Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bài giảng vẽ kỹ thuật autocad

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bộ môn công nghệ phần mềm
#"





VẼ KỸ THUẬT
AUTOCAD

















Hà nội, THÁNG 2-2008
MỤC LỤC
Chương 1 Giới thiệu chung 5


1.1. Giới thiệu AutoCAD (Version 14/2000/2002/2004): 5
1.2. Khởi động AutoCAD 2002: 5
1.3. Giới thiệu giao diện AutoCAD 2002: 5
Chương 2 Các lệnh vẽ cơ bản 8
2.1. Các cách nhập lệnh của AutoCAD 2002: 8

2.2. Các hệ toạ độ sử dụng trong AutoCad 8
2.2.1. Hệ toạ độ Đềcác: 8
2.2.2. Hệ toạ độ cực: 9
2.3. Các lệnh quan sát bản vẽ 9
2.3.1. Thu phóng bản vẽ (lệnh Zoom): 10
2.3.2. Kéo ngang hình ảnh màn hình (lệnh Pan): 10
2.4. Vẽ đoạn thẳng (lệnh Line): 11
2.5. Vẽ đường tròn (lệnh Circle): 12
2.5.1. Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính (Center, Radius): 12
2.5.2. Vẽ đường tròn khi biết tâm và đường kính (Center, Diameter): 12
2.5.3. Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm (3P): 13
2.5.4. Đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng và có bán kính R (TTR): 13
2.5.5. Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm (2P): hai điểm đó chính là 2 điểm đầu của
đường kính đường tròn. 14

2.6. Vẽ cung tròn (lệnh Arc): 14
2.6.1. 3 Points (Cung tròn đi qua 3 điểm): 14
2.6.2. Start, Center, End (Điểm đầu, tâm, điểm cuối): 15
2.6.3. Star, Center, Angle (Điểm đầu, tâm, góc ở tâm): 15
2.6.4. Start, Center, Length of Chord (Điểm đầu, tâm, chiều dài dây cung): 16
2.6.5. Start, End, Radius (Điểm đầu, điểm cuối, bán kính): 16
2.6.6. Start, End, Included Angle (Điểm đầu, điểm cuối, góc ở tâm): 17
2.6.7. Start, End, Direction (Điểm đầu, điểm cuối, hướng tiếp tuyến của cung
tròn tại điểm bắt đầu): 17

2.6.8. Center, Start, End (Tâm, điểm đầu, điểm cuối): 18
2.6.9. Center, Start, Angle (Tâm, điểm đầu, góc ở tâm): 18
2.6.10. Center, Start, Length (Tâm, điểm đầu, chiều dài dây cung): 18

2
2.6.11. Cung tròn nối tiếp với đoạn thẳng hay cung tròn trước đó: 18
2.7. Vẽ hình chữ nhật (lệnh Rectangle): 19
2.8. Vẽ đa tuyến (lệnh Pline): 20
2.8.1. Vẽ đoạn thẳng: 20
2.8.2. Vẽ cung tròn: 21
2.9. Các phương thức truy bắt điểm và trình tự truy bắt: 23
2.10. Tô vật liệu và hiệu chỉnh: 25
2.10.1. Trình tự tô vật liệu: 25
2.10.2. Trang Advanced: 26
2.10.3. Hiệu chỉnh việc tô vật liệu: 27
Chương 3 Các lệnh hiệu chỉnh và tạo hình hình học 33
3.1. Các phương pháp lựa chọn đối tượng: 33
3.2. Huỷ bỏ lệnh đã thực hiện (lệnh Undo): 34
3.3. Xoá đối tượng (lệnh Erase): 35
3.4. Dịch chuyển đối tượng (lệnh Move): 35
3.5. Sao chép đối tượng (lệnh Copy): 36
3.6. Quay đối tượng (lệnh Rotate): 37
3.7. Đối xứng (lệnh Mirror): 37
3.8. Tạo các đối tượng song song với đối tượng cho trước (lệnh Offset) 38
3.9. Xén một phần đối tượng nằm giữa hai đối tượng giao nhau (lệnh Trim) 39
3.10. Kéo dài đối tượng đến đối tượng biên (lệnh Extend): 41
3.11. Sao chép đối tượng theo mảng (lệnh Array): 42
3.11.1. Rectangular Array: 42
3.11.2. Polar Array: 43
3.12. Vát mép các góc (lệnh Chamfer): 44

3.13. Bo tròn các góc (lệnh Fillet): 45
3.14. Thay đổi tỷ lệ (lệnh Scale): 46
3.15. Kéo dãn các đối tượng (lệnh Stretch): 47
3.16. Phá vỡ đối tượng (lệnh Explode): 48
3.17. Chia các đối tượng thành nhiều đoạn bằng nhau (lệnh Divide): 48
3.18. Bài tập 49
Chương 4 Lớp bản vẽ 53
4.1. Cách tạo lớp mới: 53

3
4.2. Các thuộc tính của lớp: 54
4.2.1. Gán và thay đổi màu của lớp: 54
4.2.2. Gán dạng đường cho lớp: 54
4.2.3. Gán chiều rộng nét in (lineweight): 54
4.2.4. Gán lớp hiện hành (Current): 55
4.2.5. Thay đổi các trạng thái lớp: 55
4.2.6. Xoá lớp (Delete): 55
4.3. Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng: 55
4.4. Bài tập 56
Chương 5 Ghi và hiệu chỉnh kích thước, văn bản 59
5.1. Các thành phần cơ bản của kích thước: 59
5.2. Thiết lập và hiệu chỉnh kiểu kích thước (Dimension Style): 59
5.2.1. Trang Lines and Arrows: 61
5.2.2. Trang Text: 61
5.3. Các lệnh ghi kích thước: 62
5.4. Ghi và hiệu chỉnh đoạn văn bản: 69
5.4.1. Tạo kiểu chữ (Text style): 69
5.4.2. Nhập dòng chữ vào bản vẽ (lệnh Text): 70
5.4.3. Nhập đoạn văn bản vào bản vẽ (lệnh Mtext): 70
5.4.4. Hiệu chỉnh văn bản: 70

5.5 Bài tập 71




4

Chương 1 Giới thiệu chung
1.1. Giới thiệu AutoCAD (Version 14/2000/2002/2004):
AutoCAD là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ
thuật trong các ngành: xây dựng, cơ khí, kiến trúc, thuỷ lợi, điện, bản đồ, Bản vẽ
nào thực hiện được bằng tay thì có thể vẽ bằng phần mềm AutoCAD. Sử dụng
AutoCAD bạn có thể vẽ các bản vẽ hai chiều (2D), thiết kế các mô hình không gian 3
chiều (3D) và tô bóng vật thể (Render). Theo các tài liệu công bố chính thức thì hiện
nay 80% bản vẽ được thực hiện là bản vẽ 2D.
Phần mềm AutoCAD được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11-1982. Đến
tháng 4-2001 AutoCAD 2002 ra đời và sử dụng trên Window 98, 2000 và NT. Hiện
nay đã có phiên bản AutoCAD 2004 nhưng trong giáo trình này chúng tôi giới thiệu
phiên bản AutoCAD 2002.
1.2. Khởi động AutoCAD 2002:
Để khởi động ta chọn biểu tượng AutoCAD 2002 trên màn hình Desktop và
nhấp đúp phím trái chuột. Nếu không có biểu tượng này ta vào Program và gọi
AutoCAD 2002.
1.3. Giới thiệu giao diện AutoCAD 2002:
Màn hình AutoCAD sẽ xuất hiện sau khi khởi động như hình 1.1.













Hình 1.1: Màn hình đồ hoạ
Drawing (Graphics) Area: vùng đồ hoạ là vùng ta thể hiện bản vẽ. Màu màn
hình đồ hoạ được định bởi hộp hội thoại Options (lệnh Options), trang Display.
Crosshairs: hai sợi tóc theo phương trục X và trục Y giao nhau tại một điểm.
Toạ độ điểm giao nhau hiện lên tại hàng cuối màn hình. Chiều dài hai sợi tóc được
định bởi thanh trượt Crosshairs size, trang Display của hộp hội thoại Options.
Cursor: con chạy, độ lớn con chạy được quy định bởi biến PICKBOX hoặc
được định bởi thanh trượt Pickbox size, trang Selection của hộp thoại Options (lệnh
Preferences, Options, Ddselect).
Toạ độ: trong AutoCAD, toạ độ trên dòng trạng thái (nằm phía trái) và hiện lên
toạ độ Đề các, cực tương đối hoặc toạ độ tuyệt đối tâm của con chạy trên vùng đồ hoạ
(giao điểm của hai sợi tóc).
Khi không thực hiện các lệnh (giao điểm hai sợi tóc là con chạy - Cursor
tracking) thì toạ độ hiện lên là toạ độ tuyệt đối. Số đầu tiên - hoành độ (trục X), số thứ
hai - tung độ (trục Y). Nếu vẽ ba chiều thì thì số thứ 3 sẽ là cao độ (trục Z).
Khi đang thực hiện các lệnh vẽ và hiệu chỉnh ta có thể làm xuất hiện toạ độ cực
tương đối bằng phím F6. Do đó, ta có thể dùng phím F6 để tắt, mở toạ độ hoặc chuyển
từ toạ độ tuyệt đối sang cực tương đối.
Command window và Command line: cửa sổ lệnh (command window) bao
gồm nhiều dòng lệnh (command line). Số dòng lệnh trong cửa sổ lệnh được mặc định
là 3 dòng. Đây là nơi ta nhập lệnh vào và hiển thị các dòng nhắc lệnh của AutoCAD
(nên còn gọi là dòng nhắc lệnh Prompt line). Ta trực tiếp đối thoại với phần mềm tài
vùng này.

Để chỉnh độ lớn command window ta có thể dùng con trỏ kéo đến vị trí giao
giữa màn hình đồ hoạ và command window đến khi xuất hiện hai đường song song và
ta kéo lên hay kéo xuống dưới.
Menu bar: danh mục chính, nằm phía trên vùng đồ hoạ. AutoCAD 2002 có 11
danh mục. Mỗi danh mục chứa một nhóm lệnh của AutoCAD. Danh mục chính
AutoCAD 2002 hoàn toàn tương thích với các phần mềm ứng dụng khác của
Windows. Các danh mục AutoCAD 2002: File, Edit, View, Insert, Format, Tools,
Draw, Dimension, Modify, Window và Help.
Model and Layout tab: chuyển từ model space sang layout và ngược lại.
Scroll bar: thanh cuốn gồm có: thanh bên phải kéo màn hình (văn bản và đồ
hoạ) lên xuống, thanh ngang phía dưới vùng đồ hoạ dùng để kéo màn hình từ trái sang
phải hoặc ngược lại. Muốn làm hiển thị hoặc tắt các Scroll bar ta sử dụng lệnh Options
(hộp hội thoại Options), Display tab và chọn nút Display Scroll bars in drawing
window.

6
Toolbar: thanh công cụ, trong AutoCAD 2002 có 29 toolbars, mỗi lệnh có một
nút chọn với biểu tượng lệnh trong toolbars. Để làm xuấ hiện các toolbar ta thực hiện
lệnh Toolbar.
Pull-down menu: danh mục lệnh (danh mục kéo xuống), khi ta chọn một tiêu
đề sẽ xuất hiện một danh mục kéo xuốn. Tại danh mục nà ta có thể gọi các lệnh cần
thực hiện. Nếu lệnh nào có dấu > thì sẽ xuất hiện một danh sách lựa chọn lệnh, hoặc
danh sách các lệnh con liên quan.




















Hình 1.2: Pull-down menu

7
Chương 2 Các lệnh vẽ cơ bản
2.1. Các cách nhập lệnh của AutoCAD 2002:
Đối với AutoCAD 2002 ta có 5 phương pháp nhập lệnh như sau:
* Type in: nhập lệnh từ bàn phím, có thể nhập lệnh tắt (xem lệnh tắt trong file
ACAD.PGP).
* Pull-down menu: gọi lệnh từ danh mục lệnh
* Toolbar: gọi lệnh từ các nút lệnh trên thanh công cụ
* Shortcut menu: gọi lệnh từ các phím tắt
* Screen menu: gọi lệnh từ danh mục màn hình (rất ít sử dụng).
2.2. Các hệ toạ độ sử dụng trong AutoCad
2.2.1. Hệ toạ độ Đềcác:
Để định vị trí điểm, đường, mặt phẳng và các đối tượng hình học khác thì vị trí
của chúng phải được tham chiếu đến một vị trí đã biết. Điểm này gọi là điểm tham
chiếu hoặc điểm gốc đo toạ độ. Hệ toạ độ Đềcác, được sử dụng phổ biến trong toán
học và đồ hoạ, xác định vị trí của các hình hình học trong mặt phẳng hoặc không gian

ba chiều.
Hệ toạ độ 2 chiều (2D) được thiết lập bởi một gốc toạ độ là giao điểm của 2 trục
vuông góc: trục hoành X nằm ngang và trục tung Y thẳng đứng. Trong bản vẽ bằng
máy tính, một điểm trong hệ toạ độ 2 chiều (2D) được xác định bằng giá trị hoành độ
X và tung độ Y cách nhau bởi dấu phẩy (X,Y). Điểm gốc được gán toạ độ 0, 0. Dấu +
(dương) hoặc dấu - (âm) tuỳ thuộc vào vị trí điểm so với các trục và gốc toạ độ.











Hình 2.1: Hệ toạ độ Đềcác và hình thang vuông tạo từ lệnh Line

8

Giá trị toạ độ tuyệt đối dựa theo gốc toạ độ (0,0) nơi mà trục X và trục Y giao
nhau. Sử dụng toạ độ tuyệt đối khi mà bạn biết chính xác giá trị toạ độ X và Y của
điểm.
Giá trị toạ độ tương đối dựa trên điểm nhập cuối cùng nhất trên bản vẽ. Sử
dụng toạ độ tương đối khi bạn biết vị trí của điểm tương đối với điểm trước đó. Để chỉ
định toạ độ tương đối ta nhập vào trước toạ độ dấu @.
2.2.2. Hệ toạ độ cực:
Toạ độ cực được sử dụng để định vị trí một điểm trong mặt phẳng XY. Toạ độ
cực chỉ định khoảng cách và góc so với gốc toạ độ (0,0). Đường chuẩn đo góc theo

chiều dương trục X của hệ toạ độ Đềcác. Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ.











Hình 2.2: Hệ toạ độ cực và các vị trí góc trên hệ toạ độ cực
Để nhập toạ độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu móc
nhọn (<). Ví dụ: để chỉ định điểm có khoảng cách 10 đơn vị từ điểm trước đó và có
góc 45
0
ta nhập như sau: @10<45.
Theo mặc định góc tăng theo ngược chiều kim đồng hồ và giảm theo chiều kim
đồng hồ. Để thay đổi chiều kim đồng hồ ta nhập giá trị âm góc. Ví dụ: nhập 10<270
tương đương với 10<-90.
Toạ độ cực có thể là tuyệt đối (đo theo gốc toạ độ) hoặc tương đối (đo theo
điểm trước đó). Để chỉ định toạ độ cực tương đối ta nhập thêm dấu @.
2.3. Các lệnh quan sát bản vẽ
Giới hạn bản vẽ (limits) thực hiện trong AutoCAD có giá trị khác nhau (từ một
vài mm đến vài trăm mét), nhưng màn hình máy tính có kích thước cố định, do đó
trong quá trình thực hiện bản vẽ để quan sát chúng ta cần phóng to hoặc thu nhỏ hình

9
ảnh. Trong AutoCAD ta có thể phóng to, thu nhỏ hoặc kéo ngang hình ảnh trên màn

hình nhờ vào các lệnh: Zoom, Pan, Dsviewer, View hoặc sử dụng Scroll bar. Các lệnh
quan sát bản vẽ nằm trong View menu. Khi quan sát bản vẽ bằng các lệnh này thì kích
thước thực của các đối tượng trong bản vẽ không thay đổi.
2.3.1. Thu phóng bản vẽ (lệnh Zoom):
Lệnh Zoom dùng để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh các đối tượng trên khung
nhìn (viewport) hiện hành. Lệnh này không làm thay đổi kích thước các đối tượng mà
chỉ thay đổi sự hiển thị của các đối tượng trên màn hình. Ta có thể gọi lệnh này từ
Standard toolbar.
Command: Z ↵
Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or
[All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window] <real time>:
; Các lựa chọn thường sử dụng trong lệnh Zoom:
* Realtime (RTZoom): Realtime là lựa chọn mặc định của lệnh Zoom. Sau khi
thực hiện lệnh Zoom và ta nhấn Enter sẽ thực hiện lựa chọn này. Hoặc ta sử dụng lệnh
Rtzoom.
Khi thực hiện lựa chọn này xuất hiện cursor có hình dạng kính lúp. Giữ phím
trái chuột và kéo biểu tượng này đi lên thì phóng to, kéo xuống thì thu nhỏ hình ảnh
bản vẽ.
Thoát ra khỏi chế độ Realtime Zoom bằng cách nhấn phím éC hoặc nhấp phím
phải chuột xuất hiện Shortcut menu và chọn Exit.
* All: AutoCAD sẽ tạo lại toàn bộ màn hình và phóng để hiển thị toàn bộ bản
vẽ trên màn hình. Nếu chúng ta vẽ trong giới hạn vẽ, AutoCAD sẽ phóng to các hình
đến mức giới hạn bản vẽ. Nếu chúng ta vẽ vượt quá giới hạn vẽ, AutoCAD sẽ thu các
hình về mức đối tượng vẽ.
* Window: Phóng to lên màn hình phần hình ảnh xác định bởi khung cửa sổ
hình chữ nhật bằng cách xác định 2 điểm. Lựa chọn này tương đương với mặc định
"Specify corner of window".
Specify first corner: (Chọn điểm W
1
)

Specify opposite corner: (Chọn điểm W
2
)
* Extents: Phóng to hoặc thu nhỏ các đối tượng bản vẽ đến khả năng lớn nhất
có thể, toàn bộ đối tượng sẽ hiện trên màn hình.
* Previous: phục hồi lại hình ảnh của lệnh Zoom trước đó. Chức năng này có
thể nhớ và phục hồi đến 10 hình ảnh Zoom trước đó.
2.3.2. Kéo ngang hình ảnh màn hình (lệnh Pan):

10
Lệnh Pan cho phép di chuyển vị trí bản vẽ so với màn hình để quan sát các
phần cần thiết của bản vẽ. Khi đó không làm thay đổi độ lớn hình ảnh của bản vẽ.
2.4. Vẽ đoạn thẳng (lệnh Line):
Lệnh Line dùng để vẽ các đoạn thẳng. Đoạn thẳng có thể nằm ngang, thẳng
đứng hoặc nghiêng. Trong lệnh này ta chỉ cần nhập toạ độ các điểm và đoạn thẳng sẽ
nối các điểm này với nhau. Thứ tự các điểm có thể nhập theo ngược chiều hoặc theo
chiều kim đồng hồ.
Command: L ↵
Specify first point: Nhập toạ độ điểm đầu tiên ↵
Specify next point or [Undo]: Nhập toạ độ điểm cuối của đoạn thẳng ↵
Specify next point or [Undo/Close]: Tiếp tục nhập toạ độ điểm tiếp theo hoặc
nhấn Enter để kết thúc lệnh.
Ví dụ:











Hình 2.3: Vẽ hình bằng lệnh Line
Command: L ↵
Specify first point: Chọn P1 bất kỳ ↵
Specify next point or [Undo]: @200,0 ↵
Specify next point or [Undo/Close]: @0,100 ↵
Specify next point or [Undo/Close]: @50,0 ↵
Specify next point or [Undo/Close]: @-150,80 ↵
Specify next point or [Undo/Close]: @-150,-80 ↵

11
Specify next point or [Undo/Close]: @50,0 ↵
Specify next point or [Undo/Close]: C ↵
; Các lựa chọn thường sử dụng trong lệnh Line:
* Undo: Để huỷ bỏ một đoạn thẳng vừa vẽ.
* Close: Để đóng một hình đa giác vẽ bằng lệnh Line.
Nếu tại dòng nhắc "Specify first point" ta nhấn phím Enter thì AutoCAD sẽ lấy
điểm cuối cùng nhất ta xác định trên vùng đồ hoạ làm điểm đầu tiên của đoạn thẳng.
Nếu trước đó ta vừa vẽ cung tròn thì đoạn thẳng sắp vẽ sẽ tiếp xúc với cung tròn này.
2.5. Vẽ đường tròn (lệnh Circle):
Để vẽ đường tròn ta sử dụng lệnh Circle. Có 5 phương pháp khác nhau để vẽ
đường tròn.
2.5.1. Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính (Center, Radius):
Command: C ↵
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Nhập toạ độ tâm
đường tròn ↵
Specify radius of circle or [Diameter]: Nhập giá trị bán kính đường tròn ↵












Hình 2.4
: Vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính (đường kính)
2.5.2. Vẽ đường tròn khi biết tâm và đường kính (Center, Diameter):
Command: C ↵
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Nhập toạ độ tâm
đường tròn ↵

12
Specify radius of circle or [Diameter]: D ↵
Specify radius of circle or [Diameter]: Nhập giá trị đường kính đường tròn ↵
2.5.3. Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm (3P):
Command: C ↵
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 3P ↵
Specify first point on circle: Nhập toạ độ điểm thứ nhất ↵
Specify second point on circle: Nhập toạ độ điểm thứ hai ↵
Specify third point on circle: Nhập toạ độ điểm thứ ba ↵











Hình 2.5
: Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm
2.5.4. Đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng và có bán kính R (TTR):
Sử dụng phương pháp này để vẽ đường tròn tiếp xúc với 2 đối tượng cho trước
và có bán kính là R.
Command: C ↵
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: TTR ↵
Specify point on object for first tangent of cirle: Chọn đối tượng thứ nhất mà
đường tròn sẽ tiếp xúc ↵
Specify point on object for second tangent of cirle: Chọn đối tượng thứ hai mà
đường tròn sẽ tiếp xúc ↵
Specify radius of circle: Nhập giá trị bán kính của đường tròn ↵



13










Hình 2.6
: Đường tròn tiếp xúc với 2 đối tượng và có bán kính R
2.5.5. Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm (2P): hai điểm đó chính là 2 điểm đầu
của đường kính đường tròn.
Command: C ↵
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 2P ↵
Specify first end point of circle's diameter: Nhập toạ độ điểm thứ nhất ↵
Specify second end point of circle's diameter: Nhập toạ độ điểm thứ hai ↵
2.6. Vẽ cung tròn (lệnh Arc):
2.6.1. 3 Points (Cung tròn đi qua 3 điểm):








Hình 2.7:
Vẽ cung tròn đi qua 3 điểm
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: Nhập toạ độ điểm thứ hai ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm thứ ba ↵

14
2.6.2. Start, Center, End (Điểm đầu, tâm, điểm cuối):








Hình 2.8
: Vẽ cung tròn khi biết điểm đầu, tâm và điểm cuối
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: CE ↵
Specify center point of arc: Nhập toạ độ tâm cung tròn ↵
Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: Nhập toạ độ điểm cuối ↵
2.6.3. Star, Center, Angle (Điểm đầu, tâm, góc ở tâm):
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: CE ↵
Specify center point of arc: Nhập toạ độ tâm cung tròn ↵
Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: A ↵
Specify included angle: Nhập giá trị góc ở tâm ↵









Hình 2.10
: Vẽ cung tròn biết điểm đầu, tâm và góc ở tâm


15
2.6.4. Start, Center, Length of Chord (Điểm đầu, tâm, chiều dài dây
cung):










Hình 2.11
: Vẽ cung tròn biết điểm đầu, tâm và chiều dài dây cung
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: CE ↵
Specify center point of arc: Nhập toạ độ tâm cung tròn ↵
Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: L ↵
Specify length of chord: Nhập chiều dài dây cung ↵
2.6.5. Start, End, Radius (Điểm đầu, điểm cuối, bán kính):
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: EN ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm cuối cung tròn ↵
Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: R ↵
Specify radius of arc: Nhập giá trị bán kính ↵







16










Hình 2.12
: Vẽ cung tròn biết điểm đầu, điểm cuối và bán kính
2.6.6. Start, End, Included Angle (Điểm đầu, điểm cuối, góc ở tâm):












Hình 2.13
: Vẽ cung tròn biết điểm đầu, điểm cuối, góc ở tâm
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: EN ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm cuối cung tròn ↵
Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: A ↵
Specify included angle: Nhập giá trị góc ở tâm ↵
2.6.7. Start, End, Direction (Điểm đầu, điểm cuối, hướng tiếp tuyến
của cung tròn tại điểm bắt đầu):

17
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: Nhập toạ độ điểm đầu cung tròn ↵
Specify second point of arc or [CEnter/ENd]: EN ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm cuối cung tròn ↵
Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: D ↵
Specify tangent direction for the start point of arc: Nhập hướng tiếp tuyến tại
điểm bắt đầu cung tròn ↵









Hình 2.14
: Vẽ cung tròn biết điểm đầu, điểm cuối và hướng tiếp tuyến

2.6.8. Center, Start, End (Tâm, điểm đầu, điểm cuối):
Tương tự như Start, Center, End nhưng theo thứ tự sau: nhập toạ độ tâm cung
tròn, toạ độ điểm đầu, toạ độ điểm cuối.
2.6.9. Center, Start, Angle (Tâm, điểm đầu, góc ở tâm):
Tương tự Start, Center, Angle nhưng theo thứ tự sau: nhập toạ độ tâm cung tròn,
toạ độ điểm đầu và góc ở tâm.
2.6.10. Center, Start, Length (Tâm, điểm đầu, chiều dài dây cung):
Tường tự như Start, Center, Length nhưng theo thứ tự sau: nhập toạ độ tâm cung
tròn, toạ độ điểm đầu, chiều dài dây cung.
2.6.11. Cung tròn nối tiếp với đoạn thẳng hay cung tròn trước đó:
Giả sử trước khi thực hiện lệnh Arc ta vẽ đoạn thẳng hay cung tròn, ta muốn vẽ
một cung tròn nối tiếp với đối tượng vừa vẽ thì tại dòng nhắc "Specify start point of
arc or [CEnter]: " ta nhấn phím Enter.
Command: A ↵
Specify start point of arc or [CEnter]: ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm cuối ↵

18
2.7. Vẽ hình chữ nhật (lệnh Rectangle):
Command: REC ↵
Specify first corner point of [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Nhập
toạ độ đỉnh đầu tiên ↵
Specify other corner point: Nhập toạ độ đỉnh đối diện ↵
; Các lựa chọn trong lệnh Rectangle:
* Chamfer: cho phép vát mét 4 đỉnh hình chữ nhật. Đầu tiên ta định các khoảng
cách vát mét, sau đó vẽ hình chữ nhật.
Command: REC ↵
Specify first corner point of [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: C ↵
Specify first chamfer distance for rectangles <>: Nhập khoảng cách vát mét thứ
nhất ↵

Specify second chamfer distance for rectangles <>: Nhập khoảng cách vát mét
thứ hai ↵
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Nhập
toạ độ đỉnh đầu tiên ↵
Specify other corner point: Nhập toạ độ đỉnh đối diện ↵














Hình 2.15
: Sử dụng lệnh Rectangle với các lựa chọn khác nhau

19
* Fillet: cho phép bo tròn các đỉnh của hình chữ nhật.
Command: REC ↵
Specify first corner point of [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: F ↵
Specify fillet radius for rectangles <>: Nhập bán kính cung tròn bo các đỉnh ↵
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Nhập
toạ độ đỉnh đầu tiên ↵
Specify other corner point: Nhập toạ độ đỉnh đối diện ↵

* Width: định chiều rộng nét vẽ
Command: REC ↵
Specify first corner point of [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: W ↵
Specify line width for rectangles <>: Nhập chiều rộng nét vẽ ↵
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Nhập
toạ độ đỉnh đầu tiên ↵
Specify other corner point: Nhập toạ độ đỉnh đối diện ↵
2.8. Vẽ đa tuyến (lệnh Pline):
2.8.1. Vẽ đoạn thẳng:
Command: PL ↵
Specify start point: Nhập toạ độ điểm bắt đầu của Pline ↵
Current line-width is 0.0000 (Chiều rộng hiện hành của Pline là 0)
Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhập toạ độ điểm kế
tiếp ↵
Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhập toạ độ điểm kế
tiếp ↵
; Các lựa chọn vẽ đoạn thẳng:
* Close: đóng Pline bởi một đoạn thẳng.
* Halfwidth: định chiều rộng nửa phân đoạn sắp vẽ.
Starting halfwidth <>: Nhập giá trị nửa chiều rộng đầu phân đoạn ↵
Ending halfwidth <>: Nhập giá trị nửa chiều rộng cuối phân đoạn ↵
* Width: định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ, tương tự Halfwidth.


20










Halfwidth Width
Hình 2.16
: Các lựa chọn Halfwidth và Width
* Length: vẽ tiếp một phân đoạn có phương chiều như đoạn thẳng trước đó. Nếu
đoạn trước đó là cung tròn thì nó sẽ tiếp xúc với cung tròn.
Length of line: Nhập chiều dài phân đoạn tiếp theo ↵








Hình 2.17
: Lựa chọn Length
* Undo: huỷ bỏ phân đoạn vừa vẽ.
2.8.2. Vẽ cung tròn:
Command: PL ↵
Specify start point: Nhập toạ độ điểm bắt đầu của Pline ↵
Current line-width is 0.0000 (Chiều rộng hiện hành của Pline là 0)
Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: A ↵
Specify endpoint of arc or [Angle/Center/Close/Direction/Halfwidth/Line/
Radius/Second pt/Undo/Width]:
; Các lựa chọn vẽ cung tròn:


21
* Close: cho phép ta đóng đa tuyến bởi một cung tròn.
* Halfwidth, Width, Undo: tương tự chế độ vẽ đoạn thẳng.
* Angle: tương tự lệnh Arc, khi ta nhập A sẽ có dòng nhắc:
Specify included angle: Nhập giá trị góc ở tâm ↵
* Center: tương tự lệnh Arc, khi ta nhập CE sẽ có dòng nhắc:
Specify center point of arc: Nhập toạ độ tâm cung tròn ↵
Specify end point of arc or [Angle/Length]:
* Direction: định hướng của đường tiếp tuyến với điểm đầu tiên của cung. Khi
tap nhập D sẽ xuất hiện dòng nhắc sau:
Specify the tangent direction for the start point of arc: Nhập góc hay chọn
hướng tiếp tuyến ↵
* Radius: xác định bán kính cong của cung, khi ta nhập R sẽ xuất hiện dòng
nhắc:
Specify radius of arc: Nhập giá trị bán kính ↵
Specify end point of arc or [Angle]:
* Second pt: nhập toạ độ điểm thứ hai và điểm cuối để có thể xác định cung tròn
đi qua 3 điểm. Khi ta nhập S sẽ xuất hiện dòng nhắc:
Specify second point on arc: Nhập toạ độ điểm thứ hai ↵
Specify end point of arc: Nhập toạ độ điểm cuối cung tròn ↵
* Line: trở về chế độ vẽ đoạn thẳng.
* <End point of arc>: nếu tại dòng nhắc vẽ cung của đa tuyến ta nhập toạ độ
điểm cuối thì ta sẽ có một cung tròn tiếp xúc với phân đoạn trước đó.








Hình 2.18
: Lựa chọn Endpoint of arc

22
2.9. Các phương thức truy bắt điểm và trình tự truy bắt:
Trong khi thực hiện các lệnh vẽ, AutoCAD có khả năng gọi là Object Snap
(OSNAP) dùng để truy bắt các điểm thuộc dối tượng, ví dụ: điểm cuối của đoạn thẳng,
điểm giữa của cung tròn, tâm của đường tròn, Khi sử dụng các phương thức truy bắt
điểm, tại giao điểm hai sợi tóc xuất hiện một ô vuông có tên gọi Aperture hoặc là ô
vuông truy bắt và tại điểm cần truy bắt xuất hiện Marker (khung hình ký hiệu phương
thức truy bắt). Khi ta chọn các đối tượng đang ở trạng thái truy bắt AutoCAD sẽ tự
động tính toạ độ điểm truy bắt và gán cho điểm cần tìm.
; Trình tự truy bắt tạm trú một điểm của đối tượng:
* Bắt đầu thực hiện lệnh đòi hỏi phải chỉ định điểm (Specify a point).
* Khi tại dòng nhắc lệnh yêu cầu chỉ định điểm (Specify a point) thì ta chọn
phương thức bắt điểm bằng một trong các phương pháp sau: - Click vào toolbar
button trên thanh công cụ Standard, thanh thả xuống Object Snap.
- Giữ phím Shift và nhấp phím phải của chuột khi con trỏ đang trên vùng đồ
hoạ sẽ xuất hiện shortcurt menu Object snap. Sau đó ta chọn phương thức bắt điểm từ
Shortcut menu này.
- Nhập tên tắt (ba chữ cái đầu tiên) vào
Ta có thể gán phương thức truy bắt điểm theo hai phương diện:
- Truy bắt điểm tạm trú: chỉ sử dụng một lần khi truy bắt một điểm.
- Truy bắt điểm thường trú: (running object snaps): gán các phương thức truy
bắt điểm là thường trú (lệnh Osnap).
; Các phương thức bắt điểm:
* CEnter: sử dụng để bắt điểm tâm của circle, arc, ellipse. Khi truy bắt ta cần
chọn đối tượng cần truy bắt tâm.
* ENDpoint: sử dụng để bắt điểm cuối của line, spline, arc, phân đoạn của pline,
mline. Chọn tại điểm gần điểm cuối cần truy bắt. Vì line và arc có hai điểm cuối, do đó

AutoCAD sẽ bắt điểm cuối nào gần giao điểm hai sợi tóc nhất.
* INSert: dùng để bắt điểm chèn của dòng text và block (khối). Chọn một điểm
bất kỳ của dòng text hoặc block và nhấp phím chọn.
* INTersection: dùng để bắt giao điểm của hai đối tượng. Muốn truy bắt thì giao
điểm phải nằm trong ô vuông truy bắt hoặc cả hai đối tượng đều chạm với ô vuông
truy bắt.
* MIDpoint: dùng để bắt điểm giữa của một line, arc hoặc spline. Chọn một
điểm bất kỳ thuộc đối tượng.

23
* NEArest: sử dụng để bắt một điểm thuộc đối tượng gần giao điểm với hai sợi
tóc nhất. Cho ô vuông truy bắt điểm chạm đối tượng gần điểm cần truy bắt và nhấp
phím chọn.
* NODe: sử dụng để bắt một điểm (point). Cho ô vuông truy bắt đến chạm với
điểm và nhấp phím chọn.
* PERpendicular: sử dụng để bắt điểm vuông góc với đối tượng được chọn.
Cho ô vuông truy bắt đến chạm với đối tượng và nhấp phím chọn. Đường thẳng vuông
góc với đường tròn sẽ đi qua tâm đường tròn (kéo dài).
* QUAdrant: sử dụng để bắt các điểm 1/4 của circle. ellipse hoặc arc. Cho ô
vuông truy bắt đến gần điểm cần truy bắt, chạm với đối tượng và nhấp phím chọn.
* TANgent: sử dụng để bắt điểm tiếp xúc với line, arc, ellipse, spline hoặc circle.
Cho ô vuông truy bắt chạm với đối tượng tại gần điểm cần tìm và nhấp phím chọn.
* Paralell: phương thức truy bắt điểm này dùng để vẽ đường thẳng song song
với đường thẳng sẵn có trên bản vẽ.
; Trình tự truy bắt tạm trú một điểm của đối tượng:
* Bắt đầu thực hiện lệnh đòi hỏi phải chỉ định điểm (Specify a point).
* Khi tại dòng nhắc lệnh yêu cầu chỉ định điểm (Specify a point) thì ta chọn
phương thức bắt điểm bằng một trong các phương pháp sau:
- Click vào toolbar button trên thanh công cụ Standard, thanh thả xuống Object
Snap.

- Giữ phím Shift và nhấp phím phải của chuột khi con trỏ đang trên vùng đồ
hoạ sẽ xuất hiện shortcurt menu Object snap. Sau đó ta chọn phương thức bắt điểm từ
Shortcut menu này.
- Nhập tên tắt (ba chữ cái đầu tiên, ví dụ: END, CEN, ) vào dòng nhắc lệnh.
* Di chuyển ô vuông truy bắt (Aperture) ngang qua vị trí cần truy bắt, khi đó sẽ
có một khung hình ký hiệu phương thức (Marker) hiện lên tại điểm cần truy bắt và
nhấp phím chọn (khi cần nhấn phím TAB để chọn điểm truy bắt).
; Gán chế độ bắt điểm thường trú:
Ngoài chế độ bắt điểm tạm trú ta có thể gán chế độ truy bắt thường trú bằng hộp
thoại Drafting Setting. Hộp thoại Drafting Setting có 3 trang: Snap and Grid, Polar
Tracking và Object Snap.
Để làm xuất hiện hộp thoại Drafting Setting:
- Thực hiện lệnh Osnap hoặc Dsettings.
- Giữ phím Shift và nhấp phím phải chuột trên vùng đồ hoạ sẽ xuất hiện
Shortcut menu và ta chọn Osnap Settings

24
- Nếu trước đó chưa gán chế độ truy bắt điểm thường trú thì ta có thể chọn nút
OSNAP trên Status bar.
Khi chọn Object Snap của hộp hội thoại Drafting Settings sẽ xuất hiện trang
Object Snap. Trên hộp thoại này, để gán các phương thức bắt điểm thường trú ta chọn
các ô tương ứng trên khung Object Snap modes.
; Các lựa chọn khác:
* Select all: Chọn tất cả các phương thức bắt điểm có trong bảng.
* Clear all: huỷ bỏ toàn bộ phương thức bắt điểm đang chọn.
* Object Snap On (F3): tắt mở chế độ bắt điểm thường trú. Các phương thức bắt
điểm được chọn có tác dụng chỉ khi chọn nút này.
2.10. Tô vật liệu và hiệu chỉnh:
2.10.1. Trình tự tô vật liệu:
- Thực hiện lệnh Bhatch.

- Trên hộp thoại Boundary Hatch chọn Quick tab.
- Trên danh sách Type chọn Predefined.
- Trên danh sách Pattern, chọn tên mẫu tô từ danh sách hoặc bấm nút […]bên
cạnh danh sách Pattern làm xuất hiện hộp thoại Hatch pattern pallete.b
- Chọn mẫu tô cần thiết và nhấn OK.















Hình 2.19: Hộp thoại Boundary Hatch, trang Quick

25

×