Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 1- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh khó khăn làm cho nền kinh tế đất nước ta bị đình
trệ và suy kiệt. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng phát triển vượt bật, Việt Nam đang
dần cải thiện nền kinh tế với những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cafe, cao su, dầu
thô, dệt may, thủy sản…. trong đó, ngành thủy sản được xem là một trong những
ngành chủ lực của đất nước và xuất khẩu cá tra, cá ba sa đang phát triển nhanh
chóng, ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản, đem lại công ăn
việc làm cho hơn 500.000 lao động (2003).
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các
thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường thế giới. Kể từ khi Việt nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận
những nguyên tắc của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam đang phải đối mặt với vô số những hàng rào thương mại phi thuế quan ở các
nước nhập khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức như
chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… làm giảm đáng kể hiệu quả của những nỗ
lực tìm kiếm, mở rộng, xúc tiến thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và khiến triển vọng xuất khẩu trở nên bấp
bênh, tiêu biểu trong đó là ở thị trường Mỹ.
Mỹ là một nước phát triển với thị trường rộng lớn, thu nhập đầu người cao vào
loại bậc nhất thế giới, vì vậy đây là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam hướng đến, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song
phương được ký kết vào ngày 13/7/2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2001 đã
mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước.
Trong vài năm gần đây, cá ba sa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị
trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của
người dân Mỹ, đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, mang lại
lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo
Mỹ đã sớm lo ngại về sự xâm nhập ngày càng lớn mạnh của cá ba sa và cá tra vào
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 2- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá
các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Sau một thời gian đấu tranh, kết luận cuối
cùng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) là có bằng chứng “ hiển nhiên “ chứng minh
Việt Nam bán phá giá. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, kiện
chống bán phá giá là một rào cản nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những thiệt hại
lâu dài, trên diện rộng nếu không được đối phó hợp lý. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ
và chủ động chuẩn bị phòng tránh, đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá là rất
cần thiết.
Từ những phân tích trên, đề tài “Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa
của Việt Nam ở thị trường Mỹ” được lựa chọn để tìm hiểu với hy vọng đưa ra được
những giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam chủ
động phòng ngừa và tích cực đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối
với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian
tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Khái quát được tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang thị trường
Mỹ, đồng thời làm rõ đâu là sự thật của vấn đề bán phá giá của Việt Nam, từ đó đưa
ra được những giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa, hạn chế các vụ kiện chống bán
phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang các
nước nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam
sang thị trường Mỹ trước khi bị kiện bán phá giá.
- Tìm hiểu, đánh giá về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị
trường Mỹ và tác động của nó tới tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam.
- Đưa ra giải pháp góp phần phòng ngừa, hạn chế các vụ kiện chống bán phá
giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 3- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về không gian
Do năng lực và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi nghiên
cứu vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ.
3.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 24/05/2010 đến 19/06/2010.
Số liệu sử dụng trong đề tài lấy từ năm 1999 đến 2009.
3.3. Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…
4.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình xuất khẩu
cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá về vấn đề bán
phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ.
- Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên để đưa ra giải pháp góp phần phòng
ngừa, hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, cá ba sa của Việt Nam.
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 4- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM CÁ TRA, CÁ BA SA
1.1.1. Đối với Việt Nam
Cá tra và ba sa phân bổ ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonexia và Việt Nam, là hai loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi
phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng
nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra
truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên
phong phú.
Cá tra và cá ba sa là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mê Kông thuộc
giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Silurifornes - bộ cá gồm hơn 2.500 loài cá da
trơn, phân bổ trên khắp thế giới. Cụ thể là:
- Đối với cá ba sa - tên khoa học Pangasius bocourti, tên thương mại Ba sa,
Bocourti, Bocourti fish, Ba sa catfish, Bocourti catfish.
- Đối với cá tra - tên khoa học: Pangasius hypophthalmus, tên thương mại:
Swai, Striped catfish, Sutchi catfish.
Còn cá da trơn nuôi ở Mỹ gồm hai loài cá nheo channel catfish (Ictalurus
punctatus) và blue catfish (Ictalurus furcatus) thuộc họ Ictaluridae được nuôi trong
các ao nước tĩnh ở các tiểu bang (Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana)
thuộc Đồng bằng sông Mississippi
1.1.2. Đối với Mỹ
- Năm 2002, Quốc hội Mỹ đã ra đạo luật không cho phép gọi cá tra hay ba sa
nhập khẩu từ Việt Nam là “catfish”, chỉ có cá da trơn (cá nheo) của Mỹ mới được
quyền ghi nhãn catfish, tạo điều kiện để ngư dân Mỹ cản trở cá của Việt Nam vào
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 5- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
thị trường nước này, buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi tên thành
pangasius pish, cá ba sa thì có tên pangasius ba sa.
- Tháng 5/2008, Quốc hội Mỹ đã thảo luận để thông qua “Đạo luật Nông trại”
(Farm Bill). Theo Farm bill 2008 thì cá tra và cá ba sa Việt Nam có thể bị xếp vào
trong nhóm catfish của Mỹ, điều mà trước đây chính họ, chứ không phải ai khác, đã
đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh là cá tra và cá ba sa của Việt Nam không
thuộc dòng cá này. Điều này dẫn đến cá tra và cá ba sa của chúng ta nhập khẩu vào
Mỹ sẽ phải chịu những kiểm tra đặc biệt, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong
nước.
1.2. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản
ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và
thế giới. Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất
khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khóa” mở ra
những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ
chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh
nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất khẩu hàng
hóa hữu hình, hàng hóa vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận; xuất khẩu gián tiếp (hay
ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian
đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hóa hữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ
rất phát triển..
1.3. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ
Điều 2.1 Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) của WTO: "…một hàng hóa được
coi là bị bán phá giá, có nghĩa là được đưa vào thị trường của nước khác ở mức thấp
hơn giá trị thông thường, nếu giá xuất khẩu của một hàng hóa được xuất khẩu từ một
nước sang một nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được, trong điều kiện thương
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 6- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
mại thông thường, là giá của hàng hóa tương tự được bán để tiêu dùng tại nước xuất
khẩu đó.”
Điều 3.1 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp
lệnh chống bán phá giá): “Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là
bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn
giá trị thông thường…”
Tóm lại, có 3 cách xác định bán phá giá:
Thứ 1: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn giá trị thông thường của sản phẩm
tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu.
Thứ 2: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp.
Thứ 3: Giá xuất khẩu của sản phẩm nhỏ hơn trị giá cấu thành.
Nếu trường hợp nước xuất khẩu là có nền kinh tế phi thị trường thì bán phá giá
được xác định bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành của hành hóa
tương tự được sản xuất tại nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường và nước đó phát triển
tương đương.
Để áp dụng được biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra phải trải qua một
cuộc điều tra kỹ lưỡng và phải chứng minh được đủ ba điều kiện:
- Có bán phá giá và biên độ bán phá giá cụ thể (“xác định bán phá giá”)
- Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu bị
thiệt hại một cách đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại một cách đáng kể hoặc
việc bán phá giá gây khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong
nước (“xác định thiệt hại”)
- Thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu xảy ra hoặc bị
đe dọa xảy ra là do hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra (“xác định mối
quan hệ nhân quả”)
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 7- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA,
CÁ BA SA Ở MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BA SA CỦA VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU KHI BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ (1999 – 2009)
2.1.1. Trước khi bị kiện bán phá giá (1999-2001)
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá ba sa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998,
khi gia nhập APEC, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu
sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, nhưng đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn
3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá
tra, cá ba sa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa
chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý
do là hàng rào thuế quan đối với sản phẩm thủy sản gần như đã được bãi bỏ (khi
thuế nhập khẩu chỉ là 0%) còn có lý do nguồn cung cấp cá tra, cá ba sa tăng nhanh
chóng sau khi Việt nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo trên cả hai đối tượng cá tra, cá ba sa và kỹ thuật nuôi cá tra thịt trắng.
Bảng 1: GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ DA TRƠN TẠI MỸ 1999-2001
Đơn vị 1999 2000 2001
Giá cá phi lê
Việt Nam
$/Kg 4,53 3,38 2,80
Giá cá phi lê Mỹ
$/Kg 6,13 6,29 5,80
Nhập khẩu từ
Việt Nam
Tấn 900 3.150 7.650
(Bài viết “Hội nhập kinh tế thế giới – Bài học từ cuộc chiến cá da trơn” TS. Nguyễn Minh Đức,
Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM năm 2008)
Tìm hiểu về vấn đề bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam ở thị trường Mỹ
GVHD: Nguyễn Hồ Anh Khoa -Trang 8- SVTH: Nguyễn Thanh Duy
Tuy nhiên, mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá tra và cá ba sa vẫn chưa
thật sự ổn định và bền vững. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm
môi trường, biến động về thị trường, giá cả.
Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn
tắc nguyên liệu xảy ra trong thời gian gần đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra,
cá ba sa vẫn còn những vấn đề cần sớm được giải quyết như: tỷ lệ sản phẩm có giá
trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng filê cấp đông đơn thuần nên
giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ
đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các
nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy
đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng
nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý; chưa phổ biến rộng
khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử
dụng hóa chất, kháng sinh…
2.1.2. Sau khi bị kiện bán phá giá (2001-2009)
Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng kể từ ngày 28/06/2002, khi Hiệp hội chủ trại
nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đệ đơn lên Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng
này vào Mỹ, thì lượng nhập khẩu ca tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ đã giảm tới 40% (từ 7.650 tấn năm 2001 xuống còn 4.500 tấn năm 2002)
và khi bắt đầu bị đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế suất rất cao 64% thì
lượng xuất khẩu chỉ còn 1.800 tấn.