hiện trường
= Chi phí bốc dỡ +
Chi phí vận
chuyển nội bộ
+
Chi phí hao
hụt, bảo quản
- Chi phí vận chuyển nội bộ được tính theo định mức lao động vận chuyển
bằng phương tiện thô sơ và đơn giá tiền công lao động phổ thông tại khu vực
quan trắc.
- Chi phí hao hụt, bảo quản vật liệu tại hiện trường được tính theo % so với
giá vật liệu đến hiện trường (theo kinh nghiệm lấy từ 0% đến 5% tùy loại vật
liệu).
+ Chi phí vật liệu trong đơn giá được thể hiện bảng chi tiết đơn giá :
Mã hiệu STT Danh mục Đơn vị Định Giá vật Thành Ghi chú
16
vật liệu tính mức liệu tiền
1 2 3 4 5 6 7 8=6x7
I Quan trắc ngoài hiện trường
MH1 Tên thông số quan trắc
1
2
… …
II Phân tích tại phòng thí nghiệm
MH1 Tên thông số quan trắc
1
2
… …

2.2.3. Phương pháp xác định chi phí dụng cụ trong đơn giá:
- Chi phí dụng cụ là giá trị dụng cụ được phân bổ trong quá trình tạo ra
sản phẩm quan trắc và được xác định như sau:
Chi phí
dụng cụ
=
{Số ca
sử dụng dụng cụ theo
định mức
x
Đơn giá sử dụng dụng
cụ phân bổ cho một ca
(đơn giá ca dụng cụ)}
x (1+K
dc
)
Trong đó:
+ Kdc là hệ số tính chi phí dụng cụ khác so với tổng chi phí dụng cụ chính
qui định trong định mức.
+ Đơn giá ca dụng cụ được xác định như sau:
Đơn giá ca
dụng cụ
=
Giá dụng cụ
Niên hạn sử dụng dụng cụ theo
định mức (tháng)
x
Số ca làm việc
trong tháng theo
qui định

17

×