Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

trình bày và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.72 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đang là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất hiện
nay, một trong số đó là vấn đề về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế. Ô
nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra trong những năm gần đây đang là mối lo ngại
của xã hội, nó không chỉ tác động xấu tới môi trường mà còn gây ra những tác hại lâu
dài đối với đời sống và sức khỏe người dân. Với mong muốn tìm hiểu để có một cái nhìn
cụ thể hơn về vấn đề này, sau đây bài viết xin được trình bày và đánh giá thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ
sở y tế.
NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế
Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Luật BVMT) quy định về bảo vệ môi
trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế khác như sau:
“1. Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi
trường sau đây:
a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường
xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn;
c) Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng
bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải
y tế gây ra;
đ) Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ
các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.
2. Bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện
pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước.
Bệnh viện, cơ sở y tế khác xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm không
được đặt trong khu dân cư.
3. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp
ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật


này và pháp luật về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
4. Người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên quan đến
chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch
bệnh từ chất thải y tế.
5. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh
giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, cơ sở y tế khác; đề ra biện pháp giải quyết ô
nhiễm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với
bệnh viện và cơ sở y tế khác”.
Từ quy định trên có thể thấy vấn đề bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế đã được
pháp luật cụ thể hóa thông qua Điều 39 Luật BVMT, nội dung chủ yếu của điều luật này
được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau đây:
1. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế
Khoản 1 Điều 39 Luật BVMT 2005 quy định bệnh viện và các cơ sở y tế khác
phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường. Các yêu cầu này chủ yếu liên quan đến
vấn đề quản lý chất thải y tế. Sau đây, bài viết xin được trình bày một số vấn đề chung
về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế.
Thứ nhất, về khái niệm chất thải y tế
Chất thải y tế hay còn gọi là chất thải bệnh viện nằm trong nhóm liệt kê danh mục
các loại chất thải nguy hại. Theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 (sau đây gọi là Quy chế quản lý chất
thải y tế) của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: “Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí
được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường”
2
(khoản 1 Điều 3), “chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy
an toàn” (khoản 2 Điều 3).
Chất thải y tế có thể phát sinh từ thực tế y khoa, nha khoa, thú y hoặc tương tự và
các chất thải phát sinh trong các bệnh việc hoặc các cơ sở khác trong quá trình nghiên

cứu chữa chạy cho các bệnh nhân hoặc các dự án nghiên cứu. Các hoạt động này sản
sinh ra một lượng chất thải y tế khổng lồ, trong đó ảnh hưởng tiêu cực nhất là chất thải y
tế nguy hại. Những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường
và sức khỏe con người.
Thứ hai, những vấn đề chung về quản lý chất thải y tế
Khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải y tế quy định: “Quản lý chất thải y tế là
hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực
hiện”. Các chu trình này không đứng riêng lẻ mà gắn kết với nhau. Để tiêu hủy triệt để
chất thải y tế thì không thể bỏ sót bất cứ khâu nào tử thu gom, vận chuyển, lưu giữ đến
xử lý, tiêu hủy.
Quy chế quản lý chất thải y tế cũng quy định:
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế (khoản 7 Điều
3); Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý
ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy (khoản 8 Điều 3); Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc
tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi
vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy (khoản 9 Điều 3); Xử lý và tiêu hủy chất thải là
quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối
với sức khỏe con người và môi trường (khoản 10 Điều 3).
Thứ ba, các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
quản lý chất thải y tế
Hoạt động quản lý chất thải y tế không thể đạt được hiệu quả cao nếu thiếu những
quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào chu trình xử lý chất thải
y tế. Cụ thể như sau:
Một là, đối với chủ nguồn thải:
3
Chủ nguồn thải chất y tế là tổ chức, cá nhân có hành vi phát thải vào môi trường.
Chủ nguồn thải y tế là các cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế. Chủ nguồn thải phải có
trách nhiệm giảm thiểu và phân loại ngay từ nguồn. Việc “giảm thiểu” là trách nhiệm

đứng hàng cao nhất trong chu trình quản lý chất thải y tế. Nó được xác định là giảm tới
mức tối thiểu lượng chất thải y tế sinh ra. Giảm thiểu chất thải cũng có nghĩa là phải sử
dụng tất cả những nguồn tài nguyên vốn có và tập trung vào ngăn ngừa chất thải
1
. Ngoài
ra việc phân loại chất thải y tế với chất thải thông thường phát sinh trong các hoạt động y
tế cũng là một trách nhiệm mà chủ nguồn thải phải thực hiện nghiêm túc. Theo quy định
của Quy chế quản lý chất thải y tế, các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong
chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông
thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại
(khoản 3 Điều 14). Các chủ nguồn thải phải luôn luôn có biện pháp đề phòng cảnh giác
và cần thiết có phương án đối phó với các sự cố xảy ra trong chu trình xử lý chất thải y
tế.
Hai là, đối với chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế:
Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế là tổ chức, cá nhân có điều kiện
thực hiện việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế và có đăng ký thực hiện việc
thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế (được phép thực hiện việc thu gom, vận
chuyển, lưu giữ). Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ được quy định cụ thể tại chương 4
từ Điều 13 đến Điều 16 của Quy chế quản lý chất thải y tế. Đặc biệt khâu vận chuyển
được quy định thêm tại chương 5 của Quy chế này, theo đó các cơ sở y tế ký hợp đồng
với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Trường hợp
địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách pháp nhân vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế thì
cơ sở y tế phải báo cáo với chính quyền địa phương để giải quyết.
Ba là, đối với chủ xử lý, tiêu hủy chất thải y tế:
Chủ xử lý, tiêu hủy chất thải y tế là các tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc
xử lý, tiêu hủy chất thải y tế. Quy chế quản lý chất thải y tế đã quy định cụ thể việc xử
lý, tiêu hủy chất thải y tế đối với từng loại chất thải riêng biệt như chất thải rắn, nước
thải, khí thải.
Như vậy, có thể thấy, trách nhiệm xử lý chất thải y tế trước hết thuộc về người
phát thải, đây là chủ thể đứng đầu trong việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trách

nhiệm xử lý triệt để và toàn vẹn chất thải y tế. Các chủ thể còn lại là những chủ thể tham
1
Phạm Kim Thoa, Một số vấn đề pháp lý về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, 2004, trang 24.
4
gia trực tiếp vào quá trình xử lý chất thải y tế. Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý
đều phải tiến hành theo quy định của pháp luật và không được phép có bất cứ sự tùy tiện
nào. Vì vậy, với tư cách của mình, các đối tượng tham gia vào quá trình tiêu hủy chất
thải y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt và triệt để.
2. Trách nhiệm của bệnh viện, cơ sở y tế trong vấn đề bảo vệ môi trường đối
với bệnh viện, cơ sở y tế
Hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế luôn sản sinh ra lượng
rác thải lớn nguy hại. Khoản 2, 3 và 4 Điều 39 Luật BVMT quy định về trách nhiệm của
bệnh viện, cơ sở y tế trong vấn đề bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế như
sau:
Một là, bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện
pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước. Bệnh viện, cơ sở y tế khác xây dựng mới điều
trị các bệnh truyền nhiễm không được đặt trong khu dân cư.
Bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm
2007 được định nghĩa là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động
vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (khoản 1 Điều 2). Khi điều trị những
loại bệnh này, bệnh viện và các cơ sở y tế cần phải có các biện pháp cách ly khu dân cư,
nguồn nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hai là, các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp
ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật
BVMT và pháp luật về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ. Các tổ chức, cá nhân được
quy định tại điều luật này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hạt nhân,
an toàn bức xạ điện từ. An toàn hạt nhân, an toàn bức xạ phải nhằm các mục đích:
Không gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật; Không gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng xấu đến các thành phần môi trường; Không gây sự cố, thảm họa môi trường
(khoản 3 Điều 89 Luật BVMT).

Ba là, người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên quan đến
chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch
bệnh từ chất thải y tế.
3. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường đối với
bệnh viện, cơ sở y tế
Khoản 5 Điều 39 Luật BVMT quy định: “Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ
5
đạo, tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, cơ
sở y tế khác; đề ra biện pháp giải quyết ô nhiễm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế khác”.
Điều 32 Quy chế quản lý chất thải y tế cũng quy định: “Bộ Y tế xây dựng chương
trình, tài liệu đào tạo về quản lý chất thải y tế để áp dụng thống nhất trong các cơ sở y tế;
Đưa nội dung quản lý chất thải y tế vào chương trình đào tạo trong các trường y, dược;
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến và phù hợp cho việc xử lý và tiêu hủy chất
thải y tế.
Các cơ sở y tế tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế cho tất
cả cán bộ viên chức của đơn vị và các đối tượng có liên quan, hướng dẫn người bệnh và
gia đình người bệnh việc phân loại chất thải y tế theo quy định”.
Về trách nhiệm quản lý chất thải y tế, ngoài việc quy định trách nhiệm của người
đứng đầu các cơ sở y tế, Quy chế quản lý chất thải y tế còn quy định trách nhiệm của các
chủ thể khác như Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ
trưởng các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm
quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế của cơ sở và các đơn vị trực thuộc
trình Bộ trưởng Bộ chủ quản, Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế với chức năng và nhiệm
vụ cụ thể.
4. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở
y tế
Trong thời gian qua, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế
đã được xây dựng, sửa đổi bổ sung thông qua các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan đến quản lý môi trường ngành y tế, cụ thể như ban hành Quy chế quản lý chất thải
y tế mới (Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 thay thế cho Quy chế Quản lý chất thải y tế được
ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của
Bộ trưởng Bộ Y tế); Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong
các cơ sở khám chữa bệnh; Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật các phương tiện thu gom, vận
chuyển chất thải y tế Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc có được cách thức
quản lý hiệu quả với sự quy định khá chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý
với những quyền hạn, nghĩa vụ cụ thể của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về các quy định chế tài, hiện nay chúng ta có các văn bản quan trọng như Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008), Bộ luật
6
hình sự 1999 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009); Nghị định của Chính phủ
số117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải
nguy hại và đặc biệt là Nghị định số 45/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y
tế vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý chất thải y tế
còn chưa nhiều, còn quy định chung chung, rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Thứ hai, về hình thức chế tài được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan
đến bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế:
Mặc dù Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định khá chi tiết về các hành
vi vi phạm cũng như biện pháp xử lý với mức phạt tăng lên rất nhiều lần so với quy định
trước đây. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hình thức chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Thực tiễn áp dụng một số quy định về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đối với
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Các quy định
về trách nhiệm xác định, giám định, đền bù định, đền bù thiệt hại còn chưa rõ ràng và

không khả thi. Vì vậy, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp thay bằng việc đầu tư trang
thiết bị xử lý chất thải bằng việc chấp nhận các hình thức xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật
2
.
II. Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện,
cơ sở y tế
1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung, công tác xử lý chất thải y tế trong những năm qua đã thực sự đạt
được những bước tiến bộ đáng kể. Thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện công tác bảo vệ môi trường y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế và
cộng đồng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Các bệnh viện, cơ sở y tế luôn chú trọng
cũng như đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn nguy hại. Hiện có tới 95,6 bệnh viện,
cơ sở y tế tuyến tỉnh đã thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chủ yếu gồm công nghệ đốt
và công nghệ không đốt. Theo thống kê, có gần 80% bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước
2
Tinh-hinh-thi-hanh-phap-luat-trong-linh-vuc-bao-ve-
moi-truong.aspx
7
đang vận hành công nghệ đốt trong xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
3
. Nhiều bệnh viện
tuyến tỉnh đã và đang xử lý hiệu quả chất thải rắn y tế nguy hại, không gây ô nhiễm môi
trường. Lượng thải rắn được xử lý, thu gom nhiều đã góp phần tạo nên môi trường bệnh
viện trong lành, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Thành quả này chính
là nhờ sự quan tâm đầu tư thường xuyên của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban
ngành chức năng trong tỉnh với hoạt động xử lý rác thải của ngành y tế.
2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh đó, tình hình vi phạm các quy định về quản lý, xử lý rác thải y tế tại hầu
hết các bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước cũng xảy ra tương đối phổ biến. Hiện nay chỉ

có khoảng trên 20% bệnh viện, cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, hầu
hết rác thải chưa được quản lý và xử lý theo quy chế xử lý chất thải y tế
4
. Nhiều loại rác
thải y tế nguy hại như bệnh phẩm, vỏ chai, dây truyền dịch, bom kim tiêm đã qua sử
dụng để lẫn lộn với rác thải thông thường. Thậm chí, ở một số bệnh viện còn cho phép
thu gom để bán cho cơ sở tái chế để tận thu. Một mặt vì các cơ quan chức năng chưa
thực hiện hết trách nhiệm của mình, mặt khác hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị máy móc của các cơ sở thực hiện chức năng xử lý rác thải y tế chưa đáp ứng
được yêu cầu của hoạt động này, việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị, giải pháp về công
nghệ cho các hoạt động bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu; mạng lưới cán
bộ làm công tác bảo vệ môi trường ngành y tế chưa được kiện toàn, năng lực cán bộ (đặc
biệt tại địa phương) chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; cơ chế chính
sách về bảo vệ môi trường chưa hoàn chỉnh, đặc biệt chưa có một kế hoạch tổng thể về
triển khai công tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế
5
.
Mặt khác, việc triển khai thực hiện các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nói
chung và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng của các bệnh viện chưa
thực sự nghiêm túc tại một số bệnh viện. Nhận thức của lãnh đạo các bệnh viện cũng
như các cán bộ trực tiếp làm công tác thu gom, xử lý chất thải bệnh viện còn hạn chế,
vẫn còn diễn ra tình trạng các bệnh viện chây ỳ, không tích cực xử lý ô nhiễm và có biểu
hiện đối phó với cơ quan chức năng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý
và xử lý chất thải y tế. Bên cạnh đó cũng khó quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng
đầu bệnh viện khi chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm. UBND các tỉnh lại thường không xử
3
/>tinh/aspx
4
Tinh-hinh-thi-hanh-phap-luat-trong-linh-vuc-bao-ve-
moi-truong.aspx

5
/>8
phạt các bệnh viện khi các cơ sở này vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường, do kinh phí để nộp phạt lại được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Một số cơ sở y tế tiến hành việc thu gom chất thải y tế bừa bãi, không phân loại rõ
ràng các loại chất thải y tế để có cách thức xử lý phù hợp. Theo tính toán, con số 350 tấn
chất thải rắn và 150 mét khối chất thải lỏng phát sinh từ các cơ sở y tế hiện nay sẽ tăng
lên 600 tấn và 300 mét khối mỗi ngày vào năm 2015
6
. Chất thải y tế gia tăng nếu không
được xử lý tốt sẽ trở thành gánh nặng đối với sức khỏe con người và môi trường.
III. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế
1. Giải pháp pháp lý
Trước hết, cần ban hành các tiêu chuẩn môi trường về xử lý chất thải y tế
Một trong những biện pháp hữu hiệu trong xử lý, tiêu hủy chất thải rắn nguy hại
nói chung, chất thải y tế nguy hại nói riêng là phương pháp đốt vì nhiệt độ cao sẽ tiêu
hủy triệt để các chất thải nguy hại. Lò đốt chất thải y tế cần phải thiết kế, chế tạo, nhập
khẩu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo khuyến nghị của WHO. Các lò đốt này cần đạt chỉ tiêu
môi trường trong quá trình hoạt động, chỉ tiêu về kinh tế phù hợp với điều kiện tài chính
trong hoàn cảnh của Việt Nam. Song song với giải pháp xử lý chất thải rắn y tế bằng
phương pháp đốt, cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cho các thiết bị xử lý chất
thải y tế khác bằng phương pháp chiếu xạ dùng vi sóng… Để nâng cao năng lực và kỹ
năng của người vận hành lò đốt chất thải rắn y tế cần xây dựng và ban hành tiêu chuẩn
kỹ thuật vận hành lò đốt chất thải y tế.
Ngoài ra, cũng cần có thêm một số tiêu chuẩn áp dụng cho việc quản lý chất thải
y tế từ khi nó được tạo ra cho đến địa điểm thải bỏ cuối cùng. Các tiêu chuẩn này sẽ xác
định các vấn đề có tính pháp lý một cách toàn diện trong chu trình xử lý chất thải y tế
như kỹ thuật vận hành, sản phẩm, làm sạch, phương tiện chất chứa, đổ bỏ chất thải.
2. Giải pháp khác
Một là, giải pháp về kinh tế tài chính

Để tạo ra những bước ngoặt mới trong công tác quản lý chất thải y tế, cần tận
dụng tối đa các nguồn lực khác nhau. Cơ chế tài chính đúng đắn sẽ là cơ sở để hiện thực
hóa chủ trương đã đề ra. Trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế, cần tuân theo nguyên tắc:
phải đảm bảo có đủ chi phí để vận hành bộ máy thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y
tế tiến tới tạo một nguồn quỹ ổn định để có thể đáp ứng những công việc bức thiết nhất
6
/>9
liên quan đến lĩnh vực này. Muốn làm được điều đó cần sử dụng các công cụ linh hoạt
như thuế, phí, lệ phí…
Một số hình thức của công cụ khuyến khích kinh tế chủ yếu là:
- Thu tiền phạt với các hoạt động gây ô nhiễm. Các phí này trực tiếp đánh vào chủ
thể có chất thải y tế tại điểm sinh ra hoặc tại nơi tiêu hủy.
- Có thể tiến hàn thu thuế nguyên liệu đã qua sơ chế, đánh thuế trực tiếp vào các
sản phẩm có khả năng gây nguy hại đối với môi trường, đánh thuế vào những mặt hàng
xuất nhập khẩu có khả năng gây ô nhiễm môi trường chứa nhiều chất thải y tế độc hại ví
dụ như các loại thuốc gây độc tế bào…
Ngoài những công cụ kinh tế nêu trên, có thể tận dụng nguồn vốn thông qua chính
sách ưu tiên và sự phân bố hợp lý ngân sách, vốn nước ngoài, vốn vay với lãi suất ưu
đãi để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý chất thải y tế. Hoạt động này sẽ
thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào những dự án xử lý chất thải y tế thông quan sự hỗ trợ
của các nguồn vốn vay.
Hai là, giải pháp khoa học công nghệ
- Tăng khả năng thu gom chất thải bằng cách tăng cường và đổi mới trang thiết bị
để theo kịp lượng chất thải y tế gia tăng, đồng thời cải thiện mức độ phục vụ và mở rộng
phạm vi thu gom như trang bị các xe tải nhỏ để phục vụ các đường phố hẹp. Cần khuyến
khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch. Bất kỳ một sự thay đổi nào theo hướng
hiện đại hóa về thiết bị, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất dẫn tới giảm thiểu chất
thải nói chung và chất thải rắn nói riêng đều được coi là sản xuất sạch hơn và phải được
khuyến khích kịp thời.
- Cần chú trọng các giải pháp sử dụng tối đa nguyên liệu, thay đổi công thức sản

phẩm, giảm các vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng
để giảm thiểu chất thải rắn y tế ngay từ nguồn. Mặt khác cần quan tâm đến việc tái sử
dụng và tái chế các chất thải rắn y tế. Khuyến khích các cơ sở tái chế tái chế chất thải y
tế bằng cách thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản
xuất dưới dạng nguyên liệu ban đầu hoặc sản phẩm mới.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các
quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế, có thể thấy đây là một vấn
đề cấp bách, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Qua đó cũng thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh việc quản lý chất thải y
10
tế một cách hiệu quản nhất nhằm hạn chế một cách tối đa những tác hại của nó tới môi
trường và đời sống người dân. Mong rằng, pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và
bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế nói riêng sẽ luôn đi sâu, đi sát vào thực
tiễn và phát huy được hết vai trò là một biện pháp hữu hiệu trong hoạt động bảo vệ môi
trường hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011.
2. Đại học Huế, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2007.
3. Phạm Kim Thoa, Một số vấn đề pháp lý về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội,
Khóa luận tốt nghiệp, 2004.
4. Lê Thị Thúy Hằng, Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp, 2011.
5. Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
6. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về quy chế
quản lý chất thải y tế.
7. Tinh-hinh-thi-

hanh-phap-luat-trong-linh-vuc-bao-ve-moi-truong.aspx
8. />nguy-hai-tai-mot-so-co-so-y-te-tuyen-tinh/aspx
9. />va-giai-phap-khac-phuc/82/3583708.epi
10. />Module=Site&Function=News&Id=1442
11

×