Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG TIẾN MINH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ DÕNG,
GIỐNG MẬN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN NGÂN SƠN
TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60. 62. 02. 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Tiến Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo: PGS.TS. Ngô Xuân Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Khoa Công nghệ
sinh học – Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông học, Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Gia đình bác Vi Văn Bảo, UBND xã Lãng Ngâm, Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Phòng Thống kê huyện Ngân Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và người
thân trong suốt thời gian làm luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Hoàng Tiến Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cở sở khoa học của đề tài 4
1.2. Nguồn gốc, phân loại 5
1.2.1. Nguồn gốc 5
1.2.2. Phân loại 6
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới và Việt Nam 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới 7
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận tại Việt Nam 9
1.3.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả tại Ngân Sơn, Bắc Kạn. 9
1.3.4 Điều kiện khí hậu huyện Ngân Sơn 11
1.4. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài . 13
1.4.1. Kết quả nghiên cứu mận trên thế giới. 13
1.4.2. Kết quả nghiên cứu mận trong nước. 17
1.5. Những kết luận qua phân tích tổng quan 23
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Vật liệu nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu. 25
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu. 25
2.4.1. Nội dung 1 25
2.4.2. Nội dung 2 29
2.4.3. Nội dung 3. 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống
mận thí nghiệm. 33
3.1.1 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống
mận thí nghiệm. 33
3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng,
giống mận thí nghiệm 37
3.1.3. Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên các dòng, giống mận 56
3.2. Kết quả nghiên cứu phương pháp phá ngủ nghỉ kích thích hạt nẩy mầm
ở cây mận. 58
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý nhiệt độ lạnh
và ủ cát đến khả năng nẩy mầm của hạt dòng mận số 8 (2011-2012). 58
3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến khả năng nảy
mầm của hạt mận dòng 8 (2012-2013) 59
3.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến khả năng nảy
mầm của hạt mận sớm (2012 – 2013). 61
3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tới năng suất,
chất lượng cây mận sớm. 63
3.3.1 Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả và
năng suất, chất lượng giống mận sớm. 63
3.3.2 Ảnh hưởng của các thời điểm khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả, năng
suất, chất lượng quả ở giống mận sớm. 65
3.3.3 Ảnh hưởng của phun chế phẩm dinh dưỡng đến tỷ lệ đậu quả và
năng suất giống mận sớm. 67
3.3.4 Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức kỹ thuật thử nghiệm 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận. 73
2 Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
cm : Centimet
CV : Hệ số biến động (Coefficients of variation)
D : Dòng
Đ/c : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
g : Gam
G : Giống
kg : Kilogam
LSD
05
: Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least significant
difference)
mm : Milimet
FAO : Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)
STT : Số thứ tự
TTTB : Tăng trưởng trung bình
T : Tháng
∑ : Tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm 7
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2011 8
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước năm 2011. 9
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất một số loại cây ăn quả chính tại Ngân Sơn
qua các năm. 10
Bảng 1.5. Diện tích đất năm 2012 phân loại theo loại đất và phân theo xã. 11
Bảng 1.6. Tổng hợp các yếu tố khí hậu tại Ngân Sơn, Bắc Kạn. 12
Bảng 2.1. Đặc điểm nguồn vật liệu nghiên cứu. 24
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái lá của các dòng, giống mận thí nghiệm 33
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái hoa các dòng, giống mận thí nghiệm. 35
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái quả các dòng, giống mận thí nghiệm. 36
Bảng 3.4. Đặc điểm thân, cành các dòng, giống mận thí nghiệm. 38
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây các dòng, giống mận thí nghiệm. 40
Bảng 3.6. Động thái tăng trưởng đường kính gốc các dòng, giống mận thí nghiệm 42
Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng đường kính tán các dòng, giống mận thí nghiệm 44
Bảng 3.8. Chu kỳ sinh trưởng, ra hoa của của các dòng, giống mận thí
nghiệm trong một năm. 46
Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân các dòng, giống mận thí nghiệm 47
Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân các dòng, giống mận
thí nghiệm 48
Bảng 3.11. Đặc điểm sinh trưởng lộc hè các dòng, giống mận thí nghiệm. 50
Bảng 3.12. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè các dòng, giống mận
thí nghiệm. 51
Bảng 3.13. Đặc điểm sinh trưởng lộc thu các dòng, giống mận thí nghiệm 53
Bảng 3.14. Đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của các dòng, giống mận thí nghiệm. . 54
Bảng 3.15. Đặc điểm chất lượng quả các dòng, giống mận thí nghiệm. 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
Bảng 3.16. Một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên các dòng, giống mận thí nghiệm 57
Bảng 3.17. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phương pháp xử lý nhiệt độ
lạnh và ủ cát đến khả năng nảy mầm của hạt dòng mận số 8
(2011-2012) 58
Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ lạnh và ủ trong
cát đến khả năng nảy mầm của hạt mận dòng 8 (2012-2013) 59
Bảng 3.19 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ lạnh và ủ cát
đến khả năng nảy mầm của hạt mận sớm. 61
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả và
năng suất quả giống mận sớm. 63
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến chất lượng của
giống mận sớm 64
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả và
năng suất quả giống mận sớm 65
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng của
giống mận sớm 66
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phun chế phẩm phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả
và năng suất quả ở giống mận sớm 67
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phun chế phẩm phân bón lá đến chất lượng
của giống mận sớm 68
Bảng 3.26. Sơ bộ hoạch toán kinh tế với 3 biện pháp kỹ thuật áp dụng cho
cây mận sớm tại Ngân Sơn – Bắc Kạn 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống
mận thí nghiệm. 41
Hình 3.2: Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của các dòng,
giống mận thí nghiệm 43
Hình 3.3: Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính tán của các dòng,
giống mận thí nghiệm 45
Hình 3.4: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân các dòng, giống
mận thí nghiệm. 49
Hình 3.5: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của các dòng,
giống mận thí nghiệm 52
Hình 3.6: Đồ thị động thái nảy mầm hạt mận dòng 8 (2012-2013). 60
Hình 3.7: Đồ thị động thái nảy mầm của hạt mận sớm 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây mận (Prunus salicina) là một trong những cây ăn quả đặc sản có
giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trên thị trường thế giới, quả mận được xếp
sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ, mơ, song nó lại được trao đổi rộng rãi
trên thị trường nhất là mận khô. Đặc biệt về mặt chất lượng nó là một trong
những loài quả ôn đới được đánh giá cao về hàm lượng vitamin A chỉ sau mơ
và bí đỏ và chứa 0,6 % chất khoáng như Fe, Ca, P, Mg, K, Mn [31]. Cây
mận có phổ thích nghi khá rộng tại vùng ôn đới và á nhiệt đới, có thể làm cây
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chắn gió, cây cảnh, hạn chế sự xói mòn,
góp phần cải thiện điều kiện môi sinh.
Phát triển cây ăn quả nói chung và cây mận nói riêng góp phần chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị
kinh tế đang là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được đảng và nhà nước ta
quan tâm. Trồng mận đem lại thu nhập khá cao so với một số cây ăn quả
khác. Những năm gần đây việc phát triển cây mận thực sự trở thành một
phong trào rộng khắp trong các tỉnh miền núi. Nhiều vùng trồng mận đã trở
nên nổi tiếng như huyện Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La),
Ngân Sơn là một huyện khá phát triển của tỉnh Bắc Kạn, tuy nhiên mức
sống của người dân vẫn còn thấp, phần đông dân số huyện sống dựa vào nông
nghiệp. Do thiếu đồng bộ đầu tư về giống, khoa học kỹ thuật, nguồn cán bộ
nông nghiệp có trình độ nên ngành nông nghiệp của huyện chưa phát triển
cao. Ngân Sơn có quỹ đất đai lớn trong đó đất rừng chiếm chủ yếu với diện
tích khoảng 51.703,95 ha (chiếm 80,05%), trong đó diện tích đất rừng sản
xuất chiếm hơn một nửa, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 7,77%
Mặt khác Ngân Sơn có khí hậu khá phù hợp với các loại cây ôn đới, á nhiệt
đới có giá trị. Với những tiềm năng đó, kinh tế huyện có thể phát triển hơn
nữa dựa vào việc đầu tư phát triển ngành nông lâm nghiệp [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Tại huyện, cây mận là cây ăn quả chiếm diện tích lớn hơn các loại cây
ăn quả khác, khoảng 28,1 ha chỉ đứng sau hồng không hạt 30,6 ha (phòng
thống kê huyện Ngân Sơn). Tuy nhiên diện tích trên vẫn còn khá khiêm tốn.
Giống mận được trồng chủ yếu tại địa phương là giống chín sớm, mận
Tam Hoa, mận chua. Mận chín sớm giòn, ngọt, hơi chua nhẹ nhưng năng suất
thấp. Mận Tam Hoa ngon, năng suất cao song giá trị thấp do chín đúng vào vụ
thu hoạch mận chính. Nói chung hiệu quả kinh tế từ cây mận chưa cao mà lý
do chủ yếu là do chưa có được bộ giống tốt.
Trong công tác chọn tạo giống mới, phương pháp lai tạo tốn kém nhiều
thời gian, từ khi con lai được tạo ra cho đến khi con lai ra hoa, kết quả và cho
năng suất ổn định phải mất ít nhất 5 - 7 năm. Nếu dùng các giống nhập nội thì
thời gian nghiên cứu để tìm ra một loại giống tốt chỉ khoảng 3 – 4 năm. Với
mục tiêu đặt ra là chọn được bộ giống mận có khả năng cho năng suất, chất
lượng cao, thích ứng rộng với điều kiện sinh thái của huyện Ngân Sơn nói
riêng và vùng núi phía bắc nói chung, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người trồng cây ăn quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã
hội các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một
số dòng, giống mận có triển vọng tại huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn ”
2. Mục đích của đề tài
- Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng
của một số dòng, giống mận có triển vọng để chọn ra giống mận thích hợp với
điều kiện sinh thái của Ngân sơn.
- Đánh giá được ảnh hưởng của từng mức nhiệt độ lạnh đến khả năng
phá ngủ nghỉ hạt mận.
- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng cây mận tại Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng
của các dòng, giống mận để xác định giống thích hợp cho địa phương.
- Xử lý phá ngủ nghỉ hạt mận ở các mức nhiệt độ lạnh khác nhau.
- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng
quả mận sớm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cở sở khoa học của đề tài
Cây ăn quả có một vai trò, ý nghĩa rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản
xuất nông nghiệp của kinh tế hộ gia đình và sự phát triển sản xuất nông
nghiệp của đất nước. Cây ăn quả cung cấp một nguồn dinh dưỡng quý cho
con người, ngành sản xuất cây ăn quả phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu cho
một số ngành khác như: công nghiệp chế biến, công nghiệp dược phẩm, công
nghiệp sản xuất bao bì Cây ăn quả còn là nguồn xuất khẩu thu về nguồn
ngoại tệ cho đất nước. Trồng cây ăn quả có tác dụng cải tạo môi trường cảnh
quan sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, góp phần phủ xanh
đất trống đồi núi trọc ở nhiều vùng, nhất là vùng miền núi và trung du phía
bắc. Hiện nay cây ăn quả ở nhiều vùng đã giúp cải thiện và nâng cao đời sống
cho nhân dân, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn quả trên một đơn vị diện
tích cao hơn so với các cây trồng khác.
Cây mận là loại cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả.
Những đặc trưng, đặc tính của cây mận biểu hiện ra trong một đời hay một
năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống với điều kiện
ngoại cảnh. Việc điều tra, phân tích đặc điểm thực vật học, sinh vật học của
giống mận ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt được giống và
xác định được khả năng thích ứng của giống cho từng vùng sinh thái, đồng
thời điều tra tình hình trồng trọt, sẽ là cơ sở đề ra được những biện pháp kỹ
thuật nông nghiệp có hiệu quả. Do đó điều tra sinh vật học cây ăn quả là một
trong những biện pháp cơ bản để nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát triển
của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệm khoa học về cây ăn quả nói
chung và cây mận nói riêng .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Thông qua việc điều tra cho thấy cây mận có thời gian quả chín tập
trung, khi chín nếu không thu hoạch kịp thời thì tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh,
điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh gây nên tổn thất lớn. Vì thời gian thu
hoạch quả ngắn, gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển, cung ứng sản phẩm
quả tươi cho thị trường dẫn đến bị ép giá. Giá cả thấp không đủ đầu tư trở lại
nên chất lượng quả và vườn cây ngày càng giảm.
Để mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả phục vụ phát triển kinh tế xã
hội thì việc nghiên cứu và chọn tạo giống phù hợp có năng suất cao, chất
lượng tốt là yêu cầu rất cần thiết hiện nay của vùng núi và trung du phía bắc,
góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh
miền núi phía bắc.
Chính vì các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một số dòng,
giống mận có triển vọng tại huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn ”
1.2. Nguồn gốc, phân loại
1.2.1. Nguồn gốc
Trước đây nhiều giả thiết cho rằng mận trên thế giới có nguồn gốc từ 3
trung tâm khởi nguyên cây trồng khác nhau là châu Âu, hình thành nhóm mận
châu Âu, châu Á (Trung Quốc) hình thành nên nhóm mận châu Á và châu Mỹ
hình thành nên nhóm mận châu Mỹ. Thực tế cũng cho thấy hiện nay ba vùng trên
là những vùng sản xuất mận chủ yếu trên thế giới. Tuy nhiên những báo cáo gần
đây đều khẳng định mận có nguồn gốc từ Trung Quốc và một phần ở châu Mỹ
[6]. Cây mận có lịch sử trồng thuần hoá lâu đời, Trung Quốc có lịch sử trồng
mận lâu đời nhất trên 3000 năm, sau đó mận được di thực sang Nhật Bản (hơn
2000 năm). Châu Âu gồm các nước Pháp, Đức, Rumani, Nga, Châu Mỹ gồm
các nước Mỹ, Chile, Brazil cũng có lịch sử trồng mận hàng trăm năm. Do có lịch
sử trồng mận khá lâu đời và sự khác biệt tương đối rõ rệt về hình thái, chất lượng
quả nên nhiều nhà khoa học đã cho rằng nguồn gốc mận xuất phát từ 3 trung tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
khởi nguyên thuộc ba châu lục vừa nêu trên. Ngày nay các kết quả phân tích
di truyền ở mức độ phân tử đã chứng minh mận được trồng trên thế giới hiện
nay có nguồn gốc họ hàng với mận châu Á (Trung Quốc) và châu Mỹ hoặc là
con lai giữa các giống mận hay con lai giữa mận và các loài kế cận với mận
như mơ [33]
1.2.2. Phân loại
Cây mận có tên khoa học là Prunus salicina, thuộc họ hoa hồng
Rosaceae, họ phụ Prunoideae, nhóm Prunus. Họ hoa hồng có trên 30 giống
trong đó có các loại cây ăn quả trồng phổ biến như cây dâu tây, cây táo ta, cây
mận, cây đào [27]. Trên thế giới có 3 loại mận chính đó là:
- Mận châu Âu (Prunus domestica L.): Đây là cây ôn đới có nhiễm sắc
thể (2n = 48), loại này đòi hỏi nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu nhiệt độ cao,
thì cây không ra nụ hoa được. Mận châu Âu được trồng phổ biến ở Nga, Nam
Tư, Đức, Rumani, Mỹ Đây là loại mận có quả to, cây mọc thẳng đứng, gỗ
có mầu nâu thẫm, cành có gai hoặc không có gai, lá to, xanh đậm, phía dưới
mặt lá màu xanh nhạt, mép lá có răng cưa tròn. Hoa mọc đơn hay mọc thành
chùm 2 - 3 hoa, cánh hoa màu trắng đôi khi có mầu xanh nhạt. Quả to, nhỏ
mầu sắc khác nhau: Hình tròn, hình trứng, hình quả lê, hình tròn dài, Mận
không trồng được ở xứ nóng, khi trồng ở xứ nóng cây vẫn sống nhưng sinh
trưởng chậm, không ra hoa kết quả [35] .
- Mận châu Mỹ (Prunus americana Marsh) có bộ nhiểm sắc thể (2n =
16), thân cao, cành có nhiều gai, cành non có cạnh. Phiến lá hình chuỳ, có
mầu hồng hay mầu vàng. Cây có khả năng chịu rét rất tốt.
- Mận Trung Quốc (Prunus salicina L.) Đây là giống mận đòi hỏi ít
lạnh hơn mận châu Âu, có bộ nhiễm sắc thể (2n = 16). Đây là giống mận
được trồng phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, miền Bắc Việt Nam, vùng địa
Trung Hải và Califoocnia, Loại mận này thường có tán hình mâm xôi hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
hình tháp, thân gỗ nhỏ, vỏ cây mầu nâu xám, cành nhẵn không có lông. Lá
xanh có hình tròn dài hoặc hình trứng đảo ngược, đầu lá nhọn hoặc hơi nhọn,
mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhiều, mọc thành chùm 3 cái, cánh hoa có mầu
trắng, vàng, tím hoặc mầu xanh, rất sai quả, năng suất cao, chất lượng tốt [33].
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới
Theo nguồn FAO năm 2013, tổng diện tích trồng mận trên thế giới đến
năm 2011 là 2.495.351 ha với sản lượng 11.359.707 tấn [34]. Trong đó, Châu
Á chiếm diện tích, sản lượng cao nhất (diện tích là 1.820.729 ha chiếm 73%
tổng diện tích mận thế giới, với sản lượng 7.090.653 tấn chiếm 62% tổng sản
lượng của thế giới); Châu Đại Dương có diện tích trồng mận ít nhất với 3.361
ha chiếm 0,14% tổng diện tích mận của thế giới và sản lượng là 17.686 tấn
chiếm khoảng 0,16% tổng sản lượng mận thế giới.
Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
Các châu lục trên thế giới
Thế giới
Châu
Phi
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu
Đại
Dƣơng
Diện
tích (ha)
2009
45.065
1.779.521
578.648
95.205
3.543
2.501.982
2010
49.819
1.831.946
507.814
95.365
3.430
2.488.347
2011
49.751
1.820.729
526.843
94.667
3.361
2.495.351
Năng
suất
(tạ/ha)
2009
66,114
36,979
50,466
118,558
51,123
43,748
2010
62,914
37,442
54,557
108,797
51,020
44,198
2011
65,193
38,944
53,488
117,152
52,621
45,523
Sản
lƣợng
(tấn)
2009
297.493
6.580.565
2.290.227
1.128.731
18.113
10.945.579
2010
313.432
6.859.259
2.770.496
1.037.540
17.500
10.998.227
2011
324.342
7.090.653
2.817.981
1.109.045
17.686
11.359.707
Nguồn: FAOSTAT, 2013[34]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Bảng 1.1 cho thấy những năm gần đây, năng suất mận trên thế giới liên
tục tăng: Năm 2009 là 43,748 tạ/ha đến năm 2011 đạt 45,523 tạ/ha. Trong đó,
châu Mỹ là khu vực có năng suất mận cao nhất, năm 2011 năng suất mận đạt
117.152 tạ/ha, thấp nhất là Châu Á, năm 2011, năng suất của châu lục này chỉ
đạt 38.944 tạ/ha.
Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới năm 2011
được thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất mận ở một số nƣớc trên thế giới năm 2011
STT
Tên quốc gia
Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng (tấn)
1
Trung Quốc
1.702.850
34.493
5.873.656
2
Serbia
168.000
4.635
581.874
3
Mỹ
35.090
159.539
559.824
4
Ru-ma-ni
68.157
84.109
573.596
5
Ấn Độ
24.601
80.989
199.241
6
Argentina
17.543
84.128
147.586
7
Tây Ban Nha
17.108
134.823
230.656
8
Thổ Nhĩ Kỳ
19.658
136.685
268.696
9
Nhật Bản
2.970
75.758
22.500
10
Mexico
14.972
47.206
70.677
Nguồn: FAOSTAT, 2013[34]
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản
lượng, chiếm 67,63% diện tích trồng mận và 51,51% sản lượng mận của toàn
thế giới. Châu Âu cũng có nhiều nước trồng mận với diện tích lớn, đồng thời
năng suất khá cao như: Serbia đứng thứ hai về diện tích, đứng thứ tư về sản
lượng, Ru-ma-ni đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng. Ở châu
Mỹ, Mỹ là nước nổi bật có sản lượng mận đứng thứ ba trên thế giới và đạt
năng suất khá, khoảng 159.539 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mận tại Việt Nam
Mận là một trong những loại cây được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị
kinh tế khá. Ở Việt Nam, mận được phân bố chủ yếu trên vùng núi cao, đặc
biệt là vùng núi phía Bắc. Vùng núi phía Bắc khu 4 cũ cũng trồng được mận
song chỉ là các giống mận chua. Ở miền Nam, Đà Lạt cũng trồng được mận
nhưng năng suất, chất lượng không tốt. Có nhiều giống mận được trồng ở
Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống mận Tam hoa. Tình hình sản xuất mận ở
một số tỉnh trong nước được thể hiện ở bảng 1.3.
Các địa phương đã phát triển thành vùng mận chuyên canh như Sơn La
(2.604ha), Lạng Sơn (1.435,5ha), Lào Cai (733ha, trong đó huyện Bắc Hà có
diện tích 514 ha), Cao Bằng (319,4 ha), Bắc Kạn (163ha). Năm 2011, nước ta
có khoảng 5 - 6 ngàn ha mận, sản lượng ước tính trên 15 ngàn tấn quả tươi.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nƣớc năm 2011.
Tên tỉnh
Diện tích trồng mận (ha)
Năng suất, sản lƣợng
Diện tích
trồng
Diện tích cho
sản phẩm
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
Bắc Kạn
163,0
147,0
43,5
640,0
Cao Bằng
319,4
270,5
33,8
913,7
Lào Cai
733,0
661,0
42,1
2.785
Lạng Sơn
1.435,5
1.069,5
39,1
4.186,7
Sơn La
2.604,0
2.504,0
85,5
21.323,0
Quảng Ninh
58,0
58,0
34,3
199,1
Nguồn [12], [13], [14], [15], [16], [17]
1.3.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả tại Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Ngân sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả đặc biệt
là các cây ăn quả ôn đới như hồng, mận, đào Tình hình sản xuất một số loại
cây ăn quả chính của địa phương được thể hiện qua bảng 1.4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất một số loại cây ăn quả chính tại Ngân Sơn
qua các năm.
STT
Loại
cây ăn
quả
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
1
Chuối
18,6
10,0
130,0
19,6
10,0
138,0
21,4
10,0
152,0
2
Mận
25,6
2,7
64,0
26,5
2,7
64,8
28,1
2,7
74,2
3
Nhãn
7,3
5,4
20,52
7,4
5,4
21,9
7,3
5,4
22,1
4
Đào
10,1
7,0
54,6
10,4
7,0
58,4
10,6
7,0
62,6
5
Hồng
28,8
20,0
174
29,2
20,0
181,0
30,6
20,0
206,0
6
Lê
11,8
6,0
45,6
11,9
6,0
46,2
12,2
6,0
51,4
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ngân Sơn 2012 [18]
Kết quả bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng cây ăn quả của địa phương vẫn
còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Diện tích hằng năm có tăng nhưng
không đáng kể. Cây hồng có diện tích và sản lượng lớn nhất với 30,6 ha (năm
2012) chủ yếu là giống hồng không hạt, đây là loại quả đặc sản nổi tiếng của
địa phương. Diện tích mận chỉ đứng sau hồng với 28,1 ha. Ở huyện diện tích
mận chỉ đứng sau hồng với 28,1 ha (năm 2012) thu nhập do cây mận mang lại
đã giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Qua bảng 1.4 ta cũng
có thể thấy diện tích và sản lượng mận qua các năm liên tục tăng. Số liệu
thống kê cho thấy năng xuất qua các năm không có sự thay đổi rõ rệt. Năng
xuất này còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng của cây mận tại địa
phương do chế độ đầu tư chăm sóc còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Bảng 1.5. Diện tích đất năm 2012 phân loại theo loại đất và phân theo xã.
STT
Xã
Tổng diện
tích đất tự
nhiên (ha)
Đất nông
nghiệp (ha)
Đất phi
N.nghiệp
(ha)
Đất chƣa
sử dụng
(ha)
1
Xã Cốc Đán
6.596,00
4.920,81
186,95
1.488,24
2
Xã Thƣợng Ân
6.696,19
6.237,56
102,00
356,63
3
Xã Bằng Vân
6.595,19
6.256,99
95,24
245,96
4
Xã Đức Vân
2.864,10
2.575,79
79,63
208,68
5
Xã Vân Tùng
5.110,00
3.330,43
984,01
795,56
6
Xã Thƣợng Quan
16.097,58
14.035,26
980,06
1.081,76
7
Xã Thuần Mang
5.316,00
4.858,55
187,26
270,19
8
Xã Hƣơng Nê
2.360,26
2.160,32
38,00
161,94
9
Xã Lãng Ngâm
2.826,42
2.503,99
84,37
238,06
10
TT Nà Phặc
6.280,00
5.716,31
421,09
142,60
11
Xã Trung Hòa
3.842,26
3.276,88
48,98
516,40
Tổng cả huyện
64.584,00
55.872,89
3.207,59
5.506,02
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ngân Sơn 2012 [19]
Qua bảng 1.5 ta có thể thấy tiềm năng phát triển cây ăn quả của địa
phương còn rất lớn. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, đa số là
diện tích đất rừng sản xuất. Hiện trạng ở địa phương là người dân thường thu
các nguồn lợi sẵn có từ rừng như gỗ, củi, tre măng chứ chưa trú trọng đến
trồng và phát triển cây ăn quả. Diện tích các vườn trồng cây ăn quả thường nhỏ
lẻ, quy mô hộ gia đình với diện tích hẹp. Việc xây dựng các trang trại đầu tư sản
xuất hàng hóa chưa được trú trọng vì người dân còn thiếu vốn, kỹ thuật.
1.3.4 Điều kiện khí hậu huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,7
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung
bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng
7 nhiệt độ trung bình là 26,10
0
C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là
11,90
0
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2
0
C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến
cây trồng vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các
tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa
không đáng kể, hàng năm trên địa bàn huyện xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần.
Độ ẩm không khí khá cao 83,0%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ
84- 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí
trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
Chế độ gió trên địa bàn huyện xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió
mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s, tháng 4
vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s,
thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.
Bão ít ảnh hưởng đến Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che
chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung
nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.
Bảng 1.6. Tổng hợp các yếu tố khí hậu tại Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Yếu tố
khí
hậu
Tháng
Nhiệt độ trung bình
(
0
C)
Lƣợng mƣa
(mm)
Ẩm độ trung bình
(%)
Nă
m
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2010
Năm
2011
Nă
m
2012
1
14,6
8,2
10,9
115,6
35,5
68,8
83
85
92
2
17,4
14,2
12,8
2,8
15,8
13,9
78
87
89
3
18,7
13,7
17,2
20,9
105,7
42,3
79
87
86
4
20,7
20,3
23,5
117,2
67,6
67,8
85
87
80
5
25,1
23,1
25,3
243,5
125,0
386,9
86
81
84
6
25,7
26,1
25,8
297,3
419,3
242,6
78
86
88
7
26,2
26,4
25,6
333,0
192,3
381,0
88
85
89
8
25
25,2
24,8
178,3
231,6
242,1
88
86
85
9
24,6
24,2
23,4
297,1
100,0
105,8
89
84
85
10
20,9
20,4
21,6
47,9
61,3
95,8
79
85
86
11
16,3
18,5
18,7
12,8
15,2
100,6
83
85
87
12
14,4
12,5
14,4
90,5
16,8
34,1
84
78
86
Trung bình &
∑ lƣợng mƣa
20,8
19,4
20,3
1.757
1.386
1.782
84,1
84,7
86,4
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ngân Sơn 2012 [19]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Qua bảng 1.6 ta có thể thấy nhiệt độ trung bình qua các năm có xu
hướng tăng. Năm 2012 nhiệt độ trung bình là 20,26
0
C, các tháng có nhiệt độ
thấp trong năm là: tháng 12, tháng 1, tháng 2 với nhiệt độ trung bình chỉ từ
10,9 – 14,9
0
C. Các tháng có nhiệt độ cao là các tháng: tháng 4, tháng 5, tháng
6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 với nhiệt độ trung bình từ 23,4 – 25,8
0
C. Các
tháng còn lại nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 17,2 – 21,6
0
C. Như
vậy nền nhiệt có sự thay đổi khác nhau rõ rệt giữa các mùa: mùa hè nhiệt độ
khá cao, mùa đông nhiệt độ thấp.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm ở Ngân Sơn như năm 2012 đạt
1.781,7mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa
thường tập trung vào mùa hè, trong 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11) lượng mưa
chiếm 87,3% lượng mưa cả năm, 6 tháng còn lại lượng mưa chỉ chiếm 12,7%.
Độ ẩm không khí cao, như trung bình năm 2012 ở mức 86,41% thích
hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Tuy nhiên độ ẩm cao cũng là điều
kiện tốt để nấm bệnh, sâu hại phát triển.
1.4. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
1.4.1. Kết quả nghiên cứu mận trên thế giới.
1.4.1.1. Nghiên cứu về giống.
Theo Shu Feng Chang, Trung Quốc có khoảng 500 giống mận, trong
đó, có rất nhiều giống tốt như: Mận Tuy, mận Tam Hoa, mận Tổng Thống,
mận Kim Khánh, mận Tim Trâu Bắc Kinh Đó là những giống có đặc tính
tốt đang có bán tại thị trường trên thế giới [4].
Một số giống mận chính trên thế giới là:
- Mận Tuy: Cây to, tán rộng, quả to hình tròn dẹt, khối lượng quả trung
bình 45g/quả. Vỏ quả màu đen, vàng hoặc tím, vị quả thơm ngọt, chín vào
trung tuần tháng 7. Trồng nhiều ở tỉnh Triết Giang - Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
- Mận Kim Đường: Cây nhỏ, mọc thẳng quả tròn, khối lượng qua trung
bình 30 - 40g/quả. Vỏ quả màu xanh, vị quả chua ngọt, quả chín trung tuần
tháng 7. Trồng ở tỉnh Triết Giang - Trung Quốc.
- Mận Gia Khánh: Thế cây mạnh, tán cây hình chuỳ tròn đảo ngược,
quả hình tròn dẹt, khối lượng quả trung bình 42,4g/quả. Vỏ quả màu đỏ thẫm,
vị quả ngọt, quả chín hạ tuần tháng 7. Trồng ở tỉnh Giang Tô - Trung Quốc.
- Mận Tam Hoa: Trồng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cây to, tán
cây mở rộng, quả gần hình tròn, khối lượng quả trung bình 35 - 70 g/quả. Vỏ
quả màu vàng, vị ngọt có mùi thơm, thu hoạch vào tháng 6.
- Mận Tim Trâu Bắc Kinh: Trồng ở Bắc Kinh. Cây mọc khoẻ, tán cây to khá
mở rộng, quả có hình dạng quả tim, khối lượng quả trung bình 64,9 - 77,5 g/quả.
Vỏ quả màu xanh hoặc đỏ tươi, đỏ tím. Thu hoạch vào thượng tuần tháng 7.
- Mận Methley: Là một loại mận châu Âu, chín rất sớm, quả trung bình
hơi nhỏ, vỏ quả màu tím hồng, thịt quả màu hồng, nhiều nước. Quả ngọt, sản
lượng cao, chín không đều, cây chịu rét tốt.
- Mận Chiro: Là giống mận châu Âu, chín sớm có màu vàng, hoa trung
bình và to, hình tròn, đẹp mã, sản lượng cao, tự thụ phấn tốt.
- Mận Simka: Là giống mận châu Âu, quả to nhỏ đều nhau, vỏ quả màu
đỏ tím thẫm, thịt quả màu trắng vàng, vị ngọt, khả năng tự thụ phấn thấp.
- Mận Red heart: Là giống mận châu Âu. Quả có tâm đỏ, độ to nhỏ
trung bình, vỏ quả đỏ thẫm thô ráp, thịt quả màu đỏ như máu, hơi dóc hạt,
không tự thụ phấn.
- Mận Ozark Premier: Là giống mận châu Âu. Quả to, có màu đỏ tươi,
vỏ quả mịn, thịt quả màu vàng, chất lượng trung bình, chín không đồng loạt,
tự thụ phấn không kết quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
- Mận Califonia Blue: Được trồng ở Mỹ, giống mận này chín sớm, quả
to, hạt dóc, hơi chua, chất lượng tốt.
- Mận Stanley: Là giống mận được trồng rộng rãi ở Bắc Mỹ, quả trung
bình và to. Mầu quả xanh tím, thịt quả màu vàng xanh, hạt dóc, thịt quả cứng,
giòn, vị ngọt, phẩm chất trung bình, cây mọc dài, thế cây mạnh.
- Mận Bluefre: Giống mận này có nguồn gốc từ nước Mỹ. Quả to, ngọt,
hương vị tuyệt, thịt quả cứng, sau khi chế biến thịt quả vẫn giữ được màu
xanh. Thân cao, thế cây mạnh, kết quả sớm, sản lượng cao, chịu rét tốt.
- Mận Italian: Được trồng rộng rãi ở phương Tây. Quả to, vỏ quả màu
tím đậm, thịt quả màu vàng xanh, sau khi đun chín quả có màu rượu nho
thẫm, hạt dóc. Là giống dùng để ăn tươi và chế biến tốt.
- Mận Tổng Thống: Là giống mận châu Âu chín muộn. Quả to, hình
tròn, vỏ quả màu tím đậm, thịt quả màu vàng, thịt mịn, chịu được vận chuyển
xa, cần phải bố trí cây truyền phấn [4].
1.4.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc mận.
Ở Trung Quốc mận được trồng với khoảng cách 4 x 5 m, hoặc 4 x 4 m
mật độ 625 cây/ha [4]. Ở Mỹ người ta trồng khoảng cách 5 x 5 m [42].
Ở Trung Quốc vùng mận truyền thống (Hồ Nam, Phúc Kiến, Triết
Giang, Tứ Xuyên, Hà Nam và Hà Bắc) có tập quán bón phân cho mận bằng
nước phân chuồng [4]. Còn kinh nghiệm bón phân cho mận ở tỉnh Quảng
Đông với mận chính vụ và chín muộn, cây từ 30 tuổi trở lên, cứ 100 kg quả
tươi thì bón 3 kg Sunphat đạm, 2,3 kg Supe lân và 1,5 kg Kali clorua [32].
Ở Florida (Mỹ) phân NPK bón cho mận với tỷ lệ 1:1:1 hoặc 2:1:1 được
coi là thích hợp [41].
Ở Nga, Rumani lượng phân bón cho cây mận được tính như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
- Năm 1: 30g urê + 30g hỗn hợp 15 - 4 - 1 , 3 tháng bón 1 lần.
- Năm 2: 40g urê/tháng + 40g hỗn hợp 15 - 4 - 11, 3 tháng bón 1 lần.
- Năm 4 – 5: Bón 4 tuần trước thu hoạch và 2 tuần sau thu hoạch với
150g urê + 300g supe lân + 150 - 200g kali một lần.
- Năm 6 – 15: Lượng phân hằng năm tăng 20% - 30%, đến năm thứ 15
đạt 1200g urê + 1200g supe lân + 150 - 1200g kali.
Về khoảng cách trồng mận hiện nay các nước có trình độ thâm canh
cao đều áp dụng khoảng cách 4 x 4 m hoặc 4 x 5 m. Nhiều nơi áp dụng trồng
mật độ 2 x 3 m sau khi cho thu hoạch quả một thời gian (khi tán cây giao
nhau) thì tiến hành cắt một cây ở giữa để làm vật liệu nhân giống.
Kỹ thuật tưới nước cho mận: Ở Mỹ người ta sử dụng 2 kiểu tưới: Tưới
nhỏ giọt và tưới theo đầu xuay. Ở thời kỳ cây còn nhỏ (1 năm tuổi) tưới 4 – 7
lít nước/cây/ngày, mỗi tuần tưới 2 – 3 lần tùy theo điều kiện cụ thể. Thời kỳ
cây mang quả tưới 40 – 60 lít nước/cây/ngày, tưới 2 – 3 lần/tuần tùy theo kích
thước cây và cấu tượng của đất [41].
1.4.1.3. Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây mận.
Nhiều tác giả: Yu Rong Lin, Shu Feng Chang [41], [4] cho biết: phun
Zn và một số chất điều hòa sinh trưởng như 2,4-D, NAA, GA và 2,4,5-T có thể
làm tăng tỷ lệ đậu quả, chống nứt quả, tăng trọng lượng và chất lượng quả mận.
Theo Yu Rong Lin [41]: Rụng quả thường do hạn, thiếu dinh dưỡng,
đặc biệt thiếu N, K, Ca, đôi khi phun các hooc môn sinh trưởng như IAA với
nồng độ 20mg/lít trước khi ra hoa sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả.
Ở Mỹ [41]: Phun NAA 20 ppm và GA3 100-200 ppm trước khi thu
hoạch 2 tuần sẽ làm đậu quả và giảm bớt rụng quả. Phun IAA 20 ppm khi hoa
nở được 50 – 100% thì tăng tỷ lệ đậu quả. Phun GA3 100-200 ppm làm quả
nặng hơn nhưng làm bớt chất đường ở quả.