Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tài liệu bồi dưỡng ôn thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.88 KB, 37 trang )

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
VIỆT BẮC
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo
Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự
trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến.
Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi);
nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê
(bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài
Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài
Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô
chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi
tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực
những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến,
những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh
hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con
người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật,
tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu
xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập
thơ cũng chưa được nhìn thấy.
********************
GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC
1. Thống kê và phân loại từ láy trong bài thơ Việt Bắc
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với
âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn từ.
Những nghệ sĩ lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong lao động nghệ thuật,
người nghệ sĩ có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ. Là một nhà thơ lớn, khi sáng tác,
Tố Hữu đặc biệt chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ngôn ngữ thơ giản dị,
mộc mạc nhưng cũng rất sinh động, giàu hình ảnh. Ở bài thơ Việt Bắc, một trong những
1
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015


biện pháp nghệ thuật tu từ cần lưu ý là nghệ thuật dùng từ láy. Bài thơ gồm 150 câu lục
bát, có 23 từ láy, cụ thể như sau:
Từ láy hoàn toàn (8 từ): đều đều, đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm, đời đời
(lần 1), song song, đời đời (lần 2).
Từ láy phụ âm đầu (10 từ): thiết tha, tha thiết, hắt hiu, đậm đà, mặn mà, mênh mông,
rầm rập, rực rỡ, đau đớn, rộn rã.
Từ láy vần (5 từ): bâng khuâng, bồn chồn, đinh ninh, tưng bừng, ung dung.
Các từ láy được Tố Hữu vận dụng trong từng câu thơ, ý thơ, những thời điểm và ngữ
cảnh cụ thể tạo nên giá trị nội dung phong phú của thi phẩm.

2. Giá trị biểu cảm của từ láy trong bài thơ Việt Bắc
Bài thơ Viêt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca
kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử trọng đại của đất
nước. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 10-1954 những người kháng chiến rời
căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời
cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết
với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân. Đó là tất cả nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng.
Từ láy có khả năng bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình
Bằng cách cấu tứ độc đáo, nhà thơ tưởng tượng một cuộc chia tay giữa người cán bộ
kháng chiến với chiến khu Việt Bắc. Những người cán bộ kháng chiến được cá thể hóa
thành một người và Việt Bắc được nhân cách hóa thành một người. Họ xưng hô mình,
ta như đôi bạn tình trong ca dao đối đáp. Phần mở đầu của bài thơ, Tố Hữu viết:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
2
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Đây là lời ướm hỏi ân tình của Việt Bắc đối với người cán bộ, bộc lộ tình cảm dạt dào

thương nhớ. Ngay ở dòng thơ thứ hai, tác giả đã dùng từ láy thiết tha với ý nghĩa tình
cảm thắm thiết, gắn bó hết lòng, lúc nào cũng luôn nghĩ tới. Tình cảm gắn bó ấy dường
như được gói gọn lại và đặt trong hai tiếng thiết tha. Những hình ảnh cây, núi, sông
được nhân cách hóa trở thành những người bạn gần gũi thân quen với người cán bộ
trong kháng chiến càng chứng tỏ thêm cho nỗi nhớ thiết tha biết bao giờ nguôi của
người Việt Bắc. Mình hỏi ta nhưng lại chính là nỗi nhớ không nguôi của mình.
Đáp lại tấm lòng của Việt Bắc là lời của người cán bộ kháng chiến trước giờ phút chia
tay. Tố Hữu sử dụng các từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn để diễn tả tình cảm,
tâm lý của người cán bộ về xuôi đối với người ở lại:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Đó là tình cảm nghĩ suy, là tâm trạng bồn chồn, bâng khuâng nhớ, thương, lưu luyến.
Từ tha thiết là tiếng lòng của người ra đi đồng nghĩa với từ thiết tha trong lời ướm hỏi
của người ở lại, hai tâm trạng tha thiết và thiết tha cùng ngân lên một tiếng lòng, đó là
nỗi nhớ mình, ta, ta, mình khôn nguôi. Từ láy bâng khuâng, bồn chồn bộc bạch được
tâm trạng đặc biệt của người cán bộ, đó là những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương đan
xen tạo nên trạng thái lòng dạ bồn chồn, lo lắng, bàng hoàng, mong đợi, đứng ngồi
không yên. Người về lặng đi với những câu hỏi nặng nghĩa tình của Việt Bắc, không
biết nói gì ở đây chính là đã nói được nhiều điều thương nhớ.
Tiếp theo diễn biến của tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối
đáp quen thuộc của ca dao dân ca, bên hỏi, bên đáp. Người bày tỏ tâm sự kẻ hô ứng,
đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỷ niệm về một thời cách mạng kháng
chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra bên ngoài
là đối đáp còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ
3
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
của những người tham gia kháng chiến. Lời người Việt Bắc ở đây bộc bạch tâm trạng
nhắc lại từ chuyện gần đến chuyện xưa:

Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Từ láy hắt hiu miêu tả ngọn gió lay động nhè nhẹ, cảnh vật có gì như hiu quạnh đơn lẻ
được kết hợp với từ láy đậm đà với ý nghĩa tình cảm nồng nàn sâu sắc bền lâu tạo nên
giá trị biểu cảm phong phú cho tứ thơ. Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài hắt hiu lau
xám để bên trong đậm đà lòng son biểu hiện chân thực cuộc sống lam lũ, nghèo đói của
người dân Việt Bắc, nhưng qua đó nói lên tấm lòng son sắt, ân tình, thủy chung đối với
cách mạng. Sau đó người cán bộ kháng chiến bộc lộ nỗi nhớ thương của mình đối với
Việt Bắc:
Ta với mình, mình với ta,
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
Từ láy mặn mà biểu lộ tình cảm chân thật, đằm thắm, từ láy đinh ninh khẳng định tình
cảm son sắt thủy chung như nhất. Tấm lòng ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trạng của
người về xuôi và người ở lại và nó mãi ngân lên qua nỗi nhớ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Ai về ai có nhớ không?
4
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Ta về ta nhớ phủ Thông, đèo Giàng
Từ lời đối đáp ân tình của Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến, tác giả ca ngợi tình
cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Việt Bắc hỏi và nhắc nhở người cán bộ hãy giữ gìn lấy truyền thống cách mạng và
kháng chiến:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
Tác giả khéo léo dùng từ láy tưng bừng với ý nghĩa nhộn nhịp náo động, cùng với ánh
sáng như bừng lên để cho Việt Bắc hỏi người cán bộ về bức tranh trong tương lai:
Lời đáp lại của người cán bộ không chỉ là câu trả lời mà còn là tiếng lòng hòa điệu cùng
người Việt Bắc và mở ra một viễn cảnh tương lai tươi sáng. Đây là lời giãi bày của
người cán bộ:
Đường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông càng giục chân nhanh bước đường
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới dăng
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
5
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Tố Hữu sử dụng từ láy rộn rã trong câu lục với nhịp 2/2/2 nói tới tâm trạng vui vẻ, tưng
bừng và không khí hồ hởi, tấp nập, tíu tít của tương lai huy hoàng. Hướng tới chiến
thắng và tương lai tươi sáng cũng là cảm hứng nổi bật được thể hiện khá rõ nét. Trong
phút giây chia tay, Tố Hữu đã lắng nghe được những bước đi của đất nước hướng về
ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã bừng lên trong niềm vui của người cán bộ và

Việt Bắc.
Nghệ thuật sử dụng từ láy trong bài thơ Việt Bắc phần nào nói lên được đặc điểm của
ngôn ngữ văn học, nhất là ngôn ngữ thi ca, là hàm súc, cô đọng, ý tại ngôn ngoại và
giàu hình tượng. Nó cũng phản ánh được bản chất của nội dung vấn đề cần đề cập tới.
Từ láy góp phần khắc họa đậm nét hình ảnh đất nước con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp
Nắm bắt được tầm quan trọng của từ láy góp phần bộc lộ tư tưởng chủ đề, cảm hứng
chủ đạo và giá trị nghệ thuật đặc sắc của thi phẩm, Tố Hữu coi việc dùng từ láy như là
biện pháp nghệ thuật cần thiết. Bởi vậy, khá nhiều từ láy trong bài thơ góp phần vào
việc khắc họa thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Với
Tố Hữu, đó là thiên nhiên đất nước thắm tươi cùng ta đánh giặc:
Núi dăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Và những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp khác hiện lên:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhà thơ tả cảnh nhưng nói tình, nói tình nhưng lại lồng cảnh, cảnh với tình dường như
hòa nhập với nhau là một. Cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ da diết
của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vừa hiện thực
vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt độc đáo khác hẳn với những miền quê
khác trên đất nước Việt Nam:
6
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Từ láy đều đều ở câu bát cùng nhịp thơ 2/2/2/2 tạo nên âm hưởng đều đặn của tiếng
chày trong đêm khuya biểu hiện cuộc sống sinh hoạt thường nhật an lành cũng như
cảnh vật tuyệt mỹ của thiên nhiên núi rừng nơi đây. Chỉ những người từng sống ở Việt
Bắc, coi Việt Bắc là quê hương thân thiết mới có nỗi nhớ thật da diết, cảm nhận thật sâu
sắc về nhịp chày đêm nện cối lúc đêm khuya trong không gian tĩnh lặng. Rồi cái ánh
nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, bản làng mờ trong sương sớm, bếp lửa hồng đêm
khuya, tên làng, tên đất , tất cả là thời gian và không gian đầy ắp kỷ niệm. Tố Hữu lại
nhớ về một thời thiên nhiên cùng ta đánh giặc, thắng giặc:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi dăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Từ láy mênh mông với nghĩa rộng lớn, không giới hạn gợi lên một cảm giác cảnh vật
thiên nhiên Việt Bắc nơi đâu cũng là tử huyệt của quân thù và thiên nhiên thắm tươi của
núi rừng Việt Bắc luôn kề vai sát cánh một lòng cùng đánh Tây.
Bên cạnh việc khắc họa thiên nhiên Việt Bắc, Tố Hữu còn dùng từ láy góp phần biểu
hiện cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đó là cuộc kháng chiến toàn dân,
7
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
toàn diện trường kỳ gian khổ, nhưng rất hùng tráng lạc quan. Ở đó mọi người dân, mọi
tầng lớp đều tham gia kháng chiến. Đánh xâm lược, nhiệm vụ tối thượng của cả dân tộc,
được Tố Hữu ghi lại bằng thơ và mãi khắc sâu trong nỗi nhớ của Việt Bắc và người cán
bộ:
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Cùng với tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, không khí diệt giặc dốt, phong

trào bình dân học vụ cũng dấy lên sôi nổi ngay ở chiến khu Việt Bắc, qua hồi ức của
nhà thơ:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Trong gian khó chiến khu Việt Bắc đã phải ăn đói, mặc rét. Trong cuộc sống gian nan
ấy, tình cảm của những con người kháng chiến lại càng gắn bó đằm thắm, khăng khít
hơn bao giờ hết:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Bài thơ Việt Bắc đã tạo dựng được những sắc màu da dạng hấp dẫn về hình tượng đất
nước. Trước hết là cảm hứng về tư thế độc lập, tự do của một nước Việt Nam mới, của
người dân tự hào được làm chủ đất nước mình. Theo dòng hồi tưởng, Tố Hữu sử dụng
một loạt từ láy hoàn toàn đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm kết hợp với từ láy
phụ âm đầu rầm rập tạo nên sắc thái âm thanh nhanh, mạnh hướng người đọc đi vào
khung cảnh Việt Bắc chiến đấu, với không gian núi rừng rộng lớn, hoạt động tấp nập
liên tục, âm thanh sôi nổi, náo nức, hình ảnh hào hùng, chiến công vang dội của bộ đội
dân công trong kháng chiến chống Pháp. Giữa chiến khu kháng chiến, nhìn khí thế cả
dân tộc ra trận, giọng thơ cất lên đầy phấn chấn tự hào:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
8
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Quân đi điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tố Hữu sử dụng khá nhiều từ láy trong đoạn thơ trên, đặc biệt từ thăm thẳm biểu hiện
được ý thơ: đất nước Việt Nam nghìn năm trong đêm mờ lịch sử đến nay cách mạng đã

xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên
nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ mang âm hưởng anh hùng ca của một sử thi hiện
đại. Chỉ phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế mạnh
mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì tổ quốc độc lập tự do.
Hình ảnh đất nước của nhân dân, nhân dân là người làm nên đất nước cũng hiện lên
trong bài thơ. Đó là lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, tình quân dân, tình yêu
chiến khu, lòng lạc quan tin tưởng ở thắng lợi, tình yêu Đảng, yêu lãnh tụ, tình quốc tế
vô sản. Viết về những phiên họp của Trung ương, Chính phủ, Tố Hữu sử dụng từ láy
rực rỡ kết hợp với những ngôn từ và vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm đượm nghĩa
tình:
Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thắm, gió lồng cửa hang
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược thêm trường các khu
9
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Việt Bắc cũng ghi lại những trận đánh, những chiến công gắn với những địa danh phủ
Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình., Tây Bắc, Điện Biên Nhưng không
chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến, nhà thơ còn lý giải cội nguồn sức
mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của mối thù nặng vai, tình nghĩa thủy
chung, của khối đại đoàn kết toàn dân, sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên
nhiên. Tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên, mà trong đó, không thể không nói
tới sự đóng góp của nghệ thuật sử dụng từ láy vào việc thể hiện phong phú tư tưởng chủ
đề tác phẩm.
Có thể nói, bài thơ ghi lại một cách đầy đủ, khái quát nhất về hình ảnh con người kháng
chiến là Việt Bắc. Đó là em gái hái măng một mình, người đan nón chuốt từng sợi

giang, là bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô Bằng những việc
làm tưởng chừng nhỏ bé, họ góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
Rộng hơn nữa là những đoàn dân công đỏ đuốc, những binh đoàn quân đi điệp điệp
trùng trùng tiếp bước ra trận để làm nên một Điện Biên lừng lẫy địa cầu. Việt Bắc cho
thấy nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ gian khổ và
niềm vui Đại diện cho những người bình thường nhưng vĩ đại ấy là hình tượng Bác
Hồ kính yêu.
Tố Hữu có nhiều bài thơ thể hiện thành công hình ảnh Bác Hồ. Ở bài thơ Việt Bắc, Tố
Hữu dùng lời thơ mộc mạc, giản dị mà thấm thía nghĩa tình để miêu tả hình ảnh đẹp đẽ
của Hồ Chí Minh trong những ngày kháng chiến gian khổ. Tác giả dùng từ láy đau đớn
khẳng định Việt Bắc là đầu não của cuộc kháng chiến toàn quốc, là niềm tin vững chắc
của nhân dân cả nước luôn hướng về Đảng, về lãnh tụ:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Việt Bắc và người cán bộ được đặc tả một cách sinh
động qua nỗi nhớ:
10
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Mình về nhớ Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người
Với cách xưng hô ân tình chan hòa, lời thơ giản dị chân chất, Tố Hữu gợi lên hình ảnh
chân thực về Bác Hồ. Nhà thơ sử dụng từ láy vần ung dung đặt ngay đầu câu bát diễn tả

phong thái ung dung, tự tại của vị lãnh tụ anh minh tài ba, đồng thời tạo lên bức tranh
tuyệt mỹ về hình tượng Bác Hồ trên đường kháng chiến.
Đoạn thơ cuối, bằng lời thơ sinh động giàu hình tượng mang giá trị biểu cảm cao, Tố
Hữu bày tỏ tấm lòng của nhân dân luôn hướng về Bác Hồ kính yêu:
Lòng ta ơn Bác đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song
Ngàn năm xưa nước non hồng
Còn đây ơn Bác nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Đời đời ơn Bác càng sâu càng nồng
Cặp từ láy hoàn toàn đời đời lần thứ nhất đặt ở cuối câu lục, lần thứ hai đặt ở đầu câu
bát kết hợp với từ láy song song tạo ra ý nghĩa dài lâu, trước sau như một khẳng định
công ơn to lớn của Bác Hồ kính yêu đối với đất nước và con người Việt Nam. Công ơn
ấy ghi tạc đời đời, trong lòng người cán bộ kháng chiến và Việt Bắc, mãi mãi khắc sâu
trong trái tim mỗi người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ
quốc.
11
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào thông qua cuộc đối đáp giữa kẻ ở và người đi với
ngôn ngữ giản dị, tinh lọc, giàu hình ảnh, nhất là nghệ thuật sử dụng từ láy, Tố Hữu đã
tái hiện một cách chân thực và sinh động hình ảnh đất nước những ngày kháng chiến ở
chiến khu Việt Bắc với những con người bình dị mà anh hùng, khung cảnh thiên nhiên
hùng vĩ mà thắm tươi Bài thơ có giọng điệu tâm tình tha thiết sâu lắng ngọt ngào đậm
đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người Việt Bắc hiện
lên lấp lánh sắc màu và rất đỗi yêu thương.
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đầu tiên tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Ngôn ngữ
thơ bao giờ cũng được người nghệ sĩ gọt giũa, lựa chọn một cách kỹ lưỡng nên hàm
súc, tinh lọc, đa nghĩa, giàu hình tượng, mang giá trị biểu cảm cao. Tố Hữu đã sử dụng
lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân, vận dụng ca dao dân ca truyền thống, kế thừa
một cách sáng tạo tinh hoa văn học quá khứ để làm nên tuyệt phẩm Việt Bắc. Đặc biệt,

dùng từ láy đúng lúc, đúng chỗ, phản ánh đúng bản chất của hiện tượng, sự vật là biệt
tài của nhà thơ Tố Hữu. Vì vậy đọc bài thơ Việt Bắc ta cảm nhận được Tố Hữu dùng từ
láy như là một thủ pháp nghệ thuật đích thực, góp phần tích cực vào việc biểu hiện nội
dung phong phú, đa dạng của tác phẩm.
********************************
SU KI DIEU TRONG NGON NGU THO
Sự kì diệu của ngôn ngữ thơ ta còn có thể thấy trong Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh
Thảo). Thành công trước hết và cũng là ấn tượng đầu tiên của bài thơ là ở nhạc tính.
Tính nhạc của câu thơ được tạo bởi nhiều yếu tố như sự phối vần, phối thanh, cách sử
dụng những biện pháp trùng điệp, thể thơ… Trong đó nhịp điệu giữ vai trò quan trọng
hàng đầu. Bởi nói như nhà thơ lãng mạn Pháp Lamactin, “Thơ ca, ấy là tiếng hát bên
trong”, là nhịp điệu của tâm hồn, của trái tim người nghệ sĩ. Chỉ có nắm bắt được nhịp
điệu của tâm hồn, của trái tim người nghệ sĩ. Chỉ có nắm bắt được nhịp điệu thì mới có
thể “chạm” được đến cái phần sâu nhất của hồn thơ. Đàn ghi ta của Lor- ca là bài thơ
giàu nhạc tính, nhạc tính được tạo bởi nhiều yếu tố.
12
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Trước hết đó là thể thơ, Thanh Thảo dùng thể thơ tự do với những trường đoạn và câu
thơ dài ngắn linh hoạt, phóng túng. Tất cả được tạo bởi sự liên kết bên trong, đó là sự
liên kết của cảm xú, suy tưởng và liên tưởng. Bài thơ mở ra bằng tiếng đàn:
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li- la li- la li- la
và kết thúc cũng bằng âm hưởng của tiếng đàn không bao giờ dứt:
li- la li- la li- la
có thể thấy, chính mạch liên tưởng hết sức phóng túng nhưng tất cả đều hướng về làm
nổi bật tiếng đàn đã giúp những hình ảnh thơ gắn kết thành một thể hoàn chỉnh. Từ hình
ảnh người nghệ sĩ với tấm áo choàng “đỏ gắt” đến “tiếng hát nghẻu ngao”; từ ánh mắt
hướng về bầu trời có “ cô gái ấy” đến nỗi niềm “ lặng im bất chợt”…Và âm hưởng ấy
tập trung khắc họa hình tượng người nghệ sĩ Tây Ban Nha với cuộc đời đầy bi kịch

nhưng bất tử
nhạc tính còng thể hiện rất rõ ở cách sử dụng hình thức trùng điệp câu trúc câu. Đây là
một đoạn thơ tiêu biểu
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta xanh biết mấy
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
hình tượng âm thanh của tiếng ghi ta láy đi láy lại như một nỗi ám ảnh. Nhịp thơ dường
như cứ nương theo tiếng đàn, như một dòng chảy mãnh kiệt của của cảm xúc đầy hồi
hộp và mê say; tiếng ghi ta nâu – tiếng ghi ta lá xanh – iếng ghi ta tròn- tiếng ghi ta
ròng ròng ròng máu chảy… mở ra những trường liên tưởng độc đáo về một nghệ sĩ
trong những phút giây bi kịch của cuộc đời nhưng vẫn không thể rời xa tiếng đàn. Đọc
đoạn thơ này của Thanh Thảo ta bỗng nhớ đến đoạn thơ bay bổng của Huỳnh Thúc Liên
bay đi xa đi xa
13
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
tiếng đàn ghi ta của Lor-ca
bay đi xa đi xa
Lời thơ tranh đấu Es- pa- nha
Vang vang trong tim ta
Tiếng đàn ghi ta của Lor- ca
Vang vang trong tim ta
Lời thơ tranh đấu Es- pa- nha
Nhạc tính còn thể hiện ở âm hưởng của tiếng đàn “ li-la li- la li- la” ở cuối bài.Nếu
tiếng “li-la li-la li-la”ở phần đầu bài thơ gợi âm hưởng réo rắt của tiếng đàn thì âm
thanh li- la kết thúc lại gợi lên một nỗi ám ảnh. Không chỉ ám ảnh bởi âm thanh mà là
nỗi ấm ảnh về một số phận, một cuộc đời nghệ sĩ đầy tài hoa nhưng bi kịch. Có thể nói
chất nhạc trong bài thơ được sử dụng hết sức thành công, nó không chỉ phù hợp với
việc ngợi ca người nghệ sĩ gắn với cây đàn ghi ta mà còn tạo nên những dư âm, những

vang ngân trong lòng người đọc. Và trên hết, chất nhạc ấy biểu hiện niềm tiếc thương
đến thảng thốt của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ Tây Ban Nha vĩ đại.
Bên cạnh tính nhạc dồi dào, một trong những đặc sắc khác của bài thơ là sáng tạo hình
ảnh. Là một nhà thơ ham tìm tòi và cách tân, Thanh Thảo đem lại cho thơ những cách
nói mới giàu sức biểu hiện. Trong bài thơ, có những hình ảnh khá chân thật, gợi lại
những sự kiện có thực trong cuộc đời của Lor- ca:
Áo choàng bê bết đỏ
Lor- ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du
Nhưng chủ yếu là những hình ảnh giàu chất tượng trưng, giàu sức biểu hiện, đặc biệt là
hình ảnh tiếng đàn. Đó là “tiếng đàn bọt nước” đang theo hành trình của người nghệ sĩ
để đi “lang thang về miền đơn độc”. Đó là “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” đầy đau
thương và bi thiết như tiếng đàn của nàng Kiều khi bị ép buộc đàn cho Hồ Tôn Hiến với
“ Một cung gió thảm mưa sầu- Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!”. Đó là “tiếng đàn
như cỏ mọc hoang”, không có gì có thể ngăn trở hay hay kìm hãm được sức sống mãnh
14
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
liệt từ bên trong. “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” còn nói lên sự bất tử của nghệ thuật,
nghệ thuật và trái tim của người nghệ sĩ chân chính sẽ là mãi mãi. Và nhất là tiếng đàn
“li-la li-la li-la” tưởng như vang mãi bất tận trong trái tim người nghệ sĩ, trong tâm hồn
người đọc.
Bên cạnh hình tượng tiếng đàn được cảm nhận và so sánh rất phong phú và độc đáo như
thế, còn có những hình ảnh gợi nhiều suy tưởng. Vẫn nằm trong mạch suy ngẫm về sức
sống bất tử của tiếng đàn và trái tim người nghệ sĩ, Thanh Thảo sáng tạo được những
hình ảnh đột xuất bất ngờ:
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
Đó là hình ảnh vừa thực, tái hiện lại sự kiện Lor- ca bị phe phát xít giết hại trong thời
gian đầu cuộc nội chiến, xác ông bị chúng quang xuống giếng, vừa gợi trường kiên
tưởng: phải chăng tiếng đàn là chân dung tinh thần của Lor- ca macxit còn sáng “ long

lanh”, không thể kẻ thù nào vùi dập được.
****************************
Tiếp cận "Sóng" từ góc nhìn văn hóa
M. Bakhtin cho rằng, văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không
thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại; không
được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta
vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Văn
hóa có khả năng quyết định sự phát triển của văn học trong một giới hạn, một mức độ
nhất định; ngược lại, sự tác động ảnh hưởng trở lại với văn hóa của văn học cũng không
nhỏ. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học gắn bó mật thiết ở cả hai phương diện đồng
đại và lịch đại, do vậy nghiên cứu một hiện tượng văn học trong quan hệ đồng đại với
văn hóa sẽ thấy được vai trò sáng tạo văn hóa, thấy được cấu trúc, chức năng văn hóa
của văn học. Tuy nhiên, văn học không chỉ là sản phẩm của văn hóa một thời, mang
15
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
trong mình giá trị của văn hóa một giai đoạn cụ thể mà là sản phẩm của cả một quá
trình văn hóa.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có những điểm thành công nổi trội mà chúng ta vẫn
thường phân tích như hình tượng sóng và em; trạng thái tinh vi, phức tạp của tình yêu;
khát vọng hạnh phúc nhưng đặt nó trong mối quan hệ văn hóa - văn học sẽ hiểu được
cặn kẽ hơn cũng như có những lý giải xác đáng. Khám phá bài thơ không chỉ bằng
những ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh hiển lộ trong bài, cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh
ra đời, vào thời điểm lịch sử và cả những biến động xã hội xung quanh mới thấy được
hết những thành công độc đáo khiến bài thơ ra đời là được sự đón nhận của độc giả và
cả những “vị nể” của nhiều nhà thơ tên tuổi cùng thời
(1)
.
Bắt đầu bài thơ là những trạng thái của sóng và một hành trình đi tìm kiếm, cắt nghĩa
chính mình: Dữ dội và dịu êm/ Sóng tìm ra tận bể. Trái tim đang yêu của những con
người đầy nhiệt huyết và trẻ tuổi ấy bất lực trong việc lý giải bởi sóng bắt đầu từ gió

nhưng gió bắt đầu từ đâu? Đi qua những nỗi nhớ, đi qua những khát khao tới bờ, dẫu
cuộc đời dài rộng bao nhiêu thì vẫn một mơ ước được vẫy vùng giữa biển lớn tình yêu:
Làm sao được tan ra Để ngàn năm còn vỗ. Trục cảm xúc vận động mang lại cho
những vần thơ ấy một hiệu quả nghệ thuật cao là sự vận động từ cảm xúc đến suy nghĩ,
từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu của nhận thức. Sự nồng nàn của cảm xúc
cộng với sự sâu sắc của suy nghĩ đã tạo cho bài thơ tính triết luận và màu sắc suy tưởng.
Trong bài thơ Sóng, với cách lý giải từ văn hóa ứng xử của người phụ nữ trong cuộc
sống cũng như trong tình yêu, độc giả sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thể hiện của
tác giả. Đặt bài thơ trong chiều lịch đại, chúng ta không khó để nhìn ra những nữ sĩ tài
danh đã không ngần ngại thể hiện bản thân mình trong sáng tác. Truyền thống văn hóa
nghệ thuật Việt Nam lưu danh những tên tuổi như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà
huyện Thanh Quan, Lê Ngọc Hân trong những thế kỷ bão táp của lịch sử dân tộc, và
“chúng ta có quyền ngờ rằng, nhiều bài dân ca, truyện nôm khuyết danh xưa nếu không
phải do người phụ nữ sáng tạo thì không thể nào biểu hiện được trung thực niềm khát
khao đến cháy bỏng tình yêu cuộc sống và nỗi oan đến vật đổi sao rời như Thị Mầu, Thị
16
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Kính và nhiều bài ca trữ tình khác”
(2)
. Với cái nhìn đồng đại, những nhà thơ cùng thế hệ
(như Dương Thị Xuân Quý) cũng thể hiện tiếng nói của người phụ nữ trong một thời
đại mới, cuộc sống mới mà sự trân trọng bản thân, sự ngợi ca tình yêu, đức hi sinh của
người phụ nữ chưa bao giờ thôi mới mẻ. Những năm sáu mươi của thế kỷ trước đánh
dấu sự xuất hiện đông đảo, ào ạt của một thế hệ những nhà văn nhà thơ trẻ, họ đem vào
văn học những giọng nói tươi mới. Xuân Quỳnh viết bài thơ năm 1967 khi cuộc kháng
chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, lớp lớp thanh niên “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước” mà không hẹn ngày về mới thấy thấm thía nỗi khát khao của
người con gái trong tình yêu.
Bài thơ nói về tình yêu nhưng cũng chính là nói về lẽ đời, về niềm tin. Trong bối cảnh
cuộc sống đầy bất trắc của chiến tranh, từ bản năng của một người phụ nữ, Xuân Quỳnh

ý thức được sức mạnh của tình yêu thương sẽ là điểm tựa vững chắc giúp vượt qua
những khốc liệt. Chị tự tin bộc lộ tình yêu vì coi đó là cứu cánh, là lẽ sống. Điều này có
nét giống mà khác Xuân Diệu, bởi những cung bậc tình yêu của người nữ khác với
người nam. Chị hay ưu tư hơn, dù khi thiết tha đắm say nhất vẫn thường trực một nỗi lo
âu và khắc khoải về sự vô tận trong tình yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Tất cả những điều ấy xuất phát từ bản năng che chở của người phụ nữ, họ tự nhận về
mình cái sứ mệnh thiêng liêng là duy trì tình yêu, hạnh phúc cho cuộc đời. Những thiệt
thòi của cá nhân chị lại khiến cho sự bao dung, che chở ấy thành một khát vọng đau đáu
hơn. Trong Thơ vui về phái yếu chị vừa khẳng định vừa muốn vượt thoát khỏi những
định kiến xã hội khi khuôn người phụ nữ vào những điều nhỏ bé: Chúng tôi là những
người đàn bà bình thường trên trái đất/ Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
nhưng Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông/ Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét. Do
gắn với gia đình trực tiếp và thường xuyên hơn nên người phụ nữ thiên về duy tình,
17
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
muốn ổn định, hy sinh hơn là thay đổi, bứt phá. Theo Jung, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, tâm
lý nữ giới thuộc loại hình tình cảm, mang những đặc điểm rõ ràng hơn tư duy. Bằng sự
mẫn cảm giới tính, thơ nữ mang những nét sắc sảo và tinh tế mà ở nhà thơ nam khó
lòng nắm bắt được. Xuân Quỳnh có một cách riêng để nhận thức và khái quát hiện thực:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Trước đối tượng thẩm mỹ, nhờ thiên tính nữ của mình, các nhà thơ nữ thường bộc lộ
những xúc cảm và cả những cảm nhận tinh tế mà người nam không có được, không
nhìn ra được. Ấn tượng về giọng điệu của bài thơ một phần nhờ những câu hỏi tu từ và

cách nhà thơ tự trả lời bằng một giọng điệu đầy nữ tính: Em cũng không biết nữa/ Khi
nào ta yêu nhau. Những trạng thái tinh vi, phức tạp của tình yêu qua cảm nhận và biểu
lộ của một người phụ nữ trẻ và nhạy cảm:
- Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
- Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Nhà thơ rất tinh tế khi sắp đặt những tính từ. Biến đổi cảm xúc trong tình yêu thì luôn
bất ngờ không hẹn trước, có thể khi bạo liệt, khi ồn ào, dữ dội nhưng cái đích tìm về
của tình yêu, của niềm hạnh phúc ngàn đời thì lúc nào cũng cần sự dịu êm bình yên và
lặng lẽ không khoa trương. Khi yêu thì nỗi nhớ là điều thường trực nhất. Người con gái
khẳng định mình chỉ có một phương để hướng về đấy là phương anh (như cách nói của
Thúy Bắc trong Sợi nhớ sợi thương). Hình tượng sóng và em hóa thân vào nhau, khi
song hành khi bao chứa đã thể hiện rõ sự chuyển đổi cung bậc tình cảm, những yêu
thương nhung nhớ khi xa cách, và ở trạng thái nào cũng thường trực một sự hòa hợp:
18
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ để tình yêu là duy nhất, là bền chặt
ngàn năm. Xuân Quỳnh thể hiện những trăn trở của mình khi qua một hành trình đầy
chiêm nghiệm, và cái đích cuối cùng của cuộc hiện sinh, không gì khác là khát vọng
hạnh phúc.
Điểm dễ nhận ra trong tâm lý học sáng tạo của phụ nữ là những liên tưởng đóng khung
trong một không gian hẹp, họ khó thoát ra được bản thân mình, ngôi nhà, cánh cửa Ở
bài thơ Sóng, hình ảnh thơ lại mang đến những khoáng đạt, phóng túng trong một
không gian rộng với sóng bể, đại đương, mây trời khi biểu đạt một tình yêu nồng nàn
của tuổi trẻ. Sau này, qua những chặng đường trải nghiệm, khi bộc lộ tình yêu của một
người phụ nữ đã nếm trải hi sinh, Xuân Quỳnh lại trở về với không gian nhỏ của mình,
nơi những Tấm rèm cửa màu xanh/ Trang thơ còn viết dở/ Tách nước nóng trên bàn/

Và lòng em thương nhớ (Anh)
Hyppolite Taine căn cứ vào chủng tộc (race), hoàn cảnh môi trường (milieu), thời điểm
(moment) để giải thích sự hình thành một tác giả. Cuộc đời bất hạnh (mồ côi từ nhỏ) rồi
những mất mát, vất vả khiến cho nghị lực vượt lên của Xuân Quỳnh càng mạnh mẽ.
Trong bài thơ, sự chủ động trong tình yêu được bộc lộ kín đáo mà sôi nổi, đắm say mà
vẫn giữ được sự nữ tính. Đóng góp của Xuân Quỳnh qua Sóng cũng như nhiều bài thơ
khác (Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát ) là tạo nên một tiếng nói của
người phụ nữ làm chủ cuộc đời, làm chủ tình yêu; vừa không xa rời truyền thống vừa
thể hiện được cách nhìn của thời đại. Cái mạnh bạo, chủ động và quyết liệt ấy của chị
chẳng phải do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây (người ta vẫn gọi thơ tình Xuân Diệu
là “Tây”, là “mới nhất trong các nhà thơ Mới”) mà hoàn toàn có căn nguyên cội rễ từ
văn hóa phương Đông, nơi không thiếu những nữ sĩ đã tự khẳng định mình trong tình
yêu cũng như cuộc sống. Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và
cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình thành một nhà thơ viết về tình yêu vào loại phong
phú nhất trong số các nhà thơ cùng thế hệ, với quan niệm về “chuẩn mực tình yêu” như
nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng “chuẩn mực tình yêu ở nhà thơ khao khát yêu
đương ấy vẫn có vẻ gì rất đồng nội, quê kiểng, nó gắn với sự duy nhất, sự chung tình,
19
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
với tổ ấm, với mái nhà, với hạnh phúc của hôn nhân, nó đòi tuyệt đối, nó dứt khoát
không chấp nhận mọi ngập ngừng, trù trừ, láu cá, nó không chịu bị xẻ chia, bị vay
mượn ”
(3)
. Ca dao Việt Nam bên cạnh những câu hát than thân, xuất hiện không ít
những câu ca khẳng định vai trò của người phụ nữ trong tình yêu, họ chủ động bộc lộ
nỗi nhớ khi yêu, nỗi buồn khi xa cách và cả sự quyết liệt: Yêu nhau tam tứ núi cũng
trèo/ Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua. Bài thơ Sóng khắc họa nỗi
nhớ “cả trong mơ còn thức”, ca dao cũng viết: Có đêm thơ thẩn một mình/ Ở đây thức
cả năm canh rõ ràng/ Có đêm tạc đá ghi vàng/ Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi;
rồi khát vọng những con sóng tới bờ “dù muôn vời cách trở”, ca dao cũng diễn tả thẳng

thắn: Em về em thưa với mẹ cha/ Có cho em lấy chồng xa quê người/ Em về hỏi mẹ thầy
rồi/ Chồng xa cũng lấy quê người cũng đi
Bài thơ Sóng thể hiện thiên tính nữ rất rõ như chính con người Xuân Quỳnh. Chị làm
thơ là để thể hiện lòng mình và những khát vọng về hạnh phúc chưa bao giờ nguôi
ngoai. Khi yêu nồng cháy “tưởng như chết vì tình ái” cũng như khi “luôn hi vọng để rồi
luôn thất vọng”, chị vẫn một ước mơ “làm sao được tan ra/ thành trăm con sóng nhỏ/
giữa biển lớn tình yêu” mà mình hằng tin tưởng và sùng bái. Có thể khẳng định “Xuân
Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta, có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương
qua các chặng đường phát triển phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại một nữ
thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như
vậy”. Sóng là bài thơ tiêu biểu cho tài năng của nữ sĩ ấy, nó khiến chúng ta trân trọng
một trái tim phụ nữ dám sống, dám tận hiến cho tình yêu, khát khao có được sự hòa hợp
tuyệt đối, biết rằng “sau vô biên dẫu chỉ có vô biên” (Lưu Quang Vũ) nhưng vẫn cháy
hết mình cho những điều tin tưởng. Mỗi câu thơ hay lại sống lại đến bất tận từ tro tàn
của nó (Paul Valéry). Những lời tự hát ngợi ca sự thủy chung sắt son của người phụ nữ
như những con sóng giữa biển lớn tình yêu luôn tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của
những trái tim đang yêu ở mọi thời đại, và nói như cách của Dêgơcx, chừng nào tâm
hồn một con người còn cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệ thuật
còn cần thiết cho con người.
20
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015

*************************
- Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một
tâm hồn tươi trẻ, luôn khát khao tình yêu, “nâng niu chi chút” từng hạnh phúc bình
dị đời thường. Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được
gọi là nhà thơ tình yêu. Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu trong đó “Sóng” là một bài
thơ đặc sắc.
- Đặc điểm nổi bật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là chị vừa khát khao một tình
yêu lý tưởng và hướng tới một hạnh phúc bình dị thiết thực: “Đến Xuân Quỳnh, thơ

hiện đại Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa
hồn nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
- “Sóng” là bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng
thành công đáng kể nhất là Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những
cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang
rạo rực khao khát yêu đương.
**************************
TÂY TIẾN
Cảm hứng: Là những cảm xúc chủ đạo, chi phối sự tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động
có hiệu quả.
Lãng mạn: có các cách hiểu sau:
1. Có khuynh hướng nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn:
Chủ nghĩa lãng mạn: Trào lưu và tư tưởng nghệ thuật thịnh hành vào hồi thế kỷ XIX ở
Pháp và một số nước châu Âu, đối lại với chủ nghĩa cổ điển, chủ trương vượt lên trên
thực tế và dựa vào ý muốn chủ quan mà sáng tác.
Lãng mạn cách mạng: Khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ tin tưởng vào cuộc sống tương
lai tươi đẹp.
21
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
2. Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng, xa rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng
tượng, hoặc yếu đuối, ủy mị
Cảm hứng lãng mạn:
* Trong văn học 1945 - 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy
tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính
chất tích cực. Cụ thể là:
+ Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách,
trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã

nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể
hiện trong nhiều thể loại văn học (thơ, truyện, )
**********************************
Bài thơ "Tây Tiến" được viết bằng bút pháp lãng mạn. Bút pháp này có đặc điểm:
a) Thể hiện cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng.
b) Nhạy cảm với cái phi thường, khác thường,lý tưởng. Cho nên, có viết về những
cái có thực thì cũng được lãng mạn hóa, độc đáo hóa.
c) Nhạy cảm với vẻ đẹp của cảnh và người mang màu sắc xứ lạ.
d) Hay viết về nỗi buồn, cái chết nhưng để tô đậm vẻ đẹp bi tráng.
e) Hay sử dụng thủ pháp đối lập.
**********************************
SỰ KỲ DIỆU CỦA NGÔN NGỮ BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đường nét” là
ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” là chất
liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Nhà văn Nga
Macxim Gorki từng nói : “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Quả thật như vậy,
ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong quan trọng văn học đặc bệt là trong thơ ca, đó là
22
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí
tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động.
Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo trong những
trạng thái rung động của tâm hồn Tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua
vai trò của ngôn ngữ. Sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, tính chất
tối đa về nghĩa trên một diện tích ngôn ngữ hẹp nhất, sắc thái chủ quan của người viết
trong mức độ cần thiết đã tạo cho ngôn ngữ thơ ca những phẩm chất đặc biệt. Hơn một
phạm vi nào hết, quy luật về mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức được thể
hiện ở đây một cách tinh tế nhất thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hóa. Ở
đó ngôn ngữ thơ ca biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngôn
ngữ. Nói như nhà thơ Nga, Maia côpxki cho rằng: “quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca

cũng giống như người lọc quặng ra đi um, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong những cái bộn
bề của những tấn quặng từ đẹp, ánh sáng kim cương”. “Thi ca là tinh hoa tối cao của
ngôn ngữ, cái ánh ngời phi thường của nó, chỗ rách cảm động nhất của nó”. (Piere
Gamarra)
Chính vì thế, tiếp nhận một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận được ngay, có khi chỉ
bằng linh cảm mà nhận ra. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tưởng ta mới nhận ra thứ
ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng ngôn ngữ thơ. Chẳng thế
mà nhà thơ Hoàng Đức Lương (thế kỉ XV) đã có một nhận xét xác đáng : Thơ là sắc
đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi
nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon
Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ lựa chọn những
từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy
vốn sống mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài
thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Do vậy ngôn ngữ thơ rất gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên
tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị
23
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
Đến với Tây Tiến (Quang Dũng), chúng ta cảm nhận được những nét tinh tế trong cách
diễn đạt ngôn ngữ của tác giả. Khúc dạo đầu trong Tây Tiến là nỗi nhớ “chơi vơi”, vừa
xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Sau khúc dạo đầu ấy là tất cả những kỉ niệm thời Tây Tiến được hiện về trong những
nỗi nhớ nên mang màu sắc lung linh, đẹp lạ kì. Kí ức này chi phối việc lựa chọn phối
thanh, phối màu trong bức tranh Tây Tiến. Kỉ niệm của một thời chinh chiến với dòng
sông Mã yêu thương và khoảng trời miền Tây theo thời gian cứ lần lượt hiện về. Kỉ
niệm đầu tiên là hình ảnh
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
Ngôn ngữ trong câu thơ có sức tạo hình lớn. Chỉ vài nét chấm phá, Quang Dũng cho ta
tưởng tượng ra những cảnh người chiến binh phải ra đi giữa mù sương dày đặc, thăm

thẳm lạnh lẽo. Sương dày bủa vây như lấp cả đoàn quân. Đoàn quân cứ đi, đêm nối
đêm, ngày nối ngày, dãi dầu trong những khó khăn gian khổ
Dốc lên khúc khuỷu dóc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Qua bốn câu thơ trên,ta thấy Quang Dũng đã vẽ được một bức tranh hiểm trở, dữ dội,
khúc khuỷu của núi rừng Tây Bắc. Hàng loạt những từ ngữ giàu tính tạo hình được huy
động: khúc khuỷu,thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời,…đã diễn tả được cái dữ dội của
núi rừng Tây Bắc. Đọc những câu thơ này, người đọc như thấy hiện ra trước mắt mình
những ngọn dốc vừa khúc khuỷu, vừa cao ngất trời lại vừa thăm thẳm. Núi cao như
chọc thủng màn mây, những người lính vụt lên những đỉnh núi cao ngất, tưởng như
súng ngủi trời. Từ “heo hút” vừa gợi ra độ cao của núi, vừa gợi ra độ sâu của dốc và cả
cái vắng lặng, hoang vu đến rợn người. Nếu như hai câu đầu là cái nhìn lên thì đến câu
thơ thứ ba, Quang Dũng diễn tả cái nhìn xuống. “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
24
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Năm học : 2014 - 2015
xuống”. Nhìn lên, núi cao chót vót, nhìn xuống, dốc sâu thăm thẳm. Bút pháp tương
phản và và nét vẽ gân guốc đã làm nổi bật tính tạo hình. Nhưng xen vào những nét vẽ
gân guốc ấy là những nét vẽ rất mềm mại, như xoa dịu cả cả khổ thơ: “Nhà ai pha
Luông mưa xa khơi”. Câu thơ cho ta hình dung ra cảnh những người lính tạm dừng
chân bên một dốc núi, họ phóng tầm mắt nhìn ra xa. Qua mịt mù lớp sương rừng mưa
núi, họ thấy thấp thoáng những ngôi nhà như bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Đoạn thơ trên còn đậm chất nhạc. Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt,
chất nhạc đã góp phần làm tăng thêm sự kì diệu của ngôn ngữ thơ. Hai câu thơ
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Đậm thanh trắc: “dốc”, “khúc khuỷu”, “thẳm”, “hút”, “súng”, “ngửi”…như làm cho độ
cao của núi, độ dốc của đèo, độ khúc khuỷu hiểm trở của con đường cứ tăng lên mãi.
Những câu thơ trúc trắc khó đọc cũng như diễn tả sự khó khăn hiểm trở của núi rừng.

Nhưng câu thơ thứ tư lại toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, nhịp thơ
trầm xuống như xoa dịu những trúc trắc ở trên. Cách phối thanh đã đem đến hiệu quả rõ
rệt cho lời thơ: người đọc cảm thấy được thư giãn sau những phút căng thẳng. Đoạn thơ
kết thúc bằng một đường nét và âm điệu hết sức đầm ấm;
“Nhớ ôi tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nép xôi”
Những từ “ cơm lên khói”, “nếp xôi”, “mùa em” như vẽ ra trước mắt ta những bản làng,
nơi có những nồi cơm đang bốc khói. Khói của cơm, hương thơm của lúa nếp ngày mùa
khiến lòng chiến sĩ ấm lại, đó còn gợi lên sự sum họp gia đình. Hai câu thơ với thán từ
“ôi” đã tạo nên một âm điệu êm dịu, tha thiết, ấm áp vô cùng.
Đoạn thơ thứ hai, Quang Dũng sử dụng những đường nét mềm mại và đặc biệt tinh tế.
Qua nét vẽ tài hoa ấy, người đọc như bừng ngộ trước vẻ đẹp nên họa, nên thơ của núi
rừng Tây Bắc. Hồn thơ Quang Dũng bị “hút” bởi sự lãng mạn đầy bí ẩn của con người
nơi đây. Nhà thơ khao khát khám phá, tìm hiểu nó. Ấy là một đêm liên hoan văn nghệ
dưới ánh đuốc bập bùng:
25

×