Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lƣơng Thị Bích Việt K18 - Quản lý môi trƣờng
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lƣơng Thị Bích Việt
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI
NILON CỦA NGƢỜI DÂN NỘI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - Năm 2013
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lƣơng Thị Bích Việt K18 - Quản lý môi trƣờng
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lƣơng Thị Bích Việt
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI
NILON CỦA NGƢỜI DÂN NỘI THÀNH HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Hoàng Ngọc Quang
Hà Nội - Năm 2013
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lƣơng Thị Bích Việt K18 - Quản lý môi trƣờng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Thực trạng và tác hại của việc sử dụng túi nylon 4
1.1.1. Thực trạng của việc sử dụng túi nylon 4
1.1.2. Tác hại của việc sử dụng túi nylon 7
1.2. Luật thuế bảo vệ môi trƣờng và một số văn bản dƣới luật 9
1.2.1. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường 9
1.2.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường 9
1.2.3. Nội dung chính của Luật thuế bảo vệ môi trường 10
1.2.4. Một số văn bản dưới luật 14
1.2.4.1. Luật thuế bảo vệ môi trường 15
1.2.4.2. Nghị định 67/2011/NĐ-CP 16
1.2.4.3. Thông tư 152/2011/TT-BTC 16
1.2.4.4. Nghị định 69/2012/NĐ-CP 16
1.2.4.5. Thông tư 159/2012/TT-BTC 17
1.3. Tình hình thực hiện thuế bảo vệ môi trƣờng áp dụng với túi nilon ở Việt Nam
23
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trƣờng 29
CHƢƠNG 2 31
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 31
2.1.1. Siêu thị BigC 31
2.1.2. Siêu thị Co.op Mart 32
2.1.3. Quận Cầu Giấy 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 33
CHƢƠNG 3: 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lƣơng Thị Bích Việt K18 - Quản lý môi trƣờng
3.1. Kết quả xử lý phiếu điều tra về hành vi sử dụng túi nilon của ngƣời dân nội
thành Hà Nội 37
3.1.1. Thành phần đối tượng khảo sát 37
3.1.2. Thói quen sử dụng túi nilon của người dân 39
3.1.3. Sự hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại của túi nilon của người dân.
42
3.1.4. Mức sẵn lòng của người dân tham gia vào biện pháp, chính sách giảm
thiểu việc sử dụng túi nylon 46
3.1.5. Ảnh hưởng của sự nhận thức và thu nhập (tài chính) đến sự sẵn lòng trả
tiền cho việc sử dụng túi nylon của người dân 48
3.1.6. Hình thức của túi nylon và số tiền mà người dân chịu chi trả cho 1 túi
nylon 50
3.1.7. Mức độ tán thành của người dân đối với việc áp dụng một chương trình
chính sách pháp luật nào của nhà nước phát động nhằm giảm thiểu sử dụng túi
nilon tại chợ/siêu thị 54
3.2. Tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng đến việc hạn chế sử dụng túi nilon
trong cộng đồng dân cƣ nội thành Hà Nội 55
3.2.1. Kết quả xử lý phiếu điều tra từ đối tượng doanh nghiệp siêu thị 55
3.2.2. Kết quả xử lý phiếu điều tra từ đối tượng người dân 58
3.2.3. Nhận xét 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lƣơng Thị Bích Việt K18 - Quản lý môi trƣờng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu khung thuế bảo vệ môi trường 11
Bảng 3.1. Tổng quan về các đối tượng được khảo sát 37
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thói quen sử dụng túi nilon của người dân 39
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thói quen mang theo giỏ/túi xách khi đi chợ hoặc
siêu thị của người dân 40
Bảng 3.4. Lý do không mang theo giỏ/túi xách khi đi chợ/siêu thị 41
Bảng 3.5. Thói quen sử dụng lại túi nilon 42
Bảng 3.6. Sự nhận thức về hiện trạng sử dụng túi nylon trong nội thành Hà
Nội 43
Bảng 3.7. Sự nhận thức về tác hại của túi nilon 44
Bảng 3.8. Loại túi thích hợp thay thế cho túi nylon 45
Bảng 3.9. Phản ứng của người dân khi được yêu cầu trả tiền cho mỗi túi nylon
47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thu nhập và mức sẵn lòng trả tiền của người
dân 48
Bảng 3.11. Tác động của thu nhập đến mức sẵn lòng trả tiền của người dân 49
Bảng 3.12. Hình thức và mức giá của túi nylon 51
Bảng 3.13. Mức độ tán thành của người dân đối với áp dụng chính sách giảm
thiểu việc sử dụng túi nylon 54
Bảng 3.14. Hình thức sử dụng túi nilon trước và sau khi có luật thuế bảo vệ
môi trường của 2 siêu thị 55
Bảng 3.15. Lượng túi nilon sử dụng tại 2 siêu thị trung bình 1 tháng 56
Bảng 3.16. Số lượng túi nilon sử dụng trung bình trong 1 tháng tại 2 siêu thị
57
Bảng 3.17. Chi phí mua túi phát miễn phí cho khách hàng 57
Bảng 3.18. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng của 2 siêu thị 58
Bảng 3.19. Tỷ lệ người dân biết tới Luật thuế bảo vệ môi trường 58
Bảng 3.20. Mức độ sử dụng túi theo tỷ lệ người dân 59
Bảng 3.21. Liên hệ giữa những người hiểu biết luật thuế bảo vệ môi trường
với việc sử dụng túi nilon trong đời sống hàng ngày của họ 59
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 1 K18 - Quản lý môi trường
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Túi nilon khi mới được phát minh, nhân loại coi đó là một phát kiến vĩ
đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, có tính dẻo, dai và được ứng dụng
lớn trong đời sống của con người. Sự tiện dụng của loại vật liệu này góp phần
tiện ích cho con người nhưng vì nó vừa tiện lợi lại chi phí nhỏ nên con người
sử dụng và vứt bỏ tràn ngập nơi nơi.
Tại Việt Nam, ngày nay túi nilon cũng được sử dụng rộng rãi khoảng
20 năm trở lại đây, thay thế hầu hết các loại lá gói truyền thống như lá sen, lá
chuối… bởi nó rất rẻ và tiện dụng trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Theo phân tích của các nhà khoa học Viện công nghệ hoá học Việt
Nam, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường
phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự
tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và
nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, làm ngăn cản quá
trình sinh hóa trong đất diễn ra chậm chạp, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng
trưởng. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống,
rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng; các điểm ứ đọng
nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới nguồn
nước, đất gây mất mỹ quan.
Không chỉ vậy, túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì
việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí
đốt, các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng,
phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 2 K18 - Quản lý môi trường
sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO
2
làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính vì vậy, việc sử dụng túi nilon dường như là một bài toán khó giải
bởi nếu chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất, nước; còn nếu đốt
chúng sẽ tạo ra khí thải mang tính độc hại tới sức khỏe con người nghiêm
trọng như gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá
và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ mặt khác xã hội hiện đại đã phát minh ra
những sản phẩm tiện dụng tiện lợi giúp ích cho loài người vậy mà ta lại đi
ngược lại lịch sử “nói không với sản phẩm túi nilon” thì quả thật là cũng
không phải là một phương án hợp lý tối ưu.
Một yếu tố quan trọng nữa cần phải kể đến đó là tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm của Việt Nam đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn
thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%.
Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon “góp phần” không ít. Đây là một thiệt
hại quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ
cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải
quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ,
đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan,
Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi,
Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả
tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi
nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở
châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có những động thái cấm
nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những
ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 3 K18 - Quản lý môi trường
Trước mối lo ngại sử dụng túi nilon tràn lan ảnh hưởng tới sức khỏe
con người và học tập những chính sách của các nước có liên quan tới vấn đề
này, Việt Nam đã đưa luật thuế bảo vệ môi trường vào áp dụng cho các sản
phẩm có ảnh hưởng tới môi trường trong đó có sản phẩm túi nilon. Luật mới
đưa ra áp dụng nhưng lại gây ra những vướng mắc, bối rối và những bất cập
khi áp dụng luật thuế với sản phẩm túi nilon này. Xuất phát từ thực tiễn đó
cùng với mục tiêu nghiên cứu tìm hướng giải quyết vấn đề, tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài Luận văn “Đánh giá tác động của Luật thuế bảo vệ môi
trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành Hà Nội”.
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
1. Khảo sát được hành vi sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của
người dân nội thành Hà Nội;
2. Khảo sát, đánh giá được tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến việc
hạn chế sử dụng túi nilon trong cộng đồng dân cư nội thành Hà Nội.
Cấu trúc luận văn nhƣ sau:
Luận văn được chia thành ba phần, gồm: mở đầu, ba chương nội dung và kết
luận - kiến nghị. Ba chương nội dung gồm:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 4 K18 - Quản lý môi trường
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng và tác hại của việc sử dụng túi nylon
1.1.1. Thực trạng của việc sử dụng túi nylon
Ngày nay, sản xuất và tiêu dùng đã trở nên phổ biến trong đời sống
hàng ngày của con người; các nhà cung cấp và sản xuất hàng hoá chú trọng
đến việc làm thế nào để người tiêu dùng mua hàng được thuận tiện. Và nó đã
trở nên tràn lan trong sự thiếu kiểm soát của chính phủ về tác hại của những
túi nylon này. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những túi nylon đủ màu sắc và
kích cỡ ở khắp mọi nơi. Người ta có thể dùng túi nylon đựng tất cả những vật
dụng có thể như: quần áo, thức ăn, thức uống, đồ đạc… Cứ tính trung bình
mỗi ngày một gia đình có một người đi chợ mua sắm thức ăn thì có ít nhất 3 -
4 túi nylon được mang về nhà.
Người Việt Nam chúng ta đang tiêu dùng khoảng 30 – 40 kg
nhựa/người/năm, với dân số 86 triệu dân thì số lượng túi nylon được tiêu thụ
mỗi năm ở nước ta là một con số khổng lồ. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh có
khoảng 30 tấn nylon được sử dụng mỗi ngày trong các chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại ở TP.HCM và 34-60 tấn/ngày tương đương từ 5 – 9 triệu túi
nylon/ngày từ các hộ dân. Và hầu như chúng đều được phát thải ra môi
trường, trong đó khu vực phát sinh nhiều nhất là chợ chiếm 70%, kế đến là
siêu thị 25% và cuối cùng là trung tâm thương mại 3%. Đây là những con số
rất đáng báo động.
Kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu
(SCC) vào tháng 09/2008 trên 200 khách hàng tại Hà Nội cho thấy, bình quân
mỗi gia đình sử dụng (được siêu thị/cửa hàng/người bán hàng cấp miễn phí)
11.3 túi nylon/ngày và đại bộ phận số túi này chỉ sau một lần sử dụng bị thải
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 5 K18 - Quản lý môi trường
ra môi trường. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
mà còn lãng phí tiền của người dân và xã hội. Theo tính toán nếu mỗi túi
nylon trị giá trung bình 200 đồng thì với khoảng 800.000 gia đình Hà Nội (cũ)
sẽ thải 9 triệu túi nylon/ngày, 270 triệu túi/tháng, 3240 triệu túi/năm tương
ứng với số tiền bị lãng phí là 1,8 tỷ đồng/ngày, 54 tỷ đồng/tháng, 648 tỷ
đồng/năm. Khảo sát việc sử dụng túi nylon cho thấy, 72% lượng túi nylon
được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương
mại trên địa bàn TPHCM có 93% người mua hàng cần dùng túi nylon. Gần
đây, tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ rác thải là túi nylon và
những cảnh báo về hiểm họa lâu dài cho môi trường đã khiến nhiều người bắt
đầu chú ý đến việc làm sao giảm sử dụng túi nylon. Ngày 26-8-2008, Quỹ Tái
chế chất thải TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tổ chức hội
thảo “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TPHCM hướng
đến xã hội tiêu thụ bền vững”. Quỹ Tái chế chất thải TPHCM đã đưa ra kết
quả khảo sát cho thấy người dân TPHCM đã quá phụ thuộc vào túi nylon khi
93% người đi mua hàng hoàn toàn không đem theo túi vì cho rằng “được phát
miễn phí, tội gì không dùng”. Ngoài ra, 1/4 số này cho rằng sẽ rất bất tiện nếu
phải lỉnh kỉnh xách theo túi từ nhà mỗi khi đi mua sắm.
“Giờ đây, túi nylon có mặt khắp mọi nơi vì nó chiếm được cảm tình
của người tiêu dùng. Đó cũng chính là khó khăn lớn nhất cho việc đưa ra giải
pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon” - TS Nguyễn Văn Quán, Trưởng Khoa
Môi trường – Bảo hộ lao động Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhận xét.
Tình hình tiêu thụ túi nylon tại các siêu thị còn nhộn nhịp hơn. Khách
hàng khi rời siêu thị bao giờ cũng “tay xách nách mang” đủ thứ túi nylon.
Theo bà Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc hệ thống Maximark, toàn hệ thống
siêu thị này (gồm 3 siêu thị) tiêu thụ bình quân 10 tấn nylon/tháng. Nếu tính
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 6 K18 - Quản lý môi trường
trung bình 1kg nylon khoảng 100 túi (bao bì của siêu thị thường dày), mỗi
tháng hệ thống cho ra thị trường khoảng 1 triệu túi và một năm là 12 triệu túi.
Với bảy siêu thị, hệ thống Big C cũng tiêu tốn 20 tấn/tháng, tương
đương 3 triệu túi nylon (150 túi/kg). Bà Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại của
Big C, cho biết đó là siêu thị đã nỗ lực hạn chế sử dụng tràn lan túi nylon.
Tình hình sử dụng túi nylon cũng tỉ lệ thuận với sức mua của khách hàng và
qui mô tại các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Citimart, Fivimart
Người ta đã thống kê được rằng trên thế giới cứ một giây trôi qua thì có
hơn một triệu chiếc túi nylon được thải vào môi trường. Hình ảnh người
người bước ra khỏi cửa hàng, siêu thị hay chợ… với những chiếc túi nylon
lớn nhỏ chắc hẳn đã không còn xa lạ gì nữa. Sử dụng túi nylon là một thói
quen và nhu cầu tất yếu và chúng thường được sử dụng một lần rồi thải ra
môi trường. Ngày càng có nhiều người sử dụng nó một cách vô tội vạ và vứt
thải nó một cách cẩu thả.
Ở Việt Nam, mọi người cũng ngày càng quan tâm hơn đến tác động
tiêu cực của loại túi này, nhưng dường như những lo lắng, bức xúc ấy chưa đủ
mạnh để có thể hạn chế và thậm chí không dùng nữa.
Những số liệu trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi nylon ở
nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu,
“ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình
dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau, đến những vật dụng quần áo, giày
dép đều được bọc gói bằng túi nylon. Và thông thường sau một lần sử dụng,
những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi
khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố. [10]
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 7 K18 - Quản lý môi trường
1.1.2. Tác hại của việc sử dụng túi nylon
Túi nylon là một loại bao bì tiện lợi và phổ biến nhưng song song với
ưu điểm này là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, xã hội, kinh
tế đất nước và cả con người.
Xét từ góc độ cấu tạo khoa học, túi nylon được sản xuất từ nhựa
polythylen (còn gọi là polyme tổng hợp) cấu thành nên PE. Đây là một phần
tử lớn gồm một sợi xích dài các đơn vị nhỏ hơn nối kết với nhau về mặt hoá
học. Các polyme tạo thành nhựa PE để sản xuất ra các túi nylon hay bao bì
nylon được lấy từ các sản phẩm hoá dầu. Nhựa PE là hợp chất có độ thấm
nước nhỏ, tính đàn hồi và độ bền hoá học cao. Đặc điểm này dẫn tới đặc trưng
rất khó phân huỷ của túi nylon. Theo các nhà chuyên môn, tuỳ vào từng loại
chất dẻo mà thời gian phân huỷ 1 chiếc túi nylon có thể dao động trong
khoảng từ 20 năm đến 5000 năm.
Các loại rác thải này khi nằm trong lòng đất tạo thành những kẽ hở len
lỏi xuyên qua hệ thống lọc làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Thêm vào đó, khi
túi nylon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản
ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất. Túi nylon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh,
rạch, gây ngập úng, phá hủy đất nông nghiệp, gia tăng thể tích bãi rác tại các
bãi chôn lấp, gây cản trở việc phân hủy rác, tăng chi phí ngân sách trong việc
xử lý rác, làm tắc nghẽn các dòng chảy, làm chết nhiều loài thủy sinh, làm đất
ngạt thở, là nơi phát tán và trú ngụ của côn trùng, dịch bệnh.
Không những thế, túi nylon còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho
người sử dụng. Khi xử lý loại rác thải này nếu đem đốt ở nhiệt độ bình thường
sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin va Furan là những chất có khả năng gây
ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn
chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 8 K18 - Quản lý môi trường
Các loại túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm
các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây
ung thư phổi. Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nylon có lẫn lưu
huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit
sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi. Ngoài ra, nhiều
người vẫn vô tư dùng túi nylon để đựng cơm, canh và các thực phẩm nóng
khác. Theo các nhà khoa học, khả năng đồ ăn đựng trong túi bị nhiễm độc là
rất cao, đặc biệt là nhiễm chất độc DOP (dioctin phatalat). “DOP là một chất
hóa dẻo, có tác dụng giống như hormon nữ vì thế rất có hại cho nam giới và
trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài,
các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy
thì quá sớm. DOP tồn tại 5 – 10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng”.
Nguy hại hơn là hiểm họa từ các loại túi nylon tái chế. Rất nhiều các
loại túi nylon được tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công,
trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ dẻo và bền
của sản phẩm đang bán rộng rãi trên thị trường tiềm ẩn nhiều hoá chất độc
hại. Các loại túi nylon được sản xuất từ nhựa PP, PE, PS là những loại nhựa
không có tính độc. Tuy nhiên, một số loại túi nylon được làm từ chất dẻo
polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Còn lại
phần lớn các loại túi nylon được sản xuất từ những chất liệu nhựa rất độc hại
với sức khoẻ con người. Trong đó, nhựa PVC là một loại nhựa có tính độc,
không thể dùng sản xuất túi hay các loại khay, hộp đựng thực phẩm. Như vậy,
tình trạng người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng loại rác thải này đã và
đang gây ra những nguy cơ, hiểm hoạ khó lường trước cho môi trường sống
và sức khoẻ của chính họ. Nó đặc biệt nghiêm trọng khi hiện nay, một phần
lớn số rác nylon trong tổng số túi nylon thải ra hàng ngày ở nước ta chưa có
hệ thống công nghệ xử lý hiện đại, khép kín và triệt để. [10]
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 9 K18 - Quản lý môi trường
1.2. Luật thuế bảo vệ môi trƣờng và một số văn bản dƣới luật
1.2.1. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường
Việc ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo các mục
tiêu, yêu cầu sau:
1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát
triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với tình hình kinh tế
hiện nay và những năm tới.
2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần
thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng
nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn.
3. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ,
phù hợp với các qui định của Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các
văn bản pháp luật có liên quan khác; thực hiện cam kết của Chính phủ với
cộng đồng quốc tế.
4. Các quy định trong Luật không quá phức tạp, phải rõ ràng, dễ hiểu,
dễ thực hiện, dễ quản lý.
5. Động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải
quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền
kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. [12]
1.2.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường
Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 Chương, 14 Điều, cụ thể:
Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5). Chương này
xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện
chịu thuế, người nộp thuế bảo vệ môi trường.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 10 K18 - Quản lý môi trường
Chương 2: Căn cứ tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 8). Chương này quy
định các căn cứ tính thuế, xác định thuế, biểu khung thuế bảo vệ môi trường.
Chương 3: Kê khai, tính, nộp và hoàn thuế bảo vệ môi trường (từ Điều
9 đến Điều 11).
Chương 4: Điều khoản thi hành (từ Điều 12 đến Điều 14). [5]
1.2.3. Nội dung chính của Luật thuế bảo vệ môi trường
Một số khái niệm chính
- Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
(sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
- Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên
một đơn vị hàng hóa chịu thuế.
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3
của Luật này.
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể
được quy định như sau:
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập
khẩu là người nộp thuế;
b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than
khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã
được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu
mối thu mua là người nộp thuế.
Căn cứ và phương pháp tính thuế:
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 11 K18 - Quản lý môi trường
- Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và
mức thuế tuyệt đối.
- Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là
số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng
hàng hóa nhập khẩu.
- Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Điều 8 của Luật này.
- Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa
chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây:
Bảng 1.1. Biểu khung thuế bảo vệ môi trƣờng
STT
Hàng hóa
Đơn vị
tính
Mức thuế
(đồng/1 đơn vị hàng
hóa)
I
Xăng, dầu, mỡ nhờn
1
Xăng, trừ etanol
Lít
1.000-4.000
2
Nhiên liệu bay
Lít
1.000-3.000
3
Dầu diezel
Lít
500-2.000
4
Dầu hỏa
Lít
300-2.000
5
Dầu mazut
Lít
300-2.000
6
Dầu nhờn
Lít
300-2.000
7
Mỡ nhờn
Kg
300-2.000
II
Than đá
1
Than nâu
Tấn
10.000-30.000
2
Than an-tra-xít (antraxit)
Tấn
20.000-50.000
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 12 K18 - Quản lý môi trường
3
Than mỡ
Tấn
10.000-30.000
4
Than đá khác
Tấn
10.000-30.000
III
Dung dịch Hydro-chloro-
fluoro-carbon (HCFC)
kg
1.000-5.000
IV
Túi ni lông thuộc diện
chịu thuế
kg
30.000-50.000
V
Thuốc diệt cỏ thuộc loại
hạn chế sử dụng
kg
500-2.000
VI
Thuốc trừ mối thuộc loại
hạn chế sử dụng
kg
1.000-3.000
VII
Thuốc bảo quản lâm sản
thuộc loại hạn chế sử
dụng
kg
1.000-3.000
VIII
Thuốc khử trùng kho
thuộc loại hạn chế sử
dụng
kg
1.000-3.000
Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại khoản 1 Điều 8 Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu
thuế bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây
tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính
thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 13 K18 - Quản lý môi trường
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính
thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính
thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Khai thuế, tính thuế, nộp thuế
1. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng
hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo
tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng
hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập
khẩu.
3. Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất
hoặc nhập khẩu.
Hoàn thuế
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các
trường hợp sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu
sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại
Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên
tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên
tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 14 K18 - Quản lý môi trường
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh
doanh hàng tạm nhập, tái xuất;
4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước
ngoài;
5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu
sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiệu lực thi hành:
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Các quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật này có hiệu lực.
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành:
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản
được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này
để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.[5]
1.2.4. Một số văn bản dưới luật
Tính cho tới thời điểm này, những văn bản pháp luật quy định có liên
quan tới việc sử dụng “túi nilon” được ban hành theo thứ tự như sau:
1. Luật thuế bảo vệ môi trường;
2. Nghị định 67/2011/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, được ban hành
ngày 08 tháng 08 năm 2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2012;
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 15 K18 - Quản lý môi trường
3. Thông tư 152/2011/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi
trường, được ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2012;
4. Nghị định 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản
3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ
môi trường, được ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2012 và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2012.
5. Thông tư 159/2012/TT-BTC của Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ
sung thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành
nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, được
ban hành ngày 28 tháng 09 năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 11 năm 2012;
Sau đây tôi xin trình bày thứ tự và quy định chi tiết về đối tượng “túi
nilon” thuộc diện chịu thuế còn việc tính thuế, nộp thuế, khai thuế và hoàn
thuế trong các văn bản đã nêu rất chi tiết.
1.2.4.1. Luật thuế bảo vệ môi trƣờng
- Tại khoản 3 Điều 2 Chương 1 định nghĩa “Túi ni lông thuộc diện chịu
thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là
túi nhựa xốp”.[5]
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 16 K18 - Quản lý môi trường
1.2.4.2. Nghị định 67/2011/NĐ-CP
- Tại Khoản 3 Điều 2 chương 1 của nghị định nêu “Đối với túi ni lông
thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế
bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn
HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen)
hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn
hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.[6]
1.2.4.3. Thông tƣ 152/2011/TT-BTC
- Tại Khoản 4 Điều 1 Chương 1 khẳng định lại “Túi ni lông thuộc diện
chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn
HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen)
hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn
hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường”.[8]
1.2.4.4. Nghị định 69/2012/NĐ-CP
- Tại Điều 1 của Nghị định đã nêu:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày
08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường như sau:
“3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại
Khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa
mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng
sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 17 K18 - Quản lý môi trường
polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear
low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông
đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình
dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu
để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công
ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản
xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch
vụ đóng gói.”[7]
1.2.4.5. Thông tƣ 159/2012/TT-BTC
Là Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2011/TT-BTC sau khi có
Nghị định 69/2012/NĐ-CP. Thông tư có nêu:
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 nhƣ sau:
“4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa
mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng
sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density
polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear
low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông
đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 18 K18 - Quản lý môi trường
quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình
dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu
để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công
ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi
ni lông) để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản
xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg
bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc
khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử
dụng để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng
cho thì người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế
bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi
ni lông), doanh nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để
đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công
ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói), nếu doanh nghiệp A chỉ
sử dụng 20 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30kg bao bì
để trao đổi, 40kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 10kg bao bì để tặng cho thì
doanh nghiệp A phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 80 kg bao
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 19 K18 - Quản lý môi trường
bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và bị xử lý theo quy định
của pháp luật về quản lý thuế.
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người
sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm
dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người
sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm
áo sơ mi (sản phẩm áo sơ mi do doanh nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc
mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 200 kg bao bì nêu trên không
thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam
kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì
người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người
sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì sản xuất để đóng gói sản
phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm), sản phẩm
giầy do doanh nghiệp B, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ
đóng gói thì nếu doanh nghiệp B chỉ sử dụng 50 kg bao bì để đóng gói sản
phẩm giầy và đã sử dụng 20kg bao bì để trao đổi, 30kg bao bì để tiêu dùng
nội bộ, 40kg bao bì để tặng cho, 60kg bao bì bán cho doanh nghiệp C thì
doanh nghiệp B phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp đối với 150 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Lương Thị Bích Việt 20 K18 - Quản lý môi trường
bộ, tặng cho, bán cho Doanh nghiệp C và bị xử lý theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế.
a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này
không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
Ví dụ 5: Siêu thị A hoặc cửa hàng B mua trực tiếp 100 kg túi ni lông
của doanh nghiệp C (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu), trong đó 50 kg
túi ni lông để đựng hàng hoá do siêu thị A hoặc cửa hàng B bán ra cho khách
hàng và 50 kg túi ni lông để đóng gói sản phẩm (sản phẩm do Siêu thị A hoặc
cửa hàng B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ
đóng gói) thì 50 kg túi ni lông để đựng hàng hoá trong trường hợp này không
phải là bao bì đóng gói sẵn hàng hoá.
b) Bao bì sản xuất hoặc nhập khẩu được xác định là bao bì đóng gói sẵn
hàng hoá quy định tại tiết a2 và a3 điểm a khoản này phải có các giấy tờ sau:
b1) Đối với bao bì do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất (gọi tắt
là người sản xuất bao bì):
- Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì đó
sản xuất hoặc gia công ra thì người sản xuất bao bì phải có Bản chính văn bản
cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao bì và
đóng dấu (nếu người sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì
để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì
(trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng bao bì sản xuất, số lượng sản phẩm dự
kiến sản xuất hoặc gia công ra, số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng
bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm).
- Trường hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do người sản xuất bao bì
mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì ngoài Bản chính
văn bản cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người sản xuất bao