Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tổng công ty hàng không việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 125 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ VỮNG





GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH








HÀ NỘI - 2009

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ
̉
LY
́
LUÂ
̣
N VỀ VÔ
́
N ĐÂ
̀
U TƢ PHA
́
T TRIÊ
̉
N 5
1.1 Lý luận khái quát về vốn đầu tƣ phát triển 5
1.1.1 Khái quát một số vấn đề về vốn đầu tƣ phát triển 5
1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển 12
1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển. 15
1.2 Sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển trong các doanh
nghiệp vận tải hàng không 18
1.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp hàng không 18
1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển trong
các doanh nghiệp vận tải hàng không 22
1.2.3 Một số chỉ tiêu đặc thù phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
ở các doanh nghiệp vận tải hàng không 27
CHƢƠNG 2: TNH HNH S DNG VN ĐẦU TƢ P HT TRIỂN Ở


̉
NG CÔNG TY HA
̀
NG KHÔNG VIÊ
̣
T NAM GIAI ĐOA
̣
N TƢ
̀
NĂM
2005 ĐN NĂM 2007 29
2.1 Khái quát quá trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 29
2.2 Phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ pháp triển ở Tổng công ty Hàng
không Việt Nam giai đoa
̣
n từ năm 2005 đến nay. 31
2.2.1 Khái quát tình hình đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt
Nam giai đoa
̣
n 2005 – 2007. 31
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không
Việt Nam giai đoa
̣
n 2005 – 2007. 37
2.3 Đánh giá khái quát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam 80
2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân 80
ii

2.3.2. Hạn chê và nguyên nhân 82

CHƢƠNG 3: GII PHP S DNG HIU QU VN ĐẦU TƢ PHT
TRIÊ
̉
N Ơ
̉

̉
NG CÔNG TY HA
̀
NG KHÔNG VIÊ
̣
T NAM ĐN NĂM 201587
3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển
ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam 87
3.1.1 Cơ hội 87
3.1.2 Thách thức 89
3.2. Quan điê
̉
m va
̀
mu
̣
c tiêu pha
́
t triê
̉
n cu
̉
a Tô
̉

ng công ty Hàng không Việt
Nam 92
3.2.1 Quan điểm phát triển 92
3.2.2 Mục tiêu phát triển 93
3.2.3 Vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ phát triển tại Tô
̉
ng công ty Hàng không
Việt Nam phục vụ chiến lƣợc phát triển giai đoạn từ 2010 đến 2015 94
3.3. Những giải pháp chủ yếu sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng
công ty Hàng không Việt Nam. 96
3.3.1. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Tổng công ty. 96
3.3.2. Tập trung đầu tƣ phát triển đội tàu bay và cơ sở hạ tầng hàng không 98
3.3.3 Đối với đầu tƣ phát triển hệ thống thƣơng mại, dịch vụ 103
3.3.4 Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực 103
3.3.5. Đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ 105
KT LUẬN 108
DANH MC TÀI LIU THAM KHO 110
PH LC 113


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TT
VIÊT TẮT
NGHĨA TIẾNG VIỆT
1

HKVN
Hàng không Việt Nam
2
HK
Hành khách
3
MMTB
Máy móc thiết bị
4
ODA
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại Việt Nam
5
TCT
Tổng công ty
6
TSCĐ
Tài sản cố định
7
VLĐ
Vốn lƣu động

2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Số bảng
Tiêu đề bảng số liệu
Trang
Bảng 2.1a
Vốn đầu tƣ phát triển của Tổng công ty HKVN theo

nguồn vốn từ năm 2001 đến 2004
34
Bảng 2.1b
Vốn đầu tƣ phát triển của Tổng công ty HKVN theo
nguồn vốn từ năm 2005 đến 2007
36
Bảng 2.2
Vốn đầu tƣ huy động từ vốn chủ sở hữu của Tổng
công ty HKVN
38
Bảng 2.3
Dƣ nợ vay dài hạn của Tổng công ty Hàng không Việt
Nam tại ngày 31/12/2007
39
Bảng 2.4
Quy mô và tỷ trọng vốn vay tín dụng thƣơng mại của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
41
Bảng 2.5
Quy mô vốn đầu tƣ theo nội dung đầu tƣ
44
Bảng 2.6
Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển theo nội dung đầu tƣ
45
Bảng 2.7
Đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ
46
Bảng 2.8
Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ máy bay trong giai đoạn
2001-2007

49
Bảng 2.9
Vốn đầu tƣ máy móc thiết bị giai đoạn 2001-2007
51
Bảng 2.10
Vốn đầu tƣ xây dựng-kiến trúc g.đoạn 2001-2007
54
Bảng 2.11
Chi đào tạo của Tổng công ty giai đoạn 2001-2007
56
Bảng 2.12
Ngân sách quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại giai đoạn
2001-2007
61
Bảng 2.13:
Giá trị Tài sản cố định huy động của Tổng công ty
68
Bảng 2.14:
Quy mô và cơ cấu sở hữu đội máy bay sở hữu giai
đoạn 1995-2007
69
Bảng 2.15
Kết quả vận chuyển hành và hàng hoá giai đoạn 2001-
2007
72
Bảng 2.16
Kết quả và hiệu quả đầu tƣ phát triển của Tổng công ty
HKVN
74


3

Bảng 2.17
So sánh sản lƣợng, doanh thu, tài sản của các hãng
cạnh tranh tại khu vực châu  Thái Bình Dƣơng
77
Bảng 2.18
Thị phần và hệ số sử dụng ghế của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam giai đoạn 2001-2007
78
Bảng 2.19
So sánh giá cƣớc vận chuyển 2 chiều một số đƣờng
bay chính
79
Bảng 3.1
Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển của Tổng công ty
giai đoạn 2008-2015
95


4


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Tên đồ thị và sơ đồ hình vẽ
Trang
Hình 1.1
Cơ chế tác động tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ
23

Đồ thị 2.1
Quy mô vốn đầu tƣ giai đoạn 2001 – 2004 của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam

34






















5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Tổng công ty Hàng không Việt nam đã có những
bƣớc phát triển nhanh và vững chắc, giữ đƣợc vai trò chủ đạo của Hãng Hàng
không quốc gia trong việc đảm bảo lực lƣợng vận tải hàng không, đóng góp
tích cực vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế của đất nƣớc, góp phần thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, là một trong những cầu
nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc. Chiến
lƣợc phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX xác định “Hàng không là một trong những ngành sản xuất, dịch vụ
quan trọng của đất nƣớc”. Trên cơ sở đó, chiến lƣợc phát triển Tổng công ty
Hàng không Việt Nam giai đoạn 2000 -2010 đã xác định mục tiêu: “Xây dựng
Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy
kinh doanh vận tải hàng không là cơ bản, đồng thời phát triển đa dạng hóa
ngành nghề kinh doanh, đảm bảo thực hiện kinh doanh có hiệu quả, phục vụ
đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, góp phần đảm bảo
an ninh quốc phòng”.
Trong nền kinh tế canh tranh mang tính toàn cầu, việc sử dụng hiệu quả
vốn đầu tƣ phát triển luôn đƣợc các quốc gia, doanh nghiệp quan tâm. Thời
gian qua, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã nỗ
lực trong khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định về chất lƣợng
cũng nhƣ số lƣợng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, đánh giá một cách khách
quan thì vấn đề sử dụng vốn đầu tƣ phát triển tại Tổng công ty Hàng không
còn nhiều hạn chế nhƣ hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao, năng lực cạnh
tranh của Tổng công ty còn thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng

6

vốn đầu tƣ phát triển tại Tổng công ty Hàng không để rút ra bài học kinh

nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty là đòi hỏi khách
quan cần thiết. Với ý nghĩa đó, vấn đề “Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu
tư phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam” đƣợc chọn làm đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế - chuyên ngành quản trị kinh doanh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ luôn đƣợc các nhà kinh tế, hoạch
định chính sách quan tâm nghiên cứu có thể kể ra một số công trình sau:
- Đàm Văn Huệ (2005), “Bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn”. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 28, Tr 10 -11.
- Huy động và sử dụng vốn cho công nghiệp - Tạp chí chiến lƣợc và
chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp, số tháng 2 – 2004.
- PGS.TS. Lê Trần Hảo , Đại học Thƣơng mại – Chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả đầu tƣ khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của doanh
nghiê
̣
p, Thông tin Khoa học thống kê 2005, số tha
́
ng 5/2005.
- Nguyễn Thị Lụa - Huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
Công nghiệp Việt Nam hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2004.
- Lê Xuân Ngọc – Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
2006.
- Trƣơng Việt Cƣờng – Xu thế liên kết của các hãng hàng không trên thế
giới và một số đề xuất cho Hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
2006…
Nhìn chung các bài viết và luận văn trên mới đề cập đến môi trƣờng đầu
tƣ, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong một số loại hình doanh
nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thƣơng mại, chƣa đi sâu vào nghiên cứu
đặc thù riêng đối với loại hình vận tải Hàng không. Nội dung nghiên cứu của


7

luâ
̣
n văn không tru
̀
ng lắp vơ
́
i ca
́
c đề ta
̀
i , bài báo trên. Trên cơ sở kế thừa các
kết quả nghiên cứu, kết quả tìm hiểu nghiên cứu về vốn đầu tƣ phát triển tại
Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đƣa ra mô
̣
t số gia
̉
i pha
́
p đê
̉

̉
du
̣
ng hiê
̣
u

quả vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Thông qua tình hình sử dụng vốn đầu tƣ để đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn đầu tƣ phát triển, đánh giá đƣợc những mặt mạnh, hạn chế, thiếu sót cần
đƣợc khắc phục, đề xuất giải pháp để hoàn thiện quá trình sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển đảm bảo hiệu quả cao nhất nguồn vốn tại Tổng công ty Hàng không
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Khái quát hệ thống lý luận về sử dụng vốn đầu tƣ phát triển và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển tại doanh nghiệp trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam
Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của Tổng
công ty Hàng không Việt nam, nêu rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế.
Đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ ở Tổng công ty
Hàng không Việt nam đến 2015.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển của hoạt động vận tải
hàng không trên phƣơng diện chuyên ngành Quản trị kinh doanh, do đó luận
văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan nhƣ: vai trò của vốn đầu tƣ
phát triển trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, các tiêu

8

chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các giải pháp tổng thể và chi tiết để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển tại Tổng công ty Hàng không Việt
Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá sử dụng vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt
Nam.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Là đề tài thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh nên phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp phân tích, so sánh, kết hợp
logic với lịch sử, lý luận liên hệ với thực tiễn, sử dụng số liệu thống kê để dự
báo và tổng hợp để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tƣ phát
triển ở một số mô hình hiệu quả, vận dụng vào việc đánh giá hiệu quả sử dụng
của vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Từ đó đề
xuất phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng không Việt nam đến năm 2015.
7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển
trong các doanh nghiệp vận tải hàng không.
Chƣơng 2: Tình hình sử dụng vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công ty Hàng
không Việt nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007.
Chƣơng 3: Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển ở Tổng công
ty hàng không Việt Nam đến năm 2015.

9

CHƢƠNG 1: CƠ SƠ
̉
LY

́
LUÂ
̣
N VỀ VÔ
́
N ĐÂ
̀
U TƢ PHA
́
T TRIÊ
̉
N
1.1 Lý luận khái quát về vốn đầu tƣ phát triển
1.1.1 Khái quát một số vấn đề về vốn đầu tư phát triển
1.1.1.1 Khái niệm
* Đầu tƣ: Đầu tƣ theo nghĩa rộng có nghĩa là sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ các
kết quả nhất định trong tƣơng lai mà kết quả này thƣờng phải lớn hơn các chi
phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên
thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền
tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tƣ. [14, tr.7]
Đầu tƣ phát triển là bộ phận của đầu tƣ, là việc chi dùng vốn trong hiện
tại để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản
xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. [14, tr.15]
Vốn đầu tƣ phát triển là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ
chi phí đã chi ra để tạo ra sự tăng thêm tài sản tài chính, tài sản vật chất (nhà
máy, đƣờng xá, của cải vật chất), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên
môn, khoa học kỹ thuật, của ngƣời dân).
Theo nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ hoặc xã hội kết quả trong

tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc kết quả đó.
Nhƣ vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tƣ thì đầu tƣ là những hoạt động
sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cƣ hoặc để duy trì khả năng
hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Tƣơng ứng với phạm vi đầu tƣ
này có phạm trù tổng vốn đầu tƣ mà chúng ta gọi là Vốn đầu tƣ phát triển, có
thời kỳ gọi là vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội.

10

Các nhà kinh tế đã chia đầu tƣ thành 3 loại chính nhƣ: đầu tƣ vào tài
sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh; đầu tƣ vào tài sản lƣu động
và đầu tƣ vào nhà ở.
Đầu tư tài sản cố định: là sự bỏ vốn ra để xây dựng nhà máy, cơ sở hạ
tầng và mua sắm trang, thiết bị và các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ của các
đơn vị sản xuất kinh doanh làm tăng thực sự tài sản sản xuất. Theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
và có thời gian sử dụng trên 1 năm.
Đầu tư tài sản lưu động là sự bỏ vốn ra để làm tăng thêm giá trị hàng
hoá tồn kho của các doanh nghiệp, bao gồm cả nguyên, nhiên vật liệu, sản
phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho.
Đầu tư nhà ở là sự bỏ vốn ra của các hộ gia đình, các chủ đất để xây
dựng nhà ở mới dùng để ở và cho thuê.
Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng đầu tƣ xây dựng nhà ở không thuộc
phạm vi đầu tƣ trên phƣơng diện toàn nền kinh tế. Ngƣời ta cho rằng nhà ở
thuộc tài sản tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhƣng theo N.Gregory Mankiw,
đầu tƣ nhà ở thuộc phạm trù đầu tƣ của nền kinh tế. Đồng thời thuật ngữ
“Investment” của nhiều nƣớc hiện nay vẫn bao gồm cả lĩnh vực đầu tƣ về nhà
ở.
Vốn đầu tƣ là chỉ tiêu kinh tế cơ bản thu hút sự quan tâm của nhiều

ngƣời. Tùy theo nhu cầu quản lý và phân tích khác nhau mà mỗi ngƣời quan
tâm đến nội dung của vốn đầu tƣ theo các giác độ khác nhau.
* Vốn đầu tƣ: Vốn đầu tƣ là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục
đích đầu tƣ. Nhƣ vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tƣ trong kinh tế
bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tƣ làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu
tƣ tài sản lƣu động và Vốn đầu tƣ vào nhà ở.

11

Chỉ tiêu “Vốn đầu tƣ” với nội dung nhƣ trên là rất cần thiết cho việc tính
toán các chỉ tiêu liên quan nhƣ: tích luỹ tài sản, vốn hiện có, và dùng trong
phân tích về hiệu quả của đầu tƣ và các phân tích khác có liên quan đến vốn
đầu tƣ, đồng thời khái niệm này cũng bảo đảm phạm vi của chỉ tiêu trong so
sánh quốc tế.
1.1.1.2 Vị trí và vai trò
Xét theo khía cạnh đối tƣợng sử dụng thì vốn đầu tƣ phát triển có những
vị trí và vai trò sau:
- Ở phạm vi doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh hộ gia đình (sau đây
gọi tắt là đơn vị kinh tế cơ sở), vốn đầu tƣ bao gồm giá trị mua sắm máy móc,
nhà xƣởng, tài sản lƣu động và chi phí khác cho mục đích sản xuất của chính
đơn vị cơ sở đó.
- Vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc (khái niệm này sẽ nói rõ ở phần sau) bao gồm
cả những chỉ tiêu công cộng cho hạ tầng kĩ thuật nhƣ cầu cống, đƣờng xá, đê
điều, các công trình phúc lợi nhƣ trƣờng học, bệnh viện. Mặc dù có thể nó không
tạo ra lợi nhuận hay mở rộng năng lực sản xuất cho cụ thể một ngành hay lĩnh
vực nào, song hiển nhiên đây cũng là nguồn lực đƣợc sử dụng để nâng cao năng
lực của cả nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tƣ ở
doanh nghiệp và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
- Ở phạm vi toàn quốc, vốn đầu tƣ phát triển không đơn thuần là phép
cộng vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp và vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Phần chuyển

nhƣợng vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp đƣơng nhiên phải loại trừ vì nó
không làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia (mặc dù nó có thể làm cho các
nguồn lực này hoạt động hiệu quả hơn). Tính toán chỉ tiêu vốn đầu tƣ ở phạm
vi địa phƣơng (tỉnh, thành) thậm chí lại còn khó khăn hơn nhiều, không
những nó phải loại trừ phần chuyển nhƣợng tài sản, thiết bị qua sử dụng,

12

chuyển nhƣợng vốn lƣu động (giữa các công ty trên địa bàn) nhƣng lại đƣợc
tính nếu đó là mua bán, chuyển nhƣợng với các doanh nghiệp tỉnh ngoài.
- Vốn đầu tƣ phát triển còn bao gồm cả những nguồn lực cho khoa học
công nghệ, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình
độ nghiên cứu - điều này phù hợp với nội dung và ý nghĩa của chỉ tiêu này.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và triển khai, đào tạo cán bộ trong xã hội hiện nay
có mặt ở hầu hết các ngành, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh những trung tâm, đơn vị lớn có ngân sách riêng, còn rất nhiều cơ quan
đơn vị khác phần ngân sách này là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh
doanh hoặc kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.
1.1.1.3 Phân loại vốn đầu tư phát triển:
Trƣớc những năm 2000, do chế độ và điều kiện hạch toán, chỉ tiêu “vốn
đầu tư cơ bản” hay thường gọi là “vốn đầu tư xây dựng cơ bản” đƣợc sử
dụng phổ biến. Nhƣng từ năm 2000 trở lại đây do thay đổi cơ chế quản lý, chế
độ và điều kiện hạch toán, đồng thời quan điểm của các nhà kinh tế, chỉ tiêu
“Vốn đầu tƣ phát triển” đã trở thành một chỉ tiêu thay thế chỉ tiêu “vốn đầu tƣ
XDCB” (trong niêm giám của ngành thống kê hiện nay chỉ công bố số liệu
của chỉ tiêu “vốn đầu tƣ phát triển”).
a. Vốn đầu tƣ cơ bản và vốn đầu tƣ trong kinh tế
Vốn đầu tƣ cơ bản (hay vẫn quen gọi là vốn đầu tƣ XDCB) là toàn bộ
chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố
định cho nền kinh tế.

Nội dung của vốn đầu tƣ cơ bản gồm: các khoản chi phí cho khảo sát
thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt thiết bị máy
móc; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản
cố định và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố
định.

13

Vốn đầu tƣ cơ bản không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định
của các cơ sở sản xuất; chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực
tiếp đến việc xây dựng một công trình cụ thể.
Vốn đầu tư cơ bản gồm: vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm thiết bị
và vốn đầu tư cơ bản khác.
* Vốn đầu tƣ xây lắp (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tƣ cơ bản dành cho
công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc gồm: vốn đầu tƣ dành cho xây
dựng mới, mở rộng và xây dựng lại nhà cửa, vật kiến trúc; vốn đầu tƣ để lắp
đặt thiết bị, máy móc.
* Vốn đầu tƣ mua sắm thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tƣ cơ bản
dành cho việc mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, khí cụ, súc vật, cây con đủ
tiêu chuẩn là tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí
kiểm tra, sửa chữa thiết bị máy móc trƣớc khi lắp đặt. Đối với các trang thiết
bị chƣa đủ là tài sản cố định nhƣng có trong dự toán của công trình hay hạng
mục công trình để trang bị lần đầu của các công trình xây dựng thì giá trị mua
sắm cũng đƣợc tính vào vốn đầu tƣ mua sắm thiết bị.
* Vốn đầu tƣ cơ bản khác là phần vốn đầu tƣ cơ bản dùng để giải phóng
mặt bằng xây dựng, đền bù hoa màu và tài sản của nhân dân, chi phí cho bộ
máy quản lý của ban kiến thiết, chi phí cho xây dựng công trình tạm loại lớn.
Nhƣ vậy để có nội dung đầy đủ của chỉ tiêu vốn đầu tƣ trong kinh tế,
chúng ta chỉ cần cộng thêm phần vốn đầu tƣ bổ sung tài sản lƣu động (đầu tƣ
hàng tồn kho) và phần vốn mua sắm TSCĐ không thuộc công trình xây dựng)

vào vốn đầu tƣ cơ bản là đủ, tức là:

14

Vốn ĐT trong
kinh tế
=
Vốn ĐTCB (bao gồm cả vốn
mua sắm TSCĐ không
thuộc công trình XD)
+
Vốn bổ sung tài
sản lƣu động
b. Vốn đầu tƣ phát triển và vốn đầu tƣ trong kinh tế
Khái niệm và nội hàm vốn đầu tƣ phát triển hiện nay còn nhiều ý kiến
khác nhau. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm về vốn đầu tƣ phát
triển đang đƣợc sử dụng trong ngành thống kê nhƣ sau:
- Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt
động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà
máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá,cầu cống, đường xá);
tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn,
trình độ khoa học kỹ thuật).
Vốn đầu tƣ phát triển gồm: vốn đầu tƣ XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố
định; vốn lƣu động bổ sung; vốn đầu tƣ phát triển khác.
c. Vốn đầu tƣ phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui
hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc
gia (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chƣơng trình 773 phủ xanh đất trống
ven sông ven biển, Chƣơng trình 135 hỗ trợ các xã nghèo, Chƣơng trình sắp
xếp lao động và giải quyết việc làm, chƣơng trình giáo dục và đào tạo,
chƣơng trình y tế; Chƣơng trình văn hoá; Chƣơng trình phủ sóng phát thanh;

chƣơng trình mục tiêu về truyền hình; Chƣơng trình dân số và kế hoạch hoá
gia đình; Chƣơng trình phát triển công nghệ thông tin, chƣơng trình hành
động phòng chống ma tuý, Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS, chƣơng
trình phòng chống tệ nạn mại dâm ); chi phí cho các hoạt động nghiên cứu,
triển khai, đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản.[10, tr.2-5].

15

Nhƣ vậy, Vốn đầu tư phát triển là vốn được bỏ ra để thực hiện mục đích
đầu tư nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu
về một giá trị nhất định lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. Nội dung của
vốn đầu tƣ phát triển gồm: vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn đầu tƣ mua sắm
thiết bị máy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, vốn đầu tƣ
cho sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn đầu tƣ bổ sung cho vốn lƣu động và các
nguồn vốn đầu tƣ phát triển khác nhƣ vốn đầu tƣ để thực hiện các chƣơng
trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực
con ngƣời
Nhƣ vậy, khái niệm và nội dung của vốn đầu tƣ phát triển nhƣ trên là
thống nhất, không có gì mâu thuẫn, nhƣng xét về khía cạnh thống kê thì khái
niệm và nội dung của chỉ tiêu này đƣợc trình bày trong phần a “Tài liệu điều
tra vốn 2000” là dễ nhận dạng hơn. Tuy nhiên, nội dung của phần “vốn đầu tƣ
phát triển khác” có thể dễ gây ra hiện tƣợng tính trùng trong vốn đầu
tƣ XDCB (vì theo qui định của nhà nƣớc thì bất kể nguồn vốn nào thuộc các
chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục đích đầu tƣ XDCB thì đều
đƣợc thống kê vào vốn đầu tƣ XDCB).
So sánh giữa nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tƣ trong kinh tế” và “Vốn
đầu tƣ phát triển” ta thấy: nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tƣ” trong kinh tế
không bao gồm những phần đầu tƣ cho ngƣời lao động (hoặc nguồn lao động)
nhƣ: Chi cho giáo dục, đào tạo nguồn lao động kể cả đào tạo của các doanh

nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp; chi sự nghiệp khoa học công nghệ
và chi cho nghiên cứu không trực tiếp liên quan đến công trình xây dựng nào;
chi sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, và các khoản chi khác
không đƣợc quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế.

16

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển
Cũng nhƣ mọi họat động khác, hoạt động đầu tƣ phát triển nói chung
luôn chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này
tác động vào sự hoạt động sử dụng vốn đầu tƣ phát triển. Sự tác động đó đƣợc
thể hiện thông qua mô hình sau:










- Yếu tố tự nhiên
Môi trƣờng, điều kiện tự nhiên có tác động quan trọng đến hoạt động đầu
tƣ nói chung và việc sử dụng vốn đầu tƣ phát triển nói riêng. Các nhà hoạch
định chiến lƣợc đầu tƣ thƣờng có những quan tâm đến môi trƣờng khí hậu,
sinh thái và địa lý. Những đe dọa của những thay đổi không thể dự báo trƣớc
đƣợc về khí hậu đôi khi đã đƣợc các nhà quản lý xem xét một cách cẩn thận.
Cho dù là quyết định đầu tƣ nào cũng phải tính đến các yếu tố ảnh hƣởng
thuộc về tự nhiên.

Một tài sản, đƣợc đầu tƣ nếu đƣợc thiết kế vị trí có khả năng phát triển
thuận lợi thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển và
ngƣợc lại. Bên cạnh đó đối với khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi
cho việc thực hiện các họat động đầu tƣ thì thƣờng đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ
Yếu tố tự nhiên
Họat động sử
dụng vốn đầu tƣ
phát triển
Yếu tố văn hóa,
xã hội
Yếu tố chính sách,
chính trị, Pháp luật


Yếu tố kinh tế
xã hội

17

lớn hơn điều này nó ảnh hƣởng đến việc sử dụng hiệu quả của vốn đầu tƣ phát
triển
- Yếu tố kinh tế xã hội: Với mỗi hoạt động đều phải chú ý đến hiệu quả
kinh tế vì thế họat động đầu tƣ phát triển là họat động bỏ vốn ra để đầu tƣ thì
chúng ta càng phải quan tâm đến yếu tố kinh tế. Đây chính là yếu tố quyết
định tới hoạt động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ phát triển nói riêng.
Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan mật thiết tới tình hình sản xuất
kinh doanh, có ảnh hƣởng lớn tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ phát triển của
doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể ảnh hƣởng trực tiếp, ảnh hƣởng gián tiếp
cũng nhƣ có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả
hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp vận tải hàng không. Thông thƣờng, các

yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội tác động tới thị trƣờng vận tải của các doanh
nghiệp vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng. Tác động tích cực
của các yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nhiệp
vận tải mở rộng thị trƣờng, có điều kiện để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và
là tiền đề để doanh nghiệp đƣa ra các quyết định nhằm thực hiện các công
cuộc đầu tƣ mới, từ đó có ảnh hƣởng tích cực tới kết quả đầu tƣ và nâng cao
hiệu quả đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp.
Có thể kể ra các yếu tố kinh tế chủ yếu có tác động lớn tới hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả đầu tƣ của các doanh nghiệp vận tải hàng
không là: Môi trƣờng hoạt động kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ quốc tế và
trong nƣớc, mức tăng trƣởng chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nƣớc,
sự tăng trƣởng của thị trƣờng du lịch quốc tế và trong nƣớc, sự phát triển của
các loại hình vận chuyển đƣờng bộ, đƣờng thuỷ
- Yếu tố văn hóa xã hội
Đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ
phát triển. Các yếu tố văn hoá xã hội tác động tới quy mô thị trƣờng của các

18

doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đƣợc thể hiện
ở quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, phân bố dân số giữa các
vùng miền, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tập quán văn hoá của dân tộc, mức
sống Bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố dịch bệnh có ảnh hƣởng trên
phạm vi toàn cầu nhƣ SARS, dịch cúm gia cầm, và các loại dịch bệnh khác
đã và sẽ xuất hiện, đây là nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm mạnh thị trƣờng vận
tải hàng không.
- Yếu tố chính sách, chính trị, pháp luật
Tình hình an ninh chính trị thế giới diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng tới
tâm lý hành khách, nhƣ các cuộc xung đột giữa các nƣớc láng giềng, các cuộc
chiến tranh tại vùng Vịnh, các cuộc khủng bố lớn nhỏ diễn ra ở hầu hết các

khu vực trên thế giới Nói chung các yếu tố này tác động tiêu cực tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành vận tải hàng không ở các khía cạnh:
giảm dung lƣợng thị trƣờng vận tải hàng không, giảm doanh thu của ngành,
làm tăng giá cả nhiên liệu đầu vào dẫn tới giảm lợi nhuận…và từ đó làm suy
giảm nghiêm trọng hiệu quả đầu tƣ. Ngƣợc lại, tình hình an ninh, chính trị ổn
định của một số nƣớc trong thời gian qua mang lại sức hút cho các nhà đầu tƣ
và du khách quốc tế, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hàng không.
Ví dụ, khi xảy ra các cuộc khủng bố tại Indonesia và Thái Lan, Việt Nam là
điểm đến an toàn của nhà đầu tƣ và khách du lịch, góp phần tăng lợi nhuận
cho các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, góp phần tăng doanh thu, lợi
nhuận và mang lại hiệu quả đầu tƣ cao.
Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tạo cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp phát triển nhƣng cũng tạo ra những thách thức và tác động
lớn tới hiệu quả đầu tƣ của một doanh nghiệp. nh hƣởng tích cực của các
chính sách vĩ mô về khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, chính sách tài chính tiền tệ,
chính sách thuế xuất, nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm

19

chi phí đầu tƣ, hạn chế những thất thoát trong quá trình sử dụng vốn, tạo môi
trƣờng cạnh tranh lành mạnh, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả đầu tƣ phát triển
của doanh nghiệp. [9, tr5-9]
1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát
triển.
1.1.3.1 Các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả tài chính [14, tr.13-15]
* Sản lƣợng (hoặc doanh thu) tăng thêm tính trên vốn đầu tƣ phát triển
của doanh nghiệp (Ho).
Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng không, sản lƣợng có thể đƣợc tính
toán theo số lƣợng hàng hoá vận chuyển (tấn), mức luân chuyển hàng hoá
(tấn. Km)

i
i
I
O
Ho



- Ho: Hệ số gia tăng sản lượng (hoặc doanh
thu) của năm thứ i.
- ΔOi: Giá trị sản lượng (hoặc doanh thu) tăng
thêm trong kỳ.
- Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.
Chỉ tiêu Ho cho biết, một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển tạo ra bao nhiêu
đồng sản lƣợng (hoặc doanh thu). Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn,
chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp
càng cao.
* Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp
(Hp):
i
i
I
Hp
W


- Hp: Hệ số gia tăng lợi nhuận của năm thứ i.
- ΔWi: Giá trị lợi nhuận tăng thêm trong kỳ.
- Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.


20

Chỉ tiêu Hp cho biết, một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả của
hoạt động đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp càng cao.
* Hệ số huy động tài sản cố định tính trên vốn đầu tƣ phát triển (H
A
):
i
i
I
A
HA



- HA: Hệ số gia tăng TSCĐ.
- ΔAi: Giá trị TSCĐ tăng thêm năm thứ i.
- Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ nghiên cứu, có bao nhiêu giá trị tài sản cố
định đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng tính trên 1 đồng vốn đầu tƣ và đƣợc
tính bằng tỷ số giữa giá trị tài sản cố định huy động mới tăng thêm kỳ nghiên
cứu so với tổng vốn đầu tƣ phát triển trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
càng cao, chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ, đầu
tƣ dứt điểm nhằm nhanh chóng đƣa nhiều công trình vào khai thác sử dụng.
1.1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội. [14, tr.15-17]
- Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tƣ đƣợc đánh giá thông qua
các chỉ tiêu nhƣ: mức đóng góp vào ngân sách của một động vốn đầu tƣ phát
triển trong doanh nghiệp; số lao động tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu
tƣ phát triển của doanh nghiệp. (Trong đó, số lao động tăng thêm đƣợc tính

bằng tổng số lao động thu hút thêm trừ đi số lao động mất việc làm); số ngoại
tệ thực thu tính trên một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp; mức
tăng năng suất lao đâu sau khi đầu tƣ so với trƣớc khi đầu tƣ; tạo thị trƣờng
mới và mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng thể hiện thông qua tỷ số giữa doanh thu
do bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng so với doanh thu tiêu thụ
sản phẩm cùng loại tại thị trƣờng này; Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản
xuất; Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý; các tác động đến môi
trƣờng sinh thái

21

- Cách xác định một số chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
của hoạt động đầu tƣ là:
+ Mức đóng góp vào ngân sách của một đồng vốn đầu tƣ phát triển:
Ii
SB
H
i
SB



- HSB: Hệ số gia tăng mức đóng góp vào NSNN.
- ΔSBi: Giá trị đóng góp NSNN tăng thêm năm thứ i.
- Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.
Chỉ tiêu H
SB
cho biết, một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển tạo ra bao nhiêu
đồng ngân sách nhà nƣớc. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ
mức đóng góp vào ngân sách càng cao và hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phát

triển của doanh nghiệp càng lớn.
+ Số chỗ việc làm tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển:
Ii
L
H
i
L



- HL: Hệ số chỗ việc làm thực tế tăng.
- ΔLi: Số chỗ việc làm thực tế tăng thêm năm thứ i.
- Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.
Chỉ tiêu H
L
cho biết, một đơn vị vốn đầu tƣ phát triển tạo ra bao nhiêu số
chỗ làm việc thực tế. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số chỗ
việc làm đƣợc tạo ra càng cao và hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phát triển của
doanh nghiệp càng lớn.
Mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng do đầu tƣ: đƣợc tính bằng tỷ số giữa doanh
thu do bán sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trƣờng với tổng doanh thu do
tiêu thun sản phẩm cùng loại tại thị trƣờng này. Kết quả tính toán chỉ tiêu này
càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc một thị phần cao và hiệu
quả của hoạt động đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp càng lớn.




22


1.2 Sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển trong các
doanh nghiệp vận tải hàng không
1.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp hàng không
Vận tải hàng không theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ
thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay, theo nghĩa hẹp thì vận
tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn
là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bƣu kiện từ địa điểm
này đến địa điểm khác bằng máy bay. Đây là một ngành vận tải còn trẻ so với
các ngành vận tải khác nhƣ vận tải đƣờng bộ, vận tải đƣờng biển, vận tải
đƣờng sắt…Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu
đi lại của khách hàng, vận tải hàng không đã phát triển rất nhanh chóng.
Ngành Hàng không Việt Nam ra đời ngày 15/1/1956, theo Nghị định 666-TTg
của Thủ tƣớng chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt
Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày 27/5/1995, theo quyết định
328/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam
đƣợc chính thức thành lập.
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam có những
đặc điểm riêng của ngành hàng không, những đặc điểm này đã có ảnh hƣởng
lớn đến lĩnh vực đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ của Tổng công ty. Có thể kể ra các
đặc điểm sau
Thứ nhất, Kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật
chất kỹ thuật như đầu tư phát triển đội máy bay, đầu tư hệ thống sửa chữa
bảo dưỡng máy bay, đầu tư phát triển đội ngũ lao động đặc thù, chuyên sâu
hàng không (kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay, phi công, tiếp viên và đội ngũ quản
lý thương mại…)
Để đáp ứng yêu cầu này, Tổng công ty đã chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất
kỹ thuật, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho đội máy bay. Đến nay đội

×