Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

bộ đề và đáp án chọn học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.42 KB, 108 trang )

UBND HUYỆN
PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề số 01
Câu 1.( 2 điểm).
Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật
viết:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
a. Phân tích giá trị biểu cảm của từ “chông chênh” trong câu thơ trên.
b. Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp của người
chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ. Hãy viết tiếp từ 10-15 câu tạo đoạn
văn diễn dịch hoàn chỉnh.
Câu 2.( 3 điểm).
Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du,
em thấy trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, bức chân dung nào nổi
bật hơn? Vì sao?
Câu 3 (5 điểm):
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, trang 190 có nhận đinh: “ Văn học của thời
đại mới đề cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh
của con người Việt Nam, mà trước hết và tiêu biểu là của quần chúng nhân
dân”…
Thông qua các tác phẩm “ Đồng chí”( Chính Hữu), “Bếp lửa” ( Bằng Việt),
“Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết
(Đề thi gồm có một trang)
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ; Số báo danh


1
UBND HUYÊN Hướng dẫn chấm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Văn Học - Lớp 9
Câu 1.( 2 điểm).
Thí sinh trả lời được trọn vẹn các ý sau thì cho 1 điểm:
Phần Đáp án Điểm
a “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ
“Chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc
chắn, không vững chãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ
“Chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hện thực
mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người
lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức
gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giác ngủ ngắn trên xe
hoặc trên dọc đường giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm hủy
diệt sự sống.
- Tuy nhiên từ “Chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên
ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể
dùng sức mạnh để hủy diệt sự sống con người nhưng không!
Hình ảnh những chiếc võng mắc “Chông chênh” trên đường
Trường Sơn khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự
sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu
hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.
1 Điểm
b - Viết đoạn văn: cần có các ý sau:
- Câu thơ tái hiện một cách tinh tế gian khổ mà người lính lái
xe Trường Sơn phải trải qua. Đó là cộc sống gian khổ, phải ăn,
phải ngủ những giác ngủ ngắn ngày trên xe giữa những làn
mưa bom của giặc đang ngày đêm trút xuống nhằm hủy diệt sự
sống.
- “Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ

láy này gợi tả sự nguy hiểm nhưng cũng thể hiện phong thái
hiên ngang của người lính như ngạo nghễ thách thức kẻ thù.
2
- Họ luôn trong tư thé tiến về phía trước. Điệp từ “lại đi” tái
hiện vòng bánh xe lăn tiến lên phía trước, rộng hơn là đoàn xe
vận tải lao nhanh ra mặt trận bỏ lại đằng sau tất cả bom đạn u
ám để đến với bầu trời xanh phía trước.
- Bầu trời xanh là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình,
cho cuộc sống tươi đẹp. Với hình ảnh này ta thấy được niềm
lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng. Phải
chăng đó là sức mạnh lớn lao để đoàn xe lăn bánh tới đích?
*Lưu ý: Thí sinh đạt tối đa 1 điểm khi đoạn văn có cảm
xúc, dúng kiểu đoạn văn diễn dịch, bố cục chặt chẽ, diễn đạt
tốt, bảo đảm số câu.
1 Điểm
Câu 2.( 3 điểm).
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ để ca ngợi hai chị
em Thúy Vân, Thúy Kiều nhưng đậm nhạt khác nhau ở
mỗi người, rõ ràng bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật
hơn( 0,5 điểm )
0,5 Điểm
Lí do (2,5 điểm)
Chân dung Thúy Vân Chân dung Thúy Kiều
- Dùng bốn câu thơ để tả
- Chỉ tả ngoại hình theo thủ
pháp liệt kê
- Với Vân chỉ tả sắc
- Miêu tả Thúy Vân trước
để làm nổi bật chân dung
Thúy Kiều.

- Dùng 12 câu để tả
- Đặc tả đôi mắt của Kiều
theo lối điểm nhãn- vẽ hồn
cho nhân vật, gợi nhiều
hơn tả
- Với Kiều tả cả sắc, tài,
tâm
Cụ thể:
- Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du tập trung miêu
2,5 Điểm
3
tả các chi tiêt trên khuôn mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và
nghệ thuật liệt kê-> Thúy Vân xinh đẹp, thùy mị, đoan
trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung làm
nổi bật vẻ đẹp của tài và sắc.
+ Tác giả miêu tả khái quát: “Sắc sảo mặn mà”.
+ Đặc tả vẻ dẹp của đôi mắt: Vừa gợi vẻ đẹp hình thức,
vừa gợi vẻ đẹp tam hồn
+ Dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” diễn tả vẻ
đẹp hoàn hảo có sức hút mạng mẽ.
+ Tài năng phong phú đều đạt tới mức lý tưởng.
- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại
hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn.
Và đằng sau những tín hiêu ngôn ngữ lại là dự báo về số
phận nhân vật
+ “Thua, nhường” -> Nàng Vân có cuộc sống êm đềm,
suôn sẻ
+ “ Hờn, ghen”-> Thúy Kiều bị thiên nhiên đó kị, ganh
ghét->số phận long đong, bị vùi dập.

Tóm lại, qua hai bức chân dung nhân vật người đọc thấy
được tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy của Nuyễn Du
*Lưu ý: Thí sinh chỉ đạt điểm tối đa khi có lí giải
hợp lý, có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt.
Câu 3 (5điểm):
A. Yêu cầu chung.
1. Về nội dung: Thí sinh cần hiểu một trong những nội dung , chủ đề, cảm hứng
quan trọng của nền văn học từ sau 1945 là ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con
4
người Việt Nam tiêu biểu như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, đức hi sinh…
2. Về hình thức:
- Bài viết của thí sinh có bố cục ba phần đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn
học. Trong đó thể hiện được một cách nhuần nhuyễn, cụ thể, rõ ràng các kĩ năng
giải thích, phân tích, chứng minh với những luận điểm, luận cứ rõ ràng .
- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu.
B. Yêu cầu cụ thể.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một
số ý chính:
1. Giới thiệu:
- Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng CNXH. Người viết tiếp
những trang vàng lịch sử hào hùng của 4000 năm không ai khác chính là quần
chúng nhân dân. Ỏ họ nồng nàn tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng
nhân ái, đức hi sinh cao cả. Văn học thời đại mới đã phản ảnh chân thực mà
sinh động những phẩm chất cao đẹp ấy.
- Trích nhận định của Sách giáo khoa và nêu giới hạn tác phẩm dùng để giải
quyết vấn đề: các tác phẩm “ Đồng chí”( Chính Hữu), “Bếp lửa” ( Bằng Việt),
“Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long)
2. Khẳng định sự đúng đắn của nhận định:

Người Việt Nam có truyền thống trọng chữ Tình. Họ hướng lòng mình về tổ
quốc, về người thân, về cuộc đời để yêu thương. Đó là một nét đẹp tâm hồn
bất diệt. Nhận định của SGK ngữ văn tập hai thật đúng đắn khi nhận xét về vẻ
5
đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, về giá trị vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, tình yêu nước, lòng yêu thương con người và cuộc đời tha thiết.
Đó cúng chính là chủ đề, cảm hứng quan trọng cua văn học hiện đại từ sau
năm 1945.
3.Chứng minh qua ba văn bản( đã nêu)
* Trước hết văn học của thời đại mới đề cao tinh thần yêu nước- biểu hiện của
chủ nghĩa anh hùng bất diệt:
- Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước có biết bao bài ca về tình yêu đất
nước. Từ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt đến Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi rồi Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn…Những bản anh hùng ca
ấy thể hiện lòng tự hào về chủ quyền bờ cõi, văn hiến dân tộc, lòng căm thù
giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi kẻ xâm lăng. Tiếp nôi truyền
thống, trong cách thể hiện chân thực, các tác phẩm văn học thời đại mới
hướng ngòi bút ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của quần
chúng nhân dân.
- Xuất phát từ tình yêu tổ quốc, những người nông dân vốn chân lấm tay bùn
sẵn sàng ra đi vì tiếng gọi non sông. Vì quê hương đất nước họ hi sinh cá nhân
không tiếc tuổi thanh xuân phơi phới quyết ra trận làm tròn sứ mệnh mà tố
quốc và nhân dân giao phó.( Dẫn chứng những người nông dân- những chàng
trai yêu nước trong bài thơ Đồng chí)
-Trên mặt trận xây dựng đất nước có những con người yêu công việc, hăng say
lao động với tinh thần trách nhiệm góp phần công sức, trí tuệ xây dựng
CNXH. Đó là những nhân vật trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa- anh thanh niên,
ông kĩ sư, nhà nghiên cứu lập bản đồ sét, cô kĩ sư nông nghiệp…
- Đó là những người nôn dân yêu nước bám đất bám làng một tấc không đi
một ni không dời trở thành hậu phương vững chãi cho tiền tuyến đánh

giặc( Người bà trong bài thơ Bếp lửa)
6
- Yêu nước, con ngươi Việt Nam luôn lạc quan trong chiến đấu, trong sản
xuất. Họ tin ngày mai đất nước chiến thắng huy hoàng( người lính trong kháng
chiến chống Pháp tin tưởng vào ngày chiến thắng, anh thanh niên tin ngày mai
đất nước phát triển, …, người bà tin cháu sẽ trưởng thành…)
-> Tình yêu nước là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng bất diệt, là khởi nguòn
của mọi chiến thắng…
* Bên cạnh đó, văn học thời đại mới còn đề cao lòng nhân ái, đức hi sinh của
quần chúng nhân dân:
- Lòng yêu thương, đức hi sinh của quần chúng nhân dân trước hết được dành
cho người thân của họ( Dẫn chứng tình bà cháu)
- Lòng nhân ái dành cho những người xung quanh và cả những người mới gặp
gỡ, quen biết( Dẫn chứng: bà dành yêu thương cho xóm làng, anh thanh niên
quan tâm chu đáo tới mọi người…)
- Lòng nhân ái còn thể hiện ở tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó( Dẫn
chứng bài Đồng chí)
4. Đánh giá chung:
Lòng nhân ái, đức hi sinh cùng tình yêu tổ quốc hòa quyện làm nên chân
dung tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng của quần chúng nhân dân. Một cách
chân thực, nhẹ nhàng văn học thời đại mới mà tiêu biểu như các tác phẩm “
Đồng chí”( Chính Hữu), “Bếp lửa” ( Bằng Việt), “Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn
Thành Long) đã phản ánh, ngợi ca những nét đẹp tâm hồn truyền thống cao
quý của dân tộc, neo đậu mãi trong lòng ta với những rung cảm thấm thía, sâu
sắc để ta thêm yêu mến, tự hào .
C. Biểu điểm.
7
- Điểm 5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, luận điểm đầy đủ rõ ràng, văn
viết có cảm xúc, phân tích và bình luận tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt
trong sáng.

- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, làm rõ được trọng tâm
song phân tích bình luận chưa sâu, còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ phong
phú, bình luận chưa sâu, nhưng vẫn làm rõ được các ý. Còn mắc lỗi dùng từ, diễn
đạt.
- Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng chưa lấy được dẫn chứng, hoặc
chỉ bàn luận chung chung, chưa làm nổi bật yêu cầu của đề. Hoặc những bài làm
chưa hình thành được luận điểm chỉ đơn thuần phân tích một vài tác phẩm liên
quan đến vấn đề nghị luận.
- Điểm 0-1: Không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng yêu cầu của đề
hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp.

8
UBND HUYỆN
PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1.( 2 điểm). Cho đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
a. Hãy chỉ ra cái hay của từ “thốt” trong đoạn thơ trên?
b. Giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ?
Câu 2.( 3 điểm).
Trong bài thơ “ Đây mùa thu tới”, nhà thơ Xuân Diệu viết:
Rặng liễu đìu hiu đúng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới- mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hữu Thỉnh cũng từng có những cảm nhận về buổi giao mùa với “Sang thu”:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…
a. Hai đoạn thơ trên viết về đề tài gì? Cùng đề tài ấy có điểm khác nhau nào
trong cảm nhận của các thi nhân?
b. Phân tích sự khác nhau trong việc lựa chọn thể thơ. Việc lựa chon thể thơ
như vậy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tư tưởng nội dung?
c. Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong hai đoạn thơ.
Câu 3 (5 điểm):
9
Trong tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết: “Tác
phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng
nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ…”
Em hiểu lời nhận định trên như thế nào? Thông qua các văn bản“ Chuyện
người con gái Nam Xương”( Nguyễn Dữ), “Làng” (Kim Lân) và “Ánh
trăng”(Nguyễn Duy), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Hết
(Đề thi gồm có 02 trang)
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ; Số báo danh
10
UBND HUYÊN Hướng dẫn chấm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Văn Học - Lớp 9
Câu 1.( 2 điểm).

Phần Đáp án Điểm
a Thí sinh cảm nhận được cái hay của từ thốt trong câu thơ:
- Thốt là thỉnh thoảng mới nói, biết thì mới nói, chẳng
thế mà dân gian có câu: Biết thì thưa thốt…
- Chỉ với từ thốt thôi đã khiến nhân vật Thúy Vân hiện
lên là một cô gái rất có duyên, không phải là cười cười nói
nói mà cười nói rất duyên dáng, đúng là vẻ đoan trang –
cái đoan trang của những cô gái nhà gia giáo.
(0,5điểm)
b Yêu cầu : Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và
chỉ ra được hiệu quả thẩm mĩ của chúng trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ: khuôn trăng , nét ngài gợi tả khuôn mặt tròn, đầy
đặn, như trăng rằm với đôi lông mày đậm, cong như đôi
ngài; Hoa cười, ngọc thốt gợi vẻ đẹp của nụ cười tươi như
hoa, gọng nói trong trẻo như thoát ra từ hàm răng ngà
ngọc.
- Nhân hóa: Hoa cười, ngọc thốt: hoa và ngọc mang hành
động của con người; Mây thua, tuyết nhường: mây biết
chịu thua, tuyết biết nhún nhường trước vẻ đẹp của Thúy
Vân.
- So sánh và cường điệu: Mây thua nước tóc, tuyết nhường
màu da: mái tóc mượt mà hơn mây, lạ da trắng mịn hơn cả
tuyết.
-> Bút pháp ước lệ tượng trưng với các phép tu từ ẩn dụ,
nhân hóa, so sánh, cường điệu khắc họa chân dung nhân
vật Thúy Vân với vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, đài các và
tâm hồn trong sáng. Đồng thời qua đó, Đại thi hào dân tộc
cũng ngầm dự báo số phận may mắn, bình yên, hạnh phúc
(1,5điểm)
11

của nhân vật này.
Câu 2.( 3 điểm).
Phần Đáp án Điểm
a Hai đoạn thơ đề viết về đề tài mùa thu (0,25điểm)
- Cùng đề tài ấy nhưng mỗi thi nhân có một cảm nhận
riêng. Xuân Diệu cảm nhận về một mùa thu lặng lẽ, buồn
đến da diết bi thương. Còn Hữu Thỉnh lại cảm nhận về
mùa thu rất khác- mùa thu trong thơ của ông gần gũi, quen
thuộc, nao nức, rộn ràng, xốn xang
( 0,75điểm
)
b b. Đoạn thơ trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu làm
theo thể thơ thất ngôn ( bẩy chữ), còn đoạn thơ trong Sang
thu nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng thể thơ ngũ ngôn( năm
chữ)
(0,25điểm)
- Sử dụng thể thơ bấy chữ, Xuân Diệu nhằm diễn tả nỗi
niềm bi thương, nỗi buồn triền miên, da diết, khắc khoải
đầy ám ảnh. Trong khuôn thơ năm chữ nhịp nhàng, khoan
thai Hữu Thỉnh đã thể hiện dược sự nao nức, nhịp bước
rộn ràng của lòng người lúc thu sang.
(0,75điểm)
c Ngôn ngữ trong đoạn thơ thứ nhất của Xuân Diệu là
ngôn ngữ mang tính ước lệ, cố kính, trang nghiêm; Ngôn
từ trong đoạn thơ của Hữu Thỉnh lại mang đậm sắc thái
đời sống, như lời ăn tiếng nói hằng ngày trong sáng mà
rộn ràng.
( 1 điểm)
Câu 3 (5 điểm)
A. Yêu cầu chung.

12
1. Về nội dung: Thí sinh cần hiểu đặc điểm của tác phẩm văn nghệ(nói
chung), tác phẩm văn chương (nói riêng) về nội dung phản ánh hiện thực và biểu
đạt tư tưởng. Sáng tạo, linh hoạt trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện tư
tưởng khiến mỗi tác phẩm nghệ thuật mang sự độc đáo sâu sắc bao khía cạnh của
cuộc sống muôn màu . Những nét phong cách của nghệ sĩ cũng từ đó được bộc lộ
rõ ràng.
2. Về hình thức: Bài viết của thí sinh có bố cục ba phần đúng kiểu bài nghị
luận về tác phẩm văn học. Trong đó thể hiện được một cách nhuần nhuyễn, cụ
thể, rõ ràng các kĩ năng giải thích, phân tích, chứng minh với những luận điểm,
luận cứ rõ ràng, văn viết trong sáng, diễn đạt linh hoạt.
B. Yêu cầu cụ thể.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một
số ý chính:
1. Giới thiệu: Tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng là
bức tranh thu nhỏ cuộc sống muôn màu. Nhưng, không chỉ vậy , ở đó còn có bao
điều mới mẻ mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm.
Trích nhận định của Nguyễn Đình Thi và nêu giới hạn tác phẩm dùng để giải
quyết vấn đề.
2. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong tiểu luận “Tiếng nói của văn
nghệ”
- Giải thích từ ngữ:
+ “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại”: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời
sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy “vật liệu mượn ở thực tại” -
hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm
của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi
vào cuộc sống.
13
+ “Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì

mới mẻ”: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái
đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là
tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là “một điều gì mới
mẻ” luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
-> Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung
phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực
tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan
điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương,
tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là “Tiếng nói của văn nghệ.”
3.Chứng minh qua ba văn bản( đã nêu) nhằm làm rõ hai vấn đề chính:
* Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực
cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ
XVI hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với tư tưởng nam
quyền bất công, chiến tranh phong kiến, lễ giáo phong kiến hà khắc, số phận bi
thảm, hạnh phúc mong manh của người phụ nữ…(“ Chuyện người con gái Nam
Xương”- Nguyễn Dữ);
Hiện thực đời sống, tinh thần của người nông dân Việt Nam thời kì kháng
chiến( “Làng”- Kim Lân): phải rời bỏ làng quê để đi tản cư, cuộc sống bấp bênh
nhiều khi cùng túng, do diều kiện kháng chiến, dôi khi có những thông tin thất
thiệt làm người dân tản cư phải chịu thiệt thòi; người dân yêu làng quê, yêu nước,
căm ghét kẻ bán nước…
Hiện thực những tháng năm quá khứ gian khổ, lam lũ, mất mát hy sinh nhưng
nghĩa tình nơi quê hương và chiến trường; hiện tại vong ân đầy xót xa( “ Ánh
trăng”- Nguyễn Duy)
14
Đó đều là những vật liệu mượn từ cuộc sống. Người nghệ sĩ cầm bút khéo léo
đưa vào từng trang viết đằm thắm. Và vô hình trung, họ đã trở thành “ngưòi thư
kí trung thành của thời đại”.
* Không chỉ vậy, tác phẩm văn chương còn là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình
cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì

mới mẻ):
Qua“ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ thể hiện rõ sự bất bình,
tố cáo gay gắt xã hội phong kiến, thái độ ngợi ca, trân trọng trước vẻ đẹp của
người phụ nữ và xót thương vô hạn cho số phận mỏng manh, bi kịch của những
người họ.
“Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn
nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân
trong buổi đầu chống Pháp: yêu làng gắn với yêu nước, lòng trung thành với cụ
Hồ, tinh thần tích cực tham kháng chiến; tình yêu đất nước đôi khi rộng lớn, bao
trùm tình yêu làng quê…
“ Ánh trăng” của Nguyễn Duy gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh cho mỗi
người về đạo lí thuỷ chung với quá khứ, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
(Lưu ý: học sinh cần chú ý đến tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng).
4. Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác
phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng, gợi cho người đọc có
phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống
phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm
chân thành, tư tưởng đúng đắn.
C. Biểu điểm.
15
- Điểm 5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, luận điểm đầy đủ rõ ràng, văn
viết có cảm xúc, phân tích và bình luận tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt
trong sáng.
- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, làm rõ được trọng tâm
song phân tích bình luận chưa sâu, còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ phong
phú, bình luận chưa sâu, nhưng vẫn làm rõ được các ý. Còn mắc lỗi dùng từ, diễn
đạt.

- Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng chưa lấy được dẫn chứng, hoặc
chỉ bàn luận chung chung, chưa làm nổi bật yêu cầu của đề. Hoặc những bài làm
chưa hình thành được luận điểm chỉ đơn thuần phân tích một vài tác phẩm liên
quan đến vấn đề nghị luận.
- Điểm 0-1: Không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng yêu cầu của đề
hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp.
PHÒNG GD & ĐT
TRƯỜNG THCS MINH TÂN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 2 điểm) Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt viết:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ " ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp
lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: ( 3 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng
của Nguyễn Duy:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
16
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
( SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu 3: ( 5 điểm) Nhà thơ Tố Hữu viết:

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Qua một số tác phẩm văn học hiện đại đã
học trong chương trình Ngữ văn 9 ( Các tác phẩm Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội
xe không kính,Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa) em hãy làm sáng tỏ ý thơ
trên.
Hết
( Đề bài có một trang)

PHÒNG GD & ĐT
TRƯỜNG THCS MINH TÂN
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1: ( 2 điểm)
- Học sinh phải lí giải được:
+ Ở câu thơ đầu dùng “bếp lửa” vì đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện
chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhắc đến bếp lửa là gợi người cháu nhớ đến bà
ngày nào bà cũng nhóm bếp lửa. Đó là cơ sở để xuất hiện hình ảnh “ngọn lửa”
ở hai câu thơ sau.(1 điểm)
+ Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa được cháy lên mang một ý nghĩa
tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu mà còn
được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu
thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người
truyền lửa sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Từ bếp lửa đến ngọn lửa
hình ảnh thơ mang ý nghĩa trừu tượng khái quát.(1 điểm)
Câu 2: ( 2,5 điểm)
17
Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm
xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lí làm người cho bản thân.
Mạch bài làm cho câu này có thể như sau:

a. Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. (0,5 điểm)
b. Cảm nhận về đoạn thơ: Trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ:
- Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những
nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủy chung, về đạo lí “uống
nước nhớ nguồn” ( 1,5 điểm)
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí.( 0,5 điểm)

Câu 3: ( 5,5 điểm)
- Về hình thức: Bài viết thể hiện rõ phương pháp nghị luận giải thích, nghị luận
chứng minh qua kĩ năng phân tích tổng hợp, biết sử dụng các dẫn chứng phù hợp.
Bài viết có bố cục mở – thân – kết cân đối chặt chẽ, hợp lí.
- Về nội dung: Bài làm thể hiện sự hiểu biết về câu thơ của Tố Hữu là một quan
niệm sống đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Trên cơ sở đó học
sinh biết lấy các dẫn chứng về con người Việt Nam trong các tác phẩm văn học
Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 để làm sáng tỏ ý của câu
thơ.
Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu: Con người mới là nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm văn học từ
sau cách mạng tháng Tám 1945. Họ hiện lên với nhiều phẩm chất. Một trong
những vẻ đẹp đó là lí tưởng sống cống hiến cho đất nước quê hương.
- Trích dẫn câu thơ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” của Tố Hữu.
- Nêu được tên một số tác phẩm để làm sáng tỏ ý thơ
2. Giải thích ý của câu thơ
- Câu thơ của Tố Hữu thể hiện một quan niệm sống đẹp của con người mới Việt
Nam. Đó là những con người sống có lí tưởng, có niềm tin vào chế độ, vào
Đảng, Bác Hồ và nguyện phấn đấu suốt đời cho lí tưởng cao đẹp. Con người
sống không đơn thuần là lao động làm ra của cải vật chất để hưởng thụ cho chính
18
bản thân mình mà còn là sự cống hiến cho xã hội. Nó thể hiện hài hòa mối quan
hệ của cá nhân với cộng đồng. Đặt quan niệm “ sống là cho” ở đầu câu thơ, tác

giả muốn nhấn mạnh và đề cao điều chủ yếu của con người là sống cống hiến
cho mọi người, cho quê hương đất nước.
3. Chứng minh qua một số tác phẩm tiêu biểu
Bài viết phải hình thành được các luận điểm sau:
a. Những con người đều có lí tưởng sống cao đẹp, có tình yêu quê hương đất
nước trong sáng, có niềm tin vào Đảng, Bác Hồ và cuộc sống.
- Trên mặt trận chiến đấu : Lí tưởng cao đẹp nhất của họ là giữ vững độc lập tự
do của Tổ Quốc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
+ Trong kháng chiến chống Pháp, họ cùng chung nhiệm vụ “ súng bên súng, đầu
sát bên đầu” ( Đồng chí). Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ người lái xe có ý
chí quyết tâm giải phóng Miền Nam “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” ( Bài thơ
về tiểu đội xe không kính).
- Trên mặt trận lao động, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam là dốc lòng,
dốc sức nhiệt tình xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những người
ngư dân đánh cá ngày đêm hát bài ca lao động trên biển để làm giàu cho đất nước
( Đoàn thuyền đánh cá). Những con người làm việc quên mình như anh thanh
niên trong Lặng lẽ Sa Pa.
Đó là những cơ sở để hình thành những hành động cao đẹp của con người.
b. Những con người thể hiện quan niệm “sống là cho” một cách cao đẹp.
- Những người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến đều hi sinh tình cảm riêng
cho tình yêu đất nước. Họ là những người đi kháng chiến “ruộng nương gửi bạn
thân cày…”, chấp nhận những gian khổ khó khăn thiếu thốn: áo rách, quần vá,
chân không giày…( Đồng chí). Họ chấp nhận nguy hiểm vượt qua mưa bom bão
đạn để đưa xe ra chiến trường( Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
- Trên lĩnh vực xây dựng đất nước và cuộc sống hàng ngày, họ là những người
ngư dân ra khơi đánh cá ban đêm với tinh thần đầy lạc quan ( Đoàn thuyền đánh
cá); là anh thanh niên khí tượng trên đỉnh Yên Sơn dám chấp nhận những khó
khăn gian khổ góp phần dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu, ông kĩ sư
19
rau quả, ông kĩ sư địa chất đều là những con người lặng lẽ âm thầm cống hiến

tuổi xuân cho đất nước ( Lặng lẽ Sa Pa).
c. Với sự góp phần cống hiến của những con người ấy, sự nghiệp kháng chiến
vĩ đại của dân tộc đã thành công; đất nước được xây dựng tươi đẹp như ngày
hôm nay. Mặc dù ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào họ cũng đều giống nhau ở một
điểm có lý tưởng sống cao đẹp. Khát vọng của họ là cống hiến hết mình cho Tổ
Quốc. Với họ được cống hiến là một niềm vui và hạnh phúc bởi trong sự cống
hiến ấy họ cũng đã “ nhận cho riêng mình” một phần dù rất nhỏ bé.
4. Khẳng định: Nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đã tập trung thể hiện
vẻ đẹp cao thượng trong lẽ sống của con người Việt Nam. Đẹp nhất ở họ là lẽ
sống: “ mình vì mọi người”, là dâng hiến trọn cuộc đời cho đất nước quê hương.
Họ là những con người tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của con người mới Việt
Nam và là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
- ý1: 0,75 điểm
- ý2: 1 điểm
- ý3: 3 điểm ( mỗi ý a,b,c 1 điểm)
- ý4: 0,75 điểm
PHÒNG GD & ĐT
TRƯỜNG THCS MINH TÂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Năm học 2014 - 2015
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Thúy Vân, Thúy Kiều ở trích đoạn " Chị em Thúy Kiều" (Trích " Truyện
Kiều" - Nguyễn Du)
Câu 2: ( 3 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của
Nguyễn Duy:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể
như là sông là rừng
20
Trng c trũn vnh vnh
k chi ngi vụ tỡnh
ỏnh trng im phng phc
cho ta git mỡnh.
( SGK Ng vn 9, tp mt)
Câu 3: (5,0 điểm)
Th vn hin i Vit Nam giai on 1945-1975 ó khc ha thnh cụng hỡnh
nh nhng con ngi lao ng mi ngy ờm nhit tỡnh, lng l cng hin cho
quờ hng t nc.
Da vo hai tỏc phm on thuyn ỏnh cỏ (Huy Cn) v Lng l Sa Pa
(Nguyn Thnh Long), em hóy lm sỏng t v p ca nhng con ngi lao ng
trong cụng cuc xõy dng t nc.
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo
danh
Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị
2
21
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
- Đều sử dụng bút pháp ước lệ quen thuộc trong văn học cổ (dùng hình tượng
thiên nhiên đẹp nói vẻ đẹp của con người) để làm nổi bật vẻ đẹp lý tưởng của 2
chị em, cảm hứng ngợi ca của nhà thơ. Nhưng với mỗi một nhân vật, tác giả lại
tạo một điểm nhấn khác nhau: Thúy Vân là sự "trang trọng", Thúy Kiều là sự "sắc
sảo, mặn mà". Vì vậy. khi miêu tả Thúy Vân, tác giả tập trung miêu tả ngoại hình
- những nét gợi vẻ đẹp tôn quý của nàng: gương mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói,

mái tóc, làn da. Còn khi tả Thúy Kiều tác giả đặc tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy
Kiều làm nổi bật sự tinh anh, khác thường trong vẻ đẹp của nàng.
- Đều xây dựng chân dung số phận nhưng với cách sử dụng từ ngữ tinh tế tác giả
đã làm nổi bật thái độ khác nhau của thiên nhiên trước vẻ đẹp của 2 nàng và ngầm
dự báo số phận khác nhau của họ: Vẻ đẹp của Vân khiến " mây thua", "tuyết
nhường" báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ; vẻ đẹp của Kiều khiến "hoa
ghen", "liễu hờn" báo hiệu một cuộc đời nhiều éo le, trắc trở.
=> Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật linh hoạt, tinh tế khiến hai nhân vật
hiện lên rất sinh động, đa dạng, "mỗi người một vẻ", thể hiện tài năng bậc thầy
của thiên tài Nguyễn Du.
* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, diễn đạt mạch lạc,
không mắc lỗi nghiêm trọng về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ
vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2.
Câu 2: (3 điểm)
Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm
xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lí làm người cho bản thân.
Mạch bài làm cho câu này có thể như sau:
c. Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. (0,5 điểm)
d. Cảm nhận về đoạn thơ: Trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ:
- Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những
nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủy chung, về đạo lí “uống
nước nhớ nguồn” ( 1,5 điểm)
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí.( 0,5 điểm)
22
C©u 3: (5 ®iÓm)
* Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế. cách viết
sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.
* Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh nhận thức đúng yêu cầu của đề về kiểu bài, nội
dung, giới hạn.

- Biết cách làm bài nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt
trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu
của đề. Cần chỉ ra và làm sáng tỏ những nét đẹp nổi bật của con người lao động
mới ( người lao động sau Cách mạng tháng Tám) được thể hiện qua hai tác
phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Cụ
thể cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: ( 0,5 điểm)
Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác
phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn
Thành Long.
b. Thân bài: ( 4 điểm)
* Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm)
Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào
công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến
thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi.
“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành
Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực
tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được
khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với
những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có
chung những phẩm chất cao đẹp.
Luận điểm 1 ( 0,5 điểm): Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó,
thử thách.
Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên,
vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và
nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và
trở thành hình ảnh sáng đẹp.
Trong “Lặng lẽSaPa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên

Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù
lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc.
Công việc của anh là “đo gió, đo mưa dự báo thời tiết”. Công việc ấy đồi hỏi
phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm,
đúng giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Luận điểm 2 (1.5 điểm):Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những
người lao động [y v\n nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để
cống hiến cho T] quốc.
- Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm
hở:
“ Ra đậu dăm xa dò bụng biển
23
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu
việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại
đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với
ông họa sĩ).
Luận điểm 3 (1.0 điểm): Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn
đầy lạc quan, họ thực sự tìm th[y niềm hạnh phúc trong công việc lao động
đầy gian kh].
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả
thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài
rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì
một ngày mai “huy hoàng”.
- Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy
nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người”
để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có
cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như:

ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm
thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
* Đánh giá (0,5 điểm): Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành
phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt
tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người
lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền
Bắc.
3. Kết bài (0,5 điểm)
Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao
động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng
UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2014- 2015
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 150 phút(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: ( 2điểm )
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 2 (3 điểm).
Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
24
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 3. (5 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến thông qua

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
….Hết….
( Đề thi gồm có 1 trang )
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh…………………………….Số báo danh………………………

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi Ngữ văn lớp 9
Câu 1. ( 2 điểm)
Ý/phần Đáp án Điểm
Ý 1 - Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ
+ So sánh: “ Biển cho ta cá” được so sánh với “ lòng mẹ”
+ Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô
giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi
lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa.
(1 điểm)
Ý 2 - Tác dụng; Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của
biển với con người.
+ Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn của biển khơi
đối với con người; biển luôn mang đến cho con người
những gì biển có vô tận.
+ Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con
người.
(1 điểm)
25

×