Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng nước thải khu công nghiệp sông công đến chất lượng nước suối văn dương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 77 trang )



i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
**************





Nguyễn Thị Thanh Huệ




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC













Hà Nội - 2012


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
**************





Nguyễn Thị Thanh Huệ



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG NƢỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải






Hà Nội - 2012


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nước và những vấn đề môi trường liên quan 3
1.2. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước và trên thế giới 5
1.3. Vấn đề môi trường khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 11
1.4. Ảnh hưởng của việc nguồn nước bị ô nhiễm 11
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Sông Công 13
1.5.1. Điều kiện tự nhiên 13
1.5.1.1. Vị trí địa lý 13
1.5.1.2. Địa hình, địa mạo 15
1.5.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn 15
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội 18
1.5.2.1. Điều kiện kinh tế 18
1.5.2.2 Điều kiện xã hội 19
1.5.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 21
1.5.2.4. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công 22
1.6. Đặc điểm suối Văn Dương 28

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Hiện trạng chất lượng nước thải Khu công nghiệp Sông Công 36
3.2. Ảnh hưởng nước thải khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước suối
Văn Dương 51
3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước suối Văn Dương 51
3.2.2. Diễn biến chất lượng nước suối Văn Dương 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 60
2. Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Tên ký hiệu
1
BVMT
Bảo vệ Môi trường
2
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
3
COD

Nhu cầu oxy hóa học
4
CP
Cổ phần
5
DO
Lượng oxy hòa tan
6
KCN
Khu công nghiệp
7
HST
Hệ sinh thái
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
10
KCN
Khu công nghiệp



v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 6
Bảng 2. Đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp (trước xử lý) 8

Bảng 3. Diện tích, dân số, mật độ dân số 2009 21
Bảng 4. Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Sông Công năm 2009 23
Bảng 5. Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Sông Công 25
Bảng 6. Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu 34
Bảng 7. Đặc thù ô nhiễm trong nước thải của một số cơ sở hoạt động trong KCN
Sông Công 37
Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông Công trước
khi chảy vào suối Văn Dương 38
Bảng 9. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp 40
Sông Công vào mùa mưa 40
Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải Công ty cổ phần đầu tư và thương
mại TNG 41
Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải nhà máy kẽm điện phân 42
Bảng 12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải Công ty TNHH Titan Hoa Hằng
tại điểm thoát nước mưa của Công ty ra cống thoát nước KCN Sông Công 43
Bảng 13. Ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận từ nước mưa chảy tràn của một số
nhà máy trong khu công nghiệp 45
Bảng 14. Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông
Công qua các năm từ năm 2005 đến 2010 47
Bảng 15. Kết quả phân tích chất lượng nước Suối Văn Dương trước và sau điểm
tiếp nhận nước thải KCN Sông Công 52
Bảng 16. Diễn biến chất lượng nước suối Văn Dương 55




vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Đồ thị thể hiện tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ) thời gian qua 6

Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc 8
Hình 3. Vị trí địa lý thị xã Sông Công 13
Hình 4. Vị trí suối Văn Dương 30
Hình 5. Trên suối Văn Dương trước điểm tiếp nhận nước thải KCN Sông Công 31
Hình 6. Trên suối Văn Dương sau điểm tiếp nhận nước thải KCN Sông Công 31
Hình 7. Vị trí lấy mẫu nước thải và nước mặt trên suối Văn Dương 35
Hình 8. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Zn trong nước thải KCN Sông Công qua các
năm 49
Hình 9. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH
4
-N trong nước thải khu công nghiệp Sông
Công qua các năm 49
Hình 10. Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải khu công nghiệp Sông
Công qua các năm 50
Hình 11. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliform trong nước thải khu công nghiệp
Sông Công qua các năm 50



1
MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, từ đó đưa nước ta thành nước phát triển. Các ngành công nghiệp của
Việt Nam đang trên đà lớn mạnh, với rất nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau, tuy nhiên mặt trái của nền công nghiệp phát triển đó chính là tình trạng ô
nhiễm môi trường. Hậu quả này gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…
khu vực sản xuất và xung quanh. Việt Nam có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất; các khu công nghiệp này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng. Tuy
nhiên điều đáng nói nhất là tốc độ phát triển kinh tế “nóng” của các khu công

nghiệp, khu chế xuất này đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Tại
các khu công nghiệp công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đồng bộ,
nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả thải, nhiều khu
công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi được tái lập từ năm 1997. Mặc dù
địa bàn có lợi thế nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, nhưng Thái Nguyên vẫn được coi
là tỉnh có điểm xuất phát thấp. Để tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội lãnh đạo tỉnh
đã chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp mà tập trung chủ yếu ở một số khu
vực: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, khu vực Quang Sơn - La Hiên…
Khu công nghiệp Sông Công là khu công nghiệp của tỉnh được hình
thành từ cuối năm 1999 và được khởi công xây dựng vào năm 2000. Đây là khu
công nghiệp hoạt động theo Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ.
Theo quy hoạch được phê duyệt, khu công nghiệp có tổng diện tích là 320 ha,
nằm kề bên quốc lộ 3, cách ga Lương Sơn 500m, cách cảng đường thuỷ Đa
Phúc 17km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km [4].
Khu công nghiệp Sông Công I hiện đang hoạt động với 26 nhà máy xí nghiệp
bao gồm các ngành: vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, lắp ráp bao bì, may mặc điện
tử, … (Bao gồm cả khu A và khu B). Góp phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế
của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy mới hình thành
nhưng môi trường khu công nghiệp đang trở thành vấn đề khá bức xúc của vùng,


2
trong đó đáng quan tâm là nước thải khu công nghiệp. Một lượng lớn nước thải sản
xuất của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp chưa được xử lý đảm bảo tiêu
chuẩn xả trực tiếp vào suối Văn Dương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc trên, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
nước thải khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước suối Văn Dương,
tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá những ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động sản

xuất công nghiệp khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước nguồn tiếp
nhận. Từ có có những đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng từ những hoạt động đó đến
chất lượng nước suối Văn Dương.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nƣớc và những vấn đề môi trƣờng liên quan
Tài nguyên nƣớc là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt.[1]
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu
nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho
nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Các hệ sinh thái nước ngọt
mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái
biển và đất liền.[1]
Ô nhiễm nƣớc là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm
bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người
và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy,
xí nghiệp. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô
nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa
cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.


4
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.
Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước:
Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới
100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt 5000mm/năm. Do
vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thường xuyên. Các
biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không
đều tài nguyên nước trên trái đất.
- Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước.
Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến
nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước.
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO
3
, P, thuốc trừ sâu và hoá
chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v. Do vậy, vấn đề
đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng trên thế giới đang là nhiệm vụ hàng
đầu của các tổ chức môi trường thế giới. Trong khoảng từ năm 1980 - 1990, thế giới
đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ USD, đảm bảo cung cấp
cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cư nông thôn.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng
(As, Pb, Cr, Sb, Cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn ), anion (CN
-

, F
-
, NO
3
, Cl
-
,
SO
4
), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây
bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).[13]
- Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt
liều lượng nhất định sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr,
Cd, Pb, Ni.
- Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN
-
). Ion (F
-
) khi có
nồng độ cao gây độc, nhưng ở nồng độ thấp làm hỏng men răng. Nitrat (NO
-
3
) có
thể chuyển thành (NO
-
2
) kích động bệnh methoglobin và hình thành hợp chất


5

nitrozamen có khả năng tạo thành bệnh ung thư. Các ion (Cl
-
) và (SO
2-
4
) không độc
nhưng nồng độ cao gây bệnh ung thư. Các nhóm hợp chất phenon hoặc ancaloit độc
với người và gia súc.
- Các thuốc trừ sâu có khả năng tích luỹ chuỗi thức ăn gây độc. Một số loại
clo hữu cơ như 2,4D gây ung thư. [13]
- Nhiễm độc chì:
Chì tích tụ trong xương và có thể được chẩn đoán nhiễm độc chì từ một dòng
màu xanh xung quanh nướu răng. Chì là đặc biệt có hại cho não phát triển của bào
thai và trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Chì cản trở sự trao đổi chất của canxi và
Vitamin D. dẫn nồng độ trong máu cao ở trẻ em có thể gây ra hậu quả có thể không
thể đảo ngược bao gồm cả khuyết tật học tập, các vấn đề hành vi, và chậm phát
triển tâm thần. Ở mức độ rất cao, chì có thể gây co giật, hôn mê và tử vong. [13]
1.2. Quản lý môi trƣờng nƣớc thải công nghiệp trong nƣớc và trên thế giới
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng nhất mà nhiều quốc gia trên thế
giới đang phải đối mặt. Các vấn đề ô nhiễm đã khiến người dân trên khắp trái đất
phải đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp.
1.2.1. Quản lý môi trƣờng nƣớc thải công nghiệp trong nƣớc
Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với
tổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.
Giai đoạn 2006-2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, sẽ ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và
mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn
đấu tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60%. .
Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát

triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD
(chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26%


6
tổng giá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD tạo công ăn việc
làm cho gần 1,2 triệu lao động.[5]










Hình 1. Đồ thị thể hiện tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ) thời gian qua [5]
Bảng 1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 [5]
Nội dung
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số KCN toàn quốc
139
179
223
Số KCN thành lập mới

8
40
44
Số KCN xin mở rộng diện tích
3
12
8
Tổng diện tích KCN thành lập mới (ha)
2.607
11.016
18.486
Tỷ lệ lấp đầy KCN trung bình (%)
54,5
50
46
Giá trị sản xuất kinh doanh/1ha diện tích đất
cho thuê (triệu USD)
*
1,5
1,68
Giá trị sản xuất công nghiệp KCN (tỷ USD)
16,8
22,4
28,9
Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp KCN (tỷ
USD)
8,3
10,8
14,5
Tỷ lệ so với tổng giá trị xuất khẩu cả nước

(%)
21
22
24,7
Nộp ngân sách (tỷ USD)
0,88
1,1
1,3
Ghi chú: *: không có số liệu


7
* Áp lực môi trƣờng từ hoạt động của các khu công nghiệp
Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng,
công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển
công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao
động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các KCN ở
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do
chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các KCN xả thải trực tiếp vào
môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia môi trường, sự gia tăng
nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Lượng nước thải từ các
KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải
các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2%. [7]
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công
nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng

tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng
đồng sinh sống trong khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất
trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn đồng
thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một
đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất
trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào
hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng,
chất hữu cơ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m
3
nước


8
thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô
nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động
của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái [5].














Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng
tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc [5]
* Đặc trƣng nƣớc thải khu công nghiệp
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS),
chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng và kim loại
nặng. Thành phần nước thải phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong
KCN.
Bảng 2. Đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp (trước xử lý) [5]
Ngành công nghiệp
Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy sản,
rau quả, đông lạnh
BOD, COD, pH, SS
Màu, tổng P, N
Chế biến nước uống có cồn,
bia, rượu
BOD, pH, SS, N, P
TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt
BOD, pH, SS, độ đục
NH
4
+
, P, màu


9

Sản xuất bột ngọt
BOD, SS, pH, NH
4
+

Độ đục, NO
3
-
, PO
4
3-
Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN
-
,
Cr, Ni
S, Pb, Cd
Thuộc da
BOD
5
, COD, SS, Cr,
NH
4
+
, dầu mỡ, phenol,
sufua
N, P, Tổng Coliform
Dệt nhuộm
SS, BOD, kim loại nặng,
dầu mỡ

Màu, độ đục
Phân hóa học
pH, độ axit, F, kim loại
nặng
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
Sản xuất giấy
SS, BOD, COD, phenol,
ligin, tanin
pH, độ đục, màu
Chất lượng nước thải đầu ra các khu công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
việc nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt
động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi
vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp
trong KCN còn thấp. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ
nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến
việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số
ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. Chính nguồn nước này là nguyên nhân
gây ô nhiễm hệ thống nước sông suối ao hồ, làm cho tình trạng ô nhiễm sông suối
ngày càng trầm trọng hơn.[5]
1.2.2. Quản lý môi trƣờng nƣớc thải công nghiệp trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng gây hủy hoại môi trường
tự nhiên do hoạt động của con người. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô
nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống
của người và các sinh vật khác.
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện này, tình
trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi


10

ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển. Nghiêm
trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp
không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh
hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh
nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do không được tiếp cận những điều kiện vệ
sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
Tại các diễn đàn ở Xtốc-khôm, đại diện nhiều nước châu Phi báo động về
thảm cảnh khan hiếm nước tại lục địa này. Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất
thừa và bị ô nhiễm nặng nề do rác thải và sử dụng các chất hóa học vô tội vạ. Rất
nhiều nước lãng phí nguồn tài nguyên này do không có khả năng và kế hoạch "tích
trữ nước". [13]
Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động lên
toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với tốc độ lớn.
+ Nước Anh: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Tuy nhiên đến nay dòng
sông đã trở nên ô nhiễm do hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người.
+ Nước Pháp: Cuối thế kỷ 18 các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn
dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp đã bị ô nhiễm.
+ Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng.
+ Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung
Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần
mức độ cho phép.
+ Tại Nhật Bản: Nước thải từ Công ty Chisso không qua xử lý đổ thẳng vào
sông suối có hàm lượng lớn thủy ngân hữu cơ độc hại gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước và sinh vật sống trong nước.




11
1.3. Vấn đề môi trƣờng khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có 25 khu, cụm công nghiệp, trong
đó KCN Sông Công 1 thu hút được 68 dự án đầu tư, 1 số khu, cụm công nghiệp đã
kết thúc giai đoạn đầu tư bắt đầu đi vào hoạt động.[8]
Việc xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp hầu hết còn manh mún, tự
phát, chưa có thiết kế quy hoạch chi tiết và xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi
trường của từng KCN nên việc xử lý ô nhiễm không đáp ứng được các tiêu chuẩn
về bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tăng lên
rất nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay đã tăng lên hơn 2.000 doanh
nghiệp. Việc phát triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức ép lên môi
trường. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi
trường. Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, tổng lượng nước thải của
ngành luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc khoảng 16.000 m
3
/ngày.[8]
Hoạt động sản xuất gang thép phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô
nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua từ quá trình cốc hóa. Tại KCN Sông
Công (nằm trên thị xã Sông Công với các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy
động lực), mặc dù KCN này hoạt động từ năm 2001 nhưng mới chỉ lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Nước thải chưa được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn chảy
thẳng ra suối Văn Dương, khiến nước suối bị ô nhiễm kim loại và nhiều hợp chất
hữu cơ. Tại thời điểm nghiên cứu đề tài (tháng 6/2011) hệ thống xử lý nước thải
khu công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng và chưa đi vào vận hành.
1.4. Ảnh hƣởng của việc nguồn nƣớc bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN
nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước thải sản
xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng
kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
Mặt khác, ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia

tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống


12
gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
+ Tổn thất tới HST, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt
quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy trong
nước, các loài thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất
hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác
động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thực ăn trong hệ thống sinh tồn
của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sự axit hoá: Sự axit hoá của nước bề mặt, chủ yếu là hồ nước và hồ chứa, là
một trong những tác động môi trường của các chất ô nhiễm không khí như SO
2
từ
các nhà máy điện, công nghiệp nặng khác như nhà máy thép Vấn đề này đặc biệt
nghiên trọng ở nước Mỹ và các nước châu Âu [20].
+ Gia tăng gánh nặng bệnh tật
- Tổn thất kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật:
Theo con số thống kê từ năm 1976 đến 1990 ở nước ta mới chỉ có 5.497
trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng đến 2004 số người mắc bệnh đã tăng lên
gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Dự báo số người mới mắc bệnh nghề nghiệp
đến năm 2010 ra trên 30 ngàn. Tổng số tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ
2000-2004 là hơn 50 tỷ đồng [9].
Ô nhiễm nước mặt do hoạt động sản xuất công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe của người dân sử dụng nguồn nước ngày. Khoảng năm 1956, căn bệnh
Minamatta xảy ra ở Nhật gây bệnh cho khoảng 14.000 dân vùng biển Yatsushiro và

lưu vực sông Agano do methyl thủy ngân trong nước thải công nghiệp [21].
Mỗi năm, trên thế giới ước tính có đến 4 tỷ ca tiêu chảy dẫn đến cái chết của
2,2 triệu người, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi, cộng thêm hàng triệu ca ốm đau bệnh
tật liên quan đến thiếu nước dùng an toàn. Sức khỏe con người bị tác động nghiêm


13
trọng bởi những bệnh dịch do nước gây ra cũng như các hóa chất ô nhiễm xả vào
trong nguồn nước.
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Sông Công
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên có vị trí nằm trong phạm vi:
Từ 21
0
26

20
’’
đến 21
0
32

00
’’
vĩ độ Bắc.
Từ 105
0
43


00
’’
đến 105
0
52

30
’’
kinh độ Đông.
Thị xã Sông Công có một vị trí thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế, hàng
hóa với các tỉnh, thành phố và huyện khác. Về địa giới, thị xã Sông Công giáp thành
phố Thái Nguyên ở phía Bắc; phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ
Yên; phía Nam và phía Tây giáp huyện Phổ Yên [17].
















Hình 3. Vị trí địa lý thị xã Sông Công

THỊ XÃ
SÔNG
CÔNG


14


15
1.5.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Sông Công tương đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ
đồng bằng, dốc dần từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông. Độ cao trung bình so với
mặt nước biển dao động từ 16 đến 18m [12].
Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, được dòng sông Công chia
thành hai khu vực là phía Đông và phía Tây:
- Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và
thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây. Độ cao trung bình của khu vực này là 25 ÷
30m, phân bố dọc theo thung lũng sông. Bao gồm các đơn vị hành chính là xã Bá
Xuyên, xã Tân Quang, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Thắng Lợi,
phường Cải Đan, phường Phố Cò.
- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm địa hình gò đồi và núi thấp. Nhóm cảnh
quan này khá đặc trưng cho khu vực chân núi Tam Đảo, địa hình đồi dạng bát úp
với độ cao 80 ÷ 100m. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình trên 150m. Một
số núi thấp có độ cao trung bình trên 300m phân bố dọc ranh giới phía Tây của thị
xã, trên địa bàn hai xã Bình Sơn và Vinh Sơn. Ngoài ra, khu vực này còn có đồng
bằng thung lũng nhỏ tập trung chủ yếu ở gần các suối [17].
1.5.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô
nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất
hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh

hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu
vực Sông Công nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,8
o
C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,1
o
C (tháng 7).
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,1
o
C (tháng 1).[14]


16
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác
động tới môi trường không khí của khu vực. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.
Tại khu vực có:
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 81,5%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3): 85,3%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 11): 77,2%. [14]
* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải
lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi
xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực
đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1720,2 mm.
- Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày.
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 341,1mm (tháng 7).
- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12).
- Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h.[14]
* Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất
ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ
gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm
và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại
khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống
mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không
khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất.


17
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng
Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1 m/s
- Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s [14]
* Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ
nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các
chất ô nhiễm.
- Số giờ nắng trong năm: 1.300 - 1.750 giờ/năm.
- Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày.
- Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm
2
.
* Thủy văn:

Thị xã Sông Công có dòng chảy bề mặt lớn nhất là dòng sông Công. Sông
Công có độ dài 95km, bắt nguồn từ núi Ba Lá (Định Hóa) là nguồn cung cấp nguồn
nước sinh hoạt cũng như sản xuất cho khu công nghiệp và toàn thị xã.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã còn có nhiều nhánh sông, suối là phụ lưu của
sông Công như: suối Thu Quang phía Nam xã Vinh Sơn dài trên 4 km, suối Cầu
Gáo dài 2,5 km, suối Văn Dương, suối La Đan, Tân Tiến, và hệ thống kênh dẫn từ
hồ Núi Cốc chảy qua địa bàn tạo nên mạng lưới sông ngòi phức tạp của thị xã.
Ngoài ra, thị xã còn có các hồ, đầm lớn như: hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác
(4,5 ha), đầm Cổ Rắn (6,2 ha).
* Nước dưới đất:
- Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 4 - 5m.
- Địa tầng địa chất thủy văn của khu công nghiệp Sông Công từ trên xuống
gồm có phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích đệ tứ và nước trong các đới nứt nẻ
của đá gốc.
+ Nước trong các trầm tích đệ tứ gồm:


18
 Các trầm tích tầng trên cùng được tạo thành bởi sét pha lẫn sỏi sạn dày từ
25-30m, mực nước tĩnh dao động từ 5 - 14m. Lưu lượng từ 0,1 - 2,61 l/sm, nguồn
cung cấp là nước mưa và nước mặt.
 Lớp cách nước là lớp sét, sét pha và bùn sét, dày 5 - 15m, khả năng thấm
nước kém, có thể coi là lớp cách nước giữa nước mặt, nước ngầm với nước trong
tầng cuội sỏi nằm dưới.
 Tầng chứa nước cuội sỏi nằm trên đất đá Neogen, thành phần đất đá chứa
nước gồm các hạt thô, cuội sỏi dày 10 - 15m. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước
này là nước mưa, nước mặt nơi tầng sỏi cuội lộ ra. Nước có chất lượng tốt và lưu
lượng ổn định, có giá trị cấp nước cho khu vực.
+ Nước trong đá gốc: Nằm dưới lớp phủ đệ tứ là các đá có tuổi Trias, có khả
năng chứa nước kém, nước chỉ chứa trong các đới nứt nẻ do phá hủy kiến tạo, phong

hóa. Không có triển vọng để cung cấp nước quy mô công nghiệp [2].
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.5.2.1. Điều kiện kinh tế
Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trưởng khá cao.
Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 19,19% trong đó công
nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 26,5%; thương mại dịch vụ tăng 17%; nông - lâm
nghiệp tăng 3,5% [6]. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.[16].
a) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt: Do diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh phát sinh đã ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Uỷ ban nhân dân thị xã đã
chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân
các xã, phường triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu gieo trồng hết diện tích,
thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước
đạt 17.165 tấn, bằng 104 % kế hoạch tỉnh giao, bằng 100,9 % kế hoạch thị xã, tăng 2 %
so với năm 2008; sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch tỉnh giao [16].


19
Về chăn nuôi: Cuối tháng 4 năm 2009 ngay sau khi phát hiện dịch cúm gia
cầm tái phát ở phường Cải Đan, Ủy ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức
năng phối hợp, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống, khoanh vùng và dập
dịch kịp thời tiêu huỷ 19.191 con gia cầm nhiễm dịch và 4.996 quả trứng. Công tác
tiêm phòng, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ được các địa phương triển
khai thực hiện tốt; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.
b) Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 (theo giá thực tế)
ước đạt 2.651,9 tỷ đồng, tăng 19,29% so với năm 2008. Trong đó công nghiệp quốc
doanh trung ương 1.009,4 tỷ đồng, tăng 10,13% so với năm 2008; công nghiệp quốc
doanh địa phương 330 tỷ đồng, tăng 26,55% so với năm 2008; công nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 112,6 tỷ đồng, tăng 5,86% so với năm 2008; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp địa phương 1.199,9 tỷ đồng, tăng 27,72% so với năm 2008 [16].
Thu hút đầu tư trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút
và vận động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu
tư 473,6 tỷ đồng.
b) Hoạt động thương mại - dịch vụ
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển.
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 700 tỷ đồng tăng 19,05% so với năm 2008 [16]. Công
tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì góp phần ổn định thị trường, đảm
bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
1.5.2.2 Điều kiện xã hội
a) Tình hình dân số
Tổng dân số thị xã là 50.000 người, trong đó dân số nam là 25.795 người
(chiếm 51,59%); nữ là 24.205 người (chiếm 48,41%); dân số khu vực thành thị
26.600 người (chiếm 53,2%), khu vực nông thôn 23.400 người (chiếm 46,8%) [19].
Công tác dân số và kế hoạch hóa đã được các cấp, các ngành và các địa phương tập
trung quan tâm. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình tại các xã, phường. Năm 2009 tỷ suất sinh thô ước thực hiện

×