Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

[Tham luận] Những giải pháp để khắc phục những yếu kém hiện nay trong học sinh sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.46 KB, 5 trang )

THAM LUẬN
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU KÉM
HIỆN NAY TRONG HỌC SINH SINH VIÊN

Tác giả : Bùi Hữu Giáp
Đơn vị : Đại học Tin – K15
SĐT : 01665426817
Email :

I. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết hiện nay trong một bộ phận không nhỏ sinh viên đang
còn vướng vào những tệ nạn xã hội, bên cạnh đó các hình thức tội phạm và tệ
nạn xã hội là một trong những vấn đề thời sự được xã hội hết sức quan tâm, gây
trở ngại không nhỏ với công tác giảng dạy và học tập trong mỗi nhà trường nói
chung và đối với trường ĐH Hồng Đức nói riêng.
Rất nhiều biện pháp đã được nhà trường triển khai nhằm đẩy lùi và ngăn
chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, tích cực xây dựng môi trường sư
phạm thân thiện và lành mạnh tạo điều kiện tốt nhất để học sinh sinh viên học
tập và tu dưỡng đạo đức. Rất nhiều kết quả đáng kể thu được từ những biện
pháp trên, tuy vậy vẫn còn một vài điểm hạn chế cần được chỉ rõ và sớm khắc
phục.
II. Thực trạng
Tại trường ĐH Hồng Đức, do những đặc thù riêng của mình là một trường
đa phần là sinh viên trong tỉnh học nên những tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm ít được biểu hiện, tuy vậy một vài tệ nạn khác vẫn có những biểu hiện rất
đáng chú ý đó là:
1. Tình trạng cầm cố thẻ sinh viên
Đây là một trong những vấn đề đã tồn tại từ lâu, thời gian gần đây mới trở
nên nóng, rất được quan tâm và gây không ít bức xúc. Mới đây, vào tháng
11/2014, quán cầm đồ của bà Tâm đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lí,
thu giữ hàng ngàn vật dụng được mang ra cầm cố, trong đó nổi bật có tới hơn


một nghìn thẻ sinh viên của trường ĐH Hồng Đức ở các ngành và khóa khác
nhau; cho tới giờ vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xem xét và giải
quyết; nhiều sinh viên đã có thể nhận lại được thẻ sinh viên của mình trong khi
một số khác vẫn chưa được xử lí.
2. Tình trạng trộm cắp tài sản
Chỉ trong năm vừa qua, hàng chục vụ trộm cắp tài sản đã xảy ra trong kí
túc xá. Kẻ gian lợi dụng sơ hở của sinh viên để lấy đi những tài sản có giá trị
như Laptop, Tablet, điện thoại,… gây hoang mang cho không ít sinh viên.
3. Tình trạng cờ bạc số đề, cá độ bóng đá
Tình trạng này xuất hiện ở một bộ phận sinh viên có máu đỏ đen, muốn
mình có tiền thật nhanh mà không phải làm việc; chính bởi có suy nghĩ này
trong đầu, không hề ít sinh viên thuộc bộ phận này đã rơi vào nợ nần chồng chất
và dần dần dẫn tới các tệ nạn khác như cầm cố thẻ sinh viên, trộm cắp,
4. Tình trạng sinh viên dấn thân vào những trò chơi điện tử bỏ bê
học tập
Tình trạng này tồn tại ở một bộ phận nhỏ sinh viên. Do ham mê các trò
chơi điện tử, bộ phận sinh viên này bỏ bê việc học tập, thức thâu đêm suốt sáng
để chơi game, khi lên lớp thì nằm gục xuống bàn ngủ, không chú ý tới bài giảng
của thầy cô, lâu dần dẫn tới thiếu hụt kiến thức và sụt giảm kết quả học tập
nghiêm trọng, một vài sinh viên nặng hơn có thể dẫn tới bỏ học hay bị buộc thôi
học.
III. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng tệ nạn xã hội xâm nhập vào
trong học đường, trong đó có thể kể ra những nguyên nhân cơ bản sau:
1. Về phía sinh viên
Hầu hết các bạn lần đầu tiên xa nhà, phải sống tự lập, kĩ năng sống còn
thiếu và yếu, khả năng nhận thức của bản thân về vấn đề tệ nạn xã hội còn nhiều
hạn chế, suy nghĩ còn chưa chín chắn, lập trường chưa vững vàng, thích thể hiện
bản thân, ăn chơi đua đòi; việc chọn bạn để chơi và ở cùng không tốt cũng làm
ảnh hưởng xấu tới chính bản thân sinh viên. Việc thiếu ý thức tự giữ gìn tài sản

cá nhân khiến kẻ gian có thể dựa vào đó để thực hiện hành vi trộm cắp của
mình.
2. Về phía gia đình và xã hội
Những hành vi bạo lực xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, ngay trong
gia đình, trong cộng đồng, xuất hiện tràn ngập trong phim ảnh, Internet, sách
báo cũng tạo nên những khó khăn trong việc giải quyết bạo lực và giáo dục đạo
đức cho học sinh, sinh viên. Nhiều gia đình do cha mẹ bận rộn nên tư tưởng phó
thác việc giáo dục con hoàn toàn cho Nhà trường nên khi xảy ra sự việc với con
mình thì đã quá muộn.
3. Về phía Nhà trường và ngành Giáo dục
Phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn
chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên xúc cảm sâu sắc cho học
sinh sinh viên; Giáo dục đạo đức, lối sống bằng nêu những tấm gương tốt của
những người xung quanh, của thầy, cô giáo và trong xã hội chưa được nhiều.
Việc không kiểm tra gắt gao thẻ sinh viên và sự vắng mặt của sinh viên trên lớp,
những hình thức xử phạt còn chưa kiên quyết và khá nhẹ tạo điều kiện cho sinh
viên có thể cầm cố thẻ, vắng mặt để đi chơi.
4. Mặt trái của cơ chế thị trường
Sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt tiêu cực
tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
Việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý
học sinh, sinh viên, đảm bảo môi trường an ninh cho học tập cũng như rèn luyện
chưa được chặt chẽ; Việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu
và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai; Công tác tư vấn tâm lý cho
học sinh đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
IV. Giải pháp
Từ những nguyên nhân đã đề cập ở trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp
giúp đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi học đường, củng cố môi trường sư phạm thân
thiện và lành mạn.
1. Về phía bản thân sinh viên

Tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết để có thể đối phó với
những cảm dỗ có thể khiến sinh viên sa ngã. Tích cực tham gia các buổi thời sự
sinh viên được Nhà trường tổ chức để cập nhật cho mình những thông tin mới
nhất về tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong sinh viên để có thể nhận diện
và biết cách phòng tránh.
Có ý thức tự giữ gìn tài sản cá nhân, có các biện pháp để phòng ngừa kẻ
gian trộm cắp tài sản. Khi phát hiện những kẻ lạ mặt, có hành vi bất thường cần
báo ngay cho những người có trách nhiệm trong kí túc xá để có những biện pháp
kiểm tra và xử lí kịp thời.
2. Về phía gia đình
Tìm hiều để biết được nhu cầu trung bình của một sinh viên trong trường
tương đương với con cái mình, không cấp cho sinh viên quá nhiều tiền so với
nhu cầu thực tế dễ khiến sinh viên sa vào các tệ nạn xã hội.
Liên tục giám sát kết quả học tập của sinh viên, có những biện pháp xác
minh mục đích sử dụng những khoản tiền cấp cho sinh viên, khi phát hiện
những biểu hiện bất thường như kết quả học tập giảm sút đột ngột, có những
khoản tiền xin cao bất thường mà không rõ mục đích sử dụng, có những hành vi
bất thường khác trong cách ăn nói, ứng sử hàng ngày, cần có các biện pháp kiểm
tra và uốn nắn kịp thời.
3. Về phía nhà trường
Ở đầu mỗi khóa học, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân để nhà
trường phổ biến cho sinh viên những vấn đề liên quan tới cơ chế đào tạo cũng
như trang bị cho sinh viên những kĩ năng sống cơ bản để sinh viên có thể bắt
đầu cuộc sống sinh viên của mình, trong quãng thời gian này, nhà trường nên
tăng cường việc trang bị kĩ năng sống cho sinh viên, giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ
khi bắt đầu một cuộc sống mới và không sa ngã vào những tệ nạn xã hội trong
học đường.
Tăng cường rà soát, kiểm tra thẻ sinh viên, có những biện pháp kiên quyết
để sử lí tình trạng sinh viên không có thẻ sinh viên (không cho tham gia thi, báo
cáo về gia đình khi tình trạng này kéo dài,…), tình trạng sinh viên nghỉ học quá

số tiết của một kì (viết bản tường trình, báo về cho phụ huynh, buộc phải thôi
học,…) có thể xem là những biện pháp khá hữu hiệu để phòng chống và ngăn
ngừa tình trạng sinh viên cầm cố thẻ và nghĩ học vô lí do trong thời gian dài.
Tổ chức các phong trào văn hóa lành mạnh giúp sinh viên có những sân
chơi để khẳng định bản thân, sống có mục đích và tránh xa tệ nạn xã hội. Cần có
các cuộc thi tìm hiểu về tệ nạn xã và các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
trong sinh viên, qua đó giúp sinh viên có thêm kiến thức và chủ động phòng
chống khi gặp phải.
V. Kết luận
Để khắc phục được yếu kém trong sinh viên về vấn đề tệ nạn xã hội là một
vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong đời sống sinh viên, tệ nạn xã hội tồn tại dưới rất
nhiều hình thức khác nhau và biểu hiện vô cùng đa dạng và phức tạp. Nhiệm vụ
phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn xã hội trong sinh viên nói riêng
là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mang tính chất vừa cấp bách vừa lâu dài
và đòi hỏi sự tham gia và hành động quyết liệt từ nhiều phía, trong đó sinh viên
là nhân tố chính quyết định. Tôi cho rằng, nếu chúng ta cùng bắt tay thực hiện
những giải pháp được đưa ra một cách nghiêm túc và đồng bộ thì nhiệm vụ đẩy
lùi tệ nạn xã hội ra khỏi học đường của trường ĐH Hồng Đức sẽ nhất định thành
công.

×