Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ HUY HOÀNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
(Tài liệu Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy đại học, cao đẳng)
Hà Nội, tháng 12 năm 2008
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.2. Phân loại 3
1.3. Vai trò của phương tiện trong quá trình dạy học 4
1.4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học 5
1.5. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học 5
2. SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌC 8
2.1. Máy chiếu bản trong (Transparent Projector) 8
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 13
3.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 14
3.2. Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPoint 14
3.3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thiết kế tài nguyên bài dạy 22
3.4. Khai thác và tìm kiếm thông tin trên Internet 23
3.5 Mô hình đào tạo e-learning 26
PHẦN THỰC HÀNH 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC A: Giới thiệu chung về phần mềm PowerPoint 41
PHỤ LỤC B: Xây dựng bài dạy trên mạng 45
PHỤ LỤC C: Giới thiệu về phần mềm Lectora 50
2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Phương tiện dạy học


Theo Từ điển tiếng Việt thì ”Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục
đích nào đó” và ”Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho
một hoạt động nào đó” (Từ điển tiếng Việt)
Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sử dụng một số
thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như: cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị trường học, dụng cụ học tập, giáo cụ trực
quan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v Trong đó có thể hiểu:
- Cơ sở vật chất bao gồm phòng thí nghiệm, vườn trường, phòng học, bàn ghế, các thiết bị kĩ
thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh
- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục
vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Ví dụ: hệ thống tăng âm, loa, micro;
ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua
đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảng
biểu; các loại mô hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy
học thực hành v.v Đôi khi, người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật
chất của trường học.
Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích hợp hơn cả: ” Phương
tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các
vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này,
giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần
thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam).
Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và khác nhau, trong đó
”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có một phương tiện kĩ thuật nào đó. Tuy nhiên,
trong thực tế người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này với cách hiểu như nhau.
1.1.2. Đa phương tiện
Đa phương tiện là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử
dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình (qua hệ thống computer);
trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống.
Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình công nghệ kép, bao
gồm công nghệ về tổ chức quá trình nhận thức và công nghệ về phương tiện kĩ thuật dạy học. Hai

công nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúng
phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫn nhau.
1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệu phân loại khác nhau.
Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại phương tiện dạy học.
1.2.1. Theo tính chất của phương tiện dạy học
Theo tính chất, phương tiện dạy học được chia ra hai nhóm: phương tiện mang tin và
phương tiện truyền tin.
- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chưa đựng một
khối lượng tin nhất định. Đó là các loại như tài liệu in, băng đĩa âm thanh hoặc cả âm thanh và
hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, mô hình, vật thật v.v
3
- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tới học sinh
như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu
phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính v.v
1.2.2. Theo cách sử dụng phương tiện dạy học
Theo cách sử dụng, có thể chia phương tiện dạy học ra các loại:
- Phương tiện được dùng trực tiếp để dạy học, gồm hai loại nhỏ:
+ Phương tiện dạy học truyền thống: là những phương tiện đã được dùng từ xưa tới nay
trong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…
+ Phương tiện dạy học hiện đại: là những phương tiện dạy học mới được đưa vào nhà
trường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,…
- Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm các loại như:
+ Phương tiện hỗ trợ: giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,
+ Phương tiện ghi chép, in ấn,
1.2.3. Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy học
Cách chia này căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, vật liệu, giá thành, tuổi thọ của thiết bị,
chia ra hai loại:
- Chế tạo đơn giản: cấu tạo đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, giá thành thấp, thường có tuổi
thọ ngắn.

- Chế tạo phức tạp: đòi hỏi sự thiết kế, chế tạo công phu, vật liệu đắt tiền, cấu tạo phức tạp,
giá thành cao, sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao v.v
1.3. Vai trò của phương tiện trong quá trình dạy học
1.3.1. Vai trò chung
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngày càng trở
thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc
biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì có những nội dung sẽ không thể thực
hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.
Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọng tới 3
thành phần là mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngày nay, do sự phát triển về chất,
quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích (hẹp hơn là mục tiêu), nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Các thành tố
này có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau (Hình 1.1).
4
Phương tiện
DH
Nội dung DH
Kiểm tra - đánh
giá kết quả DH
Mục đích DH
Phương pháp
DH
Tổ chức DH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học
Trong sơ đồ trên, nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để
học sinh “trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được hiệu quả.
Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác
quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua
ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn (Tô Xuân Giáp).

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những
gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói
được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được (Tô Xuân Giáp).
- Cũng theo Tô Xuân Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn –
tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu.
Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá
trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, công cụ) để tác động và
hỗ trợ.
1.3.2. Vai trò đối với giáo viên
- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người
học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một
cách vững chắc.
- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
1.3.3. Vai trò đối với người học
- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội
kiến thức của người học.
- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí
tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn
xã hội và môi trường sống.
1.4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học
Để thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện phải đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây:
- Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khả năng lĩnh hội
của người học; - Đảm bảo tính nhân trắc học; - Dễ sử dụng, đảm bảo độ tin cậy cao, chắc chắn, có
độ bền cao; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử
dụng; - Đảm bảo tính kinh tế; - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể.
1.5. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học
1.51. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
a) Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thiết bị dạy học. Các thiết

bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của học sinh, đặc biệt khi sử dụng các
thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng, giáo viên cần chú ý một số vấn đề an toàn
như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác …
b) Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”
Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học là việc trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc
học sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kĩ năng trong trạng thái tâm, sinh lí
thuận lợi nhất (trước đó, GV đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị).
5
Việc sử dụng phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nếu được giáo viên đưa đúng thời điểm
nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh
trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũng như biến lớp học thành một phòng
trưng bày.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng chỗ”
Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học
hợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện
một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.
Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó về
chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kĩ thuật đặc biệt khác.
Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho giáo
viên và học sinh trong và ngoài giờ dạy. Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tới
quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.
Phải bố trí chỗ để phương tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư
tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng.
- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đủ cường độ”.
Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn
hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ
giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lí học, nếu như một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15
phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh. Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá
3 đến 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20 - 25 phút trong một tiết học.

c) Đảm bảo tính hiệu quả
Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học (sử dụng kết hợp nhiều
loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các phương tiện dạy học
không mâu thuẫn, loại trừ nhau.
Phù hợp với đối tượng học sinh; với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam.
Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học
"Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa phải là học”.
Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữa giáo viên, học
sinh với các thành tố của quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được
vai trò của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. Ngược lại, phương pháp dạy
học của giáo viên cũng lại chịu sự qui định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể. Vì vậy,
giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau và với chủ thể học tập (người học). Mối quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa các
yếu tố của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình
dạy học.
1.5.2. Cách sử dụng một số loại hình phương tiện dạy học
a) Tranh giáo khoa
Tranh giáo khoa là loại thiết bị đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó được thiết kế theo những
ý tưởng sư phạm và được thẩm định chặt chẽ. Hình vẽ được thiết kế cẩn thận, đẹp. Mầu sắc hài
hòa và thể hiện được những yếu tố cần nhấn mạnh. Để sử dụng có hiệu quả tranh vẽ, cần chú ý tới
một số yếu tố sau đây:
Sử dụng theo hướng coi tranh giáo khoa là “nguồn” thông tin: theo cách này, thay vì dùng
tranh giáo khoa để minh họa cho lời giảng của mình, giáo viên dùng nó như một nội dung học tập
và được thiết kế dưới dạng một hoạt động dạy học. Khi đó, người học sẽ được quan sát, được
6
hướng dẫn quan sát và biết rõ cần trả lời câu hỏi gì sau khi quan sát. Tùy thuộc vào đặc điểm của
người học mà giáo viên có thể yêu cầu người học ở các mức độ tìm tòi khác nhau như mô tả, liệt
kê, so sánh, phân tích, tìm tòi từng phần, sáng tạo với sự trợ giúp hợp lí từ phía giáo viên.
Động hóa các tranh tĩnh: tranh giáo khoa thường là tranh tĩnh và chứa đầy đủ thông tin về

đối tượng học tập. Trong quá trình mô tả (người dạy, người học) thường trình bày sự “động”
trong các đối tượng tĩnh. Điều này dẫn tới nhiều nội dung người học khó hình dung về hoạt động
của đối tượng được phản ánh. Để cho sinh động và dễ hiểu hơn, có một giải pháp là tách những
đối tượng “động” ra khỏi tranh vẽ tĩnh bằng cách cắt những miếng bìa thay thế cho các đối tượng
“động” và có thể thao tác được với nó trong quá trình mô tả hay trình bày đối tượng kỹ thuật. Ví
dụ: tranh vẽ về hệ thống đánh lửa dùng ắc qui có 2 chi tiết chuyển động quay tròn khi hoạt động
(cam ngắt điện, thanh quét trong bộ chia điện) và một chi tiết chuyển động đóng mở (tiếp điểm).
Theo giải pháp này, 3 chi tiết đó không được vẽ vào tranh mà được thay thế bằng các miếng bìa
cứng và được gán vào phần tĩnh của tranh bởi các nam châm. Khi GV hay người học mô tả “cam
ngắt điện quay dẫn tới tiếp điểm mở, vừa lúc đó thanh quét quay tới gần cực bên của bộ chia
điện ”thì có thể tương tác trực tiếp với những đối tượng đó cho phù hợp với sự mô tả.
Tăng cường đàm thoại: hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo hoặc nguyên lí làm việc của
thiết bị được vẽ trong tranh bằng các câu hỏi gợi mở. Ví dụ khi dạy về cấu tạo chung của động cơ,
giáo viên có thể hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo động cơ trong giáo trình và đặt các câu hỏi
như: tại sao bánh răng trục cam lại lớn gấp đôi bánh răng trục khuỷu; tại sao động cơ điezen
không có hệ thống đánh lửa v.v
Kết hợp với hình vẽ trên bảng: trong trường hợp cần thiết có thể vẽ các hình đơn giản trên
bảng để minh họa hoặc giải thích hình vẽ (có cấu tạo phức tạp, nhỏ) trong tranh hoặc yêu cầu
người học so sánh, phân tích….
b) Mô hình
Khắc phục được hạn chế của tranh giáo khoa, mô hình thể hiện được yếu tố động và không
gian ba chiều của đối tượng học tập. Sử dụng mô hình sẽ rất hiệu quả khi giới thiệu về cấu tạo,
cấu trúc, mối quan hệ giữa các bộ phận, chi tiết và đặc biệt là nguyên lý làm việc của đối tượng
thực mà mô hình thay thế cho nó. Tuy nhiên, nếu mô hình quá đơn giản hoặc kích thước không đủ
lớn thì việc sử dụng sẽ kém hiệu quả khi số người học trong lớp quá lớn (học tại hội trường, giảng
đường lớn).
Khi sử dụng mô hình, ngoài việc cần coi mô hình là nguồn thông tin để người học tìm hiểu,
giáo viên cần chú ý tới việc thao tác với mô hình, hệ thống các câu hỏi tương ứng với những thao
tác đó, hướng dẫn người học quan sát, nêu rõ yêu cầu người học phải thực hiện sau khi quan sát.
c) Vật thật

Đây là loại thiết bị khá sinh động và có tính thực tiễn cao. Vật thật thường được sử dụng
trong các bài dạy về cấu tạo của đối tượng, thực hành trên đối tượng (thiết bị máy móc, vật nuôi,
cây trồng, ). Tuy nhiên, vật thật thường có mầu sắc không nổi bật, khó hoặc không thể hiện được
những nội dung bên trong, khó bảo quản và điều khiển theo ý muốn (nhất là đối với các sinh vật).
Bên cạnh đó, vật thật thường bao gồm cả những yếu tố không được đề cập trong nội dung học tập.
Do vậy, giáo viên cần định hướng người học quan sát, tìm hiểu về đối tượng một cách rõ ràng và
phù hợp với nội dung học tập hạn chế giải thích những yếu tố không thuộc nội dung học tập hiện
tại.
7
2. SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌC
Các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khá phong phú (máy chiếu bản trong, máy chiếu
phản xạ, máy chiếu slide, camera, tivi và đầu video, máy chiếu đa phương tiện ) và chúng
thường được sử dụng kết hợp với nhau. Ở đây chỉ bàn đến việc sử dụng một số phương tiện kỹ
thuật dạy học thông dụng.
2.1. Máy chiếu bản trong (Transparent Projector)
a) Công dụng
Còn được biết với tên gọi máy chiếu qua đầu (Overhead Projector) được dùng để phóng to
và chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình phục vụ việc trình bày.
b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo
Các bộ phận chính gồm:
1. Hộp máy
2. Giá đỡ
3. Núm chỉnh tiêu cự
4. Hệ thống thấu kính
5. Bóng đèn
6. Gương cầu lõm
7. Quạt làm mát
8. Gương hắt
- Nguyên lý làm việc

Nhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học (gương cầu lõm, hệ thống thấu kính,
gương phản xạ) hình trên phim trong suốt được phóng to và chiếu lên màn hình kích thước lớn.
c) Sử dụng máy chiếu bản trong
- Phạm vi ứng dụng
+ Dùng để trình bày các vấn đề có tính chất lí thuyết, không sử dụng nhiều hình vẽ, sơ
đồ để minh hoạ.
+ Phù hợp cho các nội dung mang tính tóm tắt, củng cố, tổng kết, các báo cáo khoa học,
sáng kiến kinh nghiệm
+ Có thể dùng để biểu diễn các mô hình phẳng bằng các tấm nhựa trong (hoạt động của các
cơ cấu máy).
- Chế tạo bản trong:
+ Chuẩn bị vật liệu:
Giấy, phim trong: Là loại phim chuyên dụng (thường là khổ A4), trong suốt, chịu
được nhiệt (Printable). VD: 3M, buhl (Mỹ); Fuji (Nhật) Agfa (Đức)
Bút viết (mầu, đen trắng): viết, vẽ và bám được trên bản trong.
Thiết bị kỹ thuật: Máy tính, máy in, máy photocopy.
+ Chế tạo
Chuẩn bị thủ công: thể hiện nội dung trên bản trong bằng bút, các dụng cụ vẽ. Có
thể sử dụng băng dính để đính các hình cắt đã chuẩn bị trước.
Chuẩn bị bằng máy tính: sử dụng các phần mềm chế bản, xử lí ảnh để tạo nội
dung trình chiếu. In nội dung trực tiếp vào bản trong hoặc ra giấy (sử dụng máy
8
4
3
1
5
2
6
1
8

photocopy ra bản trong).
Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt một
tờ giấy mềm nhằm tránh ẩm, hư hỏng nội dung đồng thời dễ nhận biết nội dung của các bản
trong
- Một số chú ý khi sử dụng
+ Xác định vị trí đặt và kiểm tra các chức năng của máy chiếu
+ Đảm bảo có bóng đèn thay thế khi cần thiết
+ Điều chỉnh độ nét và khuôn hình tối ưu
+ Chỉ bật máy lên khi bản trong đã được đặt vào ở vị trí ngay ngắn
+ Muốn thay bản trong, trước hết phải tắt máy
+ Sau khi đã bật máy, GV nên rời ra vị trí khác đảm bảo học sinh quan sát tốt nhất
+ Không quay lưng lại về phía học sinh
+ Sử dụng bút hay que chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung trình bày.
+ Dành thời gian cho học sinh quan sát những nội dung trên màn chiếu.
Hình ảnh một số máy chiếu qua đầu
2.2. Máy chiếu phản xạ (Opaque Projector)
a) Công dụng
Dùng để chiếu phóng to các tài liệu in ấn và những mẫu vật nhỏ, mỏng lên màn hình phục vụ
việc trình bày.
b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo
1. Thân máy
2. Giá để tài liệu
3. Bóng đèn
4. Gương cầu lõm
5. Quạt làm mát
6. Gương phản xạ
7. Thấu kinh Hình
2.2: Cấu tạo máy chiếu phản xạ
- Nguyên lý làm việc

Bóng đèn phát ra ánh sáng, rọi tập trung
vào tài liệu (nhờ gương cầu lõm), chùm tia phản xạ nhận được được phản xạ qua gương 6, qua
thấu kính 7 tới màn chiếu. So với máy chiếu qua đầu, hiệu suất của máy chiếu phản xạ nhỏ hơn.
9
4
3
1
2
6
5
7
Vì vậy, để có cường độ sáng như nhau trên màn chiếu, công suất bóng đèn của máy chiếu phản xạ
lớn hơn so với máy chiếu qua đầu.
c) Sử dụng máy chiếu phản xạ
- Phạm vi ứng dụng
+ Thay thế chức năng chiếu tài liệu của máy chiếu qua đầu (vật mang tin là các tài liệu in
ấn).
+ Có thể chiếu trực tiếp các mẫu vật có kích thước nhỏ.
+ Phù hợp cho giờ dạy có sử dụng nhiều tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị minh hoạ.
- Một số chú ý khi sử dụng
+ Đặt tài liệu in ấn hay mẫu vật mỏng vào vị trí cân đối, đậy nắp lại rồi mới bật công tắc.
+ Không nên chiếu tài liệu trong khoảng thời gian dài do cường độ ánh sáng chiếu lên bề
mặt rất lớn, có thể làm hỏng tài liệu.
+ Tắt máy mỗi khi có thể
2.3. Máy chiếu slide (Slide Projector)
a) Công dụng
Dùng để phóng to và chiếu các hình ảnh trong phim slide (là một tấm phim dương bản được
kẹp chặt bởi một khuôn nhựa)
b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo

1. Thân máy
2. Bóng đèn
3. Gương cầu lõm
4. Hệ thống thấu kính
5. Quạt làm mát
- Nguyên lý làm việc
Ánh sáng phát ra từ bóng đèn được định hướng bởi gương cầu lõm 3, qua thấu kính thứ
nhất, xuyên qua tấm phim slide, qua thấy kính thứ hai phóng to và in hình trong slide lên màn
chiếu. Giống như máy chiếu bản trong, ánh sáng cũng xuyên qua tấm phim slide. Tuy nhiên, hệ số
phóng đại của máy chiếu slide lớn hơn rất nhiều. Do vậy, muốn ánh sáng thu được trên màn chiếu
như nhau thì cường độ ánh sáng khi xuyên qua slide phải rất lớn, điều này sẽ làm cháy phim. Để
đảm bảo an toàn cho phim slide, người ta chấp nhận giảm cường độ sáng ở màn chiếu. Khi đó,
phòng học sử dụng máy chiếu slide phải che tối hoàn toàn.
Một số máy chiếu slide
c) Sử dụng máy chiếu slide
- Phạm vi sử dụng
Dùng cho các bài dạy cần minh hoạ bằng các hình ảnh thực tế:
+ Hình ảnh về phân xưởng, qui trình công nghệ, hướng dẫn sử dụng, máy móc, chi tiết
10
4
3
1
2
5
+ Các nội dung có tính chất hướng nghiệp.
+ Báo cáo về các chuyến đi thực tế, tham quan học tập
+ Hình ảnh các nhà khoa học, các sự kiện, tài liệu lịch sử kỹ thuật.
- Chế tạo slide
+ Chuẩn bị vật liệu, thiết bị:
Máy ảnh: là loại máy ảnh chụp phim.

Phim dương bản dùng cho slide: Có hai loại kích thước thông dụng là 24x36mm
và 40x40mm.
Khuôn phim (frame): thường làm bằng
nhựa cứng và được ghép lại bởi hai nửa.
+ Chế tạo
Xây dựng kịch bản (dới dạng chuyện tranh).
Chụp ảnh: chụp bình thường theo kịch bản.
Biên tập: lựa chọn các cảnh đủ tiêu chuẩn về độ sáng và nét, cắt phim thành các
đoạn theo kịch bản. Tiến hành chụp lại hình nếu thấy cần.
Đóng khung: mở và đa phim vào khung ở vị trí cân đối.
Đánh số thứ tự cho slide.
Đóng hộp và ghi tiêu đề cho bộ slide.
- Một số chú ý khi sử dụng
+ Lắp slide vào khuôn đúng thứ tự và đúng chiều (để tránh nhầm lẫn, sau khi lắp slide
chính xác, sử dụng bút viết vạch một đường xiên lên mặt trên của các slide)
+ Do cấu tạo của máy chiếu, nên che tối phòng học
+ Khi sử dụng băng tiếng đi kèm, chú ý sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh.
+ Tuỳ từng mục đích dạy học, slide có thể được chuyển đổi tự động hay được điều khiển
bởi giáo viên.
2.4. Máy chiếu đa phương tiện (Multimedia Projector)
a) Công dụng
Dùng để phóng to và chiếu các nội dung
từ các nguồn tín hiệu điện khác nhau như tín hiệu
Video, tín hiệu Audio, tín hiệu S-Video, tín hiệu
RGB từ các thiết bị điện tử như máy radio
cassette, đầu video, máy tính phục vụ cho việc
trình bày.
b) Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc
- Cấu tạo chung
1. Khối lăng kính chia tách ánh sáng

2. Các kính lọc mầu (Red; Green; Blue)
2. Các màn tinh thể lỏng
4. Khối lăng kính kết hợp ánh sáng
5. Khối thấu kính quang học
11
- Nguyên lí làm việc
Tín hiệu điện đưa vào từ các thiết bị khác nhau được máy chiếu nhận dạng và xử lí, kết quả
hình ảnh được đưa tới và hiển thị tại các màn tinh thể lỏng. Nguồn sáng sau khi tách và lọc thành
3 mầu cơ bản Red; Green; Blue xuyên qua các màn tinh thể lỏng. Sau đó, kết hợp lại bởi khối
lăng kính và đưa tới hệ thống các thấu kính tới màn chiếu thể hiện hình ảnh với mầu sắc và độ
phân giải phù hợp với tín hiệu đưa vào.
Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãng
Sony nec hitachi epson
c) Ngoại diện đặc trưng của máy chiếu đa phương tiện
Hầu hết các loại máy chiếu đa phương tiện đều có một số chức năng chính và được điều
khiển giống nhau. Khi xem xét kỹ ngoại diện đặc trưng thì có thể điều khiển được các máy chiều
khác. Dưới đây là một số điểm cơ bản
- Hệ thống đèn báo (LED)
+ TEM indicator: Báo hiệu khi nhiệt độ trong máy cao quá giới hạn cho phép.
+ LAM indicator: Báo hiệu tình trạng của bóng đèn.
+ POWER indicator: Báo hiệu trạng thái hoạt động của máy chiếu (power-on; standby và
chế độ shutdown)
- Bảng điều khiển (control panel)
+ STANBY/ ON button: chuyển đổi giữa hai chế độ power-on và standby.
+ MENU button: hiện hay ẩn menu điều khiển trên màn hình.
+ VOLUME button: thay đổi âm lượng của âm thanh.
+ ZOOM/ FOCUS button: chuyển đổi giữa hai chế độ ZOOM hoặc FOCUS. (những máy
đời mới không sử dụng các nút chức năng này mà sử dụng các vòng xoay ở trước ống kính
của máy)
+ UP/ DOWN button: thay đổi giá trị của các tham số đã được lựa chọn.

+ SELECT button (một số máy dùng Enter hay OK): lựa chọn yếu tố điều chỉnh trong
menu.
+ MODE button (một số máy dùng Input hay Sourse): lựa chọn nguồn tín hiệu.
- Bảng kết nối thiết bị vào - ra:
+ Power switch: Công tắc nguồn của máy chiếu.
+ AC socket: kết nối với nguồn điện.
+ COMPUTE IN 1 và 2 socket (một số máy kí hiệu là: RGB1; RGB2): nơi cắm đường tín
hiệu hình vào máy chiếu từ máy tính.
+ AV in socket: tín hiệu Audio và Video đưa vào.
+ AV out socket: tín hiệu Audio và Video lấy ra.
12
+ MONITOR OUT socket: đưa tín hiệu ra máy tính.
+ RS- 232 socket: kết nối với cổng COM của máy tính.
+ DC OUT socket: cung cấp nguồn điện một chiều 12 V.
- Điều khiển từ xa (remote control):
+ MOUSE button (right, left): nhấn chuột phải và trái.
+ POINTER control: điều khiển vị trí của chuột trên màn chiếu.
+ AUDIO mute: chế độ câm loa.
+ PICT mute (một số máy dùng Shuter; Blank): tạm cắt tín hiệu chiếu
- Một số bộ phận khác:
+ Chân nâng hạ máy chiếu
+ Cửa quạt gió ra ngoài
+ Cửa cấp không khí vào bên trong
+ Nắp đậy ống kính
+ Tay xách
d) Các thông số cơ bản của máy chiếu đa phương tiện
- Cường độ sáng (càng lớn thì máy có khả năng chiếu càng xa, chất lượng hình càng tốt; có
các mức: 300, 600, 700, 1250, 1500, 1900 Lumens).
- Độ phân giải (là số điểm ảnh có thể biểu diễn trên hình; càng cao thì hình sẽ càng mịn và
nét; có các mức: 640 x 480, 800 x 600, 1024 x 768, 1400 x 1280)

- Tuổi thọ bóng đèn (có các mức: 1000, 1500, 2000, 3000 giờ)
- Độ lớn đường chéo màn hình (độ lớn đường chéo của khuôn hình chiếu; thường từ 20 đến
300 inches)
- Trọng lượng (thường từ 2,5 đến 22 kg)
e) Phạm vi ứng dụng
- Thay thế hoàn hảo cho các loại máy chiếu khác.
- Dùng cho dạy, học các nội dung cần minh hoạ nhiều
- Kết hợp với máy tính, dùng để thể hiện những nội dung trong thực tế khó hoặc không thể
biểu diễn được.
f) Một số chú ý khi sử dụng
- Kết nối toàn bộ các đường điện, tín hiệu trong trạng thái không có điện
- Tránh di chuyển máy khi đang ở chế độ power-on
- Bật máy: Kết nối các đường tín hiệu, bật công tắc nguồn chính (nếu có) -> nhấn nút
Power trên control panel hay trên điều khiển từ xa và chờ cho tới khi hình xuất hiện. Nếu hình
không xuất hiện, kiểm tra lại nguồn tín hiệu được đưa vào và có thể thay đổi bằng cách nhấn lần
lượt nút Input (mode; sourse). Với máy tính xách tay, cần điều khiển thêm bởi tổ hợp phím Fn+Fk
(Fn là phím chức năng – Function; Fk là các phím từ F1 đến F12 tùy thuộc vào từng hãng máy.
VD máy Compaq: Fn+F4; Dell:Fn+F10 )
- Tắt máy: Không được phép rút dây nguồn cấp điện, tắt công tắc nguồn cho máy chiếu.
Làm như vậy, quạt làm mát bên trong máy ngừng hoạt động trong khi nhiệt độ của bóng đèn còn
rất cao có thể gây hỏng đèn và các bộ phận khác của máy. Muốn tắt máy thực hiện theo qui trình
như sau: Nhấn nút Power trên bảng điều khiển hay trên điều khiển từ xa -> đèn báo chuyển sang
một chế độ khác với ở chế độ standby hay power-on (tuỳ thuộc loại máy) -> chờ đến khi quạt làm
mát dừng quay, đèn báo chuyển về chế độ standby lúc đó với cắt nguồn cho máy.
- Trong quá trình dạy học, khi cần thiết có thể tạm cắt tín hiệu chiếu bằng nút pict mute
(shuter; blank với một số máy khác) hoặc chuyển về chế độ standby.
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
13
3.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa

học phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy vì đây là một ngành khoa học phục vụ và
mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Tuy vậy, tại Việt
Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin có thể mang lại cho giáo dục chưa được khai thác
một cách thoả đáng. Xét cho quá trình giáo dục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm
dạy học, công nghệ thông tin hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những lý do
dưới đây:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành
một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:
Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, đồ
thị, hình ảnh, âm thanh Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn
thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu dạy học.
Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu và điều
khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là một quá trình điều khiển
hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển
được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược,
xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả
cao.
Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ một thông tin nào
đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến mức đạt được mục đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở
này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hoá trong quá trình dạy học.
Khả năng mô hình hoá các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy tính. Nó có
thể mô hình hoá các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so sánh chúng từ đó tạo ra
phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng không thể truyền tải được bởi các mô
hình thông thường, ví như các quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra
trong xilanh của động cơ đốt trong, từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển
động của điện tử xung quanh hạt nhân trong khi đó máy tính hoàn toàn có thể mô phỏng chúng.
Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng như hiện nay,
máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lập các ngân hàng dữ liệu.
Các máy tính còn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thông

tin toàn cầu Internet. Đó chính là những tiền đề giúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai
thác thông tin cũng như xử lý chúng có hiệu quả.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức
dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance learning); phòng
đào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công nghệ web (web based training); học
điện tử (e-learning) đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau
trong xã hội.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực
hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Nhờ
đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy thay thế một số công việc của
người giáo viên Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự
làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập.
3.2. Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPoint
a. Một số khái niệm cơ bản
14
+ MS PowerPoint: Là phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Office của Microsoft. Dùng để
thiết kế và trình chiếu thông tin. Đây là một phần mềm phổ biến được phát triển cho hệ điều hành
Microsoft Windows và Mac. Được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, các nhà giáo dục đào
tạo và được coi là một dạng phổ biến nhất của công nghệ trình diễn. Theo nhà sản xuất, có
khoảng 30 triệu trình diễn được tạo ra mỗi ngày.
+ Presentation (trình diễn): Là sản phẩm được tạo ra từ MS PowerPoint. Trong mỗi Presentation
cũng bao gồm các slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo ý đồ của người thiết
kế.
+ Slide: Chứa đựng các thông tin trình diễn. Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thông tin khác nhau
như chữ (text), hình ảnh (image), tranh vẽ (picture), âm thanh (sound), hình hình (animation),
phim (movie)
+ Trong quá trình trình diễn thông tin, các slide có thể được xuất hiện một các tự động hay tuân
theo sự điều khiển của người dùng.
+ Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, với các hiệu ứng Animation kết
hợp với khả năng tương tác với từng đối tượng trong slide , phần mềm này khá phù hợp trong

việc hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói,
đối với quá trình dạy học, về mặt khả năng trình diễn thông tin, MS PowerPoint là tất cả những gì
chúng ta cần. Đây là một sự thay thế tốt cho những gì chúng ta đã có trước đây.
+ Tuy nhiên không phải có MS Powerpoint là có tất cả. Như mọi phương tiện khác, MS
Powerpoint cũng chỉ là công cụ. Mọi nguồn thông tin (hình ảnh, âm thanh, chữ viết ) lấy ở đâu?
cách sắp xếp chúng theo trình tự thế nào? kịch bản ra sao, lời thuyết minh cho thông tin ấy thế
nào, chiến lược sư phạm sử dụng trong bài dạy là gì thì hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Một
câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào đề có được một Presentation hỗ trợ tốt nhất cho quá trình
dạy học?
b. Qui trình thiết kế bài dạy bằng Powerpoint
Để có được một bài giảng tốt, việc thiết kế và xây dựng trình diễn phải được lập kế hoạch
cụ thể và thực hiện theo từng bước nhất định. Dưới đây là một gợi ý:
Bước 1: Hình thành ý tưởng bài dạy, lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trong bài dạy
Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các mô đun. Mỗi mô đun thông tin sẽ được hiển thị
trong một slide
Bước 3: Lựa chọn tối đa các đối tượng Multimedia có thể có dùng để tổ chức hoạt động hay minh
hoạ cho nội dung học tập
Bước 4: Chuẩn bị tài nguyên (văn bản; hình ảnh tĩnh, động; mô hình mô phỏng; âm thanh; phim )
bằng các công cụ phần mềm khác nhau.
Bước 5: Sử dụng MS PowerPoint để tích hợp nội dung trên vào các slide
Bước 6: Qui định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide
Bước 7: Qui định hình thức chuyển đổi giữa các slide
Bước 8: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slide
Bước 9: In các nội dung liên quan tới bài giảng
Bước 10: Trình diễn thử và sửa đổi
c. Nâng cao chất lượng, hiệu quả khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng PP
Yêu cầu chung
- Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lí luận dạy học, đặc biệt là lí luận dạy học hiện
đại. Do vậy, PP chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thể hiện ý tưởng sư phạm của
mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgic. Thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một
15
cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp
- Thể hiện đồng bộ và hợp lí các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức.
- Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi, hợp tác
giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo
- Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic của kiến thức.
- Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, ánh mắt của
giáo viên hợp lý.
Một số định hướng cụ thể
A. Cấu trúc thể hiện bài dạy
Thực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng bài trình bày. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thể thực hiện theo một vài
cách tiếp cận sau:
+ Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn:
PP cho phép thiết kế một trình diễn mới theo một số thiết kế với những cấu trúc mẫu. Một
vài trong số đó là generic (kiểu chung); training (đào tạo); Bussiness plan (kế hoạch kinh doanh);
Brainstorming (phương pháp công não)
+ Sử dụng lưu đồ:
Cách tiếp cận này thường được sử dụng nhiều bởi tính đơn giản và logic của nó. Theo đó,
bài trình bày được bắt đầu bằng cách công bố tóm tắt những nội dung (vấn đề) chính cần trình
bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết. Sau mỗi vấn đề thường có những
tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là các nội dung để kết thúc phiên trình bày.

+ Sử dụng cấu trúc hình sao

Phần 1: kích thích
Mục đích của phần này là đưa học sinh vào trạng thái bị kích thích, các em sẽ hưng phấn,
tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc lĩnh hội tri thức được thuận lợi và hiệu quả. Có nhiều kỹ
thuật khác nhau để kích thích người học, dưới đây là một số biện pháp mang lại hiệu quả cao:

- Trình bày một câu chuyện ngắn hay một ví dụ gây tranh cãi
- Sử dụng các câu hỏi khêu gợi, câu hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích cực tranh luận, đưa ra
Giới thiệu Vấn đề 1 Vấn đề 2 Kết luận Kết thúc
Kích thích
Tổng quan
Nội dung
Tóm tắt
Kết luận,
hoạt động
16
các phương án trả lời
- Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến học sinh rất quan tâm
hay thấy bất ngờ
- Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy
- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim
Phần 2: Trình bày tổng quan
Phần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn gọn nội dung học tập, các yêu cầu
các em phải đạt được thông qua bài dạy (mục tiêu). Để làm tốt điều này, giáo viên phải ý thức
được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung nào (nội dung), liên quan tới hệ thống kiến thức khác ra
sao (tính kế thừa, sự tích hợp), nội dung được dạy cho ai (đối tượng), các em mong đợi gì ở bài
dạy (mục tiêu)
Phần 3: Thể hiện nội dung
Dựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài dạy, giáo viên và học sinh lần
lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ ràng trong kế hoạch bài dạy. Chú ý sau mỗi
phần, giáo viên thường đưa ra những nhận định có tính chất kết luận, tổng kết giúp học sinh nhận
biết và khắc sâu từng phần trong tổng thể nội dung bài dạy. Cũng nên dẫn dắt, kể các câu chuyên
liên quan khi chuyển từ nội dung này sang nội dung khác.
Phần 4: Tóm tắt
Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức đã được học. Trên
cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức theo một cấu trúc chặt chẽ,

logic.
Phần 5: Kết luận và hoạt động
Những kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt động để vận dụng hay kiểm tra sự hiểu
biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó là những nội dung chính cần được thể hiện trong
phần này. Cũng tại đây, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động bước đầu đánh giá mức độ đạt được
mục tiêu của bài dạy.
+ Sử dụng biểu đồ dạng xương cá:
Theo cách tiếp cận này, bài trình bày không trực tiếp đề cập tới thông điệp chính cần
truyền đi mà nó được bắt đầu với những thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫn dắt, liên hệ và đi tới
kết luận vấn đề chính cần đề cập.
+ Một số kỹ thuật đảm bảo thể hiện rõ vị trí nội dung trong cấu trúc
- Sử dụng các biểu tượng đồ hoạ
Kết quả
Thông tin hỗ trợ 1
Thông tin hỗ trợ 3
Thông điệp chính
Thông tin hỗ trợ 2
17
Với cách này, người học dễ dàng nhận diện nội dung đang đề cập ở vị trí nào trong cấu trúc
tổng thể về nội dung. Sẽ hiệu quả hơn khi các slide đó được kết nối với nhau thông qua hệ thống
các liên kết được tạo ra bởi các biểu tượng đồ hoạ.
- Sử dụng các ghi chú khi một chủ đề thể hiện trên nhiều slide
Với cách này, người học dễ dàng theo dõi và nắm bắt được những chủ đề mà nội dung của
nó được trình bày trong nhiều slide. Có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác như đánh số thứ tự sau
tiêu đề 1,2,3 hay sử dụng thuật ngữ (tiếp) sau tiêu đề bắt đầu từ slide thứ 2 thể hiện chủ đề đó
B. Nội dung thông tin
Không thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trên slide mà
chỉ đưa những thông tin ngắn gọn, những từ khóa quan trọng. Trên cơ sở những thông tin ấy, giáo
viên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt động để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề. Do vậy, trên một
slide không trình bày quá nhiều ý, sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ. Để cho

nội dung trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồ
cần được khai thác triệt để. Dưới đây là một số gợi ý
- Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ viết.
- Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý
Nội dung chính
Chủ đề 2
Chủ đề 1 Chủ đề 3
CĐ1 CĐ2
CĐ4 CĐ3
Yêu cầu bài dạy 1(2)
Yêu cầu bài dạy 2(2)
Tập trung vào nội dung
Thể hiện rõ cấu trúc
Thông tin ngắn gọn
Tăng cường đàm thoại
Kích thích hứng thú
Khai thác tốt kênh hình
18
- Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một câu văn hoàn chỉnh
- Chuyển đổi câu thành các ý
- Chỉ nên có 5 đến 6 dòng trên một slide
- Mỗi dòng chỉ nên có không quá 6 từ
- Sử dụng danh sách có thứ tự (danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b, c ). khi tầm quan trọng
của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất định.
- Sử dụng danh sách không có thứ tự (danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước mỗi ý) khi không có
sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý.
- Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong danh sách
C. Thể hiện nội dung bài dạy
+ Độ lớn chữ viết:
Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhằm đảm bảo cho tất cả người học có thể thu nhận

thông tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể tham khảo tiêu chuẩn dưới đây:
Khoảng cách từ người quan sát
tới màn chiếu (m)
3 6 9 12 15 18 21 24
Chiều cao tối thiểu của chữ (mm) 12 25 40 50 60 75 80 100
Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kiểu
chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng phóng to, thu nhỏ của máy
chiếu Do vậy, tuỳ thuộc vào phòng học và trang thiết bị cụ thể mà chọn kiểu chữ và cỡ cữ để đáp
ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡ chữ tối thiểu 20pt cho kiểu chữ .vnArial hay
tương đương; tối thiểu 24pt cho kiểu chữ .vntime hay tương đương.
Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ không chân vì đây là kiểu chữ dễ đọc. Nên lựa
chọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân bằng và nhất quán trong bài trình
bày. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạng của ký tự gây khó đọc cho người
quan sát. Ví dụ
Nên dùng kiểu CHỮ KHÔNG CHÂN
Không nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạp
KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA
+ Đảm bảo độ tương phản:
Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phối hợp
giữa mầu nền và mầu chữ. Đó là, nếu màu nền là mầu sáng thì mầu chữ sẽ là mầu tối và ngược
lại. Có thể tham khảo một số cặp mầu chữ - nền sau:
Mầu nền Mầu vàng Mầu trắng Mầu xanh Mầu trắng Mầu đen
Mầu chữ Mầu đen Mầu đỏ, Xanh Mầu trắng Mầu đen Mầu vàng
Trong thực tế, có hai phong cách trình bày
Một là, mầu nền tối, mầu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt, tuy nhiên,
lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội dung, kiến thức chính
Hai là, mầu nền sáng, mầu chữ tối. Cách chọn này cũng đảm bảo độ tương phản tốt, lớp
học sáng, học sinh có thể ghi chép tốt. Tuy nhiên, mầu nền sáng trong một thời gian dài có thể gây
ức chế cho người học.
+ Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng:

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sự tập trung chú
ý không giống nhau với các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt người sẽ tập trung chú ý nhiều
nhất vào phía trên, bên trái của khung hình chữ nhật. Đây chính là vùng người thiết kế nên đặt
những đối tượng, thông tin quan trọng.
19

Nếu muốn thể hiện một sơ đồ thông qua sự xuất hiện lần lượt các khối thành phần, có thể
tham khảo kết quả nghiên cứu về sự chuyển động của mắt khi quan sát một hình chữ nhật.

+ Đảm bảo yếu tố ngắt dòng:
Việc ngắt dòng không đúng sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin trình
bày. Ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ điều này:
Ngắt dòng không đúng Ngắt dòng đúng
PowerPoint là một phần
mềm ứng dụng cho
phép thiết kế và xây
dựng trình diễn
PowerPoint là một phần mềm ứng dụng
cho phép thiết kế và xây dựng trình diễn
+ Khai thác ý nghĩa các biểu tượng:
Lôgo, biểu tượng không những có thể cung cấp các thông tin về người trình bày, về tổ
chức, cá nhân mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình nhận thức cho người học. Do vậy, trong bài
trình bày, trên các slide nên sử dụng các biểu tượng phù hợp với nội dung được đề cập. Ví du, có
thể sử dụng một biểu tượng như dưới đây:
41%
20%
14%
25%
1
2

3
4
5
20

+ Mầu sắc và cấu trúc thông tin trong slide nhất quán:
Không nên sử dụng quá nhiều mầu sắc trong một trình diễn (không quá 3 mầu), điều này
có thể khiến người học mệt mỏi. Cách bố trí các nội dung trong slide, mầu nền, mầu chữ nên trình
bày đồng bộ.
+ Hoạt hình các đối tượng trong slide:
Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị phù hợp
với tiến trình dạy học của người thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hoạt hình rất sinh động và
hấp dẫn. Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào nội dung trình bày, cần thiết sử dụng
các hoạt hình đơn giản, chân phương.
+ Nhấn mạnh các thông tin trong slide
Nhấn mạnh nội dung thông tin nào đó là một sức mạnh của PP và cũng là yêu cầu quan
trọng khi thể hiện thông tin trong giờ dạy. Có nhiều cách thức để nhấn mạnh một nội dung nào đó
như sử dụng chức năng hoạt hình (animation). Với chức năng này, có thể tác động tới các đối
tượng thông tin trong slide theo 4 cách khác nhau đó là: Entrance (xuất hiện); Emphasis (nhấn
mạnh); Exit (biến mất) và Motionpath (chuyển động tới một vị trí mới). Ngoài ra có thể nhấn
mạnh một nội dung nào đó theo một số kỹ thuật sau:
- Nhấn mạnh theo vị trí, hình (a)
- Nhấn mạnh theo mầu sắc, (b)
- Nhấn mạnh theo kích thước, (c)
- Nhấn mạnh bởi yếu tố đồ hoạ, (d)
CƠ CẤU TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI
CHUYỂN ĐỘNG
Khai thác ý nghĩa
của
Các biểu tượng

trong
Trình diễn
Nội dung trình bày
21
D. Sử dụng bài trình bày bằng Powerpoint trong giờ học
+ Luyện tập cách trình bày:
Để đảm bảo thành công khi sử dụng trình diễn, cần thiết phải tập trình bày trước. Về mặt lí
thuyết, số lần luyện tập trình bày là 4.
+ Nhập đề thu hút sự chú ý:
Yêu cầu này đúng trong mọi trường hợp dạy học. Với việc trình diễn bài giảng điện tử điều
này càng cần thiết. Đây chính là biện pháp hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi khi người nghe tập
trung thời gian quá nhiều trên màn chiếu.
+ Tư thế đứng và chỉ dẫn thông tin:
Cần phải di chuyển, sử dụng que chỉ, đèn rọi một cách hợp lí. Với hình thức dạy học này,
cần tránh đi lại quá nhiều trong lớp học khi trình bày.
+ Không đọc nguyên văn các thông tin trình chiếu:
Bài dạy sẽ phản tác dụng nếu người trình bày chỉ đọc nguyên văn nội dung thông tin trình
chiếu. Chú ý là những thông tin trình chiếu cho học sinh chỉ là những ý ngắn gọn, súc tính, có tính
gợi nhớ. Trên cơ sở những thông tin đó, giáo viên sẽ trao đổi, đàm thoại, có cơ hội tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rõ hơn về thông tin, nhận định được trình
chiếu.
+ Giao tiếp bằng mắt:
Thường xuyên thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm của mình thông qua ánh mắt. Điều này
không những thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh mà còn giúp giáo viên nhận biết được
những thông tin phản hồi về giờ dạy, bài học
+ Sử dụng giọng nói, điệu bộ:
Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, phong cách riêng của giáo viên.
Giọng nói cần phải to, rõ và nên thể hiện theo kiểu trò chuyện, có nhấn mạnh, tránh nói đều đều
hay theo kiểu diễn kịch, biến đổi ngữ điệu và tốc độ nói, ngắt quãng để nhấn mạnh. Bên cạnh đó
cần thiết phải thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê trong khi trình bày.

+ Sử dụng các biện pháp gây phấn chấn đúng lúc:
Trạng thái tinh thần của học sinh như hứng thú, tích cực nhận thức sẽ đóng vai trò quan
trọng tới chất lượng giờ dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của các em như
cấu trúc bài giảng, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ của giáo viên. Bên cạnh đó, có một vài biện pháp
giáo viên có thể áp dụng để gây phấn chấn cho học sinh là kể các câu chuyện; nêu các con số
thống kê, tạo sự so sánh, đặt các câu hỏi, bắt chước, tạo sự chờ đợi hồi hộp và sử dụng các hiệu
ứng đặc biệt như âm thanh, hoạt hình
+ Khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực:
Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu trong giờ dạy không
khai thác được các phương pháp dạy học tích cực. Cần quán triệt tư tưởng này ngay từ khi thiết kế
bài dạy. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, CNTT chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ để thực
hiện thuận lợi hơn các phương pháp dạy học tích cực.
3.3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thiết kế tài nguyên bài dạy
Để thiết kế bài trình bày hỗ trợ quá trình dạy học hiệu quả, bên cạnh một ý tưởng sư phạm
phù hợp, cần thiết phải được thể hiện qua hệ thống các tài nguyên phong phú, sinh động. Đó là
tranh ảnh, hoạt hình, âm thanh, phim Tài nguyên cho bài giảng có thể được tìm kiếm trên
Internet, chia sẻ giữa các đồng nghiệp hay tự xây dựng và xử lí bằng các công cụ tin học. Dưới
đây một số phần mềm đồ hoạ có thể sử dụng để tạo tài nguyên bài giảng.
a Nhóm các phần mềm đồ hoạ
Quan sát đầu tiên
Quan sát tiếp theo
Quan sát tiếp theo
Quan sát đầu tiên
Quan sát
đầu tiên
Quan sát tiếp theo
Quan sát tiếp theo
Quan sát đầu tiên
(a)
(b)

(d)(c)
22
Các phần mềm đồ hoạ là những phần mềm ứng dụng trong máy tính với mục đích trợ giúp
vẽ, thiết kế, chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu đồ hoạ (dưới dạng số). Có thể khai thác một số phần mềm
đồ hoạ dưới đây để xây dựng tài nguyên dạng ảnh cho bài dạy:
STT Phần mềm Mô tả tóm tắt
1
AutoCAD
(phần mềm bản quyền)
Dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật, cho phép thể
hiện mô hình 3 chiều của vật thể. ưu điểm của
phần mềm này là vẽ nhanh và chính xác.
2
Paint
(kèm hệ điều hành)
Đây là phần mềm đi kèm với hệ điều hành
windows. Cho phép vẽ những hình đơn giản,
có độ chính xác vừa phải.
3
3D Studio Max
(phần mềm bản quyền)
Cho phép thiết kế những mô hình 3 chiều và
xuất ra ảnh, phim với nhiều định dạng khác
nhau.
4 Photoshop
(phần mềm bản quyền)
Là phần mềm xử lí và hiệu chỉnh ảnh rất hiệu
quả.
b Nhóm các phần mềm thiết kế hoạt hình
Việc sử dụng các hoạt hình trong bài giảng sẽ làm tăng hiệu quả trình diễn thông tin, giúp

học sinh hình dung rõ hơn đối tượng cần truyền tải. Có rất nhiều phần mềm khác nhau hỗ trợ thiết
kế hoạt hình, một vài trong số đó là:
STT Phần mềm Mô tả tóm tắt
1
Microsoft Gif Animator
(miễn phí)
Phần mềm của hãng microsoft cho phép thiết
kế hoạt hình dưới dạng ảnh gif động rất
nhanh và đơn giản.
2
GIF Movie Gear
(phần mềm bản quyền)
Có tính năng giống với Microsoft Gif
Animator và thêm một số tính năng mới như
khả năng biên tập các frame, tối ưu hoá hoạt
hình
3
Flash
(phần mềm bản quyền)
Sản phẩn của flash là một chuẩn đồ hoạ trên
Internet. Phần mềm cho phép thiêt kế những
hoạt hình phức tạp, đẹp mắt, cho phép tương
tác với người dùng với một dung lượng khá
nhỏ.
4
SolidWorks
(phần mềm bản quyền)
Có thể dùng để tạo các chi tiết cơ khí, lắp ráp
thành vật thể lắp và mô phỏng hoạt động của
hệ thống đó. Phần mềm hỗ trợ kết xuất ra

định dạng phim.
3.4. Khai thác và tìm kiếm thông tin trên Internet
a. Tổng quan về Internet
+ Mạng (Network):
Là hai hay nhiều máy tính kết nối với nhau cho phép chúng có thể truyền thông
(communicate) và chia sẻ (share) dữ liệu, mạng càng lớn thì khả năng truyền thông, chia sẻ dữ
liệu càng lớn. Theo qui mô, có nhiều loại mạng khác nhau như LAN (Local Area Network); MAN
(Metropolitan Area Network); WAN (Wide Area Network).
+ Internet:
23
Là mạng máy tính lớn nhất thế giới. có thể coi internet là mạng của mạng, phần lớn thông
tin trên đó được trao đổi một cách tự do. Internet có thể được coi là siêu xa lộ thông tin (Super
Highway)
+ Khởi nguồn của Internet
- Năm 1969, Bộ quốc phòng mỹ (DOD) xây dựng một mạng có tên gọi là ARPANET. Ý
tưởng ban đầu của ARPANET là cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các trung tâm nghiên cứu của
chính phủ. ARPANET bắt đầu với 4 máy tính.
- ARPANET nhanh chóng trở lên có nhiều tính năng ưu việt tới mức nhiều trường đại học
muốn kết nối vào nó. Đáp ứng nhu cầu đó, nó được tách ra làm 2 là MILNET (được dành riêng
cho quân sự) và một mạng nhỏ hơn ARPANET được dùng cho mục đích phi quân sự.
- Vào năm 1972 có tới 40 mạng nhỏ kết nối với ARPANET. sau đó một vài năm, năm
1980, một mạng khác có tên gọi là CSNET (Computer Science Research Network) kết nối với
ARPANET. Thời điểm đó chính là sự ra đời của Internet
+ Các dịch vụ cơ bản trên Internet
- Electronic mail (Email): Là một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên Internet. Mọi người có
thể gửi, nhận thư điện tử trong vài giây cho dù là người đó ở đâu. Liên quan tới dịch vụ gửi và
nhận thư điện tử, có một số yếu tố sau:
Địa chỉ Email: Muốn sử dụng dịch vụ Email, phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ email
(email service provider) - nơi có một máy tính đóng vai trò gửi và nhận thư điện tử (email server).
Khi tạo một địa chỉ email, thực chất một tài khoản (Account) được tạo ra trên email server, trong

đó tên của account chính là địa chỉ email. Cấu trúc chung của địa chỉ email có dạng:
UserName@DomainName!: ví dụ Anguyenvan@ hnue .edu.vn (Anguyenvan: được gọi là user
name; hnue.edu.vn: được gọi là Domain Name
User name và Password: Được dùng để truy cập vào account. Khi muốn nhận và gửi email
thông qua account đã tạo trước đó, người truy cập phải cung cấp đủ thông tin về User name và
Password.
Email Client: Tại máy tính của người dùng, có những chương trình dùng để soạn thảo,
nhận, gửi thư điện tử, những chương trình như thế được gọi là Mail Client. Một vài email client
có thể kể tới như Eudora, Pine và Outlook Express.
- Telnet: Telnet là một chương trình cho phép người dùng truy nhập vào một máy tính khác trên
Internet như là đang dùng trực tiếp máy tính đó. Với Telnet, người dùng có thể truy cập được vào
các máy phục vụ, khai thác các thông tin lưu trữ trong đó. Tuy nhiên, chỉ khi được phép của quản
trị mạng (administrator) người dùng mới có thể truy nhập được máy phục vụ thông qua dịch vụ
Telnet.
- FTP (File Transfer Protocol): Là một trong những phương pháp phổ biến dùng để truyền file
thông qua Internet. Một máy tính lưu trữ thông tin có thể truy nhập được thông qua FTP được gọi
là FTP Server. Muốn truy nhập được tài nguyên của FTP server, người dùng cũng cần phải có
user name và password.
- World Wide Web: WWW hay còn gọi là Web là một dịch vụ trên Internet cho phép truy nhập
hầu hết các loại tài liệu trên mạng Internet, trong đó bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, phim. Nó
hiển thị thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong dịch vụ WWW, thông tin hiển thị là
trang web (web page). Một trang web có thể chứa: Văn bản Text, Hình ảnh, Âm thanh, Video
điều này dẫn tới thông tin trên mạng Internet thêm hấp dẫn và dễ xử lí. Để có thể sử dụng được
dịch vụ WWW, hai thành phần sau là không thể thiếu được:
+ Web Server và địa chỉ: Trang web có thể được khai thác tại bất cứ đâu trên mạng Internet và nó
được đặt tại một máy tính đặc biệt được gọi là Web server. Mỗi một web server có một địa chỉ
24
duy nhất trên Internet. Định dạng chung của một địa chỉ web như sau:
www.nameofsite.typeofsite.countrycode. ví dụ: www. hnue .edu.vn
+ Browser (Trình duyệt):

Là một phần mềm dùng để hiển thị các trang web. Có hai loại trình duyệt đó là Text based
browser (là loại trình duyệt chỉ hiển thị thông tin dưới dạng văn bản chữ) và Graphic based
browser (là loại trình duyệt hỗ trợ hiển thị hình ảnh, âm thanh, phim ). Một vài trình duyệt nổi
tiếng trên thế giới có thể kể tới là Netscape Navigator, Internet Explorer, Firefox
b Tìm kiếm thông tin trên Internet
+ Bộ máy tìm kiếm:
Một phần mềm tìm kiếm dữ liệu với những điều kiện nhất định. Mỗi trang web tìm kiếm
đều có sử dụng một bộ máy tìm kiếm được phát triển bởi chính nhóm tác giả tạo ra trang web hay
mua lại bản quyền từ một đối tác khác. Bộ máy tìm kiếm có thể rất khác nhau về cơ chế tìm kiếm
và chỉ mục các tài nguyên trên web và cách thức tìm kiếm từ yêu cầu của người dùng.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm, giáo viên có thể khai thác kho tàng khổng lồ về các thông
tin dưới nhiều định dạng khác nhau như chữ viết, hình ảnh, hoạt hình, phim, âm thanh
+ Một số website tìm kiếm
-
Trang web tìm kiếm có thể tìm kiếm thông tin qua những yêu cầu của người dùng dưới
dạng “ngôn ngữ tự nhiên”
-
Là một trong những công cụ tìm kiếm thông tin lớn nhất trên web. Tiêu chí của họ là tổ
chức một thế giới thông tin và biến nó thành đối tượng hữu ích và có thể truy xuất mọi lúc, mọi
nơi. Có thể tìm kiếm nhiều tài nguyên khác nhau như web, ảnh, nhóm, tin tức
-
Đây là công cụ tìm kiếm đầu tiên sử dụng chỉ mục cho từng từ trong trang web và cung cấp
một hệ thống tìm kiếm để trích dẫn các thông tin có liên quan.

Sử dụng công nghệ phỏng đoán trong yêu cầu tìm kiếm. ví dụ, nêu câu hỏi “Who is the
president of the USA?”, bộ máy tìm kiếm sẽ tự động phân tích và đưa ra câu trả lời “is Presedent
Bush”
Ngoài ra có rất nhiều trang web tìm kiếm khác, có thể tham khảo thêm:
-
-

-
-
-
+ Một số thủ thuật tìm kiếm với google
- Tìm kiếm định nghĩa: Trên mạng, có rất nhiều định nghĩa thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được
đưa ra bởi nhiều tác giả khác nhau. Để tìm kiếm định nghĩa, thêm từ khóa “DEFINE:” trước từ
cần tìm. Ví dụ: muốn tìm định nghĩa về UNICEF, nhập cụm từ sau vào ô tìm kiếm:
“define:UNICEF”
- Giới hạn vùng tìm kiếm theo quốc gia: mỗi trang web thường đều có các kí tự cuối trong tên
miền thể hiện mã của một Quốc gia. ví dụ .vn (Việt Nam); .uk (Vương quốc Anh); fr (Cộng hòa
pháp) Để giới hạn vùng tìm kiếm, ta dùng từ khóa: “LOCATION”. Ví dụ: “Computer in
Education LOCATION:uk”
25

×