Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

ứng dụng viễn thám và gis thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ



Nguyễn Thị Bích Hường




ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN
ĐỀ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ TỈNH THANH HÓA


Chuyên nghành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 60.44.76



T ÓM T ẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Đình Minh




Hà Nội – 2012




4
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH 8
MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 10
3. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc luận văn 11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ QLTHĐB 12
1.1. Khái quát về quản lý tổng hợp đới bờ 12
1.1.1. Định nghĩa về đới bờ 12
1.1.2. Định nghĩa về quản lý tổng hợp đới bờ 13
1.1.3. Nội dung phƣơng pháp thực hiện và nghiên cứu QLTHĐB 14
1.2. Tổng quan về viễn thám, GIS và bản đồ chuyên đề 22
1.2.1. Tƣ liệu viễn thám 22
1.2.2. Những đặc trƣng phản xạ phổ của các đối tựơng tự nhiên 26
1.2.3. Khái quát về hệ thông tin địa lý (GIS) 28
1.2.4. Tích hợp viễn thám và GIS 30
1.2.5. Khái quát về bản đồ chuyên đề 35
1.3. Tình hình nghiên cứu viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ chuyên đề
trên thế giới và Việt Nam 40
1.3.1. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồ chuyên đề trên
thế giới 40
1.3.2. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồ chuyên đề ở
Việt Nam 45

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ
QLTHĐB TỈNH THANH HÓA 49
2.1. Tổng quan về phƣơng pháp và quy trình công nghệ 49
2.2. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện 50
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ 62
QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ TỈNH THANH HÓA 62
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa 62
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 62

5
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 68
3.2. Cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ chuyên đề 72
3.2.1. Nhóm lớp dữ liệu nền địa lý 72
3.2.2. Nhóm lớp dữ liệu chuyên đề 79
3.3. Một số bản đồ chuyên đề khu vực đới bờ tỉnh Thanh Hóa 82
3.3.1. Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng 82
3.2.2. Bản đồ các vùng đất ngập nƣớc 85
3.2.3. Bản đồ các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản 87
3.4. Một số ứng dụng bản đồ chuyên đề thành lập khu vực tỉnh Thanh Hóa trong
QLTHĐB 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 1 102
PHỤ LỤC 2 107
PHỤ LỤC 3 115






















6
CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIS
Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System)
CSDL
Cơ sở dữ liệu
QLTHĐB
Quản lý tổng hợp đới bờ
PTBV
Phát triển bền vững
TX.
Thị xã
TT.

Thị trấn
KKT
Khu kinh tế
NOAA
National Oceanic and Atmospheric Administration
MODIS
Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer
SPOT
Satellite Pour l'Observation de la Terre
Envisat
Environmental Satellite
HRVIR
High-Resolution Visible Infra-Red
RADAR
Radio Detection And Ranging
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội

















7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng 16
Bảng 1.2: Các bản đồ chuyên đề cần thành lập phục vụ QLTHĐB 17
Bảng 1.3: Độ phân giải không gian của tƣ liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải trung
bình 23
Bảng 1.4: Độ phân giải không gian của tƣ liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao 24
Bảng 1.5: Các thông số ảnh SPOT 25
Bảng 1.6: Độ phân giải không gian của tƣ liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải siêu cao
25
Bảng 3.1: Các huyện, thị xã ven biển tỉnh Thanh Hóa 63
Bảng 3.2: Kết cấu dân số, lao động các huyện thị ven biển Thanh Hóa 68
Bảng 3.3: Tình hình giáo dục, y tế các huyện thị ven biển Thanh Hóa 69
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thanh Hoá thời kỳ 2000 - 2008 70
Bảng 3.5: Các loại hình lớp phủ rừng khu vực đới bờ Thanh Hóa 92
Bảng 3.6: Diện tích các loại hình đất ngập nƣớc khu vực ven biển Thanh Hóa 94
Bảng 3.7: Diện tích các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác 96
khoáng sản ven biển Thanh Hóa 96























8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Phản xạ phổ của các đối tƣợng tự nhiên 26
Hình 1.2: Sơ đồ tích hợp GIS và viễn thám 32
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ chuyên đề 50
Hình 2.2: Tƣ liệu ảnh viễn thám SPOT2, năm 2009 51
Hình 2.3: Một số hình ảnh khảo sát ngoại nghiệp ven biển tỉnh Thanh Hóa 57
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tỉnh thanh Hóa 62
Hình 3.2: Phạm vi đới bờ tỉnh thanh Hóa 63
Hình 3.3: Điểm tọa độ cơ sở Quốc gia khu vực đới bờ Thanh Hóa 73
Hình 3.4: Dữ liệu đƣờng địa giới khu vực đới bờ Thanh Hóa 74
Hình 3.5: Dữ liệu Ủy ban hành chính khu vực đới bờ Thanh Hóa 74
Hình 3.6: Dữ liệu đƣờng bình độ khu vực đới bờ Thanh Hóa 75
Hình 3.7: Dữ liệu điểm độ cao khu vực đới bờ Thanh Hóa 76
Hình 3.8: Dữ liệu đƣờng bờ khu vực đới bờ Thanh Hóa 77
Hình 3.9: Dữ liệu giao thông khu vực đới bờ Thanh Hóa 78
Hình 3.10: Dữ liệu cơ sở hạ tầng khu vực đới bờ Thanh Hóa 79

Hình 3.11: Dữ liệu về rừng ngập mặn 80
Hình 3.12: Dữ liệu về rừng kín lá rộng thƣờng xanh 80
Hình 3.13: Dữ liệu về ĐNN khu vực đới bờ Thanh Hóa 81
Hình 3.14: Dữ liệu về các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản
khu vực đới bờ Thanh Hóa 81
Hình 3.15: Bảng chú giải bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng 83
Hình 3.16: Bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng khu vực đới bờ Thanh Hóa, 84
tỷ lệ 1:100000 84
Hình 3.17: Bản đồ các vùng đất ngập nƣớc khu vực đới bờ tỉnh Thanh Hóa, 86
tỷ lệ 1:100000 86
Hình 3.18: Bảng chú giải bản đồ các vùng đất ngập nƣớc 87
Hình 3.19: Bảng chú giải các vùng đô thị, khu công nghiệp 88
và khai thác khoáng sản 88
Hình 3.20: Bản đồ các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản đới
bờ tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ 1:100000 89
Hình 3.21: Biểu đồ các loại hình lớp phủ rừng chính khu vực đới bờ Thanh Hóa 93
Hình 3.22: Hình ảnh tƣ liệu về lớp phủ rừng khu vực đới bờ Thanh Hóa 93
Hình 3.23: Một số loại hình ĐNN nhân tạo khu vực đới bờ Thanh Hóa 95
Hình 3.24: Tƣ liệu ảnh về các hoạt động trồng cói, nuôi tôm và làm muối khu vực
ven biển Thanh Hóa 95
Hình 3.25 : Biểu đồ một số loại hình sử dụng đất vùng đô thị, khu công nghiệp và
khai thác khoáng sản 97
Hình 3.26: Tƣ liệu ảnh về các hoạt động công nghiệp và phát triển khu vực 97
đới bờ tỉnh Thanh Hóa 97





9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đƣờng bờ biển chạy dài từ cực Bắc đến cực Nam của Tổ quốc,
trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có gần một nửa số tỉnh, thành phố
tiếp giáp với biển. Nhiều thành phố lớn, khu du lịch, khu công nghiệp lớn và quan
trọng, khai thác mỏ và khoáng sản, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, giao thông
vận tải và các hoạt động phát triển kinh tế quan trọng khác tập trung ở đới bờ.
Tuy nhiên, cùng với các hoạt động sử dụng đất và phát triển kinh tế cũng
kéo theo những tác động xấu đối với môi trƣờng, làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, gây tai biến thiên nhiên, Sự cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo vệ
môi trƣờng và mục tiêu phát triển bền vững ngày càng bị đe dọa.
Công tác quản lý tổng hợp đới bờ rất cần thiết và quan trọng đối với chính
quyền địa phƣơng các tỉnh, thành phố ven biển giúp quản lý và quy hoạch kinh tế -
xã hội, môi trƣờng một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quy hoạch tổng thể -
khai thác nguồn lợi thiên nhiên hợp lý, phục vụ công cuộc xây dựng - phát triển
bền vững kinh tế vùng ven biển .
Thanh Hóa là một tỉnh ven biển, với đƣờng bờ biển dài, lãnh hải rộng, có
nhiều cửa lạch lớn, rất thuận lợi phát triển kinh tế biển. Dân cƣ sống tập chung
đông đúc ở các huyện thị vùng đồng bằng và ven biển. Vì vậy, việc quản lý tổng
hợp đới bờ nhằm mục tiêu phát triển bền vững vùng ven biển Thanh Hóa cũng là
một trong những vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách.
Ngày nay, việc sử dụng thông tin vệ tinh viễn thám trong nghiên cứu, giám
sát trái đất trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Công nghệ khai thác thông tin vệ tinh đang thực sự phục vụ con ngƣời, mang
lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực khoa học-công nghệ, phục vụ đời sống, sản
xuất và kiểm soát tài nguyên - môi trƣờng.
Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “ỨNG DỤNG VIỄN
THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG
HỢP ĐỚI BỜ TỈNH THANH HÓA” nhằm cung cấp một số thông tin và hệ thống cơ
sở dữ liệu cần thiết và hữu ích phục vụ công tác QLTHĐB khu vực.



10
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Sử dụng tƣ liệu ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ GIS để thành lập một
số bản đồ chuyên đề phục vụ công tác QLTHĐB tỉnh Thanh Hóa, bao gồm các bản
đồ sau:
+ Bản đồ Hiện trạng lớp phủ rừng
+ Bản đồ Các vùng đất ngập nƣớc
+ Bản đồ Các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản
Các bản đồ đƣợc thành lập ở tỷ lệ 1: 100000, hệ tọa độ VN-2000 (lƣới chiếu
UTM, Elipxoid WGS-84, múi chiếu 6
0
, kinh tuyến trục 105
0
)
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khả năng khai thác và sử dụng tƣ liệu ảnh viễn thám trong
thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý tổng hợp đới bờ
- Nghiên cứu hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ
chuyên đề ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thành lập bản đồ chuyên đề trên
cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS.
- Thu thập, tổng hợp tƣ liệu ảnh viễn thám, bản đồ và các tài liệu cần thiết
khác và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề khu vực đới bờ tỉnh Thanh Hóa
- Triển khai thử nghiệm thành lập các bản đồ chuyên đề hiện trạng lớp phủ
rừng; các vùng đất ngập nƣớc; các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác
khoáng sản phục vụ công tác quản lý tổng hợp khu vực đới bờ tỉnh Thanh Hóa
3. Phạm vi nghiên cứu

- Phần biển: bao gồm vùng biển ven bờ cách 06 hải lý trở vào của tỉnh
Thanh Hóa.
- Phần đất liền: bao gồm các huyện và thị xã ven biển tỉnh Thanh Hóa (5
huyện và 1 thị xã): huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hoá, TX. Sầm
Sơn, huyện Quảng Xƣơng, huyện Tĩnh Gia
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phƣơng pháp viễn thám và GIS

11
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
- Phƣơng pháp kế thừa
- Phƣơng pháp chuyên gia
* Phương pháp nghiên cứu chính: Viễn thám và GIS
* Phần mềm sử dụng:
+ Số hóa: MicroStation
+ Phân tích thông tin, biên tập và lƣu trữ dữ liệu: ArcGIS 9.0.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các bảng, danh mục
các hình, các phụ lục, …luận văn bao gồm các nội dung chính sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về ứng dụng viễn thám và GIS trong thành lập
bản đồ chuyên đề phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ
Chƣơng 2. Phƣơng pháp thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ
QLTHĐB tỉnh Thanh Hóa
Chƣơng 3. Bản đồ chuyên đề phục vụ QLTHĐB tỉnh Thanh Hóa

















12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ QLTHĐB
1.1. Khái quát về quản lý tổng hợp đới bờ
1.1.1. Định nghĩa về đới bờ
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc về đới bờ. Đới bờ có thể đƣợc hiểu nhƣ một không gian bao gồm phần biển
ven bờ và phần đất lục địa liền kề, hay là các vùng đất ven biển. Theo Bách khoa
Từ điển về Hải dƣơng học xuất bản tại Mỹ năm 1966, thì đới bờ đƣợc định nghĩa
là “Một không gian trải dọc theo đường bờ và có chiều ngang mở rộng về
hướng đất liền khoảng 0,5 dặm Anh và về phía biển đến hết biên giới trên biển
của quốc gia đó”. Đới bờ thực chất là một hệ thống nhất các nguồn tài nguyên lục
địa và đại dƣơng, nó cung cấp không gian sống và các nguồn tài nguyên sinh học
và vi sinh học cho con ngƣời.
Đến năm 1972 các nhà khoa học trong Hội thảo tại Mỹ về đới bờ đã thống
nhất định nghĩa rằng “Đới bờ là một dải lục địa và biển kế cận nhau, có chiều
rộng thay đổi. Tại đây, việc sử dụng các hệ sinh thái trên đất liền có ảnh hưởng
trực tiếp đến các hệ sinh thái biển và ngược lại”. Về phía đất liền, đới bờ không
có giới hạn cụ thể, nhƣng về phía biển, tùy thuộc vào khả năng quản lý, nó đƣợc

mở rộng đến mép thềm lục địa. Ngoài ra còn nhiều khái niệm khác về đới bờ của
mỗi quốc gia nhằm định nghĩa một cách tổng quát và phù hợp nhất với đặc điểm
đới bờ của mình.
Đến năm 1992 tại Rio De Janiero, Hội nghị môi trƣờng và phát triển đã đƣa
ra khái niệm về quản lý tổng hợp đới bờ. Theo đó, đới bờ đƣợc hiểu là phạm vi
không gian bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển, là khu vực chuyển
tiếp giữa biển và lục địa. Ở Việt Nam Cục Bảo vệ Môi trường (2003) và Chương
trình nghị sự 21 năm 2005 đã nêu: “Vùng bờ là vùng biển ven bờ và đất ven biển
có ranh giới phía đất liền là nơi tác động qua lại với biển không còn đáng kể và
ranh giới phía biển là nơi mà các hoạt động của con người ảnh hưởng đến”.
Trong thực tế, đới bờ đƣợc xác định một cách tƣơng đối, thƣờng phụ thuộc vào
ranh giới hành chính, khả năng và mục tiêu quản lý [14]
Ranh giới đới bờ thƣờng đƣợc xác định tƣơng đối dựa trên sự kết hợp của 3
yếu tố chính là:
- Ranh giới hành chính, các huyện, xã có biển.
- Mức độ tác động của các hoạt động kinh tế và dân sinh đến tài nguyên và

13
môi trƣờng biển ven bờ và tác động tƣơng hỗ của các điều kiện tự nhiên vùng bờ
đến các hoạt động đó.
- Khả năng quản lý của địa phƣơng trong điều kiện hiện nay [14]
1.1.2. Định nghĩa về quản lý tổng hợp đới bờ
Vùng bờ và đại dƣơng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ hải
sản, dầu khí, hệ sinh thái biển Hệ thống tài nguyên biển ở vùng bờ đều thuộc hệ
thống tài nguyên chia sẻ, không thuộc riêng một ngành nào. Chính vì tiềm năng đa
ngành nên nhiều ngành kinh tế cùng khai thác, sử dụng trên một không gian bờ và
đại dƣơng. Cụ thể: Ngành Công thƣơng khai thác dầu khí, cảng biển; Ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác thủy sản; ngành Văn hóa – Du lịch - Thể
thao khai thác du lịch, danh thắng; ngành Tài nguyên và Môi trƣờng khai thác đất
đai chƣa kể đến hệ thống ngang là các tỉnh có biển, bờ biển, đảo Trong khi đó,

việc quản lý chỉ dựa trên quản lý đơn ngành mà chƣa có QLTHĐB. Việc quản lý
đơn ngành chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình mà không chú ý đến lợi ích của
ngành khác, chú trọng mục đích phát triển nhiều hơn là bảo vệ tài nguyên và môi
trƣờng, chú trọng khai thác theo hƣớng tăng trƣởng kinh tế nhiều hơn là theo
hƣớng kế hoạch hóa. Điều này làm mâu thuẫn về lợi ích giữa ngành này với ngành
khác trong việc sử dụng hệ thống tài nguyên ở vùng bờ, đại dƣơng và biển ngày
càng tăng. Hậu quả là một loạt các vấn đề về môi trƣờng biển và sử dụng kém hiệu
quả tài nguyên biển đang diễn ra [25]
Quản lý tổng hợp đới bờ cho đến nay đƣợc thừa nhận là phƣơng pháp tiếp
cận thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề môi trƣờng và phát triển ở các vùng bờ
hiện tại và trong tƣơng lai. Quản lý tổng hợp đới bờ đã thay thế một cách hiệu quả
cho các phƣơng thức quản lý truyền thống trƣớc đây trên hầu khắp các quốc gia
giáp biển trong công tác quy hoạch và sử dụng đới bờ.
Tại Hội nghị Quốc tế về đới bờ, quản lý tổng hợp đới bờ đƣợc định nghĩa:
“Quản lý tổng hợp đới bờ bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu,
quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố
lịch sử, văn hoá và truyền thống, các lợi ích trong mâu thuẫn sử dụng; là quá
trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững”.
Quản lý tổng hợp đới bờ còn phác thảo kết hợp các luật, chính sách có ảnh
hƣởng đến vùng bờ khác nhau, nhằm đem lại sự hợp tác giữa các địa phƣơng, vùng
miền và giữa các quốc gia.

14
Quản lý tổng hợp đới bờ không chỉ là những chính sách về môi trƣờng đơn
thuần, mà còn nhằm đạt đƣợc sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội ở các vùng
ven biển và giúp phát triển toàn diện các tiềm năng nhƣ những cộng đồng mạnh,
đa dạng và hiện đại.
1.1.3. Nội dung phương pháp thực hiện và nghiên cứu QLTHĐB
a. Các phƣơng pháp tiếp cận:
- Tiếp cận hệ thống

Đới bờ là một hệ thống tự nhiên - xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi
biến động của từng thành phần trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần
khác. Tài nguyên, môi trƣờng đới bờ là sản phẩm của quá trình tƣơng tác lục địa -
biển, sông - biển, khí quyển - biển, giữa các địa quyển với sinh quyển. Đới bờ là hệ
thống phức tạp, nhạy cảm với các tác động tự nhiên và nhân sinh, biến động nhanh
theo cả không gian và thời gian. Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu quản lý
tổng hợp đới bờ phải đƣợc tiến hành đồng bộ, hệ thống, toàn diện. Việc sử dụng
bảo vệ tài nguyên, điều kiện môi trƣờng phải tính đến không chỉ các yếu tố nội tại
mà còn các yếu tố bên ngoài (vùng lân cận).
- Tiếp cận về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm phƣơng hại tới sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. PTBV đới
bờ là sử dụng hợp lý tiềm năng về tài nguyên, môi trƣờng, điều kiện tự nhiên
trong giới hạn cho phép, trong khả năng chịu đựng, tự phục hồi của đới bờ nhằm
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn đảm
bảo cho các thế hệ tƣơng lai những điều kiện tài nguyên và môi trƣờng cần thiết để
họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
Đới bờ đƣợc coi là khu vực có tài nguyên quan trọng đối với phát triển kinh
tế (với tƣ cách là nguồn nguyên, nhiên liệu, địa bàn hoạt động ), đối với sự bền
vững về môi trƣờng (đới bờ là một bộ phận của môi trƣờng sống của con ngƣời và
thế giới sinh vật, nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, nơi cung cấp tài nguyên
phong phú), bền vững về mặt xã hội (đới bờ gắn liền với sự phát triển văn hoá,
phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất; là nơi xảy ra các xung đột môi trƣờng;
là nơi góp phần xoá đói, giảm nghèo đối với ngƣời dân …). Mặt khác, các hoạt
động kinh tế, xã hội phải nằm trong giới hạn cho phép của các hệ sinh thái đới bờ
(các chức năng, giá trị và đa dạng sinh học của vũng vịnh phải đƣợc duy trì). Nhƣ
vậy PTBV và bảo tồn, bảo vệ đới bờ có mối quan hệ “sinh - tử”.




15
- Tiếp cận tích hợp và liên ngành
Bản chất tài nguyên, chức năng môi trƣờng đới bờ vừa phản ánh lại vừa phụ
thuộc các yếu tố tự nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hoá, chính trị. Đới
bờ phải đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau về tự nhiên (sinh học, sinh thái,
địa lý, hải văn, thuỷ văn, địa chất ), về xã hội (văn hoá, phong tục, tập quán, xung
đột môi trƣờng), kinh tế, về an ninh quốc phòng Do đó, để nghiên cứu quản lý
tổng hợp đới bờ cần phải dựa vào sự tích hợp các chuyên ngành, sự phối hợp các
chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau nhƣ khoa học tự
nhiên (sinh học, các ngành khoa học trái đất, thủy sản, giao thông, ), khoa học xã
hội và nhân văn (kinh tế, luật, quản lý, môi trƣờng ), của các Bộ, ngành khác
nhau.
- Tiếp cận sinh thái học
Đới bờ là hệ sinh thái mỏng manh, dễ bị tổn thƣơng, có sức chịu đựng giới
hạn, phụ thuộc nhiều vào các quá trình tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt
động nhân sinh. Đa dạng sinh cảnh nói riêng, điều kiện tự nhiên nói chung là cơ sở
cho hình thành và tồn tại của đa dạng sinh học (đa dạng gen, loài và hệ sinh thái)
và tiềm năng tự nhiên của đới bờ. Mặt khác, cân bằng sinh thái đảm bảo duy trì các
chức năng, giá trị, bảo vệ đƣợc tài nguyên và môi trƣờng của đới bờ cũng là mục
tiêu của PTBV. Để đạt mục tiêu này, mọi hoạt động về khai thác, sử dụng đới bờ
phải đƣợc tiến hành ở trong khả năng chịu đựng và phục hồi của hệ sinh thái. Cách
tiếp cận này đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thƣơng, sức
chịu đựng của các hệ sinh thái đới bờ. Việc quản lý bền vững đới bờ phải dựa vào
tiếp cận sinh thái và chiến lƣợc thích ứng [1]
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp kế thừa truyền thống: dự án sẽ kế thừa, tham khảo, sử dụng
các kết quả đã đạt đƣợc của các đề tài dự án đã có.
- Phƣơng pháp điều tra: để thu thập, điều tra số liệu và đánh giá
- Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp hệ thống

- Phƣơng pháp quy hoạch tổng thể tài nguyên và môi trƣờng
- Phƣơng pháp xác định trọng số


16
- Các phƣơng pháp tin học, viễn thám và GIS: xây dựng hệ thống dữ liệu
GIS, phân tích dữ liệu không gian, thuộc tính thành lập các bản đồ chuyên đề tài
nguyên và môi trƣờng, quy hoạch và phát triển bền vững [1]
c. Hệ thống thông tin tổng hợp cần xác lập phục vụ QLTHĐB
Để thực hiện quản lý tổng hợp đới bờ cần phải có một hệ thống các thông
tin tổng hợp đƣợc thu thập, tổng hợp, xây dựng thành một CSDL chi tiết với những
nội dung nhƣ sau:
- Các thông tin cần thu thập và xây dựng: thông tin về số liệu thống kê,
bảng biểu, bản đồ, biểu đồ, báo cáo, … đƣợc mô tả trong bảng 1.1 [1]
Bảng 1.1: Cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
A. Cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
1. Tài nguyên đất
2. Tài nguyên nƣớc
3. Tài nguyên sinh vật
4. Tài nguyên khoáng sản
5. Tài nguyên vị thế
6. Tài nguyên du lịch
7. Năng lƣợng sạch (sóng, thủy triều, gió)
8. Cảng, giao thông
9. Kinh tế - xã hội
B. Cơ sở dữ liệu về môi trường
10. Suy thoái môi trƣờng đất
11. Ô nhiễm môi trƣờng (tự nhiên, nhân sinh).
12. Nhiễm mặn
13. Xói lở - bồi tụ

14. Cát lấn
15. Sa mạc hóa
16. Bão lụt
17. Động đất
18. Núi lửa
19. Sóng thần
20. Tràn dầu



17

- Các bản đồ chuyên đề cần thành lập đƣợc thống kê trong bảng 1.2 [15]
Bảng 1.2: Các bản đồ chuyên đề cần thành lập phục vụ QLTHĐB
CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐÊ PHỤC VỤ QLTHĐB
A. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1. Địa chất
2. Địa mạo
3. Thổ nhƣỡng
4. Mạng lƣới thủy văn
5. Lƣợng mƣa
6. Chế độ nhiệt
7. Thủy văn - hải văn
8. Các khu bảo tồn thiên nhiên
9. Các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
10. Hiện trạng lớp phủ rừng
11. Hiện trạng các vùng nuôi trồng thủy sản
12. Các vùng đất ngập nƣớc
13. Các vùng sinh thái
14. Các vùng đô thị, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản

15. Hiện trạng sử dụng đất
B. Tài nguyên và môi trƣờng
16. Tài nguyên rừng
17. Tài nguyên nƣớc
18. Tài nguyên khoáng sản
19. Ô nhiễm môi trƣờng
20. Các khu vực bị ô nhiễm nƣớc
21. Xâm nhập mặn
22. Các vùng ngập lụt
23. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ, mực nƣớc biển dâng)
24. Tai biến thiên nhiên (đƣờng đi của bão, động đất, cát bay, cát chảy )
25. Biến động đƣờng bờ sông và biển




18
- Khung và cấu trúc cơ sở dữ liệu: Khung và cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ
quản lý tổng hợp đới bờ bao gồm các nhóm lớp thông tin sau [13]:
1. Nền địa lý- CoSoDoDac

2. Dữ liệu quan trắc – Dlieu_QuanTrac

3. Tài nguyên Đất – TNDat


19
4. Địa chất và Tài nguyên khoáng sản – DiaChat_KhoangSan

5. Tài nguyên Nƣớc – TNNuoc


6. Đa dạng sinh học – TL_DaDangSinhHoc


20
7. Tài nguyên vùng bờ khác – TNVungBo

8. Thủy văn-Hải văn – ThuyHaiVan

9. Ô nhiễm và sự cố môi trƣờng – OnhiemSuCo_MoiTruong


21
10. Tai biến thiên nhiên – TaiBienThienNhien

11. Kinh tế - Xã hội – KinhTeXaHoi

12. Quy hoạch – Kế hoạch – QuyHoachKeHoach


22
1.2. Tổng quan về viễn thám, GIS và bản đồ chuyên đề
1.2.1. Tư liệu viễn thám
Sự phát triển của tƣ liệu viễn thám gắn liền với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
hàng không vũ trụ, các phƣơng pháp chụp ảnh và thu nhận thông tin của các đối
tƣợng trên mặt đất.
Tƣ liệu viễn thám bao gồm ảnh mặt đất đƣợc chụp từ máy bay, kinh khí cầu
hoặc các phƣơng tiện khác trên không trung, chụp bằng phim ảnh từ các loại máy
chụp khác nhau (gọi chung là ảnh viễn thám hàng không) và ảnh chụp từ vệ tinh
với độ phân giải khác nhau : thấp, trung bình và cao (đƣợc gọi là ảnh viễn thám vệ

tinh). Ngoài ra còn có tƣ liệu viễn thám siêu cao tần Radar (cả hàng không và vệ
tinh).
a. Tƣ liệu viễn thám ảnh hàng không
Thông tin về một vật trên các bức ảnh "hàng không" đƣợc chụp bằng phim
ảnh là dựa vào phản xạ phổ của ánh sáng trong dải sóng nhìn thấy. Ảnh chụp theo
phƣơng pháp này chỉ nhạy cảm với dải sóng hữu hạn, nhìn thấy. Bức ảnh hàng
không đầu tiên dùng trong nghiên cứu Trái Đất, là ảnh đƣợc chụp từ kinh khí cầu.
Thông tin thu nhận đƣợc từ tƣ liệu viễn thám ảnh hàng không rất đa dạng. Các ảnh
đƣợc chụp bằng máy ảnh hàng không có thể kể đến là các ảnh hàng không trắng
đen và ảnh màu nằm trong dải phổ nhìn thấy, đơn kênh hoặc đa kênh. Thời kỳ đầu
ảnh đƣợc chụp trên các khinh khí cầu. Giai đoạn tiếp theo khi ngành hàng không
phát triển thì việc chụp ảnh đƣợc thực hiện trên các máy bay. Trong chiến tranh thế
giới thứ nhất và thứ hai, ảnh hàng không đã phát triển đáng kể do yêu cầu phục vụ
mục đích quân sự. Một loạt các kiểu máy bay mới ra đời đáp ứng cho công nghệ
đo đạc ảnh hàng không. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất máy bay, công
nghệ sản xuất máy ảnh, kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám, thu thập thông tin từ ảnh
hàng không cũng đã xuất hiện.
Ảnh hàng không ra đời đã đánh dấu thời kỳ mới ứng dụng khoa học kỹ
thuật ảnh viễn thám vào nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ sản xuất và an ninh
quốc phòng.

23
Hiện nay tƣ liệu viễn thám ảnh hàng không đã đƣợc phát triển rất mạnh ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, nhằm phục vụ hiệu quả cho việc phát
triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
b. Tƣ liệu viễn thám ảnh vệ tinh
Khi công nghệ vũ trụ phát triển mạnh, việc thu nhận ảnh từ vệ tinh cũng đã
đƣợc tiến triển theo. Những thành tựu và kinh nghiệm đạt đƣợc đã góp phần cung
cấp cơ sở dữ liệu cho việc phát triển vệ tinh quan sát tài nguyên sau này. Một số tƣ
liệu viễn thám vệ tinh tài nguyên thƣờng đƣợc sử dụng trên thế giới hiện nay nhƣ

sau :
* Một số tư liệu viễn thám ảnh vệ tinh tài nguyên độ phân giải trung bình:
Bảng 1.3: Độ phân giải không gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình
Số
T/T

Vệ tinh/sensor
Độ phân giải
Số kênh
phổ
Bề rộng
tuyến chụp
(Km)
Toàn sắc(m)
Đa phổ (m)
1
Landsat 1-5 MS (Mỹ)
-
80
4
185
2
MOS MESSR (Nhật)
-
50
4
100
3
MOS VTIR (Nhật)
-

900-2700
4
1500
4
MOS MSR (Nhật)
-
32000
2
317
5
IRS WIFS (Ấn Độ)
-
188
2
774
6
RESURS-01 (Nga)
-
170-600
5
600
7
TERRA MODIS
-
250-1000
36
2330

Ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình có độ phủ rộng và chu kỳ lặp lại ngắn.
Vì vậy thƣờng đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu tài nguyên trên vùng rộng lớn quy

mô quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.
* Một số tư liệu viễn thám vệ tinh tài nguyên độ phân giải cao :
Sự phát triển của công nghệ viễn thám, đã cung cấp nhiều ảnh vệ tinh có độ
phân giải cao. Một trong các ảnh có độ phân giải cao tới 2,5m đã đƣợc kể đến là
các ảnh của vệ tinh SPOT-5.
Hiện nay các ảnh vệ tinh có độ phân giải cao là đều đƣợc thu chụp từ các vệ
tinh thuộc thế hệ mới.

24
Bảng 1.4: Độ phân giải không gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao
Số
T/T

Vệ tinh/sensor
Độ phân giải
Số kênh
phổ
Bề rộng
tuyến
chụp(Km)
Toàn
sắc(m)
Đa phổ
(m)
1
IRS-IC/D (Ấn Độ)
5,8
23-70
5
120

2
SPOT 1-5 (Pháp)
2,5-10
10-20
5
60

Ảnh vệ tinh độ phân giải cao có độ phủ nhỏ hơn so với ảnh độ phân giải
trung bình, chu kỳ lặp lại dài hơn. Tuy nhiên các thông tin thu đƣợc có độ chi tiết
cao hơn và thƣờng ứng dụng trong nghiên cứu các khu vực nhỏ.
Giới thiệu hệ thống vệ tinh SPOT :
Vệ tinh SPOT-1 (Systeme pour Ľobservation de la Terre) đƣợc cơ quan
hàng không Pháp phóng lên quỹ đạo tháng 2/1986. Đến nay số vệ tinh đƣợc đƣa
vào hoạt động có 5 thế hệ: SPOT-1 (1986), SPOT-2 (1900), SPOT-3 (1993),
SPOT-4 (1998), SPOT-5 (2002). Đây là loại vệ tinh đầu tiên sử dụng kỹ thuật quét
dọc tuyến chụp với hệ thống quét điện tử có khả năng cho ảnh lập thể dựa trên
nguyên lý chụp nghiêng.
+ Quỹ đạo:
Quỹ đạo đồng bộ mặt trời cận cực.
Độ cao bay là 830 km.
Góc nghiêng mặt phẳng quỹ đạo là 98,7˚.
Thời gian bay qua xích đạo là 10h30΄ sáng.
Chu kỳ lặp lại là 26 ngày.
+ Bộ cảm:
Mỗi vệ tinh SPOT đƣợc trang bị một bộ quét đa phổ HRV gồm hai máy
chụp đa phổ HRV-1 và HRV-2, Bộ cảm HRV (High Resolution Visible) là máy
quét điện từ CCD. Tuy nhiên HRV có thể thay đổi góc quan sát nhờ một gƣơng
định hƣớng cho phép thay đổi hƣớng quan sát ±27˚ so với trục thẳng đứng nên có
thể thu đƣợc ảnh lập thể. Đến vệ tinh SPOT-4 có bộ cảm biến HRVIR (High-
Resolution Visible Infra-Red) đƣợc cải tiến để thu nhận vùng phổ hồng ngoại.

+ Tư liệu ảnh viễn thám SPOT:

25
Ảnh đa phổ (Mutispectral XS) gồm có 3 kênh phổ khác nhau: 0,50 -
0,59μm, 0,61 – 0,68 μm, 0,79 – 0,89 μm đƣợc gọi là ảnh SPOT – XS. Độ phân giải
mặt đất của ảnh SPOT-XS là 20m. Ảnh SPOT-XS sẽ ghi nhận hình ảnh trên một
diện rộng 60km.
Ảnh toàn sắc (Panchoromatic) đƣợc thu nhận hầu nhƣ toàn bộ dải sóng nhìn
thấy 0,5 – 0,73 μm đƣợc gọi là ảnh SPOT – PAN. Cách thu nhận của ảnh SPOT –
PAN cũng tƣơng tự nhƣ ảnh SPOT – XS với dãy tế bào quang điện gồm 6000 tế
bào nên độ phân giải mặt đất là 10m.
Bảng 1.5: Các thông số ảnh SPOT
Tên ảnh vệ tinh
Kênh phổ
Bƣớc sóng (μm)
Độ phân giải (m)
SPOT 5
Panchromatic
B1 : green
B2 : red
B3 : near infrared
B4 : mid infrared (MIR)
0.48 - 0.71 µm
0.50 - 0.59 µm
0.61 - 0.68 µm
0.78 - 0.89 µm
1.58 - 1.75 µm
2.5 – 5
10
10

10
20
SPOT 4
Panchromatic
B1 : green
B2 : red
B3 : near infrared
B4 : mid infrared (MIR)
0.61 - 0.68 µm
0.50 - 0.59 µm
0.61 - 0.68 µm
0.78 - 0.89 µm
1.58 - 1.75 µm
10
20
20
20
20
SPOT 1
SPOT 2
SPOT 3
Panchromatic
B1 : green
B2 : red
B3 : near infrared
0.50 - 0.73 µm
0.50 - 0.59 µm
0.61 - 0.68 µm
0.78 - 0.89 µm
10

20
20
20
HRVIR- M
Panchromatic
0,61 – 0,68 µm
10

Ảnh vệ tinh SPOT đƣợc coi là tƣ liệu chính trong nghiên cứu xây dựng bộ bản
đồ chuyên đề đới bờ tỉnh thanh Hóa
* Một số tư liệu viễn thám vệ tinh tài nguyên độ phân giải siêu cao :
Bảng 1.6: Độ phân giải không gian của tư liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải siêu cao

Số T/T

Vệ tinh/sensor
Độ phân giải
Số kênh phổ
Bề rộng tuyến
chụp (Km)
Toàn sắc (m)
Đa phổ (m)
1
IKONOS (Mỹ)
0,82
3,28
5
11
2
Quickbird (Mỹ)

0,61
2,44
5
16,5
3
Orbview-4
1
4-8
200
5 x 20
4
EROS
1,8
-
1
12,7

26





20
40
60
0







0,6
1,0
1,4
1,6
2,0
2,4
(m)
r

(%)



0,8
1,2
1,8
2,2
2,6
Thực vật
Thổ nhƣỡng
Nƣớc
Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao nhất hiện nay là Worldview 1 có độ phân
giải là 0,47m và GeoEye 1 có độ phân giải là 0,41m Loại tƣ liệu này cho phép
chúng ta nhận biết chi tiết các đối tƣợng trên bề mặt Trái Đất. Nó thƣờng đƣợc sử
dụng trong công tác đo đạc và thành lập các bản đồ tỷ lệ lớn.
1.2.2. Những đặc trưng phản xạ phổ của các đối tựơng tự nhiên
Đặc tính phản xạ phổ của các đối tƣợng tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố

nhƣ điều kiện chiếu sáng, môi trƣờng khí quyển và bề mặt đối tƣợng cũng nhƣ bản
thân các đối tƣợng đó (độ ẩm, lớp nền đất đá, thực vật, lớp mùn, cấu trúc bề
mặt,…). Nhƣ vậy đối với các đối tƣợng khác nhau sẽ có khả năng phản xạ phổ
khác nhau.
Năng lƣợng mặt trời (E
0
) chiếu xuống mặt đất dƣới dạng sóng điện từ. Sóng
điện từ, năng lƣợng của nó sẽ tác động lên bề mặt trái đất và sẽ xẩy ra các hiện
tƣợng sau:
- Phản xạ năng lƣợng (E
px
),
- Hấp thụ năng lƣợng (E
ht
),
- Thấu quang năng lƣợng (E
TQ
).
Có thể mô tả quá trình trên theo công thức:
E
0
= E
px +
E
ht +
E
TQ (2.1)








Hình 1.1: Phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên

Trong quá trình này khi bề mặt đối tƣợng tiếp nhận năng lƣợng chiếu tới tùy
thuộc vào cấu tạo vật chất, cấu trúc thành phần, hoặc điều kiện chiếu sáng mà các
thành phần E
px ,
E
ht ,
E
TQ
sẽ có giá trị khác nhau đối với các đối tƣợng khác nhau.
Phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt của đối tƣợng, năng lƣợng phản xạ phổ có thể phản
xạ toàn phần, phản xạ một phần hoặc tán xạ toàn phần. Vì vậy cần phải lƣu ý khi

27
giải đoán các ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, nhất là khi xử lý hình ảnh cần phải có các
thông tin về các khu vực đang khảo sát và phải biết rõ các thông số kỹ thuật của
thiết bị đƣợc sử dụng, điều kiện chụp ảnh. Vì các yếu tố này có vai trò nhất định
trong việc giải đoán ảnh. Đồng thời năng lƣợng đƣợc phản xạ từ các đối tƣợng
không những phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt đối tƣợng mà còn phụ thuộc vào bƣớc
sóng của năng lƣợng chiếu tới. Do vậy đối với mỗi vật trong tự nhiên có đặc tính
phản xạ phổ điện từ khác nhau trên các bƣớc sóng khác nhau:
E
px
= E
0

- (E
ht +
E
TQ
)
(2.2)
Để thấy rõ sự phụ thuộc của năng lƣợng phản xạ phổ vào bƣớc sóng ngƣời
ta đƣa khái niệm phản xạ phổ tính theo phần trăm (%) bằng công thức sau:
R(λ) = Epx(λ)/ E
0
(λ).100%
(2.3)
Các đối tƣợng tự nhiên trên mặt đất rất đa dạng và phức tạp. Nhƣng thƣờng
đƣợc cấu thành bởi 3 loại đối tƣợng cơ bản đó là thực vật, nƣớc và đất và đặc tính
phản xạ phổ của các đối tƣợng phụ thuộc vào các bƣớc sóng .
* Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của các đối
tượng tự nhiên
- Ảnh hưởng của yếu tố thời gian – không gian
Thực vật phủ mặt đất và một số đối tƣợng khác thƣờng thay đổi theo thời
gian. Do vậy khả năng phản xạ phổ cũng thay đổi theo thời gian. Ví dụ: cây rụng lá
vào mùa Đông và xanh tốt vào mùa Xuân, mùa Hè, hoặc lúa có màu biểu hiện bề
mặt khác nhau theo thời vụ. Vì vậy khi đoán đọc điều vẽ ảnh cần biết rõ thời vụ,
thời điểm ghi nhận ảnh và đặc điểm của đối tƣợng cần đoán đọc điều vẽ ảnh trên
bản đồ.
Yếu tố không gian đƣợc chia làm hai loại: Yếu tố không gian cục bộ và yếu
tố không gian địa lý. Yếu tố cục bộ thể hiện khi chụp ảnh cùng một loại đối tƣợng.
Ví dụ nhƣ cây trồng theo hàng, luống và cũng cây đó nhƣng trồng theo mảng lớn
thì khả năng phản xạ phổ của hai lọai cây trồng này sẽ đem lại khả năng phản xạ
phổ khác nhau.
Yếu tố địa lý thể hiện khi cùng loại thực vật nhƣng điều kiện sinh trƣởng

khác nhau theo vùng địa lý thì khả năng phản xạ phổ khác nhau. Yếu tố thời gian
cũng đƣợc thể hiện. Khi góc mặt trời hạ thấp ta sẽ có hình ảnh núi có bóng và cùng

×