Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn rèn học SINH kỹ NĂNG ôn tập NGỮ văn 9 THI vào lớp 10 (PHẦN THƠ HIỆN đại VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.24 KB, 20 trang )

RÈN HỌC SINH KỸ NĂNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 THI VÀO
LỚP 10 (PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bắt đầu từ năm học 2006- 2007, Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trương đổi mới thi cử
đánh giá học sinh lớp 9 bằng phương thức xét tuyển (xét tốt nghiệp lớp 9 và thi tuyển
vào lớp 10 đối với hai môn văn và toán. Chủ trương này được đông đảo phụ huynh,
học sinh và giáo viên hoan nghênh ủng hộ vì phần nào giảm bớt áp lực học tập, thi cử
cho học sinh. Sau khi tốt nghiệp lớp 9, các em tự lượng sức học của mình có thể thi
tiếp lên lớp 10 hoặc đi học nghề phổ thông, học bổ túc văn hoá. Con đường học sinh
chọn lựa khá đa dạng phong phú. Song phần lớn các em ước mơ thi vào lớp 10. Đây là
kỳ thi khá quan trọng để các em bứt phá, bước tiếp trên con đường học tập, tích luỹ tri
thức . Học sinh phải tham gia thi bắt buộc hai môn văn và toán (hai môn kiến thức cơ
bản trong trường học), phụ huynh, học sinh và thầy cô ở các nhà trường cũng rất lo
lắng, vì kết quả thi cử phần nào đánh giá quá trình dạy- học của thầy và trò. Vậy làm
thế nào để nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10. Đó là điều
mà các thầy cô giáo dạy hai môn văn, toán trăn trở và lo lắng. Trong khuôn khổ bài
viết này, với cương vị là một giáo viên Ngữ văn đã dạy lớp 9 nhiều năm, tôi muốn
trao đổi một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng ôn tập Ngữ văn 9 để thi vào lớp 10. Đặc biệt
ôn tập mảng kiến thức khá trọng tâm và quan trọng: PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT
NAM.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1. Cơ sở thực tiễn:
a. Căn cứ vào chương trình Ngữ văn 9 hiện hành:
Phần thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 chiếm số lượng không
nhỏ các bài đọc hiểu văn bản mà xưa nay ta thường quen gọi là “giảng văn”.
+ Học kỳ I: 5 bài học chính thức và 1 bài đọc thêm
+ Học kỳ II: 4 bài học chính thức và 1 bài đọc thêm
b. Căn cứ nội dung các đề thi vào lớp 10 – môn Ngữ văn mấy năm gần đây:
Qua các kỳ thi xét tuyển vào lớp 10, tôi nhận thấy đề thi vào lớp 10 hàng năm,
nội dung dành cho phần thơ hiện đại việt Nam chiếm khoảng 50 đến 70 % nội dung


kiến thức của đề thi. Như vậy có thể đánh giá đây là một lĩnh vực kiến thức khá quan
trọng trong chương trình học. (Một số đề thi, tôi xin trích dẫn ở phần phụ lục).
c. Thực trạng ôn tập của học sinh:
Về việc học tập và lĩnh hội nội dung các tác phẩm thơ trữ tình, bên cạnh một số ít
học sinh cảm thụ tốt thì còn một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 9 nhìn chung khó
tiếp cận được với các tác phẩm thơ trữ tình vì đặc trưng của thơ trữ tình là bày tỏ tình
cảm, cảm xúc, không có cốt truyện, tình tiết hấp dẫn, khó cuốn hút được đa số học
sinh hứng thú học tập. Một số em thụ động máy móc, hay ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn
khác, chưa chịu động não suy nghĩ. Vậy thì trách nhiệm của người giáo viên phải làm
gì để rèn học sinh lớp 9 kỹ năng ôn tập các tác phẩm thơ trữ tình, bồi đắp kiến thức
để thi vào lớp 10. Đó là điều mà tôi băn khoăn trăn trở.
2. Cơ sở lý luận:
a. Khái niệm và đặc điểm của thơ trữ tình? Trước tiên ta cần hiểu thơ trữ tình là gì?
Theo “Bách khoa toàn thư”: Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ
trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp từ của chúng được
sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có
tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. Từ “thơ” thường được đi kèm với từ “câu”
để chỉ một câu thơ, hay với một từ “bài” để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình
thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc và
hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một
bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và
dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách
biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác”.
b. Vậy phương pháp ôn tập thơ trữ tình ra sao?
Khi dạy thơ hay ôn tập thơ trữ tình, giáo viên cũng nhằm mục đích chắt lọc cái
hay, cái đẹp từ câu từ, âm thanh, nhạc điệu … của bài thơ. Dạy thơ, ôn tập thơ cũng
đòi hỏi phát huy tính tích cực tự giác của người học có nghĩa là vận dụng tốt phương
pháp dạy học tích cực “Phương pháp dạy học tích cực … chỉ những phương pháp
giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người
học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt

động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy
nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với
dạy theo phương pháp thụ động”. (“Phương pháp dạy học tích cực” - PGS.TS Vũ
Hồng Tiến).
Hơn nữa ôn tập thơ là giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về một bài
thơ sau khi đã được học. Vậy củng cố kiến thức cơ bản như thế nào, củng cố những gì,
người giáo viên cần xác định rõ mục đích của tiết ôn tập.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Chương I
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH ÔN TẬP
1. Ôn tập là gì?
Trước hết ta cần hiểu khái niệm ôn tập là gì?
Ôn tập là quá trình củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học, giáo viên nắm được
trình độ nhận thức, kỹ năng nghe nói đọc viết của học sinh qua từng tiết dạy cụ thể.
Giáo viên đánh giá năng lực cảm nhận tác phẩm của ngưòi học
2. Quan niệm về hiệu quả của tiết ôn tập: Hiệu quả của tiết ôn tập được đánh giá
trên ba mặt:
Thứ nhất hiệu quả ôn tập thể hiện ở việc hình thành kiến thức:
Qua tiết học, giáo viên giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của
bài. Đó là những kiến thức cơ bản, rút ra kiến thức kỹ năng kỹ xảo và hình thành thái
độ, xác định phương pháp học tập kiểm tra. Kiến thức cơ bản ấy giúp HS trả lời được
các câu hỏi: như thế nào? Vì sao? Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống ra sao?
Thứ hai hiệu quả tiết ôn tập thể hiện ở việc bài học phải đạt mục tiêu giáo
dục đề ra:
Kết quả giáo dục thể hiện ở thái độ, tình cảm của học sinh đối với nôi dung, tư
tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình. Mặt khác kết quả giáo dục còn thể hiện ở kỹ
năng của học sinh trong việc cảm nhận tác phẩm, kỹ năng vận dụng những kiến thức
đã học để phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội và giáo dục cho HS tư tưởng, đạo
đức lối sống trong quá trình học tập.

Thứ ba hiệu quả tiết dạy còn thể hiện ở việc phát triển toàn diện học sinh:
Các năng lực nhận thức ( tri giác tưởng tượng, trí nhớ, tư duy…), các thành phần
nhân cách ( xúc cảm văn học, hứng thú học tập, ý chí vươn lên…), năng lực thực hành
và các kỹ năng kỹ xảo.
Ba mặt cung cấp kiến thức, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển năng lực tư
duy và hành động trong tiết dạy có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Nhiệm
vụ phát triển của tiết dạy chỉ có thể thực hiện trên cơ sở hình thành kiến thức. Mặt
khác việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển tư duy trong giờ học sẽ làm cho
việc nắm kiến thức của HS vững chắc, sâu sắc hơn.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT ÔN TẬP
Xuất phát từ những đặc điểm của tác phẩm trữ tình và thực tiễn ôn tập ở trường
THCS hiện nay, để nâng cao hiệu quả một tiết ôn tập theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh, tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau.
1. Phải xác định cho được kiến thức cơ bản cần ôn tập
Kiến thức cơ bản trong tiết ôn tập là kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc củng
cố các kiến thức. Nó gồm nhiều bước: đọc thuộc lòng, hiểu nội dung và nghệ thuật,
mục đích sáng tác của nhân vật trữ tình, đặc biệt những dấu hiệu ngôn từ được chắt
lọc gọt dũa từ cuộc sống.
Ở đây tôi muốn đưa ra một vài biện pháp mà tôi đã tiến hành áp dụng trong
những năm gần đây có hiệu quả, tôi muốn trao đổi chia sẻ với với các bạn đồng
nghiệp.
Lý do phải xác định kiến thức cơ bản
Thông thường phần ôn tập văn bản trữ tình được thiết kế mỗi tiết học một bài.
Vậy trong thời gian 45 phút của tiết học, thời gian có hạn, trình độ tiếp nhận của học
sinh hạn chế, nội dung bài dạy khá nhiều, vậy giáo viên cần phải xác định trọng tâm
kiến thức, xác định chuẩn kiến thức
Cách xác định kiến thức cơ bản: có thể dựa vào những yếu tố sau:
- Dựa vào mục tiêu bài học
- Dựa vào hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong SGK

- Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài
a. Xác định chuẩn kiến thức – kỹ năng của phần ôn tập thơ trữ tình hiện đại Việt
Nam:
Môn Ngữ văn ở THCS nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản
hiện đại về văn học và tiếng Việt bao gồm kiến thức về những, đoạn trích, tác phẩm
tiêu biểu cho một số thể loại của văn học Việt Nam. Qua đó học sinh hình thành các
năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, bồi dưỡng học sinh tình yêu gia đình,
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường
trong cuộc sống, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy giá trị bản sắc dân tộc.
* Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần thơ hiện đại:
Khi ôn tập những tác phẩm thơ trữ tình, giáo viên cần xác định chuẩn kiến thức
kỹ năng: Hiểu và cảm nhận sâu sắc được những giá trị nội dung và nghệ thuật của
một số bài thơ hiện đại Việt Nam sau năm 1945: “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh
cá”, “Bếp lửa”, “Viếng lăng Bác”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”,
“Bài thơ về tiểu đội xe khôpng kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Nói với con”, “Sang
thu”.
- Xác định chuẩn kiến thức: Hiểu được nét độc đáo của từng bài thơ: tình yêu
quê hương đất nước và tinh thần cách mạng, tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu
quê hương đất nước, cảm hứng về lao động, lòng thành kính và tình yêu lãnh tụ, cảm
nhận tinh tế về thiên nhiên và những suy ngẫm về cuộc đời
- Xác định các kỹ năng cơ bản:
+ Đọc thuộc lòng các bài thơ được học
+ Hiểu được một số hình ảnh thơ, đoạn thơ tiêu biểu
+ Có năng lực cảm nhận thơ trữ tình
+ Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khi ôn tập tác phẩm trữ tình
+ Hình thành tư tưởng, đạo đức lối sống đúng đắn
a. Xác định chuẩn kiến thức – kỹ năng của từng bài:
Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài là việc làm giúp giáo viên định
hướng phương pháp, cách thức giúp học sinh củng cố, hệ thống, cảm nhận thơ trữ tình
Lập bảng hệ thống chuẩn kiến thức – kỹ năng các tác phẩm thơ trữ tình:

STT Bài Chuẩn kiến thức – kỹ năng
1 Đồng chí - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị
của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính
cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Học sinh nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm cô đọng, giàu ý
nghĩa biểu tượng.
- Giúp học sinh rèn năng lực cảm thụ văn học và
phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong
tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không
thiếu sức bay bổng.
2 Bài thơ về tiểu đội xe
không kính
- Học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình
tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh
những lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng
cảm, sôi nổi
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn
ngữ bài thơ.
- Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
3 Đoàn thuyền đánh cá - Học sinh hiểu sự thống nhất của cảm hứng thiên
nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã
tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc
lãng mạn trong bài
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ
thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
4 Bếp lửa - Học sinh cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc
chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và
hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh
trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua
hồi tưởng kết hợp với miêu tả tự sự, bình luận của
tác giả trong bài thơ.
5 Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ
- Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng
của người mẹ dân tộc Tà - ôi trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó phần nào hiểu
được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự
do của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử này.
- Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn
Khoa Điềm qua những khúc hát ru.
6 Ánh trăng - Học sinh hiểu hình ảnh vầng trăng, thấm thía cảm
xúc ân tình với quá khứ gian lao nghĩa tình và biết
rút ra bài học về cách sống
- Cảm nhận sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và
trữ tình
7 Con cò - Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con
cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác
giả
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là
những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên
tưởng, tưởng tượng
8 Mùa xuân nho nhỏ - Học sinh cảm nhận được những xúc cảm của tác
giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát
vọng đẹp đẽ của tác giả muốn làm “Một mùa xuân
nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra
những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của
một cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời

chung
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ
trong mạch vận động của tứ thơ
9 Viếng lăng Bác - Học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng
liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa
đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng Bác.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng
điệu, hình ảnh, lời thơ giàu cảm xúc mà lắng đọng.
10 Sang thu - Học sinh cảm nhận được những cảm nhận tinh tế
của Hữu Chỉnh về biến chuyển của đất trời từ cuối
hạ sang đầu thu.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
11 Nói với con - Học sinh cảm nhận tình cha con, tình cảm gia đình
đầm ấm thân thương, truyền thống cao đẹp của quê
hương của dân tộc
- Giọng điệu thiết tha trìu mến
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái
quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
2. Thiết kế kế hoạch, nội dung ôn tập cho từng bài:
Trên cơ sở xác định đựơc chuẩn kiến thức kỹ năng, người giáo viên thiết kế kế
hoạch ôn tập cho mình. Thiết kế kế hoạch ôn tập là xây dựng kế hoạch ôn tập cho một
tác phẩm cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học
sinh với học sinh nhằm giúp học sinh ôn tập củng cố những kiến thức cơ bản của bài
thơ.
 Các bước thiết kế kế hoạch ôn tập
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức ôn tập bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ
năng và yêu cầu về thái độ trong học tập: bước này được đặt ra bởi việc xác định mục
tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng đóng vai trò thứ nhất không thể thiếu của
mỗi kế hoạch bài học. Mục tiêu (yêu cầu) này vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu

cầu cần đạt của giờ học hay nói cách khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học.
Nó giúp giáo viên xác định rõ nhiệm vụ phải làm (dẫn dắt học sinh tìm hiểu, vận dụng
những kiến thức kỹ năng nào; phạm vi mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho học sinh
những bài học gì
Bước 2: Nghiên cứu lại SGK và nội dung bài đã dạy để:
+ Nắm bắt chính xác, đầy đủ những nội dung của bài thơ
+ Xác định những kiến thức kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành vững chắc ở học
sinh
+ Xác định trình tự lôgíc của bài học
Bước này được đặt ra bởi kiến thức trong một bài thơ tương đối nhiều, giáo viên cần
phải biết chắt lọc, gọt dũa những kiến thức cơ bản, sâu sắc. Kinh nghiệm của những
giáo viên lâu năm cho thấy trước hết nên xác định kỹ nội dung dạy học để chủ động
trong mỗi giờ dạy. Mỗi giáo viên không chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng kiến thức
cần ôn mà còn cần có kỹ năng định hướng cách học cho học sinh.
Khâu khó nhất trong từng bài ôn tập là xác định đúc kết được phạm vi, mức độ kiến
thức kỹ năng của từng bài sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy
học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường chưa đi tới hoặc đi quá những
yêu cầu cần đạt về kiến thức kỹ năng. Nếu thâu tóm được chuẩn kiến thức kỹ năng,
giáo viên sẽ phác họa được những nội dung và trình tự giảng dạy của tiết ôn tập sao
cho sát hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức kỹ năng của
SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh ôn tập củng cố các kiến
thức cơ bản của bài một cách hiệu quả
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh:
- Xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và đang có
- Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh trong tiết học
Bước này được đặt ra bởi mục tiêu của tiết ôn tập là củng cố kiến thức và kỹ năng.
Giáo viên phải hiểu học sinh để lựa chon phương pháp, phương tiện và các hình thức
tổ chức dạy học, đánh giá cho phù hợp. Như vậy trước khi soạn thảo một bài ôn tập,
giáo viên nên lường trước các vấn đề khó khăn từ phía học sinh. Tất nhiên bản chất
của bước này chỉ là dự kiến nhưng rất quan trong để giáo viên phát huy tính tích cực

tự giác của trò.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và
cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập, tích cực, chủ động, sáng
tạo.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp
dạy học, người giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận
dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập trong thực tiễn; tác
động đến tư tưởng để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
3. Thực hiện một giờ ôn tập trên lớp:
Ôn tập là quá trình củng cố, luyện tập những kiến thức đã được học. Vậy thì cách tổ
chức một tiết ôn tập không nên đồng nhất, giống nhau như một với tiết chính khoá.
Giáo viên nên tạo lập mô hình tiết ôn tập, cách thức ôn tập để tạo cho học sinh thói
quen, kỹ năng kỹ xảo nắm bắt vấn đề. Qua một hoặc hai tiết ôn tập, học sinh hình
thành con đưòng tiếp cận nội dung kiến thức của các bài sau đó được ôn tập. Hơn nữa
nội dung kiểm tra đánh giá của các đề thi vào lớp 10 hàng năm chú trọng rất nhiều đến
các yếu tố: sâu, chắc, tinh. Cho nên trong từng bài ôn tập tác phẩm thơ trữ tình, tôi
luôn chú trọng đến độ sâu, chắc, tinh.
Ôn tập càng phải đựơc giáo viên chú trọng đến năng lực năm bắt kiến thức, mức độ tư
duy của học sinh. Bất cứ ôn một bài thơ nào, tôi cũng thường hình thành hai bước:
*Bước 1: Kiểm tra bài cũ: Dù là một tiết ôn tập, tôi cũng luôn chú trọng đến việc kiểm
tra năm bắt kiến thức đã được học của học sinh. Qua kiểm tra, giáo viên rèn cho học
sinh thói quen học bài cũ trước khi đến lớp, học sinh có học mới có kiến thức để tích
luỹ. Hơn nữa đây là việc mà giáo viên xác định được những kiến thức học sinh đã có
và cần có, từ đó hoạch định cách thức ôn tập cho tác phẩm.
Chẳng hạn ôn tập bài “Đồng chí”, tôi kiểm tra học sinh những kiến thức cơ bản mà
các em đã học:
Ví dụ:
- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”
- Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ.

Như vậy học sinh phải làm là đọc thuộc thơ, nêu tên tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội
dung chính và những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
• Bước 2: Tiến hành ôn tập: Bằng hệ thống câu hỏi vừa sức, có tính chất dẫn dắt,
củng cố kiên sthức, kỹ năng cơ bản cho người học. Tôi thường tiến hành theo các
dạng câu hỏi và bài tập như sau:
Dạng1: Ôn tập khái quát về tác phẩm: củng cố những nét khái quát về tác phẩm. Phần
này định hướng yêu cầu học sinh thâu tóm những nét cơ bản, để rèn các kỹ năng:
+ Đọc thuộc lòng
+ Nắm vững hoàn cảnh ra đời
+ Thể loại
+ Xuất xứ
+ Bố cục
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật đặc sắc
Bước này học sinh dựa vào bảng hệ thống giáo viên lập sẵn, hoặc dựa vào sách
giáo khoa, phần chú thích, ghi nhớ học sinh giới thiệu tác phẩm bằng lời văn của
mình
Dạng 2: Bài tập rèn kỹ năng thông hiểu, vận dụng:
Thông hiểu vận dụng là cấp độ 2 và 3 trong quá trình tư duy lô gíc của trò (Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, …)
Để rèn kỹ năng này, hệ thống bài tập cần vừa sức, tinh, chắc sâu phù hợp với học sinh
để học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
4. Xây dựng hệ thống bài tập:
Xây dựng hệ thống bài tập khoa học hợp lý là một trong những yếu tố rèn tri
thức cho học sinh trong mỗi một bài ôn tập, người giáo viên nên thiết kế một hệ thống
bài tập vừa đủ. Hệ thống ấy phải được soạn thảo dựa trên những kiến thức cơ bản của
tác phẩm văn học trữ tình.
a. Hệ thống bài tập ôn tập khái quát:
Nhằm củng cố, ôn tập khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể thơ, nội dung
chính, nghệ thuật tiêu biểu. Dạng bài này tôi thường thiết kế bằng những câu hỏi,

những bài tập trắc nghiệm để rèn tư duy nhớ nhanh cho học trò. Trên cơ sở đó luyện
học sinh diễn đạt thành lời văn
Ví dụ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Dạng câu hỏi Ôn tập khái quát về tác giả và tác phẩm:
Câu 1: Phạm Tiến Duật thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ thời gian nào?
(trong kháng chiến chống Mỹ)
Câu 2: Những sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài gì?
(cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn)
Câu 3: Điều kiện thực tế nào giúp Phạm Tiến Duật có những trang viết rất chân
thực và xúc động về đề tài đó?
( từng tham gia chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn).
Câu 4: Sau chiến tranh, trong sáng tác, em thấy ở Lê Minh Khuê có điểm gì giống
với Nguyễn Minh Châu?
(bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi
mới).
Câu 5: “Những ngôi sao xa xôi” có vị trí như thế nào trong sự nghiệp văn chương
của Lê Minh Khuê?
(là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn)
Câu 6: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
(năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra gay go ác liệt, Trường Sơn là
túi bom của cuộc chiến )
Câu 7: Truyện được trần thuật ở ngôi thứ mấy?
(ngôi thứ nhất)
Câu 8: Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?
(tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, làm cho câu chuyện có tính
chân thực, tạo được một điểm nhìn phù hợp đối với hiện thực)
Câu 9: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh có gì giống bài “Đồng chí”
(khai thác những chi tiết thực từ cuộc sống hiện thực)
Câu 10: Bài thơ đã giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp gì của những chiến sĩ
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn

(tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất châp khó khăn gian khổ, ý
chí chiến đấu cao đẹp của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn).
* Dựa vào những câu trả lời ở BT 1, em hãy giới thiệu những hiểu biết của mình về
nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” bằng một
đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu)
Văn bản văn chương là sự hư cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức tranh về thế giới bằng
ngôn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thường có thể có hoặc không có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là
thế giới khách quan được chủ quan hoá và được cá thể hoá. Hêghen từng nhận xét: Tự sự là thế giới của
khách thể, còn trữ tình là thế giới của chủ thể. Như vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và
chủ thể là người duy nhất mang nội dung.
Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là luôn có một người nói bên trong về quan hệ của họ với thế
giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những vấn đề lớn lao), về mối quan hệ của
họ với con người (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn, tình bạn, tình yêu, sự trung thành hoặc phản bội ). Chẳng
hạn các nhà thơ tìm hiểu: Con người là gì? Tôi là ai? Tôi muốn gì và muốn như thế nào ?
Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Nói về vai trò của tình cảm, Goócki cho
rằng: Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo
nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ
những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống,
không có thơ.
Vì thơ thường ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể hiện cảm xúc về con
người, cuộc sống, thiên nhiên tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ
thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ,
cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng . "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay
đang viết". "Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động" (Alfret de Mussé). Do đó,
thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc phát hiện đời sống. Nó động viên người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để
tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Thơ còn
giúp cho người đọc nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ như: Cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoà, cái xót
thương Thơ còn giúp người đọc cảm nhận được âm điệu của ngôn ngữ khiến người ta có thể đọc, ngâm,
thậm chí hát.
Trong nhà trường, dạy học thơ rất khó, cho nên, khi phân tích thơ, cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm
Tiêu đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa
của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài
thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác,
bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình
một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về
tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc
cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.
Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.
- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó.
- Ý nghĩa 2: Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời người quá
ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất
đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh
xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực
và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn.
- Ý nghĩa 3: Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ
các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống
tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào
thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải
khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp
phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật.
Bước 2: Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ
Yêu cầu: Qua việc đọc , phải xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ.
Bước 3: Xác định chủ đề bài thơ
Chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời
sống đặc biệt. Chủ đề xác định cách xây dựng và cách thể hiện bài thơ. Do vậy hiểu được chủ đề là bước
quan trọng đầu tiên để có thể phân tích được bài thơ.
Vào giai đoạn cuối của việc phân tích, học sinh có thể kiểm tra lại cách hiểu chủ đề tác phẩm lúc ban
đầu của mình và chữa lại.
Bước 4: Xác định hình tượng thơ và âm điệu chủ đạo

Một bài thơ luôn luôn là sự thống nhất giữa hình tượng, âm điệu và ý nghĩa. Ba lĩnh vực này được
đặt ở những phần khác nhau. Những phần đó có tác động qua lại chặt chẽ.
BÀI THƠ
Cấp độ hình tượng Cấp độ âm thanh
+ Chủ thể trữ tình + Vần
+ Hình tượng trữ tình + Nhịp điệu
+ Tình huống trữ tình + Tác động của âm
+ Hình tượng ngôn ngữ thanh từ việc lựa chọn
Các từ
Phương thức nói:
+ Phương thức diễn ngôn
+ Phương thức diễn ý
Các cấp độ ý nghĩa
+ Vùng ý nghĩa của từng phần, từ các cấp độ hình tượng và âm thanh + Vùng ý nghĩa của toàn văn bản
+ Vùng ý nghĩa của toàn văn bản văn chương
Trên đây là sơ đồ cấu trúc một bài thơ.
+ Cấp độ hình tượng bao gồm:
- Chủ thể trữ tình
- Tình huống trữ tình
Thông thường, mỗi bài thơ đều có ba cấp độ như sau:
+ Cấp độ hình tượng bao gồm
- Chủ thể trữ tình
- Hình tượng trữ tình
- Hình tượng ngôn ngữ
+ Cấp độ âm thanh bao gồm:
- Vần
- Nhịp điệu
- Tác động của âm thanh từ việc lựa chọn từ
+ Phương thức nói bao gồm:
- Phương thức diễn ngôn

- Phương thức diễn ý
+ Các cấp độ ý nghĩa bao gồm:
- Vùng ý nghĩa của từng phần từ các cấp độ hình tượng
- Vùng ý nghĩa của toàn bộ văn bản
Các cấp độ trên tác động lẫn nhau tạo nên ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Bước 5: Nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ
* Phân tích chủ thể trữ tình và tình huống thơ
+ Phân tích chủ thể trữ tình: chủ thể trữ tình là người phát ngôn trong bài thơ. Nó chia sẻ với chúng ta
những điều quan sát được cũng như tư tưởng và tình cảm. Như là một bộ phận của các cấp độ hình tượng,
chủ thể trữ tình thuộc về thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Chủ thể trữ tình thường không bao giờ đồng nhất
hoàn toàn với nhà thơ. Tác giả để cho người đọc nhìn thấy và tự đánh giá một thế giới để từ đó có những
đánh giá riêng.
Có hai dạng thức của chủ thể trữ tình là cái tôi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn.
+ Phân tích tình huống thơ: Mỗi người đều nói, viết, suy nghĩ, hành động trong một tình huống cụ
thể. Trong thơ cũng vậy, chủ thể trữ tình cũng được nhà thơ đặt trong một tình huống nhất định. Tình
huống thơ là địa điểm, thời gian, xã hội hoặc hoàn cảnh cá nhân mà chủ thể trữ tình xuất hiện, thể hiện và
bộc lộ những cảm xúc chủ đaọ trong tác phẩm. Tình huống ấy thường ở ngay trong văn bản, yêu cầu
người đọc phải phát hiện, phải phân tích. Nó khuyến khích sức tưởng tượng và huy động vốn hiểu biết
của người đọc. Chẳng hạn, tình huống thơ trong bài thơ Vội vàng là vào thời điểm mùa xuân trước cảnh
sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, sức quyến rũ, nhà thơ bộc lộ khát vọng được níu giữ mãi vẻ đẹp
của cuộc sống, của con người và nỗi lo sợ của tác giả trước mâu thuẫn giữa vòng tuần hoàn của thời gian,
vũ trụ với sự hạn hẹp của đời sống con người. Ở phần này, có thể đặt cho học sinh các câu hỏi sau:
- Viết ba câu: Em hình dung tình huống thơ trong tác phẩm?
- Bằng tưởng tượng, em hãy giới thiệu tình huống thơ đó
* Phân tích hình tượng trữ tình: Như người hoạ sĩ, nhà thơ cũng xây dựng hình tượng trữ tình thông
qua những phần (hoặc những đoạn) khác nhau. Người ta gọi đó là hình tượng thơ. Nhà thơ đã dùng ngôn
ngữ nghệ thuật để thể hiện hình tượng đó. Người ta có thể vẽ hoặc dựng thành phim những hình tượng trữ
tình. Để nâng cao sức tưởng tượng cho người đọc, các nhà thơ đã sử dụng phương tiện quan trọng là ngôn
ngữ nghệ thuật.
Ví dụ : Phân tích hình tượng trữ tình trong bài thơ Vội vàng

Để phân tích được, người học sẽ phải đọc cả bài thơ và đọc kĩ khổ thơ 1, suy nghĩ và phân tích để nêu
được: nhà thơ nhìn thế giới bên ngoài và khát vọng được níu giữ lại tất cả cái đẹp trong thiên nhiên để con
người luôn luôn được tận hưởng và chiêm ngưỡng.
Sau đó phải nghiên cứu xem: để xây dựng hình tượng trữ tình, tác giả đã sử dụng những loại hình
ngôn ngữ nào.
Trong bài thơ, tác giả đã dùng hàng loạt các động từ mạnh để biểu đạt khát vọng cháy bỏng đó,
cho dù khát vọng đó là phi lí: Muốn tắt nắng, muốn buộc gió, muốn ôm, thâu, riết và dùng hàng loạt
điệp từ và điệp ngữ: này đây, tôi muốn, khiến người đọc có cảm giác: nhà thơ đang cuống quýt, đang
bối rối vô cùng về sự bất lực của mình trước vẻ đẹp của tự nhiên.
Tiếp đó, người học có thể hình dung ra vị thế của nhà thơ và khát vọng cháy bỏng của tác giả. Đó là
khát vọng được thể hiện tình yêu cuộc sống mạnh mẽ, tình yêu cái đẹp và khát vọng được hoà nhập vào thế
giới của cái đẹp. Nhà thơ đã vẽ bằng ngôn từ bức tranh phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống rất sống động
với đủ các gam màu, với ánh sáng, đường nét, với các cung bậc cảm xúc ở độ tuyệt đích của chúng, cùng với
nhịp thơ, hơi thơ và giòng thơ thật đắm say, thật hồ hởi, thật cuồng nhiệt, khiến người đọc như cũng bị cuốn
theo cái rạo rực, mê say đó.
Trên cơ sở xác định các loại hình ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, người học có thể tiếp tục
hình dung ra các cấp độ ý nghĩa của bài thơ: Phải chăng, ngay từ khổ thơ đầu, nhà thơ đã muốn nói với bạn
đọc rằng: Cuộc sống ơi, ngươi đẹp lắm. Hãy ban tặng cho ta, cho muôn loài cái vẻ đẹp đó và hãy làm sao
vĩnh cửu hoá cái đẹp ấy cho người đời được tận hưởng mãi cái hương vị ngọt ngào, đẫm chất men say như
thế. Phải chăng, ngay từ khổ thơ đầu, tác giả đã muốn đưa ra quan niệm: Con người phải tìm cách vĩnh cửu
hoá cái đẹp để cái đẹp trong thiên nhiên, trong tạo hoá trở nên vĩnh hằng, đó cũng là trách nhiệm đối với
người nghệ sĩ. Do đó, khát vọng của nhà thơ có vẻ như phi lí, có vẻ như khác đời nhưng lại mang triết lí,
mang một quan niệm nghệ thuật mới mẻ. Đặt vào trong hoàn cành văn học Việt Nam những năm 1930-
1945, khi các nhà thơ lãng mạn đang đắm chìm trong mộng ảo, khi họ muốn thoát xác để bay lên cung Quế
với chị Hằng, khi họ muốn trốn vào quá khứ, vào tình yêu, vào tôn giáo thì Xuân Diệu đưa ra một cái nhìn,
một thái độ tiếp cận với thiên nhiên với cuộc sống hết sức tiến bộ. Thiên nhiên là môi trường sống của con
người, thiên nhiên còn là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá và sáng
tạo. Bởi cái đẹp chính là cuộc sống. Không có cái đẹp nào lại bay lơ lửng trong không trung. Vấn đề là anh
nhìn về nó, nghĩ về nó với thái độ như thế nào, có nhận thức được nó và quy luật của tạo hoá không để thể
hiện, miêu tả và phản ánh.

Tiếp sau đó là việc phân tích khổ thơ thứ hai và toàn bài.
Một ví dụ khác: Trong tác phẩm Muà xuân chín của Hàn Mặc Tử, học sinh được tiếp xúc với một kiểu
tư duy mới lạ, độc đáo của tác giả trong bài thơ. Người ta có thể nói đến Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính,
Xuân hồng của Xuân Diệu, chứ chưa ai nói đến Xuân chín, chữ "chín" gợi cho người đọc cảm giấc khát
thèm khi nhìn thấy một trái cây đến độ chín tới, rất thơm, rất hấp dẫn. Nguyễn Bính đã tư duy nghệ thuật
bằng cảm giác, bằng khát vọng sống của riêng mình. Nhà thơ như đang thu nhận tất cả những rung động của
cuộc sống vào lúc xuân nhất, một "làn nắng ửng", một "làn khói mơ tan", cùng những giọt nắng "lấm tấm
vàng", một lần gió xuân nhẹ thổi và cả những "tiếng ca vắt vẻo "của các cô thôn nữ đang dạo chơi xuân
Dường như nhà thơ đã căng hết mọi giác quan để thu nhận tất cả những âm vang của cuộc sống với tất cả
nỗi khao khát và tình yêu cuộc sống đến rạo rực, mê say nên đã tạo nên trong bài thơ hình ảnh một mùa
xuân vừa cụ thể, vừa hấp dẫn, vừa gợi cảm, khiến người đọc cũng cảm nhận được sức sống bất tận của mùa
xuân đất nước và tình yêu mùa xuân đến mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ trẻ.
* Phân tích các cung bậc của giọng điệu thơ
+ Phân tích phương thức diễn đạt của chủ thể trữ tình.
Phương thức diễn đạt của chủ thể trữ tình được xác định bởi tình huống thơ, trong đó chủ thể trữ tình
phát ngôn, suy nghĩ và cảm nhận theo quan điểm của họ, thể hiện qua các hình thức ngôn ngữ. Chủ thể trữ
tình có thể nói về mình, nói về người khác hoặc nói về một cái gì đó. Phương thức nói hoặc phương thức
diễn ngôn được xác định bởi các hàng, các dòng thơ và ngữ điệu. Phương thức diễn đạt đó có khi là một
hình tượng nhỏ, có lúc là hình tượng bộ phận giữa các cấp độ hình tượng và các cung bậc của giọng điệu
thơ.
+ Xác định vần điệu: để xác định vần điệu, cần chú ý đến các hình thức vần điệu mà các nhà thơ hay
sử dụng nhất
- Vần cặp đôi (aabb)
VD: hai câu thơ
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Tác dụng: Vần cặp đôi xuất hiện khi các câu thơ kế tục nhau, giải thích, bổ sung cho nhau.
- Vần chéo (abab):
VD: Hai câu thơ

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Từ ấy - Tố Hữu )
Tác dụng: Tạo ra sự thống nhất bên trong cho các câu thơ. Thông qua sự chuyển đổi các giòng thơ, nó
được vận động và tạo nên nhạc điệu.
- Vần gián cách (abcd): Chẳng hạn các câu thơ sau
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp…
Củi một cành khô lạc mấy giòng
(Tràng giang - Huy Cận )
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến - Quang Dũng )
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
(Tây Tiến - Quang Dũng )
Tác dụng: Là một hình thức đặc biệt của các âm chéo nhau, qua đó, nó đặt vần theo từng cặp một bằng,
một trắc.
- Vần hỗn hợp theo dạng (aaba)
VD: hai khổ thơ cuối trong bài Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mạc Tử
… Gió theo lối gió mây đường mây
Ai biết tình ai có đậm đà
hay hai khổ đầu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…
Đôi nhánh khô gày xương mỏng manh
- Vần ôm (abba)
VD: Các câu thơ
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa…

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Tác dụng: Hình thức vần này góp phần tạo độ âm vang cho các câu thơ, nó mang giá trị nghệ thuật và
giá trị biểu cảm cao. Các nhà thơ rất thích chọn loại vần này để trình bày, biểu đạt tình cảm và tư tưởng.
+ Xác định nhịp điệu: Đây là dạng thức cơ bản nhằm nhấn mạnh các âm và âm vận với những âm tiết
bổng trầm xem kẽ nhau. Nhịp điệu được xác định thông qua việc nhấn mạnh hoặc không của các âm. Nhịp
điệu là quan trọng và hay gặp nhất trong một bài thơ.
Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã sử dụng sự thay đổi dồn dập nhịp điệu các câu thơ, sự phối hợp
các từ ngữ, các hình ảnh nhằm khơi gợi hành động, nhằm tạo ra những kích thích tâm lí mạnh mẽ, đem lại
cho người đọc cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong được sống hết mình để tận hưởng cuộc sống -
Thiên đường trên mặt đất.
+ Xác định âm điệu chủ đạo: âm điệu được các tác giả sử dụng để nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh
một cái gì đó. Âm điệu có thể được tạo nên bằng điệp từ, từ láy hay từ các câu thơ cắt dòng, từ các hình
ảnh
- Chức năng của âm điệu: Các câu thơ cần được tác giả nhấn mạnh phải vang lên một cách mạnh mẽ,
quả quyết và có ảnh hưởng lớn nhất tới người nghe, đôi khi có trường hợp nó còn tạo cho người nghe cảm
giác nặng nề, khó chịu. Ví dụ như câu thơ:
Mày ngài tràng giang buồn muôn đời
Nhài đàn giót nguyệt vú đôi thơm
Cũng có khi âm điệu góp phần làm tăng tốc độ cũng như nhịp điệu cảm xúc trong bài thơ. Chẳng hạn
trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu viết 2 câu thơ:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Tác giả muốn nhấn mạnh sự tuần hoàn nhanh chóng của thời gian, cũng có nghĩa là của tuổi trẻ.
Trong sự nhấn mạnh này, người đọc cảm thấy có sự nuối tiếc, khiến cho câu thơ vừa có sức ngân vang
vừa có âm điệu buồn.
+ Xác định trọng âm: (nhấn mạnh, không nhấn mạnh), nhằm gây ấn tượng trực tiếp đến người đọc,
người nghe, tạo cảm xúc bất ngờ hoặc căng thẳng. Ví dụ: trong bài Vội vàng có câu thơ sau:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng một từ rất lạ và độc đáo: "Cắn". Cắn là một động từ, miêu tả một
hành động mạnh: Dùng răng cắn vào một vật nào đó để ăn hoặc để làm cho đau. Ở đây, động từ này đã được

tác giả chuyển nghĩa thành sự chiếm lĩnh, sự tận hưởng, nhằm biểu đạt một ham muốn, một mong muốn,
một niềm đam mê cháy bỏng của mình đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Đặt từ "cắn" vào câu thơ và đặt câu thơ trong mối tương quan với cả bài thơ, chúng ta hiểu: Đến đây,
cảm xúc của tác giả dâng trào, mãnh liệt đến cuồng nhiệt, nhà thơ muốn được tận hưởng đến tận độ cái đẹp,
muốn được biến cái đẹp thành của riêng mình để được sở hữu, chiếm lĩnh. Trọng âm của câu thơ dồn vào
chữ "cắn", nó có tác dụng như kéo căng dòng ý thức, đẩy cường độ của câu thơ lên cao, mạnh và tạo nên
điểm nhấn cho cả câu thơ với sự ngắt nhịp: 3/2/1/2. Câu thơ cũng là trung tâm thẩm mĩ của cả bài thơ và thể
hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Xác định ngữ điệu: ngữ điệu khiến cho câu thơ vang lên, sống động hẳn lên, góp phần biểu lộ một
cách sinh động cảm xúc cũng như tình cảm của chủ thể trữ tình. Nó còn có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, lâu
dài, thức nhọn các giác quan hay tạo cảm giác vui tươi, phấn khởi, gây ảnh hưởng tới người đọc và người
nghe.
Cả bài thơ Vội vàng luôn có sự thay đổi ngữ điệu, lúc thì nhanh, mạnh, lúc thì dồn dập, khiến người
đọc như bị cuốn theo các câu thơ, các dòng thơ, cuốn theo dòng cảm xúc mãnh liệt, sự sôi nổi, cuồng nhiệt,
cuống quýt của tác giả.
Tất nhiên, để dạy học thơ trữ tình còn phải sử dụng những phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm
văn chương theo loại thể.
Riêng dạy học thơ trữ tình trong nhà trường, với những đặc trưng trên, sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn,
cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh, mảng văn học này chiếm thời lượng khá nhiều
trong chương trình văn ở các cấp, nhất là ở trung học phổ thông. Do vậy, chúng tôi hi vọng, với bài viết này
chúng tôi có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung,
một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trường1
,
Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Đại học Sư phạm Hà Nội
Theo quan điểm cải cách giáo dục, dạy tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ
tình nói riêng cần rèn tốt cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

×