Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu trữ đối với các di vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 103 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
o0o




LÊ CẢNH LAM


TÓM TẮT LUẬN VĂN

NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN GÂY GỈ VÀ MÔI
TRƢỜNG LƢU GIỮ ĐỐI VỚI CÁC DI VẬT VĂN
HÓA CHẤT LIỆU HỢP KIM ĐỒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC








Hà Nội - 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
o0o




LÊ CẢNH LAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN

NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN GÂY GỈ VÀ MÔI
TRƢỜNG LƢU GIỮ ĐỐI VỚI CÁC DI VẬT VĂN
HÓA CHẤT LIỆU HỢP KIM ĐỒNG

Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 604425
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trọng Uyển






Hà Nội - 2011



1
Mục lục
Ký hiệu
Nội dung
Trang

Mở đầu
1
Chƣơng 1
Tổng quan
3
1.1
Sơ lƣợc về kỹ thuật luyện kim, chế tác hiện vật văn
hóa chất liệu đồng và hợp kim đồng
3
1.2.
Đồng và hợp kim đồng
4
1.3
Các hợp chất đồng
11
1.3.1
Quặng đồng
11
1.3.2
Rỉ đồng
15
1.4

Các cơ chế ăn mòn hiện vật đồng
16
1.5
Tốc độ ăn mòn
18
1.5.1
Các định luật cơ bản
18
1.5.1.1
Phƣơng trình Nernst
18
1.5.1.2
Định luật Faraday
19
1.5.2
Các phƣơng pháp xác định tốc độ ăn mòn
19
1.5.2.1
Phƣơng pháp tổn hao khối lƣợng
19
1.5.2.2
Phƣơng pháp xác định nồng độ hòa tan các chất vào
dung dịch
20
1.5.2.3
Phƣơng pháp điện hóa
21
1.6
Chất ức chế ăn mòn
21

1.6.1
Phân loại chất ức chế
21
1.6.1.1
Chất loại trừ tác nhân ăn mòn
22
1.6.1.2
Chất ức chế ở bề mặt tiếp xúc pha
22
1.6.1.3
Chất ức chế pha lỏng
22
1.6.1.4
Chất ức chế anốt
22
1.6.1.5
Chất ức chế catốt
23
1.6.1.6
Chất ức chế hỗn hợp
24
1.6.1.7
Chất ức chế trong pha hơi
26
1.6.2
Ví dụ về chất ức chế
27
1.6.2.1
Chất ức chế chứa nguyên tử oxy
28

1.6.2.2
Chất ức chế chứa nguyên tử nitrơ
28
1.6.2.3
Chất ức chế chứa nguyên tử lƣu huỳnh
28
1.6.2.4
Polyme dẫn điện tử
29
1.6.2.5
Phức phối trí
29
1.7
Mức độ ăn mòn của một số kim loại trong các môi
trƣờng khác nhau
30
Chƣơng 2
Nội dung nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm
31
2.1
Nội dung nghiên cứu
31
2.1.1
Khảo sát tốc độ ăn mòn
31
2.1.2
Xác định cơ chế ăn mòn
32
2.2
Giới thiệu mẫu

32
2.3
Tiến hành thí nghiệm
36

2
2.3.1
Tác nhân gây gỉ đồng
36
2.3.1.1
Không khí
37
2.3.1.2
Ôxy
37
2.3.1.3
Cácboníc
37
2.3.1.4
Đốt gỗ mít (O
2
+ CO
2
+ NO
x
+ SO
x
+NH
3
+ H

2
O)
38
2.3.1.5
Amoniắc
39
2.3.1.6
Axít nitơric đặc/nóng
40
2.3.1.7
Axít nitơric loãng
40
2.3.1.8
Axít sunphuric đặc/nóng
41
2.3.1.9
Dung dịch cƣờng toan
41
2.3.1.10
Axít clohydric
42
2.3.1.11
Muối natriclorit
43
2.3.1.12
Ức chế 1,2,3 BTA và phủ keo Paraloid –B72
44
2.3.2
Môi trƣờng lƣu giữ sau khi tạo gỉ
46

2.3.2.1
Bình hút ẩm
46
2.3.2.2
Trong phòng
46
2.3.2.3
Chôn trong đất
46
2.3.2.4
Bình ẩm bão hòa hơi nƣớc
47
2.3.2.5
Để ngoài trời
47
Chƣơng 3
Kết quả và thảo luận
48
3.1
Cơ chế ăn mòn
48
3.2
Khảo sát tốc độ ăn mòn
56
3.2.1
Tốc độ ăn mòn của mẫu đồng hiện đại
58
3.2.2
Tốc độ ăn mòn của mẫu tiền đồng cổ
60

3.3
Khuyến nghị và đề xuất
63

Kết luận
65

Phụ lục
66

Tài liệu tham khảo
87
















3
MỞ ĐẦU


Vấn đề chống ăn mòn kim loại đồng và hợp kim đồng đã đƣợc nhiều nhà
khoa học nghiên cứu. Trong nghiên cứu luyện kim thì nghiên cứu thành phần
hợp kim nhƣ thế nào để thuận tiện cho việc đúc, giá thành nguyên liệu thấp mà
khả năng chịu đƣợc ăn mòn cao. Trong thiết kế công trình xây dựng thì nghiên
cứu hàn, nối nhƣ thế nào để dễ dàng tiêu thoát nƣớc bẩn ứ đọng trên chi tiết và
dễ dàng thi công, sơn quét chất bảo quản. Các loại vật khớp nối, long đen, bu
lông cũng đƣợc nghiên cứu khi kết nối các cấu kiện để giảm ăn mòn tiếp xúc.
Trong lĩnh vực hóa học thì nghiên cứu áp dụng các chất ức chế là các hợp chất
hữu cơ nhƣ các bazơ azometin, aminoxeton, amin, các phƣơng pháp chống
ăn mòn điện hóa, đã đƣợc áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân. Với các
hiện vật đồng và hợp kim đồng cổ đã đƣợc áp dụng chất ức chế 1,2,3-
Benzotriazol phổ biến và cũng đã có một vài công trình tập trung nghiên cứu
khả năng ức chế của 1,2,3 Benzotriazol đối với các mẫu đồng và hợp kim đồng
phục vụ công tác bảo quản hiện vật trong bảo tàng.
Các nghiên cứu trƣớc đây đều cắt bớt các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình
gây gỉ và thừa nhận ảnh hƣởng của các yếu tố không đƣa vào nghiên cứu. Chẳng
hạn đối với các hợp kim đồng khác nhau ngƣời ta mới chỉ chú ý bảo quản đồng
mà chƣa đánh giá vai trò của các nguyên tố phụ khác nhƣ Zn, Sn nên đều áp
dụng các chất ức chế với Cu mà bỏ qua vai trò của các nguyên tố khác trong hợp
kim. Về các dạng ăn mòn chƣa chỉ ra dạng ăn mòn nào là chủ yếu và có các giải
thích khoa học thuyết phục. Về tác nhân ăn mòn thì thừa nhận các ion gây gỉ
mạnh nhất là Cl
-
để chỉ tiến hành kiểm tra loại bỏ Cl
-
đã hết chƣa mà không
quan tâm đến các ion khác. Chƣa khảo sát đầy đủ các điều kiện môi trƣờng lƣu
giữ thực tế hiện vật, các thí nghiệm hầu hết dùng hai môi trƣờng NaCl, HCl để
thử nghiệm ăn mòn, trong hai môi trƣờng này điều kiện nghiên cứu đƣợc tiến

hành với nồng độ cao, không sát thực với thực tế. Những thí nghiệm với nồng
độ tác nhân gây gỉ cao tạo ra phản ứng rửa trôi ngay các lớp gỉ vào dung dịch
hoàn toàn khác với hiện tƣợng gỉ trong tự nhiên tạo ra các chất gỉ lắng đọng
ngay trên bề mặt hiện vật. Hầu hết thí nghiệm trên mẫu vật hợp kim đồng mới,
sạch chứ không giữ lại lớp patina gỉ nhƣ hiện vật khảo cổ. Vì vậy để làm cơ sở
định hƣớng cho việc bảo quản các hiện vật đồng chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trƣờng lƣu giữ đối với các di vật
văn hóa chất liệu hợp kim đồng”.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành các nội dung sau:
1. Tập hợp và hệ thống hóa tƣ liệu
2. Lựa chọn mẫu hợp kim đồng cổ và hiện đại, xác định thành phần các
nguyên tố cơ bản.
3. Nghiên cứu cơ chế ăn mòn di vật đồng.

4
4. Xác định tốc độ ăn mòn khi đƣa các tác nhân gây gỉ và lƣu giữ trong các
môi trƣờng khác nhau.
5. So sánh tốc độ ăn mòn của các mẫu vật có ức chế gỉ và không ức chế gỉ.
6. So sánh tốc độ ăn mòn của các mẫu vật mới và các đồng tiền cổ.

5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Sơ lƣợc kỹ thuật luyện kim, chế tác hiện vật văn hóa chất liệu
đồng và hợp kim đồng
Trƣớc khi nghiên cứu kỹ thuật luyện kim, xin lƣợc qua các mốc lịch sử kỹ
thuật, vừa là nhân tố cơ bản làm chuyển biến xã hội, vừa là thành tựu đạt đƣợc
dựa trên môi trƣờng xã hội đó.
Thời đại kim khí ở Bắc Việt Nam bắt đầu từ Văn Hóa Phùng Nguyên cách
nay khoảng 4000 năm. Trải qua các giai đoạn Phùng Nguyên (4000 – 3500 BP),

Đồng Đậu (3500-3200 PB), Gò Mun (3200-2700 BP), Đông Sơn 2700 PB – 300
AD). Trong đó giai đoạn rực rỡ nhất là Văn hóa Đông Sơn, đã tạo ra các vật
phẩm văn hóa trừu tƣợng về tƣ duy, tinh xảo về mỹ thuật, điêu luyện về kỹ thuật
thể hiện trên các chiếc trống đồng, thạp đồng mà cho đến nay vẫn còn nhiều
nghiên cứu, thực nghiệm cả về khoa học nhân văn và khoa học kỹ thuật nhƣng
cũng chƣa giải hết.
Tiếp sau là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ TK 1 đến cuối TK 9, thời kỳ đen
tối này hầu nhƣ không để lại thành tựu nào về kỹ thuật. Ngoại trừ chút ít loại
gốm tráng men thƣờng không trang trí hoa văn, chất liệu kém, xƣơng gốm xốp
là nhân tối mới, còn lại tất cả các kỹ thuật khác nhƣ luyện kim, mỹ thuật đều
giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên trong giao thƣơng cũng có nét tiến bộ hơn đó
là việc sử dụng tiền kim loại để trao đổi mua bán hàng hóa thay cho hình thức
hàng đổi hàng trƣớc đây.
Giai đoạn tự chủ bắt đầu từ Nhà Đinh thế kỷ 10 đến cuối nhà Nguyễn
(1945) trong đó yếu tố mới về kỹ thuật luyện kim bắt đầu xuất hiện khi giao lƣu
với phƣơng Tây. Đinh Tiên Hoàng (968-980) là triều đại đầu tiên cho đúc tiền
Việt Nam với loại tiền Thái Bình Hƣng Bảo. Khởi đầu của giai đoạn tự chủ thời
Lý, Trần mỹ thuật, kỹ thuật đƣợc phục hƣng. Cùng với các vật liệu kiến trúc,
điêu khắc, gốm sứ, các vật phẩm bằng hợp kim đồng cũng xuất hiện trở lại. Tiêu
biểu là nhóm trống Hòa Bình, đồ thờ cúng nhƣ chuông, khánh, lƣu hƣơng, đỉnh
đồng và ấm đồng. Nếu coi Chăm Pa trong Việt Nam thống nhất thì không thể
không nhắc đến nhóm tƣợng đồng thờ các vị thần, các linh thú
Sang thời Lê, Nguyễn các vật phẩm đồng to và hoành tráng hơn nhƣ súng
thần công, chuông, khánh, cửu đỉnh trong cung đình Huế hay tƣợng phật ở đền
Quán Thánh, Hà Nội. Dƣới góc độ luyện kim thì nhân tố mới xuất hiện đó là hệ
thống tiền kẽm bắt đầu từ nhà Trịnh kéo dài đến tận cuối nhà Nguyễn. Việc sử
dụng hợp kim đồng kẽm là một nhân tố mới trong lịch sử luyện kim đồng.
Ngoài ra loại di vật “tam khí” nhƣ kiếm đồng cẩn vàng, bạc, đá quý, hay đồ cốt
đồng tráng men trang trí ở loại hình lọ hoa cũng là những nét mới.
Trong giai đoạn kim khí trên đất nƣớc ta có 2 vùng có kỹ thuật luyện kim

phát triển. Vùng sớm hơn ở phía bắc thuộc hệ thống văn hóa Phùng Nguyên –

6
Đồng Đậu- Gò Mun- Đông Sơn có quan hệ mật thiết với Vân Nam, Lĩnh Nam
(nam Trung Quốc) theo hệ thống sông Hồng, sông Đà và tƣơng đồng về niên
đại. Những tài liệu khảo cổ học hiện nay cho thấy cho tới giai đoạn trung kỳ hay
hậu kỳ của thời Tây Chu, hiện vật đồng tìm thấy rải rác ở miền Trung và miền
Tây Quảng Đông, miền Đông Quảng Tây (Linduff và tập thể 2000: 166-167).
Mặt khác, những địa điểm nơi có hiện vật đồng nằm trong khung thời gian từ
3000 đến 1500 năm trƣớc công nguyên tập trung ở miền bắc, đông bắc và tây
bắc Trung Hoa. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng đồ đồng miền Bắc Việt Nam muộn
hơn đồ đồng bắc Trung Hoa song sớm hơn đồ đồng tây nam Trung Hoa và
tƣơng đƣơng với đồ đồng đông nam Trung Hoa. Luyện kim Băc Trung Hoa
sớm nhất từ thế kỷ 28 đến thế kỷ 21 trƣớc công nguyên. Phần lớn là những hiện
vật nhỏ làm bằng hợp kim đồng thiếc, đồng axenic trong những khu vực hạn
chế, nơi có quặng đồng hay dọc theo dải quặng đồng.
Hệ thống văn hóa Đồng Nai với những chứng tích tìm đƣợc khuôn đúc
đồng hai mang bằng sa thạch tại Bƣng Bạc, Dốc Chùa, Hàng Gòn, Cù Lao
Rùa Thành phần hợp kim ở đây thuộc loại 3 thành phần Cu-Pb-Sn và Cu-Sn-
Pb. Theo so sánh loại hình rìu cho thấy hệ thống luyện kim Đồng Nai có quan hệ
về kỹ thuật luyện kim với đông bắc Thái Lan theo hệ thống sông Mê Kông. Cho
đến nay, vấn đề nguồn gốc quặng để luyện đồng ở Việt Nam vào giai đoạn kim
khí vẫn còn chƣa đƣợc biết rõ. Việc nghiên cứu kỹ thuật luyện từ quặng ra đồng
đồng nguyên liệu chƣa đƣợc hiểu rõ. Trong tất cả các nƣớc ở Đông Nam Á, mới
chỉ có Thái Lan là nơi phát hiện đƣợc những vết tích của hoạt động khai khoáng
đồng có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay tại địa điểm Non Nok Tha và
Bản Chiềng (đông bắc Thái Lan).
Kết quả phân tích thành phần hóa học của các hiện vật đồng cổ cho thấy
hầu hết đều có kim loại quý nhƣ Au, Ag vẫn nằm trong hợp kim chƣa đƣợc tách
ra. Các kim loại Cr, Ni có hàm lƣợng vết, rất ít. Ngƣời ta vẫn chƣa biết liệu vào

giai đoạn kim khí ở Việt Nam đã biết luyện quặng chƣa hay chỉ thông qua trao
đổi các đồ đồng cũ hay đồng nguyên liệu và rồi chỉ tham gia vào công đoạn đúc,
chế tác sản phẩm. Trong Bản quốc sản xứ ký (dẫn trong Dƣ địa chí của Nguyễn
Trãi) và Lịch chiều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biêt hàng chục
tên mỏ đã đƣợc khai thác ở Thanh hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn,
các mỏ có trữ lƣợng nhỏ, nông hoặc lộ thiên [17]. Hiện nay vấn đề nghiên cứu
nguồn gốc quặng đồng vẫn đang đƣợc tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về thành
phần đồng vị Pb tại các mỏ quặng cũng nhƣ trên hiện vật để có dữ liệu đối sánh.
1.2. Đồng và hợp kim đồng
Theo tiêu chí phân loại các thành phần nào có hàm lƣợng từ 1% trở nên
đƣợc coi là yếu tố nhân tạo, đƣợc con ngƣời phối trộn vào tạo thành hợp kim.
những thành phần có hàm lƣợng nhỏ hơn đƣợc cho là tạp chất. Dựa vào hàm
lƣợng thành phần ngƣời ta viết hợp kim theo thứ tự từ nguyên tố nhiều nhất đến
nguyên tố thấp nhất.

7
Theo phân loại hợp kim đồng hiện đại đƣợc phân ra làm 3 loại cơ bản:
- Đồng đỏ (copper) là đồng nguyên chất có hàm lƣợng 99% trở nên.
- Đồng thanh (bronze) là hợp kim đồng thiếc Cu –Sn.
- Đồng thau (brass) là hợp kim đồng kẽm Cu –Zn
Tuy nhiên ngoài những hơp kim trên, trong các hợp kim cổ có tới khoảng
hơn 10 loại hợp kim, với thành phần có thể lên đến 4-5 thành phần.
Trong lịch sử giai đoạn kim khí thì những văn hóa phát triển sớm nhƣ
vùng Cận Đông, Lƣỡng Hà nhƣ Xiri, Ai Cập, Palextin, bán đảo Crit bắt đầu từ
giai đoạn đồng đỏ và phần lớn Cu-Sn thay thế Cu-As. Ở Anatoni Cu-As xuất
hiện vào thiên niên kỷ V trƣớc công nguyên, ở Châu Âu vào nửa đầu thiên niên
kỷ thứ II trƣớc công nguyên, ở Xibiri vào hậu kỳ đồng thau (chủ yếu trong văn
hóa Karaxuc). As là một chất làm giảm độ nhớt của hợp kim đồng, với một
lƣợng vài phần trăm giúp cho khả năng loang rộng của “nƣớc đống” điền kín
khuôn, tránh những lỗi thủng, thiếu của hiện vật [43]

Các vật phẩm đồng thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu ở nƣớc ta
tiếp nhận kỹ thuật luyện kim muộn hơn ở giai đoạn đồng thau (Cần hiểu giai
đoạn đồng thau trong lịch sử là Cu-Sn, khác với định nghĩa đồng thau là Cu-Zn
của nghành luyện kim hiện đại). Việc chuyển từ hợp kim đồng đỏ sang Cu-Sn là
cuộc cách mạng kỹ thuật luyện kim lần thứ nhất bởi lẽ đồng đỏ có nhiệt độ nóng
chảy 1086
o
C nên nó dễ dàng bị đông đặc khi đúc gây khó khăn cho việc đúc các
hiện vật có kích thƣớc lớn. Mặt khác các dụng cụ, khuôn muẫu, nồi đúc đòi hỏi
phải chịu đƣợc nhiệt độ 1200
o
C [17]. Nếu thêm 15% Sn thì hệ etectit Cu-Sn
nóng chảy ở 960
o
C, nếu thêm 25% thì độ nóng chảy xuống còn 800
o
C [62].
Bảng 1. Thành phần hợp kim đồng một số hiện vật giai đoạn Đồng Đậu – Gò
Mun (3500-2700 cách ngày này) [58]
No
Cu
Sn
Pb
Zn
Bi
Ag
Sb
As
Fe
Ni

Co
Au
39484
CS
10
0.025
0.0036
0.0052
0.0033
0.0044
0.029
0.004
0.004


39473
-
6.8
0.0018
0.0014
0.0007
0.0001
0.0012
0.01
0.014
0.0002


39419
-

12
0.059

0.051
0.0046
0.0088
0.21
0.037
0.0036
0.0011

39199
-
7.5
0.013
0.0047
0.005
0.0015
0.0023
0.018
0.12
0.0002
0.0001

39461
-
11
0.84
0.006
0.01

0.005
0.031
0.12
0.65
0.0039
0.0013

39457
-
15
1.6


0.0042
0.0019
0.028
0.15
0.024
0.013
0.003
39282
<50
52
0.08
0.22
0.0063
0.034
0.062
0.029
0.75

0.0013
0.0011

39472
CS
16
0.67
0.0027
0.043
0.06
0.37
0.033
0.046
0.0009
0.0011
0.0002
Sự phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn đƣợc nhiều nhiều nhà khảo cổ
cho rằng là cuộc cách mạng về luyện kim lần thứ hai với sự sáng tạo ra hợp kim
3 thành phần Cu-Pb-Sn và Cu-Sn-Pb. Hợp kim 3 thành phần này cho phép đúc
đƣợc những hiện vật to hơn, tinh sảo hơn nhƣ trống đồng, thạp đồng, tƣợng
đồng và đƣợc đúc phổ biến hơn trong các đồ dùng phục vụ sản xuất, chiến đấu
nhƣ rìu, lao, qua, mũi tên và lƣỡi cày, lƣỡi hái, thắt lƣng, bàn chải, lƣỡi hái
Hợp kim 3 thành phần này dễ điền đầy các hiện vật có kích thƣớc lớn, mỏng nhƣ
trống đồng [56].

8
Bảng 2. Thành phần hợp kim trên một số trống Đông Sơn

Cu
Sn

Pb
Zn
Bi
Ag
Sb
As
Fe
Ni
Co
Vĩnh Ninh : Mặt
Tang
Chân
Quai
Con kê
CY
-
-
-
-
4.2
4.6
3.5
1.5
0.43
1.9
1.8
13
7.9
22
0.024

0.002
0.0036
0.0014
0.002
0.023
0.04
0.028
0.01
0.04
0.0015
0.0046
0.0008
0.0002
0.0019
0.0025
0.0033
0.0016
0.16
0.34
0.16
0.29
0.12
0.1
1.2
0.44
0.056
0.12
0.32
0.0005
0.013

0.027
0.013
0.0068
0.032
0.0057
0.012
0.0052
0.0027
0.0011
Đông Hòa 1:Mặt
Tang
Chân
Quai
-
-
-
-
7.5
12
5.1
13
18
12
12
22
0.002
0.04
0.006
0.0093
0.025

0.19
0.19
0.15
0.06
0.1
0.06
0.06
0.21
0.037
0.17
0.37
0.21
0.33
0.26
0.54
0.15
0.6
0.4
0.44
0.017
0.017
0.022
0.024
0.0017
0.002
0.0018
0.0033
Cẩm Thủy: Mặt
Tang
Chân

Quai
Con kê
-
-
-
-
-
8.2
10
4.6
4.2
0.029
22
25
25
11
0.2
0.02
0.029
0.0047
0.006
0.04
0.043
0.056
0.043
0.028
-
0.034
0.06
0.06

0.0046
0.0069
0.095
0.19
0.065
0.49
0.49
0.42
0.69
0.18
0.26
0.29
0.7
1.2
0.51
0.4
5.7
0.011
0.012
0.0068
0.0039
0.027
0.0057
0.0001
0.0057
0.0027
0.018
Thành Vân:Mặt
Tang
-

-
8.2
7.5
13
15
0.0075
0.0036
0.051
0.047
0.061
0.16
0.5
0.46
0.42
0.69
0.075
0.024
0.035
0.11
0.0023
0.021
Định Công: Mặt
-
8.2
27
0.017
0.38
0.1
0.59
1.6

0.065
0.06
0.0012
Hà Nội II
-
10
32
-
0.015
0.019
0.0088
3.1
0.056
0.0082
0.003
Cuộc cách mạng luyện kim lần thứ 3 diễn ra vào thời nhà Nguyễn, đó là
việc đƣa Zn vào hợp kim Cu-Zn. Kẽm đƣợc Lê Quý Đôn dùng chữ a diên, bạch
tín để gọi nguyên tố này. Về việc đúc tiền kẽm, theo Lê Quý Đôn chép lại Chúa
Nguyễn Phúc Khoát “Mua của Tây Dƣơng (Hà Lan) chì trắng (tức là kẽm) để
đúc tiền ” [47]. Zn đƣợc du nhập vào Việt Nam năm 1746 để đúc loại tiền kẽm
còn hợp kim Cu-Pb-Sn-Zn (62,1%-18,45%-5,7%-3,07%) của đồng tiền Chiêu
Thống Thông Bảo (1787-1788) là chứng cứ đầu tiên hiện biết về sự có mặt của
Zn trong hợp kim đồng. Do đặc điểm đồng thƣờng đƣợc tái sử dụng đúc lại nên
yếu tố Cu-Pb-Sn còn đƣợc bảo lƣu và giảm dần. Trên đồng tiền Gia Long Thông
Bảo (1802-1819) có thành phần hợp kim là Cu-Zn (61,61%: 36,9%). Cho đến
nay thì hầu hết vật phẩm đƣợc đúc bằng hợp kim Cu – Zn.
Bảng 3: Thành phần hợp kim tiền đồng cổ thời kỳ phong kiến Việt Nam [47, 87]
Mẫu tiền
Niên hiệu
Niên đại

của tiền
Cu
Pb
Sn
Zn
Fe
Sb
Thái Bình Hƣng bảo
Đinh Tiên Hoàng
970-980
72.3
18.7
5.6
0.1
0.04

Thiên Phúc Trấn Bảo
Lê Hoàn
984-1009
74.4
18.7
6.6
0.2
0.09

Minh Đạo Nguyên Bảo
Lý Thái Tông
1028-1054
72.6
21

6.1
0.2
0.11

Nguyên Phong Thông
Bảo
Trần Thái Tông
1225-1258
69.18
20.51
5.3
0.09
0.2

Thiệu Bình Thông Bảo
Lê Thái Tông
1434-1439
76.6
16.29
5.2
0.07
0.02

Đại Hòa Thông Bảo
Lê Nhân Tông
1443-1454
71.83
16.57
5.2
0.1

0.03

Diên Ninh Thông Bảo
Lê Nhân Tông
1454-1459
75.5
18.4
5.9
0.1
0.09

Quang Thuận Thông
Bảo
Lê Thánh Tông
1460-1469
86.67
5.92
3.4
0.83
0.01

Hồng Đức Thông Bảo
Lê Thánh Tông
1470-1497
59.2
24.75
8.6
0.14
0.02


Cảnh Thống Thông Bảo
Lê Hiến Tông
1498-1504
60.26
33.22
5.7
0.18
0.03

Vĩnh Thịnh Thông Bảo
Lê Dụ Tông
1705-1720
62.87
28.23
4.9
0.14
0.44

Cảnh Hƣng Thông Bảo
Lê Hiển Tông
1740-1786
60.18
29.49
4.5
0.08
1.07

Thái Bình Thông Bảo
Các chúa
Nguyễn

1588-1745
74.84
12.35
6.2
0.11
1.78

An Pháp Nguyên Bảo
Nghĩa quân Lê
Lợi/Mạc Thiên
Tứ ?
1418-1428/
1736 ?
70.99
15.03
5
0.09
0.11

Chiêu Thống Thông Bảo
Lê Mẫn Đế
1787-1788
62.1
18.45
5.7
3.07
0.52


9

Quang Trung Thông
Bảo
Nguyễn Văn Huệ
1788-1792
64.52
22.55
3
1.1
0.75

Cảnh Thịnh Thông Bảo
Nguyễn Quang
Toản
1793-1802
57.22
2.76
0.3
29.7
0.06

Gia Long Thông Bảo
Nguyễn Thế Tổ
1803-1819
61.61
0.81
0.25
36.9
0.03

Minh Mệnh Thông Bảo

Nguyễn Thánh
Tổ
1820-1840
58.36
3.65
0.3
34.51
0.07

Thiệu Trị Thông Bảo
Nguyễn Hiến Tổ
1841-1847
65.86
7.5
0.8
21.31
0.04

Tự Đức Thông Bảo
Nguyễn Dực
Tông
1848-1883
61.61
0.81
0
36.9
0.03

Gia Long Thông Bảo
Nguyễn Thế Tổ

1803-1819
71.41
3.96
1.45
22.17
0.68
0.38
Minh Mệnh Thông Bảo
Nguyễn Thánh
Tổ
1820-1840
68.65
4.66
0.57
24.78
0.77
0.67
Thiệu Trị Thông Bảo
Nguyễn Hiến Tổ
1841-1847
72.26
5.33
1.23
20.77
0.16
0.09
Tự Đức Thông Bảo
Nguyễn Dực
Tông
1848-1883

70.25
2.98
0.67
25.32
0.73
0.09
Thành Thái Thông Bảo
Nguyễn Thành
Thái
1889-1907
81.58
1.3
0.10
15.95
1.34
0.04
Duy Tân Thông Bảo
Nguyễn Duy Tân
1908-1916
78.91
12.07
0.77
7.57
0.26
0.25
Khải Định Thông Bảo
Nguyễn Hoằng
Tông
1916-1925
71.73

0.29
0.02
27.62
0.19
0.02
Về mặt hóa học Zn có tính chất gần giống với Sn là nguyên tố lƣỡng tính
nhƣng hoạt động hơn vì vậy mà hợp kim Cu-Zn dễ bị ăn mòn hơn Cu-Sn. Về
mặt màu sắc thì hợp kim Cu-Sn cho màu đồng sáng, phản quang mạnh còn Cu-
Zn cho màu đồng vàng kiểu kim loại Au. Qua những bằng chứng khảo cổ học
cho thấy Cu-Sn có hàm lƣợng Sn cao (> 20%) đƣợc dùng để đúc gƣơng soi rất
phổ biến. Hợp kim này đƣợc gọi với một từ riêng là hợp kim đồng thiếc cao
(bronze hight tin). Hợp kim này sau khoảng 2000 năm để lại một lớp patina
bóng, đẹp nhất đối với các loại đồ đồng sâu tuổi và đƣợc gọi là “ten gƣơng”.
Hợp kim Cu-Zn cũng có nhiệt nóng chảy tƣơng đƣơng Cu-Sn khoảng 900
o
C
nhƣng giá giẻ hơn rất nhiều. Về giá trị kinh tế Sn đắt nhất sau đó đến đồng, tiếp
đến là chì, rẻ nhất là kẽm. Theo thông báo giá tại Sở giao dịch kim loại London
(LME) ngày 4/9/2007 giá các kim loại nhƣ sau: Zn 3050 USD/tấn, Pb 3185
USD/tấn, Cu 7405 USD/tấn, Sn 15.360 USD/tấn. Kể từ khi nhập khẩu kẽm,
trong lịch sử tiền kim loại Việt Nam, lần đầu tiên có các quy định về thành phần
hợp kim để đảm bảo đồng tiền không bị mất giá. Vua Minh Mạng năm thứ nhất
quy định về hợp kim đúc tiền: “đồng đỏ 49%, kẽm 45%, chì 6%”, năm thứ 3 quy
định “đồng 52%, kẽm 44%, thiếc 4%” [47]. Giá thành của Zn rẻ hơn giúp cho
việc sản xuất và ứng dụng hợp kim Cu-Zn trở nên phổ biến hơn, đáp ứng cho
những tiến bộ kỹ thuật từ thế kỷ 18 đến ngày nay.
Trong các thiết bị kỹ thuật đòi hỏi chịu mài mòn, các hóa chất công nghiệp
ngày nay đã có một số hợp kim đồng mới với tên gọi là “đồng trắng” là hợp kim
của Cu-Ni-Cr, hợp kim “đồng trắng” này chƣa đƣợc dùng phổ biến toàn xã hội
thay thế hợp kim Cu-Zn hiên nay đang dùng, cũng nhƣ chƣa đủ thời gian trải

nghiệm để đƣợc tổng kết là một cuộc cách mạng lần thứ 4. Bƣớc đầu có thể ghi
nhận là những cải tiến kỹ thuật.

10
Ngoài vấn đề thành phần hợp kim thì kỹ thuật gia công chế tác cũng có
ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng đồng. Vật phẩm văn hóa bằng đồng và hợp kim
đồng đƣợc chế tác bằng kỹ thuật đúc, kỹ thuật nguội là chủ yếu. Kỹ thuật thủy
luyện kim bằng hóa chất hay điện phân là kỹ thuật mới ít áp dụng với các vật
phẩm văn hóa. Việc tạo hình cho một sản phẩm chỉ bằng kỹ thuật nguội nhƣ rèn,
cán, rập, gò, tán, miết, đánh bóng chiếm số lƣợng nhỏ. Kỹ thuật gò đƣợc áp
dụng với các loại chiêng, mâm, xô, chậu và đây là kỹ thuật sơ khai nhất để chế
tạo các vật liệu đơn giản. Với kỹ thuật này thì yêu cầu tính dẻo của đồng nên
thƣờng sử dụng đồng đỏ. Kỹ thuật cán rập đƣợc áp dụng đầu tiên vào loại tiền
thuộc Pháp (tiền Nam kỳ thuộc Pháp - CochinChine: 1874-1885; tiền Liên bang
Đông Dƣơng –IndoChine: 1885-1954). Việc áp dụng các kỹ thuật nguội làm
chặt hợp kim và giảm bề mặt tiếp xúc của hiện vật với môi trƣờng do đó nâng
cao chất lƣợng đồ đồng.
Khi nghiên cứu kim tƣớng học dƣới kính hiển vi phóng đại 90-400 lần cho
thấy với đồng đỏ không qua khâu rèn tùy theo tốc độ đông cứng mà hạt có dạng
và kết cấu khác nhau; dạng hình trụ dọc theo tuyến truyền nhiệt (tốc độ đông
cứng nhanh), dạng gần tròn (tốc độ đông cứng chậm). Khi vật đƣợc rèn thì hạt bị
biến dạng, với độ 5%-7% thì trên tinh thể xuất hiện các vết trƣợt, từ 25%-30%
thì các tinh thể vỡ vụn và trải dài theo hƣớng biến dạng của vật; độ biến dạng từ
50% trở lên thì cấu trúc có dạng sợi. Khoảng nhiệt độ mà cấu trúc này tồn tại từ
20
o
C đến 400
o
C. Từ 405
o

C trở lên gọi là rèn nóng có sự tái tạo lại cấu trúc tinh
thể, các tinh thể nhỏ vừa tạo thành vây quanh các tinh thể cũ có kích thƣớc lớn
hơn. Rèn nóng trên 676
o
C cấu trúc tái tạo tinh thể hoàn toàn, các hạt có đƣờng
kính từ 0,05 –0,08mm, trên 900
o
C các hạt có đƣờng kính 0,2mm. Với đồng đỏ
chỉ cần thêm Pb trên 0,03-0,05% hoặc Bítmút (Bi) trên 0,005% thì rèn nóng sẽ
tạo nên những vết sạn, thế nhƣng cũng với các thành phần trên có thêm As hoặc
Antimon (Sb) thì lại chịu đƣợc rèn nóng.
Với hợp kim Cu-Sn đúc có dạng nhánh cây bởi các tiểu phần có độ đứng
cứng khác nhau. Cu-Sn 2-5% có thể rèn nguội với độ nén 80-90%, nếu Sn cao
hơn 5% trở lên khó rèn nguội, vật dễ bị rạn nứt bởi kết tinh dạng mạnh Cu31Sn8
có màu xanh da tời. Lƣợng Sn lớn hơn 30% thì không thể rèn nóng cũng nhƣ rèn
nguội. Sau khi rèn nóng cấu trúc ban đầu đƣợc thay thế bằng cấu trúc hạt nhỏ
với một lƣợng lớn các song tinh còn các cùng tích thì bị kéo dài theo hƣớng biến
dạng nhƣng vẫn để lại dạng nhánh cây rõ nét, trừ phi độ biến dạng của vật quá
cao.
Với hợp kim Cu-Pb-Sn khi đông đặc tách ra thành hạt xen lẫn trong cấu
trúc dạng cây, tốc độ đông cứng càng nhanh thì các hạt càng bé và ngƣợc lại. Pb
không ảnh hƣởng đến độ dẻo hoặc lảm giảm chứ không làm tăng độ dẻo của Cu-
Sn. Nếu thêm Pb trên 5% thì nó làm giảm tính chất cơ học của hợp kim. Cu-Sn-
Pb với lƣợng Pb từ 0,03-0,05% có độ dòn nóng cao, không thể rèn nóng đƣợc.
Lƣợng Pb từ 1-3% làm tăng độ chảy lỏng và độ kín của vật đúc, do vậy mặc dù
cơ tính của hợp kim giảm song vẫn phù hợp với yêu cầu sử dụng và trình độ kỹ

11
thuật, kinh tế xã hội giai đoạn văn hóa Đông Sơn nên lại đƣợc dùng phổ biến
[42].

Đối với lĩnh vực bảo quản cũng cần lƣu ý hiện tƣợng đa chất liệu, đa thành
phần ở ngay trên một hiện vật, hiện tƣợng này gây phức tạp thêm cho vấn đề
bảo quản chẳng hạn nhƣ dao sắt có đai đồng, kiếm lƣỡi sắt chuôi đồng. Loại
hiện vật đa chất liệu này cần đƣợc bảo quản với các hóa chất tƣơng ứng cho
từng bộ phận [23]. Thậm trí ngay trên trống đồng các con kê để đúc trống bằng
đồng đỏ còn thân trống bằng hợp kim Cu-Pb-Sn. Do yêu cầu kỹ thuật phải dùng
các con kê bằng đồng đỏ có nhiệt độ nóng chảy cao, không bị hòa tan vào “nƣớc
đồng” để giữ định vị khoảng cách giữa khuôn trong và khuôn ngoài của trống
nhƣng sau 2000 năm cho thấy chính sự khác nhau về thành phần giữ các con kê
và thân nên tại các vị trí này bị gỉ mạnh và rơi rụng các con kê ra khỏi trống.

Hình 1: Nồi luyện quặng đồng tìm thấy ở Khao Wong Prachan và bản vẽ mô
phỏng kỹ thuật luyện quặng đồng.
Về vấn đề luyện quặng thành đồng nguyên liệu thời đại kim khí tài liệu
của Việt Nam còn ít ỏi, mới đây tại địa điểm khai quật Đình Tràng (Cổ Loa, Hà
Nội) năm 2010 cho thấy có các yếu tố thể hiện sự luyện quặng nhƣ nồi nấu,
mảng thành lò có lỗ thổi lửa, quặng, đá vôi, than tro, xỉ đồng nhƣng để có kết
luận chính xác cần đợi thêm các kết quả phân tích thành phần hóa học. Tại Khao
Wong Prachan (Trung tâm Thái Lan), di chỉ này có niên đại 500 năm tr.cn đến
500 năm s.cn, tìm đƣợc xỉ quặng (hàng nghìn kg) và nồi nấu quặng. Loại quặng
ở đây dạng hỗn hợp malachit CuCO
3
.Cu(OH)
2
và chalcopyrit CuFeS
2
. Ngƣời ta
cũng đã tiến hành thực nghiệm luyện quặng đồng theo phƣơng pháp cổ. Hỗn
hợp đƣợc thêm vào quặng đồng bao gồm có chất trợ dung là đá vôi CaCO
3

, chất

12
trợ chảy là cát SiO
2
, chất khử và cũng là chất đốt là than củi đập nhỏ, quặng
đồng đập nhỏ đƣợc chộn lẫn cùng. Gió đƣợc thổi vào phần nồi lò ở phía trên đốt
cháy than và khử quặng. Các mẩu đồng nhỏ sẽ nằm lại ở khoang trên, xỉ đồng
chảy xuống khoang đáy ở dƣới. Những mẩu đồng kim loại dính xỉ sau đó đƣợc
đập loại xỉ và có thể nấu chảy để làm phôi đồng hoặc trộn với các kim loại khác
để đúc vật phẩm [91].


Hình 2: Xỉ luyện quặng đồng phát hiện tại các di chỉ Khao Wong Prachan
(trên) và Nil Kham Haeng (dưới) – Thái Lan.


13
Tƣ liệu về luyện quặng đồng ở Việt Nam còn chƣa rõ ràng nhƣng tƣ liệu
về luyện quặng sắt sớm có niên đại khoảng 2500 -2000 cách ngày này thì đã rõ
ràng. Tại di chỉ Lung Leng (Sa Thầy, Kon Tum) và Đại Lãnh thuộc văn hóa tiền
Sa Huỳnh và Sa Huỳnh đã phát hiện đƣợc quặng và xỉ quặng (hàng trăm kg), lò
nung. Qua các phân tích hàm lƣợng sắt trong quặng và trong xỉ Lung Leng cho
thấy quặng sắt ở đây thuộc loại tốt có hàm lƣợng sắt 72%. Quá trình luyện
quặng đƣợc thêm vào chất trợ chảy FeSiO
3
.
Chất trợ chảy này vừa chứa SiO
2


nhƣng lại có hàm lƣợng Fe khoảng 20% nên việc lựa chọn chất trợ chảy này là
một kinh nghiệm tốt. Hiệu suất của quá trình luyện quặng là 28% [31]. Chúng
ta cũng đã tiến hành thực nghiệm luyện quặng đồng theo kỹ thuật cổ tại làng
luyện sắt truyền thống Nho Lâm (Nghệ An). 100 kg quặng đƣợc trộn thêm 5kg
xỉ lấy ở lò rèn (SiO
2
), 100kg than củi cho ra 31kg sắt xốp, sau đó đƣợc dùng búa
tạ rèn nóng loại bỏ xỉ bám dính và tạo thành khối sắt đặc. Hiệu xuất luyện sắt la
31% [21]. So với kỹ thuật hiện đại ngày nay thì ngoài chất trợ chảy SiO
2
còn
cho thêm chất trợ dung là CaCO
3
. Hiệu suất ngày nay có thể thu đƣợc tới 98%
[38].
1.3. Các hợp chất đồng
1.3.1. Quặng đồng
Hàm lƣợng đồng trong vỏ trái đất là 0,01%. Trong thiên nhiên có 250 loại
khoáng vật chứa đồng nhƣng thực tế chỉ có vài chục loại có ý nghĩa thực tiễn,
dƣới đây là các khoáng vật đã đƣợc luyện đồng.
Bảng 4: Các dạng khoáng vật đồng thường dùng trong luyện đồng.
STT
Tên khoáng vật
Công thức
Hàm lƣợng
Cu (%)
Tỷ trọng
(g/cm
3
)

1
Chalcopirit
CuFeS
2

34,6
4,2
2
Bocnit
Cu
3
FeS
3

55,6
4,9 – 5,4
3
Cancodin
CuS
2

79,9
5,5 – 5,8
4
Covelin
CuS
68,5
4,6
5
Malachit

CuCO
3
.Cu(OH)
2

57,4
3,9
6
Azurit
2CuCO
3
.Cu(OH)
2

55,1
3,7 -3,8
7
Cuprit
Cu
2
O
88,8
5,8 -6,1
8
Tenorit (melaconit)
CuO
79,9
5,8-6,3
9
Khơrizocon

CuSiO
3
.2H
2
O
36,2
2,0-2,2
10
Đồng tự nhiên
Cu
99,9
≈8,9
Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác
nhau là: magma, thuỷ nhiệt, trầm tích, biến chất. Quặng đồng phân tán ở các tỉnh
Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm
Đồng Các mỏ quặng đồng ở những tỉnh này thƣờng có trữ lƣợng nhỏ, thành
phần khoáng đa dạng, bao gồm nhiều loại nhƣ quặng sunfua, cacbonat, nhƣng

14
thƣờng gặp là quặng chalcopyrit. Tổng trữ lƣợng các mỏ đã thăm dò ƣớc đạt
khoảng 600.000 tấn đồng.
Những vùng tụ khoáng quặng đồng quan trọng ở nƣớc ta là:
- Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai)
- Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La)
- Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
- Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
- Vùng tụ khoáng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
Ngoài các vùng quặng chính nhƣ trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác
phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa. Lạng Sơn, Lào Cai.
Đánh giá tình hình phân bố, trữ lƣợng và chất lƣợng quặng đồng tại một

số mỏ quặng đồng chính:
1/ Mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai) nằm ở hữu ngạn Sông Hồng, cách
Lào Cai 25 km về phía Tây Bắc. Có thể tiếp cận vùng tụ khoáng này cả bằng
đƣờng sắt và đƣờng ôtô rải nhựa từ Hà Nội đến Lào Cai, sau đó đi đƣờng đất
đến làng Sinh Quyền. Vào mùa mƣa, khi nƣớc sông lên cao, có thể vận chuyển
quặng từ mỏ theo đƣờng thuỷ trên Sông Hồng.
Khu mỏ Sinh Quyền đƣợc đánh giá là vùng quặng hỗn hợp gồm ba thành
phần chính là đồng, đất hiếm và vàng. Đồng ở đây chủ yếu là ở dạng sunfua
(chalcopyrit). Mỏ đã đƣợc phát hiện, tìm kiếm và thăm dò từ những năm 1961-
1873, năm 1975 đƣợc Hội đồng trữ lƣợng Nhà nƣớc phê duyệt với trữ lƣợng
52,7 triệu tấn quặng đồng cấp B+C1+C2, hàm lƣợng đồng trung bình khoảng
1,03%, tƣơng đƣơng 551,2 nghìn tấn Cu, kèm theo 334 nghìn tấn R
2
O, 35 tấn
Au, 25 tấn Ag, 843 nghìn tấn S.
Vùng quặng này có 3 dải chính: dải Lùng Thàng - Pin Ngang Chải ở phía
Tây là dải quặng đồng - đất hiếm - molypđen. Dải giữa Sinh Quyền-Nậm Mít là
dải quặng chính gồm quặng đồng - đất hiếm. Dải Thùng Sáng-Lũng Lô ở phía
Đông gồm các mạch quặng thạch anh - sunfua chứa đồng. Diện tích mỏ không
lớn, trữ lƣợng quặng phân bố tập trung, rất thuận tiện cho việc khai thác, ít ảnh
hƣởng đến môi trƣờng và đất đai nông lâm nghiệp.
Mỏ đồng Sinh Quyền có 17 thân mỏ, trong đó 10 thân quặng sau đây
đƣợc xếp loại là có giá trị kinh tế, với quy mô và hàm lƣợng đồng nhƣ sau:
Bảng 5: Hàm lượng đồng trong thân quặng có giá trị mỏ Sinh Quyền
Thân quặng
Chiều dài
(m)
Chiều rộng
(m)
Độ dày

(m)
Hàm lƣợng
đồng
(%)
1
2.875
395
7,79
1,16
1a
2.185
408
6,29
1,23

15
3
2.223
270
4.39
1,19
4
2.129
568
13,94
1,03
5
1.180
314
6,43

0,88
6
1.070
319
3,71
0,68
7
508
344
3,04
00,62
10
1.005
471
9,63
0,71
11
445
555
3,52
0,78
12
330
279
3,67
1,31
Thành phần quặng đã thăm dò nhƣ sau:
Cu : 0,5 đến 11,58%, trung bình 1,03%
Re
2

O
3
: 0,2 đến 9,7%, trung bình 0,63%, chủ yếu là quặng orthit
Au : 0,46 đến 0,55 g/tấn
Ag : 0,44 đến 0,50 g/tấn
Kết quả làm giàu quặng ở mỏ đồng Sinh Quyền cho thấy, bằng phƣơng
pháp tuyển nổi có thể đạt độ thu hồi đồng 92,3 - 94,1%, hàm lƣợng đồng và các
thành phần khác đƣợc nâng lên nhƣ sau:
Cu = 18 - 22%
S = 31%
Au = 11,5 g/tấn tinh quặng
Trong các năm 1992 - 1994 công ty Auridian đã thăm dò bổ sung và tính
đƣợc trữ lƣợng khoảng 91,5 triệu tấn quặng với hàm lƣợng Cu = 1,05%, hàm
lƣợng Au = 0,5 g/tấn, ngoài ra còn có đất hiếm, Mo, Co, Ag.
2/ Mỏ đồng Bản Phúc là vùng tụ khoáng đồng - niken dạng sunfua lớn
nhất nƣớc ta, nằm ở khu vực Tà Khoa, tỉnh Sơn La. Vùng này đã đƣợc thăm dò
từ những năm 1959-1963. Các thân quặng nằm ở độ cao 100 - 520 m trên mực
nƣớc biển. Có thể tiếp cận vùng quặng này bằng đƣờng số 6 từ Hà Nội qua Yên
Bái đến Tà Khoa (khoảng 340 km). Quặng có thể đƣợc vận chuyển bằng tàu
thuyền theo Sông Đà, từ Tà Khoa qua đập thuỷ điện Hoà Bình đến Hải Phòng
(khoảng 400 km).
Khối núi quặng Bản Phúc là một trong những khối núi quặng hình elip
lớn nhất, dài 940 m, rộng 440 m, có tổng diện tích 0,248 km2.
Các nghiên cứu địa chất cho thấy, thân quặng chính của mỏ Bản Phúc
gồm chủ yếu là pyrhotit – Fe
(x-1)
S
x
, pentlandit - (Fe,Ni)
9

S
8
và chalcopyrit -
CuFeS
2
, với thành phần quặng nhƣ sau :
Cu : 0,75 - 1,63%
Ni : 0,49 - 4,78%
S : 24,98%

16
Co : 0,02 - 0,20%
Se : 0,004%
Quặng phân tán rải rác xung quanh thân quặng chính, ngoài đồng còn
chứa các khoáng với thành phần Fe, Zn, Pb, Co, Ni, nhƣ sau: pyrit, sphalerit,
galen, nicolit, skuterudit, ramebergit, violarite, thạch anh, Thành phần của loại
quặng này bao gồm:
Cu : 0,75%
Ni : 0,49%
Co : 0,02%
Se : 0,005%
Te : 0,0001%
Pt : 0 - 0,05 g/tấn
Tổng trữ lƣợng vùng tụ khoáng Bản Phúc ƣớc đạt 3 triệu tấn quặng, với
trữ lƣợng kim loại trong quặng khoảng 200.000 tấn Ni-Cu. Trữ lƣợng đã khảo
sát và chứng minh đƣợc là : 115.000 tấn Ni, 41.000 tấn Cu, 161.000 tấn lƣu
huỳnh, 3.400 tấn Co, 14 tấn Te , 67 tấn Se.
3/ Vùng tụ khoáng Vạn Sài thuộc Sơn La, trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 811
tấn, hàm lƣợng Cu đạt 1,53%.
4/ Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai thuộc tỉnh Lai Châu, đã

đƣợc khai thác từ thời xa xƣa. từ những năm 1990 trở lại đây, dân địa phƣơng
vẫn khai thác tự do để lấy quặng đồng chất lƣợng cao. Quặng đồng ở đây có
thành phần nhƣ sau:
Cu = 23 - 74%
Fe = 2 - 15%
Ag = 20 - 180 g/tấn
Ge = 1 - 75 g/tấn
5/ Điểm quặng Bản Giàng thuộc Sơn La có quặng đồng tự sinh. Thành
phần quặng nhƣ sau:
Cu = 86-98%
Au = 0,4 g/tấn
Ag = 10 g/tấn
6/ Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi mới đƣợc phát
hiện. Thành phần khoáng vật chủ yếu là chalcopyrit với hàm lƣợng Cu đạt
1,04%, ngoài ra còn có bạc, vàng, arsen, thiếc, vonfram. Ƣớc tính, trữ lƣợng
đồng khu vực này có thể lên đến vài trăm ngàn tấn.

17
Ngoài các vùng quặng chính nhƣ trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác
phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai.
Nhƣ đã trình bày về hợp kim đồng cổ của Việt Nam thì cũng cần phải
nhắc đến các loại quặng thiếc và quặng chì đặc biệt là các mỏ phân bố ở khu vực
phía Tây Bắc dọc theo hƣớng sông Hồng, sông Đà và ở khu vực Sông Mã
Quặng thiếc
Quặng thiếc nƣớc ta phân bố ở cả 3 miền. Đông Bắc Bộ gồm: Cao Bằng,
Tuyên Quang; Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh; Nam Trung Bộ: Lâm Đồng,
Bình Thuận, Ninh Thuận Loại Quặng thiếc-vonfram trên lãnh thổ Việt Nam
tập trung ở 4 vùng chủ yếu: Pia Oắc, Tam Đảo, Quỳ Hợp và Đà Lạt. Ngoài ra, ở
một số vùng khác nhƣ Thƣờng Xuân, Kim Cƣơng, Bà Nà, Đồng Nghệ, Trà My
…, quặng này có quy mô nhỏ. Đặc điểm bao thế và điều kiện nhiệt động thành

tạo quặng thiếc-wonfram ở Trúc Khê, Thiện Kế là kết quả nghiên cứu của tác
giả tiến hành ở Phòng thí nghiệm Nhiệt-động, trƣờng Đại học Tổng hợp Rostov
trên Sông Đông (Nga) khi làm nghiên cứu sinh ở đây. Còn đặc điểm bao thể và
nhiệt độ tạo quặng thiếc-wolfram ở Bù Me, Suối Bắc, Bà Nà, Sa Võ là kết quả
phân tích bao thể của Phòng thí nghiệm Khoáng vật của Viện Khoa học Địa chất
và Khoáng sản, Hà Nội. Hà Giang có 3 điểm quặng thiếc-đa kim chứa vàng
gồm: điểm quặng Việt Lâm, diện tích 78,45 ha; điểm quặng Làng Má diện tích
76,5 ha và điểm quặng Cao Bồ, diện tích 21,2 ha. Nghệ An có mỏ thiếc Quỳ
Hợp cũng khá nổi tiếng.
Quặng Chì
Trong tự nhiên quặng chì không tồn tại dƣới dạng riêng biệt mà chủ yếu
là khoáng đa kim chì - kẽm. Khoáng vật chứa chì quan trọng nhất có giá trị kinh
tế là galenite PbS và cerussite PbCO
3
. Vùng Bản Lìm-Phia Đăm tỉnh Cao Bằng
và Bắc Kạn Các loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn là chì kẽm 70 mỏ và điểm
quặng với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn. Tỉnh Tuyên Quang có khu quặng chì-
kẽm Khau Tinh ở huyện Na Hang có diện tích 80,907 ha. Thanh Hóa có 2 khu
mỏ: 1- xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa 162.600m2, 2-xã Trí
Nang và xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 120.682 m2. Những
quặng chì hiện đang khai thác đều là quặng đa kim chì – kẽm, có vẻ không
giống với quặng thời đại kim khí khai thác vì qua nghiên cứu hợp kim cổ không
thấy có thành phần kẽm hoặc cũng có thể trong quá trình luyện quặng ngƣời xƣa
đã để bốc bay mất kẽm.
1.3.2. Gỉ đồng.
Tùy theo tác nhân gây gỉ tạo ra các loại gỉ khác nhau [28]:
Bảng 6: Các tác nhân gây gỉ
TT
Tác nhân
Sản phẩm gỉ

Mầu sắc
Tên
1
Oxy
Cu
2
O
CuO
Đỏ nhạt
Đen
Cuprite

18
2
Cácbonat
CuCO
3
(OH)
2

Cu
3
(CO
3
)
2
(OH)
2

Xanh đen

Xanh chàm
Malachite
Azurit
3
Clo
Cu
2
(OH)
3
Cl
CuCl
2
.3Cu(OH)
2

Cu
2
(OH)
3
Cl.H
2
O
CuCl
Xanh đen
Xanh tím
Xanh lơ
Xám
Atacamite
Paratacamite
Bottallacite

Nantokite
4
Sunfát
Cu
4
(SO)
4
(OH)
6

Cu
19
SO
4
Cl
4
(OH)
32
.3H
2
O
Xanh nhạt
Xanh nhạt,
tinh thể
Brochanite
Counlite
5
Sunphua
Cu
2

S
CuFeS
2

Cu
5
FeS
4

(Cu.Fe)
12
Sb
4
S
13

CuS
Đen
Xanh đen
Xanh đen
Nâu
Xanh chàm
Chalcocite
Chalcopyrite
Bornite
Tetrahedirite
Covelite
Tùy theo môi trƣờng lƣu giữ mà tạo ra các sản phẩm gỉ khác nhau [74]:
Bảng 7: Các môi trường gây gỉ
TT

Sản phẩm
Công thức
Mầu
sắc
Môi trƣờng
1
Cuprous oxit
Cu
2
O
Đỏ
Mộ/không khí
2
Cuprics oxit
CuO
Đen
Mộ/không
khí/biển
3
Basic copper
cacbonat
CuCO
3
.Cu(OH)
2

Xanh
đen
Mộ/không khí
4

Basic copper
cacbonat
2CuCO
3
.Cu(OH)
2

Xanh
Mộ/không khí
5
Copper clorua
CuCl
Trắng
Mộ/biển
6
Basic copper clorua
CuCl
2
.2Cu(OH)
2

Vàng
xanh
Mộ/biển
7
Copper (I) sunphua
Cu
2
S
Đen

Mộ/biển
8
Copper (II) sunphua
CuS
Đen
Mộ/biển
9
Basic copper sunfát
CuSO
4
.3Cu(OH)
2

Xanh
Khí công nghiệp
10
Basic copper Nitrat
Cu(NO3)2.3Cu(OH)2
Xanh
Khí công nghiệp
11
Basic copper phốt
phát
Cu3(PO4)2.3Cu(OH)2
Xanh
Mộ có xƣơng
1.4. Cơ chế ăn mòn hiện vật đồng.
Phản ứng ăn mòn là phản ứng oxy hóa khử trong đó kim loại bị oxy hóa
lên mức hóa trị cao tạo thành dạng muối hoặc ôxít và tác nhân ô xi hóa bị khử.
Khác với các chi tiết máy móc kỹ thuật phải làm việc với các môi trƣờng hóa

chất nhƣ axít và bazơ mạnh để có thể xảy ra phản ứng hóa học mạnh và nhanh,
các di vật văn hóa đƣợc lƣu giữ trong điều kiện tự nhiên, trong nhà, ngoài trời.
Hầu hết các hiện vật khảo cổ học đƣợc khai quật trong đất hoặc vớt lên từ sông

19
hồ và dƣới biển. Đa phần các hiện vật này sau khi khai quật đƣợc lƣu giữ trong
nhà, một số ít các loại hiện vật nhƣ súng thần công đƣợc để ngoài trơi. Một số
trƣờng hợp có nơi xây dựng bảo tàng tại chỗ thì hiện vật đƣợc để nguyên ở điều
kiện tự nhiên (có thể nằm ngay trên mặt đất, dạng nửa nổi, nửa chìm). Cá biệt có
nơi làm bảo tàng dƣới đáy biển để nguyên các khẩu thần công và xác tàu đắm
phục vụ du lịch khám phá lặn biển. Tất cả những môi trƣờng đó đƣợc gọi là môi
trƣờng tự nhiên. Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên là tác nhân ăn mòn rất đa dạng
nhƣng ở nồng độ thấp, ngoài quá trình tạo gỉ còn kèm theo quá trình trầm tích
lắng đọng CaCO
3
kéo theo các keo sắt, và đất cát. Bên cạnh quá trình lắng đọng
thì cũng có quá trình rửa trôi một phần. Hiện tƣợng rửa trôi thƣờng gặp hơn đối
với các di vật, tƣợng đài để ngoài trời chịu tác dụng của mƣa, gió, bụi cát, sự
thay đổi nhiệt độ và tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Hiện tƣợng ăn mòn trong
môi trƣơng hóa chất hoàn toàn khác, các kim loại sau khi bị ôxy hóa (chủ yếu
theo phản ứng hóa học thông thƣờng) đƣợc hòa tan ngay vào dung dịch.
Hầu hết các công bố về bảo quản hiện vật khảo cổ đều đánh giá tác nhân
gây hại chủ yếu là do Cl
-
. Do đặc điểm Cl
-
dễ tan trong nƣớc và có mặt nhiều
trong nƣớc ngầm. Tuy nhiên vẫn có hai hƣớng lý giải về sự ăn mòn của Cl
-
với

hợp kim đồng.
Hƣớng thứ nhất [76, 84, 89] cho rằng Cl
-
là một chất trung gian trong phản
ứng tạo gỉ theo cơ chế phản ứng hóa học cho nên dù chỉ có mặt với một lƣợng
nhỏ nhƣng tạo ra phản ứng tuần hoàn đến khi phản ứng ôxy hóa hết Cu mới thôi.
Phản ứng nhƣ sau:
Bƣớc đầu tiên của quá trình ăn mòn điện hóa là sự tạo ra Cu
+1
. Sau đó kết
hợp với Cl
-
.
Cu – e → Cu
+

Cu
+
+ Cl
-
→ CuCl
Cu
+
là hợp chất không bền tiếp tục bị ôxy hóa trong không khí ẩm
4CuCl + 4H
2
O + O
2
→ CuCl
2

.3Cu(OH)
2
+ 2HCl
HCl mới sinh lại tấn công vào Cu kim loại
2Cu + 2HCl +1/2O
2
→ 2CuCl + H
2
O.
Phản ứng cứ nhƣ vậy tuần hoàn. Quá trình ăn mòn này đƣợc gọi là “bệnh
của đồng”.
Theo cách giải thích này thì các nhà bảo quản thƣờng xây dựng quy trình
loại bỏ toàn bộ Cl
-
ra khỏi hiện vật sau đó tạo phức với 1,2,3 Benzotriazol. Với
cách lý giải này thì các ion SO
4
2-
, NO
3
2-
đƣợc cho là không có hại đối với hiện
vật và đƣợc phép giữ lại trên hiện vật đồng thời không nêu ra đƣợc sự ảnh
hƣởng của các nguyên tố khác nhƣ Sn, Zn, Pb có trong hợp kim.
Hƣớng thứ hai giải thích theo cơ chế ăn mòn điện hóa [29]. Khi hai phần
của một cấu trúc có thế điện cực khác nhau nhúng trong dung dịch điện ly,

20
chúng sẽ tạo thành một pin điện hóa gọi là pin ăn mòn. Sự khác nhau về thế điện
cực là do tính dị thể của vật liệu (pha khác nhau, biên giới hạt, tạp chất…) hoặc

của môi trƣờng (mức độ thông gió, pH, đối lƣu, nhiệt độ …). Pin ăn mòn có thể
do sự tiếp xúc điện của hai kim loại khác nhau (ăn mòn galvanic) hoặc do sự
chênh lệch về nồng độ oxy (ăn mòn hốc). Ăn mòn galvanic xảy ra khi hai hoặc
nhiều kim loại có thế điện cực khác nhau, tiếp xúc điện với nhau và cùng nằm
trong môi trƣờng ăn mòn. Ví dụ ăn mòn galvanic giữa vỏ tàu bằng thép và chân
vịt bằng hợp kim đồng. Ăn mòn galvanic còn có thể xuất hiện trong các hợp kim
đa pha có thế điện cực khác nhau. Ví dụăn mòn galvanic trong các hợp kim
đồng thau đúc, có pha α giàu Cu và pha β giàu Zn, hai pha này có thế điện cực
khác nhau. Sự khác nhau về điện thếăn mòn giữa hai kim loại tạo thành sức
điện động của pin ăn mòn. Điện thế ăn mòn là một đại lƣợng động học phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy một kim loại không thể chỉ có một điện thế ăn
mòn duy nhất. Tuy nhiên nếu biết dãy các điện thế ăn mòn của các kim loại
khác nhau trong một môi trƣờng nào đó (đƣợc gọi là dãy galvanic) thì lại tỏ ra
rất hữu ích.
Với cơ chế ăn mòn thì Zn trở thành catot bị ô xy hóa và đƣợc đẩy ra ngoài
mặt làm cho hợp kim đồng trở thành dạng khung xƣơng xốp. Kim loại đồng mới
lộ ra hoạt động sẽ phản ứng với oxy tạo thành CuO và sau đó sẽ phản ứng với
CO
2
+ H
2
O để thành 2CuCO
3
.Cu(OH)
2
hoặc CuCO
3
.Cu(OH)
2
. Quá trình phản

ứng này giống hiện tƣợng khoáng hóa trong địa chất. Giải thích đƣợc hiện tƣợng
hiện vật đồng bị gỉ hoàn toàn thì trong lõi có màu nâu (Cu
2
O), mặt cắt ngang của
hiện vật cho thấy lớp gỉ có dạng lỗ xốp do bị ăn mòn chọn lọc và giải thích đƣợc
vì sao hiện tƣợng trong môi trƣờng không khí ẩm thì hiện vật bị ăn mòn nhanh.
Do điều kiện phản ứng điện hóa là phải có chất điện ly nghĩa là phải có nƣớc
hòa tan các ion. Vì vậy ngoài loại Cl
-
thì hiện vật cần phải đƣợc sấy khô và lƣu
giữ trong môi trƣờng có độ ẩm thấp hoặc cách ly với môi trƣờng bên ngoài bằng
lớp phủ polyme. Hiện tại thị trƣờng hóa chất bảo quản và nhận thức chung của
các ngƣời làm công tác bảo quản vẫn đang dùng các chất tạo phức với Cu để bảo
quản hợp kim đồng. Theo chúng tôi đề xuất thì việc tạo phức với Cu để bảo vệ
Cu là một hƣớng bảo quản chƣa thật tối ƣu, nguyên tố cần đƣợc bảo quản nhất là
Zn, Sn chứ không phải Cu. Đề xuất này đƣợc trình bày cụ thể hơn trong phần
nội dung nghiên cứu của luận văn.
1.5 Tốc độ ăn mòn
1.5.1. Các định luật cơ bản
1.5.1.1. Phƣơng trình Nec

21


Dãy thế điện cực chuẩn của một số kim loại đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

1.5.1.2. Định luật Faraday

1.5.2. Các phƣơng pháp xác định tốc độ ăn mòn
1.5.2.1. Phƣơng pháp tổn hao khối lƣợng [3, 4, 32, 40, 45, 52, 54]

Phƣơng pháp này xác định mức độ thay đổi khối lƣợng của toàn bộ các
nguyên tố trong hợp kim theo diện tích bề mặt trong một khoảng thời gian.
Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng ở nhiều nƣớc, có kết quả chính xác, dễ thực
hành nghiên cứu nhƣng cần thời gian kéo dài để theo dõi, nếu đƣợc theo dõi
đƣợc theo dõi đúng điều kiện thực sẽ cho kết quả khách quan nhất. Phƣơng pháp
này đƣợc đƣa vào các sổ tay kỹ thuật để ứng dụng thực tế.

22

Tiêu chuẩn đánh giá tổn hao khối lƣợng ăn mòn còn đƣợc xây dựng thang
chuẩn, và đƣợc chia thêm cho khối lƣợng riêng kim loại để chuyển sang đơn vị
ăn mòn theo độ dày (mm/năm). Hệ số này dƣới đây của Nga và đƣợc đƣa vào sổ
tay tra cứu [52]:

1.5.2.2. Phƣơng pháp xác định nồng độ hòa tan các chất vào dung
dịch [5, 13]
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là xác định đƣợc tốc độ ăn mòn của từng
nguyên tố khi bị hòa tan vào dung dịch bằng cách phân tích xác định nồng độ
nguyên tố hòa tan. Phƣơng pháp này cho kết quả nhanh nhƣng nhƣợc điểm là
không sát với thực tế vì phải tiến hành thí nghiệm với điều kiện nồng độ chất ăn
mòn cao hơn thực tế, không chịu tác động của các yếu tố môi trƣờng, độ ẩm,

23
phong hóa, trầm tích lắng đọng. Các chất gỉ bị hòa tan và rửa trôi ngay vào dung
dịch nên lớp gỉ mỏng không giống với gỉ tự nhiên. Tuy nhiên nếu nghiên cứu tốc
độ ăn mòn để ứng dụng vào việc chống ăn mòn cho các bể chứa hóa chất lỏng
thì lại rất thích hợp.
1.5.2.2. Phƣơng pháp điện hóa [66, 69]
Phƣơng pháp điện hóa nghiên cứu ăn mòn kim loại là xác định các tính
chất đặc biệt của lớp điện kép tạo thành khi kim loại tiếp xúc với dung dịch chất

điện ly. Khi mỗi đầu kim loại nhúng trong một môi trƣờng ăn mòn, cả hai quá
trình ôxy hóa khử đều xảy ra trên bề mặt mẫu dẫn đến quá trình ăn mòn.
Phổ biến trong phƣơng pháp điện hóa nghiên cứu ăn mòn kim loại là
phƣơng pháp đo đƣờng cong phân cực. Theo đó hiệu quả ức chế (P) của chất ức
chế đƣợc tính theo công thức:
P(%) = (Io-I)*100/Io
Trong đó: Io: dòng ăn mòn khi không có chất ức chế; I: dòng ăn mòn khi
có chất ức chế.
1.6. Chất ức chế ăn mòn
1.6.1. Phân loại chất ức chế
Chất ức chế có thể đƣợc chia thành hai nhóm là chất loại trừ tác nhân ăn
mòn và chất ức chếởbề mặt tiếp xúc pha, theo sơ đồ dƣới đây




Phân loại chất
ức chế














































Chất ức chế
ở bề mặt
tiếp xúc pha





Chất loại trừ
tác nhân ăn
mòn






































Pha khí


Pha lỏng













































Ức chế anốt
(thụ động)

Ức chế catốt





Ức chế hỗn
hợp (hấp
phụ)






































Chất kết tủa

Chất đầu độc


Vật lý

Hóa học

Tạo màng

1.6.1.1. Chất loại trừ tác nhân ăn mòn

×