Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên - tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI






LÊ THỊ NGA



ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
VỊNH TIÊN YÊN-TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC















Hà Nội – Năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI





LÊ THỊ NGA



ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NGẬP NƯỚC VỊNH TIÊN
YÊN-TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số:


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Lê Trọng Cúc













Hà Nội – Năm 2011

Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1.Một số khái niệm 2
1.1.1. Khái niệm đất ngập nước 2
1.1.2. Cấu trúc và chức năng đất ngập nước 5
1.1.3. Thuật ngữ biến động 6
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vịnh Tiên Yên 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 7
1.2.1.1. Vị trí địa lý 7
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 8
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất 8
1.2.1.4. Khí hậu 9
1.2.1.5. Thủy văn, hải văn 11
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 12
1.2.2.1. Dân cư 12
1.2.2.2. Đánh bắt thủy sản 13
1.2.2.3. Nuôi trồng thủy sản 14
1.2.2.4. Nông nghiệp 15
1.2.2.5. Công nghiệp 17
1.2.2.6. Giao thông vận tải 17
1.2.2.7. Du lịch 18
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐNN Vịnh Tiên Yên 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Phương pháp kế thừa 23
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 23
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 24
2.3.3. Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 24

2.4. Quy trình nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Khái quát đất ngập nước Vịnh Tiên Yên 28
3.2. Hiện trạng ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2000 30
3.3. Hiện trạng ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2009 34
3.4. Đánh giá biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên 37
3.5. Nguyên nhân gây biến động 51
3.5.1. Nguyên nhân tự nhiên 51
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

iii
3.5.2. Nguyên nhân nhân tạo 56
3.6. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển vịnh Tiên Yên 60
3.6.1. Định hướng sử dụng TN-MT Vịnh Tiên Yên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 60
3.6.2. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý các kiểu ĐNNVB khu vực vịnh Tiên Yên 63
3.6.3. Các giải pháp thực hiện các định hướng 69
3.6.3.1. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường vịnh Tiên Yên 69
3.6.3.2. Các giải pháp quản lý tài nguyên môi trường 69
3.6.3.3. Giải pháp khoa học và công nghệ 71
3.6.3.4. Giải pháp tuyền truyền, giáo dục và nâng cao năng lực 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76



































Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp

lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại đất ngập nước Ramsar [32] 3
Bảng 1.2. Một số đặc trưng khí hậu khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009 10
Bảng 1.3. Diện tích, dân số các huyện khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009 12
Bảng 1.4. Cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu phân theo giới tính và khu vực vịnh Tiên
Yên năm 2009 13
Bảng 1.5. Sản lượng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên (Đơn vị: nghìn tấn) 13
Bảng 1.6. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009 14
Bảng 1.7. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt cả năm 2009 khu vực vịnh Tiên
Yên 15
Bảng 1.8. Diện tích và năng suất lúa cả năm 2009 khu vực vịnh Tiên Yên 16
Bảng 1.9. Số lượng trâu, lợn, gia cầm khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009 (Đơn vị: Nghìn
con) 16
Bảng 1.10. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định năm 1994 khu vực vịnh Tiên
Yên (Đơn vị: Tỷ đồng) 17
Bảng 1.11. Các dự án/đề tài đã triển khai trong các vùng ĐNN Vịnh Tiên Yên 18
Bảng 1.12. Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến vùng ĐNN cư
̉
a vịnh Tiên
Yên 20
Bảng 3.1. Phân bố các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên 28
Bảng 3.2. Diện tích các kiểu ĐNNVB khu vực nghiên cứu năm 2000 30
Bảng 3.3. Diện tích các kiểu ĐNNVB khu vực nghiên cứu năm 2009 34
Bảng 3.4. Thay đổi diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 - 2009 38

Bảng 3.5. Ma trận biến động diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 – 2009 khu vực
nghiên cứu 38
Bảng 3.6. Các kiểu luân chuyển diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 – 2009 khu vực
nghiên cứu 38
Bảng 3.7. Tác động của nước biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu
vực vịnh Tiên Yên 55








Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên 7
Hình 1.1.Khai thác hải sản ở Tiên Yên 14
Hình 1.3. Bãi nuôi ngao và khai thác sá sùng 15
Hình 1.4. Bãi san lấp khu công nghiệp Đầm Hà 17
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên phục vụ sử
dụng hợp lý tài nguyên – môi trường 27
Hình 3.1. Diện tích các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2000 31

Hình 3.2. Bãi cuội sỏi xã Phú Hải 32
Hình 3.3. Rừng ngập mặn ở cửa sông Voi Lớn 33
Hình 3.4. Vùng nước biển có độ sấu dưới 6 m khi triều kiệt vịnh Tiên Yên 34
Hình 3.5. Vùng nước cửa sông 35
Hình 3.6. Diện tích các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2009 35
Hình 3.7. Bãi cát vùng gian triều Hải Hà 36
Hình 3.8. Đầm nuôi trồng thủy sản Tiên Yên 36
Hình 3.9. Vùng chuyển đổi từ Rừng ngập mặn (2000) sang NTTS (2009) 40
Hình 3.10. Vùng chuyển đổi từ Rừng ngập mặn (2000) sang bãi bùn gian triều (2009) 41
Hình 3.11. Vùng phục hồi Rừng ngập mặn (2009) từ các đầm NTTS (2000) 42
Hình 3.12. Vùng bãi gian triều năm 2000 chuyển thành NTTS năm 2009 (1) 43
Hình 3.13. Vùng bãi gian triều năm 2000 chuyển thành NTTS năm 2009 (2) 44
Hình 3.14. Vùng chuyển đổi từ kiểu bờ cát, cuội, sỏi (2000) thành vùng nước cửa sông
(2009) 45
Hình 3.15. Vùng chuyển đổi từ kiểu bãi cát, cuội, sỏi (2000) sang vùng nước biển nông
ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 m khi triều thấp (2009) 47
Hình 3.16. Các vùng NTTS mới năm 2009 49
Hình 3.17. Sơ đồ các vùng chịu ảnh hưởng của xói lở, bồi tụ và dâng cao mực nước
biển vịnh Tiên Yên [18] 52
Hình 3.18. Phân bố các bãi hải sản vịnh Tiên Yên [18] 56





Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17


vi




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANIDA
: Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
ĐNN
: Đất ngập nước
ĐNNVB
: Đất ngập nước ven biển
FAO
: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc
GIS
: Hệ thống thông tin địa lý
HST
: Hệ sinh thái
KCN
: Khu công nghiệp
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
RNM
: Rừng ngập mặn
SUMA
: Hỗ trợ Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ và Nước mặn

TN-MT
: Tài nguyên – môi trường
TVNM
: Thực vật ngập mặn
UBND
: Ủy ban nhân dân

















Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

1
MỞ ĐẦU

Vùng biển vịnh Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh có tài nguyên thiên nhiên
phong phú với nhiều kiểu đất ngập nước, các danh lam thắng cảnh như: đảo Cái
Chiên, đảo Sậu Nam và nhiều đảo nhỏ khác. Không những thế, vịnh Tiên Yên còn
là một ngư trường lớn của Việt Nam, là vùng có ngành du lịch, dịch vụ, thủy sản
phát triển. Tuy nhiên, các vùng đất ngập nước tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa thực
sự là hạng mục quản lý riêng về sử dụng và bảo tồn. Các hệ sinh thái đất ngập nước
chiếm diện tích khá lớn nhưng hầu như chưa được chú ý đầy đủ và đánh giá đúng
mức.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong
các nghiên cứu, các tác giả chủ yếu tập trung đi vào nghiên cứu bản chất của ĐNN
để hướng đến đưa ra một hệ thống phân loại cho ĐNN Việt Nam. Hiện nay, do
nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước
như các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước; các loại chất thải
ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính
hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ
thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp, làm cho nguồn tài nguyên quý
giá này bị biến đổi nhanh chóng và đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái. Để đánh
giá sự biến động các vùng ĐNN nhằm đề xuất các biện pháp bảo vệ và ngăn chặn
các hành vi xâm hại đến ĐNN thì xu hướng nghiên cứu biến động ĐNN là một
hướng nghiên cứu có tính cấp thiết to lớn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn “Đánh giá biến động đất ngập
nước vịnh Tiên Yên-Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi
trường” được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động các vùng đất ngập nước Vịnh
Tiên Yên và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.





Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp

lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đất ngập nước
Tùy theo mục đích sử dụng thì hiện nay trên thế giới có trên 50 định nghĩa
khác nhau về ĐNN. Tuy nhiên, định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar (Công
ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các
loài chim nước, năm 1971) có nghĩa khái quát và bao hàm nhất, được nhiều quốc
gia cũng như các tổ chức quốc tế sử dụng. Theo định nghĩa này, “ĐNN là những
vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường
xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước
biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp” [5, 3, 1].
ĐNNVB nằm trong đới ven bờ, nơi tương tác giữa Lục địa – Biển – Khí
quyển và chịu ảnh hưởng rất mạnh của các quá trình nhân tác. Ở đấy bao gồm đồng
bằng ven biển, thềm lục địa và khối nước bao phủ lên thềm, trong đó kể các vịnh
lớn, hệ các vịnh lớn, hệ các cửa sông, đầm phá, cồn cát, các hải đảo thềm lục địa
(Imann and Nordstrom, 1974).
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa ĐNN của Ramsar
như đã nêu để xác định các kiểu ĐNNVB (tự nhiên và nhân tạo) trong khu vực
nghiên cứu. Ngoài ra, các kiểu ĐNNVB được thống nhất ký hiệu như trong Hệ
thống phân loại ĐNN Ramsar, 1971 (Bảng 1.1).
Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN
thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp. Trong quá trình thực hiện Công
ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này
đã thay đổi. Vào năm 1994, Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó
là: ĐNN ven biển và biển (11 loại hình), ĐNN nội địa (16 loại hình), ĐNN nhân tạo

(8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình.
Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

3
ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần
đây, hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại đất ngập nƣớc Ramsar [32]
Đất ngập nƣớc ven biển và biển
A
1
Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét
khi triều thấp; bao gồm cả các vịnh và eo biển.
B
2
Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi tảo bẹ, các bãi cỏ
biển, các bãi cỏ biển nhiệt đới.
C
3
Các rạn san hô.
D
4
Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển.
E
5
Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi; bao gồm các roi cát, mũi đất nhô ra
biển và các đảo cát; kể cả các hệ cồn cát và các lòng chảo ẩm ướt.

F
6
Các vùng nước cửa sông; nước thường trực của các vùng cửa sông
và các hệ thống cửa sông của châu thổ.
G
7
Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối.
H
8
Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ
nước mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên; kể cả các
đầm nước ngọt và lợ thủy triều.
I
9
Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm rừng ngập mặn,
các đầm dừa nước và các đầm có cây nước ngọt.
J
10
Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển; các đầm/ phá nước lợ đến nước
mặn ít nhất có một lạch nhỏ nối với biển.
K
11
Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu thổ
nước ngọt.
Zk (a)
12
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động ven biển và biển
Đất ngập nước nội địa
L
13

Các đồng bằng châu thổ thường xuyên có nước.
M
14
Các sông/suối/lạch thường xuyên có nước; bao gồm cả các thác
nước.
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

4
N
15
Các sông/suối/lạch có nước theo mùa/không liên tục/bất thường.
O
16
Các hồ nước ngọt có nước thường xuyên (trên 8ha); bao gồm các hồ
lớn uốn chữ U/hình móng ngựa.
P
17
Các hồ nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục (trên 8ha); bao
gồm cả các hồ ở đồng bằng ngập lũ.
Q
18
Các hồ nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
R
19
Các hồ và bãi nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
Sp
20

Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
Ss
21
Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước theo mùa/không liên tục.
Tp
22
Các đầm/ vũng nước ngọt có nước thường xuyên; các ao hồ (dưới
8ha); các đầm nước và đầm lầy trên đất vô cơ; có thảm thực vật nổi
mọng nước ít nhất trong phần lớn mùa sinh trưởng.
Ts
23
Các đầm/ vũng nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục trên đất
vô cơ; kể cả bãi lầy, hố/ hốc đá, đồng cỏ ngập theo mùa, đầm cỏ lác/
lách.
U
24
Các vùng đất than bùn không có rừng; bao gồm đầm lầy than bùn có
cây bụi hoặc trống, các đầm lầy/ bàu, các đầm lầy thấp.
Va
25
Các vùng đất ngập nước núi cao; kể cả các đồng cỏ núi cao, các
vùng nước tạm thời do tuyết tan.
Vt
26
Các vùng đất ngập nước lãnh nguyên; bao gồm các vũng nước lãnh
nguyên, các vùng nước tạm thời do tuyết tan.
W
27
Các vùng đất ngập nước cây bụi chiếm ưu thế; các đầm lầy cây bụi,
các đầm nước có cây bụi chiếm ưu thế, các rừng cây bụi, cây dương

đỏ; trên đất vô cơ.
Xf
28
Các vùng đất ngập nước nước ngọt có cây lớn chiếm ưu thế; kể cả
rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập theo mùa, đầm lầy cây gỗ; trên
đất vô cơ.
Xp
29
Các vùng đất than bùn có rừng; rừng đầm lầy đất than bùn.
Y
30
Suối, ốc đảo nước ngọt.
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

5
Zg
31
Các vùng đất ngập nước địa nhiệt.
Zk (b)
32
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nội địa.
Đất ngập nước nhân tạo
1
33
Các đầm/ ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá).
2
34

Các ao; bao gồm các ao nông nghiệp, các ao nuôi, các bể chứa nhỏ
(nhìn chung nhỏ hơn 8ha).
3
35
Đất được tưới tiêu; bao gồm các kênh mương tưới tiêu và các ruộng
lúa.
4
36
Đất nông nghiệp ngập theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập nước
hoặc đồng cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc được quản lý một cách
tích cực).
5
37
Các điểm khai thác muối; các ruộng/ hồ muối, nước mặn…
6
38
Các khu vực trữ nước; hồ chứa/đập nước/đập chắn/ đập tràn (nhìn
chung trên 8 ha).
7
39
Các nơi đào; các mỏ cuội/gạch/sét; các mỏ đất mượn, các moong
mỏ.
8
40
Các vùng xử lý nước thải; các bãi chứa nước thải sinh hoạt, các ao
lắng, các bể ôxy hóa…
9
41
Các con kênh, rạch thoát nước, các mương nhỏ.
Zk(c)

42
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nhân tạo.
1.1.2. Cấu trúc và chức năng đất ngập nước
ĐNN rất đa dạng về loại hình và kích cỡ, được coi như cấu phần của cảnh
quan tự nhiên, phản ánh những đặc trưng về tự nhiên và sinh học, xác định khuôn
khổ của các quy hoạch quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên và các chức
năng sinh thái của nó [2].
Trong cấu trúc, quần xã sinh vật là thành phần quan trọng vì nó là sản phẩm
đặc biệt được sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể của ĐNN. Trong hoạt động
sống, quần xã sinh vật lại làm biến đổi những đơn vị cấu trúc khác của ĐNN.
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

6
Những mối tương tác như thế được xem là cơ sở nhận thức, đồng thời trong nghiên
cứu, chúng cần được định lượng mới đem lại thành công trong việc khai thác, sử
dụng và quản lý các loại hình ĐNN.
Từ năm 1971, Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 22 loại hình mà không
phân chia thành hệ và lớp. Đến nay, đã có rất nhiều hệ thống phân loại ĐNN (theo
thứ bậc) được đưa ra trên cơ sở phân loại của Ramsar bởi các tác giả khác nhau tùy
theo mục đích, mục tiêu sử dụng và bảo tồn nhưng vẫn chưa có một hệ thống nào
thống nhất trên toàn quốc.
Diện tích ĐNN trên thế giới được đánh giá vào khoảng 5,2 triệu km
2
, phân
bố rất rộng, từ các bãi lầy rừng ngập mặn nhiệt đới đến đất than bùn cận cực, từ các
vực nước nông đến những nơi đất cao bão hòa nước…Ở Việt Nam, ĐNN có trên 10
triệu ha, là chỗ dựa cơ bản cho cuộc sống hang ngàn năm của toàn dân tộc [29]. Hai

vùng ĐNN quan trọng nhất được tạo nên bởi hai hệ thống sông lớn nhất là châu thổ
sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long. Cùng với ĐNN nước ngọt là hàng vạn ha
ĐNN ven biển là cơ sở quan trọng cho sự phát triển nghề các ở nước ta.
ĐNN có những chức năng sinh thái quan trọng, cũng như các giá trị kinh tế
to lớn đối với con người. Đó là nơi tích tụ, xuất khẩu và biến đổi các chất dinh
dưỡng, duy trì nguồn nước, chuyển hóa năng lượng…và là nơi sống, nơi kiếm ăn,
bãi đẻ của các loài động vật, nơi thanh lọc các chất ô nhiễm, chống xói lở và bào
mòn bờ bãi (bảo vệ bờ biển), duy trì độ phì nhiêu cho đất, là nơi cung cấp cho con
người những sản vật đa dạng mà trước hết là các đối tượng thiết yếu đối với đời
sống được khai thác từ các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
1.1.3. Thuật ngữ biến động
Biến động là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng
thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên cũng như
môi trường xã hội. Nghiên cứu biến động là quá trình xác định trạng thái khác nhau
của một đối tượng hoặc hiện tượng được quan sát tại các thời điểm khác nhau
(Singh, 1989) [1]. Đánh giá biến động góp phần cung cấp cơ sở để hiểu rõ hơn mối
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

7
quan hệ và tác động giữa con người với các hiện tượng tự nhiên để quản lý, sử dụng
tài nguyên hợp lý hơn.
Thuật ngữ biến động có thể hiểu một cách tổng quát là sự thay đổi tương đối
lớn (về chất hoặc về lượng) của một đối tượng nào đó, bao gồm cả đối tượng tự
nhiên (địa hình, đường bờ biển, tài nguyên khoáng sản, ĐNN, khí hậu,…) và đối
tượng xã hội (giá cả, dân số, tình hình phát triển kinh tế,…) qua một khoảng thời
gian xác định. Theo đó, biến động ĐNNVB được hiểu là gồm cả biến động về diện
tích và chất lượng. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu biến động ĐNNVB Vịnh

Tiên Yên theo khía cạnh chủ yếu là biến động diện tích, sự chuyển đổi giữa các kiểu
ĐNNVB trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2009 phục vụ sử dụng hợp lý TN –
MT.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vịnh Tiên Yên
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Vịnh Tiên Yên thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, nằm ở Đông Bắc nước ta.
Vịnh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Có vị trí chiến lược quan trọng, là
căn cứ hải quân cùng với vịnh Bái Tử Long - Hạ Long của vùng biển Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ. Diện tích vịnh khoảng 400 km
2
.

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

8
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Dựa vào hình thái và độ cao địa hình có thể chia địa hình của Vịnh Tiên Yên
thành 5 dạng khác nhau:
- Địa hình đồi núi: chủ yếu là địa hình núi lục nguyên nằm ở độ cao 200 m
tạo thành cánh cung Đông Triều - Bình Liêu. Nằm ở độ cao từ 50 – 200 m là các
đồi được bao phủ bởi rừng cây thưa, cây bụi. Từ độ cao 25 - 50 m là các đồi độc
lập, đỉnh tròn, sườn thoải và phủ xanh bởi rừng nhiệt đới.
- Địa hình đồng bằng thềm: phân bố ở 3 bậc độ cao là từ 40 - 50 m, 20 - 25
m và 10 - 15 m có cấu tạo chủ yếu là sét, bột, cát, cuội và sạn.
- Địa hình bãi triều: vùng triều rất rộng, đạt đến 20.000 ha bãi triều, được

phân thành các bãi triều có rừng ngập mặn phân bố trên mực biển trung bình đến
cao triều; các bãi triều thấp phân bố tại vùng trung triều đến thấp triều; các lạch
triều nhỏ là các nhánh lạch triều, chia cắt các bãi triều thành nhiều khu vực khác
nhau.
- Địa hình vùng vịnh: vịnh Tiên Yên được tạo thành do quá trình ngập chìm
của các cửa sông do quá trình biển tiến tạo ra. Vì vậy, đáy vịnh là đồng bằng
Pleistocen, các đảo và luồng lạch. Đáy vịnh có trầm tích ưu thế thuộc về bùn bột
nhỏ, bùn sét và độ sâu chủ yếu là từ 2 - 5 m.
- Địa hình đảo: bao gồm các đảo chắn ngoài vịnh, cấu tạo từ các đá trầm
tích lục nguyên có độ cao phổ biến từ 8 - 150 m, rất ít khi cao hơn 200 m; duy
nhất có đảo Cái Bầu cao 317 m. Ngoài ra, một số đảo phía Tây Nam vịnh có
nguồn gốc đá vôi.
Nhìn chung, địa hình, địa mạo của khu vực biển Tiên Yên khá đa dạng và
phức tạp, là cơ sở phát triển các loại hình tài nguyên.
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất
Vịnh Tiên Yên nằm trong phức nếp lồi Quảng Ninh thuộc đới địa hào Jura
Hà Cối. Địa hào này nằm về phía Bắc vùng biển Quảng Ninh. Phần lớn diện tích
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

9
phía Tây của địa hào nằm trong lục địa, phần phía Đông ngập chìm trong vịnh Tiên
Yên và được phủ một lớp trầm tích cát bột, bùn sét màu xám phớt xanh lẫn vụn sinh
vật và ít mùn thực vật tuổi Holocen mỏng 1-10 m. Thành phần chính của các trầm
tích tạo cấu trúc địa hào Hà Cối là trầm tích lục nguyên thô, màu tím đỏ, có nguồn
gốc lục địa phân nhịp không đều.
Đặc điểm địa tầng của khu vực khá phức tạp, bao gồm các hệ tầng: hệ tầng
Tấn Mài (O3-Stm), loạt Sông Cầu (D1sc), hệ tầng Bản Páp (D2bp), hệ tầng Hòn

Gai (T3n-r hg), hệ tầng Hà Cối (J1-2hc) và các trầm tích có nguồn gốc biển, sông –
biển, biển – đầm lầy.
Trong khu vực vịnh Tiên Yên các hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ được
nhận biết qua hệ thống đứt gãy trong vùng từ Paleozoi sớm đến nay. Các hệ thống
đứt gãy phát triển theo 2 phương chính: Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây
Nam.
+ Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam hoạt động rõ nét nhất,
đóng vai trò khống chế và tạo nên khung cấu trúc khối tảng và các trũng của khu
vực. Bao gồm 1 đứt gãy chính hoạt động từ Paleozoi sớm đến Mezozoi muộn. Đứt
gãy kéo dài từ núi Thị Thừa đến phía Đông đảo Sậu Nam.
+ Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam: bao gồm 2 đứt gãy Cái
Chiên - Thoi Dây và Hòn Dều - Thoi Xanh, là hệ thống đứt gãy trượt tạo điều kiện
cho các khối tảng dịch chuyển. Các đứt gãy này có phương kéo dài gần song song
với bờ biển hiện đại.
1.2.1.4. Khí hậu
Nằm ở vùng nhiệt đới cận chí tuyến Bắc, vịnh Tiên Yên thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa: mùa đông và mùa hè. Mùa hè thường kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất có thể đạt
đến 37
0
C – 38
0
C, gió hướng Nam thịnh hành. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, rét và khô, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ thấp nhất 4
0
C – 5
0
C, gió hướng Đông - Bắc chiếm ưu thế.
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường


Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

10
- Hàng năm có khoảng 1562,9 giờ nắng. Thường các tháng mùa hè số giờ
nắng cao đạt trung bình 130 - 180 giờ/tháng; mùa đông số giờ nắng thấp thường
dưới 130 giờ/tháng.
- Lượng mưa trung bình năm là 1675,7 mm/ năm và thuộc vào loại cao của
khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ, mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 8
hoặc tháng 9 và là mùa có nhiều giông bão. Từ tháng 11 đến tháng 4 thuộc về mùa
khô. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 130 - 160 ngày mưa. Nhiệt độ không khí
trung bình năm vào khoảng 22,5
0
C - 22,6
0
C, và thấp nhất vào tháng 1 (15
0
C – 17
0
C). Nhiệt độ trung bình vào khoảng 28
0
C – 29
0
C . Độ ẩm trung bình năm là 85
%, thấp nhất 76 % và cao nhất 88%. Lượng bốc hơi 784,7 mm/ năm, độ ẩm thấp
nhất vào tháng 11 (Bảng 1.2 )
- Chế độ gió: gió Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với
các hướng thịnh hành là Đông Bắc và Bắc với tốc độ trung bình 1,8 - 2,7 m/s. Về
mùa hè, gió mùa Đông Nam với các hướng thịnh hành Đông Nam và Nam, tốc độ
trung bình 2,2 - 2,7 m/s

- Các dạng thời tiết đặc biệt: Mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4,
tập trung vào tháng 2. Sương mù khoảng 15 - 20 ngày/năm và xuất hiện tập trung
vào tháng 11 và tháng 4. Mùa hè thường xảy ra hiện tượng giông, bão và lốc. Trong
1 năm, trung bình có khoảng 1,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng của
khoảng 3 - 4 cơn bão. Mùa đông các trận gió mùa kéo dài và tần suất lớn đạt đến 20
- 25 đợt trong vòng khoảng 6 tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5
năm sau).
Bảng 1.2. Một số đặc trƣng khí hậu khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009
Tháng
Nhiệt độ
không
khí (
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Tổng giờ
nắng
Độ ẩm
(%)
1
14,0
1,8
127,6
78,0
2
20,8
18,3
100,1

88,0
3
20,2
14,8
44,9
88,0
4
23,4
166,9
80,9
87,0
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

11
5
25,8
200,4
126,9
87,0
6
28,3
466,3
175,8
87,0
7
28,3
310,7

156,4
87,0
8
28,6
86,8
173,3
85,0
9
28,5
260,6
184,0
84,0
10
24,8
124,4
153,3
83,0
11
19,3
11,1
168,0
76,0
12
17,6
13,6
71,7
84,0
TB năm
23,3
1.675,7

1562,9
85,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
1.2.1.5. Thủy văn, hải văn
*Hệ thống thủy văn: có đặc điểm chung của thủy văn miền núi, các sông đều
ngắn và dốc, ít phân nhánh. Ba sông lớn nhất đổ vào vịnh Tiên Yên là sông Ka-
Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ.
+ Sông Ka Long dài 65 km, chạy dọc biên giới Việt - Trung, bắt nguồn từ độ
cao 700 m ở Trung Quốc, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh thì chia thành 5
nhánh. Lưu lượng cao nhất 4.090 m
3
/s và thấp nhất 55,6 m
3
/s, trung bình 55,6 m
3
/s.
Lượng nước đổ ra biển 1,7 tỷ m
3
nước.
+ Sông Tiên Yên dài 82 km, diện tích lưu vực 1.070 km
2
, có 7 nhánh phụ,
sông chính rộng trung bình 100 m, lưu lượng nước từ 28 m
3
/s đến 2090 m
3
/s, lưu
lượng nước 660 m
3
/ năm.

+ Sông Ba Chẽ: dài 80 km, bắt nguồn từ độ cao 275 m, có 11 nhánh nhưng
lòng sông hẹp và lưu lượng nước rất thấp. Ngoài 3 sông chính còn có các sông nhỏ
như Hà Cối, Đầm Hà
* Đặc điểm thuỷ triều: mang tính chất nhật triều đều, bán nhật triều rất ít
gặp, nếu có chỉ xuất hiện vào kì nước kém. Biên độ thuỷ triều ở khu vực này rất cao
thuỷ triều dao động từ 0,1 - 4,9 m, trung bình khoảng 2,08 m .
* Sóng: độ cao sóng trong vịnh không lớn do hệ thống đảo bao bọc xung
quanh. Mùa đông độ cao sóng từ 0,25 - 0,70 m. Hầu hết trong các tháng, độ cao
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

12
sóng chỉ dừng lại ở 0,25 - 0,50 m. Sóng cao nhất có thể lên đến 2,0 hoặc 2,5 m
nhưng tần suất thấp và thường vào các tháng 7 và tháng 8.
* Dòng chảy: bị chi phối chính là dòng chảy triều thuận nghịch trong ngày.
Tốc độ dòng chảy toàn vịnh không lớn, thường chỉ đạt vận tốc 6 - 10 cm/s. Nhưng
tốc độ dòng chảy ở các điểm cửa ra vào thường lớn như tại cửa Đại 49,3 cm/s, cửa
Mô 74,2 cm/s, cửa sông Tiên Yên 53,9 cm/s.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân cư
Dân số khu vực nghiên cứu năm 2009 là 130,9 nghìn người với các dân tộc
khác nhau như: Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày, Sán Chỉ, Nùng, phân bố ở huyện Hải
Hà. Sán Chỉ, Hoa, Cao Lan, Thái …ở huyện Tiên Yên. Dân cư khu vực nghiên cứu
phân bố không đồng đều, chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm 88,3% và tập trung
đông ơ
̉
khu vực thi
̣

trấn va
̀
ca
́
c tru
̣
c đươ
̀
ng quốc lô
̣
, gần khu du li
̣
ch, vùng cửa sông
Khu vực có mật độ dân số cao trong khu vực nghiên cứu là huyện Đầm Hà (108
người/km
2
). Trong đó, một số xã có mức độ tập trung cao như: thị trấn Đầm Hà
(1734 người/km
2
), một số xã khác trong huyện (404 người/km
2
). Khu vực có mật độ
dân số thấp như: xã đảo Cái Chiên (3 người/km
2
), xã Hải Lạng (66,3 người/km
2
), xã
Đồng Rui (43 người/km
2
), xã Tiên Lãng (1,24 người/ha),…

Bảng 1.3. Diện tích, dân số các huyện khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009
Huyện
Diện tích
(Km
2
)
Dân số
(Nghìn
người)
Mật độ dân
số
(Người/km
2
)
Tiên Yên
647,9
44,3
68,4
Đầm Hà
310,2
33,5
108,0
Hải Hà
513,9
53,1
103,3
Tổng
1472,0
130,9


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Về cơ cấu theo giới tính, các huyện trong khu vực nghiên cứu có tỷ lệ nam
cao hơn nữ. Năm 2009, tỷ lệ nam và nữ là 57,4% nam và 43,6% nữ. Số người trong
độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để thúc đẩy tốc
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

13
độ phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên cũng tạo ra sức ép lớn về việc làm và đất
ở cũng như đào tạo nghề nghiệp, tiếp thu khoa học công nghệ. Lao động của cả 3
huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên đều có đặc điểm chung là tập trung chủ yếu trong
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Bảng 1.4. Cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu phân theo giới tính và khu vực vịnh Tiên Yên
năm 2009
Huyện
Tổng
Chia theo khu vực
Chia theo giới tính
Thành thị
Nông
thôn
Nam
Nữ
Tiên Yên
43.683
7.216
36.467
22.086

21.597
Đầm Hà
32.694
5.987
26.707
16.819
15.875
Hải Hà
51.306
6.010
45.296
25.992
25.314
Tổng

19.213
108.470
64.897
62.786
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Tốc độ phát triển đô thị ở địa phận ba huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên
tương đối thấp. Các huyện này chủ yếu là phát triển ở các khu dân cư nông thôn,
với ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đời sống
nhân dân, chưa được tiếp cận nhiều các phúc lợi xã hội. Hiện nay, việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa
đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nên mức độ phát triển chưa cao.
1.2.2.2. Đánh bắt thủy sản
Các huyện thuộc khu vực nghiên cứu có nhiều tiềm năng, thế mạnh về thủy
sản. Và thực tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai
thác lợi thế để xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và góp phần ổn định xã

hội. Sản lượng thủy sản toàn khu vực tăng qua các năm, đạt 18,685 nghìn tấn năm
2009, trong đó huyện Hải Hà chiếm 12,27 nghìn tấn (Bảng 1.5).
Bảng 1.5. Sản lƣợng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên (Đơn vị: nghìn tấn)
Huyện
2005
2006
2007
2008
2009
Tiên
Yên
1,6
1,7
2
2,1
2,187
Đầm Hà
2,7
3,2
3,7
3,8
4,228
Hải Hà
8,9
10
10
11,4
12,27
Tổng
13,2

14,9
15,7
17,3
18,685
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

14
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Năm 2009, sản lượng khai thác của 3 huyện là 11,9 nghìn tấn. [27]. Chỉ tính
riêng huyện Tiên Yên tính đến cuối năm 2009, toàn huyện có hơn 400 tàu thuyền
đánh bắt với công suất từ 20 CV trở lên. Tổng sản lượng khai thác mỗi năm đạt 1,8
nghìn tấn/năm. Các phương tiện đánh bắt được sử dụng là kéo lưới và ghe cào.
Vì vậy, việc đánh bắt thuỷ sản trong vùng ít ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước biển. Các hoạt động khai thác mang
tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dùng mìn
đánh bắt cá gần đây đã giảm nhưng vẫn còn
xuất hiện ở một số nơi trong địa bàn khu
vực nghiên cứu. Những hoạt động này
trong tương lai cần được ngăn cấm hoàn
toàn để bảo toàn nguồn lợi và đảm bảo an
toàn tính mạng cho chính người dân.
1.2.2.3. Nuôi trồng thủy sản
Phát triển ngư nghiệp là một thế mạnh của khu vực nghiên cứu, các huyện đã
mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên 2.900,7 ha, tổng sản lượng nuôi tôm năm
2009 là 1,09 nghìn tấn, cá là 2,68 nghìn tấn (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009
Huyện

Sản lượng
nuôi tôm
(Nghìn tấn)
Sản lượng
nuôi cá
(Nghìn tấn)
Tiên Yên
0,197
0,1
Đầm Hà
0,442
0,5
Hải Hà
0,451
2,08
Tổng
1,09
2,68
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Toàn khu vực nghiên cứu có 2.874 hộ nuôi trồng thủy sản. Đáng lưu ý đối
với môi trường là việc nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nhưng khâu xử lý chất
thải còn chưa được coi trọng. Hầu hết nước thải từ các đầm nuôi đều được đổ thẳng
ra biển mà không qua bất kì một quá trình kiểm tra cũng như xử lý nào. Hình thức

Hình 1.1.Khai thác hải sản ở Tiên Yên
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17


15
nuôi quảng canh trong những năm gần đây rất phát triển, chủ yếu là việc đắp bờ
ngăn thành đầm, xây cống để lấy nguồn tôm giống và thức ăn tự nhiên khi triều lên.
Ở một số các đầm nuôi trồng thủy sản, do chưa có kênh dẫn nước mặn thích hợp
nên trong diện tích có thực vật ngập mặn đã tạo nên môi trường yếm khí có tính khử
mạnh làm sinh vật trong đầm bị giảm đi nhiều. Nhiều khu vực, sau vài năm NTTS,
môi trường đất và nước bị thoái hóa dần. Việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi
trồng thủy sản và sự hoang hóa các đầm nuôi thủy sản đã gây ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường và các biến động xấu về đường bờ.
Huyện Đầm Hà có khoảng 5.500 ha bãi triều, bãi bồi ven biển và 22 hòn đảo
lớn nhỏ tạo thành những vũng,
vịnh khép kín rất thuận lợi cho
đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện tại, trên địa bàn huyện có rất
ít hộ gia đình đầu tư về cơ sở vật
chất cho việc đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản, đa số các hộ đều phát
triển theo hướng tự phát nên hiệu
quả kinh tế không cao là không
bền vững. Thêm nữa, ngư dân vẫn chưa có cách phòng chống hiệu quả những diễn
biến thất thường của thiên tai và dịch bệnh. Theo ước tính, hàng năm các hộ nuôi
trồng thuỷ sản thiệt hại hàng tỷ đồng do không khắc phục được sự cố thời tiết, dịch
bệnh. Do vậy, việc đề ra các quy hoạch cụ thể, chi tiết và nâng cao kiến thức,
phương pháp cho nông dân trong việc nuôi trồng thuỷ, hải sản là rất cần thiết nhằm
thu được lợi ích kinh tế cao nhất.
1.2.2.4. Nông nghiệp
Bảng 1.7. Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt cả năm 2009 khu vực vịnh Tiên Yên
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (Nghìn tấn)

Tiên Yên
3,6
14,9
Đầm Hà
4,2
15,9

Hình 1.3. Bãi nuôi ngao và khai thác sá sùng
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

16
Hải Hà
5,8
24,4
Tổng
13,6
55,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Nông nghiệp là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế
các huyện thuộc khu vực nghiên cứu, trong đó sản xuất lương thực - thực phẩm
nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ là chính. Tổng diện tích cây lương
thực có hạt năm 2009 là 13,6 ha với sản lượng là 55,3 nghìn tấn (Bảng 1.7). Mặc dù
phải đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh… nhưng bà con nông dân
đã có những biện pháp khắc phục tình hình nên sản xuất nông nghiệp về cơ bản vẫn
ổn định và một số cây trồng đạt kết quả khá. Năng suất lúa trung bình đạt 39,8 tạ/ha
(Bảng 1.8 ).
Bảng 1.8. Diện tích và năng suất lúa cả năm 2009 khu vực vịnh Tiên Yên

Huyện
Diện tích (Nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Tiên Yên
2,9
41,0
Đầm Hà
2,9
37,4
Hải Hà
4,1
41,0
Tổng
10,0
39,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Đời sống kinh tế của nông dân ngày càng được nâng cao, nhờ mạnh dạn
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và sử dụng con
giống mới có năng suất cao. Ngoài trồng trọt, các huyện còn khuyến khích nhân dân
phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc các loại. Tính đến cuối năm 2009, toàn khu
vực đã có đàn trâu với 23,4 nghìn con trâu, đàn lợn có 98 nghìn con, đàn gia cầm
có 470,5 nghìn con các loại (Bảng 1.9).
Bảng 1.9. Số lƣợng trâu, lợn, gia cầm khu vực vịnh Tiên Yên năm 2009 (Đơn vị: Nghìn con)
Huyện
Trâu
Lợn
Gia cầm
Tiên Yên
8,3

23,3
136,4
Đầm Hà
6,1
36,7
154,6
Hải Hà
9,0
38,0
179,4
Tổng
23,4
98,0
470,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

17
1.2.2.5. Công nghiệp
Nhìn chung, hoạt động công nghiệp ở khu vực vịnh Tiên Yên phát triển chưa
mạnh, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và tập trung chủ yếu ở hai huyện Đầm Hà và
Hải Hà.
Các sản phẩm công nghiệp của khu vực bao gồm cát, sỏi, gạch nung các loại,
thức ăn gia súc, quần áo, giấy,… Giá
trị sản xuất công nghiệp tăng lên qua
các năm, góp phần đáng kể vào sự
phát triển kinh tế chung của địa

phương cũng như toàn tỉnh. Năm
2008, giá trị sản xuất công nghiệp của
huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hải Hà
lần lượt là 15 tỷ đồng, 6 tỷ đồng và
60 tỷ đồng. Năm 2009, giá trị công nghiệp toàn khu vực là 70 tỷ đồng (Bảng 1.10).
Bảng 1.10. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định năm 1994 khu vực vịnh Tiên Yên
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Huyện
2007
2008
2009
Tiên Yên
13
15
17
Đầm Hà
15
6
18
Hải Hà
35
60
35
Tổng
63
81
70
Trong tương lai, dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà đi vào hoạt động
sẽ đóng vai trò là khu vực kinh tế động lực phía Bắc của cả nước. Hải Hà sẽ là trung
tâm công nghiệp – cảng biển, cảng container, trung tâm sửa chữa và đóng tầu thủy

lớn của cả nước… không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực,
trong nước mà còn vươn ra hợp tác với nước bạn Trung Quốc.
1.2.2.6. Giao thông vận tải
Các huyện trong khu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối đều có các tuyến đường
liên huyện, liên xã. Quốc lộ 18A là quốc lộ chính qua địa bàn 3 huyện Tiên Yên,

Hình 1.4. Bãi san lấp khu công nghiệp Đầm Hà
Đánh giá biến động đất ngập nước vịnh Tiên Yên -Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường

Lê Thị Nga – Lớp Cao học Môi trường K17

18
Đầm Hà và Hà Cối nối liền với thị xã Móng Cái, quốc lộ 4B từ Đình Lập – Mũi
Chùa dài 27 km. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều đường
cấp phối, chưa có hệ thống thoát nước, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Ngoài ra, trong vùng còn có hệ thống giao thông thủy, cảng biển thuận lợi cho giao
lưu kinh tế và văn hóa với các vùng khác. Tuyến đường sông chính trong vùng là
Vạn Hoa - Tiên Yên dài 24 km sông cấp 1. Về cảng biển có cảng Mũi Chùa, là cảng
nằm giữa khu vực Hòn Gai- Hải Ninh rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
1.2.2.7. Du lịch
Các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch tập trung chủ yếu ở các
thị trấn Quảng Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và một số điểm ở cảng Mũi Chùa (xã Tiên
Lãng, huyện Tiên Yên). Đa số các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ theo
quy mô nhỏ lẻ, hầu hết theo hình thức tư nhân và cá thể. Theo phương án quy hoạch
của tỉnh, toàn bộ khu vực ven bờ và đảo sẽ thuộc quy hoạch xây dựng khu du lịch
nghỉ mát nhưng thời gian hiện tại một số nhà đầu tư đã và đang xây dựng khu du
lịch trên các đảo. Sự phát triển đô thị đã làm mất đi tính tự nhiên của dải ven bờ, các
khu bãi triều bị san lấp dần nên không còn chỗ cho rừng ngập mặn và các sinh vật
biển đi kèm phát triển.

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐNN Vịnh Tiên Yên
Khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên là một trong những khu vực có thảm
thực vật ngập mặn phát triển tốt với diện tích lớn ở miền Bắc Việt Nam cùng với
nguồn thủy sản dồi dào, nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học. Do vậy, vùng đất
này thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu ở các lĩnh vực sinh học,
sinh thái học, đất ngập nước, địa chất môi trường, nuôi trồng thủy sản…(Bảng
1.11).
Bảng 1.11. Các dự án/đề tài đã triển khai trong các vùng ĐNN Vịnh Tiên Yên
STT
Tên dự án/đề
tài/hƣớng dẫn
Mục tiêu/nội dung
chính
Nguồn ngân
sách
Cơ quan
thực hiện
Thời gian
thực hiện
1
Điều tra khảo sát
ĐNN triều vùng biển
ven bờ và các đảo
Kiểm kê, phân loại
ĐNN; đánh giá xu thế
biến đổi và quy luật
Nhà nước
Phân viện
Hải dương
học tại Hải

1996

×