Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu điển hình môn học kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.48 KB, 67 trang )

1
Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thuỷ lợi






Nghiên cứu điển hình


Môn học Kinh Tế sử dụng tổng
hợp tài nguyên nước


Ngô Thị Thanh Vân


Hà nội 2005


WRU/ SCB


2




















3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 6
1.1: Vị TRÍ ĐịA LÝ 6
1.2 ĐặC ĐIểM ĐịA HÌNH ĐịA MạO 6
1.3 ĐặC ĐIểM KHÍ TƯợNG THUỷ VĂN 6
1.3.1 Đặc trưng về khí tượng: 7
1.3.2 Đặc trưng về thuỷ văn 9
1.4 ĐặC ĐIểM ĐịA CHấT THổ NHƯỡNG 12
1.4.1 Địa chất công trình: 12
1.4.2. Địa chất vùng hồ: 13
1.4.3. Địa chất tuyến công trình: 13
1.4.4. Địa chất thuỷ văn: 14
1.4.5. Địa chât thổ nhưỡng: 14
1.5. TÌNH HÌNH VậT LIệU XÂY DựNG 14

1.5.1. Vật liệu xây dựng: 14
1.5.2. Vật liệu cát, cuội sỏi, đá: 15
2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ CỦA KHU VỰC 16
2.1. TÌNH HÌNH DÂN SINH, KINH Tế CủA KHU VựC 16
2.1.1. Tình hình dân sinh kinh tế: 16
2.1.2. Tình hình kinh tế: 16
2.2: HIệN TRạNG THUỷ LợI 19
2.2.1. Tình hình thiên tai và nguyên nhân: 19
2.2.2. Tình hình nguồn nước sông ngòi, kênh rạch trong khu hưởng lợi: 19
2.2.3. Những công trình thuỷ lợi đã xây dựng: 20
2.3. PHƯƠNG HƯớNG PHÁT TRIểN KINH Tế TRONG VÙNG 21
3 NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH 21
3.1. NHIệM Vụ CÔNG TRÌNH 22
3.2 CÁC THÀNH PHầN CÔNG TRÌNH 22
3.3. CÁC THÔNG Số CƠ BảN CủA Hồ CHứA ĐầM BÀI : 22
4. THỰC HIỆN PHỎNG VẤN 24
4.1. PHIếU PHỏNG VấN CÁC Hộ NÔNG DÂN 24
4.2 PHỏNG VấN CÁC CÁN Bộ QUảN LÝ 28
4.3 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 30



4
Nghiên cứu điển hình
môn học kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
TS. Ngô Thị Thanh Vân
LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu điển hình môn học Kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
dùng để thực hành phục vụ cho môn học giảng dạy cho sinh viên thuộc chuyên
ngành Kinh tế Thủy lợi, Khoa Kinh tế Thủy lợi Trường Đại học Thủy lợi. Trong

khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực đào tạo Trường Đại học Thủy lợi do Chính
phủ Đan Mạch tài trợ (DANIDA), nghiên cứu điển hình cho môn học được dự án tài
trợ nâng cấp để phù hợp với quan điểm hiện đại về quản lý tổng hợp tài nguyên
nước.
Mục tiêu nghiên cứu điển hình này là
nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức
thực hành kinh tế sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, hiểu rõ hơn lý thuyết và vận
dùng vào thực tế. Khi thực hiện nghiên cứu điển hình này sinh viên sẽ biết cách đưa
ra các kịch bản về nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước khác n
hau và tính toán
các phương pháp dự báo nhu cầu dùng nước trong các ngành dùng nước khác nhau,
phân tích các yếu tố về mặt tự nhiên, kỹ thuật, về mặt kinh tế, xã hội có tác động
đến nhu cầu dùng nước một cách chủ động. Đồng thời sinh viên sẽ biết cách phân
tích và đánh giá kinh tế của dự án sử dụng nước đa mục tiêu.
Tài liệu được biên soạn với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn quốc tế P
GS. TS.
Thorkil Casse, Trường Đại học tổng hợp Roskilde, Đan Mạch, và chuyên gia tư vấn
trong nước TS. Nguyễn Thượng Bằng, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ kỹ thuật trong công ty khai thác công
trình thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình và hồ Đầm Bài đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu
thập tài liệu phục vụ cho nghiên cứu điển hình.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý dự án
DANIDA, Ban Giám hiệu,
Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế Thủy lợi và các phòng ban liên quan đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tác giả hoàn thành cuốn tài liệu này. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ
lòng biết ơn các thầy đồng nghiệp trong Bộ môn Kinh tế Thủy lợi, Khoa Kinh tế
Thủy lợi đã có những nhận xét sâu sắc về nội dung khoa học.
Cuốn sách xuất bản lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được
sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn.


5
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTTL Công trình thủy lợi
B/C Tỉ số lợi ích và chi phí
IRR Hệ số nội hoàn
NPV Thu nhập ròng, giá trị vốn hiện tại
MNC Mực nước chết
MNDBT Mực nước dâng bình thường
MNTL Mực nước trước lũ
MNDGC Mực nước dâng gia cường
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân










6
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1: Vị trí địa lý
Vùng Phú Cường nằm phía Bắc huyện Kỳ Sơn gồm 3 xã: Phú Minh, Hợp Thịnh và
Hợp Thành với diện tích tự nhiên 4700 ha.
- Nằm từ 105
o

17’ đến 105
o
23’ kinh độ Đông.
- Nằm từ 20
o
55’ đến 21
o
02’ vĩ độ Bắc.
Khu hưởng lợi nằm ngang bên bờ hữu sông Đà, nằm ở phía Bắc và hạ lưu thị xã Hoà
Bình.
- Phía Nam giáp xã Dân Hạ huyện Kỳ Sơn.
- Phía Bắc giáp với xã Khánh Thương huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
- Phía Đông giáp xã Phúc Tiến huyện Kỳ Sơn, và xã Yên Trung, Yên Quang huyện
Lương Sơn.
- Phía Tây giáp với sông Đà.
1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo
Đặc điểm của khu vực này dốc theo hướng Nam đến Bắc : từ cao trình +20,6 đến cao
trình +15,5 theo chiều dòng chảy của sông, vùng ven sông cao trình +20,5.
Diện tích canh tác ở đây được phân theo cao độ:
Cao trình(m) 15 - 16 16 - 17 17 - 18 18 - 19 19 - 20 20 trở lên
Diện tích(ha) 65,3 118,6 97,2 167,2 124,6 98,2

Trong khu vực đất canh tác xen lẫn là đồi độc lập, ao hồ, đầm lầy dọc chân đồi. Phía
tả khu hưởng lợi là đê sông Đà có cao trình +21 đến cao trình +22, phía hữu là các đồi
núi cao như Viên Nam cao 1031m… ngoài ra còn rất nhiều sông suối đổ ra khu
hưởng lợi.
Khu vực canh tác Phú Cường bị bồi xói hàng năm bị bạc màu đất canh tác do ảnh
hưởng của lũ sông Đà và các suối.
1.3 Đặc điểm khí tượng thuỷ văn
7

Xung quanh khu vực phú Cường có các trạm thuỷ văn: Hoà Bình, Chẹ, Yên Bình,
Tường Chinh, trạm Lâm Sông Đà trên sông Sắt. Tài liệu thu thập được từ năm 1960
và năm 1970.
1.3.1 Đặc trưng về khí tượng:
1.Mưa:
Căn cứ vào một số tài liệu của trạm thuỷ văn gần lưu vực tính toán thì mùa
mưa từ tháng 5-9, lượng mưa như sau:
- Trạm Yên Bình: từ năm 1960 – 1990 là 2126,0 mm.
- Trạm Hoà Bình: từ năm 1960 – 1990 là 1911,0 mm.
- Trạm Lương Sơn: từ năm 1960 – 1990 là 1680,0 mm.
- Trạm Tường Chinh: từ năm 1961 – 1990 là 1816,7 mm.
- Trạm Chẹ: từ năm 1961 – 1990 là 1772,0 mm.
- Trạm Ba Vì: từ năm 1961 – 1990 là 2191,0 mm.
Căn cứ tài liệu của trạm Chẹ tính được lượng mưa bình quân của lưu vực:
-
Lượng mưa bình quân nhiều năm x = 1772 mm.
- Lượng mưa theo tần suất p = 50% x = 1736,6 mm.
- Lượng mưa theo tần suất p = 75% x = 1470,8 mm.
- Lượng mưa theo tần suất p = 80% x = 11417,6 mm.
2. Tốc độ gió:
- Tốc độ gió lớn nhất trong năm : 28 m/s.
- Tốc độ gió lớn nhất bình quân : 17,7 m/s.
- Tốc độ gió lớn nhất với p = 4% : 28,3 m/s.
3. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,2
0
C.
- Nhiệt độ cao nhất là 41,2
0
C.

- Nhiệt độ thấp nhất là 1,9
0
C.
8
Đặc trưng nhiệt độ từng tháng là:

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB 16,1 17,4 20,7 29,4 27,1 28,2 28,3 27,7 26,5 24 20,7 17,5
Max 33,7 35,6 38,1 38,7 41,2 39,9 39,3 27,9 36,6 39 35,2 32,7
Min 1,9 5,0 7,6 11,1 16,7 18,6 19,6 21,9 16,1 10,8 5,1 2,0

4. Bốc hơi:
- Bốc hơi trung bình tháng : 63,55 mm.
- Bốc hơi trung bình năm : 762,6 mm.
- Bốc hơi lưu vực : Z
0
= 845,0 mm.
- Tổn thất bốc hơi năm : ΔZ = 309,0 mm.
Phân phối lượng bốc hơi mặt hồ từng tháng như sau:

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
ΔZ
(mm)
18,7 17,8 21,6 25 32,7 31,4 31,2 24 21,4 24,5 21,4 19,3

5. Độ ẩm:
- Trung bình năm : 84%.
- Độ ẩm tháng thấp nhất trong năm : 13%.
- Thấp nhất trung bình : 63%.
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

TB 84 85 85 84 82 83 84 86 86 82 84 83
9
Min 13 14 20 23 15 32 38 37 28 29 26 18
Max 64 67 67 65 60 61 61 65 64 61 60 61

6. Số giờ nắng trung bình trong nhiều năm là 1620,9 giờ:

Thán
g
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số
giờ
nắng
84,5 63,4 74,8 112,
1
188,
3
163,
8
190,
3
162,
3
165,
5
159,
3
134,
6
122,

0

1.3.2 Đặc trưng về thuỷ văn
Trạm Chẹ và lưu vực suối Bằng cách nhau khoảng 10 km, với tài liệu chuẩn từ
năm 1961 đến nay do đó chọn trạm Chẹ làm đại diện để tính mưa cho lưu vực suối
Bằng. Đặc trưng của lưu vực như sau:

P (%) 50% 75% 80%
X
p
(mm) 1736,6 1470,8 1417,6

1. Dòng chảy năm:
Các thông số dòng chảy năm: Q
0
= 0,48 m
3
/s; C
v
= 0,49; C
s
= 2C
v

Dòng chảy năm thiết kế tại đập Đầm Bài:

Q
p%
(m
3

/s)
Q (m
3
/s)
25 50 75 80 90
0,487 0,609 0,448 0,310 0,268 0,219
10

Phân phối dòng chảy từng tháng ứng với P% tại tuyến đập:

Tháng Q
p%
(m
3
/s) 25 50 75 80
Tháng I 0,132 0,097 0,075 0,058
Tháng II 0,117 0,086 0,059 0,051
Tháng III 0,058 0,043 0,029 0,025
Tháng IV 0,036 0,027 0,018 0,016
Tháng V 0,204 0,150 0,103 0,090
Tháng VI 0,539 0,382 0,270 0,229
Tháng VII 0,672 0,494 0,338 0,296
Tháng VIII 1,570 1,160 0,789 0,691
Tháng IX 2,120 1,560 1,106 0,939
Tháng X 1,040 0,769 0,525 0,463
Tháng XI 0,460 0,339 0,224 0,203
Tháng XII 0,365 0,269 0,184 0,161
Cả năm 0,609 0,448 0,310 0,268

Ta thấy lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, lượng nước mùa lũ chiếm

80% năm.
2. Dòng chảy lũ thiết kế:
Do suối Bằng không có tài liệu thuỷ văn, để xác định lưu lượng đỉnh lũ và lưu
lượng lũ thiết kế ta sử dụng tài liệu thực đo của trạm Lâm Sơn để tình toán:
Đặc trưng lũ thiết kế tại trạm Đầm Bài:

11
P% 1,5 2 5 10
Q (m
3
/s) 358 318 246 192
H (mm) 413 382 295 231

- Tổng lượng lũ thiết kế : W
24h
= 6,856.10
6
m
3
.
- Lưu lượng thiết kế lớn nhất ứng với tần suất thiết kế: Q
maxp = 1,5%
=358 m
3
/s.
Đường quá trình lũ thiết kế tại tuyến đập Đầm Bài:

Q
p%
(m

3
/s)
Giờ
P=1% P=2% P=5% P=10%
0 0 0 0 0
1 20 18 14 11
2 108 102 79 60
3 250 233 180 141
4 358 318 246 192
5 280 262 202 158
6 210 296 151 118
7 140 131 101 79
8 100 93 72 56
9 80 75 58 45
10 65 61 46 37
11 55 51 40 31
12 45 42 32 25
13 40 37 29 22
12
14 35 33 25 20
15 30 28 22 17
16 25 23 18 14
17 20 19 14 11
18 15 14 11 8
19 10 8 7 6
20 8 7 6 4
21 6 5 4 3
22 4 4 3 2
23 0 0 0 0


3. Dòng chảy bùn cát:
Qua tính toán lượng bùn cát lơ lửng và di đẩy của suối Bằng như sau:
Loại bùn cát R (kg/s) Trọng lượng
(10
3
T/năm)
Thể tích
(10
3
m
3
/năm)
Lơ lửng 0,158 4,983 5,537
Di đẩy 0,0316 0,997 0,665
Tổng cộng 0,1896 5,980 6,202
1.4 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
Dựa vào tài liệu khảo sát địa chất và tham khảo bản đồ địa chất Việt Nam cho
ta thấy địa chất của vùng hồ Đầm Bài như sau:
1.4.1 Địa chất công trình:
- Vùng đất nghiên cứu gồm các loại đất đá từ giới Poleojoj đến Kainojoi.
- Địa chất thuỷ văn: trong khu vực mực nước ngầm xuất hiện ở cao trình +35 trong
vùng này nước ngầm bù cho nước sông. Nước suối Bằng sâu khoảng 2m (tháng 5).
- Động đất: khu vực có động đất cấp 7.
13
1.4.2. Địa chất vùng hồ:
- Mất nước: dâng nước đến cao trình +35 thì không sợ mất nước sang cao trình khác
vì phân thuỷ linh khá dày không thấy nứt gãy chạy qua và không có hiện tượng Karst.
- Sụt lở hồ: không có sụt lở lớn trong lòng hồ, chỉ có những chỗ sụt lở nhỏ do dân đào
vàng gây ra.
- Bồi lắng: một số chỗ dân đào vàng là các đồi có lớp tàn tích, đất á sét, đất sét, đất

xốp kết cấu kém chặt dễ tan trong nước gây bồi lắng trong lòng hồ nói chung không
có gì đáng l
o ngại.
- Ngập và bán ngập: lòng hồ không có cơ sở công nghiệp chỉ có vài hộ sống trong
lòng hồ sẽ bị ngập. Tài nguyên trong hồ đã có công văn của bộ Thuỷ Lợi gửi Tổng
Cục Địa chất ngày 20/7/1994 vẫn chưa có văn bản trả lời.
1.4.3. Địa chất tuyến công trình:
- Lớp ký hiệu (1): Bùn á sét đến bùn sét chứa nhiều hữu cơ, trạng thái dẻo chảy đến
chảy, kết cấu kém chặt bề dày 1 ÷ 1,5m (tuyến I) và dày 2m (tuyến II). Lớp này cần
cắt bỏ khi đắp đập.
- Lớp ký hiệu (2): đất sét màu vàng xám, lớp này ở tuyến I và II bề dày từ 2 ÷ 6m.
- Lớp ký hiệu (2a): á sét nặng, sét màu nâu vàng sẫm, có lẫn sỏi sạn dày 2 ÷ 3m.
- Lớp ký hiệu (3’): đất sét chứa ít dặm sạn màu nâu vàng.
- Lớp ký hiệu (3
): đất sét màu nâu vàng, xám vàng, xám trắng. Trạng thái dẻo cứng,
lớp này thấy phổ biến ở các mặt cắt, bề dày thay đổi nhiều 0,5 ÷ 10m. Nguồn gốc tàn
tích.
- Lớp ký hiệu (3a): á sét nặng trung bình màu nâu đỏ. Trạng thái từ cứng đến dẻo
cứng. Đất lẫn dăm sạn, hàm lượng dăm sạn chiếm 30%.
- Đá phiến sét: Đá tươi màu xám đen, cấu tạo phân lớp màu. Đá phong hoá có màu
nâu đỏ, ẩm,
đập nhẹ có thể vỡ theo lớp. Trong đá phiến sét có xen lẫn cát, bột kết.
Ngoài ra còn thấy các mảnh thạch anh màu xám trắng, cứng chắc, giòn. Mạch thạch
anh là do kết quả của các pha xâm nhập, nó phân bố nhiều ở tuyến I.
Chỉ tiêu cơ lý nền đập
Chỉ tiêu

hiệu
Đơn vị
Lớp

(1)
Lớp (2) Lớp (2a)
Lớp
(3)
Lớp
(3a)
14
Dung trọng tự nhiên
γ
w

T/m
3
1,58 1,66 1,62 1,73
Dung trọng khô
γ
k

T/m
3
1,69 1,27 1,16 1,30
Tỷ trọng
Δ
2,65 2,75 2,74 2,77
Lực dính kết C Kg/cm
2
0,10 0,18 0,11 0,08
Góc ma sát trong
ϕ
Độ 8

0
16
0
24
0
26
0

Hệ số thấm K cm/s 10
-6
5.10
-6



Tham
khảo lớp
(2)
10
-6
10
-5


1.4.4. Địa chất thuỷ văn:
Vùng đầu mối chỉ có hai loại nước nước mặt suối Đầm Bài và nước ngầm:
- Nước mặt: Nước suối Bằng là nguồn nước chủ yếu của khu vực này, mùa
khô ở cao trình +17, mùa lũ các suối đổ vào mặt nước dâng lên +18, +19.
- Nước ngầm: Có ở hầu hết các hố khoan, thường ở cao trình +18 vào mùa khô
nước ngầm có hướng vận động từ phía dốc về suối. Sự dao động của nó đi liền với

dao động của nước s
uối và thời tiết mùa.
1.4.5. Địa chât thổ nhưỡng:
Phú Cường nằm dọc theo sông Đà, nguồn gốc tạo thành là phù sa của sông Đà
bồi lấp. Thành phần cơ giới đại đa số đất cát pha trung bình. Tầng canh tác mỏng, đào
sâu 50m chưa có tầng cứng rắn. Nhìn chung đất phù hợp với điều kiện cây trồng.
1.5. Tình hình vật liệu xây dựng
1.5.1. Vật liệu xây dựng:
- Vật liệu đất:
Qua khảo sát thăm dò được các chỉ tiêu và khối lượng như sau:
+ Mỏ A: Nằm trên vị trí đập tràn qua eo, chủ yếu là lớp (3), (3a) chúng xen
kẽ nhau nên khai thác khó tách riêng. Bề dày lớp (3a) thay đổi từ 0,4 ÷ 0,5m có chỗ từ
2 ÷ 2,5m; lớp (3) từ 2 ÷ 2,5m. Trữ lượng khoảng 50000m
3
, là đất tàn tích.
+ Mỏ B: nằm ở thượng lưu tuyến đập I, cách tuyến đập 400 ÷ 600m, nằm ở
hai bên thềm suối Bằng: gồm hai lớp (1c), (1d). Lớp 1c có bề dày đồng đều trung bình
2,8m trữ lượng 120000m
3
là đất bồi tích.
15
+ Mỏ D: Nằm vai tuyến đập II đất lớp (3) và (3a), chủ yếu là (3) thuộc đất
sét pha tàn tích, dày trung bình 1,7m. Đất bồi tích.
+ Mỏ E: Nằm bên bờ phải cách đập 1500m có loại đất (2b), trữ lượng
100000 m
3
.
Ta thấy khối lượng đất đã khảo sát được:
- Nguồn gốc bồi tích : 129.286 m
3

.
- Nguồn gốc pha tàn tích : 206.600 m
3
.
Tổng cộng : 335.886 m
3
.
Chất lượng vật liệu đất: đều có thể dùng làm vật liệu để đắp đập. Hiện nay còn chỉ
tiêu chưa đạt số lượng qui định, sẽ nghiên cứu ở các giai đoạn khác:
Tên lớp
TT Chỉ tiêu

hiệu
Đơn vị
(1c) (3) (3a)
1 Dung trọng tự nhiên
γ
w

T/m
3
1,85 1,65 1,73
2 Dung trọng khô
γ
c

T/m
3
1,45 1,14 1,45
3 Dung trọng chế bị

γ
cb

T/m
3
1,60
1,3÷1,32
1,50
4 Góc ma sát
ϕ
độ 28 27 28
5 Độ ẩm chế bị W
cb
% 21
34 ÷ 36
25
6 Lực dính kết C Kg/cm
2
0,17 0,17 0,08
7 Hệ số thấm K cm/s 10
-7
10
-7
10
-6


1.5.2. Vật liệu cát, cuội sỏi, đá:
- Cát: Mỏ cát có thể khai thác tại hồ sông Đà, cách vị trí đầu mối 1,5 ÷ 2 km,
dùng làm tầng lọc, vách đập trữ lượng đáp ứng được yêu cầu xây dựng công trình.

Cát đổ bê tông lấy cát Kim Bôi.
- Đá: dùng đá vôi khai thác ở mỏ Ba Chẹ.
- Sỏi: dùng đổ bê tông không nhiều, dùng đá dăm ở mỏ Ba Chẹ vì sỏi ở sông
Đà ít lẫn trong cát việc khai thác rất khó khăn.
16
2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH TẾ CỦA KHU VỰC
2.1. Tình hình dân sinh, kinh tế của khu vực
2.1.1. Tình hình dân sinh kinh tế:
1. Dân số và lao động:
- Vùng hồ và đầu mối: Khi hồ chứa nước Đầm Bài được xây dựng với
MNDBT của hồ +31,62 làm cho các hộ dân trong lòng hồ bị ngập, địa phương đã có
kế hoạch di chuyển các hộ này ra ngoài lòng hồ. Ngoài ra hồ còn làm ngập 10,3 ha
lúa đang canh tác trong lòng hồ, cần phải có giải pháp đền bù hợp lý. Tại đầu mối có
một số hộ dân nằm ngang cần được di chuyển.
- Khu hưởng lợi: gồm 3 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh và Phú Minh thuộc huyện
Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình.
Dân số và l
ao động 3 xã theo thống kê năm 1991:
Xã Số hộ dân Nhân khẩu Lao động
Hợp Thành 454 2630 1162
Hợp Thịnh 622 3615 1288
Phú Minh 330 1986 1044
Tổng 1406 8231 3494

Tỷ lệ phát triển dân số: 2,47%.
Dân số chủ yếu là sống dựa vào nguồn sản xuất lương thực ( lúa, ngô, khoai,…) ngoài
ra còn thu nhập từ sản phẩm rừng.
2. Dân tộc và tôn giáo:
Dân tộc gồm người Kinh và Mường. Đồng bào Mường chiếm tỷ lệ 80% dân số
trong vùng.

2.1.2. Tình hình kinh tế:
Vùng Phú Cường có điều kiện đất đai thổ nhưỡng phát triển sản xuất nông nghiệp và
cây công nghiệp ngắn ngày. Do hạn chế về điều chế nước chưa có biện pháp giải
quyết triệt để về thuỷ lợi nên đất canh tác chưa phát huy hết khả năng sẵn có.
17
1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai năm 1991 như sau:
Lúa
Chiêm xuân Mùa

Địa phương
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Hợp Thành 78,3 12,0 80,0 6,5
Hợp Thịnh 115,0 11,7 62,0 6,0
Phú Minh 75,7 12,0 49,0 5,4
Tổng 266,0 11,9 191,0 5,6

Màu chính vụ
Ngô Khoai

Địa phương
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Hợp Thành 98,0 14,0 16,0 40,0
Hợp Thịnh 70,0 12,0 5,0 40,0
Phú Minh 22,0 13,0 9,0 35,0
Tổng 190,0 13,0 30,0 38,3

Màu vụ đông
Ngô Khoai

Địa phương

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Hợp Thành 25 7,0 10 40
Hợp Thịnh 40 8,0 10 40
Phú Minh 17 7,0 3 23
Tổng 82 7,23 23 37,0
18

Bình quân năng suất các loại cây trồng của Phú Cường trong 11 năm canh tác (1981 ÷
1991)

Mùa vụ Lúa
chiêm
xuân
Lúa mùa Ngô
chính vụ
Khoai
lang
chính vụ
Ngô vụ
đông
Khoai
lang vụ
đông
Năng suất
(tạ/ha)
19,7 18,23 11,15 33,42 12,00 37,20

2. Tập quán cach tác và đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng:
Cơ cấu cây trồng và thời vụ: Ngô đông, lúa xuân, ngô và màu hè thu, lúa mùa.
Đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp:

- Về vụ chiêm: Là vụ gieo trồng chính nhưng thường bị đe doạ của lũ tiểu
mãn. Lũ thường xuất hiện trung tuần tháng 5, phải thu hoạch trước 30/4.
- Vụ mùa: Bị ảnh hưởng của lũ chính vụ nên diện tích canh tác bị ngập úng.
Lũ xuống bị hạn hán không có nước để cấy lại.

- Ngô khoai chính vụ chủ yếu nằm ngoài công trình.
- Ngô khoai vụ đông thiếu nước do công trình không tưới.
3. Tổng sản phẩm và sản phẩm bình quân đầu người:
- Lúa chiêm : 510,2 tấn
- Lúa mùa : 313,0 tấn
- Ngô xuân : 157,6 tấn
- Khoai vụ mùa : 25,0 tấn
- Ngô đông : 170,0 tấn
- Khoai vụ đông : 18,1 tấn
- Tổng sản lượng bình quân năm : 1194 tấn.
19
- Bình quân lương thực tính theo đầu người : 145 kg/ng/ năm.
- Bình quân lương thực tính theo tháng : 12 kg/ng/ tháng.
Nhìn chung đời sống dân trong vùng thấp, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn. Vì vậy việc giải quyết công tác thuỷ lợi cho vùng này là cấp bách và rất cần
thiết.
2.2: Hiện trạng thuỷ lợi
2.2.1. Tình hình thiên tai và nguyên nhân:
Phú Cường hàng năm thường bị ảnh hưởng ngập do lũ sông Đà và lũ núi, với
diện tích mất trắng một số năm:

Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991
Vụ
Vụ chiêm (ha) 18 51 53,6 10 126 47
Vụ mùa (ha) 17 0 51,3 3 230 55


Do thiếu nước nên năng suất cây trồng hằng năm thấp, và do ảnh hưởng của lũ núi
làm cho đất chóng bạc màu trong khi đó nguồn nước trong khu vực dự án rất phong
phú.
2.2.2. Tình hình nguồn nước sông ngòi, kênh rạch trong khu hưởng lợi:
Các suối trong khu vực:
+ Các suối nội địa: suối Bằng, suối Quốc, suối Nhạ, suối Mại, suối Mon.
Các suối này có đọ dốc lớn bắt nguồn từ nguồn gốc núi tạo nên lũ tập trung nhanh gây
tình trạng úng ngập, phá hoại hoa màu, xói mòn đất đai canh tác. Các suối chạy từ
Đông sang Tây đổ ra sông Đà khả năng sinh thuỷ kém do dộ dốc lớn. Rừng đầu
nguồn bị phá hoại do khai thác không hợp lý nên về mù
a mưa sinh lũ lớn và mùa khô
dòng chảy kiệt nhỏ.
+ Đặc điểm của các suối trong khu vực:
TT Lưu vực F (km
2
) L (km) J
lòng suối %
J
lưu vực %

20
1 Suối Quốc 12,5 6,25 11,2 288
2 Suối Bằng 16,6 6,9 17,8 294
3 Suối Mại 4,25 2,0 9,7 275
4 Suối Nhạ 4,00 2,0
5 Suối Mon 7,6 6,5 2,1 216

- Ảnh hưởng của sông Đà:
Ngoài các sông suối nội địa khu Phú Cường còn chịu nhiều ảnh hưởng của

sông Đà chảy từ đầu đến cuối vùng và là ranh giới phía Tây Nam vùng nghiên cứu.
Khu Phú Cường ở hạ lưu công trình thuỷ điện Hoà Bình nên chịu nhiều ảnh
hưởng đến quá trình vận hành của hồ, ảnh hưởng đến hạ lưu quá trình vận hành khai
thác của hồ Hoà Bình.
2.2.3. Những công trình thuỷ lợi đã xây dựng:
- Về tưới:
+ Dọc các suối nội địa nhân dân đã xây dựng một vài phai đập nhỏ để ngăn
nước tự chảy cho vài ha rải rác.
+ Năm 1982: Nhà nước đầu tư xây dựng trạm bơm Hợp Thành bên bờ sông
Đà với 3 máy 440 m
3
/h để tưới cho 180 ha, hiện nay bể hút bị bồi, nền nhà máy bị
thấm từ trong ra tường cánh, bể hút bị gãy hỏng, một số thiết bị hư hỏng.
+ Phần hệ thống: Hoàn thành 1,5 km kênh chính như bị bồi lắng sạt lở nhiều
chỗ. Công trình hiện nay không tưới được.
+ Năm 1989: Xây dựng trạm bơm Hợp Thịnh với 3 máy 1000 m
3
/h lấy nước
suối Bằng, suối Quốc để tưới cho 240 ha của 3 xã: Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú
Minh. Hiện nay công trình phát huy thấp vì thiếu công trình tạo nguồn và điều tiết lưu
lượng, mùa khô thường thiếu nước tưới.
- Về tiêu:
+ Đã xây dựng cống tiêu kết hợp cầu là cầu Ngồi Mới, ngòi Mon và cầu ngòi
Mại. Các cống này tiêu nhanh lũ núi khi nước sông Đà thấp, tạo điều kiện đi lại thuận
lợi cho dân trong vùng.
21
+ Đào 1,2 km kênh tiêu lũ núi suối Nhạ về ngòi Mại.
+ Đắp đê quai hướng lũ suối Quốc chảy ra ngòi Mới.
- Chống lũ:
Các cống kết hợp cầu ngòi Mới, ngòi Mon, ngòi Mại đã làm cho các cửa phai

ngăn ảnh hưởng lũ tiểu mãn của sông Đà, không ngăn chặn được lũ sớm, lũ chính vụ
của sông Đà vì vậy khu hưởng lợi vẫn bị ảnh hưởng của lũ sông Đà. Nói chu
ng chưa
có biện pháp để giải quyết vấn đề tiêu và chống lũ của khu vực bảo vệ và phát triển
sản xuất.
2.3. Phương hướng phát triển kinh tế trong vùng
Ba xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh thuộc vùng Phú Cường phát triển sản
xuất về nông nghiệp như lúa, ngô, khoai,… ngoài ra còn các nghề phụ khác như công
nghiệp, giao thông vận tải, …
Nhưng chủ đạo vẫn là sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày.
Chính vì thế càng đòi hỏi cấp bách, giải quyết triệt để về thuỷ lợi để các công trình
sớm đi vào sử dụng phục vụ đời sống của nhân dân nông thôn trong vùng.
3 NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH
Đối với nước sinh hoạt, từ xưa người dân ở đây đã sử dụng nước giếng dùng
các dụng cụ trữ nước mưa hoặc sử dụng ngay nước suối. Xét về lâu dài các phương
án này sẽ không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng một khi đời sống nhân dân
ngày càng nâng lên. Một số vùng đồng bằng hoặc trung du nước ta có thể dùng nước
giếng khoan tuy nhiên với điều kiện địa hình và phân bố dân cư thưa t
hì mô hình này
về lâu dài sẽ không phù hợp.
Hiện tại vùng dự án đã xây dựng một vài phai đập nhỏ để ngăn nước tự chảy,
trạm bơm Hợp Thành, Hợp Thịnh. Trong thực tế các công trình này không tưới được
bị hư hỏng, công trình phát huy thấp vì thiếu công trình tạo nguồn và điều tiết lưu
lượng về mùa khô thường thiếu nước tưới.
Để đáp ứng nhu cầu lợi dụng tổng hợp, phương án xây dựng hồ chứa được
đánh gi
á khả thi nhất trong các phương án được đưa ra: Việc xây dựng đảm bảo điều
tiết lưu lương giữa hai mùa, tiết kiện nguồn nước, đầu nước được nâng cao đảm bảo
đủ số lượng và chất lượng cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và tưới cho nhân dân trong
vùng dự án. Có thể phát

triển việc nuôi trồng thuỷ sản trong hồ nâng cao tính đa dạng
sinh học trong vùng dự án.
22
3.1. Nhiệm vụ công trình
Hồ chứa có nhiệm vụ chứa nước tưới cho 560 ha khu vực canh tác Phú Cường.
- Vụ xuân:
+ Lúa vụ chiêm: 162 ha.
+ Lúa xuân : 351 ha.
+ Ngô xuân : 40 ha.
- Vụ mùa: lúa mùa 442 ha.
- Vụ đông: 351 ha ngô đông.
Ngoài ra hồ chứa đã giải quyết đảm bảo tưới đủ cho cả 2 đợt phục vụ sản xuất.
3.2 Các thành phần công trình
1. Đầu mối:
- Đập ngăn suối : Qua khảo sát địa hình, địa chất, và vật liệu xây dựng chọn hình thức
đập là đập đất.
- Đường tràn : Tràn đỉnh rộng, tự do, cao trình ngưỡng bằng MNDBT của hồ, cao
trình đất tự nhiên tại vị trí đặt tràn và điều kiện tự nhiên thích hợp với loại này.
- Cống lấy nước dưới đập : Hình thức cống không áp có van điều tiết lưu lượng và
tháp đóng mở.
2. Hệ thống kênh :
Do địa hình kênh hẹp t
heo chiều ngang, nến mở rộng về phía các sườn đồi thì khối
lượng đào đắp lớn. Mặt cắt kênh thích hợp là hình chữ nhật, kết cấu bê tông – kết cấu
này phù hợp kiên cố hoá kênh mương hiện nay.
3.3. Các thông số cơ bản của hồ chứa Đầm Bài :
+ Mực nước chết: 23,8 m ứng với dung tích chết V
c
= 944.10
3

m
3

+ Mực nước dâng bình thường: 31,62 m. Dung tích hồ V
hồ
=
4882.10
3
m
3
.

TT Thông số Đơn vị Trị số
23
I
Hồ chứa nước

1 Mực nước gia cường (MNGC) m 34.01
2 Mực nước dâng bình thường (MNDBT) m 31.62
3 Mực nước chết m 23.80
4
Chiều rộng đỉnh đập đất
m 5.00
5
Cao trình đập đất là
m +35.30
6
Dung tích ứng với MNDBT
10
3

m
3
4882
7 Dung tích chết 10
3
m
3
944
8 Dung tích hữu ích 10
3
m
3
3938
9 Dung tích phòng lũ 10
3
m
3
1873
10 Diện tích mặt hồ ở MNDBT Ha 62
11 Diện tích mặt hồ ở MNDGC Ha 84
12 Hệ số sử dụng dòng chảy 0.5
13 Hệ số dung tích B 0.26
14
Tỷ lệ xả thừa
% 18
15 Chế độ điều tiết Năm
II Đặc trưng sử dụng nước

1
Tổng lượng nước đến P= 75%

10
3
m
3
9.707
2 Tổng lượng nước cần để tưới 75% 10
3
m
3
8.677
3 Tổng lượng nước tổn thất hồ 10
3
m
3
820
4 Lượng nước xả thừa của hồ 10
3
m
3
209
III Chỉ tiêu về tưới
1 Diện tích tưới Ha 563
2 Tần suất bảo đảm tưới P% 75
24
3 Lưu lượng thiết kế sau cống m
3
/s 1
IV Điều tiết lũ
1 Mức bảo đảm phòng lũ % 1,5
2 Lưu lượng đỉnh lũ Q

max
m
3
/s 328
3
Chiều rộng đỉnh tràn
m 40
4 Cao trình ngưỡng tràn m 31.62
5 Cột nước tràn lớn nhất m 2.38
6 Lưu lượng tràn lớn nhất (1%) m
3
/s 235.45

Đường quan hệ đặc trưng lòng hồ Z~V:
Z (m) 18 23,6 26,8 28,2 30,0 31,6 32,6 33,6 34,8
V
(10
6
m
3
)
0 1 2 3 4 5 6 7 8
4. THỰC HIỆN PHỎNG VẤN
4.1. Phiếu phỏng vấn các hộ nông dân
Phiếu điều tra hộ nông dân
Làng (thôn):
I. Thông tin cá nhân

Họ và tên
Số người trong hộ gia đình: Số nam: Số nữ:

Số người lớn: Số trẻ em (dưới 18 tuổi):
II. Thu nhập trong 1 năm
Về chi phí nông nghiệp:

25
giống (đ) phân bón (đ)thuốc trừ sâu công lao động
(thuê?)
chi phí
khác
Trước khi
có dự án


Ông bà mua của nhà nước hay mua ngoài chợ? có được trợ cấp giá không?

Thu nhập hàng năm theo vụ, theo năm:
Trước khi
có dự án
Loại cây
trồng:
năng
suất
diện
tích
sản
lượng

bán đ/kg thu nhập
lúa
ngô

mía



Sau khi có
dự án tưới
Loại cây
trồng:
năng
suất
diện
tích
sản
lượng

bán đ/kg thu nhập
lúa
ngô
mía



×