Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan







Giáo trình
QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG








Hà Nội, 2010

































































LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay vấn đề quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi
trường các lưu vực sông là yêu cầu rất cấp thiết đang được sự quan tâm rất lớn trên thế
giới và cả ở nước ta . Để thực hiện chúng ta phải từng bước chuyển đổi từ quản lý TNN
truyền thống sang quản lý TNN theo phương thức tổng hợp và việc quản lý TNN phải
theo lưu vực sông.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một môn học mới được xây dựng để giảng dạy
cho sinh viên một số chuyên ngành của Trường Đại học Thuỷ lợi trong khuôn khổ dự án

Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thuỷ lợi do chính phủ Đan Mạch tài trợ.
Giáo trình này được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên, học viên cao học và
những người sử dụng các kiến thức chủ yếu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản
lý tổng hợp lưu vực sông, trong đó ngoài khía cạnh kỹ thuật, giáo trình còn đề cập đến
khía cạnh quản lý cũng như cải tiến và phát triển thể chế chính sách trong quản lý TNN
và quản lý lưu vực sông.
Quản lý lưu vực sông là môt lĩnh vực đang phát triển rất mạnh trên thế giới trong
mấy thập kỷ gần đây. Trên thế giới có rất nhiều kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm ứng
dụng được trình bày trong các hội thảo khoa học và các tạp chí chuyên ngành, tuy nhiên
chưa có một giáo trình hoàn chỉnh nào của môn học này được xuất bản chính thức. Cũng
vì thế, chúng tôi đã dựa trên tổng hợp các tài liệu tham khảo hiện có, tiếp cận các kiến
thức mới của thế giới về quản lý lưu vực sông, kết quả của các đề tài nghiên cứu trong và
ngoài nước cũng như kinh nghiệm thực tế để biên soạn giáo trình này.
Giáo trình gồm 6 chương do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng biên soạn,
trong đó có sự tham gia của Thạc sĩ Phạm Thị Ngọc Lan viết mục 4.2 chương 4.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là môn học mới, hơn nữa đây là lần viết đầu nên
giáo trình không thể tránh khỏi còn có các sai sót. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý
kiến đóng góp của những người sử dụng để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này đáp ứng
yêu cầu giảng dạy môn học trong nhà trường cũng như các yêu cầu của thực tế sản xuất.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBN Cân bằng nước
CTTL Công trình thuỷ lợi
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐTM CL Đánh giá tác động môi trường chiến lược
KTKT Kinh tế kỹ thuật
KTTV Khí tượng thuỷ văn
KTXH Kinh tế xã hội
PTBV Phát triển bền vững.
PTTNN Phát triển tài nguyên nước.

QLTH Quản lý tổng hợp
QHTL Quy hoạch Thuỷ Lợi
QLLV S Quản lý lưu vực sông
QLTH-TNN Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
TNN Tài nguyên nước
TCLVS Tổ chức lưu vực sông
UBND Uỷ ban nhân dân
VBMT Ven biển Miền Trung


VIẾT TẮT TÊN CÁC TỔ CHỨC CƠ QUAN
ADB Ngân hàng Châu á
CSD Hội đồng Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững
ĐHTL Đại học Thuỷ Lợi
ESCAP Tổ chức Kinh tế văn hoá khu vực Thái Bình dương
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
GIS Hệ thông tin địa lý
GWB Cộng tác vì nước toàn cầu
IWWI Viện quản lý tài nguyên nước quốc tế
IUCN Hiệp hội thế giới bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
KHCN&MT Khoa học Công nghệ và Môi trường
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LHQ Liên Hợp quốc
TNMT Tài nguyên môi trường
UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
YRCC Uỷ ban bảo vệ sông Hoàng Hà
WB Ngân hàng thế giới

WCED Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển
WWC Hội đồng nước thế giới
WCD Hội đồng thế giới về đập


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4-1 Một số mô hình mô phỏng hệ thống sông
Bảng 4-2 Các chất ô nhiễm chủ yếu và nguồn gốc của chúng
Bảng 4-3 Các phần tử chất lượng nước tính toán được bằng mô hình
QUAL2E
Bảng 6-1. Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của
một số Bộ

DANH MỤC HỘP


Hộp 1-1 Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21 của Việt Nam
Hộp 1-2 Khái niệm tổng hợp trong hệ thống tự nhiên và hệ thống nhân văn
Hộp 2-1 Hạn hán ở Ninh Thuận
Hộp 1-3 Tóm tắt về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Hộp 1-4 Thí dụ về tạo cơ chế tham gia trong quản lý TNN ở Mehico
Hộp 1-5 Khái niệm Phát triển bền vững
Hộp 1-6 Tóm tắt về Phát triển bền vững
Hộp 3-1 Những việc cần làm để quản lý hoạt động các đập và hồ chứa nước
Hộp 3-2 Tóm tắt về lập quy hoạch lưu vực sông


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1-1 Các lưu vực sông chính của Việt nam
Hình 1.2 Các thành phần và mối liên hệ của QLTH tài nguyên nước
Hình 1-3 Khái niệm tổng hợp xuyên ngành của QLTH tài nguyên nước
Hình 1-4 Khuôn khổ chung của QLTH-TNN
Hình 1-5 Tiếp cận các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái trong phát triển
b
ềnvững
Hình 2-1 Các ngưỡng nguồn nước của lưu vực sông và phạm vi có thể khai
thác s
ử dụng
Hình 2-2 Sơ đồ quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ lụt
Hình 2.3 Tổng hợp các loại thiệt hại do lũ lụt
Hình 2.4 Các nguyên tắc cho việc xác định giá trị của nước
Hình 2-5 Nguyên tắc chung để tính giá nước cung cấp
Hình 3-1 Các thành phần của quản lý tổng hợp lưu vực sông
Hình 3-2 Sơ đồ phân tích lập quy hoạch quản lý tổng hợp Tài nguyên nước
lưuv
ực sông
Hình 4-1 Sơ đồ khối mô hình quản lý TNN của lưu vực sông
Hình 4-2 Cách nhìn hệ thống trong mô hình lưu vực sông
Hình 6-1 Mối liên hệ giữa các thành phần thể chế quản lý TNN lưu vực
sông
Hình 6-2 Môi trường thể chế quản lý tài nguyên nước lưu vực sông
Hình 6-3 Sơ đồ lồng ghép về thể chế thực thi quản lý TNN
Hình 6-4 Sơ đồ phân tích phát triển thể chế quản lý tài nguyên nước
Hình 6-5 Sơ đồ tổ chức các cơ quan liên quan đến quản lý tài nguyên nước

Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ LƯU VỰC
SÔNG
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1.1. Lưu vực sông
Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp,
lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích
hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông.
Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia
nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa
hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc
đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về biển. Cứ thế
chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn
còn có các phần đất chứa nước thuộc lòng chảy sông, hồ và các vùng đất ngập nước
theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước đều là môi
trường và nơi ở cho các loài sinh sống [Nancy D. and et al, 1996].
Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu, trung lưu
và hạ lưu.
- Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng núi cao với địa hình dốc, chia
cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặt thường bao phủ bằng
những cánh rừng thượng nguồn như những “kho nước xanh” có vai trò điều hòa dòng
chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ
lưu.
- Trung lưu các sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp và
thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu. Tại vùng trung lưu, các
con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở ra rộng hơn và bắt đầu có
bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. Các bãi ven sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo
thành các bãi chứa lũ tạm thời.
- Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm
có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nói chung các sông khi chảy đến hạ lưu thì
mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Sông ở hạ lưu
thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông là cát mịn và bùn. Do mặt cắt
sông mở rất rộng nên tốc độ nước giảm nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu,
còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển các

sông thường dễ bị phân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường
có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của các quá trình bồi xói liên tục, như vùng hạ
lưu gần cửa của các sông Hồng và sông Cửu Long.

Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên
thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn, nhờ đó hàng năm
lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để sử dụng cho các nhu cầu
của con người và duy trì hệ sinh thái.
1.1.2. Chức năng của sông và lưu vực sông
Sông, lưu vực hứng nước và hệ sinh thái thủy sinh có vai trò và vị trí vô cùng
quan trọng đối với con người, có thể ví như một cỗ xe sinh học của hành tinh cung cấp
nguồn sống và nuôi dưỡng sự sống của con người và các cộng đồng sinh học trên lưu
vực sông [WDC, 2002].
Đối với tự nhiên, sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và các loại vật
chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường là biển cả. Đối với con người và hệ sinh thái,
sông còn có các chức năng khác như là:
- Sông cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái nước, nơi diễn ra
các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của người dân sống ven sông.
- Sông cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và cho duy trì hệ
sinh thái nước và các hệ sinh thái ven sông.
- Sông có khả năng chuyển hóa các chất ô nhiễm thông qua sự tự làm sạch của
nước sông.
Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật, cung cấp các tài
nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải do quá trình sống của con
người và các sinh vật thải ra tạo dựng sự cân bằng của các quá trình sinh thái.
1.1.3. Tài nguyên của lưu vực sông
Trên lưu vực sông đều có các nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm tài nguyên
nước, đất và các tài nguyên sinh thái (như rừng và các hệ động thực vật trên cạn và
dưới nước). Trong lưu vực sông cũng chứa đựng các nguồn khoáng sản, các nguồn
năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội của con người. Tất

cả các tài nguyên tự nhiên của lưu vực sông đều có mối liên quan với nhau trong quá
trình thành tạo cũng như biến đổi dưới tác động của các quy luật tự nhiên cũng như các
hoạt động của con người.
Tiềm năng về tài nguyên của lưu vực sông là cơ sở quan trọng tạo nên sự phát
triển cũng như sự thịnh vượng về vật chất và văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân
cư sinh sống trên lưu vực sông.
Trong các nguồn tài nguyên, nước là tài nguyên quan trọng và thiết yếu nhất của
con người và hệ sinh thái. Các tài nguyên khác đều tồn tại và biến đổi cũng trong mối
liên quan đến nước. Sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống của muôn loài trên lưu
vực sông không thể bền vững nếu không có đủ lượng nước cần thiết với chất lượng đảm
bảo. Nước cũng có khả năng tạo nên “hình dáng” cho môi trường của con người thông
qua năng lực xói mòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và tạo nên đồng
bằng ở vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán. Nó mang lại cho con người và các sinh
vật sinh sống trên đó cả niềm vui lẫn sự lo âu. Ngoài tài nguyên nước, đất cũng là một
tài nguyên quan trọng khác của lưu vực sông, luôn gắn chặt với nước trong quá trình
quản lý và sử dụng. Các thay đổi trong sử dụng đất đều ảnh hưởng đến biến đổi của
nước cả về số lượng và chất lượng.
Trong mỗi lưu vực sông luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành
phần tài nguyên, thí dụ như giữa đất và nước, giữa đất, nước và hệ sinh thái. Mối quan
hệ này biểu hiện và diễn biến theo không gian và thời gian, đặc biệt là trong khai thác
sử dụng tài nguyên của các vùng thượng lưu, trung lưu tới vùng hạ lưu. Chính nhờ các
mối quan hệ này khiến cho lưu vực sông từ một vùng địa lý đã trở thành một hệ thống
luôn kết dính với nhau [Bryan Bruns, D.J, 2001].
Tài nguyên sinh thái cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng, là một phần đáng kể
các giá trị môi trường của sông và lưu vực sông. Tài nguyên sinh thái chứa đựng trong
các giống, loài của các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, trong các vùng đất ngập nước
ven sông và rừng ngập mặn ở vùng cửa sông. Nguồn lợi sinh thái đáng kể nhất trong
sông là nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi về cá, nhiều khi là nguồn sống và thu
nhập chủ yếu của cộng đồng dân cư sống ven sông.
Thí dụ trên sông Mê Kông, thành phần của nước sông đã nuôi dưỡng một hệ sinh

vật thủy sinh rất phong phú và đa dạng ước tính có khoảng 1.300 loài cá phân bố ở
khắp các môi trường sống đa dạng ở trên lưu vực sông [Jensen, 2000]. Các dạng nơi cư
trú cho các loài cá khác nhau đó là:


Khu vực cửa sông ở châu thổ sông Mê Kông là nơi sinh sống của nhiều
loài cá sông và cá nước lợ theo mùa di cư ngược dòng để đẻ trứng ở môi trường nước lợ
hay nước ngọt;


Vùng thượng lưu của sông Mê Kông là nơi có rất nhiều loài nước ngọt (ví
dụ Cyprinidae, Siluridae, Claridae);


Các nhánh sông Mê Kông nằm sâu trong lục địa ở vùng Đông Bắc Thái
Lan, Lào và vùng đất ngập nước ở Campuchia, đóng vai trò là môi trường sống để các
loài động vật sinh sản và nuôi dưỡng cá con, trong đó có các loài có giá trị cả về mặt
kinh tế và sinh thái.

Người ta tìm thấy loài tôm lớn nước ngọt (Macrobrachium rosenvergii) ở sông
Mê Kông di cư từ nước ngọt đến vùng nước mặn và từ vùng cửa sông để đẻ trứng. Các
loài khác cũng đẻ trứng ở vùng cửa sông Mê Kông trong khoảng thời gian từ tháng III
đến tháng VIII. Thu hoạch tôm là hoạt động kinh tế ngày càng quan trọng ở lưu vực
sông Mê Kông, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu.



Vùng Đồng Tháp Mười ở hạ lưu sông Mê Kông có diện tích xấp xỉ 700.000 ha
thuộc Việt Nam và 300.000 ha thuộc Campuchia. Khu vực này có địa hình chủ yếu là
những vùng đất thấp bằng phẳng ngập lũ theo mùa với một diện tích lớn bị ngập từ

tháng VII đến tháng I năm sau. Trong suốt mùa khô, vùng Đồng Tháp Mười hoàn toàn
khô cạn trừ các ao đầm nằm rải rác. Hệ thống này đã tạo ra nguồn lợi lớn về nông
nghiệp, rừng và thủy sản ở dưới nước, trên cạn. Thí dụ vùng Đồng Tháp Mười có các
hệ thực vật phức tạp bao gồm các loài thực vật của rừng ngập mặn như tràm, đước và
các khu rừng gỗ. Đa dạng sinh học là điểm nổi bật về môi trường sống của vùng này, là
nơi trú ngụ của rất nhiều loài cá và chim và đồng thời cung cấp một số lượng lớn các
sản phẩm có giá trị thương mại như gỗ xây dựng, gỗ nhiên liệu, tinh dầu, và mật ong
cho con người.
Trong mùa lũ, vùng Đồng Tháp Mười là nơi sinh sống của một số lượng lớn các
loài cá di cư từ thượng lưu xuống để sinh sản và cư trú. Một số loài như tôm
Macrobrachium là nguồn thủy sản quan trọng được thu hoạch với số lượng lớn vào cuối
mùa mưa. Vùng Đồng Tháp Mười cũng hỗ trợ rất nhiều loài chim nước trong đó có các
loài di cư vào mùa đông bị đe dọa tuyệt chủng như loài sếu đầu đỏ, bởi đó là nơi có
nguồn thức ăn phong phú hấp dẫn.
Vùng đất nhiễm chua phèn cao tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười gây khó khăn
cho các vấn đề bảo tồn và phát triển. Các hoạt động phát triển quan trọng như xử lý đất
nhiễm chua phèn và dẫn nước từ sông Mê Kông đến để thau chua khi nước lũ rút kết
hợp với việc đánh luống trồng hoa màu đã giúp cho tăng nhanh sản xuất lúa gạo ở diện
tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải cân bằng việc duy trì
đất nhiễm chua phèn nặng và chế độ lũ lụt tự nhiên nhằm duy trì mức độ bao phủ của
rừng để bảo tồn tính đa dạng sinh học [MRC, 2001].
Thí dụ trên cho thấy việc bảo vệ tính đa dạng sinh học và các tài nguyên sinh
thái của sông và các khu vực trên lưu vực sông là vô cùng quan trọng nhằm duy trì các
giá trị môi trường cho chính con người.
1.1.4. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Khái niệm
Lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia
nước trên mặt và dưới đất mà trong phạm vi đó nước trên mặt và dưới đất đều chảy một
cách tự nhiên vào lưu vực sông. Trong lưu vực sông tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ
giữa nước mặt và nước ngầm, giữa số lượng và chất lượng nước, giữa đất và nước và

giữa vùng thượng lưu và hạ lưu. Các mối quan hệ này đã khiến cho lưu vực sông từ một
vùng địa lý đã trở thành một hệ thống luôn kết dính với nhau [Bryan Bruns, D.J, 2001].
Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên
thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn để nhận được một
lượng nước đến hàng năm sử dụng cho các nhu cầu của con người và cho hệ sinh thái.
Lưu vực sông là một hệ thống vô cùng quan trọng của tự nhiên với các chức năng cũng
rất quan trọng đối với con người, thí dụ như cung cấp không gian sống cho con người
và các sinh vật, cung cấp các tài nguyên tự nhiên cho con người, đặc biệt là nước cho
sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, nghỉ ngơi giải trí,
Trong lưu vực sông, nước là một yếu tố môi trường thiết yếu, luôn liên quan tới
đất và các yếu tố môi trường tự nhiên khác. Sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống
của muôn loài trên lưu vực sông không thể bền vững nếu không được cung cấp đúng và
đủ nước theo thời gian và không gian, đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Nước cũng
là một tài nguyên có khả năng tạo nên ”hình dáng” cho môi trường của con người đang
sống thông qua năng lực xói mòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và
tạo nên đồng bằng ở vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán. Nó mang lại cho con người
và các sinh vật cả niềm vui lẫn sự lo âu.
Theo ranh giới “thủy văn” của lưu vực sông thì trên một lưu vực sông, nhất là
lưu vực sông lớn xuyên quốc gia, có thể tồn tại nhiều ngôn ngữ, tộc người, các hình thái
kinh tế, chính trị xã hội khác nhau. Trong một quốc gia thì một lưu vực sông có thể
gồm ranh giới hành chính của nhiều tỉnh có trình độ phát triển khác nhau, trên đó tồn tại
các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên, các hệ sinh thái, các điều kiện kinh tế xã
hội không giống nhau.
Quản lý lưu vực sông (QLLVS) là quản lý tất cả những gì đã nêu ở trên, nó rộng
hơn nhiều quản lý nước truyền thống và bao gồm cả những phần vô cùng quan trọng
của quy hoạch sử dụng đất, các chính sách nông nghiệp và kiểm soát xói mòn, quản lý
môi trường và nhiều chính sách khác nữa [Van Beek E., 2000].
QLLVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần phải sử dụng nước và
tác động tới hệ thống tài nguyên nước mặt. Nó là quản lý các hệ sinh thái nước như là
một phần của môi trường tự nhiên rộng lớn và trong mối quan hệ với môi trường kinh

tế xã hội của chúng.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông khác với cách quản lý theo địa giới hành chính
thông thường ở chỗ:
- Phạm vi không gian của quản lý là bao quát trên toàn bộ lưu vực sông.
- Cách quản lý dựa trên nguyên tắc của quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên
và bảo vệ môi trường lưu vực nhằm đạt đến mục tiêu bền vững, trong đó trọng tâm là
quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong mối liên quan tới tài nguyên đất và các tài
nguyên liên quan khác.
Vì thế, quản lý tổng hợp lưu vực sông cần phải:


Chú ý quản lý các dạng khác nhau của nước: nước mặt và nước ngầm.


Chú ý quản lý cả số lượng và chất lượng nước trên lưu vực sông.


Chú ý các mối liên quan giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là giữa tài nguyên
đất và tài nguyên nước.


Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế xã hội.


Tổng hợp về luật pháp, chính sách và thể chế.

Trong nhịp độ phát triển ngày nay, các lưu vực sông ở hầu hết các khu vực trên
thế giới đều phải chịu áp lực rất lớn của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhất là
các tác động lên bề mặt lưu vực do gia tăng tốc độ khai thác sử dụng tài nguyên tự
nhiên, đặc biệt là sự phá rừng lấy gỗ, lấy đất canh tác, sự gia tăng các chất thải làm suy

giảm chất lượng nước do gia tăng tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hoá. Một số lưu vực
sông đã và đang bị suy thoái trầm trọng và ngày càng xa với các điều kiện bền vững
khiến cho năng lực của dòng sông ngày càng giảm sút, gia tăng các mâu thuẫn trong sử
dụng nước giữa các ngành dùng nước khác nhau cũng như giữa thượng lưu và hạ lưu.
Có thể thấy rõ một thực tế là các lưu vực sông ngày nay đáp ứng ngày càng khó
khăn hơn các nhu cầu xã hội khác nhau, bao gồm nhu cầu cơ bản của con người như
nước dùng cho sinh hoạt, nước cho các hoạt động sản xuất,… và cũng vì thế ngày nay
càng cần phải tăng cường hoạt động quản lý lưu vực sông. Sử dụng lưu vực như là đơn
vị không gian phân tích tổng hợp và xác định quan hệ qua lại giữa các thành phần của
hệ thống thủy văn, từ đó xác định các chính sách quản lý nước một cách phù hợp là một
khuynh hướng ngày nay đã được thế giới thừa nhận và ngày càng trở nên rất thông
dụng trên thế giới. Điều đó lý giải tại sao ngày nay quản lý lưu vực sông được coi là
một mục tiêu và sự quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước trên thế giới trong một hai
thập kỷ gần đây.
Việc tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông để xây dựng các chính
sách, chiến lược quản lý và bảo vệ tài nguyên nước đã khiến cho tài nguyên nước được
xem xét một cách hệ thống, tránh được thói quen sử dụng nước một cách riêng rẽ và chỉ
dựa chủ yếu vào nguồn nước mặt đã có lâu đời ở nước ta. Cách tiếp cận này cũng
khuyến khích áp dụng phương pháp tự quản lý các nguồn tài nguyên khiến cho những
người sử dụng nước hiểu biết tốt hơn về các vấn đề thủy văn có liên quan [IWMI,
2000].
Định nghĩa
Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý tổng hợp lưu vực sông của các cơ quan
nghiên cứu, tổ chức quốc tế, như là một số định nghĩa sau đây:
Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) thì cho rằng: “Quản lý tổng hợp lưu
vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản lý tài nguyên nước,
đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã
hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then
chốt”.
Theo J. Buston thì “Quản lý tổng hợp lưu vực sông bao hàm việc các nhà hoạch

định chính sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn tài nguyên có trên lưu vực,
nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm bảo
những sự lựa chọn phương án phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả lâu dài thông qua sự
phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng đồng
dân cư sống trên lưu vực”.
Tất cả các định nghĩa trên đều nhấn mạnh những khía cạnh nổi bật của quản lý
tổng hợp lưu vực sông và cho thấy quản lý tổng hợp lưu vực sông là sự hợp tác trong
quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trên toàn bộ lưu vực một cách
hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tổn
hại đến sự bền vững của hệ sinh thái.
Mục đích của quản lý lưu vực sông
Theo quan điểm của phát triển bền vững thì quản lý lưu vực sông có ba mục đích
chủ yếu sau:


Bảo vệ các các chức năng của sông và lưu vực sông;


Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất
và các tài nguyên sinh thái khác;


Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực sông bền
vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Thực vậy, việc thực hiện quản lý lưu vực sông sẽ giúp cho con người có thể quản
lý bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, bảo vệ toàn bộ năng
suất của các nguồn tài nguyên trong một thời gian lâu dài, bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường của lưu vực sông không cho nó suy thoái. Đồng thời, trong quản lý
lưu vực sông ngoài quản lý tài nguyên nước, các hoạt động quản lý còn phải vươn rộng
hơn sang các tài nguyên liên quan khác như tài nguyên đất, rừng, quản lý và bảo vệ các

hệ sinh thái lưu vực, quản lý các hoạt động của con người trên lưu vực có ảnh hưởng
đến các tài nguyên như là việc định cư dân số, phát triển đô thị, công nghiệp, nông
nghiệp…
Nước là một tài nguyên có thể tái tạo, sự hình thành và quy luật biến đổi của
nước phụ thuộc chặt chẽ vào chu trình thủy văn trên lưu vực sông. Việc khai thác và sử
dụng nước giữa các vùng khác nhau trên lưu vực đều tác động đến nhau. Thí dụ như lấy
quá mức nguồn nước ở thượng lưu sẽ ảnh hưởng rõ rệt làm suy giảm dòng chảy tại hạ
lưu. Vì thế, lấy toàn bộ lưu vực sông làm đơn vị quản lý sẽ tạo ra những điều kiện thuận
lợi và cơ sở tốt xem xét các mối quan hệ trên và hướng tới quản lý tài nguyên nước lưu
vực một cách tổng hợp và bền vững.
Với một lưu vực sông bao gồm nhiều tỉnh thì quản lý thống nhất theo lưu vực
sông sẽ tạo cơ sở thuận lợi để giải quyết tốt công việc quản lý, nhất là khi cần giải quyết
các mối quan hệ hay các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng hay quản lý tài
nguyên giữa các vùng khác nhau trên lưu vực như là giữa thượng lưu, trung lưu và khu
vực hạ lưu của sông. Thông qua hoạt động của một cơ quan quản lý lưu vực sông, tất cả
các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên được xem xét và xử lý một cách thống nhất và
nhanh chóng không phải thông qua bất cứ một cơ chế phối hợp phức tạp nào mà cơ chế
quản lý theo địa giới hành chính thường phải gặp.
Quản lý theo lưu vực sông sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện việc
lập kế hoạch, bảo tồn, phát triển và quản lý nước, đất, rừng và các nguồn lực dưới nước
trong phạm vi lưu vực sông, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách
công bằng mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu
của lưu vực sông.
Xem xét một cách chi tiết thì quản lý lưu vực sông cần đạt được những yêu cầu
chủ yếu sau đây:


Phối hợp các chính sách, chương trình và các hoạt động trong mối quan
hệ của quản lý tổng hợp lưu vực sông.



Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp lưu vực.


Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên tự nhiên khác.


Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và
xuống cấp.


Cung cấp đất canh tác ổn định, cung cấp đủ nước với chất lượng đảm bảo,
bảo vệ lớp phủ thực vật trong lưu vực.

Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên trên lưu vực sông từ
thời xa xưa cho đến ngày nay, con người thường chú trọng đến việc khai thác các
nguồn lợi sẵn có của tự nhiên để sử dụng cho cuộc sống của mình, điều đó không thể
tránh khỏi các sự tổn thương đối với tài nguyên và hệ sinh thái. Làm thế nào vừa khai
thác sử dụng mà vẫn quản lý bảo vệ và duy trì được các nguồn tài nguyên tự nhiên của
lưu vực sông? Để đạt được mục tiêu trên, quản lý lưu vực phải hướng vào các hoạt
động chủ yếu sau:
- Ngăn ngừa và chặn đứng sự xuống cấp của các tài nguyên hiện có của lưu vực
sông, trong đó chú trọng những tài nguyên thiên nhiên đã bị xuống cấp (thí dụ như tài
nguyên nước và đất), và tìm cách bảo tồn chúng cho sử dụng lâu dài của con người.
- Tạo các phương thức phù hợp để sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong khả năng của chúng.
- Các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra từ việc gia tăng sử
dụng tài nguyên của con người trong các thập kỷ gần đây.
Đây là một vấn đề rất phức tạp liên quan không những về mặt kỹ thuật mà còn cả

việc tổ chức thể chế cần có một cách nhìn chiến lược theo hướng tổng hợp, toàn diện và
lâu dài thì mới có thể giải quyết nổi.
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG TRONG BỐ́I CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA
QUỐC GIA
Mỗi quốc gia tùy theo diện tích và điều kiện tự nhiên thường có một hoặc vài hệ
thống sông lớn, các lưu vực sông này với nguồn tài nguyên nước, đất và các nguồn tài
nguyên sinh thái luôn là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế của các vùng và nền kinh
tế chung của đất nước.
Ở nước ta, ngoài hai lưu vực sông quốc tế là lưu vực sông Hồng - Thái Bình và
lưu vực sông Mê Kông, còn có nhiều lưu vực sông lớn khác nằm trong một tỉnh hay
nhiều tỉnh như các lưu vực sông Cả, sông Mã, sông Quảng Trị, sông Hương, sông Thu
Bồn, Trà Khúc, sông Cái - Nha Trang, sông Kôn - Hà Thanh, sông Ba, sông Cái - Phan
Rang và sông Đồng Nai (xem hình 1-1 là bản đồ các lưu vực sông chính của Việt
Nam).
Trên các lưu vực sông, tài nguyên nước là đầu vào quan trọng tạo nên các của
cải vật chất khác nuôi dưỡng toàn bộ cư dân sống trên lưu vực sông và duy trì chức
năng của các hệ sinh thái. Tài nguyên đất và nước là cơ sở cho các hoạt động phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp. Các nguồn khoáng sản, năng lượng được khai thác và sử
dụng phục vụ công nghiệp. Ngoài ra tài nguyên của lưu vực sông còn là cơ sở để phát
triển thủy sản, du lịch và các ngành dịch vụ,
Nói chung với các sông quốc tế, việc phát triển kinh tế của các nước ven sông
luôn phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông, các hoạt
động đó lại tác động trở lại đến tài nguyên và môi trường của lưu vực sông. Mặt tiêu
cực của tăng trưởng kinh tế hiện nay trên các lưu vực sông là đã làm tăng tốc độ khai
thác và sử dụng tài nguyên của lưu vực sông, dẫn đến tăng sức ép đối với những hệ sinh
thái tự nhiên nhạy cảm và chất lượng môi trường sống của con người.
Các thách thức trong quản lý đối với nhà nước là phải đảm bảo lợi ích của tăng
trưởng kinh tế được phân bổ đều cho tất cả các vùng (nghĩa là xóa bỏ đói nghèo ở các
khu vực nông thôn) và đảm bảo được việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong khi hạn chế tối đa mức suy thoái môi trường.

Việc khai thác tài nguyên môi trường trên lưu vực sông Mê Kông có thể lấy làm
ví dụ, trong đó nông nghiệp là thành phần kinh tế cơ bản của tất cả các nước. Với
những nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như Lào, Campuchia và Việt Nam, hơn ba
phần tư số dân làm nghề nông đóng góp quan trọng tới tổng sản phẩm quốc dân. Việc
mở rộng đất trồng trọt cho mục đích nông nghiệp dẫn đến hủy hoại ngày càng nhiều đất
rừng.
Tăng cường sản xuất nông nghiệp cũng dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều
chất hóa học trong nông nghiệp - việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan tăng
gần sáu lần từ năm 1976 đến 1989 với gần một nửa triệu tấn chất hóa học được sử
dụng. Việc sử dụng rộng rãi phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có thể có tác động
không tốt tới chất lượng nước ở bề mặt và nước ngầm, và Sức khỏe của người và động
vật. Trong đó vấn đề lo ngại nhất là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bền như
DDT, những chất như vậy là mối đe dọa lâu dài tới Sức khỏe và môi trường sống của
con người.
Việc thay đổi tập quán du canh nhằm kiểm soát việc làm thoái hóa rừng và xói
mòn đất. Tập quán du canh hay bán du canh truyền thống được chấp nhận khi đất có
khoảng thời gian bỏ hoang đủ dài để khôi phục lại một cách tự nhiên. Vấn đề ở chỗ, với
mật độ dân số tăng lên, chu kỳ canh tác trở nên quá ngắn, đất kém màu mỡ hơn, và các
hoạt động du canh trở nên không bền vững. Tác động của các tập quán canh tác không
bền vững có xu hướng làm trầm trọng hơn mức độ xói mòn và các vấn đề về đất do phá
rừng, đặc biệt ở những nơi có độ dốc cao. Mở rộng đất nông nghiệp thường đi theo sau
đốn rừng, dẫn đến việc mở đường vào những vùng trước đó không thể đến được. Mặc
dù những vùng đất mới được khai phá ban đầu cho năng suất thu hoạch khá cao (do độ
dinh dưỡng cao trong đất), sản lượng thường giảm mạnh sau một số chu kỳ canh tác
dẫn đến việc xâm lấn canh tác nông nghiệp ngày càng rộng tới những vùng đất mới. Đó
là tình trạng hiện nay của nhiều lưu vực sông ở các nước đang phát triển gặp phải trong
quá trình đẩy mạnh khai thác tài nguyên môi trường lưu vực.
Người dân ở các vùng nông thôn hiện nay trên các lưu vực sông còn bị phụ
thuộc phần lớn vào gỗ củi để làm nhiên liệu phục vụ nhu cầu nấu nướng và sưởi ấm, thí
dụ Campuchia 95%; Lào 80%; Thái Lan 52%; Việt Nam 98%. Chính điều này đã tác

động đến môi trường và quản lý thảm phủ rừng càng khó khăn.
Các hoạt động khai thác gỗ thương mại hiện cũng đe dọa nghiêm trọng tới hệ
sinh thái rừng của lưu vực sông. Bất chấp các lệnh cấm và tạm ngừng khai thác gỗ được
ban hành của nhà nước, nhiều hoạt động khai thác gỗ phi pháp vẫn không kiểm soát
được càng đe dọa thảm phủ rừng ngay cả ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.










Bản đồ lưu vực sông

Hình 1-1. Các lưu vực sông có diện tích lớn hơn 2500 km
2
của nước ta
Hiện nay, nhà nước rất chú trọng phát triển chương trình trồng rừng nhưng một
số vùng trên các lưu vực sông diện tích rừng vẫn bị giảm do các hoạt động khai thác gỗ.
Rừng trồng thường bao gồm các loài cây tăng trưởng nhanh để cung cấp gỗ xây dựng,
nguyên liệu thô cho sản xuất bột gỗ và bột giấy, cung cấp gỗ nhiên liệu và phủ xanh
những vùng đất trọc. Cho dù với những nỗ lực lớn trồng cây gây rừng nhưng cũng phải
thừa nhận rằng các cánh rừng được trồng rất nghèo về đa dạng sinh học so với các cánh
rừng nguyên sinh. Thêm vào đó, nếu không nỗ lực tạo ra các vùng đệm xung quanh các
con suối và sông ngay khi các hoạt động khai thác bắt đầu xảy ra thì việc trồng rừng
không thể giải quyết được các ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn nước ngọt trên bề mặt và
các nguồn tài nguyên trên cạn. Rừng trồng đơn loài thường không phải là một môi

trường thuận lợi cho các hệ động vật dưới nước và trên cạn nên việc trồng rừng không
thể làm giảm các tác động lâu dài tới nơi cư trú của chúng. Vấn đề khai thác và bảo vệ
tài nguyên rừng vẫn là một vấn đề rất gay cấn trong quản lý và phát triển các lưu vực
sông hiện nay.
Việc khai thác các nguồn lợi thủy sản của các sông cũng rất quan trọng đối với
phát triển kinh tế của các nước, thêm vào đó còn nguồn lợi thủy sản do nuôi trồng của
người dân sống ven sông và các vùng cửa sông. Thí dụ trên lưu vực sông Mê Kông
trong 120 loài thủy sản dưới nước có giá trị thương mại, thì có khoảng 30-50 loài được
xem là có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Cá và các loài động vật thủy sinh khác là
nguồn cung cấp protein rẻ nhưng có giá trị dinh dưỡng cao đối với người dân ở lưu vực
cũng như tạo ra nguồn thu cho xuất khẩu. Các sản phẩm thủy sản như tôm nước mặn
đóng góp đến 10% thu nhập ngoại hối của Việt Nam và là nguồn protein quan trọng
cho cuộc sống của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của nước ta.
Trên sông Mê Kông đánh bắt thủy sản góp đến 90% tổng sản lượng thủy sản thu
hoạch ở các vùng, còn nuôi trồng thủy sản chiếm 10% còn lại trong tổng sản lượng thủy
sản. Việc nuôi trồng thủy sản thường dưới các hình thức:


Nuôi trồng ở ao theo phương pháp truyền thống với quy mô nhỏ ở hộ gia
đình và các làng mạc;


Mô hình nuôi và nuôi trồng trong lồng chủ yếu ở trong sông vùng hạ lưu,
trong một số các hồ chứa nước;


Canh tác các mô hình tôm - lúa và cá - lúa không thâm canh trong các
vùng đồng bằng ngập nước trong mùa mưa lũ;



Nuôi trồng bán thâm canh hoặc thâm canh với mục đích thương mại tại
một số khu vực nuôi tôm cá tập trung ở khu vực của sông ven biển.

Hiện nay nhiều hoạt động của con người gây ảnh hưởng lớn tới số lượng cá của
các quần thể cá tự nhiên, như việc đánh bắt một cách rộng rãi hai loài cá da trơn
(catfish) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng trung và hạ lưu các sông ven biển
miền Trung, trong đó phải kể đến hình thức đánh bắt cá có tính hủy diệt bằng xung điện
đang phổ biến và khó ngăn chặn trong thập kỷ gần đây. Điều này đã làm cho nguồn cá
của nhiều lưu vực sông đang bị suy kiệt và tổn thất nặng nề. Khi việc đánh bắt các loài
thủy sản trong các thủy vực sông hồ đã bị suy giảm thì việc mở rộng hoạt động nuôi
trồng thủy sản là tất yếu như tình hình thực tế ở nước ta trong những năm gần đây. Mặc
dù việc nuôi trồng thủy sản có thể bù đắp phần suy giảm sản lượng đánh bắt nhưng
cũng có một số vấn đề liên quan đến nuôi trồng thủy sản cũng cần phải xem xét và điều
chỉnh, thí dụ như là:


Mô hình nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ truyền thống trong những năm
gần đây cũng đã phát sinh các vấn đề về vệ sinh và Sức khỏe, làm tăng ô nhiễm nước.
Thí dụ thói quen sử dụng các chất thải của con người làm thức ăn cho cá tại một số nơi
của người dân đã làm lan truyền các bệnh trong môi trường nước.


Việc phát triển nuôi trồng thủy sản nếu không được quy hoạch đầy đủ sẽ
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sẽ không bền vững, không thể tránh khỏi đến việc
phá hủy hệ thực vật trên cạn. Thí dụ, phát triển quá mức nuôi tôm ở một số vùng cửa
sông ven biển của nước ta trong những năm gần đây cũng đã làm phá hủy môi trường
sống tại các vùng ngập mặn và giảm chất lượng nguồn nước vùng ven biển. Thí dụ
khác cũng có hậu quả tượng tự là việc phát triển quá mức nuôi tôm trên cát đang làm ô
nhiễm, suy thoái và nhiễm mặn nguồn nước ngầm nhiều khu vực cồn cát ven biển.


Ngoài các hoạt động phát triển nông lâm ngư nghiệp, trên lưu vực sông còn chứa
đựng nhiều nguồn khoáng sản quý giá và quan trọng cho phát triển kinh tế của đất
nước. Việc khai thác các mỏ khoáng sản đã tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu, năng lượng
thiết yếu cho các hoạt động phát triển kinh tế của con người, tuy nhiên hoạt động này
cũng tiềm ẩn không ít nhũng nguy cơ và rủi ro môi trường nếu hoạt động đó không
được quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Hiện nay, do hạn chế về nguồn tài chính cũng như
trình độ kỹ thuật mà việc khai thác các mỏ khoáng sản ở những nước chưa phát triển
còn ở mức độ thấp, nhưng theo dự đoán hoạt động này sẽ được đẩy mạnh nhanh hơn
trong tương lai. Thí dụ như Lào có nguồn khoáng sản lớn (như đá quý, thiếc) và công
nghiệp khai mỏ dự đoán sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Việt Nam cũng có
nhiều mỏ khoáng sản quý như than (Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng),
các mỏ cao lanh và bôxit ở khu vực Tây Nguyên. Tại Campuchia có các mỏ đá quý, mỏ
vàng, bôxit và măng gan.
Các tài nguyên khoáng sản trên là nguồn động lực rất lớn cho phát triển kinh tế
các vùng trên các lưu vực sông. Tuy nhiên, hoạt động khai mỏ và xử lý quặng có thể
gây ra các tác động nghiêm trọng tới môi trường nếu chúng không được kiểm soát một
cách đúng đắn. Một số tác động tiêu cực có thể làm suy giảm chất lượng môi trường
sống của hoạt động khai thác mỏ như là:


Gây lắng đọng bồi lấp trong sông vùng hạ lưu khu mỏ.


Gây hủy hoại hệ thực vật của khu vực.


Làm biến đổi xấu cảnh quan khu vực, nhất là về mặt thẩm mỹ.


Làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm (như nước chảy từ các mỏ

axit ảnh hưởng đến chất lượng nước uống và nước cung cấp cho tưới tiêu và
thủy sản).


Làm tăng ô nhiễm không khí, như có thể góp phần tăng mưa axit.


Có các tác động thứ cấp khác như tác động tới giao thông, và nguồn năng
lượng thủy điện phục vụ công nghiệp luyện quặng.

Ngoài các tác động kể trên, việc sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông có
vai trò đặc biệt to lớn đối với phát triển kinh tế của các tỉnh trên lưu vực và đóng góp
cho phát triển kinh tế chung của đất nước.
Một lưu vực sông có tiềm năng nguồn nước lớn là tiền đề rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế của khu vực hơn rất nhiều so với lưu vực sông có tiềm năng nguồn nước
hạn chế hoặc đang bị đe dọa của sự thiếu nước.
Trong bối cảnh nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp nên tài nguyên nước
của lưu vực sông ở nước ta hiện nay được sử dụng chủ yếu cho tưới. Tuy nhiên các nhu
cầu dùng nước khác như cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, sẽ tăng lên theo
thời gian trong khi nước ta cố gắng trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Cho
mục tiêu phát triển này, nước vẫn là một tài nguyên thiết yếu và điều kiện không thể
thiếu, cần phải quản lý và bảo vệ một cách bền vững.
Ngoài sử dụng nước cho các nhu cầu trên, nước của sông còn có vai trò tạo
nguồn điện năng cho đất nước thông qua năng lực thủy điện của sông. Thí dụ trong các
sông của nước ta, nhiều lưu vực sông có tiềm năng thủy điện rất lớn và đang trong quá
trình khai thác như sông Đà, sông Lô ở khu vực phía Bắc, sông Đồng Nai, sông Ba ở
vùng ven biển miền Trung, sông Sê San, Serepok ở Tây Nguyên


Động lực chủ yếu của phát triển thủy điện ở các lưu vực sông hiện nay là do nhu

cầu ngày càng tăng về điện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước. Thí
dụ như ở nước ta hiện nay việc đầu tư cho khai thác nguồn thủy năng các lưu vực sông
là để đáp ứng yêu cầu năng lượng cho phát triển công nghiệp hiện tại và các giai đoạn
tới. Việc nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sơn La, Tuyên Quang và hàng
loạt các công trình thủy điện bậc thang trên sông Sê San như Yaly, Sê San 3, Sê San
3A, Pleikrông, Sê San 4 cho thấy tính cấp thiết cần khai thác của nguồn năng lượng này
đối với phát triển của đất nước hiện nay.
Dự án thủy điện nhất là dự án thủy điện lớn có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng
tới môi trường và xã hội. Mặc dù các dự án ngăn đập làm thủy điện có những hệ quả
tích cực về năng lượng, kiểm soát lũ và bổ sung dòng chảy thấp vào mùa khô, tuy nhiên
cũng cần xem xét cẩn thận các tác động tiêu cực như:


Sản lượng nông nghiệp giảm ở các khu vực hạ nguồn do giảm quá trình
bồi tích phù sa do giảm mức độ ngập nước hay do sự giảm khối lượng bùn cát lắng
đọng;


Giảm diện tích ở bờ sông hay diện tích các đảo phù hợp cho trồng trọt do
sự thay đổi dòng chảy ở hạ nguồn;


Ngập mất đất, rừng trong khu vực lòng hồ;


Làm giảm sản lượng thủy sản ở sông trong vùng hạ lưu;


Các tác động tiêu cực tới môi trường xã hội như phải di dời dân tới khu tái
định cư, hay làm gián đoạn các hoạt động nông nghiệp


Thủy sản là đối tượng bị tác động nặng nề nhất do sự phát triển của thủy điện.
Các tác động tiềm ẩn tới thủy sản là do các nguyên nhân:


Sự biến đổi khác thường của mực nước sông ở hạ lưu không phù hợp với
đời sống của cá;


Các nguồn dinh dưỡng bị giữ lại trong hồ nên thủy sản ở hạ lưu bị ảnh
hưởng;


Nơi cư trú và môi trường sinh sản của cá bị tác động xấu do nhiều vùng
đất ngập nước ven sông không còn được duy trì như trước do chế độ lũ của sông bị biến
đổi;


Sự di chuyển của cá lên thượng nguồn đẻ trứng bị ngăn cản do đập ngăn
nước ngang sông.

Từ các phân tích trên có thể thấy các lưu vực sông và tài nguyên của lưu vực và
trong sông luôn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của quốc gia. Việc khai
thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên của sông là rất cần thiết nhưng cũng phải đúng
cách, không phá vỡ hoặc mất đi tình trạng tự nhiên, đồng thời cũng phải luôn xem xét
đánh giá tác động tiêu cực tới môi trường. Tài nguyên của lưu vực sông cần phải quản
lý sử dụng một cách tổng hợp theo chương trình hay kế hoạch quản lý lưu vực sông.
Cũng vì lẽ đó, vấn đề quản lý bảo vệ lưu vực cũng là một phần quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước, luôn được nhà nước rất quan tâm.
1.3. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QLLVS

Từ xa xưa khi con người bắt đầu sinh sống, khai thác tài nguyên môi trường trên
lưu vực, thì cũng đã có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường trên các lưu
vực sông. Tuy nhiên các hoạt động đó thường đơn lẻ tự phát và chưa được tổ chức cụ
thể.
Vấn đề quản lý lưu vực sông chỉ được nêu lên và được Chính phủ các nước quan
tâm và coi đó là yêu cầu cần thiết phải thực hiện khi mà các tác động tiêu cực của các
hoạt động phát triển của con người để lại những hậu quả xấu tới môi trường, nhất là làm
gia tăng tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường các lưu vực sông, làm ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Có thể nói rằng hầu hết các lưu vực sông trên thế giới đều trải qua một thời gian
dài được quản lý một cách riêng rẽ do nhiều ngành và nhiều người sử dụng tài nguyên
trong suốt quá trình phát triển của lưu vực sông. Đó là thực tế của việc quản lý và sử
dụng tài nguyên môi trường lưu vực sông trong nhiều thế kỷ trước đây, khi mà khái
niệm quản lý tổng hợp chưa ra đời và được coi trọng. Thực trạng này vẫn còn đang diễn
ra trên nhiều sông trên thế giới cũng như ở nước ta khi mà việc quản lý lưu vực sông
chưa được quan tâm hay mới chỉ bắt đầu tiếp cận nên chưa có được thể chế và chính
sách phù hợp.
Do yêu cầu cấp thiết của vấn đề quản lý lưu vực đáp ứng yêu cầu của phát triển
kinh tế xã hội, nhất là phát triển công nghiệp ở các nước phát triển trong thời đại công
nghiệp hoá, vấn đề quản lý lưu vực sông đã được đặt ra và được các nước quan tâm
ngay từ đầu thế kỷ 19 với sự ra đời của một số tổ chức lưu vực sông ở các nước công
nghiệp như Mỹ, Anh, Pháp Trong thực tế vấn đề quản lý lưu vực sông thực sự được
thế giới quan tâm và thực hiện kể từ giai đoạn phát triển mạnh của kinh tế thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ 2.
Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức quản lý lưu vực sông được thành
lập và hoạt động nhất là trên các con sông quốc tế. Tình hình này đặc biệt phát triển
mạnh nhất là trong khoảng 30 năm trở lại đây.
Tại khu vực Đông Nam á, ủy ban quốc tế sông Mê Kông được thành lập năm
1957 với bốn nước thành viên là Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia.
Tại Trung Quốc, kế hoạch quản lý lưu vực sông đã được nhà nước thông qua và

hiện tại các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Trường Giang, Hoàng Hà, đều đã
thành lập các ban quản lý lưu vực các sông và hoạt động có hiệu quả.
Tại Inđônêxia (Indonesia), Nhà nước cũng đưa ra chính sách mới về quản lý
nước và quản lý lưu vực sông, trong đó quản lý nước được lấy trung tâm ở cấp lưu vực
và tập trung trách nhiệm quản lý nước thông qua sự tham gia và hợp tác hiệu quả của
các đối tượng hưởng lợi trên lưu vực. Một số ban quản lý lưu vực sông tại Indonesia đã
được thành lập. Các nước khác trong khu vực cũng đều bắt đầu tiếp cận thực hiện quản
lý lưu vực sông trong một hai thập kỷ qua.
Việc áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông
để soạn ra các chính sách và chiến lược phát triển, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
đã giúp cho tài nguyên nước ngày nay được xem xét trên cơ sở hệ thống. Cách tiếp cận
này cho phép những người sử dụng nước hiểu biết tốt hơn về các vấn đề thủy văn có
liên quan [IWMI, 2000].

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 quản lý lưu vực sông đã được Nhà nước
quan tâm với việc thành lập ủy ban trị thủy sông Hồng, một tổ chức có trách nhiệm quy
hoạch và quản lý tài nguyên nước cấp lưu vực đầu tiên ở nước ta nhưng hoạt động của
ủy ban này cũng còn nhiều hạn chế.
Quản lý tài nguyên nước ở nước ta cho đến nay vẫn chủ yếu là quản lý theo địa
giới hành chính và riêng rẽ do từng ngành sử dụng nước tự đảm nhiệm. Tình trạng đó
kéo dài cho đến năm 1998 khi Luật Tài nguyên nước ra đời đã nêu định hướng cho việc
thực hiện quản lý lưu vực sông.
Thực hiện Luật Tài nguyên nước, năm 2002 nhà nước đã thành lập 3 Ban quản
lý quy hoạch lưu vực của ba lưu vực sông lớn là lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu
vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Cửu Long.
Nhiều đề tài và dự án nghiên cứu về quản lý lưu vực sông đã được thực hiện do
các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế như dự án của ADB cho lưu vực sông
Hồng, dự án Danida của chính phủ Đan Mạch cho lưu vực sông Serepok và lưu vực
sông Cả, dự án của Nhật quy hoạch quản lý lưu vực sông cho 12 lưu vực sông lớn của
nước ta, Các đề tài và dự án này đã chuẩn bị tiền đề tốt cho việc tìm một mô hình phù

hợp cho thực hiện việc quản lý lưu vực sông ở nước ta. Vấn đề này sẽ được nêu rõ hơn
trong chương 6.
1.4. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC
1.4.1. Khái quát
Nước là một tài nguyên thiết yếu nhất đối với tất cả các khía cạnh liên quan đến
sự phát triển của con người và hệ sinh thái trên lưu vực sông. Các tài nguyên khác như
đất và các tài nguyên sinh thái cũng phụ thuộc và có mối liên quan mật thiết với tài
nguyên nước trong quá trình sử dụng cũng như bảo tồn. Vì thế quản lý sử dụng nước là
một thành phần quan trọng của quản lý lưu vực sông và cần được quản lý theo đơn vị
lưu vực.
Để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, tài nguyên nước nhất thiết
phải được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc tổng hợp, gọi tắt là quản lý tổng hợp tài
nguyên nước. Điều này được nêu lên trong chương 18 của Chương trình nghị sự 21
được các nguyên thủ quốc gia của 172 nước thông qua tại Hội nghị quốc tế về Môi
trường và Phát triển lần thứ nhất họp tại Rio de Janeiro (Braxin,1992) và là một trong
bảy chương trình lớn của “Chương trình hành động tổng hợp toàn cầu cho phát triển
bền vững” của Liên hợp quốc nêu lên trong hội nghị trên.
Thực hiện QLTHTNN là một bước đột phá của thế giới trong những thập kỷ
cuối của thế kỷ 20, bước vào thế kỷ 21 trong lĩnh vực khai thác sử dụng và quản lý tài
nguyên nước. ở Việt Nam, thực hiện QLTHTNN là một trong những hoạt động mang
tính chiến lược để PTBV tài nguyên nước đã quy định trong Luật Tài nguyên nước.
Tháng 3/2000, tại diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague (Hà Lan), tầm nhìn
về nước thế giới thế kỷ 21 đã được thảo luận rộng rãi và một tuyên bố về “Tầm nhìn về
nước, cuộc sống và môi trường ” với tiêu đề tổng quát là “tiến tới một thế giới an ninh
về nước trong thế kỷ 21” đã được thông qua, trong đó có 6 chỉ tiêu thế giới cần thực
hiện từ nay đến năm 2015, trong đó QLTHTNN được nêu đầu tiên.
Thực hiện QLTHTNN các lưu vực sông là một vấn đề rất phức tạp và phải thực
hiện trong một quá trình lâu dài. Đó cũng là mục tiêu mà nước ta cũng phải từng bước
thực hiện trong các giai đoạn tới. Trải qua gần mười năm, nhiều nước trên thế giới, nhất
là các nước phát triển đã có nhiều chương trình và hoạt động tích cực để thực hiện

QLTHTNN ở nước mình và đã thu được những kết quả ban đầu rất khả quan.


Hộp 1-1: Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21 của Việt Nam
Trong "Tầm nhìn an ninh nước thế kỷ 21 của Việt Nam" thông qua
năm 2000 với tiêu chí "Sử dụng tổng hợp, bảo vệ tài nguyên nước vững
bền và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước" đã đưa ra bảy thông
điệp trong đó có ba thông điệp liên quan đến quản lý sử dụng bền vững
tài nguyên nước đó là:

Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội.

Định giá nước hợp lý.

Cộng tác nhiều bên để quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên
nước có hiệu lực và hiệu quả.
Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21 của Việt Nam cũng vạch ra
một khung hành động gồm bốn chiến lược, trong đó chiến lược đầu tiên
cũng là thực hiện QLTHTNN:

Thực hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước để bảo
đảm nước cho dân sinh, kinh tế, xã hội, vững bền môi trường và phòng
chống lũ lụt.

Thực hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực
sông.

Nâng cao nhận thức và ý chí chính trị, tăng cường thể chế và
năng lực để thực hiện quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước.


Bảo đảm dịch vụ nước hoạt động hiệu quả.

1.4.2. Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước theo Savanije [1997] là “tập hợp tất cả các hoạt động
thuộc về kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các
công trình sử dụng nguồn nước cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực
sông”.
Như vậy, quản lý tài nguyên nước bao gồm tất cả các hoạt động từ quy hoạch,
thiết kế, xây dựng, và vận hành khai thác các hệ thống nguồn nước và là hoạt động gồm
nhiều thành phần, nhiều mục tiêu và có nhiều ràng buộc.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
QLTHTNN ra đời thay thế cho khái niệm quản lý nguồn nước truyền thống.
Khái niệm này đang tiếp tục được bổ sung và phát triển, hiện vẫn đang còn những ý
kiến tranh luận. Trong Chương 18 của Chương trình nghị sự 21 có nêu rõ "Quản lý tổng
hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là một bộ phận nội tại của hệ sinh thái,
một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một loại hàng hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng
và chất lượng quyết định bản chất của việc sử dụng. Vì mục đích này, tài nguyên nước
cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinh thái nước và tính tồn tại
mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các
hoạt động của con người". Sau đây là một số định nghĩa cụ thể của QLTHTNN.
Mitchell [1990] đã đưa ra định nghĩa “QLTHTNN là một quá trình giải quyết
vấn đề quản lý sử dụng nước cắt ngang tất cả các thành phần của chu trình thủy văn,
vượt trên biên giới giữa nước, đất và môi trường, tạo lập mối liên hệ nội tại của nước
với các chính sách rộng lớn hơn phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế và quản lý môi
trường khu vực”.
Grig [1999] thì cho rằng “QLTHTNN là một khuôn khổ được tạo nên cho việc
quy hoạch, tổ chức và kiểm soát hệ thống nước nhằm làm cân bằng tất cả những quan
điểm và mục tiêu của những người bị ảnh hưởng”.
Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu [GWP, 2000] với mục đích đưa ra một

khuôn khổ chung trong quản lý tài nguyên nước đã nêu lên định nghĩa “QLTHTNN là
một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các
tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công
bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu ”.
Định nghĩa trên đã nhấn mạnh QLTHTNN là một quá trình, và trong đó khái
niệm “quản lý ” phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả “phát triển và quản lý ”
nhằm đạt tới ba mục tiêu cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong QLTHTNN, hệ thống nguồn nước được coi như một hệ thống hở, biểu thị
như hình 1-2, trong đó quản lý nước phải xem xét các mối liên hệ với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội, môi trường và với tất cả những người dùng nước.
Trong QLTHTNN có một từ then chốt đó là từ “tổng hợp”, vậy khái niệm tổng
hợp ở đây là gì và cần hiểu như thế nào? Điều này chúng ta cũng cần làm rõ và từ đó sẽ
hiểu các nội dung của quản lý tổng hợp đối với tài nguyên nước.


Hình 1-2: Các thành phần và mối liên hệ của Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
(Nguồn: Koudstaal, Rijsberman, Savenije)


Theo [TAC, 2000] thì khái niệm tổng hợp trong cụm từ quản lý tổng hợp tài
nguyên nước phải xem xét trong hai hệ thống chủ yếu, đó là trong hệ thống tự nhiên và
hệ thống nhân văn. Hệ thống tự nhiên (natural system) với đặc trưng chủ yếu là số

×