Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn ứng dụng hợp lí công nghệ thông tin trong một tiết dạy – bài dạy ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.1 KB, 35 trang )

Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng
Công nghệ Thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong Giáo dục và Đào tạo, việc ứng
dụng Công nghệ Thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện dạy học, thiết bị
dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo
quan điểm ứng dụng Công nghệ Thông tin, người ta tìm những “Phương pháp làm
tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
Trước những thế mạnh của Công nghệ Thông tin, việc ứng dụng Công nghệ
Thông tin vào dạy học, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu
quả là việc làm thiết thực.
Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều giáo viên đã lạm dụng Công
nghệ Thông tin trong dạy học, dùng Công nghệ Thông tin thay cho công việc của
người giáo viên như :
- Giáo viên soạn sẵn một tiết dạy – bài dạy, lên lớp ngồi sau máy tính “nhấp
chuột” mà không chú ý đến tâm lí tiếp nhận của học sinh như thế nào. Điều đó đã
đánh đồng trình độ học sinh trong một lớp học mà không đi sâu vào từng đối tượng
học sinh yếu, cá biệt, làm cho học sinh yếu, cá biệt không tiếp nhận hết kiến thức
của một tiết học, bài học, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận kiến
thức.
Vì vậy, sử dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, cần xem như một
phương tiện dạy học và đặt trong toàn bộ các phương pháp dạy học nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Mỗi phương pháp dạy học có những ưu
điểm, khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của mỗi
phương pháp.
- 1 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Từ thực tiễn của đơn vị, đối tượng áp dụng và kết quả ứng dụng Công nghệ
Thông tin vào giảng dạy tôi đưa ra giải pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông


tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn.
II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là khắc phục việc lạm dụng Công nghệ Thông tin. Ứng
dụng hợp lí, phát huy sức mạnh, hiệu quả của Công nghệ Thông tin trong giảng
dạy, hướng đến mục đích cuối cùng : Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực, phát huy vai trò chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh.
Phương pháp thực hiện đề tài : mô tả lại đề tài, từ công việc chuẩn bị của giáo
viên, bài dạy mẫu đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị.
Đề tài giới hạn trong môn Ngữ văn. Cụ thể, áp dụng cho từng tiết dạy – bài dạy.
Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh Trung học phổ thông, bổ túc Trung học
phổ thông.
Phần thứ hai
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên triển
khai, xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, để đạt hiệu quả cao nhất là học sinh
nắm vững kiến thức và rèn luyện tốt kĩ năng thực hành.
Để xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao cần xác định kĩ
hai vấn đề.
 Vấn đề thứ nhất : Đối tượng học sinh của tôi đang nghiên cứu là Trung
học phổ thông,
- 2 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn


Vấn đề thứ hai : Ngữ văn là một môn học có đặc thù riêng : vừa có tính
chất nghệ thuật vừa có tính chất khoa học. Môn học chứa đựng sự trừu tượng của
hình tượng nghệ thuật, một trường giá trị biến thiên lung linh nhiều màu sắc và tư
duy logic thông qua hình thức ngôn từ. Học sinh cảm thụ tác phẩm, bằng cả tình
cảm và lí trí, trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó để nhận ra diện mạo, âm hưởng

và tinh thần chung cùng với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy
tâm lí tiếp nhận của người học rất quan trọng.
Căn cứ vào đối tượng và đặc thù của môn học, giáo viên cần phải tạo sự hứng
thú cho người học bằng việc sử dụng những phương tiện dạy học phù hợp; trong đó
có sử dụng phương tiện Công nghệ Thông tin một cách hợp lí làm cho bài giảng
sinh động, hấp dẫn.
- Phim chiếu, hình ảnh tư liệu.
- Phần mềm hỗ trợ bài giảng minh hoạ trên lớp với Projector.
- Sử dụng mạng Internet, thiết bị đa phương tiện (multimedia).
Trong quá trình sử dụng giáo viên không quá lạm dụng Công nghệ Thông tin.
Giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Sử dụng Công nghệ Thông tin cần đặt trong toàn bộ hệ thống các phương
pháp dạy học, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống đó.
- Không thủ tiêu vai trò của giáo viên, mà phải biết phát huy hiệu quả hoạt
động của giáo viên trong quá trình dạy học.
Đáp ứng những yêu cầu trên, chúng tôi đã thực nghiệm trên lớp bằng các
phương thức, cách thức làm sao cho việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng
dạy đạt hiệu quả cao nhất . Chúng tôi xin mô tả phương pháp : Ứng dụng hợp lí
Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn.
II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP.
1. Công việc chuẩn bị của giáo viên.
- 3 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Để thực hiện phương pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một
tiết dạy – bài dạy Ngữ văn, giáo viên cần chuẩn bị, lựa chọn những phương pháp
dạy học và phương tiện dạy học hợp lí để đạt tính tích cực, sinh động cho tiết dạy –
bài dạy.
1.1 Lựa chọn một số phương pháp dạy học theo sơ đồ hoá sau :
1.2 Lựa chọn phương tiện dạy học hợp lí theo sơ đồ hoá sau :
- 4 -

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
T
h
u
y
ế
t

t
r
ì
n
h
V

n

đ
á
p
,

đ
à
m

t
h
o


i
P
h
á
t

h
i

n

v
à

g
i

i

q
u
y
ế
t

v

n

đ


L
í

t
h
u
y
ế
t

t
ì
n
h

h
u

n
g
L
í

t
h
u
y
ế
t


k
i
ế
n

t

o
H

i

t
h

o
T
h

o

l
u

n

t
h
e

o

n
h
ó
m
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng viết
Ứng dụng
công nghệ
thông tin
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
1.3 Xây dựng kế hoạch bài học.
Sau khi giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù
hợp. Tiến hành xây dựng kế hoạch bài học sơ lược và xây dựng kế hoạch bài học
chi tiết.
1.3.1 Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược
Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cách
thức hoạt động. Nghĩa là xác định đúng mục tiêu, nội dung phần nào ghi bảng,
phần nào ứng dụng Công nghệ thông tin để vừa đảm bảo thời gian của tiết học và
phù hợp với từng phương pháp vừa phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể để
phát huy sức mạnh của từng phương pháp, phương tiện dạy học. Mục đích cuối
cùng là đạt kết quả cao nhất trong tiết dạy.
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược, mục đích là có cái nhìn tổng quát về nội
dung, phương pháp, phương tiện của một tiết dạy – bài dạy phù hợp, thống nhất
hay chưa, tránh sai sót trong quá trình dạy học.
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược gồm 2 phần :
Phần thứ nhất : Xác định mục tiêu bài học
Phần thứ hai : Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.
- 5 -

C
h
i
ế
u

p
h
i
m
,

h
ì
n
h


n
h
P
h

n

m

m

h



t
r


b
à
i

g
i

n
g
I
n
t
e
r
n
e
t
T
h
i
ế
t

b



đ
a

p
h
ư
ơ
n
g

t
i

n
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
 Ví dụ :
Xây dựng kế hoạch bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Tôi
chia tác phẩm thành 2 tiết và xây dựng kế hoạch bài học sơ lược như sau:
Phần thứ nhất
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ
thuật :
+ Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không nên nhìn đời và nhìn
người một cách đơn giản, sơ lược mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người
một cách toàn diện, nhiều chiều.
+ Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Hiểu được đặc sắc của tác phẩm : tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa

khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn
giản dị mà sâu sắc, dư ba.
2. Về kĩ năng
- Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo
3. Về tư tưởng, thái độ
- Có quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính
- Có cái nhìn đa diện, sâu sắc về cuộc đời và con người.
Phần thứ hai
B. Nội dung, phương pháp, phương tiện
Nội dung Phương pháp Phương tiện
Tiết 1
- 6 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
-Khái quát về tác giả,
tác phẩm.
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết
vấn đề.
-Lí thuyết tình huống
-Chiếu hình ảnh nhà
văn Nguyễn Minh
Châu.
-Bảng viết.
-Chiếu slide tóm tắt tác
phẩm
-Đọc – khám phá tác
phẩm.
+Hai phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp

ảnh.
-Thảo luận
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết
vấn đề.
-Thuyết trình.
-Lí thuyết tình huống
-Bảng viết.
-Chiếu slide gợi mở,
nêu vấn đề
Tiết 2
+Câu chuyện của người
đàn bà hàng chài ở toà
án huyện.
+Mối quan hệ giữa
nghệ thuật và đời sống.
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết
vấn đề.
-Thuyết trình.
-Thảo luận nhóm nhỏ.
-Lí thuyết tình huống
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết
vấn đề.
-Bảng viết.
-Chiếu slide mô tả câu
chuyện người đàn bà
hàng chài ở toà án
huyện.

-Bảng viết.
-Chiếu slide mô tả cách
nhìn tấm ảnh của nghệ
sĩ Phùng.
-Tổng kết. -Thuyết trình
- 7 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
+Nội dung.
+Nghệ thuật
+Củng cố kiến thức
-Phát hiện và giải quyết
vấn đề
-Trắc nghiệm khách
quan
-Bảng viết.
-Chiếu slide trắc
nghiệm khách quan
1.3.2 Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược hoàn thành, giáo viên tiến hành xây dựng kế
hoạch bài học chi tiết, cụ thể; để trình bày trên lớp (giáo án).
 Ví dụ :
Xây dựng kế hoạch bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Tôi xây dựng kế hoạch bài học chi tiết như sau :
Nội dung 1
I/ Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Hoạt động 1 :
- Giáo viên (GV) chiếu slide hình ảnh tác giả Nguyễn Minh Châu và nêu câu
hỏi; Từ các kênh thông tin khác nhau, anh (chị) đã biết được những gì về nhà văn
Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, nhất là ở chặng đường sau năm 1975 ?

- Học sinh (HS) : Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SKG và các nguồn thông tin
khác (Ngữ văn 9, tập hai, sách tham khảo, Internet . . . ) để trình bày.
- Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên chốt ý, ghi bảng.
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn
học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
- 8 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ
tình lãng mạn thì từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến khi mất, ông chuyển ngòi bút
sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Hoạt động 1 :
- GV đặt câu hỏi : Tác phẩm thuộc giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử văn học
Việt Nam ? Đặc điểm lịch sử và xu hướng nghệ thuật chung của văn học giai đoạn
này là gì ? (GV gợi mở : Trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng
tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX chúng ta đã tìm hiểu giai đoạn văn học 1975
đến hết thế kỉ XX?).
- HS : Dựa vào Tiểu dẫn SGK và bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng
tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX để trả lời.
- GV dựa trên phần trả lời của HS bổ sung và chốt ý, ghi bảng.
Chiếc thuyền ngoài xa (1987) một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học
Việt Nam giai đoạn 1975 đến cuối thế kỉ XX.
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội : Cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ kết thúc, đất nước hoà bình, độc lập. Cuộc sống với “muôn mặt đời
thường” đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh,
nhiều quan niệm đạo đức được nhìn nhận lại trong tình hình mới . . . Như một tất
yếu khách quan, văn học cũng phải đổi mới do những tác động của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . . .
Tác phẩm mang xu hướng chung của thời đại mới : Hướng nội, khai thác sâu

sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
3. Tóm tắt và xác định bố cục tác phẩm
a) Tóm tắt :
- 9 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Hoạt động 1 :
- HS chuẩn bị bài học ở nhà. Để kiển tra sự chuẩn bị của HS, đồng thời giúp các
em thâm nhập vào tác phẩm. GV gọi một số học sinh tóm tắt truyện ngắn.
- HS tái hiện tóm tắt. Sau khi học sinh tóm tắt GV yêu cầu khi tóm tắt tác phẩm
cần phải đạt những nội dung sau. GV chiếu slide tóm tắt trên màn hình và kiểm tra
bài soạn của HS (chú ý những học sinh yếu, kém, cá biệt).
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven
biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn
- 10 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được
“một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong
biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững
sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ
một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những
ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . .
. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà
hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của
Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về
cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với
khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn
toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người

nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu
hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm
ảnh.
b) Bố cục :
Hoạt động 2 :
- HS chuẩn bị bài học ở nhà. Để kiểm tra sự chuẩn bị của HS, đồng thời giúp
các em thâm nhập vào tác phẩm. GV gọi một số học sinh xác định bố cục truyện
ngắn.
- HS phát hiện và giải quyết vấn đề. GV nhấn mạnh và chốt ý, ghi bảng.
Đoạn 1 : (từ đầu đến “chiếc thuyền lướt vó đã biến mất”) : Hai phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Đoạn 2 : (từ “Đây là lần thứ hai” . . . đến “chiếc thuyền đang chống chọi với
sóng gió giữa phá”) : Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.
Đoạn 3 : (còn lại) : Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
- 11 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Nội dung 2
II/ Đọc – khám phá tác phẩm
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a) Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng phá nước
Hoạt động 1 :
- GV dẫn dắt và nêu vấn đề : Như đã nói ở phần tóm tắt, phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh tại vùng biển nọ là “một cảnh đắt trời cho”. GV chiếu slide
bằng hình ảnh tượng trưng trên màn hình (cảnh biển mờ sương, có chiếc thuyền cất
vó). Anh (chị) hiểu “một cảnh đắt trời cho” ở đây nghĩa là thế nào và vì sao người
nghệ sĩ lại gọi cái cảnh tượng ấy như vậy ?
- HS khám phá văn bản, chứng minh : “một cảnh đắt trời cho” ở đây là một cảnh
tượng tuyệt đẹp, một “bức hoạ” diệu kì của thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho
con người. Vì “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một
cảnh “đắt” trời cho như vậy”. Người nghệ sĩ Phùng cảm nhận cảnh tượng ấy như

“một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh “từ đường
nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
Hoạt động 2 :
- GV gợi mở và nêu vấn đề : Tâm trạng của người nghệ sĩ khi được chiêm
ngưỡng “bức ảnh của tạo hoá” diễn ra như thế nào ? Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ
đẹp của bức tranh anh lại nghĩ đến lời đúc kết của một ai đó : “bản thân của cái đẹp
chính là đạo đức”.
- HS phát hiện và lí giải : Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác của hóa
công, người nghệ sĩ trở nên “bối rối” và “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.
Tức là bức ảnh đã khiến cho trái tim người nghệ sĩ rung động và một cảm xúc thẩm
mĩ đang dấy lên trong lòng anh. Trong giây phút thăng hoa ấy người nghệ sĩ còn
- 12 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
“khám phá cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần
của tâm hồn”. Điều này có nghĩa là cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con
người. Với tác dụng ấy cái đẹp chính là “đạo đức”.
Hoạt động 3 :
- GV gợi cho HS liên tưởng đến ý kiến của Thạch Lam : Trong chương trình
Ngữ văn 11 có nhà văn đã nhận định tác dụng của văn chương cũng có ý nghĩa
tương tự như lời đúc kết của một ai đó : “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”.
Anh (chị) nêu lời nhận định đó ?
- HS tái hiện và trả lời : “Văn chương không phải là cách đem đến cho người
đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có để vừa tố cáo, thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng
người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Hoạt động 4 :
- GV chuyển dẫn : Tuy nhiên, khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc
thẩm mĩ, đang tận hưởng cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ
nhiếp ảnh đã kinh ngạc phát hiện ra điều gì tiếp theo ngay sau bức tranh ? vì sao
anh lại ngạc nhiên đến mức như vậy ?

b) Cảnh người đàn ông đánh vợ dã man
- HS tái hiện và lí giải : GV chốt ý, ghi bảng.
Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt
mỏi; một gã đàn ông to lớn, độc dữ; một cảnh tượng tàn nhẫn : Gã chồng đánh đập
người vợ một cách thô bạo . . . Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng ngạc
nhiên đến sững sờ : “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong
mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Người nghệ sĩ chết lặng, không tin
vào những gì diễn ra trước mắt.
Người nghệ sĩ không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hoá lại là
cái ác, cái xấu đến không thể tin được.
- 13 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Hoạt động 5 :
- GV gợi mở : Đến đây, qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh
Châu muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời ?
- HS phát hiện ý tưởng nghệ thuật của nhà văn : GV chốt ý, ghi bảng.
Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống
luôn tồn tại những mặt đối lập : đẹp - xấu; thiện – ác.
Hoạt động 6 :
- GV nêu tình huống giả định : chiếu slide trên màn hình.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
Tình huống giả định
Giả sử, có ai đó muốn can thiệp vào tác phẩm của nhà văn bằng cách đảo vị trí
hai phát hiện này, tức là để cho người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch gia đình hàng chài
hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương. Theo
anh (chị) điều đó có được không ? Vì sao ? Từ đó, anh (chị) đọc ra ý tưởng nghệ
thuật của nhà văn về cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự vật, hiện tượng
trong đời sống ?
- GV chia nhóm và cho HS thảo luận (4HS/1 nhóm) : lần lượt mỗi nhóm trả lời,

nhóm khác nhận xét. GV kết luận chốt ý, ghi bảng.
Không thể đảo vị trí hai phát hiện, vì nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng
“trời cho” hiện ra trước như là cái vỏ bọc bên ngoài hòng che đậy cái bản chất thực
sự của đời sống bên trong.
Nhà văn khẳng định : đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức
bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất; đừng vội
- 14 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài mà phải phát hiện ra bản chất thực
sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
- Hết tiết 1-
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Hoạt động 1 :
- GV gợi mở : Các anh (chị) hãy tìm hiểu xem vì sao người đàn bà hàng chài lại
xuất hiện ở toà án huyện ?
- HS đọc SGK phát hiện, lí giải : GV ghi bảng : Người đàn bà hàng chài xuất
hiện theo lời mời của chánh án Đẩu – có ý định khuyên bảo, đề nghị người đàn bà
ấy từ bỏ người chồng vũ phu.
- GV nêu vấn đề : Người đàn bà có làm theo sự gợi ý, đề nghị đó không ? Vì
sao? (GV gợi mở : anh (chị) hãy phân tích về thái độ, lời nói, suy nghĩ của người
đàn bà hàng chài).
- HS phát hiện, cắt nghĩa, lí giải : GV chốt ý, ghi bảng.
Người đàn bà từ chối đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng.
Thái độ : đau đớn
Ngôn ngữ : sắc sảo nhưng vẫn đầy xót xa : “Con lạy quý toà . . . [. . . ] Quý toà
bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Người đàn bà suy nghĩ : “các chú đâu có phải là người làm ăn . . . cho nên các
chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc . . . [. . .] bỡi
các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của
người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông . . .” và người đàn bà đau

khổ ấy đã kể câu chuyện về cuộc đời mình, qua đó gián tiếp đưa ra lí do vì sao chị
nhất quyết không từ bỏ người chồng vũ phu.
- 15 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
 Thứ nhất : Gã chồng ấy là chỗ dựa cho những người đàn bà dân chài trong
những lúc biển động, phong ba.
 Thứ hai : Chị cần hắn vì phải nuôi những đứa con
 Thứ ba : Trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận
vui vẻ.
Hoạt động 2 :
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm. Chiếu slide tình huống và câu hỏi trên
màn hình.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện, cũng
giống như Đẩu, nghệ sĩ Phùng đã lặng im, trầm ngâm suy nghĩ sau những gì vừa
diễn ra. Theo anh (chị) câu chuyện mà người đàn bà hàng chài kể ở toà án huyện đã
giúp Phùng hiểu ra điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình – chánh án
Đẩu và về chính mình ?
- HS thảo luận nhóm (2 bàn/1 nhóm) lần lượt từng nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét. GV đến với từng nhóm hướng dẫn và chốt ý.
Người đàn bà : Không hề cam chịu một cách vô lí, không suy nghĩ nông nổi mà
chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời
nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Một người
phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm
chất người phụ nữ Việt Nam : nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
- 16 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Người đồng đội cũ – chánh án Đẩu : Anh có lòng tốt sẵn sàng bảo vệ công lí

nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt đáng quý nhưng
chưa đủ, Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống, không thể áp dụng
cho mọi đối tượng.
Chính mình : Mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người.
Hoạt động 3 :
- GV tiếp tục dẫn dắt học sinh khám phá : Trở lại với câu chuyện của người phụ
nữ vùng biển, trong câu chuyện ở toà án, người đàn bà đã kể về người chồng vũ
phu của mình ? Qua đó nhận thấy thái độ của chị về người chồng vũ phu của mình
như thế nào ?
- HS tìm tòi chi tiết và đánh giá : Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục
tính nhưng hiền lắm”, “không bao giờ đánh đập” vợ. Chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn
đi vì trốn lính”, vì quá nhiều con nên anh ta trở nên độc dữ. Vậy trong con mắt
người đàn bà nghèo khổ kia, người chồng vũ phu là nạn nhân của hoàn cảnh sống
khắc nghiệt cho nên chị nhìn nhận chồng mình với một thái độ thấu hiểu, cảm
thông, chia sẻ.
- GV chiếu slide trên màn hình để chứng minh cho câu trả lời của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
- 17 -
Người
đàn bà
hàng
chài
Người
đàn
ông vũ
phu
Nạn
nhân

của
hoàn
cảnh
Đáng
cảm
thông,
chia
sẻ
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn

- GV nêu câu hỏi : Cách nhìn nhận về gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng
chài có gì khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác ?
- HS so sánh : Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh
của người đàn ông hàng chài này : độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ. Thái độ của họ là kịch
liệt phản đối, lên án, đấu tranh.
- GV chiếu slide trên màn hình để chứng minh cho câu trả lời của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
- 18 -
Đẩu
Ngườ
i đàn
ông

phu
Thủ
phạ
m
gây

đau
khổ
Phải
lên
án,
đấu
tran
h
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn

Hoạt động 4 :
- GV chiếu slide dưới đây và nêu câu hỏi gợi mở : Sự khác biệt trong những
điểm nhìn nêu trên, đặc biệt là cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp
chúng ta hiểu rõ hơn điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi
sự vật, hiện tượng trong đời sống nói chung ?
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
- 19 -
Phùn
g
Thằn
g
Phác
Người
đàn bà
hàng
chài
Người
đàn

ông vũ
phu
Đẩu
Phùn
g
Thằn
g
Phác
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
- HS nhận định, đánh giá : Người đàn ông này đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói
vũ phu, tính ích kỉ, tự cho phép mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả
mãn những bực dọc trong lòng. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ đáng cảm thông, chia
sẻ bởi anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Vì vậy
không thể nhìn đời và nhìn người một phía, mà phải tìm hiểu những nguyên nhân
sâu xa dẫn đến hành vi của con người trước khi kết luận hay đánh giá họ.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống phải có cái nhìn đa diện, nhiều
chiều.
Hoạt động 5 :
- GV gợi ý HS liên hệ mở rộng để có thể cảm nhận giá trị nhân đạo của tác
phẩm : Từ nhân vật người đàn ông hàng chài này, có bạn học sinh đã nghĩ đến một
số nhân vật trong các sáng tác của Nam Cao (Chí Phèo, Hộ). Theo anh (chị) vì sao
bạn học sinh đó lại có liên tưởng như vậy ? Sự liên tưởng này có giúp anh (chị)
hiểu ra điều gì về giá trị nhân đạo của tác phẩm?
- HS nhớ lại các tác phẩm đã học và đọc thêm rồi lí giải : Các nhân vật đều có
điểm chung : vốn là những con người hiền lành, lương thiện nhưng do những xô
đẩy dữ dội của hoàn cảnh sống mà thay đổi tính nết, trở nên dữ dằn, tàn nhẫn, tha
hoá.
- 20 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn

- GV chốt ý, ghi bảng.
Qua sự tha hoá của người đàn ông hàng chài Nguyễn Minh Châu muốn nói đến
cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến
chống kẻ thù xâm lược đã qua : Cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp
tâm hồn của con người. Đó là sự kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân đạo của nhà văn
Nam Cao.
3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống
Hoạt động 1 :
- GV gọi HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện ngắn rồi nêu câu hỏi : Mỗi
khi ngắm bức ảnh được chọn, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đều nhìn thấy những gì đằng
sau bức tranh ? Theo anh (chị) những hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì ?
- HS đọc, tái hiện và phân tích : Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng đều thấy
“hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, nếu nhìn lâu hơn thấy “người
đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh”. “cái màu hồng hồng của ánh sương mai” là chất
thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, biểu tượng của nghệ thuật. Còn
hình ảnh “người đàn bà ấy bước ra khỏi bức tranh” là hiện thân của những lam lũ,
khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
- GV chiếu slide trên màn hình chứng minh điều phân tích của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
- 21 -
Phùn
g
Ảnh
đen
trắng
Màu
hồng
hồng của

ánh
sương
mai
Người
đàn

vùng
biển
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
Hoạt động 2 :
- GV gợi mở : Vậy Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc đời ?
- HS phát hiện và khái quát. GV chốt ý, ghi bảng.
Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc
đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.
Nội dung 3
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật của tác phẩm
Hoạt động 1 :
- 22 -
Nghệ
thuật
Cu
ộc
đời
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
- GV nêu vấn đề : Nhiều người cho rằng, trong Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã tạo một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá,
phát hiện về đời sống ?
- HS tái hiện tình huống và trả lời : Từ tình huống này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh

không chỉ phát hiện ra những chân lí nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều
điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn về cuộc sống người lao
động vùng biển, về người bạn mình - chánh án Đẩu và về chính mình.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Xây dựng tình huống truyện độc đáo, giàu sức khám phá, hấp dẫn người đọc.
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi : Nhà văn chọn hình thức kể chuyện (ngôi kể, điểm
nhìn nghệ thuật) nào ? Và vì sao lại chọn hình thức ấy ?
- HS phát hiện, khái quát : Người kể chuyện (nghệ sĩ Phùng) là người trong
cuộc. Nhờ hình thức này câu chuyện trở nên gần gũi hơn, khách quan, chân thực,
có sức thuyết phục hơn.
2. Nội dung của tác phẩm
Hoạt động 1 :
- GV định hướng : Trong phần tiểu dẫn của bài học SGK giới thiệu : Truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa “kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và
những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời”. Qua bài học anh
(chị) đã hiểu điều đó như thế nào ?
- HS khái quát lại những vấn đề chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và
cuộc đời trong bài học.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
Không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn đời, nhìn người một cách
đa diện, nhiều chiều.
- 23 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
- GV định hướng để HS mở rộng đánh giá : So với một số tác phẩm của các tác
giả khác viết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (Vợ
chồng APhủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình . . . ). Chiếc thuyền ngoài
xa đã cho thấy những đổi mới nào của văn học Việt Nam sau 1975 (đề tài, bút
pháp, cái nhìn nghệ thuật về con người . . . )?
- HS so sánh, đánh giá khái quát. GV nhận xét, ghi bảng.

Văn học đã trở về với những vấn đề đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn với
các đề tài đạo đức - thế sự.
Văn học đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người
trong đời sống thường nhật.
3. Củng cố kiến thức
- GV thực hiện trắc nghiệm khách quan tại lớp. Chiếc slide trắc nghiệm khách
quan, gọi HS trả lời.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 : Quan niệm nghệ thuật của nhà văn nào dưới đây không tương đồng với
quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa.
A. “ Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. (Nam Cao)
B. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí
hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”. (Vũ Trọng Phụng)
C. “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lí,
lí tưởng”. (G. Xăng)
- 24 -
Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ Văn
D. “Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà
có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. (Tố Hữu)
Đáp án : C
Câu 2 : Dựa vào nội dung bài học, hoàn thành phát biểu sau đây của nhà văn
Nguyễn Minh Châu : “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản và
nhà văn cần phấn đấu để . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào các tầng sâu lịch sử”.
A. đưa vẻ đẹp của cuộc đời
B. đào xới bản chất con người
C. đưa cái ác, cái xấu
D. đưa cái Chân, cái Thiện đi

Đáp án : B.
2. Thực hiện trên lớp
Sau khi xây dựng hoàn thành kế hoạch bài học chi tiết, giáo viên tiến hành thực
hiện trên lớp (như một giáo án). Tiến hành theo từng nội dung đã xây dựng trong
kế hoạch bài học chi tiết.
 Lưu ý :
- Đây là bài học ứng dụng Công nghệ Thông tin nên trước khi thực hiện trên lớp
giáo viên kiểm tra lại thiết bị Công nghệ Thông tin như : Laptop, Projector . . .
Phần thứ ba
KẾT LUẬN
1. Tính hiệu quả của đề tài.
- 25 -

×