Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Phan Thị Hằng






QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC KHU VỰC PHỤ CẬN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.85.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS: Mai Trọng Thông







Hà Nội – 2012



ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3
2.1. Mục đích nghiên cứu 3
2.2. Nhiệm vụ của đề tài 3
3. Giới hạn của đề tài 3
4. Cấu trúc luận văn 3
Chương 1 4
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 10
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC
VÙNG PHỤ CẬN 13
1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp 13
1.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp 14
1.2.3. Các hình thức tổ chức công nghiệp trong Thành phố Vinh 15
Chương 2 27

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 27
2.1.1. Một số khái niệm 27
2.1.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường 28
2.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Quan điểm hệ thống 32
2.2.2. Quan điểm lãnh thổ 33
2.2.3. Quan điểm tổng hợp 33
2.2.4. Quan điểm lịch sử 33
2.2.5. Quan điểm phát triển bền vững 34

iii
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.4. NGUỒN SỐ LIỆU 35
Chương 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 37
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 37
3.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 37
3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước 47
3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn 63
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT
THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ VINH 65
3.2.1. Thực trạng quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam 65
3.2.2. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu, cụm CN ở thành phố Vinh 68
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BVMT
VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP 78
3.3.1. Các giải pháp liên quan đến chính sách, cơ chế, chế tài 79
3.3.2. Các giải pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường 79
3.3.3. Các giải pháp liên quan đến xây dựng nguồn nhân lực 80

3.3.4. Các giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85








iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quy mô dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2020 10
Bảng 1.2: Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2009 14
Bảng 1.3: Các dự án đầu tư trong KCN Bắc Vinh 16
Bảng 1.4: Các dự án đầu tư trong KCN Nam Cấm 19
Bảng 1.5: Tổng số lao động đang làm việc trong các KCN 20
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN (tỷ đồng) 21
Bảng 1.8: Các dự án lớn tại các cụm công nghiệp 24
Bảng 1.9: Một số điểm công nghiệp chính trong Thành phố Vinh 25
Bảng 2.1: Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 29
Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong nước mặt 29
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất 30
Bảng 2.4: Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất trong nước thải sản xuất
giấy và bột giấy 31
Bảng 2.5: Giá trị các thông số ô nhiễm cho phép trong nước thải sinh hoạt 31
Bảng 2.6: Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 31
Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí tại một số nhà máy trong khu, cụm công nghiệp
năm 2011 38

Bảng 3.2: Diễn biến chất lượng không khí xung quanh các khu, cụm CN 43
(2008-2010) 43
Bảng 3.3: Lưu lượng nước thải tại các KCN năm 2011 47
Bảng 3.4: Nước thải sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011 50
Bảng 3.5: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011 52
Bảng 3.6: Chất lượng nước ngầm một số nhà máy trong KCN Nam Cấm 53
năm 2011 53
Bảng 3.7: Diễn biến chất lượng nước ngầm tại các khu, cụm công nghiệp từ 2008 – 2010 55
Bảng 3.8: Diễn biến chất lượng nước mặt các khu vực tiếp nhận nước thải (2008-2010) 58
Bảng 3.9: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Bắc Vinh 63
Bảng 3.10: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Nam Cấm 64
Bảng 3.11: Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Bắc Vinh 72
Bảng 3.12: Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Nam Cấm 73
Bảng 3.13: Tổng hợp về công tác quản lý chất thải của một số nhà máy trong các KCN tại
thành phố Vinh 75

v
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh 4
Hình 1.2: Sơ đồ khu công nghiệp Bắc Vinh 16
Hình 1.3: Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Nam Cấm 18
Hình 3.1: Diễn biến nồng độ khí SO2 tại các khu, cụm công nghiệp 45
Hình 3.2: Diễn biến nồng độ khí CO tại các khu, cụm công nghiệp 46
Hình 3.3: Diễn biến nồng độ khí NO
2
tại các khu, cụm công nghiệp 46
Hình 3.4: Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng tại các khu, cụm công nghiệp 46
Hình 3.5: Diễn biến chất lượng nồng độ BOD5 tại các khu, cụm công nghiệp 57
Hình 3.6: Diễn biến chất lượng nồng độ COD tại các khu, cụm công nghiệp 57

Hình 3.7: Diễn biến chất lượng nồng độ NO2- tại các khu, cụm công nghiệp 59
Hình 3.8: Diễn biến chất lượng nồng độ NH4+ tại các khu, cụm công nghiệp 60
Hình 3.9: Diễn biến chất lượng nồng độ SS tại các khu, cụm công nghiệp 61
Hình 3.10: Diễn biến chất lượng nồng độ DO tại các khu, cụm công nghiệp 62










vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ban quản lý: BQL
Bảo vệ môi trường: BVMT
Cam kết bảo vệ môi trường: CKBVMT
Chất thải nguy hại: CTNH
Chất thải rắn: CTR
Chất lượng môi trường: CLMT
Công ty: CT
Công nghiệp: CN
Cơ sở sản xuất: CSSX
Cụm công nghiệp: CCN
Đánh giá tác động môi trường: ĐTM
Khu công nghiệp: KCN
Khu kinh tế: KKT

Một thành viên: MTV
Nước thải sản xuất: NTSX
Nhà máy: NM
Ô nhiễm môi trường: ONMT
Quy chuẩn Việt Nam: QCVN
Quan trắc môi trường: QTMT
Sản xuất công nghiệp: SXCN
Thành phố: TP
Tiểu thủ công nghiệp: TTCN
Trách nhiệm hữu hạn: TNHH
Tài nguyên và môi trường: TNMT
Tiêu chuẩn cho phép: TCCP

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ, tăng trưởng ổn định, nhiều ngành và cơ sở sản xuất có khả năng cạnh
tranh trên thị trường như: ximăng, mía đường, nông sản, thực phẩm, khai thác
khoáng sản Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2009 đạt 14.829.008 triệu
đồng (theo giá hiện hành), tăng 4,6 lần so với năm 2001 và tăng 1,7 lần so với năm
2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp Nghệ An liên tục giữ được đà tăng
trưởng hai con số, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của
tỉnh. Giai đoạn 2001 – 2008, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 24,7%
cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước 8,8% (tốc độ tăng trưởng công
nghiệp cả nước là 15,9%) và vùng Bắc Trung Bộ 9,3% (tốc độ tăng trưởng công
nghiệp của vùng là 15,5%). Năm 2009 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 7%, do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng công nghiệp
được phục hồi và đạt 19,8%.

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Vinh tăng từ 1.352.426 triệu đồng
năm 2005 lên 3.098.237 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994) chiếm 30,5%
tỉ trọng công nghiệp của thành phố và 36,4% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn
tỉnh (theo giá hiện hành). Qui mô công nghiệp của thành phố Vinh đang có xu
hướng ngày càng mở rộng thể hiện vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong
phát triển kinh tế cũng như khẳng định những thành quả của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình giai đoạn 2005 - 2010 của thành
phố Vinh tương đối cao 19,97%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua
các năm và có tương quan giống với biểu đồ tăng trưởng công nghiệp cả tỉnh. Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp của Vinh có độ dốc rõ nét từ 39,5% (2005) xuống
12,1% (2006). Sự xuống dốc đột biến này có nguyên nhân tương tự như ngành công
nghiệp của tỉnh. Năm 2006 là một năm đầy biến động với sự sắp xếp lại của nhiều
doanh nghiệp, sự khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như những bất cập trong hoạt

2
động sản xuất. Và sau năm 2006, công nghiệp của thành phố có những dấu hiệu
phục hồi, tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh và vẫn liên tục giữ ở hai con
số (17,4% - 2008, 21,6% - 2009, 13,8% - 2010).
Hiện nay, thành phố Vinh có diện tích tự nhiên 104,96 km
2
bằng 0,64% diện
tích của tỉnh, dân số 30,15 vạn người, chiếm 10,3% dân số toàn tỉnh (năm 2010).
Hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh chỉ có 1 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động
(KCN Bắc Vinh theo quy hoạch rộng 200ha, giai đoạn I rộng 60,16 ha nhưng do
nằm trong khu dân cư nên không có khả năng mở rộng) và 4 CCN: Đông Vĩnh,
Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông. Trong đó CCN Hưng Đông có diện tích quy
hoạch lớn nhất 39,51 ha, 3 CCN còn lại có diện tích nhỏ khoảng 10 ha trở xuống.
Các khu công nghiệp nhỏ này đã được lấp đầy. Một số nhà máy lớn đang được xây
dựng nhưng ở ngoài địa bàn thành phố như: Nhà máy Bia Sài Gòn (Hưng Nguyên –

Nam Đàn), các nhà máy trong KCN Nam Cấm (Nghi Lộc).
Nhiều năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với máy móc thiết bị cũ,
không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nằm xen kẽ các khu dân cư đã gây
tác động đến môi trường không khí và nước ở thành phố Vinh.
Thực hiện chủ trương xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tỉnh Nghệ An và
thành phố Vinh đã có chủ trương xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung để
chuyển các cơ sở sản xuất (CSSX) ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, phần lớn các khu,
cụm công nghiệp đều xây dựng theo hình thức "cuốn chiếu", cơ sở hạ tầng và hạng
mục xử lý chất thải, mương tiêu thoát nước đều được thực hiện sau hoặc chưa có
làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp đang trở thành
vấn đề bức xúc.
Từ thực tiễn nêu trên, để đánh giá đầy đủ các hiện trạng về chất thải gây ô
nhiễm môi trường và công tác quản lý (kiểm kê, thu gom, xử lý) chất thải sản xuất,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải tại các
khu cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận, học viên cao học
đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở
thành phố Vinh và các khu vực phụ cận”.


3
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất thải các loại và thực trạng công tác quản lý chất thải
tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chất thải tại
các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất thải các loại tại khu, cụm công nghiệp ở địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá diễn biến của chất lượng môi trường không khí, môi trường nước

tại các khu, cụm công nghiệp và các vùng phụ cận trong giai đoạn 2008 - 2010.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải tại khu vực nghiên cứu (thu
gom, xử lý chất thải).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại các
khu, cụm công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
3. Giới hạn của đề tài
- Đối tượng: Các khí thải, chất thải lỏng, chất thải rắn phát sinh từ sản xuất và
sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường không khí,
môi trường nước tại thành phố Vinh và các khu vực phụ cận.
- Phạm vi nghiên cứu:
Các khu công nghiệp: Bắc Vinh, Nam Cấm.
Các cụm công nghiệp: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, phát triển kinh tế và tình hình phát triển công
nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý chất thải tại các
khu, cụm công nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An


4
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
TP.Vinh là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự
nhiên là 105,01 km

2
bao gồm 16 phường và 9 xã. Thành phố có tọa độ địa lý từ
18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông.
Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam
và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng
Nguyên.
Vinh nằm trên trục đường quốc lộ 1A xuyên Việt và đường sắt Bắc - Nam,
cách thủ đô Hà Nội 319 km về phía bắc, cách cố đô Huế 350 km, Đà Nẵng 472 km,
TP. Hồ Chí Minh 1447 km về phía nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về
phía Tây. Vinh là một trong những vị trí đầu mối giao thông quan trọng của cả
nước. TP.Vinh nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc -
Nam, giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - chính
trị, văn hoá lớn nhất, phát triển nhất cả nước. Vinh là giao điểm của các tuyến giao
thông Bắc Nam và Đông Tây. Về đường bộ trong vòng 250 - 500 km, từ Vinh có thể
dễ dàng đến với Hà Nội, Đà Nẵng, Trung Lào, Viêng Chăn. Với 500 - 1000 km,
Vinh cũng dễ dàng tiếp xúc với khu vực có năng lực sản xuất và lưu thông hàng hóa
lớn như thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Bắc Thái Lan, cửa khẩu giáp Trung
Quốc. Về đường thủy, Vinh có cảng và đường hàng hải đến các nước trên thế giới.
Ngoài vị trí trung độ của vùng Bắc Trung Bộ, Vinh chịu sự chi phối rất mạnh của
Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, có những ảnh hưởng nhất định với vùng
Trung Lào. Đây là một lợi thế rất quan trọng trong xu thế hội nhập hiện nay, tạo
điều kiện thuận lợi cho Vinh giao lưu với các vùng trong cả nước và thế giới.


5

TP.Vinh là một trong những đô thị lớn của vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý
thuận lợi trong giao lưu KT-XH giữa các vùng trong cả nước tạo điều kiện cho quá
trình đô thị hoá một cách nhanh chóng. Nhờ hệ thống đường bộ (đường 49, đường
30, đường 15) nên mọi hoạt động giao thông từ Vinh đi các huyện miền Tây của

Nghệ An như: Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ được thực
hiện thuận lợi.
Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã xác định
Vinh là trung tâm đô thị hoá vùng Bắc Trung Bộ, một trong mười trung tâm của cả
nước. Vinh được quy hoạch tương đối bài bản và khoa học, có thể tiếp cận một
thành phố hiện đại, là đầu mối giao thông Quốc gia với đủ các loại hình: đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không; Vinh có vai trò là cửa ngõ giao
thương quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và vành
đai kinh tế ven biển, nằm giữa hai trung tâm CN lớn: Nam Thanh - Bắc Nghệ và
Thạch Khê - Vũng Áng, nằm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam Nghệ An, có

6
nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dịch vụ và cung ứng hàng hoá, đào tạo
nguồn nhân lực Đây là thuận lợi để đô thị Vinh được nâng cấp, đầu tư và phát
triển lên tầm cao mới.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
TP.Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven biển, phía nam là dòng sông Lam. Địa
hình bằng phẳng, cao độ bình quân 3- 5,5m, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Mặt
bằng thành phố dốc đều về hai hướng Nam và Đông Nam. Nền đất Vinh được hình
thành bởi hai nguồn phù sa, phù sa sông Lam và phù sa của biển. Nền địa chất ổn
định, địa hình bằng phẳng ít bị chia cắt thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động
kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, là địa bàn lý tưởng để mở rộng quy mô TP.Vinh.
Vinh nằm trên vùng trầm tích đồng bằng hạ lưu sông Lam, cấu tạo địa tầng
gồm nhiều lớp cát màu vàng, nâu, xám, theo khảo sát đánh giá của các nhà nghiên
cứu thì sức chịu tải trung bình của nền đất TP.Vinh từ 1- 1,5 kg/cm
2
.
Phía đông nam thành phố là núi Dũng Quyết và dòng sông Lam bao quanh,
tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt. Núi dài trên
2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa danh gắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô.

Dự án Lâm viên Núi Quyết đang từng bước được xây dựng, hứa hẹn đây là điểm du
lịch sinh thái hấp dẫn của thành phố. Về phía nam và đông nam, thành phố được
bao bọc bởi hai dòng sông: Sông Vinh và Sông Lam. Sông Vinh là sông nhỏ, phát
nguyên từ dưới chân núi Đại Huệ, về Vinh nó chảy qua các phường Cửa Nam, Vinh
Tân, Hồng Sơn và Trung Đô. Về Bến Thuỷ, sông Vinh đổ vào sông Lam để chảy ra
biển cả. Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An, về đến TP.Vinh đã
gần biển, dòng sông mở rộng trước khi chảy ra biển. Sông Lam, sông Vinh, núi
Quyết, cảng Bến Thuỷ, bến phà cũ gặp nhau nơi đây tạo nên một thắng cảnh đắc địa
vào bậc nhất xứ Nghệ. Với vị trí và lợi thế riêng, Vinh đang có thật nhiều hứa hẹn
với tương lai.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
* Chế độ nhiệt:

7
Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố 23
o
C – 24
o
C. Mùa nóng từ
tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1
o
C.
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ
thấp tuyệt đối 4
o
C. Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt
của thành phố đạt tới trị số 8.600 – 9.000
o
C; biên độ chênh lệnh giữa ngày và đêm
từ 5 – 8

o
C; số giờ nắng trung bình năm đạt khoảng 1.595 giờ, thời kỳ có số giờ nắng
cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, trung bình đạt 200 giờ/tháng.
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hằng năm toàn thành phố đạt khoảng 2.061 mm.
Lượng mưa năm lớn nhất (1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm
1931) là 484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500 mm.
Lượng mưa chia làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm
khoảng 80-85% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa năm trung bình đạt khoảng 138
ngày. Thời kỳ có lượng mưa nhiều nhất là tháng 9 – 10 với lượng mưa trung bình
đạt khoảng 515 mm/tháng. Mùa này thường trùng với mùa mưa bão, áp thấp nhiệt
đới nên dễ gây ra lụt lội, ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.
- Mùa ít mưa kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mưa
ít, lượng mưa chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô nhất là các
tháng 2 và 3 với lượng mưa chỉ đạt khoảng 20-60mm.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm ở Vinh khá cao, đạt khoảng 85%.
Vào thời kỳ mùa ít mưa, độ ẩm tương đối có giá trị thấp nhất trong năm, khoảng 74
– 76%.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928mm, tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi
cao nhất 183mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm.
* Chế độ gió:
Vào mùa hạ, hướng gió chiếm ưu thế nhất ở Vinh là hướng Tây Nam. Tần
suất gió Tây Nam đạt trên 30% trong khoảng tháng 6 – tháng 7. Hướng gió thịnh

8
hành thứ 2 ở Vinh vào mùa hạ là hướng Đông với tần suất trung bình khoảng 20 –
30%.

Vào đầu mùa đông hướng gió thịnh hành nhất là hướng Tây Bắc với tần suất
khoảng 17 – 20%. Gió Đông Bắc chiếm ưu thế vào cuối mùa đông (từ tháng 2 – 4)
với tần suất khoảng 20 – 28%. Do ở gần biển nên vận tốc gió có trị số khá lớn, với
vận tốc trung bình đạt 1,9 m/s. Vào mùa hạ tốc độ gió trung bình đạt 2,0 – 2,5 m/s.
Hướng Tây Nam thịnh hành vào mùa hạ với vận tốc lớn là một yếu tố rất quan trọng
gây nên sự lan truyền các khí thải đến các khu vực của thành phố Vinh.
Gió Tây Nam khô nóng là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Bắc Trung
Bộ. Tại thành phố Vinh, trung bình hàng năm có tới trên 39 ngày có gió Tây Nam
hoạt động kèm theo thời tiết khô nóng. Gió tây khô nóng có thể xuất hiện ngay từ
tháng 3 – 4, thậm chí cho đến tháng 9, tuy nhiên 2 tháng mùa hè tháng 6 -7 có gió
tây khô nóng hoạt động nhiều nhất, đạt khoảng 10 – 13 ngày/tháng.


* Bão:
Thành phố Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão. Hàng năm có 1 – 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp hoặc tiếp cận với đoạn bờ biển của
tỉnh Nghệ An. Số liệu thống kê cho thấy thời kỳ từ tháng 7 – 10 là thời kỳ bão
thường đổ bộ vào tỉnh Nghệ An.
1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của thành phố Vinh bao gồm nguồn nước các sông nhỏ, các
hồ trong địa bàn thành phố và nguồn nước từ vùng thượng nguồn sông Cả (sông
Lam) chảy qua thành phố để đi ra biển. Sông Lam không chỉ là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng Vinh trở
thành một thành phố phát triển ven sông.
Mạng lưới sông ngòi TP.Vinh khá dày với mật độ đạt 1-1,5km/km
2
. Bao
quanh TP.Vinh là các con sông và kênh đào. Trong đó sông Đào là con sông ở phía
Nam thành phố dẫn nước từ sông Lam phục vụ cho việc tưới tiêu và cung cấp nước


9
sinh hoạt cho thành phố, sông Kẻ Gai chảy dọc theo phía Tây thành phố cung cấp
nước tưới cho vùng ngoại ô TP.Vinh (xã Hưng Đông), sông Rào Đừng với tính chất
lạch triều vùng ven biển thuộc phía Đông thành phố được sử dụng vào việc nuôi
trồng thuỷ sản… còn trong TP.Vinh chủ yếu là các kênh mương dẫn nước thải như
mương Hưng Đông, mương Hồng Bàng, kênh Bắc…
Ở một vị trí thuận lợi với nguồn nước dồi dào từ sông Lam, TP.Vinh có đầy
đủ nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp. Thuận lợi trong phát triển giao thông đường thuỷ giao lưu với các
vùng miền khác trong nước và quốc tế. Hệ thống sông ngòi, ao hồ còn là nơi khai
thác và nuôi thuỷ sản cung cấp một phần thực phẩm cho đô thị.
Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở Vinh chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng
nguồn và chế độ thủy triều.
Ngoài ra TP.Vinh còn có một số hồ tự nhiên các hồ này đều có diện tích mặt
nước nhỏ, trừ hồ Goong, hồ công viên trung tâm và hồ Cửa Nam, các hồ khác đều
được sử dụng vào việc nuôi thuỷ sản như Bầu Lại, hồ Mỹ Vinh, hồ Hưng Đông.
1.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở thành phố Vinh, tồn tại dưới hai dạng chính: trong các
lỗ hổng và khe nứt của đất đá chứa nước và các tầng chứa nước khe nứt [20].
- Tầng chứa nước Halocen (qh)- phân bố rộng rãi hầu khắp phía đông thành
phố, với chiều dày từ 6,27 – 15,16 m. Lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 0,91 – 4,67
l/s. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan trung bình đạt 0,88 l/s.m. Nước trong tầng Halogen
thuộc loại nhạt và siêu nhạt với độ tổng khoáng hoá đạt khoảng 0,1 g/l.
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp) với chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ
2,6 - 70,1 m, trung bình đạt khoảng 24 m. Lưu lượng các lỗ khoan đạt từ 0,3 – 22,3
l/s. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan trung bình đạt trên 5 l/s.m. Chất lượng ở tầng chứa
nước này thường bị mặn hoặc lợ.
1.1.1.6. Đặc điểm tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố Vinh hiện nay là 10.501,558 ha, được
sử dụng cho các mục đích chính là đất nông nghiệp chiếm 51%, đất phi nông nghiệp

chiếm 46% và đất chưa sử dụng chiếm 3%. Cơ cấu thổ nhưỡng gồm 4 loại đất

10
chính: nhóm đất cát biển có diện tích 3.345 ha phân bố tập trung ở các xã Hưng
Lộc, Nghi Phú, Nghi Liên, Nghi Đức, Nghi Ân. Nhóm đất mặn có diện tích 1.252
ha phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hoà. Nhóm đất phù sa có diện tích 4.367 ha chiếm
48,5% diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Nghi
Liên, Nghi Kim, phường Vinh Tân và phường Đông Vĩnh. Đất xói mòn trơ sỏi đá
có diện tích 41 ha phân bố ở phường Trung Đô; hiện nay diện tích đất này đã được
trồng rừng để hạn chế xói mòn nhằm bảo vệ đất [31, 32].
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
1.1.2.1. Dân cư và lao động
Với sự phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sự phát triển khá
nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Vinh đã trở thành nơi thu hút mạnh
đối với dân cư và các nguồn lao động ở các vùng lân cận, đặc biệt là trong tỉnh
Nghệ An. Dân số của thành phố tăng khá nhanh. Năm 1975 dân số thành phố mới
chỉ 9,6 vạn người đến năm 2010 dân số thành phố đã lên đến 307,9 ngàn người
(tăng 3,1 lần trong 35 năm qua) và dự báo sẽ là 45 vạn người vào năm 2020 [11].
Tốc độ đô thị hoá ở TP.Vinh đang tăng lên. Các khu vực tập trung công nghiệp đã
và đang được hình thành Đây là những điều kiện, động lực thu hút tập trung dân
cư vào các đô thị và khu công nghiệp, là nhân tố đẩy nhanh quá trình đô thị hoá,
đồng thời gây sức ép lên các vấn đề xã hội, môi trường trong khu vực đô thị và
vùng lân cận.
Bảng 1.1: Quy mô dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2020
T
T
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Hiện trạng

Dự báo

2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2015
2020

1

Tổng dân số

Nghìn

người
219,7
235,2
238,8
242,4
288,0
297,2
307,9
348,1
450,0
Nội thành
168,4

190,9
196,4
199,4
206,1
226,7
249,0
301,5
408,0
Ngoại thành
51,3
44,3
42,4
43,07
81,9
70,5
58,9
46,6
42,0
2
Dân vãng lai
34
50
53
57
61
65
70
90
110
3

Tỷ lệ gia tăng dân số

%
1,66
1,5
1,5
1,5
1,5
2,2
1,7
2,8
3,2
4
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
0,96
0,69
0,71
0,67
0,80
0,83
0,76
0,5
1,0
5
Tỷ lệ gia tăng cơ học
0,70
0,81
0,79
0,83
0,70

1,37
0,94
2,3
2,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch TP.Vinh 2020

11
Gia tăng dân số cơ học luôn dương và có xu hướng ngày càng tăng, từ 0,7%
(năm 2000) tăng lên 0,94% (năm 2010) và dự báo sẽ đạt 2,3% (năm 2015). Nguồn
gia tăng dân số đô thị Vinh chủ yếu là dân cư nội tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng
này do nhiều yếu tố: Vinh là đô thị loại I và đang hướng tới đô thị trung tâm của
vùng Bắc Trung Bộ, nền kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đang đi lên và thay đổi
từng ngày. Tuy nhiên, sự phát triển KT-XH cũng như cơ sở hạ tầng đô thị trong
những năm qua có nhiều cải thiện nhưng chưa đủ mạnh để tạo lực hấp dẫn với dân
cư, lao động từ các khu vực khác, sức cạnh tranh đang lớn dần và ngày càng mạnh
mẽ của các đô thị trong vùng (TP.Thanh Hoá, TP.Huế…).
1.1.2.2. Phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế của thành phố Vinh trong hơn 10 năm qua có tốc độ khá
cao và ổn định, đạt 11,9% trong giai đoạn 2001 – 2005, 16,1% trong giai đoạn 2006
– 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, đạt
19,3%. Tiếp theo là các ngành dịch vụ đạt 14,2% và thấp nhất là ngành nông - lâm -
ngư nghiệp đạt 2%. Giá trị GDP của năm 2010 đạt 4.650,2 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so
với năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.000 USD/người [33].
2. Cơ cấu kinh tế
Về cơ cấu kinh tế, hiện nay ngành dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 55%
lao động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và
nông lâm nghiệp chiếm phần còn lại (5%) [33].
1.1.2.3. Sản xuất công nghiệp – TTCN
Vào năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (giá cố định 1994)

ước đạt 2.687,6 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch, tăng 21,8% so với cùng kỳ. Giá trị gia
tăng (giá cố định 1994) ước đạt 988,3 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch, tăng 19,9% so
với cùng kỳ. Một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ: xay xát bột mỳ: 246,9%, gỗ
ván ép: 36,1%, nước dứa cô đặc: 54,5%, quần áo may mặc sẵn: 26%, gạch Granit
nhân tạo: 25,2%, cột điện li tâm: 20,8%, [33].

12
Thành phố Vinh hiện có 1 khu công nghiệp: KCN Bắc Vinh, và 4 cụm công
nghiệp (khu tiểu thủ công nghiệp): Nghi Phú, Hưng Lộc, Đông Vĩnh và Hưng
Đông. Tại vùng phụ cận thành phố có KCN Nam Cấm (thuộc địa phận huyện Nghi
Lộc). KCN Bắc Vinh với diện tích 60,16 ha đến nay đã lấp đầy 62,9% với 16 dự án
đang hoạt động. Các CCN là địa điểm di dời của phần lớn các điểm công nghiệp đã
được giải toả trong nội thành [26].
Trên địa bàn thành phố đã hình thành 05 làng nghề hoa, cây cảnh tại các xã
Nghi Liên, Nghi Ân. Các loại hình dịch vụ đô thị được duy trì và phát triển, từng
bước đi vào nề nếp ở các xã ngoại thành.
Kế hoạch sử dụng quỹ hỗ trợ khuyến khích và phát triển hợp tác xã, quỹ khuyến
công được triển khai có hiệu quả. Đề án phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố
Vinh giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt và đang được triển khai thực hiện.
1.1.2.4. Hoạt động dịch vụ
- Thương mại: Giá trị hàng hoá bán lẻ trên thị trường ước đạt 3.651 tỷ đồng
bằng 100,1% kế hoạch và tăng 23,3% so với cùng kỳ.
- Du lịch: Tổng lượng khách ước đạt: 1.143.989 lượt, tăng 16,1%, trong đó:
82.124 lượt khách quốc tế, tăng 20,6%; doanh thu ước đạt: 877 tỷ đồng, tăng 18,5% so
với cùng kỳ. Phê duyệt quy hoạch mạng lưới du lịch Thành phố Vinh giai đoạn
2009-2020.
- Vận tải: Vận chuyển hành khách, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Đưa phương tiện vận chuyển hành khách bằng xe buýt vào hoạt động bước đầu phát
huy hiệu quả, ổn định.
- Bưu chính - viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông xếp thứ 4 toàn quốc.

Doanh thu bưu chính viễn thông ước đạt: 860 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ.
- Ngân hàng, bảo hiểm: Các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện cho vay hỗ
trợ lãi suất, cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo các Nghị quyết
và Quyết định của Chính phủ nên hoạt động tiền tệ, tín dụng trên địa bàn có tốc độ
tăng trưởng khá. Thành lập mới 5 chi nhánh ngân hàng, đưa số chi nhánh ngân
hàng, bảo hiểm trên địa bàn lên 38 chi nhánh [33].
1.1.2.5. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp

13
Sản lượng lương thực đạt 13.965 tấn vào năm 2009, trong đó sản lượng lúa
đạt 13.282 tấn, ngô 683,4 tấn; sản lượng lạc đạt 2.482 tấn, tăng 392,9%; sản lượng
rau các loại đạt 11.762 tấn. Hoàn thành cơ bản kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất gắn công thức luân canh theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng
rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; hình
thành các vùng chuyên canh: rau ở Hưng Đông, Đông Vĩnh; hoa, cây cảnh ở Nghi
Ân, Nghi Liên; nuôi trồng thủy sản ở Hưng Hòa, Hưng Lộc.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 594 ha, với các loài nuôi đa dạng,
có hiệu qủa kinh tế cao và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại Hưng Chính,
Nghi Kim và Nghi Liên[33].
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ VINH VÀ
CÁC VÙNG PHỤ CẬN
Thành phố Vinh là thành phố đa ngành, cỡ trung bình của cả nước, và là một
trong những thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực Bắc Trung Bộ.
Với diện tích 104,9611 km
2
bằng 0,64% diện tích của tỉnh, dân số 301.520
người bằng 10,3% dân số cả tỉnh (năm 2010). Thành phố Vinh đang ngày càng có xu
hướng mở rộng qui mô diện tích và dân số cùng với đà phát triển kinh tế ngày càng
nhanh của thành phố. Vinh là đầu mối giao thông quan trọng nhất tỉnh Nghệ An với vị
trí giao điểm của các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây. Trên địa bàn thành phố

có cảng Bến Thủy, sân bay Vinh và gần các cảng biển Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng
(Hà Tĩnh). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để thành phố Vinh phát triển tổ chức lãnh
thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng một cách hiệu
quả nhất.
1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp
Với giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 1.352.426 triệu đồng năm 2005 lên
3.098.237 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994) chiếm 30,5% tỉ trọng công
nghiệp của thành phố (ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1,67%, dịch vụ 43,1%, còn lại
là ngành xây dựng) và 36,4% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh (theo giá
hiện hành). Qui mô công nghiệp của thành phố Vinh đang có xu hướng ngày càng
mở rộng thể hiện vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế
cũng như khẳng định những thành quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh .

14
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình giai đoạn 2005 - 2010 của thành
phố Vinh tương đối cao 19,97%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua
các năm và có tương quan giống với biểu đồ tăng trưởng công nghiệp cả tỉnh. Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp của Vinh có độ dốc rõ nét từ 39,5% (2005) xuống
12,1% (2006). Sự xuống dốc đột biến này có nguyên nhân tương tự như ngành công
nghiệp của tỉnh. Năm 2006 là một năm đầy biến động với sự sắp xếp lại của nhiều
doanh nghiệp, sự khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như những bất cập trong hoạt
động sản xuất. Và sau năm 2006, công nghiệp của trung tâm có những dấu hiệu
phục hồi, tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh và vẫn liên tục giữ ở hai con
số (17,4% - 2008, 21,6% - 2009, 13,8% - 2010) [11].
Tốc độ đầu tư cho phát triển công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 28,6%;
số lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tăng bình quân hàng năm
17%. Một số sản phẩm thuộc các nhóm ngành vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản,
sản xuất hàng tiêu dùng tăng khá, có thương hiệu và đang từng bước chiếm lĩnh thị
trường (gạch granit Trung Đô, bia NaDa). Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm

của ngành công nghiệp - xây dựng trong cả giai đoạn 16,5% [11].

1.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp
Trong những năm qua cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố Vinh có sự
chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo, giảm tỉ trọng của ngành khai thác. Trong đó, ngành sản xuất sản phẩm phi
kim loại và công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống là những ngành dẫn đầu về tỉ
trọng với 31,3% và 29,6% giá trị sản xuất. Đây là hai ngành thể hiện hướng chuyên
môn hóa rõ rệt trong sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra các ngành sản
xuất hàng tiêu dùng cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu. Các ngành sản xuất
khác như công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hóa chất có tỉ trọng còn rất
khiêm tốn trong cơ cấu công nghiệp của trung tâm. Tỉ trọng của các ngành công
nghiệp chế biến còn lại chỉ chiếm khoảng 10,5% giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố Vinh. Ngành công nghiệp điện, ga, nước chỉ đóng góp 0,3% giá trị sản
xuất ngành công nghiệp [26].
Bảng 1.2: Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2009
Ngành công nghiệp
Giá trị SXCN
(triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Khai thác
129405
4,7
Chế biến, chế tạo
2615640
95

15

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An - Phòng thống kê thành phố Vinh


1.2.3. Các hình thức tổ chức công nghiệp trong Thành phố Vinh
Ngoài các hình thức tổ chức công nghiệp đã có từ trước năm 2000 như: Dệt
kim Hoàng thị Loan, cụm công nghiệp Bến Thuỷ, cụm công nghiệp Ga Vinh (là các
khu vực tập trung công nghiệp)… Giai đoạn 2001 đến nay công nghiệp trên địa bàn
chỉ phát triển thêm một số khu, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Bắc Vinh,
CCN Đông Vĩnh, CCN Hưng Lộc, CCN Nghi Phú, CCN Hưng Đông; một số nhà
máy lớn đang được đầu tư xây dựng nhưng ở ngoài địa bàn thành phố như: Nhà
máy Bia Sài Gòn (Hưng Nguyên - Nam Đàn), Các nhà máy trong khu Công nghiệp
Nam Cấm (Nghi Lộc).
1.2.3.1. Khu công nghiệp tập trung
Đến năm 2010, Nghệ An đã có 4 khu công nghiệp (KCN) được lập qui hoạch
chi tiết: Bắc Vinh, Nam Cấm – thuộc khu kinh tế Đông Nam, Hoàng Mai, Đông Hồi.
Trong đó 3 khu công nghiệp đã được thành lập và đi vào sản xuất là KCN Bắc Vinh,
KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai [26].
a. Khu công nghiệp Bắc Vinh
KCN Bắc Vinh được thành lập tại Quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày
18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, với thời gian hoạt động dự kiến 50 năm. Vị
trí của KCN nằm phía Nam đường Đặng Thai Mai - xã Hưng Đông cách trung tâm
TP.Vinh 5km và cách cảng Cửa Lò 13km nên các hoạt động giao thông của khu công
CB thực phẩm, đồ uống
815422
29,6
Dệt
189978
6,9
Chế biến gỗ
154185
5,6
SX sản phẩm phi kim loại

861784
31,3
SX kim loại
79846
2,9
SX sản phẩm từ kim loại
118392
4,3
Sản xuất gường tủ bàn ghế
108392
3,9
CN Chế biến khác
287641
10,5
SX phân phối điện, ga, nước
6922
0,3
SX phân phối điện, ga
1562
0,1
SX và phân phối nước
5360
0,2
Tổng số
2753305
100

16
nghiệp rất thuận lợi. Diện tích quy hoạch: 143,17 ha; Giai đoạn I: 60,16 ha, vì nằm
trong khu dân cư nên không có khả năng mở rộng diện tích theo đúng quy hoạch.


Hình 1.2: Sơ đồ khu công nghiệp Bắc Vinh
Đến nay khu công nghiệp Bắc Vinh đã đạt tỉ lệ lấp đầy 62,9% diện tích đất
cho thuê; tính đến năm 2010 đã có 18 dự án đăng ký đầu tư, với 3 dự án của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã đi vào sản xuất 15 dự án và có 3 dự án đang
triển khai với diện tích thuê đạt 32,66 ha; tổng số vốn đầu tư đạt 1343,05 tỷ đồng; thu
hút 3.861 lao động địa phương. Trong đó có một dự án 100% vốn nước ngoài của
Trung Quốc, 2 dự án ngoại tỉnh, còn lại là các doanh nghiệp trong tỉnh [7].
Bảng 1.3: Các dự án đầu tư trong KCN Bắc Vinh
TT
Tên công ty
Ngành sản
xuất
Công suất
Tình hình
hoạt động
1
Công ty TNHH thức ăn gia súc
Golden Star
Sản xuất thức
ăn chăn nuôi
24.000
tấn/năm
Đã đi vào
hoạt động
2
Công ty Cổ phần Trung Đô
(Nhà máy gạch Granit Trung Đô)
Vật liệu phi
kim loại

1,5 triệu
m
2
/năm
Đã đi vào
hoạt động
3
Công ty TNHH Hùng Hưng
(Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu)
Chế biến lâm
sản
5.000 m
3
/năm
Đã đi vào
hoạt động
4
Công ty TNHH Khánh Vinh
(Nhà máy sản xuất cột điện bê
Vật liệu phi
kim loại
20.000 cột
/năm
Đã đi vào
hoạt động

17
tông ly tâm và cấu kiện bê tông
đúc sẵn)
5

Công ty Cổ phần Matrix Vinh
(Nhà máy sản xuất đồ chơi các
loại)
May mặc
150 triệu
sp/năm
Đã đi vào
hoạt động
6
Công ty TNHH Đầu tư và phát
triển Thăng Long
(Trạm chiết gas)
CN có sử
dụng hoá
chất
200 tấn/năm
Đã đi vào
hoạt động
7
Công ty Cổ phần sản xuất – dịch
vụ - thương mại Vũ Huy
(Nhà máy kem Đỗ Quyên)
Chế biến
nông sản,
thực phẩm
200 tấn/năm
Đã đi vào
hoạt động
8
Công ty TNHH MTV Tân Khánh

An (Nhà máy thuốc lá và bao bì)
CN có sử
dụng hoá
chất
50 triệu
sp/năm
Đã đi vào
hoạt động
9
Công ty TNHH Trường Giang A
(Nhà máy Sản xuất dây cáp điện
và thiết bị điện dân dụng)
Vật liệu kim
loại
Dây cáp điện:
1.800 triệu
sp/năm
Thiết bị điện:
9.000 sp/năm
Đã đi vào
hoạt động
10
Công ty cổ phần Sao mai Việt
Nam (Nhà máy Sản xuất dây cáp
điện và ống nhựa)
Vật liệu kim
loại
260 kg
dây/giờ
200 kg

ống/giờ
Đã đi vào
hoạt động
11
Công ty cổ phần Bao bì SABECO
Sông Lam
(Nhà máy sản xuất bao bì carton,
lon nhôm 2 mảnh)
CN có sử
dụng hoá
chất
450 triệu
lon/năm
40 triệu
thùng/năm
Đã đi vào
hoạt động
12
Công ty cổ phần may Minh Anh –
Kim Liên
May mặc
3 triệu sp/năm
Đã đi vào
hoạt động
13
Công ty cổ phần phát triển đầu tư
và xây dựng (Dây chuyền trạm khí
hóa lỏng)
CN có sử
dụng hoá

chất
4.300 m
3
/h
Đã đi vào
hoạt động
14
Công ty cổ phần đầu tư phát triển
công thương Hoành Sơn (Hệ
thống kho bãi thương mại)
Kho trữ nông
sản
10.080 m
2
với
200.00 tấn
nông sản/năm
Đang xây
dựng
15
Công ty cổ phần xây dựng Công
nghiệp & thương mại Việt Hoàng
(Nhà máy sản xuất gia công cơ
khí, cộc điện, vật liệu và thiết bị
điện)
Vật liệu kim
loại
ống mạ kẽm
800 tấn/năm,
thiết bị điện

800 sp/năm,
cột điện 5.000
cột/năm
Đang xây
dựng
16
Công ty TNHH Bắc Sơn
(Tổng kho dự trữ nông sản Bắc
Sơn)
Kho trữ nông
sản

Chưa xây
dựng
17
Công ty TNHH Thương mại In và
sản xuất bao bì Đại Toàn
(Nhà máy sản xuất bao bì Đại
Toàn)
CN có sử
dụng hoá
chất

Chưa xây
dựng

18
18
Công ty cổ phần Công nghiệp ôtô
Trường Sơn

Vật liệu phi
kim loại

Đã ngừng
hoạt động
Nguồn: [7, 24]
- Tổng số lượng cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong KCN: 3.861
người.
- Tình hình đầu tư hạ tầng KCN: Xây dựng đường nội bộ đạt 90%, xây dựng
hệ thống thu gom nước mưa đạt 90%, trồng cây xanh trong khu công nghiệp
đạt 95% theo quy định của Bộ xây dựng.
- Tình hình đấu nối điểm thoát nước thải của các cơ sở trong KCN vào hệ
thống thoát nước chung của KCN: 100% các cơ sở đã đấu nối.
- Tổng lượng nước sử dụng của các KCN: 322.233 m
3
/ngày (theo số liệu của
CTy TNHH MTV cấp nước Nghệ An cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp
trong KCN) [10, 24].
b. KCN Nam Cấm:
KCN Nam Cấm được thành lập theo Quyết định số 3759/QĐ.UB-CN ngày
3/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An theo uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ. Vị trí
KCN nằm tại các xã Nghi Xá, Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Quang thuộc khu kinh
tế Đông Nam – tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích KCN Nam Cấm được phê duyệt chi
tiết trong khu kinh tế Đông Nam là 1.914,68 ha.

Hình 1.3: Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Nam Cấm
KCN Nam Cấm có diện tích qui hoạch 371,15 ha gồm 3 khu: khu A phía tây
đường quốc lộ 1A, diện tích 93,67 ha, bố trí các loại hình công nghiệp cơ khí; khu B

19

phía đông đường quốc lộ 1A và phía tây đường sắt, diện tích 122,72 ha, chủ yếu là nhà
máy bia Hà Nội (Vilaken); khu C phía đông đường sắt bắc nam dọc hai bên đường
Nam Cấm – Cửa Lò, diện tích 154,76 ha, bố trị các loại hình công nghiệp nặng và mức
độ độc hại cao. KCN Nam Cấm có diện tích qui hoạch gấp 5,3 lần diện tích KCN Bắc
Vinh nhưng tỉ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 42,7%. Tại KCN Nam Cấm có 49 dự án đã được
cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó: có 17 dự án đã đi vào hoạt động, 01 dự án
tạm dừng hoạt động, 12 dự án đang xây dựng và 19 dự án chưa triển khai xây dựng
[6].
Bảng 1.4: Các dự án đầu tư trong KCN Nam Cấm
TT
Tên dự án
Ngành nghề
SX kinh doanh
Công suất
Tình hình hoạt
động
1
Nhà máy chế biến bột đá vôi trắng
siêu mịn
(Công ty TNHH Liên Hiệp Nghệ An)
Chế biến
khoáng sản

30.000
tấn/năm
Đang hoạt động
2
Bưu điện KCN Nam Cấm



Đang hoạt động
3
Nhà máy chế biến hải sản
Công ty TNHH thương mại & Xuất
nhập khẩu thuỷ sản Hải An
Chế biến thủy
hải sản
2.200
tấn/năm
Đang hoạt động
4
Nhà máy nguyên liệu giấy xuất khẩu
CT TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An
Chế biến lâm
nghiệp
50.000
tấn/năm
Đang hoạt động
5
Nhà máy cơ khí Thái Sơn
Công ty cổ phần Minh Thái Sơn
Cơ khí
4,5 tấn/giờ
Đang hoạt động
6
Nhà máy đúc cán thép
Công ty TNHH Thanh Thành Đạt
Cơ khí
15 tấn/ngày
Đang hoạt động

7
Nhà máy chế biến đá vôi trắng
CT Cổ phần khoáng sản Đông Minh
Chế biến
khoáng sản
30.000
tấn/năm
Đang hoạt động
8
Nhà máy chế biến và đóng gói thức
ăn gia súc - Công ty thương mại VIC
Chế biến thức
ăn chăn nuôi
60.000
tấn/năm
Đang hoạt động
9
Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu
mịn – Công ty Cổ phần khoáng sản Á
Châu
Chế biến
khoáng sản
19.000
tấn/năm
Đang hoạt động
10
Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn
Hãng OMYA
Chế biến
khoáng sản

80.000
tấn/năm
Đang hoạt động
11
Nhà máy chế biến đá trắng
Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng
Miền Trung
Chế biến
khoáng sản

100.000
tấn/năm
Đang hoạt động
12
Nhà máy chế biến bột bả tường
Công ty TNHH Châu Tiến
Chế biến
khoáng sản
70.000
tấn/năm
Đang hoạt động
13
Nhà máy chế biến đá
Công ty TNHH Hương Liệu
chế biến khoáng
sản
75.000
tấn/năm
Đang hoạt động
14

Nhà máy sản xuất & chế biến gỗ nhân
tạo - Công ty cổ phẩn Công dụng hoá
Chế biến lâm
sản
16.000
m
3
/năm
Đang hoạt động

×