Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.88 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên
thế giới dạy học cho học sinh ở các trường phổ thông dưới nhiều dạng hình
thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar
*
về giáo dục cho mọi người
(Senegal- 2000) đã đặt trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người
học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ
năng sống được coi là một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để
biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là
trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang đổi mới theo hướng phát
huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn
học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Việc giáo dục kỹ năng
sống còn được thông qua các chương trình: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo


dục phòng chống HIV/AIDS, ma túy, phòng chống tai nạn thương tích,….Đặc
biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định một trong nội dung
cơ bản của Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông.
Trong thực tế hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích
hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông. Tuy
nhiên việc tích hợp của giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Như vậy để việc lồng ghép, tích hợp có hiệu quả giáo dục kỹ năng sống
bản thân tôi đã tiến hành thực hiện “Một số phương pháp lồng ghép giáo dục
kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân 7” ở cấp trung học cơ sở.
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tạo cho học sinh có thể tự mình rèn luyện, chủ động, sáng tạo,
phát huy hết năng lực vốn có của mình. Tạo cho tiết học được sinh động, đem
lại nhiều hứng thú cho học sinh giúp các em rèn luyện cho mình một kỹ năng
tự bảo vệ mình và vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiến hành giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống vào môn Giáo dục công dân cho học sinh khối 7 Trường THCS
Gia An.
Phạm vi nghiên cứu là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở khối 7
Trường THCS Gia An thông qua chương trình giảng dạy và chương trình hoạt
động ngoại khoá thực hiện ở khối 7 trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 –
2014.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Học sinh đang trong giai đoạn phát triển và thay đổi về thể chất tâm lý.
Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội với những mặt tích cức và tiêu cực, trong
đó có không ít cám dỗ và rủi ro, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng sống để tự

bảo vệ mình, thậm chí tự đương đầu với khó khăn, thử thách.
Giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho học sinh tránh được những rủi ro,
giúp học sinh sống an toàn, lạnh mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các nhân, góp phần đảm bảo cuộc sống, giảm tệ nạn xã hội….
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì: Các
em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết
định sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Nếu không có kỹ
năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm dối với bản thân gia
đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ,
ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị
trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên bị tác động đan xen của những yếu
tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào những hoàn cảnh phải lựa chọn
những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực
tiêu cực.
Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống các em
dễ bị lôi cuốn vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, lai căng,
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời
gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe, ăn chơi sa đoạ
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Chính là do các em thiếu những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng xác định giá
trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng
thương lượng, kỹ năng giao tiếp
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp

các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng
đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và
mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là
xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều
nước quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào trường học, trong đó có một số
quốc gia đã đưa chương trình chính khóa ở bậc Tiểu học và Trung học.
Việc định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
phổ thông nhằm đạt được các mục tiêu. Thứ nhất, trang bị cho học sinh những
kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho
học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi,
thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng
ngày. Hai là, tạo cơ hội cho các em thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình
và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về
mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, gắn với bốn trụ cột giáo dục:
Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung
sống, mà thực chất là tiếp cận với kỹ năng sống. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh được Bộ giáo dục và Đào tạo xác định trong Phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực tế, việc giáo viên sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực để tổ chức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm một số kỹ năng
sống cơ bản, cần thiết cho các em trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận
này, việc giáo dục kỹ năng sống sẽ không làm nặng nề, quá tải một nội dung
môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mà ngược lại, còn giúp việc
học tập các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh trở nên
nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng nằm trong định hướng

giáo dục toàn diện, thay đổi nội dung chương trình giáo dục của Bộ giáo dục
và Đào tạo.
Phòng giáo dục và Đào tạo Tánh Linh nói riêng trong những năm học
gần đây đã tổ chức nhiều đợt tập huấn giáo dục kỹ năng sống đến toàn thể
giáo viên thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, tập huấn….Tuy nhiên việc
tập huấn, hội thảo là chưa đủ kiến thức để giáo viên có thể nắm bắt hết các nội
dung kiến thức về kỹ năng sống để giúp học sinh chiếm lĩnh được.
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Để thực hiện việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi
hỏi người giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh: Tương tác - Trải nghiệm - Tiến trình - Thay đổi hành vi - Thời gian,
môi trường giáo dục. Ngoài ra còn nắm vững các kiến thức cơ bản về nội
dung một số kỹ năng sống quan trọng mà học sinh dễ dàng tiếp nhận như: kỹ
năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ
năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn…….Giáo viên cũng phải nắm vững cách tiếp cận
và phương pháp giáo dục kỹ năng sống chú ý đến một số kỹ thuật dạy học
tích cực như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật “ Khăn trải
bàn”, kỹ thuật động não, kỹ thuật “ Bản đồ tư duy”, ……
Bên cạnh đó kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền.
Việc sử dụng phương pháp và kỹ thuật cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn
cảnh, điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo phù hợp với nhu cầu trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn
cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương.
3. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và qua kinh nghiệm dạy học
thực tế và việc học tập của học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học

môn Giáo dục công dân 7. Việc sử dụng, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật,
nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Lớp 7 là rất cần thiết. Ngoài
ra còn sử dụng phương pháp sưu tầm các câu chuyện, tình huống, phương
pháp tích hợp, lồng ghép nội dung, phương pháp kết hợp trong các tiết hoạt
động ngoại khoá.
III. NỘI DUNG
1. Sử dụng một số câu chuyện để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
* Tiến hành thực hiện ở Bài 1: “ Sống giản dị”
- Đối với bài này định hướng cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản
như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng so sánh, kỹ năng nhận thức giá trị bản
thân.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật: Liên hệ và tự liên hệ, động não.
- Ví dụ: Giáo viên sử dụng câu chuyện:
CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN
Trong phòng tối, có 4 ngọn nến đang cháy.
Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức chúng ta có thể nghe thấy tiếng thì
thầm của chúng.
*Ngọn nến thứ nhất nói:
- TÔI LÀ HIỆN THÂN CỦA HÒA BÌNH
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi
Tôi thực sự quan trọng cho mọi người .
*Ngọn nến thứ hai lên tiếng:
- CÒN TÔI LÀ HIỆN THÂN CỦA LÒNG TRUNG THÀNH
Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
*Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba
- TÔI LÀ HIỆN THÂN CỦA TÌNH YÊU

Tôi mới thực sự quan trọng.
Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu như thiếu đi tình yêu.
Đột nhiên,
+ Cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn
gió ùa vào làm tắt cả ba ngọn nến.
“Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt”- Cậu bé sửng sốt nói.
Đến đây, cậu bé òa lên khóc!
*Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:
Đừng lo lắng cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại
cả ba ngọn nến kia. Bởi vì :
- TÔI CHÍNH LÀ NIỀM HY VỌNG
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại
những ngọn nến vừa tắt.
Ngọn lửa của HY VỌNG sẽ luôn đi cùng các bạn theo suốt cuộc đời.
Khi giữ được HY VỌNG chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của
hòa bình, lòng trung thành và tình yêu !!!
ĐỪNG TỪ BỎ CON ĐƯỜNG ĐÃ CHỌN
- GV: Cho học sinh tự liên hệ để xác định giá trị của từng ngọn nến và
liên hệ được bản thân cần phải sống giản dị như thế nào.
* Tiến hành thực hiện ở Bài 11: “Tự tin”
- Đối với bài này giáo viên định hướng cho học sinh một số kỹ năng
sống cơ bản như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng
nhận thức bản thân về lòng tự tin, lòng tự trọng.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật: Liên hệ và tự liên hệ, xử lý tình huống.
- Ví dụ: Giáo viên sử dụng câu chuyện:
Chuyện trời mưa
Khi đi ngoài đường, gặp trời mưa các bạn sẽ làm gì để không bị ướt?
Có người sẽ tìm nơi ẩn náu,
Có người sẽ mặc áo mưa ….
Nhưng: Suốt cuộc đời bạn, có bao giờ bạn bị mưa làm ướt

sũng chưa?
Có bao giờ bạn dầm mưa chưa?
Câu trả lời chắc chắn là có!
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Nỗi buồn trong lòng chúng ta cũng như thế!
Dù bạn là ai, là người cao sang quyền thế hay tài giỏi xuất
chúng thì trong cuộc đời bạn, bạn vẫn không thể tránh khỏi được nỗi buồn.
Nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn cũng đừng quá u sầu và than
trách cuộc đời mà hãy can đảm đối diện nó, lúc đó bạn sẽ bản lĩnh hơn, sáng
suốt hơn và vượt qua những nỗi buồn, những khó khăn dễ dàng hơn.
Cũng như khi bị mắc mưa, nếu bạn không thể tìm được cách cho
mình đừng bị ướt, có phải là bạn đành chấp nhận dầm mưa về nhà không?
Khi ấy có phải bạn có thấy sự bực bội khi bị ướt sũng không còn nữa hay
không?
- GV: Cho học sinh tự liên hệ để xác định giá trị của sự tự tin và liên hệ
được bản thân cần phải có lòng tự tin trong cuộc sống.
2. Sử dụng tình huống để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
* Tiến hành thực hiện ở Bài 3: “ Tự trọng”
- Đối với bài này định hướng cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản
như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng so sánh, kỹ năng nhận thức giá trị bản
thân, kỹ năng ra quyết định.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật: đóng vai, thảo luận mặt mạnh, mặt yếu.
- Giáo viên đưa ra tình huống: Em mời bạn mình đến nhà và mời bạn
ăn một món ăn. Sau khi ăn xong bạn đó nói:" Món ăn chán quá - người
nấu ăn hơi kém". Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này.
- Giáo viên phân công cho học sinh đóng vai. Sau khi xem xong phần
đóng vai tình huống trên, tiến hành cho học sinh thảo luận và tìm ra sự tự

trọng của người khác đối với mình và của mình đối với người khác.
* Tiến hành thực hiện ở Bài 8: “ Khoan dung”
- Đối với bài này định hướng cho học sinh một số kỹ năng sống cơ bản
như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng kiểm soát
cảm xúc.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật: Phân tích tình huống, trình bày một phút.
- Giáo viên đưa ra tình huống: Bạn đang đi nhanh trên sân trường để
đến lớp, chẳng may bị ngã và quần áo dơ bẩn. Các bạn ở trên hành lang
thấy vậy và vỗ tay hoan hô bạn. Bạn sẽ làm gì với tình huống này.
- Giáo viên cho học sinh tự phân tích tình huống và cho học sinh trình
bày một phút. Hướng dẫn cho học sinh theo hai nội dung: - Cách xử lý của
bản thân (cách ứng xử của bản thân) và hành động của các bạn (Cách kiểm
soát cảm xúc).
3. Tổ chức các tiết thực hành ngoại khoá để lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
* Tiến hành thực hiện ở các tiết ngoại khoá:
Chủ đề về trật tự An toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường hay
chủ đề về phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội.
- Giáo viên định hướng cho học sinh một số kỹ năng: xử lí tình huống,
thuyết trình trước đám đông, tìm kiếm xử lí thông tin, kỹ năng tư duy phản
đối, kỹ năng tư duy sáng tạo
- Giáo viên thực hiện tiết ngoại khoá về chủ đề Trật tự an toàn giao
thông có thể đặt vấn đề cho học sinh bằng cách thuyết trình trước lớp như:
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trách nhiệm của người học sinh,
biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Đối với tiết ngoại khoá chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên
cho học sinh tìm kiếm thông tin, sưu tầm hình ảnh, đề ra biện pháp phản đối

việc huỷ hoại môi trường.
- Đối với ngoại khoá chủ đề: Phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, và các
tệ nạn xã hội. Giáo viên tổ chức toạ đàm với nhiều chủ đề: Không định kiến
với người nhiễm AIDS, làm thế nào để cho người nghiện ma tuý hòa nhập với
cộng đồng
VI. KẾT LUẬN
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi người giáo
viên phải nắm vững các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Tương tác - Trải nghiệm - Tiến trình - Thay đổi hành vi - Thời gian, môi
trường giáo dục. Ngoài ra còn nắm vững các kiến thức cơ bản về nội dung
một số kỹ năng sống quan trọng mà học sinh dễ dàng tiếp nhận như: kỹ năng
tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng
ứng phó với căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
giải quyết mâu thuẫn…….Giáo viên cũng phải nắm vững cách tiếp cận và
phương pháp giáo dục kỹ năng sống chú ý đến một số kỹ thuật dạy học tích
cực như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật “ khăn trải bàn”,
kỹ thuật động não, kỹ thuật “ Bản đồ tư duy”,
Chính vì việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong việc lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó giúp các em có thể không
bao giờ từ bỏ con đường đã chon, hoặc cũng không chấp nhận để mưa làm
ướt sũng và càng không vì một lời chê về món ăn của người mà làm mất lòng
tin. Và cũng có thể từ sự vô cảm vỗ tay hoan hô lẹt đẹt khi bạn trượt ngã trong
sân trường. Qua những bài học giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ
quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,
sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà lành mạnh.
Việc sử dụng phương pháp mới trong quá trình dạy và học sẽ giúp
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An

Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
người dạy và người học thêm hứng thú. Phương pháp mới cần hướng vào việc
phát triển tích cực nhận thức, kĩ năng học tập và thái độ tự giác và chủ động,
khả năng độc lập hoạt động, khả năng tự kiểm tra đánh giá,khả năng tổ chức
v.v của học sinh. Cần phải kiên quyết tính áp đặt, đơn điệu, thụ động và hình
thức chủ nghĩa cá nhân trong trong việc vận dụng các phương pháp dạy học.
Cải tiến các phương pháp và kĩ thuật quản lí và điều hành lớp học cho
phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Công tác tổ chức, quản lý
lớp học trong đổi mới dạy học không đơn thuần là giáo viên trực tiếp giáo
viên chỉ đạo học sinh, không phải là một chiều mà phải là đa chiều giữa cá
nhân, nhóm, tổ học sinh và giữa học sinh với học sinh là cơ bản. Cần tạo
không khí sôi nổi, cuốn hút bằng các hoạt động dân chủ, cởi mở và linh
hoạt…….
Trong thời đại ngày nay, cùng với nhịp phát triển của đất nước, sự bùng
nổ thông tin, đặc biệt là việc tạo ra một tiết học nhẹ nhàng, gây hứng thú cho
học sinh bằng hình thức vừa học vừa chơi sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ kĩ
nội dung bài học. Phù hợp yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của
người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột
của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là:
Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung
sống.
V. KIẾN NGHỊ
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề hoạt động ngoại khoá, trang bị
thêm tủ sách giáo dục kỹ năng sống giáo viên tham khảo và cập nhật kiến
thức phục vụ giảng dạy.
Hiện nay, học sinh hiểu về kỹ năng sống đơn giản còn hạn chế vì thế
cần có sự phối hợp các tổ chức xã hội tổ chức nhiều chương trình để giúp các

em tiếp cận kỹ năng sống một cánh thiết thực.
Gia An, ngày 15 tháng 04 năm 2014.
Người viết


Thái Văn Khánh

PHỤ LỤC
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG
* Một số câu chuyện:
HẠNH PHÚC
Chúng ta hãy suy nghĩ và cố gắng trả lời các câu hỏi sau đây:
Hãy nêu:
1. Tên của 5 người giàu nhất thế giới.
2. Tên của 5 Hoa hậu thế giới.
3. Tên của 10 người đoạt giải Nobel gần đây nhất…
4. Tên của 10 người đoạt giải Oscar gần đây nhất…
Bạn không trả lời được! Có thật sự khó không?
Không sao cả, không ai có thể nhớ những điều này.
Các tràng pháo tay rồi cũng chấm dứt!
Các giải thưởng cũng sẽ đóng bụi!
Các quán quân hoặc kẻ thắng cuộc rồi cũng sẽ bị quên lãng.
Chúng ta lại thử trả lời các câu hỏi sau đây:
Hãy nêu:
1 – Tên của 3 thầy, cô trong cuộc đời bạn.
2 – Tên 3 người bạn đã từng giúp bạn trong những giây phút khó
khăn nhất.

3 – Tên vài người đã từng cho bạn những cảm giác đặc biệt.
4 – Và tên 5 người mà bạn lúc nào cũng muốn gần gũi.
Các câu này có vẻ dễ trả lời hơn, phải không bạn?
Những người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của bạn, không phải
là những người “giỏi nhất”, họ cũng không là người giàu nhất, và cũng không
đoạt được một giải thưởng nào cả…
Họ là những người nghĩ đến bạn, lo lắng cho bạn và luôn ở bên
cạnh bạn khi bạn cần.
Hãy suy nghĩ về điểm này
Cuộc sống rất ngắn ngủi!
Và bạn được đứng trong danh sách nào của tôi?
Bạn có biết không ?
Hãy cho tôi nắm lấy tay bạn.
Bạn là một trong những người “nổi tiếng” nhất trong danh sách của tôi,
mà tôi đã không quên để gửi đến bạn thông điệp này…
Một thời gian rất lâu, tôi cứ ngỡ rằng cuộc đời của tôi sắp bắt đầu. Một
cuộc đời, cuộc sống thật sự.
Nhưng lúc nào cũng có nhiều việc xảy đến, một thử thách phải vượt
qua, vài công việc còn phải hoàn tất, vài việc khác cần phải phân chia, còn vài
hóa đơn phải thanh toán. Sau đó, thì cuộc sống của tôi sẽ bắt đầu
Cuối cùng tôi mới khám phá ra rằng, chính những sự việc này là một
phần của cuộc đời tôi
Một thời gian rất lâu, tôi cứ ngỡ rằng cuộc đời của tôi sắp bắt đầu. Một
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
cuộc đời, cuộc sống thật sự.
Nhưng lúc nào cũng có nhiều việc xảy đến, một thử thách phải vượt
qua, vài công việc còn phải hoàn tất, vài việc khác cần phải phân chia, còn vài
hóa đơn phải thanh toán. Sau đó, thì cuộc sống của tôi sẽ bắt đầu

Cuối cùng tôi mới khám phá ra rằng, chính những sự việc này là một
phần của cuộc đời tôi
Từ cái nhìn này tôi thấy được rằng không có con đường nào đi đến
hạnh phúc cả.
Hạnh phúc chính là con đường chúng ta đang đi
Do đó hãy trân trọng và tận hưởng mọi phút giây.
Không nên chờ đợi nữa, chờ đợi tốt nghiệp ra trường, chờ đợi ngày trở lại
trường, chờ đợi xuống thêm vài ký, lên thêm vài ký, chờ đợi việc làm mới,
chờ đợi ngày kết hôn, mong đợi đến tối thứ sáu, sáng chủ nhật, một chiếc xe
mới, đợi trả nợ xong, trông chờ xuân đến, hạ về, đợi đến đầu tháng, cuối
tháng, đợi nghe bản nhạc hay trong radio, chờ ngày từ giã cõi đời, ngày tái
sinh …… trước khi quyết định sống thật hạnh phúc.
VẾT THƯƠNG
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng.
Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng
mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng
rào gỗ…
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào.
Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số
lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi.
Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng
cây đinh lên hàng rào…
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói
với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi ngày mà
cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần…
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé tìm cha mình báo
rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu
đến bên hàng rào…
Ở đó ông nói với cậu rằng “Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những
lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con

nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh
này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.
Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn
còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác
vậy…
Những người xung quanh con, bạn bè con là những viên đá quý. Họ
giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói, khi con gặp
khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con”.
NGÔI NHÀ KHÔNG HOÀN HẢO
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Là một thợ mộc đã cao tuổi, suốt cuộc đời, ông đã làm việc tận tuỵ và
tự giác thực hiện nghiêm túc những quy trình kĩ thuật sản suất nên sản phẩm
làm ra đều hoàn hảo và được mọi người rất kính trọng. Ông tâm sự với người
chủ về dự định nghỉ hưu của mình để có thời gian chăm sóc vợ con trong
quãng đời còn lại.
Người chủ thấy rất buồn khi người thợ mộc trung thực, tận tuỵ và lành
nghề sắp nghỉ. Ông cố gắng năn nỉ người thợ mộc ở lại giúp mình thêm một
ngôi nhà nữa. Nể tình, người thợ mộc đành ở lại làm giúp ông chủ căn nhà
cuối cùng. Thế nhưng người thợ mộc khó có thể giành hết tâm trí cho công
việc Ông đã bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề
nghiệpvà sự giám sát của lương tâm người thợ. Ông làm ngôi nhà cuối cùng
với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo, tinh xảo như trước;vật liệu làm
nhà cũng tạp nham, không còn được chọn lọc một cách kĩ lưỡng như trước
đây; mọi quy trình kĩ thuật không được ông thực hiện cẩn thận như ông đã
từng làm…
Khi ngôi nhà đã làm xong, người chủ đến nghiệm thu và trao chiếc chìa
khoá vào tay người thợ mộc nói: “Đây là ngôi nhà của ông, ngôi nhà này
chính là món quà tôi xin tặng ông”. Thật bất ngờ! Thật hổ thẹn! Bây giờ

ông phải sống trong một ngôi nhà do chính đôi bàn tay ông xây dựng, nhưng
lại là một ngôi nhà không được hoàn hảo.
* Một số tình huống:
Tình huống 1: Ba của bạn so sánh bạn với một người bạn khác của bạn,
luôn khen bạn đó và chê bạn. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này.
Tình huống 2: Bạn của bạn đang thuyết trình trước tập thể đông người,
bỗng dưng bạn ấy quên mất bài thuyết trình. Bạn ấy bước xuống sân khấu với
trang thái buồn chán. Bạn sẽ nói hay làm gì với tình huống này.
Tình huống 3: Bạn xin tiền của ba, ba bạn nói: "Sau này không biết có
làm được gì không mà suốt ngày xin tiền". Bạn sẽ nói hay làm gì với tình
huống này.
* Giải thích từ ngữ:
(*): Diễn đàn Giáo dục Thế giới năm 2000 tại Dakar, Senegal là diễn
đàn đầu tiên và cũng là một sự kiện giáo dục quan trọng nhất. Nhờ thông qua
Khung chương trình hành động Dakar, đã cam kết các mục tiêu giáo dục cho
mọi người đến năm 2015. Ở Việt Nam cũng có một số tổ chức thành lập để
hỗ trợ giáo dục.
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN môn Giáo dục công dân.
2. SGK Giáo dục công dân 7 NXB Giáo dục.
3. Sách Bài tập tình huống 7 NXB Giáo dục.
4. Tài liệu tập huấn về giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống.
5. Tài liệu giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân của NXB
giáo dục Việt Nam.
MỤC LỤC
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 12

Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2013-2014
Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận 2
2. Cơ sở thực tiễn 2
3. Các phương nghiên cứu 4
III. NỘI DUNG 4
1. Sử dụng một số câu chuyện để lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
2. Sử dụng tình huống để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
3. Tổ chức các tiết thực hành ngoại khoá để lồng ghép giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
IV. KẾT LUẬN 7
V. KIẾN NGHỊ 8
Phụ lục 10
Tài liệu tham khảo 13
Mục lục 14
Người viết: Thái Văn Khánh - Trường THCS Gia An
Trang 13

×