Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

chế tạo và khảo sát một số tính chất của chất tạo màng trên cơ sở nhựa poliuretan thu được từ quá trình tái chế polycarbonate phế thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 74 trang )

Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


1
ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA H NI
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C TƢ
̣
NHIÊN




̀
NGO
̣
C MINH




CHÊ
́
TA
̣
O VA
̀
KHA
̉
O SA
́
T MÔ
̣
T SÔ
́
TI
́
NH CHÂ
́
T CU
̉
A
CHÂ
́
T TA
̣
O MA
̀
NG TRÊN CƠ SƠ

̉
NHƢ
̣
A
POLIURETHAN THU ĐƢƠ
̣
C TƢ
̀
QUA
́
TRI
̀
NH TA
́
I CHÊ
́

POLYCACBONATE PHÊ
́
THA
̉
I









LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SY
̃
KHOA HO
̣
C




H Ni, năm 2011
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


2
ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA H NI
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO

̣
C KHOA HO
̣
C TƢ
̣
NHIÊN



̀
NGO
̣
C MINH


CHÊ
́
TA
̣
O VA
̀
KHA
̉
O SA
́
T MÔ
̣
T SÔ
́
TI

́
NH CHÂ
́
T CU
̉
A
CHÂ
́
T TA
̣
O MA
̀
NG TRÊN CƠ SƠ
̉
NHƢ
̣
A POLIURETHAN
THU ĐƢƠ
̣
C TƢ
̀
QUA
́
TRNH TI CH
POLYCACBONATE PHÊ
́
THA
̉
I



Chuyên nga
̀
nh: Ha l thuyt v ha l
M s: 604431


LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SY
̃
KHOA HO
̣
C


NGƢƠ
̀
I HƢƠ
́
NG DÂ
̃
N KHOA HO
̣
C
TS. TRÂ
̀
N THI

̣
THANH VÂN



H Ni, năm 2011
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Polycacbonat (PC) được bắt đầu đưa vào sử dụng ở quy mô công nghiệp từ những
năm 1950, và nhanh chóng trở thành một trong những loại nhựa kỹ thuật được tiêu thụ
nhiều nhất trên thế giới.
Lĩnh vực chính sử dụng PC là công nghiệp điện tử, truyền thông, xây dựng, … để
sản xuất các cấu kiện như vỏ máy tính, các loại đĩa CD, kính chắn trong xây dựng và
trang trí. Theo thống kê [11, 24, 29] thị trường Polycarbonate toàn cầu trong năm 2009
là 2,9 triệu tấn, trong đó đứng đầu là Châu Á với tổng mức tiêu thụ là 930.000 tấn, các
quốc gia có lượng tiêu thụ đặc biệt lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ với mức tăng
trưởng dự báo là 6% năm, thứ hai là Châu Âu với tổng mức tiêu thụ khoảng 600.000
tấn, tiếp theo Bắc Mỹ với lượng sử dụng polycacbonat trong năm 2009 gần 440.000
tấn.
Ba khu vực trên chiếm hơn 95% lượng polycarbonate toàn cầu. Nhu cầu tại các
quốc gia còn lại của thế giới khoảng 112.000 tấn.
Tại Việt Nam, các sản phẩm từ polycacbonat phát triển mạnh trong những năm gần
đây, đặc biệt là trong các ngành xây dựng, truyền thông… Chỉ tính riêng sản phẩm
đĩa dùng cho hệ thống đọc laze, theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2003 giá trị
nhập khẩu vào Việt Nam đã đạt hơn 15 triệu USD.

Bên cạnh việc gia tăng mạnh về số lượng và lĩnh vực ứng dụng thì các sản phẩm
phế thải cũng tăng lên một cách vô cùng nhanh chóng, nên vấn đề tái sử dụng và xử lý
các sản phẩm phế thải của Polycacbonat ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết cả về
mặt khinh tế lẫn vấn đề phát triển bền vững bảo vệ môi trường.
Nhựa PC có thể được tái chế bằng cách băm, xay các sản phẩm ép phế thải sau đó
cho trực tiếp vào máy ép đùn nhiệt để tạo lại hạt nhựa, hoặc gia công ngay thành các
sản phẩm khác, tuy nhiên theo cách này sẽ làm giảm chất lượng của nhựa, và hầu như
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


2
không được sử dụng lại cho các chi tiết yêu cầu chất lượng cao, ngoài ra đây có thể lại
là nguồn gây ô nhiễm mới còn nặng nề hơn nếu như sử dụng các thiết bị lạc hậu.
Quá trình depolyme hoặc phân hủy nhựa PC phế thải thành các hợp phần monome
ban đầu, và tái sử dụng chúng như nguyên liệu đầu trong quá trình tổng hợp polyme
gần đây được phát triển mạnh mẽ, và trở thành một hướng đi mới trong giải quyết vấn
đề nhựa phế thải nói chung và PC nói riêng.
Với PC qua quá trình tái chế hóa học có thể chuyển thành hợp phần Bisphenol A
ban đầu cũng như các dẫn xuất có giá trị của nó, trong đó đáng chú ý là
Bishydroxylethyl Bisphenol A ete và Bishydroxylpropyl Bisphenol A ete, các rượu
đa chức này là nguyên liệu đầu quan trọng trong công nghiệp sơn polyuretan (PU) đây
cũng là hướng nghiên cứu đã và đang được các nước trên thế giới hiện nay đầu tư
[1,3,6,8,13]. Đi theo hướng nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn đề tài “Chế tạo và
khảo sát một số tính chất của chất tạo màng trên cơ sở nhựa poliuretan thu được
từ quá trình tái chế polycarbonate phế thải”.

2. Mục tiêu của đề tài là:
1. Nghiên cứu xây dựng quy trình thực nghiệm điều chế Bishydroxylethyl
Bisphenol A ete và Bishydroxylpropyl Bisphenol A ete từ nhựa PC phế thải.
2. Khảo sát một số tính chất và cấu trúc của sản phẩm thu được.

3. Tổng hợp được polyeste từ BHE-BPA và BHP-BPA, kết hợp cùng TDI dùng
làm chất tạo màng PU.
4. Khảo sát một số tính chất và đánh giá khả năng áp dụng vào thực tiễn của chất
tạo màng chế tạo được.






Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1. TỔNG QUAN VỀ NHỰA POLYCACBONAT [11, 24, 25, 26, 28, 29]
1.1 Phân loại polycacbonat
Polycacbonat là tên chung cho nhóm nhựa nhiệt dẻo mà trong mạch phân tử
có nhóm cacbonat (-O-CO-O-)
Nhựa PC được chia thành hai nhóm chính [7,8,15,17], dựa trên khung mạch
cacbon trong polyme đó là polycacbonat béo và polycacbonat thơm.
Các Polycacbonat béo điển hình là:
1. poly (etylen cacbonat) PEC

O
O
O
n

2. Poly (propylen cacbonat) PPC.


O
O
O
n

3. Poly (butylen cacbonat) PBC

O
O
O
n

4. Poly(hexametylen cacbonat) PHC.

O
O
O
n


Với các polycacbonat thơm thì Bisphenol A polycacbonat là sản phẩm phổ
biến nhất nó thường được biết đến với các tên thương mại như: Phổ cương, Lexan
(GE), Makrolon (Bayer), Caliber (Dow), Palite (Teijin), Iunpilon (Mitsubishi).

Hình 1.1 Công thức tổng quát của Bisphenol A polycacbonat

Thông thường các polycacbonat được điều chế bằng phản ứng:
1. Phản ứng của Photgen với các hợp chất diol béo tương ứng.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh



4
2. Phản ứng đồng ngưng tụ của các epoxy và cacbon đioxit với sự có mặt của
xúc tác cơ kim.
3. Quá trình polyme hóa bằng cách mở vòng của vòng cacbonat .
4. Phản ứng trao đổi cacbonat giữa các điol béo và điankyl cacbonat.
5. Phản ứng ngưng tụ trực tiếp của các điol với cacbon đioxit hoặc các muối
cacbonat của kim loại kiềm.

1.2 Tính chất và ứng dụng [4, 11, 24, 28, 29]
1.2.1 Tính chất
Do có khả năng bền nhiệt, tính năng cơ lý cao, bền hoá học nên nó được sử
dụng rộng rãi trong đời sống như làm vỏ điện thoại di động, thiết bị vi tính, dụng cụ
thể thao, đồ điện, đồ dùng gia đình, đĩa CD, DVD, chai hộp thực phẩm.
Do dễ đúc khuôn và dễ nhuộm màu nên Polycacbonat tạo ra hàng trăm sản
phẩm có màu sắc khác nhau như kính ô tô, mũ bảo hiểm, v.v Bên cạnh đó, nhờ có
độ trong suốt cao, chiết suất 1,585

0,001, ánh sáng truyền qua 90%

1%
Polycacbonat được sử dụng làm kính chắn, thay thế kính trong các công trình xây
dựng, đồ trang trí, v.v…
Polycacbonat bắt nguồn từ BPA có độ bền cơ lý rất cao, có khả năng chống va
đập lớn, có độ chịu xước tốt nên thường được dùng để phủ lên mặt kính ngoài của
ôtô. Các đặc tính của polycacbonat khá giống những hợp chất polymetyl metacrylat
(PMMA, acrilic), nhưng trội hơn, nó có thể sử dụng trong một phạm vi nhiệt độ rộng
hơn, tuy nhiên giá thành của chúng đắt hơn.
Nhựa PC có độ trong suốt rất cao > 90% thậm chí khả năng truyền ánh sáng

còn tốt hơn rất nhiều loại thủy tinh. Polycacbonat có nhiệt độ thủy tinh hóa khoảng
150°C (302°F), vì vậy nó mềm dần trên điểm này và chảy trên khoảng 300°C
(572°F). Do đó trong quá trình gia công, tạo hình vật liệu người ta phải tăng nhiệt độ
trên 80°C (176°F) để làm cho chúng biến dạng.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


5
Khác xa so với hầu hết các chất nhiệt dẻo, polycacbonat có khả năng biến dạng
dẻo lớn mà không bị nứt hoặc gãy. Do đó, nó có thể được gia công và tạo hình ở nhiệt
độ phòng, ngay cả đối với góc uốn cong có bán kính hẹp cũng không cần thiết phải
đun nóng. Chính vì thế PC được sử dụng làm các bộ phận trong suốt . Nhựa PMMA /
Plexiglas có tính chất tương tự như polycacbonat, nhưng không có khả năng uốn cong
ở nhiệt độ phòng.

Polycacbonat
Khối lượng riêng:
1220 kg/m
3

Mođun đàn hồi (E)
2000-2200 MPa
Độ bền kéo đứt (σ
t
)
60-65 MPa
Độ dãn dài khi đứt
80-150%
Nhiệt độ nóng chảy
250°C

Hệ số truyền nhiệt (λ)
0.21 W/m.K
Hệ số nở dài (α)
6.5 10
-5
/K
Nhiệt dung riêng (c)
1.3 kJ/kg.K
Nhiệt độ sử dụng
từ -100
0
C đến +135
0
C
Giá thành
5-9 USD/kg

Bảng 1.1 Một số tính chất của nhựa PC
Ngoài ra, polycacbonat còn có khả năng tương hợp tốt với nhiều loại polyme
khác, điển hình là trộn hợp với ABS (Acrylonitrin Butadien Styren), tạo nên hỗn hợp
PC/ABS có nhiệt chảy mềm cao, độ dai chắc ngay cả ở nhiệt độ thấp và tăng khả năng
chống rạn nứt cho sản phẩm ép.

Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


6
1.2.2 Ứng dụng
* Chế tạo các linh kiện điện tử
Polycacbonat được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp điện tử vì khả năng cách điện tốt,

chịu nhiệt cao, chống cháy Ngoài ra, PC được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau liên
quan đến phần cứng điện tử viễn thông và PC cũng được dùng như chất điện môi có độ ổn
định cao, tụ điện, đĩa CD, DVD, …. Với mức tiêu thụ chiếm đến 21% tổng lượng PC.


Hình 1.2 Một số sản phẩm làm từ nhựa PC trong lĩnh vực truyền thông
* Vật liệu xây dựng
Lĩnh vực lớn thứ hai của nhựa polycacbonat là ứng dụng trong công nghiệp xây
dựng, chúng được dùng để sản xuất các loại kính phẳng chịu lực và trang trí, tường
cách âm thanh và chống cháy .
Hiện nay sản phẩm PC dùng trong xây dựng phổ biến ở nước ta là các loại tấm lợp
thông minh lấy sáng với đủ các màu sắc, kích cỡ.


Hình 1.3 Một số sản phẩm làm từ nhựa PC trong lĩnh vực xây dựng
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


7
* Công nghiệp ô tô
Trong ngành công nghiệp ô tô, polycacbonat khi đúc có bề mặt rất mịn, nên
thích hợp để sản xuất các bộ phận trang trí, nhựa kết hợp giữa PC và ABS dùng để
chế tạo một số bộ phận cho chi tiết vỏ. Lượng polyacacbonat sử dụng trong công
nghiệp ô tô chiếm đến 12% tổng sản lượng.
* Ngoài ra polycacbonat còn được sử dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp
khác như: Y tế, đóng gói, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, …
Tổng mức tiêu thụ polycacbonat toàn cầu năm 2010 đạt 3,4 triệu tấn, được giới
chuyên môn đánh giá là một trong những loại nhựa có mức độ phát triển nhanh nhất
toàn cầu.




Hình 1.4 Phân bố lƣợng PC trong các ngành trên thế giới năm 2010


Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


8
2. TỔNG QUAN VỀ POLYURETAN [1, 5, 7, 8, 10, 15, 18, 22, 27]
Polyuretan (PU) là một nhóm đặc biệt của các polyme dị tố, được đặc trưng
bởi đơn vị cấu trúc:
OCONH R NHCOO R'
n

Loại polyme này được Dr Otto Bayer và các cộng sự tổng hợp lần đầu tiên tại
Đức vào năm 1937, bằng phản ứng của một diisoxyanat với với polyeste có hai nhóm
-OH đầu mạch. Sau chiến tranh thế giới II, phạm vi ứng dụng của PU ngày càng được
mở rộng và phát triển mạnh mẽ ở Đức, Mỹ, Anh, Nhật, Liên Xô (cũ). Đến nay, PU
được sản xuất ở quy mô công nghiệp, và tiêu thụ trên toàn thế giới ở các dạng vật liệu
khác nhau như: vật liệu xốp, chất dẻo, keo dán, sơn Tổng lượng tiêu thụ PU của thế
giới năm 2004 ước đạt hơn 10 triệu tấn, chiếm 5% lượng polime toàn cầu [18]
Lĩnh vực áp dụng chính của PU là trong công nghiệp sản xuất đệm (30%),
ngành ô tô (15%), giầy da (3%), các loại vật liệu xây dựng (13%), vật liệu bảo ôn
(10%), các ứng dụng khác (Sơn, keo dán, chất trám, … chiếm 29%). Vật liệu sơn trên
cơ sở polyuretan được ứng dụng rộng rãi để sơn phủ bảo vệ bề mặt kim loại, sơn cho
đồ gỗ mỹ nghệ, … và được xếp vào dòng sơn cao cấp, do có các ưu điểm vượt trội
như: có độ bám dính cao, chịu mài mòn rất tốt, độ bền cơ học cao, chịu thời tiết, bền
trong các môi trường như nước, dung dịch axit, kiềm, muối, dung môi hữu cơ. Sơn
PU có hai loại một thành phần và hai thành phần. Để chế tạo sơn PU phải sử dụng hai

thành phần nguyên liệu chính là isoxyanat và hợp chất chứa nhóm –OH.

2.1 Thành phần isoxyanat
Thành phần nguyên liệu isoxyanat để chế tạo PU gồm các hợp chất
diisoxyanat, triisoxyanat và adduct. Một số loại isoxyanat thơm và béo thông dụng
được trình bày trong bảng 1.2.
Các hợp chất isoxyanat chứa nhóm – N = C = O có mức độ chưa no cao, nên
dễ dàng tham gia phản ứng với các hợp chất như: nước, rượu, amin, axit cacboxylic,
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


9
phenol và các hợp chất có chứa hiđro linh động khác như polyete, polyeste có nhóm –
OH, đồng thời có thể tự phản ứng với nhau (dime hoặc trime). Cấu tạo electron của
nhóm isoxyanat được mô tả bởi công thức cộng hưởng sau:


Bảng 1.2 Một số hợp chất isoxyanat béo, thơm thông dụng
Tên
Nhiệt độ
sôi,
0
C/kPa
Nhiệt độ
nóng chảy,
0
C
Công thức hóa học
Hãng sản
xuất

PPDI
110-112/90
94 – 96

Akzo
TDI
120/75
14

Bayer, Dow,
BASF
MDI
171/7,5
37

Bayer, Dow,
BASF
PMD
I




Bayer, Dow,
BASF
TOD
I
160-
170/3,7
71 - 72


Nippon Soda
HDI
130/98

OCN(CH
2
)
6
NCO
Bayer
CHD
I
122 –
124/90


Akzo
H
12
MDI
179/6,75


Bayer
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


10
1.2.1 Một số phản ứng cơ bản của nhóm isoxyanat

* Phản ứng của isoxyanat với ancol
Phản ứng giữa isoxyanat với ancol được đánh giá là phản ứng quan trọng nhất
cho việc tổng hợp PU, đây là phản ứng tỏa nhiệt và sản phẩm tạo thành là polyuretan.
R - N=C=0 + HO - R’ → R - NHCOO – R’ + H (24Kcal/mol)
Isoxyanat Ancol Uretan
Nhóm –OH của ancol bậc 1, bậc 2 và bậc 3 do có hiệu ứng không gian nên khả
năng phản ứng của chúng với isoxyanat khác nhau khá nhiều. Theo [18,22] ở 25-
50
0
C nhóm –OH của ancol bậc 1 phản ứng nhanh với isoxyanat, còn nhóm –OH của
ancol bậc 2 phản ứng chậm hơn 3 lần, riêng với ancol bậc 3 tốc độ phản ứng xảy ra
chậm hơn đến 200 lần so với ancol bậc 1.

* Phản ứng của isoxyanat với nƣớc
Nước phản ứng với isoxyanat tạo thành amin và giải phóng khí CO
2

R- N=C=O + HOH  [ R – NHCOOH]  R- NH
2
+ CO
2

Amin tạo thành phản ứng lập tức với isoxyanat tạo thành dẫn xuất ure bị thế
R- N=C=O + R- NH
2
 R- NHCONH –R


Phản ứng của nước với isoxyanat tỏa nhiều nhiệt hơn so với phản ứng của
ancol với isoxyanat, tổng lượng nhiệt giải phóng cho mỗi mol nước khoảng 47

Kcal/mol. Trong công nghệ sản xuất xốp polyuretan, nước đóng vai trò như một tác
nhân tạo bọt. Phản ứng giữa isoxyanat với ancol hoặc nước được xúc tác bởi các
amin bậc 3, hay các hợp chất của thiếc, chì, thủy ngân


Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


11


* Phản ứng của isoxyanat với nhóm uretan
Nhóm uretan chứa nguyên tử hydro trong nhóm –N –H, nên cũng có khả năng
phản ứng với isoxyanat tạo thành allophanat. Tuy nhiên phản ứng chỉ có tốc độ tương
đối ở 110 - 140
0
C.
R N C
O
+
R
NCOO R'
H
110

R NCOO R'
CO
R NH
0
C

isoxyanat uretan allophanat



* Phản ứng của isoxyanat với nhóm ure
Tương tự như sự hình thành allophanat, nhóm –N-H của ure phản ứng với
isoxyanat tạo thành biuret
R N C
O
+
R
NCON R'
H
110

R NCON R'
CO
R NH
0
C
isoxyanat ure thê biuret

H
H

Cũng tương tự như quá trình tạo thành allophanat, phản ứng giữa ure với
isoxyanat là phản ứng cân bằng, cần được tiến hành ở nhiệt độ cao (> 110
o
C).
Trên thực tế, điều quan trọng là sự tạo thành của allophanat và biuret chính là

nguồn cung cấp các tác nhân tạo liên kết ngang khi sử dụng dư isoxyanat.

* Phản ứng của isoxyanat với axit cacboxylic
Phản ứng của isoxyanat đối với axit cacboxylic chậm hơn rất nhiều so với
amin, ancol và nước. Sản phẩm tạo thành là amit đồng thời giải phóng khí khí CO
2
.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


12
Phản ứng diễn ra như sau:
R
N
C O
C
O
R'
HO
R
NH
C
O
C
O
R'
R
NH
C
O

R'
CO
2

Isoxyanat Anhydrit không bền Amit

* Phản ứng dime và trime hóa của isoxyanat
Phản ứng dime hóa của các isoxyanat được thực hiện theo hai kiểu như sau:

N
C
C
N
O
R
R
O
R N
C O
PR
3
2


2 R – N = C = O  R – N = C = N – R + CO
2

isoxyanat cacbodiimid

Sản phẩm tạo thành là Uretidinedion và Cacbodiimid.

Phản ứng trime hóa của isoxyanat được xảy ra khi có mặt của các xúc tác đặc
biệt như: kali axetat, tri(dimetylamin metyl) phenol, … với sự hình thành các hợp chất
isoxyanat dị vòng.



Phản ứng này được sử dụng để sản xuất xốp isoxyanuric và uretan- isoxyanuric
khi sử dụng lượng dư isoxyanat, hình thành cấu trúc có mật độ liên kết ngang cao.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


13
* Phản ứng của isoxyanat với các hợp chất epoxy
Phản ứng của nhóm isoxyanat -NCO với các vòng epoxy khi có các xúc tác
đặc biệt tạo thành các hợp chất uretan vòng (oxazolidon).


* Phản ứng của isoxyanat với các hợp chất anhydrit vòng
Isoxyanat phản ứng với các anhydrit vòng tạo thành các imit vòng

R N
C
O
O
CO
CO
N
CO
CO
R

CO
2


Isoxyanat Anhydric phtalic Phtalimit

Các isoxyanat được điều chế dựa trên tương tác của di và triamin bậc 1 với
photgen trong môi trường dung môi
H
2
N - R – NH
2
+ 2COCl
2
→ OCN – R – NCO + 4HCl
Phản ứng được tiến hành ở 0 – 150
0
C, dung môi sử dụng là toluen hoặc o- và
p diclobenzen. Lượng photgen dư sau phản ứng được tách loại bằng cách sục khí nito
hoặc khí cacbonic vào hỗn hợp phản ứng, sau đó cất tách dung môi, còn isoxyanat
được tinh chế bằng cất chân không.
Các hợp chất isoxyanat tạo cho màng sơn có độ cứng cao, nhưng chúng lại
thường làm màng sơn vàng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Do dễ bay hơi và có
độc tính cao nên trong công nghiệp người ta thường chuyển nó sang dạng prepolime
để giảm thiểu độc hại bằng cách cho phản ứng với rượu đa chức hoặc trime hóa.
Công ty Bayer là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm PU dạng sơn và keo
hàng đầu, trong đó hợp phần isoxyanat mang tên Desmodur. Các monome isoxyanat
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh



14
và adduct chứa nhóm –NCO có khả năng phản ứng rất cao với nhiều hợp chất, đặc
biệt là các hợp chất có chứa nguyên tử hydro linh động như amin (bậc 1, 2), rượu,
nước, axitcacboxylic … . Vì vậy thành phần chứa nhóm isoxyanat phải được bảo quản
cận thận và có thời hạn sử dụng không dài.

2.2 Thành phần hợp chất chứa nhóm - OH
Trong công nghiệp sơn PU thường sử dụng các hợp chất chứa nhóm – OH là các
rượu đa chức, polyeste no mạch thẳng hoặc nhánh, polyete phân nhánh có nhóm –
OH. Ngoài ra một số hợp chất polyol khác cũng được sử dụng như: nhựa epoxy, nhựa
vinyl, xenlulo, nhựa acrylic, nhựa silicon,… nhưng với số lượng không nhiều. Các
polyol có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Việc lựa chọn các nguyên liệu
đầu trong quá trình chế tạo sơn, cho phép điều chỉnh được độ cứng, độ đàn hồi và tính
năng bám dính vào bề mặt nền khác nhau phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Công thức chung cho các oligome polyol sử dụng cho PU được chỉ ra trong hình

Đại diện cho một đơn vị cấu trúc
có thể là 1 mạch hidrocacbon no, các mạch
vòng, vòng no hay các dị vòng, …
Chuỗi oligome (chuỗi
polyete, polyeste, polyhidrocacbon,
polysilosan, …).
Nhóm –OH đầu mạch

Hình 1.5 Cấu trúc của oligome polyol trong PU
Một oligo-polyol cho poliuretan có thể có 2,3,4,… và có tối đa là 8 nhóm hydroxyl
trong 1 phân tử. Các polyol có số nhóm hydroxyl lớn hơn thì rất ít được sử dụng.

2.2.1 Polyeste- polyol
Polyeste –polyol là một trong những polyol quan trọng nhất trong công nghiệp sản

Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


15
xuất poliuretan (chỉ đứng sau poliete-polyol), chúng chiếm khoảng 18% tổng lượng
polyol sử dụng trên toàn thế giới, với trữ lượng tiêu thụ cỡ 600.000 tấn/ năm. Trong
đó châu Âu là các quốc gia sản xuất chính, chiếm khoảng hơn 60% tổng lượng polyol
sản xuất hàng năm [18].
Polyuretan sản xuất từ polyeste- polyol được ứng dụng chủ yếu làm các vật liệu
elastome (43% tổng lượng polyeste-polyol), xốp PU dạng đàn hồi (15-18%), các loại
sơn, các loại keo dán, xốp PU cứng, da tổng hợp và các chất trám.
Polyeste –polyol có thể được tổng hợp theo nhiều cách khác nhau như este hóa
giữa axit đa chức và rượu đa chức, phản ứng trao đổi este, phản ứng của clorua axit đa
chức với rượu đa chức, phản ứng mở vòng lacton, …
Để thu được Polyeste- polyol dạng mạch thẳng, có khối lượng phân tử thích hợp
dùng trong chế tạo PU, người ta thường sử dụng phản ứng este hóa giữa axit
đicacboxylic và các glycol. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong sản xuất công
nghiệp. Phản ứng đa này là phản ứng cân bằng, để chuyển dịch phản ứng theo chiều
tạo ra polyeste cần liên tục tách nước ra khỏi phản ứng.
n HO
C
O
R C OH
O
n
1
(
) HO
R'
OH

xt
HO R'
O C
O
R
C
O
O
R'
O H
n
n H
2
O
2

Để chế tạo polyol có nhóm hydroxyl ở cuối mạch cần sử dụng lượng dư glycol
trong quá trình tổng hợp. Thông thường phản ứng xảy ra trong điều kiện không cần bổ
sung xúc tác, vì bản thân nhóm cacboxyl đã tự xúc tác cho phản ứng, nhưng trong các
trường hợp muốn thu được các sản phẩm có chất lượng cao, thời gian phản ứng ngắn,
độ axit cuối cùng thấp, … cần sử dụng các xúc tác đặc biệt như: axit p- toluen
sunfonic, các hợp chất của thiếc, antimon, titan (tetrabutyl titanat), kẽm (kẽm axetat),
… trong thời gian gần đây một số nhóm tác giả người Mỹ đã sử dụng thành công xúc
tác enzim trong tổng hợp polyeste- polyol cho độ chọn lọc tốt, hiệu suất cao.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


16
Phương pháp quan trọng thứ hai trong tổng hợp polyeste – polyol là phản ứng
trao đổi este giữa dimetyl este của axit dicaboxylic (dimetyl adipat, dimetyl

terephtalat, dimetyl cacbonat, thậm chí cả polyetylen terephtalat, …) và các glycol
theo phản ứng sau:
O
C
O
R C OH
O
n
1
(
) HO
R'
OH
xt
HO R'
O C
O
R
C
O
O
R'
O H
n
n CH
3
OH
2
nCH
3



Phương pháp thứ ba trong công nghiệp tổng hợp polyeste- polyol là phản ứng
polime hóa mở vòng của các vòng este như - caprolactam, hoặc các vòng cacbonat
như etylenglycol cacbonat, propylenglycol cacbonat, … với chất khởi đầu là diol
hoặc polyol cùng xúc tác, phản ứng xảy ra như sau:

HO
R'
OH
n
C
O
O
(CH
2
)
5
2
xt
H O (CH
2
)
5
C
O
O R' O
C
O
(CH

2
)
5
O H
n
n

Poly - caprolactam

Bằng cách sử dụng các nguyên liệu đầu khác nhau như các diol, triol, axit
dicacboxylic, ta có thể nhận được các rất nhiều polyeste có cấu trúc khác nhau. Các
Polyeste phân nhánh được điều chế từ axit đicacboxylic với hỗn hợp monome ba chức
(glyxerin, trimethylon propan,…) và glycol thường có khối lượng phân tử nhỏ hơn, và
số nhóm hydroxyl lớn hơn so với polyeste mạch thẳng.
Một số rượu đa chức và axit đa chức dùng để tổng hợp polyeste polyol được
trình bày trong bảng 1.3 và bảng 1.4.
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


17
Bảng 1.3 Một số axit đa chức và anhydrit thông dụng
Axit (anhydric)
Công thức hóa học
Số nhóm
chức
Chỉ số axit
mKOH/g
Adipic
HOOC(CH
2

)
4
COOH
2
767,78
Secbaxic
HOOC(CH
2
)
8
COOH
2
555,4
Anhydric Phtalic

2
757,4
Succinic
HOOC(CH
2
)
2
COOH
2
950,1
Pyromelitic
O(OOC)(C
6
H
4

)(COO)O
4
-
Axit terephtalic
HOOC(C
6
H
4
)COOH

2
675,3
Anhydric Maleic

2

-

Bảng 1.4 Một số loại rƣợu đa chức thông dụng
Tên rƣợu
Công thức hóa học
Số
nhóm
chức
Chỉ số
hydroxyl
mgKOH/g
Etylen glycol
HOCH
2

CH
2
OH
2
1087,6
Đietyleglycol
HOCH
2
CH
2
OCH
2
CH
2
OH
2
1057,2
1,2 propylenglycol
HOCH
2
CH(CH
3
)OH
2
1474,3
1,4- Butandiol
HO(CH
2
)
4

OH
2
1245,0
Neopentyl glycol
HOCH
2
C(CH
3
)
2
CH
2
OH
2
1078,8
Glyxeryl
HOCH
2
CH(OH)CH
2
OH
3
1827,3
Pentaerythritol
C(CH
2
OH)
4
4


Trimetylol propan
(HOCH
2
)
3
CCH
2
CH
3
3
1379,5
Manitol (Sobitol)
HOCH
2
[CH(OH)]
4
CH
2
OH
6

Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


18
Các polyeste polyol tổng hợp từ axit đa chức và rượu đa chức có tên thương
mại là Desmophen hay Desmocol. Một số loại desmophen tổng hợp trong bảng 1.5

Bảng 1.5 Một số loại desmophen thông dụng


Thành phần
Đặc trƣng sản phẩm

Ứng dụng
Axit
Glycol
Triol
Chỉ số
hydroxyl
Số nhánh
A
E, P hoặc D
-
50 - 60
Mạch
thẳng
Elastome
A
D
G hoặc T
50 – 65
Ít
Xốp mềm và
sơn
A, AP
E hoặc P
G hoặc T
150 – 200
Trung
bình

Xốp bán mềm
và sơn
A, AP
E hoặc P
G hoặc T
250 – 300
Nhiều
Xốp cứng, sơn
bền hóa chất
A, AP
E hoặc P
G hoặc T
400 - 500
Rất nhiều
Xốp cứng
A: Adipic; E:Etylen glycol; P propylen glycol; D đietylen glycol; G Glyxeryl; T Các triol khác

2.2.2 Polyete polyol
Sản phẩm polyol polyete thương mại đầu tiên có tên Tetramethylen glycol
(PTMG) được hãng Dupont đưa ra thị trường năm 1956, tiếp theo là sản phẩm
polyalkylen glycol với giá thành rẻ hơn.
Các sản phẩm polyol polyete được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp PU
chiếm đến 80% tổng thị phần polyol trên toàn thế giới. Trong đó polyol trên cơ sở
polyankylen oxit giữ vai trò chủ đạo, chúng được điều chế bằng phản ứng polyme hóa
các ankylen oxit với chất khởi đầu (starter) là các polyol khác nhau.
Công thức tổng quát của polyol polyete trên cơ sở polyankylen oxit như sau:
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


19



Ankylen oxit quan trọng nhất sử dụng trong tổng hợp polyol là propylen oxit,
etylen oxit, butylen oxit được dùng phổ biến trên thị trường với giá thành tương đối
thấp khoảng 2,5-3 USD/kg.
Các polyol polyete có thể được điều chế bằng phản ứng trùng hợp gốc hoặc trùng
hợp ion, tạo thành các sản phẩm có cấu trúc mạch thẳng hoặc ít nhánh khối lượng
phân tử khoảng từ 300 – 5000, không bị thủy phân và có độ bền hóa chất cao.
Phản ứng tổng quát cho chế tạo polyol polyete từ các ankylen oxit là:


Các chất xúc tác sử dụng cho quá trình polime hóa ankylen oxit (được khởi đầu
bằng các nhóm hydroxyl) là:
- Các xúc tác anion
NaOH, KOH, CsOH, Sr(OH)
2
, Ba(OH)
2
, Canxi octanoat, các hợp chất kẽm phốt
phát, …
- Các xúc tác cation
BF
3
, PF, SbF, HPF
6
, ….
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


20

Bảng 1.6 trình bày tính chất của một số polyol polyete có khối lượng phân tử khác
nhau

Bảng 1.6 Tính chất vật lý của polyete trên cơ sở trimetylpropan triol

Chỉ số hydroxyl
Độ nhớt, Cp, 25
0
C
Tỷ trọng
300
561


400
422


700
240

1,027
1500
112
290

2500
67
440
1,005

4000
42
670
1,004
4500
b
37
500



Số liệu cho thấy khi khối lượng phân tử càng cao thì chỉ số hydroxyl giảm
đồng thời độ nhớt tăng cao. Khối lượng phân tử thích hợp để chế tạo sơn của polyol
polyete khoảng 2000, nếu cao quá độ nhớt của hỗn hợp lớn sẽ gây khó khăn cho quá
trình gia công màng sơn, đồng thời chỉ số hydroxyl thấp sẽ làm giảm tính năng cơ lý
của màng sơn do mật độ liên kết ngang nhỏ.

2.3 Một số loại sơn polyuretan [10, 15, 22]
2.3.1 Alkyd uretan
Alkyd uretan được tổng hợp tương tự như tổng hợp nhựa alkyd. Dầu khô được
ancol phân bằng glyxerin, thay vì tạo ra toàn bộ monoglyxerit, phản ứng tạo ra cả
diglyxerit. Sau đó monoglyxerit, diglyxerit được phản ứng với 1 diisisoxyanat. Phản
ứng xảy ra giữa các nhóm isoxyanat và hydroxyl tạo thành polyme có chứa nhóm
uretan, quá trình phản ứng xảy ra như sau:
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


21

Hình 1.6 Phản ứng tạo Alkyd uretan

Khi sử dụng trong sơn Alkyd uretan khô nhờ khâu mạch nối đôi trong gốc axit
béo. So với sơn alkyd thông thường, Alkyd uretan khô nhanh hơn, bền nước tốt hơn,
độ bóng cao hơn, ổn định hơn và dễ phân tán bột màu hơn.

2.3.2 Polyuretan một thành phần đóng rắn ẩm
Chất tạo màng được tổng hợp trên cơ sở cho polyol phản ứng với lượng dư
polyisoxyanat. Khi gia công màng sơn các nhóm isoxyanat sẽ phản ứng với hơi nước
trong không khí tạo ra amin, các amin này tiếp tục phản ứng với isoxyanat tạo ra liên
kết cầu ure. Như vậy liên kết mạng lưới của sơn được hình thành.
Thành phần isoxyanat thường dùng là TDI, MDI, HDI, polyol dùng có thể là
polyeste hoặc polyete. Hàm lượng nhóm –CNO dư khoảng 3-16%, khi hàm lượng
nhóm isoxyanat dư càng cao thì mật độ khâu mạng càng lớn và sơn càng cứng. Tùy
thuộc vào mục đích sử dụng sơn mà ta có thể thay đổi các thành phần polyol cũng như
isoxyanat. Với các polyol mạch phân tử càng dài thì cho màng có độ đàn hồi cao hơn,
khi trong phân tử có nhiều mạch nhánh sẽ cho màng cứng hơn và bền hóa chất hơn.
Nếu dùng các isoxyanat thơm sẽ cho màng đanh và khô nhanh hơn, nhưng lại dễ biến
màu trong dưới tác động của ánh sang tử ngoại. Các isoxyanat mạch thẳng cho màng
sơn mềm dẻo nhưng chậm khô hơn và bền thời tiết hơn.
Sơn PU một thành phần đóng rắn ẩm có ưu điểm dễ sử dụng, khô nhanh không
cần tác dụng của nhiệt. Tuy nhiên, loại sơn này rất nhạy với hơi ẩm nên khó bảo quản
lâu dài.

2.3.3 Polyuretan một thành phần đóng rắn nhiệt
Trong sơn loại này các polyisoxyanat được khóa mạch bằng hợp chất chứa có
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


22
nhóm hydroxyl tạo ra các sản phẩm không bền ở nhiệt độ cao, sau đó được trộn hợp
trực tiếp với polyol. Khi thi công sơn sau khi khô vật lý (quá trình bay hơi dung môi),

màng sơn đem sấy ở nhiệt độ cao, các nhóm isoxyanat được giải phóng và phản ứng
khâu mạng với nhóm hydroxyl đóng rắn sơn.
Sơn polyuretan một thành phần đóng rắn nhiệt có ưu điểm màng sơn ít nhạy
cảm với hơi ẩm, dễ bảo quản tiện lợi khi sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn nhất của
màng sơn là cần được sấy đóng rắn.
Bảng 1.7 Trình bày một số tác nhân khóa mạch và nhiệt độ giải phóng nhóm
isoxyanat

Bảng 1.7 Tác nhân khóa mạch và nhiệt độ giải phóng nhóm isoxyanat
Tác nhân khóa mạch
Nhiệt độ giải phóng nhóm isoxyanat,
0
C
Phenol
160
Caprolactam
160
Diphenylamin
180
Isooctylphenol
>180
m-nitrophenol
130
p-clorophenol
130
Acetyl axeton
140-150

2.3.4 Sơn polyuretan hai thành phần
Đây là loại sơn được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Thành phần

một là các polyol trộn cùng bột mầu, chất độn, … thành phần hai là một loại
isoxyanat. Hai thành phần này được đóng gói riêng rẽ và chỉ trộn cùng nhau ngay
trước khi thi công sơn. Thời gian tính từ khi trộn hợp hai thành phần của sơn đến khi
độ nhớt của hỗn hợp trở nên quá lớn (gel hóa) không thể thi công được goi là thời
gian sống của sơn. Thời gian sống phụ thuộc vào bản chất của polyol và loại
Luận văn cao học Hồ Ngọc Minh


23
isoxyanat tham gia phản ứng, thông thường trước khi gia công sơn cần kiểm tra thời
gian sống của sơn bằng thực nghiệm.
Trong công nghiệp sơn PU hiện nay chất đóng rắn họ isoxyanat trên cơ sở
TDI, MDI, HDI, IPD1 chiếm đến trên 90%. Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu sử dụng
mà có thể lựa chọn thành phần sơn cho phù hợp.
Sơn loại này có nhược điểm là phức tạp trong khi sử dụng, và cần tính chính
xác lượng cần dùng, đồng thời sau khi trộn hợp hai thành phần phải dùng ngay, nếu
để càng lâu độ nhớt của hỗn hợp càng tăng nên rất khó thi công, nếu kéo dài quá sơn
sẽ chết. Một khi đã pha chế sơn phải dùng hết không thể trữ lại dùng cho lần sau.
Trong thực tế sơn loại này vẫn được sử dụng rất phổ biến do có tính năng cơ lý
và bảo vệ chống ăn mòn tốt hơn rất nhiều các loại sơn một thành phần, ngoài ra người
sử dụng cũng có thể chủ động thêm vào các thành phần khác để tạo ra màng sơn có
tính năng mong muốn.

3. Một số phƣơng pháp tái chế nhựa polycacbonat
3.1 Tái chế theo phƣơng pháp vật lý
Nhựa PC có thể được tái chế bằng cách băm, xay các sản phẩm ép phế thải sau đó
cho trực tiếp vào máy ép đùn nhiệt để tạo lại hạt nhựa, hoặc gia công ngay thành các
sản phẩm khác, tuy nhiên theo cách này sẽ làm giảm chất lượng của nhựa, và nó hầu
như không được sử dụng lại cho các chi tiết yêu cầu chất lượng cao, ngoài ra nó có
thể lại là nguồn gây ô nhiễm mới còn nặng nề hơn nếu như sử dụng các thiết bị lạc

hậu.
Hiện nay ở nước ta nhựa PC phế thải được tái chế hầu như chỉ theo cách trên. Các
sản phẩm nhựa như đĩa CD, vỏ máy tính, tấm lợp hỏng … sau khi được thu mua bởi
các tư thương, nhựa được chuyển đến các cơ sở tái chế tự phát trên địa bàn, các cơ sở
này với trang thiết bị lạc hậu chủ yếu nhập từ Trung quốc và một phần tự chế tạo, đã
gây ô nhiễm môi trường nặng nề, hiệu quả kinh tế đem lại không cao và rất mất an
toàn lao động.

×