1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN HÀ LINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI – NĂM 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN HÀ LINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ĐỨC SƠN
HÀ NỘI – NĂM 2010
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH 6
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC 6
1.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 6
1.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 8
1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính 11
1.1.4. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 21
1.1.5. Nội dung các kỹ thuật phân tích BCTC 25
1.1.6. Tổ chức hoạt động phân tích báo cáo tài chính 41
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG PHÂN
TÍCH BCTC 46
1.2.1. Các nhân tố chủ quan 46
1.2.2. Các nhân tố khách quan 47
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu 49
1.3.2. Các giả thiết nghiên cứu 49
1.3.3. Quá trình chọn mẫu và thu thập số liệu 50
1.3.4. Lựa chọn khung mẫu 50
1.3.5. Chọn mẫu 52
2
1.3.6. Thu thập số liệu và tiến hành so sánh 54
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 55
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP …55
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 68
2.2.1. Một số tồn tại trong nguyên tắc và phƣơng pháp phân tích báo
cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam 69
2.2.2. Những tồn tại trong thực tiễn hoạt động phân tích báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập 82
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HÔI NHẬP 88
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN
TÍCH BCTC TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 88
3.2. NGUYÊN TẮC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN 89
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HÔI NHẬP 90
3.3.1. Hoàn thiện về tổ chức trong phân tích báo cáo tài chính 91
3.3.2. Hoàn thiện xây dựng hệ thống báo cáo tài chính gắn với mục
tiêu phân tích báo cáo tài chính và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực
3
kế toán quốc tế 97
3.3.3. Hoàn thiện xử lý các số liệu kế toán và tính toán các tỷ số tài
chính phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế 101
3.3.4. Hoàn thiện công tác dự báo trong phân tích báo cáo tài chính 106
3.3.5. Hoàn thiện nội dung các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính
theo đối tƣợng sử dụng thông tin 119
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 122
3.4.1. Về phía nhà nƣớc 123
3.4.2. Về phía các tổ chức, hiệp hội có liên quan 125
3.4.3. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam 126
KẾT LUẬN 128
4
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
01
BCTC
Financial Statements
Báo cáo tài chính
02
CFO
Chief Financial Officer
Giám đốc tài chính
03
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
04
EBIT
Earnings Before Interest & Tax
Thu nhập trƣớc lãi vay và thuế, lợi nhuận
hoạt động
05
EBT
Earnings Before Tax
Lợi nhuận trƣớc thuế
06
EPS
Earning Per Share
Thu nhập mỗi cổ phần
07
EVA
economic value added
Giá trị kinh tế gia tăng
08
VAS
Vietnam Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
09
FASB
Financial Accounting Standard Board
Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính
10
FCF
free cash flows
Dòng tiền tự do
11
HOSE
Hồ Chí Minh Stock Exchange
Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
12
IAS
International Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
13
MVA
market value added
Giá trị thị trƣờng tăng thêm
14
ROE
Return On Equity
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
15
ROA
Return On Asset
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
16
SEC
Return On Asset
Ủy ban chứng khoán
17
WTO
Worl Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính đối với từng chủ thể
sử dụng thông tin
9
Bảng 1.2
Sự khác nhau giữa Hệ thống BCTC của VN và QT theo chuẩn mực kế
toán ( VAS21 và IAS1 ) – Trình bày báo cáo tài chính
19
Bảng 1.3
Phân tích cơ câu báo cáo kết quả kinh doanh
37
Bảng 1.4
Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
38
Bảng 2.1
Danh sách các doanh nghiệp có báo cáo thƣờng niên năm 2008 đuợc
đánh giá cao
57
Bảng 2.2
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
59
Bảng 2.3
Các chỉ số tài chính cơ bản công ty cổ phần sữa Việt Nam
61
Bảng 2.4
Kết quả kinh doanh năm 2008 công ty cổ phần sữa Việt Nam
62
Bảng 2.5
So sánh kết cấu báo cáo thƣờng niên năm 2008 giữa công ty cocacola và
công ty cổ phần sữa Việt Nam
64
Bảng 2.6
10 doanh nghiệp trong chỉ số chỉ số S&P Vietnam
73
Bảng 2.7
Top 10 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2009
75
Bảng 2.8
Top 10 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2009
76
Bảng 3.1
Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ
107
Bảng 3.2
Dự báo bảng báo cáo KQKD năm N+1 - Giai đoạn 1
108
Bảng 3.3
Dự báo bảng cân đối kế toán năm N +1 - giai đoạn 1
110
Bảng 3.4
Huy động vốn cần them
112
Bảng 3.5
Dự báo bảng cân đối kế toán năm N +1 - giai đoạn 2
113
Bảng 3.6
Dự báo bảng báo cáo KQKD năm N+1
116
Bảng 3.7
Dự báo bảng cân đối kế toán năm N +1
118
Bảng 3.8
Một số chỉ tiêu báo cáo nhanh hàng quý
122
6
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1
Mô hình phân tích tài chính DUPONT
39
Sơ đồ 1.2
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
42
Sơ đồ 3.1
Tổ chức quản trị tài chính trong công ty
92
Sơ đồ 3.2
Tổ chức hoạt động phân tích báo cáo tài chính
94
Sơ đồ 3.3
Quy trình hoạt động phân tích báo cáo tài chính
95
Sơ đồ 3.4
Quy trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính gắn với
mục tiêu phân tích BCTC và phù hợp với thông lệ chuẩn
mực kế toán quốc tế
98
Sơ đồ 3.5
Phân tích báo cáo tài chính theo đối tƣợng sử dụng thông
tin
120
7
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trƣờng tài chính, phân tích báo cáo tài chính là một trong những hoạt động
quản lý doanh nghiệp, đƣợc ƣu tiên hàng đầu, nhằm đảm bảo cho sự phát
triển lành mạnh và ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam. Phân tích báo cáo
tài chính là cơ sở cho việc cung cấp thông tin tới ngƣời sử dụng, giúp cho
ngƣời sử dụng có đƣợc những thông tin trung thực, khách quan và mang tính
khoa học phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế. Phân tích báo cáo tài
chính không chỉ đƣợc thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp, mà còn đƣợc mở
rộng và thực hiện bởi các đối tƣợng sử dụng thông tin khác nhƣ : các nhà
cung cấp vốn, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các nhà đầu
tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc. Mỗi đối tƣợng sử dụng thông tin căn cứ vào
nhu cầu thông tin của mình sẽ lựa chọn các phƣơng pháp phân tích báo cáo
tài chính phù hợp, nhằm phản ánh một cách chân thực “ Bức tranh tài chính
của doanh nghiêp”, làm cơ sở cho các quyết định kinh tế phục vụ cho lợi ích
của chính họ.
Thực tế công tác phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Đặc biệt khi Việt
Nam ra nhập WTO, các doanh nghiệp Việt nam có nhiều hơn các cơ hội giao
thƣơng, hợp tác quốc tế, thì phân tích báo cáo tài chính cần hoàn thiện và phù
hợp hơn với các thông lệ quốc tế. Mặt khác, xu hƣớng quản trị theo mục tiêu
cũng cho thấy quá trình phân tích phải gắn liền với mục tiêu sử dụng thông tin
của mỗi đối tƣợng sử dụng khác nhau.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn vấn
đề : Hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Để làm đề tài nghiên cứu của luận văn
thạc sĩ.
8
2. Tình hình nghiên cứu
Phân tích báo cáo tài chính là một đề tài đƣợc nhiều tác giả đề cập.
Hiện nay có nhiều tài liệu, giáo trình, luận văn và các bài báo chuyên ngành
về phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên phạm vi và phƣơng pháp tiếp cận
với các vấn đề về phân tích báo cáo tài chính chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, các
nghiên cứu về vấn đề này hầu nhƣ chỉ tập trung nghiên cứu một doanh nghiệp
đơn lẻ mang tính minh hoạ kỹ thuật phân tích và chƣa có sự so sánh với phân
tích báo cáo tài chính quốc tế. Mặt khác, hiện có rất ít các công trình khoa
học, đề cập đến xu hƣớng phân tích báo cáo tài chính theo nhu cầu của đối
tƣợng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Do mỗi đối tƣợng sử dụng
thông tin có nhu cầu thông tin tài chính khác nhau, xu hƣớng này, giúp các
chủ thể sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính tiết kiệm nguồn lực khi tiến
hành phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hiện có rất ít các nghiên cứu đề
cập theo hƣớng tiếp cận này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa và phát triển các nghiên cứu,
lý luận về phân tích báo cáo tài chính tại việt Nam, kết hợp với xem xét thực
trạng phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nhiệp Việt Nam, so sánh với
lý luận và thực trạng phân tích báo cáo tài chính Quốc tế, từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Về nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn đƣợc chi tiết nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tiếp cận các luận điểm của Việt Nam và thế giới về phân tích báo
cáo tài chính
9
+ Khảo sát thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế hiện nay
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính Việt Nam,
để xác định phƣơng hƣớng, quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
hoạt động phân tích báo cáo tài chính.
1. §èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu những tồn
tại và làm rõ sự khác biệt trong tổ chức, phƣơng pháp và kỹ thuật phân tích
báo cáo tài chính của Việt Nam và thế giới.
Phạm vi nghiên cứu:
- Một số doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất, thƣơng mại, dịch vụ…
- Đối với quốc tế là các công ty có cổ phiếu trong danh sách Standard
& Poor 500 (S&P500) thị trƣờng chứng khoán New York.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong luận văn này là các phƣơng pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp quan sát, tƣ duy logic. Tác giả
đƣa ra câu hỏi và giả thuyết để nghiên cứu, tiến hành chọn mẫu quan sát, quan
sát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam
trong điều kiện hội nhập và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm về phân tích báo
cáo tài chính, các nghiên cứu có trƣớc để khám phá để trả lời các câu hỏi đã
nêu, tìm ra những điểm khác nhau, những điểm chƣa hợp lý, trong lý luận
cũng nhƣ trong thực tiễn phân tích báo cáo tài chính và so sánh với thế giới.
10
và đƣa ra những quan điểm, nguyên tắc nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế
một cách khoa học. Phƣơng pháp cụ thể :
(1) Xây dựng câu hỏi trên cơ sở đó hình thành câu hỏi và giả thuyết
nghiên cứu
(2) Chọn mẫu quan sát là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh và các công ty thuộc danh sách S&P 500 trên thị
trƣờng chứng khoán New York.
(3) Khảo sát thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính trên cơ sở
mẫu đã chọn
(4) Phân tích, đánh giá nội dung của các quá trình phân tích báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp đã chọn mẫu, từ đó chỉ ra những tồn tại, những
điểm khác so với Quốc tế nhằm trả lời các câu hỏi đã nêu, đồng thời đƣa ra
những quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Trình bày một cách khoa học và toàn diện phân tích báo cáo tài chính
tại các doanh nghiệp Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Làm rõ xu hƣớng phân tích báo cáo tài chính hiện nay, theo nhu cầu
của đối tƣợng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
So sánh, tìm ra điểm khác biệt giữa lý luận và thực tiễn phân tích báo
cáo tài chính Việt Nam và quốc tế, đồng thời hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hƣớng hội nhập kinh tế Quốc tế.
11
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có
3 chƣơng. Cụ thể là :
Chƣơng 1: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính
Chƣơng 2 : Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Chƣơng 3 : Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích báo
cáo tài chính tại doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập
12
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những hoạt động
quan trọng giúp cho ngƣời sử dụng thông tin có đƣợc sự đánh giá khách quan
về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua
các báo cáo tài chính. Các nhà quản trị trong quá trình quản lý phải thƣờng
xuyên có đƣợc các thông tin phân tích báo cáo tài chính, để kiểm soát tốt tình
hình tài chính, dự đoán đƣợc kết quả tài chính trong tƣơng lai, phục vụ cho
việc ra đƣa ra các quyết định quản trị đúng đắn, kịp thời, trƣớc những biến
động của môi trƣờng kinh doanh, đồng thời chuẩn bị tốt các nguồn lực về tài
chính cho mục tiêu chiến lƣợc trong dài hạn, muốn vậy nhà quản lý cần
thƣờng xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính công ty. Có rất nhiều khái
niệm về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, tuy khác nhau về hình
thức, nhƣng nhìn chung đều thống nhất căn bản về bản chất của hoạt dộng
phân tích báo cáo tài chính, có thể thấy rằng : phân tích báo cáo tài chính là
nghệ thuật sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài
chính của công ty thông qua các phƣơng pháp kỹ thuật và công cụ thích hợp
để tạo ra thông tin tài chính có giá trị, nhằm dự đoán xu hƣớng phát triển và
đƣa ra các quyết định kinh doanh. Trong phân tích báo cáo tài chính, chủ thể
sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sử dụng các phƣơng pháp và công cụ
phân tích : phân tích tỷ số, phân tích cơ cấu, phân tích xu hƣớng, phân tích
Dupont vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét một cách chi
tiết thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự
báo, đƣa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tƣ phù hợp. Tuy
nhiên chất lƣợng phân tích báo cáo tài chính phụ thuộc vào năng lực, kinh
13
nghiệm và kỹ năng của chủ thể phân tích, với cùng một báo cáo tài chính,
cùng một thời điểm phân tích, các nhà phân tích khác nhau sẽ lựa chọn và sử
dụng các phƣơng pháp, công cụ phân tích khác nhau và kết quả phân tích
cũng rất khác nhau, do đó phân tích báo cáo tài chính còn là một nghệ thuật.
“Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, tổng hợp và phản
ánh một cách tổng quát, toàn diện : tình hình tài sản và nguồn vốn của một
doanh nghiệp tại một thời điểm; tình hình và kết quả lƣu chuyển tiền tệ của
một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định” [1, tr389]. Chức năng của
các báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc
ra quyết định kinh tế của những ngƣời có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp,
bao gồm các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vai trò của báo
cáo tài chính thay đổi theo từng điều kiện kinh tế cụ thể, có thể tiếp cận vai
trò của BCTC theo hai cách: (1) yêu cầu pháp lý về việc cung cấp thông tin
trên BCTC và (2) Nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC. Trong hai cách tiếp
cận trên, cách tiếp cận (1) thƣờng xuất hiện từ ý thức trách nhiệm pháp lý
theo quy đinh của các văn bản hƣớng dẫn hiện hành, nên nội dung của BCTC
sẽ có xu hƣớng khuôn mẫu, cách tiếp cận ( 2 ) cho thấy vai trò của báo cáo tài
chính gắn với việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tƣợng sử dụng
khác nhau để ra quyết định, nói cách khác, tính hữu ích của báo cáo tài chính
thể hiện qua lợi ích mang lại từ việc sử dụng thông tin trình bày trên BCTC.
Trong thực tế, lợi ích mang lại từ BCTC đối với các nhóm đối tƣợng sử dụng
thông tin có khác nhau chẳng hạn đối với nhà đầu tƣ vốn để phân tích, dự báo,
so sánh khi xây dựng danh mục đầu tƣ và ra quyết định đầu tƣ hiệu
quả…Những lợi ích của các nhóm đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC có
tác động qua lại, hỗ trợ hoặc mâu thuẫn nhau.
Hiện nay chủ thể sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính bao gồm
nhiều đối tƣợng sử dụng thông tin khách nhau, không chỉ có bản thân doanh
14
nghiệp mà còn có các tổ chức, cá nhân bên ngoài công ty bao gồm các nhà
cung cấp vốn nhƣ ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,
nhà cung cấp…và các nhà đầu tƣ nhƣ công ty chứng khoán, nhà đầu tƣ cá
nhân…Mỗi chủ thể khác nhau, tùy theo mục đích của mình, sẽ có nhu cầu sử
dụng thông tin trên báo cáo tài chính khác nhau. Do đó xu hƣớng phân tích
báo cáo tài chính hiện nay là phân tích báo cáo tài chính theo nhu cầu của đối
tƣợng sử dụng thông tin, thông qua các nhu cầu đó mà “ Bức tranh tài chính”
của doanh nghiệp đƣợc tái hiện ở các góc độ, khía cạnh khác nhau.
1.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Mục tiêu cơ bản của phân tích BCTC là nhằm cung cấp những thông
tin cần thiết, giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhƣ đã trình bày ở trên chủ thể sử
dụng thông tin trên báo cáo tài chính là khá đa dạng, do vậy mục tiêu và ý
nghĩa của phân tích báo cáo tài chính đối với mỗi chủ thể là khác nhau. Việc
xác định rõ chủ thể và mục đích phân tích của mỗi chủ thể phân tích báo cáo
tài chính là rất cần thiết để có thể xây dựng các quy trình phân tích BCTC phù
hợp cho từng chủ thể phân tích
15
Bảng 1.1 : Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính đối
với từng chủ thể sử dụng thông tin
Các chủ thể phân tích
Mục tiêu
Ý nghĩa
1. Đối với bản thân
doanh nghiệp
- Kinh doanh có lãi và thanh toán đƣợc nợ
- Dƣới góc độ quản trị tài chính mục tiêu
của công ty là làm tối đa hóa giá trị tài sản
của chủ sở hữu
- Đánh giá đƣợc tình hình tài chính của công ty một cách hệ
thống, đầy đủ
- Dự báo các kết quả tài chính
- Đƣa ra những hoạch định, kế hoạch kịp thời, phù hợp
- Kiểm tra, kiểm soát thực hiện các kế hoạch tài chính
2. Đối với nhà đầu tƣ,
cổ đông ( hiện tại hoặc
tiềm năng)
- Tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp
- Tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu
tƣ vào cổ phiếu doanh nghiệp
- Đánh giá triển vọng phát triển, khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu cùa doanh nghiệp
- Cân đối giữa lợi ích và rủi ro mang lại từ hoạt động đầu tƣ
- Cung cấp thông tin cho quyết định mua, nắm giữ hay bán
vốn, quyền sở hữu hoặc lợi ích trong doanh nghiệp
3. Đối với các chủ nợ :
Ngân hang
- Xác định khả năng trả nợ của doanh
nghiệp
- Tìm kiếm lơi nhuận thông qua tiền lãi từ
hoạt động cho vay
- Đánh giá đƣợc tình hình tài chính hiện tại và tiềm lực phát
triển của công ty trong tƣơng lai
- Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và những rủi ro của
phƣơng án vay
- Cung cấp thông tin đƣa ra quyết định cung cấp nguồn vốn,
thời hạn cho vay, lãi suất cho vay.
16
Các chủ thể phân tích
Mục tiêu
Ý nghĩa
4. Đối với khách hàng
của doanh nghiêp ( hiện
tại hoặc tiềm năng)
- Cung cấp nguồn hàng ổn đinh, chất
lƣợng
- Đánh giá năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin cho quyết định có mua hàng của doanh
nghiệp
5 Đối với nhà cung cấp
của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán hiện tại và trong
thời gian tới của doanh nghiệp
- Bán hàng hóa và thu đƣợc tiền từ việc
cung cấp hàng hóa
- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin cho quyết định cung cấp hàng hóa và
chấp nhận một thời hạn tín dụng thƣơng mại
6. Đối với ngƣời lao
động
- Có công ăn việc làm và thu nhập ổn định
- Mức thù lao thỏa đáng
- Phát triển sự nghiệp cá nhân tại doanh
nghiệp
- Đánh giá triển vọng phát triển bền vững của công ty
- So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành
- Cung cấp thông tin cho quyết định gắn bó lâu dài hay tìm
kiếm một việc làm mới.
7. Đối với cơ quan quản
lý nhà nƣớc : Cơ quan
thuế, cơ quan thống kê,
các cơ quan chủ quản
- Quản lý nhà nƣớc về kinh tế duy trì và
phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an
sinh xã hội
- Cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách kinh tế
vĩ mô, chống lạm phát, duy trì tăng trƣởng kinh tế
- Cung cấp thông tin cho cơ quan thuế thu thuế - đảm bảo
công bằng xã hội.
17
Qua bảng chúng ta có thể xác định một cách khái quát các mục tiêu và ý
nghĩa của từng chủ thể sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó
giúp các chủ thể sử dụng thông tin lên kế hoạch phân tích, xây dựng chƣơng
trình phân tích, quy mô phân tích, phƣơng pháp phân tích BCTC, phù hợp với
nội dung thông tin hữu ích mà chủ thể sử dụng thông tin quan tâm, tránh đƣợc
tình trạng phân tích lan man, không rõ trọng tâm, mất nhiều thời gian và tiền
bạc. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu theo từng chủ thể phân tích báo cáo tài
chính chỉ mang tính tƣơng đối, vì bản thân các chủ thể trong quá trình hoạt
động, kinh doanh của mình có rất nhiều mục tiêu khác nhau, tùy từng giai
đoạn, thời điểm cụ thể mà các mục tiêu đƣợc thay đổi cho phù hợp.
1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính
Đối tƣợng của hoạt động phân tích báo cáo tài chính là các báo cáo tài
chính, do đó việc nhận dạng hệ thống báo cáo tài chính là rất quan trọng trong
hoạt động phân tích báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính thông
thƣờng đƣợc lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc
điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà hệ thống báo cáo tài chính có
những khác biệt
1.1.3.1. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đƣợc hiểu là những qui định và hƣớng
dẫn về các nguyên tắc, phƣơng pháp kế toán có tính khuôn mẫu, nền tảng
chung cho các quốc gia trong việc ghi chép kế toán và trình bày hệ thống báo
cáo tài chính. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đã đƣợc Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành từ năm 1973 đến năm 2000.
Theo IAS1- Trình bày báo cáo tài chính các BCTC phải cung cấp đầy đủ
“ các thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí (
bao gồm lãi và lỗ ), những thay đổi về vốn chủ sở hữu, các luồng tiền mặt”
[18] Báo cáo tài chính quốc tế đƣợc trình bày bao gồm các bộ phận sau :
18
(1) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp bao
gồm việc trình bày các thông tin về nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, cơ
cấu tài chính, tính thanh khoản, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng với
môi trƣờng hoat động Điều cần lƣu ý là IAS1 không áp đặt nguyên tắc đình
dạng bất biến cho bảng CĐKT, chẳng hạn các khoản mục tài sản, nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu có thể đƣợc trình bày theo tính chất ngắn hạn rồi đến dài
hạn hoặc ngƣợc lại
(2) Báo cáo lợi nhuận
Báo cáo lợi nhuận phản ánh thông tin về hiệu quả hoạt động nhằm thể
hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã đầu tƣ, đồng thời giúp dự
báo đƣợc dòng tiền của doanh nghiệp, báo cáo lợi nhuận đƣợc trình bày tối
thiểu gồm các mục sau theo quy định của IAS 1.
(a) Doanh thu.
(b) Chi phí tài chính.
(c) Phần lợi nhuận hoặc lỗ của các khoản đầu tƣ liên kết, liên doanh theo
phƣơng pháp vốn chủ sở hữu.
(d) Số liệu riêng về tổng các tài khoản, lợi nhuận sau thuế hoặc lỗ do
hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ và lãi sau thuế hoặc lỗ đƣợc ghi nhận từ
việc chuyển nhƣợng tài sản.
(e) Chi phí thuế
(f) Lợi nhuận và lỗ
(3) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền phản ánh các thông tin về sự “ Biến động tài
chính” của doanh nghiệp, nhằm thể hiện việc doanh nghiệp đã tạo ra và sử
dụng các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền trong các mảng hoạt động kinh
doanh, đầu tƣ và tài chính.
19
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh : chủ yếu phát sinh từ “ các hoạt
động sinh lời cơ bản của doanh nghiệp, là chỉ tiêu giúp đánh giá khả năng tạo
ra nguồn tiền để thanh toán nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức, tiến hành các
hoạt đông đầu tƣ mà không cần nguồn lực bên ngoài.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tƣ là các khoản thu chi phát sinh liên quan
đến việc tạo ra các nguồn lực dự kiến sẽ mang lại lợi ích trong tƣơng lai.
Luồng tiền từ hoạt động tài chính : là các khoản thu – chi phát sinh liên
quan đến việc huy động và hoàn trả các nguồn lực từ bên ngoài, điều này rất
hữu ích để các nhà cho vay nhận định về xu hƣớng của các dòng tiền tài trợ.
(4) Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu
Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu liên quan chặt chẽ với khái niệm bảo
toàn vốn ( capital maintenance) và cung cấp thông tin liên quan đến sự tăng
giảm về giá trị danh nghĩa của tài sản thuần hoặc vốn đầu tƣ của cổ đông,
gồm :
(a) Lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ
(b) Từng khoản mục và tổng số về thu nhập, chi phí đƣợc ghi nhận trực
tiếp lên vốn chủ sở hữu trong kỳ
(c) Tổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ (bằng(a)+(b)), thể hiện riêng biệt
phần đƣợc tính vào vốn cổ đông công ty mẹ và lợi ích cổ đông thiểu số
(d) Tác động của sự thay đổi chính sách kế toán và sửa chữa sai sót lên
từng bộ phận của vốn chủ sở hữu
(5) Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là sự đối chiếu với các khoản mục trên
báo cáo tài chính để đƣa ra những ghi chú liên quan, bổ sung cho những thông
tin còn thiếu trên các báo cáo trên. IAS1 quy đinh thuyết minh báo cáo tài
chính cần đƣợc trình bày theo trình tự sau :
20
- Báo cáo về tuân thủ hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS).
- Tóm tắt những chính sách kế toán quan trọng đƣợc áp dụng, gồm : Cơ
sở đo lƣờng sử dụng trong soạn thảo báo cáo và các chính sách kế toán khác
mà đƣợc xem là phù hợp cho việc tìm hiểu BCTC.
- Các thông tin chi tiết về các khoản mục đã trình bày trên BCTC, theo
trình tự mà chúng đƣợc trình bày trên các báo cáo.
- Các công bố về các khoản nợ ngẫu nhiên và không đƣợc ghi nhận bằng
các hợp đồng hay cam kết, các công bố tài chính, chẳng hạn mục tiêu và
chính sách quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Báo cáo tài chính theo hệ thống kế toán Mỹ
Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ thì "Kế toán là quá trình nhận biết, đo lƣờng
và truyền đạt các thông tin kinh tế cho phép ngƣời sử dụng thông tin đánh giá
và đƣa ra quyết định kinh doanh"[15]. Việc soạn thảo và công bố các chuẩn
mực kế toán Mỹ đƣợc thực hiện bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính
(Financial Accounting Standard Board-FASB). FASB áp dụng phƣơng pháp
mở khi xây dựng các chuẩn mực kế toán. Nhƣng tính pháp lý của chuẩn mực
kế toán Mỹ đƣợc củng cố bởi Ủy ban chứng khoán (Security and Exchange
Commission-SEC) có quyền lực và trách nhiệm pháp lý để đảm bảo luật
chứng khoán và các chuẩn mực kế toán có hiệu lực trong thực tế. Hệ thống kế
toán Mỹ, báo cáo tài chính (Financial Statements) bao gồm các loại sau:
- Bảng tổng kết tài sản hay Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet): Phản
ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp (nhiều khi còn đƣợc gọi là báo cáo
về tình trạng tài chính - Statement of financial position) tại một thời điểm, đó
chính là thời điểm lập báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán thể hiện
phƣơng trình kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
21
- Báo cáo thu nhập (Income Statement). Là báo cáo trình bày khả năng
sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua một kỳ hoạt động
bằng cách liệt kê tổng doanh thu phát sinh trong kỳ và tổng chi phí phát sinh
tƣơng ứng để tạo ra doanh thu. Báo cáo thu nhập thể hiện cân đối: Thu nhập
thuần = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
- Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Owner's Equity): Thể hiện số
liệu về tình hình hiện có và biến động vốn chủ sở hữu do ảnh hƣởng của các
quá trình: Đầu tƣ vốn của chủ sở hữu, Thu nhập thuần (lãi +, lỗ -) từ hoạt
động kinh doanh, Chủ sở hữu rút vốn.
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows). Phản ánh các
khoản thu, chi tiền trong kỳ kinh doanh theo từng loại hoạt động: hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Báo cáo LCTT cho
ngƣời sử dụng thông tin đánh giá đƣợc hiệu quả của từng loại hoạt động của
doanh nghiệp, biết đƣợc tiền của doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
Thông qua báo cáo LCTT có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tƣơng lai
của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và nhu cầu tài chính cho đầu tƣ trong
tƣơng lai của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Báo cáo tài chính theo hệ thống kế toán Việt Nam
Chuẩn mực kế toán VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính (2003 ) đã quy
định nội dung của một BCTC doanh nghiệp phải bao gồm : a/ Tài sản; b/Nợ
phải trả; c/ Vốn chủ sở hữu; d/Doanh thu và thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ
và e/Các luồng tiền.
Chế độ kế toán doanh nghiệp (2006) đƣợc ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, các thông tin cần báo cáo
đƣợc sắp xếp, trình bày dƣới hình thức các chỉ tiêu đã đƣợc gắn mã số một
cách thống nhất, có hệ thống trên bốn biểu mẫu báo cáo cơ bản gồm :
(1) Bảng cân đối kế toán
22
Bảng cân đối kế toán nhằm mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,
bằng cách trình bày những thứ mà doanh nghiệp có và những thứ mà doanh
nghiệp nợ tại một thời điểm.Về kết cấu : bảng cân đối kế toán đƣợc chia làm
hai phần theo nguyên tắc cân đối, phần tài sản bằng phần nguồn vốn.
Phần tài sản : Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm
lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Ở đây tất cả
các tài sản đƣợc liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần
Phần nguồn vốn : Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của
doanh nghiệp thời điểm báo cáo. Nguồn vốn của công ty nói chung đƣợc chia
thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ, các khoản nợ đƣợc sắp xếp theo thứ tự
khoản nào đến hạn trƣớc đƣợc sắp xếp lên trƣớc
(2) Báo cáo kết quả kinh doanh
Phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một
niên độ kế toán, cung cấp cho ngƣời sử dụng những thông tin về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận ( hoặc lỗ ) phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng,
về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh từ những hoạt động ngoài
hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp trong một kỳ kinh
doanh.
(3) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính vừa phản ánh tổng hợp
vừa phân loại các luồng thu và chi bằng tiền và tƣơng đƣơng tiền của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Các luồng tiền trên báo cáo lƣu chuyển tiền
tệ đƣợc chia theo ba loại hoạt động : Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tƣ, tài chính.
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không
phải là hoạt động đầu tƣ hay hoạt động tài chính.
23
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tƣ là luồng tiền phát sinh từ hoạt động mua
sắm, xây dựng, thanh lý, nhƣợng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ
khác không thuộc các khoản tƣơng đƣơng tiền.
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra sự thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay
của doanh nghiệp.
(4) Thuyết minh BCTC
Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính
tƣờng thuật hoặc những phân tích chỉ tiết hơn các số liệu đã đƣợc thể hiện
trong bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ cũng nhƣ các thông tin bổ sung cần thiết khác. Thuyết minh
báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau:
(a) Đặc diểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu, hoạt động,
lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên, những ảnh hƣởng quan trọng đến tình
hình tài chính trong năm báo cáo.
(b) Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị
tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phƣơng pháp chuyển đổi các đồng
tiền khác, hình thức sổ kế toán, phƣơng pháp kế toán tài sản cố định, phƣơng
pháp kế toán hàng tồn kho, phƣơng pháp tính toán các khoản dự phòng, tình
hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
(c) Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản
xuất, kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các
khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm, các khoản phải thu và nợ
phải trả.
(d) Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh.