Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 93 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






ĐẶNG THỊ VIỆT HƢƠNG









ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI KHU VỰC SƠ
CHẾ SỨA HUYỆN VÂN ĐỒN – QUẢNG NINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – Năm 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






ĐẶNG THỊ VIỆT HƢƠNG








ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI KHU
VỰC SƠ CHẾ SỨA HUYỆN VÂN ĐỒN – QUẢNG NINH




Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN : PSG.TS. Trần Văn Thụy







Hà Nội – Năm 2012

3

MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang


MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1
Tình hình nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc trên
thế giới và tại Việt Nam

3
1.2
Khái quát những nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc
khu vực nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở dải ven biển vịnh
Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh
7
1.3
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vân Đồn
9
1.3.1
Điều kiện tự nhiên huyện Vân Đồn
10
1.3.2
Kinh tế- xã hội
12
1.4
Nguồn lợi sứa biển ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
15
1.4.1
Nguồn lợi sứa biển Việt Nam
15
1.4.2

Nguồn lợi sứa biển Quảng Ninh
15
1.4.3
Ngư trường khai thác sứa
16
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
21
2.2
Phƣơng pháp nghiên cứu
23
2.2.1
Phương pháp thu thập dữ liệu
23
2.2.2
Phương pháp thống kê
23
2.2.3
Phương pháp phỏng vấn điều tra
23
2.2.4
Phương pháp khảo sát thực địa
23
2.2.5
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
24
2.2.6

Phương pháp đánh giá
25
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1
Đánh giá hiện trạng nghề khai thác sứa
26
3.1.1
Tàu thuyền khai thác sứa
26

4

3.1.2
Kỹ thuật khai thác sứa
27
3.2
Chế biến sứa
28
3.2.1
Cơ sở sơ chế biến sứa
28
3.2.2
Sản lƣợng chế biến sứa
29
3.2.3
Giá trị xuất khẩu
30
3.2.4
Lao động chế biến sứa

31
3.2.5
Cơ cấu tiền lƣơng và thu nhập
31
3.2.6
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất
32
3.2.7
Công nghệ sản xuất và chất thải
33
3.2.8
Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
36
3.3
Thực trạng công tác quản lý các xƣởng sơ chế sứa
37
3.4.
Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
40
3.4.1
Độ ô xi hòa tan
40
3.4.2
Độ mặn
40
3.4.3
Độ pH
41
3.4.4
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng ( TSS)

41
3.4.5
Hàm lƣợng BOD
42
3.4.6
Hàm lƣợng COD
46
3.4.7
Hàm lƣợng NO
2
-

45
3.4.8
Hàm lƣợng NO
3
-

45
3.4.9
Tổng N
45
3.4.10
Tổng P
45
3.4.11
Đánh giá
45
3.5
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại các

cơ sở sơ chế sứa
46
3.5.1
Quan điểm
46
3.5.2
Cơ sở pháp lý
46
3.5.3
Các giải pháp
47

5

3.5.3.1
Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
47
3.5.3.2
Giải pháp về quy hoạch
48
3.5.3.3
Giải pháp về chính sách
48
3.5.3.4
Giải pháp về đầu tư tài chính
51
3.5.3.5
Giải pháp về Khoa học Công nghệ
51


KẾT LUẬN

A
Kết luận
57
B
Kiến nghị
58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
59

CÁC PHỤ LỤC
60





















6

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand- Nhu cầu ôxy sinh hoá.
COD: Chemical Oxygen Demand- Nhu cầu ôxy hoá học
DO: Dissolved Oxygen- ôxy hoà tan.
LL: Lƣu lƣợng
Nts: Nitơ tổng số
Pts: Phốtpho tổng số
SS: Suspended Solid- Chất rắn lơ lửng.
UASB: Hệ thống đệm bùn kị khí dòng lên
ANOXIC: Hệ thống yếm khí
AEROTEN: Hệ thống xử ký hiếu khí
CHC: Chất hữu cơ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QCVN 10: Quy chuẩn Việt Nam 10: 2008/BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nƣớc biển ven bờ
QCVN11: Quy chuẩn Việt Nam 11: 2008/BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia đối với nƣớc thải chế biến thủy sản














7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Tọa độ các khu vực thu mẫu
22
Bảng 2.2
Phƣơng pháp bảo quản mẫu trƣớc phân tích
24
Bảng 2.3
Các phƣơng pháp phân tích một số thông số hóa – lý của mẫu
nƣớc
25
Bảng 3.1
Tổng hợp số lƣợng tàu thuyền tham gia khai thác sứa
27
Bảng 3.2
Tổng hợp cơ sở thu mua và sơ chế sứa toàn tỉnh từ 2007-2011
29
Bảng 3.3

Tổng hợp sản lƣợng chế biến sứa từ năm 2007-2011
30
Bảng 3.4
Tổng hợp giá trị xuất khẩu sứa từ năm 2007-2011
30
Bảng 3.5
Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại các cơ sở chế biến sứa
36
Bảng 3.4.1
Giá trị trung bình của hàm lƣợng TSS
42
Bảng 3.4.2
Giá trị trung bình của hàm lƣợng BOD
5
43
Bảng 3.4.3
Giá trị trung bình của hàm lƣợng COD


44

DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Ngƣ trƣờng khai thác sứa Minh Châu - Quan Lạn
17
Hình 1.2
Ngƣ trƣờng khai thác sứa Thắng Lợi – Ngọc Vừng

18
Hình 1.3
Ngƣ trƣờng khai thác sứa huyện Cô Tô
19
Hình 2.1
Bản đồ vị trí thu mẫu
22
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Tên
Nội dung
Trang
Đồ thị 3.4.1
Biểu diễn giá trị trung bình của độ mặn
40
Đồ thị 3.4.2
Biểu diễn giá trị trung bình của Hàm lƣợng TSS
41
Đồ thị 3.4.3
Biểu diễn giá trị trung bình của Hàm lƣợng BOD5
43
Đồ thị 3.4.4
Biểu diễn giá trị trung bình của Hàm lƣợng COD
44










8

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên
Nội dung
Trang
Sơ đồ 3.5.1
Phân cấp quản lý các xƣởng chế biến sứa
50
Sơ đồ 3.5.2
Quy trình giảm thiểu chất thải rắn
52
Sơ đồ 3.5.3
Quy trình giảm thiểu nƣớc thải chế biến sứa hàng ngày
55


DANH MỤC PHỤ LỤC
Tên
Nội dung
Trang
Phụ lục 01
Các mẫu phiếu điều tra
63
Phụ lục 02
Danh sách và quy mô các xƣởng sơ chế sứa toàn tỉnh Q.Ninh
70
Phụ lục 03

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa mẫu nƣớc
73
Phụ lục 04
Một số hình ảnh thực hiện đề tài
83

















9

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Thụy – Bộ môn Sinh thái môi
trường – Khoa môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc
Gia Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi thực hiện tốt luận văn này,
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN đã trang bị cho tôi

những kiến thức khoa học quý báu trong suốt quá trình tôi theo học để tôi thêm
vững tin trong quá trình thực hiện khóa luận và công tác chuyên môn sau này.
Tôi xin cám ơn Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ninh đã phê duyệt nhiệm vụ
“ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sơ chế sứa huyện Cô Tô và Vân
Đồn” và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thành công đề tài. Tôi xin cám ơn
tập thể Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng
Ninh đã cùng tôi thực hiện tốt đề tài. Cám ơn các Sở Tài nguyên Môi trường Quảng
Ninh, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khoa học
và sản xuất giống thủy sản, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ
Quảng Ninh, các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Vân Đồn, Hải Hà, phòng Kinh tế tp. Móng Cái, Hạ Long,
phòng Tài nguyên Môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô đã phối hợp, giúp đỡ,
cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bè bạn và đồng
nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suôt quá trình học và thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên




Đặng Thị Việt Hương

10

MỞ ĐẦU
Quảng Ninh là một trong số các địa phƣơng hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản. Có thể coi điều kiện tự nhiên của tỉnh

Quảng Ninh nhƣ một Việt Nam thu nhỏ. Với cấu trúc địa hình đa dạng, biển Quảng
Ninh có lợi thế rất lớn để phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. Ngành
thuỷ sản những năm qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể và đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của nghề cá dựa trên 3 lĩnh
vực chính đó là khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến thủy sản. Chế
biến thủy sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh chủ quyền trên vùng biển của Tổ quốc,
đặc biệt là những vùng hải đảo nơi ngƣời dân có rất ít cơ hội tiếp cận các nguồn
sinh kế.
Những năm gần đây khai thác và chế biến sứa đã phát triển và thu đƣợc
nhiều lợi nhuận. Sản phẩm sứa chế biến là nguồn thực phẩm đóng góp quan trọng
đảm bảo an ninh thực phẩm của tỉnh phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, du lịch
và xuất khẩu. Sự phát triển của nghề chế biến sứa cũng góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh, thu hút đƣợc nhiều nguồn đầu tƣ trong
nƣớc và ngoài nƣớc ( Trung quốc).
Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa kinh tế xã hội của nghề chế biến sứa, còn
tồn tại những vấn đề môi trƣờng phát sinh đã và đang gây ảnh hƣởng xấu tới môi
trƣờng và cảnh quan. Hàng năm môi trƣờng biển phải tiếp nhận một lƣợng rất lớn
chất thải từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong đất liền xả thải các chất ô
nhiễm ra biển bao gồm cả các ngành khai thác khoáng sản, du lịch, dịch vụ, vận tải
biển, phát triển kinh tế thủy sản nói chung và nghề sơ chế sứa nói riêng đã góp phần
không nhỏ trong việc tạo nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng biển ở Quảng Ninh.
Việc khai thác và chế biến sứa thiếu khoa học tại các địa phƣơng đang là những tác
nhân khiến biển Quảng Ninh mất đi vẻ đẹp và môi trƣờng trong xanh, hữu tình.
Ngƣ dân ở địa phƣơng cho biết, mùa sứa năm 2008, riêng xƣởng chế biến trên đảo
mỗi ngày có hàng trăm tàu thuyền ra vào cung ứng sứa nguyên liệu. Trong quá trình

11

sản xuất, xƣởng chế biến sứa này đã thải ra biển toàn bộ lƣợng nƣớc thải, và các

phần dƣ thừa từ con sứa xuống biển. Nghiêm trọng hơn, tại thời điểm đó chế biến,
sứa chỉ đƣợc cắt lấy đầu. Còn phần thân vứt xuống biển, khiến một phần vùng nƣớc
biển bị ô nhiễm chuyển sang màu, bốc mùi hôi rất khó chịu gây ảnh hƣởng xấu
chất lƣợng môi trƣờng sống của các loài thủy sinh vật nói chung và nguồn lợi thủy
sản nói riêng và đặc biệt là các loài thủy sản quý hiếm, loài có giá kinh tế cao nhƣ:
sá sùng, bào ngƣ, tu hài, trai ngọc, hải sâm Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng biển ở hai
địa phƣơng Cô Tô và Vân Đồn trở lên cần đáng lƣu tâm hơn khi quần đảo Cô Tô
nằm trong quy hoạch khu bảo tồn biển của chính phủ theo Quyết định số 742/QĐ-
TTg ngày 26/5/2010, và khu vực biển Minh Châu – Quan Lạn đã đƣợc khoanh vùng
bảo tồn bãi sá sùng thuộc Chƣơng trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
Quảng Ninh giai đoạn 2005- 2015 do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản tỉnh Quảng Ninh thực hiện.
Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản tôi
chọn đề tài luận văn “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nước tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn – Quảng
Ninh” hƣớng tới việc đánh giá những tồn tại, hạn chế và hiệu quả kinh tế xã hội của
nghề sơ chế sứa, hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc nhằm nắm đƣợc những
thông tin cơ bản để làm tiền đề cho việc đƣa ra những giải pháp trong quản lý, chính
sách phù hợp với địa phƣơng.










12


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc trên thế
giới và tại Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới: Đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc đƣợc dựa trên các chỉ
tiêu chủ yếu về vật lý và hóa học và sinh học. Trên cơ sở bản chất và hàm lƣợng
của các chất gây chết, cũng nhƣ tính mẫn cảm với các chất gây ô nhiễm của các
loài thủy sinh vật, các nhà sinh thái học và môi trƣờng còn định ra ngƣỡng hàm
lƣợng tối thiểu cho phép và ngƣỡng an toàn đối với các chất thải đƣợc phép đƣa
vào thủy vực
- Các chỉ tiêu vật lý: Nhiệt độ, độ trong, màu sắc, mùi vị của nƣớc, các chất
cặn
- Các chỉ tiêu hóa học: Độ pH, độ cứng, hàm lƣợng CO
2
, nhu cầu ô xi sinh
học, nhu cầu ô xi hóa học, ô xi hòa tan, độ axit, độ kiềm, các nhóm muối chính (
nitơ, photpho, silic ), các kim loại nặng ( Fe, Cu, Pb, Zn, Hg, Cd,Co,V ), các
dạng khí độc ( CH
4
,
H
2
S ) và dầu mỡ; thế oxi hóa khử
- Các chỉ tiêu sinh vật: Coliform, các vi khuẩn hiếu khí và kị khí, những sinh
vật chỉ thị quan trọng: đại diện các nhóm tảo nhƣ Dinoflagellata, Cyanophyta,
Chlorophyta, Bacillariophyta, protozoa, ấu trùng Chironomideae, Tubifex, Rota
toria, Daphnia, Moina, Copepoda
Dựa vào các chỉ tiêu trên Phân loại mức độ ô nhiễm của thủy vực: Năm 1902
ở Châu Âu, Kolkwits và Marson khi đo mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ nơi sông
suối đã xác định các nhóm loài chỉ thị cho các điều kiện môi trƣờng khác nhau, đƣa

ra khái niệm “các chỉ thị sinh học của ô nhiễm” và đề xuất hệ thống phân loại độ
nhiễm bẩn dựa vào các loài đƣợc tìm thấy trong quần xã sinh vật nổi (plankton),
sinh vật bám (periphyton), động vật không xƣơng sống cỡ lớn (macroinvertebrates)
và cá. Năm 1908 – 1909, hai tác giả này đã chia nhỏ thành 4 mức độ:
- Nghèo dinh dƣỡng
- Không bẩn (Oligosaprobe)
- Nhiễm bẩn vừa mức α (α – mesosaprobe)

13

- Nhiễm bẩn vừa mức β (β – mesosaprobe) và rất bẩn (polysaprobe).
Zhadin, 1964 còn chia nƣớc thành 3 loại: nƣớc bẩn ( Saprobe) chủ yếu chứa
chất hữu cơ, vi khuẩn; nƣớc độc ( toxobe) chứa các kim loại nặng, chất phóng xạ,
các hóa chất độc ( ĐT, phenop ) và nƣớc vừa bẩn vừa độc là hỗn hợp của 2 loại
nƣớc trên. Ông cũng chia thành 4 mức Oligo -, Meso-, Poly -, Hypersaprobe ( Toxo
hay saprotoxobe) [10].
Slodecek, 1963 chia nƣớc thành các loại sau: nƣớc sạch ( Katarobe), nƣớc
nhiễm bẩn( limonosaprobe), nƣớc bẩn gây ra do chất hữu cơ ( eusaprobe), nƣớc bẩn
gây ra không do chất hữu cơ ( transaprobe). Nhóm cuối cùng tách thành antisaprobe
( có chất độc), radiosaprobe ( bẩn phóng xạ) và cyptoxaprobe ( bẩn vật lý, nhiệt)
[10].
Ngoài ra sử dụng các chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lƣợng nƣớc đã có
những nghiên cứu sau Kolkwits và Marson nhƣ:
Kolkwitzs, 1950; Liebmann, 1951, 1962; Fjerdingstad, 1988, đã bổ sung và
phát triển hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn [10]
Pantle và Buck, 1955, Zelinka và Marvan, 1961 đã ứng dụng hệ thống phân
loại độ nhiễm bẩn để xây dựng hệ số ô nhiễm [10]
Sladecek, 1973, đã đƣa ra danh mục các nhóm thủy sinh vật chỉ thị ô nhiễm.
Chỉ số sinh học tiếp tục đƣợc phát triển bởi Courl, 1987 và Foissner, 1988.
Các hệ thống quan trắc sinh học đƣợc các nƣớc sử dụng nhƣ chuẩn quốc gia để

quan trắc chất lƣợng nƣớc[10]
Tổ chức nghiên cứu về quan trắc sinh học (Biological Monitoring Working)
tại Anh năm 1976 đã đƣợc thành lập và đã đƣa ra hệ thống điểm số
BMWP/ASPT, (Party/Average Score Per Taxon). Năm 1977 xây dựng chƣơng
trình RIVPACS (River Invertebrate Prediction And Classification System) hệ
thống phân loại và dự báo chất lƣợng môi trƣờng bằng động vật không xƣơng sống
ở sống với mức độ phân loại tới họ và chỉ số chất lƣợng môi trƣờng EQI
(Environmental Quality Index) [7]

14

Wooddiwiss năm 1964 đƣa ra khái niệm khác “Chỉ số sinh học trent” có nội
dung là dùng lƣới tay thu mẫu. Mẫu vật thu bằng tay và bằng chà đạp, phải lấy vật
liệu chứa tất cả động vật không xƣơng sống cỡ lớn [32].
Mohamet (1990) sử dụng cá làm chỉ thị sinh học cho ô nhiễm kim loại nặng
ở sông Nile [32].
Mustow (1997) đã sửa đổi thang tính điểm BMWP – Anh cho phù hợp với
điều kiện miền Bắc Thái Lan gọi là BMWP – Thái [ 32].
Thang tính điểm BMWP – Anh đƣợc De Zwart và Trivedi, 1994
chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện đất nƣớc và nó đƣợc gọi là BMWP – Ấn.
Theo Munir Ziya (2005) thì nhiều kim loại nặng có mặt một cách tự nhiên
trong môi trƣờng biển và là những tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển khi
chúng ở hàm lƣợng cao [32]
1.1.2. Ở Việt Nam:
Từ những năm 1984, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng chỉ số dinh
dƣỡng Nygaard (1949) để đánh giá chất lƣợng nƣớc ở một số thủy vực nội địa Việt
Nam [15]. Năm 1988, tác giả Nguyễn Văn Tuyên đã sử dụng vi tảo và động vật đáy
để đánh giá chất lƣợng nƣớc sông rạch thành phố Hồ Chí Minh [11].
Năm 1989 – 1990, tác giả Phạm Văn Miên dựa trên cấu trúc quần xã, loài ƣu
thế của các nhóm thủy sinh vật để phân vùng, phân loại và đánh giá chất lƣợng

nƣớc trong hệ thống sông rạch thành phố Hồ Chí Minh [11]
Ngoài việc phân tích cấu trúc quần xã, loài ƣu thế, loài chỉ thị tác giả Phạm
Văn Miên và cộng sự còn xác lập chỉ số ô nhiễm, chỉ số tƣơng đồng để đánh giá
chất lƣợng nƣớc. Phạm Văn Miên và cộng sự, 2003 trong chƣơng trình “Nghiên cứu
đề xuất các chỉ tiêu sinh học để giám sát hệ sinh thái thủy sinh thuộc lƣu vực sông
Mê Kông của Việt Nam” đã xác lập danh mục các loài chỉ thị sinh học cho các loại
nƣớc ở vùng Điện Biên, vùng thƣợng lƣu sông Xê Băng Hiên, cao nguyên Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xây dựng chỉ số ô nhiễm Zelinka
và Marvan và hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn hữu cơ 4 bậc cho các thủy vực [12]

15

Nguyễn Xuân Quýnh, xây dựng hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy
vực Hà Nội dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của một số loài hay nhóm loài chỉ thị
thuộc nhóm động vật không xƣơng sống [12]
Nguyễn Xuân Quýnh, 2001 dựa vào hệ thống tính điểm BMWP/ ASPT để
xây dựng quy trình quan trắc và đánh giá chất lƣợng nƣớc bằng động vật không
xƣơng sống cỡ lớn [12]
Đoàn Cảnh, Nguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh, Phạm Đình Trọng ,2004 đã
bổ sung thêm 13 họ mới vào hệ thống tính điểm BMWP – Việt Nam. Năm 2001,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đình Yên, Clive Pinder và
Steve Tilling đã nghiên cứu điều chỉnh hệ thống BMWP trong điều kiện Việt Nam
thành BMWP – Việt Nam [12]
Trần Trƣờng Lƣu, 1997 đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông Thị Vải
dựa vào thành phần loài và mật độ của vi tảo và động vật đáy [12]
Ngoài việc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc bằng các chỉ thị sinh học
hiện nay tại tất cả các nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng việc phân tích các
thông số hóa – lý so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc và mức độ ô nhiễm nƣớc. Ở nƣớc ta Luật Bảo vệ môi trƣờng năm
1993 và bổ sung sửa đổi vào năm 2005 cùng với các bộ luật khác liên quan đến tài

nguyên nƣớc nhƣ Luật thủy sản, Luật Đa dạng sinh học hiện nay đã ban hành và
áp dụng hiệu quả một số quy chuẩn và tiêu chuẩn ngành để đánh giá chất lƣợng
môi trƣờng nƣớc nhƣ Trong lĩnh vực chất lƣợng nƣớc có những tiêu chuẩn,
quy chuẩn nhƣ sau:
+ Chất lƣợng nƣớc, QCVN 03 ; nƣớc mặt, QCVN 08; nƣớc ngầm
QCVN 09; nƣớc biển ven bờ, QCVN 10; chất lƣợng nƣớc mặt Bảo vệ đời
sống thủy sinh, QCVN 38; nƣớc dùng cho thủy lợi, QCVN 39
- Đối với nƣớc thải có những Quy chuẩn quy định nhƣ sau:
+ Nƣớc thải sinh hoạt, QCVN 14; nƣớc thải y tế, QCVN 28; 01 QCVN
cho tất cả các ngành công nghiệp, QCVN 24; 07 Quy chuẩn riêng cho một số
ngành: chế biến cao su 07 riêng cho một số ngành: chế biến cao su thiên

16

nhiên, QCVN 01; chế biến thủy sản, QCVN 11; sản xuất giấy và bột giấy,
QCVN 12; dệt may, QCVN 13; nƣớc rỉ bãi rác, QCVN 25; kho và cửa hàng
xăng dầu, QCVN 29; nƣớc khai thác từ các công trình dầu khí, QCVN 35
1.2. Khái quát những nghiên cứu chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc
khu vực nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ở dải ven biển vịnh Bắc Bộ thuộc
tỉnh Quảng Ninh
Trƣớc sức ép của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội lên môi trƣờng ngày
một gia tăng trong những năm gần đây, một số nghiên cứu liên quan đến môi trƣờng
dải ven biển Việt Nam đã đƣợc thực hiện nhằm giải quyết dung hòa mối quan hệ
giữa phát triển KTXH và bảo vệ môi trƣờng. Với cách tiếp cận là công cụ mô hình,
nhóm tác giả Trần Lƣu Khanh, Nguyễn Đức Cự, Trƣơng Văn Bốn, và nnk, 2005 đã
kết hợp các công cụ toán học và số liệu điều tra khảo sát và thí nghiệm để đánh giá
sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của môi trƣờng tại Vân Đồn – Quảng Ninh và
Cát Bà – Hải Phòng thuộc đề tài Nghiên cứu sức chịu tải, khả năng tự làm sạch môi
trường của một số thủy vực nuôi cá lồng bè, làm cơ sở phát triển hợp lý nghề nuôi
hải sản ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng [31]. Nhóm tác giả đã cho thấy đƣợc

khả năng tự làm sạch, tiếp nhận chất dinh dƣỡng của khu vực nghiên cứu do nuôi
trồng thủy sản qua việc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng và tính toán hệ số ô nhiễm
và hệ số lan truyền chất ô nhiễm, nhƣng qua thống kê các nguồn phát thải từ các
hoạt động của các ngành nghề tại khu vực nghiên cứu chƣa đề cập đến lĩnh vực khai
thác và chế biến thủy sản nhƣ: số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản, các cơ sở chế
biến hải sản khô, chế biến tu hài, nƣớc mắm, chế biến sứa
Huỳnh Tiến Dũng , 2006 nghiên cứu kết hợp các công cụ mô hình và điều tra
khảo sát về chất lƣợng nƣớc trong khu vực nghiên cứu [31], tuy nhiên tác giả mới
chỉ quan tâm đến khả năng hấp thụ các chất dinh dƣỡng, ô nhiễm của một số loài
sinh vật ( thực vật phù du, rừng ngập mặn, cỏ biển, rong biển ) chƣa quan tâm
nhiều đến việc đề xuất các giải pháp trong quản lý môi trƣờng tại các ban, ngành tại
địa phƣơng để phát triển bền vững đầm phá ven biển

17

Khu vực ven biển thuộc huyện Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh cùng với
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà hình thành một hệ tự nhiên giàu tiềm năng về du
lịch sinh thái. Với cảnh quan đặc sắc và những hệ sinh thái biển nhiệt đới với rừng
ngập mặn, bãi triều, rạn san hô, cỏ biển. Trong những năm gần đây, kinh tế Quảng
Ninh đã phát triển nhanh chóng năm 2010 Quảng Ninh trở thành tỉnh đứng thứ 2 có
mức thu ngân sách lớn nhất của cả nƣớc, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ Vân
Đồn và Hạ Long. Nơi đây cũng đã đƣợc xác định là vùng phát triển động lực của
tỉnh với sự tập trung của các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: công nghiệp khai thác và
chế biến than, cảng và giao thông thủy, du lịch dịch vụ, nuôi trồng, khai thác, chế
biến thủy hải sản Tuy nhiên sự phát triển đó làm gia tăng quá trình bồi lắng, suy
giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan bởi các công trình lấn biển, đổ thải đang
là những vấn đề nổi cộm ở khu vực này. Chính vì vậy phát triển kinh tế xã hội nhƣ
thế nào mà vẫn khai thác, phát huy lợi thế tự nhiên của vùng, bảo vệ môi trƣờng là
yêu cầu cơ bản trong chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ninh.

Môi trƣờng biển khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã đƣợc quan
tâm nghiên cứu với nhiều đề tài, dự án, đặc biệt một số công trình nghiên cứu nổi
bật nhƣ: Dự án Nghiên cứu quản lý môi trƣờng vịnh Hạ Long của JICA, 1998, các
công trình đánh giá tác động môi trƣờng cho các dự án thuộc cảng Cái Lân và Cầu
Bãi Cháy [36]. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của các dự án trên chủ yếu là khu
vực Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy và mở rộng tới Cửa Ông và phía Đông đảo Cát Bà,
các thông số nhƣ chất rắn lơ lửng, trầm tích đáy, kim loại nặng đƣợc quan tâm đánh
giá nhiều, dự án nghiên cứu tổng hợp các nguồn ô nhiễm sinh hoạt, công nghiệp
khai thác than và khoáng sản, hoạt động giao thông cảng biển còn lĩnh vực khai
thác và chế biến thủy sản chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu. Một số công trình
nghiên cứu khác chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc,
dự báo ô nhiễm và tính toán sức chịu tải dựa trên phân tích hiện trạng và các quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

18

Đề tài Xây dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho vịnh Hạ Long – vịnh
Bái Tử Long do Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển thực hiện từ năm 2005- 2006
sử dụng mô hình thủy động lực học, thiết lập thông số ban đầu; Xây dựng Mô hình
lan truyền các chất ô nhiễm; Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc; Đánh giá năng
lực tải của môi trƣờng và khả năng tự làm sạch của thủy vực; Nghiên cứu dự báo
;Đề xuất các giải pháp quản lý và kiểm soát chất lƣợng nƣớc khu vực vịnh Hạ Long
– vịnh Bái Tử Long [16] và Đề tài Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề
xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long – Bái Tử Long do Viện
tài nguyên và môi trƣờng biển thực hiện từ năm 2008-2009 do TS. Trần Đức Thạnh
làm chủ nhiệm đề tài nội dung: Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp các tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng khu vực; Đánh giá và dự báo tải
lƣợng các nguồn gây ô nhiễm nƣớc khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Khả
năng tự làm sạch của khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Đánh giá sức tải của
vịnh Hạ Long – Bái Tử Long; Các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng vịnh Hạ

Long – Bái Tử Long [30]. Với nguồn tài liệu phong phú, có hệ thống làm cơ sở để
kế thừa những kinh nghiệm và tài liệu tốt để hoàn thành các mục tiêu và nội dung
của đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước tại khu vực sơ chế sứa ven biển, huyện Vân Đồn – Quảng Ninh”
Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các khu vực chế biến sứa và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc hiện nay là vấn đề mới chƣa
có nghiên cứu, thông qua đề tài này ngoài việc đánh giá chất lƣợng nƣớc, lần đầu
tiên nghề chế biến sứa đƣợc điều tra khảo sát toàn diện, những thông tin định lƣợng
và số liệu tin cậy qua việc thu mẫu và phân tích mẫu nƣớc biển ven bờ và mẫu nƣớc
thải từ các xƣởng chế biến sứa. Các kết quả khoa học của đề tài có giá trị trong quy
hoạch, quản lý và định hƣớng phát triển kinh tế thủy sản tại địa phƣơng gắn liền với
việc bảo vệ, duy trì, phục hồi môi trƣờng sinh thái và tài nguyên sinh vật biển
hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.



19

1.3. Điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu đông bắc Tổ Quốc, đƣợc
đánh giá là vùng động lực có nhiều lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đồng
thời có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh. Với trên 600 hòn đảo, có 12
đơn vị hành chính.
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp với vùng biển các huyện Tiên Yên và Đầm Hà, Hải Hà. Phía
Đông giáp với vùng biển thuộc huyện Cô Tô. Phía Tây giáp với thị xã Cẩm Phả.
Phía Nam là Biển Đông [34]
1.3.1.2. Diện tích tự nhiên
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên là 222.411 ha, trong đó phần đất nổi là

55.320,23 ha, 7.381 ha rừng ngập mặn và 160.000 ha mặt nƣớc biển [34]
1.3.1.3. Về địa hình
Vân Đồn là huyện có địa hình đồi núi –ven biển và hải đảo đa dạng, đồi núi
thấp và đảo đá chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của huyện. Một phần diện tích kiểu
đồng bằng ven biển chiếm 1,5% tổng diện tích toàn huyện. Nhƣ vậy kiểu địa hình
đồi núi chiếm phần lớn các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải
nhỏ hẹp ven bờ trải dài từ bến phà Tái Xá đến xã Hạ Long.
Địa hình địa mạo đáy biển: Nằm giữa các đảo là hệ thống các lạch biển có
địa hình đáy phức tạp, đƣợc hình thành bởi quá trình mài mòn xâm thực và tích tụ
ngầm. Khu vực có 2 hệ thống lạch định hƣớng: Tây Bắc – Đông Nam chia cắt các
đảo chắn ngoài và đạt độ sâu 32m ở giữa hòn Sậu Đông và Đảo Sậu Nam. 20 m ở
giữa đảo Ba Mùn và Quan Lạn ( Cửa Đối). Ở các lạch này, hoạt động xâm thực mài
mòn đáy mạnh mẽ, lộ ra các vật liệu thô và rất thô. Hệ thống lạch theo hƣớng Đông
Bắc Tây Nam tƣơng đối rộng, sâu phổ biến 5-15m, nơi đây diễn ra quá trình hỗn
hợp mài mòn tích tụ. Cấu trúc hình thái bờ đảo không đồng nhất do khác nhau về
thành phần vật chất cấu thành đảo và động lực biển hiện đại. Bờ phía đông các đảo
chắn ngoài cấu tạo từ các đá vụn lục nguyên, tƣơng đối bằng phẳng và dốc, thƣờng

20

xuyên chịu tác động của sóng ở tất cả các mùa, nơi phát triển các dạng địa hình bờ
kiểu vách và bãi tảng[34]
1.3.1.4. Khí hậu thủy văn
* Về Khí hậu: Đặc điểm khí hậu của huyện Vân Đồn chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mƣa và mùa khô.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió
mùa Đông Bắc, nhiệt độ thấp, lƣợng mƣa ít.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nóng ẩm, mƣa nhiều, thƣờng
chịu ảnh hƣởng của bão, lũ.
Hàng năm có khoảng 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hƣởng tới khu vực từ

tháng 9 đến tháng 4. Nhiệt độ giảm 4-50 C thậm chí 100C. Tốc độ gió trung bình 5-
10m/s, cao nhất tới 15m/s [ 29]
* Về thủy văn:
Trong hệ thống sông Đông Bắc Việt nam, sông Tiên Yên, sông Mông
Dƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất đến chế độ thủy văn phần biển Vân Đồn
qua cửa Mô và Cửa Ông. Sông Tiên Yên có chiều dài 82 km bao gồm 7 phụ lƣu
trên lƣu vực rộng 1070 km
2
bắt nguồn từ độ cao 1175m thuộc địa phận Bình Liêu.
Chủ lƣu rộng trung bình 100m và sâu 3m, lƣu lƣợng thấp nhất đạt 28m
3
/h. Các đảo
thuộc Vân Đồn đều có quy mô nhỏ, trên đó không có dòng chảy mặt thƣờng xuyên,
chỉ có suối ngắn và dốc hình thành trong mùa mƣa.
Chế độ thủy triều và mực nƣớc biển: Biển Vân Đồn là khu vực có chế độ
thủy triều nhật triều điển hình với đặc trƣng mỗi tháng có 2 kỳ nƣớc cƣờng và 2 kỳ
nƣớc kém. Mỗi kỳ nƣớc cƣờng từ 11 đến 13 này, mức nƣớc cao nhất có thể cao từ
3,5 đến 4m so với mực nƣớc 0 m HĐ. Mực nƣớc biển tại khu vực vịnh Bái Tử Long
có biên độ dao động lớn nhất nƣớc ta, Mực nƣớc lớn nhất có thể đạt tới 4,8 m
Sóng: Ở vùng biển phía đông, độ cao sóng tƣơng đối lớn, đạt trung bình
0,28m cả năm và trung bình riêng các tháng chƣa tới 1m. Do đƣợc che chắn bởi dãy
đảo Sậu, ba mùn, Minh Châu – Quan Lạn. khu vực ven biển Vân Đồn đƣợc bảo vệ
an toàn khi xảy ra những thiên tai bất thƣờng nhƣ bão và sóng ở biển Đông.

21

- Dòng chảy: Chịu ảnh hƣởng của hải lƣu ven bờ có hƣớng và tốc độ thay đổi
theo mùa. Về mùa Đông, dòng chảy hƣớng Tây- Nam với tốc độ trung bình trong
khoảng 0,25-0,4 m/s. Ngƣợc lại về mùa hè, dòng chảy hƣớng Đông Bắc và tốc độ
nhỏ hơn, trong khoảng 0,15-0,25 m/s. Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các

cửa biển nhƣ Cửa Đối, cửa Vành.
1.3.2. Kinh tế xã hội [34]
1.3.2.1. Một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu:
Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 1,3 nghìn ha; giá
trị thu nhập bình quân đạt 18-25 triệu đồng /ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm
đạt 184,7 triệu đồng ( theo giá cố định năm 1994); tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm.
Sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm 3.040 tấn.
Về thuỷ sản:
Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2009 đạt 14.250 tấn (trong đó khai thác là
10.550 tấn, nuôi trồng là 3.700 tấn) vƣợt 4.250 tấn so với chỉ tiêu đại hội XXI đề ra
và tăng 6.330 tấn so với năm 2005; giá trị tổng sản phẩm là: 1.059 tỷ đồng. Nuôi
trồng thuỷ sản phát triển mạnh; khoa học, kỹ thuật đƣợc ứng dụng rộng rãi trong
sản xuất và nuôi trồng; đặc biệt xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhƣ: nuôi tu hài, ngọc trai, hầu, ốc với tổng diện tích 2.900 ha, tăng 1.233 ha so
với năm 2005 (1.667 ha), kinh phí đầu tƣ nuôi hơn 200 tỷ đồng; nuôi cá lồng bè, với
nguồn vốn trên 10 tỷ đồng; nuôi cấy trai ngọc sản lƣợng 50-60 triệu con/năm. Hiện
nay, trên địa bàn toàn huyện có 1700 phƣơng tiện khai thác thủy sản, trong đó
phƣơng tiện trên 90cv là 75 phƣơng tiện. Tổng số 7.230 lao động.
Chế biến thủy sản: có 1701 lao động tham gia vào lĩnh vực chế biến thủy sản
bao gồm 135 hộ gia đình và 03 công ty chế biến thủy sản (trong đó 01 công ty chế
biến sứa, 01 công ty chế biến nƣớc mắm, 01 công ty chế biến thủy sản đông lạnh).
Năm 2011 sản lƣợng chế biến thủy sản của cả huyện đạt 3185 tấn bao gồm các mặt
hàng mực khô, cá khô, sá sùng, tôm khô, sứa và sản phẩm đông lạnh trong đó sứa
đạt 3000 tấn chiếm 94,12%. Tổng giá trị sản phẩm 152,5 tỷ đồng
Về chăn nuôi:

22

- Tổng đàn trâu 2.290 con, tổng đàn bò 1.215 con, Tổng đàn lợn 10.142 con,
tổng đàn gia cầm 56.124 con. Chăn nuôi ổn định và phát triển; công tác chăm súc,

phòng chống dịch bệnh đƣợc tăng cƣờng, không có dịch bệnh lớn xuất hiện. Tổng
đàn trâu, bò tăng bình quân đạt 10%/năm; tổng đàn gia cầm tăng 12,5%/năm.
Về lâm nghiệp:
Công tác quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng đƣợc quan tâm, thực hiện
tốt các chƣơng trình trồng rừng nhƣ chƣơng trình trồng rừng 661, chƣơng trình
1602, chƣơng trình trồng cây môi trƣờng Trong 5 năm toàn huyện trồng đƣợc
5.601,7 ha rừng tập trung, trung bình mỗi năm trồng 1120,34 ha, tăng 158,6% KH
của nhiệm kỳ; Mật độ che phủ rừng 55% (đạt 96,8% so với kế hoạch); khai thác
nhựa thông đạt bình quân 235,9 tấn/năm.
Về công nghiệp chế biến nông lâm sản:
Trên địa bàn huyện có 1 công ty chế biến gỗ, 1 xí nghiệp chế biến nƣớc mắn;
một số cơ sở nhỏ chế biến chè tại gia đình. Ngoài ra còn có trên 10 cơ sở sản xuất
nƣớc đá lạnh phục vụ chế biến, bảo quản thủy hải sản. Các cơ sở này đã thu hút
hàng trăm lao động nông thôn tham gia.
Về ngành nghề nông thôn:
Tình hình hoạt động ngành nghề nông thôn của huyện Vân Đồn trong những
năm qua nhìn chung phát triển còn chậm, chƣa đồng đều giữa các loại ngành nghề,
chủ yếu là sữa chữa cơ khí; đóng mới và sữa chữa tàu thuyền; chế biến nông, lâm,
hải sản, chế tác ngọc trai. Ngành nghề nông thôn đã thu hút hàng trăm lao động
nông nghiệp tham gia, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng thời gian sử dụng lao động
ở nông thôn.
Về kinh tế hợp tác:
Nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác xã đã góp phần tích cực vào phát triển
kinh tế, nhất là trong nông, lâm, ngƣ nghiệp. Tăng thu nhập, tạo việc làm cho xã
viên xóa đói giảm nghèo. Mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ nhƣng đã thu hút đƣợc
một lƣợng lao động nông thôn tham gia.


23


1.3.2.2 Kết cấu hạ tầng:
- Giao thông: Đã đƣa vào sử dụng trên 20 km đƣờng huyện, trên 140/298 km
đƣờng xã, thôn, xóm đã đƣợc bhóa hóa (chiếm 47%). Hệ thống đƣờng giao thông
nông thôn, miền núi và hải đảo đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, tạo ra một mạng
lƣới giao thông đồng bộ, thông suốt giữa các xã với trung tâm huyện. Góp phần
phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi và hải đảo, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống nhân dân. Số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã là 7 xã (chiếm 64%).
- Thuỷ Lợi: Đã đầu tƣ, đƣa vào sử dụng cụm hồ khe Mai, khe Bòng, Voòng
Tre; Hoàn thành xây dựng và kiên cố hóa 27 km kênh mƣơng tƣới tiêu cấp I, II.
Đến nay đã chủ động tƣới tiêu cho 841 ha (chiếm 63%).
- Hệ thống điện nông thôn: Đã đƣợc quan tâm đầu tƣ tạo điều kiện để điện
khí hóa nông thôn, phục vụ sản xuất và đời sống. Đến nay có 100% số xã trong đất
liền có điện lƣới quốc gia (riêng thôn Đài Chuối xã Vạn Yên, thôn Đồng Cống xã
Bình Dân và Bản Đài Van xã Đài Xuyên là chƣa có điện lƣới quốc gia); 5 xã đảo
dùng điện diezen. Đã hoàn thành bàn giao lƣới điện nông thôn cho ngành điện quản
lý.
- Cơ sở vật chất giáo dục Trên địa bàn huyện hiên có 3 trƣờng THPT, 1
trung tâm dạy nghề và giáo dục thƣờng xuyên, 11 trƣờng THCS, 11 trƣờng tiểu học
và 11 trƣờng mầm non. Cơ sở vật chất trƣờng học đã đƣợc đầu tƣ xây dựng đã tạo
diện mạo mới cho vùng nông thôn của huyện đặc biệt là vùng núi và hải đảo.
- Cơ sở vật chất Y tế: Xây dựng mới và đƣa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa
huyện với 40 gƣờng bệnh, đầu tƣ nâng cấp, xây dựng hầu hết các trạm y tế xã. Hiện
nay 11/11 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
- Cơ sở vật chất văn hoá, thông tin: Nhà văn hóa thôn, bản đã và đang đƣợc
đầu tƣ xây dựng theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đến nay đã có
48/81 nhà văn hóa đang hoạt động (chiếm 59%). Hệ thống phát thanh, truyền hình,
bƣu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng đƣợc các nhu cầu cơ bản của ngƣời
dân. Số máy cố định đạt 12 máy/100 dân.



24

1.4. Nguồn lợi sứa biển ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
1.4.1. Nguồn lợi sứa biển Việt Nam [13]
Trên các vùng biển Việt Nam hiện nay thƣờng xuất hiện 03 loài sứa: Sứa
kinh tế là sứa trắng (Rhopilema hispidum); sứa đỏ (Rhopilema esculentum) và sứa
rô (Crambione mastigophora) tập trung chủ yếu vùng ven biển phía tây vịnh Bắc bộ
và Trung bộ Việt Nam. Mật độ trung bình của sứa trắng ở vùng ven biển phía tây
vịnh Bắc bộ là 2.218 con/km
2
(38,1 tấn/km
2
) và ở ven biển Trung bộ là 506
con/km
2
(5,8 tấn/km
2
). Sứa trắng tập trung ở vùng nƣớc nông ven bờ vịnh Bắc bộ,
nơi có nhiều rạn đá, độ sâu < 20 m, độ muối < 31,0‰ và nhiệt độ nƣớc biển tầng
mặt < 26,0
0
C. Mật độ trung bình của sứa đỏ ở vùng biển Quảng Ninh – Thái Bình là
166 con/km
2
(0,43 tấn/km
2
). Sứa đỏ tập trung ở vùng nƣớc quanh đảo Cát Bà với
mật độ từ 125-207 con/km
2
. Sứa rô chỉ phân bố ở vùng ven biển Trung bộ với mật

độ trung bình 203 con/km
2
(1,1 tấn/km
2
), phân bố tập trung ở vùng ven biển từ
Quảng Ngãi đến bắc Phú Yên và khu vực biển quanh vịnh Cam Ranh. Trữ lƣợng
sứa trắng ở vùng ven biển phía tây vịnh Bắc bộ là 1.222.092 tấn, vùng ven biển
Trung bộ là 37.478 tấn; trữ lƣợng sứa rô ở vùng ven biển Trung bộ là 11.056 tấn;
trữ lƣợng sứa dỏ ở vùng biển Quảng Ninh – Thái Bình là 4.879 tấn. Năng suất đánh
bắt trung bình của sứa trắng đạt 76,1 kg/h ở vùng ven biển phía tây vịnh Bắc bộ và
41,7 kg/h ở vùng ven biển Trung bộ. Năng suất đánh bắt trung bình của sứa đỏ đạt
0,6 kg/h ở vùng biển Quảng Ninh – Thái Bình, sứa rô đạt 5,9 kg/h ở vùng ven biển
Trung bộ
1.4.2. Nguồn lợi sứa biển Quảng Ninh [26]
Quảng Ninh là một trong những vùng biển có trữ lƣợng sứa lớn trong cả nƣớc.
Theo các chuyên gia, Quảng Ninh còn là một trong những vùng biển hiếm hoi chứa
đựng lƣợng sứa ít độc nhất ở Việt Nam hiện nay. Thế nhƣng hành trình đến với
nghề sứa của ngƣời dân Quảng Ninh lại phải nhờ đến những ngƣời bạn láng giềng
Trung Quốc
Trong những năm gần đây nghề khai thác, chế biến và xuất khẩu sứa tại
Quảng Ninh khá phát triển, sứa chỉ xuất hiện theo mùa, rồi chết trong môi trƣờng tự

25

nhiên. Mùa sứa thƣờng bắt đầu từ tháng 2 âm lịch và kết thúc vào tháng 4 hàng
năm. Nhƣng năm đầu nghề khai thác sứa không đƣợc khuyến khích ở Quảng Ninh
vì sự ảnh hƣởng đến môi trƣờng, thậm chí có lúc còn bị cấm. Nhƣng năm 2005 khi
có sự tham gia của các chuyên gia chế biến đến từ Trung Quốc thì nghề khai thác và
chế biến Sứa ở Quảng Ninh bắt đầu lên ngôi. Sứa là món ăn giàu đạt bạch, sinh tố,
iốt, canxi, sắt, phốt pho … Sản phẩm này có vị tƣơi giòn là cho tỳ vị dạ dày dễ tiêu

hóa. Do vậy đến năm 2007 sứa đã thực sự đƣợc coi là loài hải sản có giá trị và nghề
khai thác sứa từ đây đã phát triển, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo
cho ngƣời dân các xã đảo nói riêng và ngƣ dân vùng biển tỉnh Quảng Ninh nói
chung.
1.4.3. Ngƣ trƣờng khai thác sứa [26]
Tại Quảng Ninh có 5 ngƣ trƣờng khai thác chính cụ thể nhƣ sau:
1.4.3.1. Ngư trường vịnh Bái Tử Long.
- Vị trí: Phía Nam giáp với đảo Cống Đỏ, phía Tây giáp dãy đảo hòn Xếp, bờ
phía Bắc là dãy đảo đá Quang Hanh đến bến Do.
- Diện tích ngƣ trƣờng khoảng 90 km
2

- Độ sâu từ 3,8 - 5,3 m trung bình là 4 m
- Địa hình đáy tƣơng đối bằng phẳng, hơi dốc về phía đông có 2 luồng tàu
phía bắc và phía Đông Nam là luồng lạch Buộm sâu 6-8m, luồng hòn đũa sâu 6 -23
m. Chất đáy ngƣ trƣờng chủ yếu là bùn.
- Chế độ thuỷ văn: Thuỷ triều theo chế độ nhật triều đều, biên độ triều lớn
nhất 4,80 m, trung bình 3,4 m. Gió ở ngƣ trƣờng chủ yếu có hai loại; gió đông bắc
từ tháng 11 - 3 năm sau, gió đông nam từ tháng 4-10 hàng năm; tốc độ gió rất nhỏ
trung bình 3,2 m/s.
- Khu vực khai thác sứa từ phía Đông đảo hòn Nét đến khu vực đảo Cống đỏ.
Sản lƣợng khai thác trung bình trên tàu từ 120 – 150 đầu/tàu/đêm. thời gian khai
thác từ cuối tháng 2 âm lịch đến đầu tháng 4 âm lịch hàng năm.
1.4.3.2. Ngƣ trƣờng vịnh Vân Đồn.

×