Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

cảm hứng sáng tạo và loại hình nhân vật trong tiểu thuyết chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Từ sau năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng và chuyển
sang một thời kì mới trong xu thế xây dựng và hội nhập. Bên cạnh sự
thay đổi về lịch sử, nền văn học dân tộc cũng có sự đổi mới theo xu thế
chung của thời đại. Nền văn học Việt Nam “thực sự khởi sắc”, đặc biệt là
sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Có thể nói “Chưa bao giờ văn xuôi phát
triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn được thành thật
như bây giờ”.
Để bắt kịp bước chuyển mình của thời đại và đáp ứng thị hiếu
của bạn đọc, nhà văn phải tạo ra những cách tân, những đổi mới trên
nhiều phương diện. Chu Lai là một trong những nhà văn không nằm
ngoài quy luật chung ấy.
1.2. Có thể coi, sáng tác của Chu Lai là một “tập khảo luận” về
những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiến
tranh. Trong quá trình sáng tác của mình, Chu Lai đã thử nghiệm qua
nhiều thể loại như truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu và kịch bản
phim. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học
và theo sự đánh giá của chính nhà văn thì tiểu thuyết mới chính là sở
trường của Chu Lai và tên tuổi của ông cũng được khẳng định ở thể loại
này.
Chu Lai là một trong những nhà tiểu thuyết sử thi có thành tựu
nhất định của văn học Việt Nam hiện đại. Với những đam mê, tâm
huyết, sự nhạy cảm, vốn sống trải nghiệm ở chiến trường và một nội lực
sáng tạo mạnh mẽ, nhà văn luôn gắng tìm tòi, thử nghiệm để không
ngừng cách tân thể loại tiểu thuyết trong những giới hạn có thể ở thời đại
mình, lui tới biến húa một cách thông minh mà vẫn luôn phù hợp với
yêu cầu của lịch sử và được độc giả chấp nhận. Cũng nhờ vậy mà Chu
Lai đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại nói chung, tiểu thuyết sử thi nói riêng. Ông đã được
tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006.


1.3. Những công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Chu Lai với
nhiều kiến giải khá sâu sắc, đều thống nhất xếp ông vào vị trí một trong

những nhà tiểu thuyết sử thi thành công của văn học Việt Nam
hiện đại. Song vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, đầy đủ có hệ thống về tiểu thuyết Chu Lai. Vì lý do đó luận
văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên
cứu một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Chọn đề tài
này chúng tôi hi vọng góp phần tạo ra một hướng mở cho việc nghiên
cứu tiểu thuyết sử thi nói chung và tiểu thuyết Chu Lai nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 và
đặc biệt là sauĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, sự
đổi mới trong văn học diễn ra rất sôi nổi và mạnh mẽ.
Chiến tranh và người lính vẫn là những nguồn sức
mạnh có sức cuốn hút trong sáng tác của các nhà văn.
Cùng với diễn biến của cuộc sống, tiểu thuyết Chu Lai
viết về chiến tranh và người lính cũng được khám phá
và thể hiện sâu sắc hơn, đa dạng hơn, không chỉ trong
chiến tranh mà còn ngay trong cuộc sống thời bình.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình
văn học đã có nhiều công trình, bài viết trực tiếp hay
gián tiếp đề cập đến sự đổi mới của tiểu thuyết về
chiến tranh, về người lính nói chung và tiểu thuyết
Chu Lai nói riêng. Chúng tôi tạm đưa ra các ý kiến
thành hai loại: Những ý kiến bàn về chiến tranh và
người lính trong văn xuôi từ sau 1975 và những ý kiến
bàn về tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính của
Chu Lai.
2.1. Những ý kiến bàn về chiến tranh và

người lính trong văn xuôi từ sau 1975
Luận văn điểm qua các ý kiến của GS Hà Minh Đức, nhà
nghiên cứu Trần Bảo Hưng, Đinh Xuân Dũng, Bùi Việt Thắng, GS Trần
Đình Sử, TS Tôn Phương Lan, PGS Nguyễn Văn Long, nhà văn Chu
Lai, PGS Nguyễn Thị Bình …Cỏc bài viết và các công trình nghiên cứu
đã chỉ ra sự đổi mới của đề tài chiến tranh là nhân vật người lính được
khám phá, soi xét trong cái nhìn đa chiều, ít lý tưởng, không “hoàn hảo,
sạch sẽ, không được bao bọc trong bầu không khí vô trùng như trước
đây thường thấy”. Nhân vật

được đánh giá là phong phú, đa dạng, phức tạp hơn trước khi họ phải
chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc sống chiến tranh hôm nay.
2.2. Những ý kiến bàn về chiến tranh và người lính trong tiểu thuyết
của Chu Lai
Theo Bùi Việt Thắng: “Tiểu thuyết của Chu Lai gợi lên nhiều vấn
đề đáng quan tâm trên đề tài chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch
sử”. Chiến tranh kết thúc, nhưng vết thương mà nú để lại cứ âm ỉ, kéo
dài. Bùi Việt Thắng chỉ ra: “Viết về chiến tranh còn có nghĩa là phải viết
về hậu quả của nú - bởi vì một cuộc chiến tranh ba chục năm đánh bại
mấy đế quốc lớn, dự chiến thắng lẫy lừng, to lớn nhưng hậu quả của nú
chắc phải dai dẳng và phức tạp. Vòng tròn bội bạc của Chu Lai … xoáy
vào những vết thương của chiến tranh trong lòng người và cách thức con
người chữa trị những vết thương đú”. Trần Quốc Huấn trong bài
viết Người chiến sĩ viết văn hôm nay - đội ngũ kế tục những nhà văn
chiến sĩ đi vào khẳng định phẩm chất người lính: “Trong truyện Chu
Lai, cái vốn tri thức văn húa, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm
nhuyễn một cách tự nhiên vào từng chi tiết nhỏ của truyện, trong từng
phán đoán nhạy bén, quả quyết, để dẫn tới chiến thắng cuối cùng ở nhân
vật”.
Viết về Người lính sau hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời

kỳ đổi mới, Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Sự thật về chiến tranh hôm
nay được nhìn nhận lại là một sự thật đã trải qua những năm tháng day
dứt trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế, nú thực sự là những
nếm trải của người “chịu trận”, “người trong cuộc”.
Phó giáo sư tiến sỹ Lý Hoài Thu cũng khẳng định: “Dự trực
tiếp viết về dĩ vãng mịt mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận
những “kờnh” thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai
cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung
thực của người lớnh”. Nhà phê bình Hồng Diệu đã cảm nhận được sự
đổi mới trong quá trình tìm tòi sáng tạo của Chu Lai: “Tiểu thuyết Chu
Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng bao trùm lên tất cả là truyện những
người lính sau chiến tranh rời chiến trường trở về, người thì tha hóa,
người thì bước vào cuộc chiến đấu

mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương,
mà thật trớ trêu: có những người trước kia là đồng đội của nhau, bây giờ
đứng trên hai mặt trận đối lập nhau”. Ngay chính bản thân nhà văn Chu
Lai cũng cho rằng: “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào, dù chính
nghĩa hay phi nghĩa, cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch”.
Cảm nhận được sự đổi mới trong sự tìm tòi sáng tạo của Chu
Lai, trong bài viết Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có sức hấp dẫn,
Nguyễn Thanh Tú nhận xét: “Chu Lai đã rất dũng cảm khi chọn một đề
tài rất “húc” là vấn đề đổi mới cơ chế trong thời kì chuyển sang kinh tế
thị trường mà bối cảnh cụ thể là chuyện quản lý, sản xuất, kinh doanh”.
Với sự phân tích nghiêng về hình thức biểu hiện, TS Nguyễn Thanh Tú
trong bài viết “Bi kịch lạc quan” trong tiểu thuyết của Chu Lai đã chỉ ra
những điểm thành công của Chu Lai khi xây dựng hình tượng người lính
trong và sau chiến tranh. Nói như Ma Văn Kháng, tiểu thuyết của Chu
Lai là sự “đối mặt trực tiếp những vấn đề bức bối của đời sống xã hội
hôm nay”. Nguyễn Hương Giang cũng chỉ ra rằng “Phố của Chu Lai là

một cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo - Nam
với sự phá vỡ và làm tan nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về
cuộc đời Lãm, một người lính từ hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha
thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết thương tâm của Thảo và Lãm ở
cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai hướng khác nhau nhưng
đều thấm một nỗi buồn cao cả”.
Tiểu thuyết của Chu Lai đó tiếp cận hiện thực ở cả những mặt
khuất lấp, những cảnh ngộ thương từm của con người. Đề cập đến
những vấn đề này, nhà phờ bỡnh Lờ Thanh Nghị qua Những cuốn sỏch
gần đừy viết về chiến tranh cho rằng: “Chu Lai đã không ngần ngại đưa
ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị giấu kớn”. Tiến sỹ Tôn Phương
Lan trong Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 chỉ rõ: “Ở chiến trường
đó là sự hèn nhát cao cả hơn là một sự gắng gỏi leo lên bậc thang địa
vị bằng giá máu của đồng đội hoặc một sự phản bội đáng để xử bắn như
Kiêu trong Nắng đồng bằng”. Trong bài Những dấu hiệu đổi mới của
văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô tuýp chủ đề, Tiến sỹ Nguyễn Bích
Thu cũng nhận xét: Tiểu thuyết của

Chu Lai “là sự truy đuổi đến cùng của quá khứ để tìm nguyên nhân cái
ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá khứ, con người mới tránh được thảm họa
của cái ác, mới có thể trừng phạt cái ác để thanh thản sống với hiện tại,
hướng tới lẽ phải và điều thiện”.
Về hậu quả của chiến tranh để lại, tác giả Bùi Việt Thắng chỉ ra:
“Viết về chiến tranh còn có nghĩa là phải viết về hậu quả của nú - bởi vì
một cuộc chiến tranh ba chục năm đánh lại mấy đế quốc lớn, dự chiến
thắng lẫylừng, to lớn nhưng hậu quả của nú mắc phải dai dẳng và phức
tạp. Vòng tròn bội bạc của Chu Lai xoáy vào những vết thương của chiến
tranh trong lòng người và cách thức con người chữa trị những vết thương
đó”.
Nhìn chung các ý kiến đều khẳng định năng lực sáng tạo của

Chu Lai trong việc tiếp cận, nắm bắt hiện thực đời sống của người lính
trong chiến tranh và trong hũa bình. Đồng thời còn có các ý kiến chỉ ra
dấu hiệu nghệ thuật đổi mới về phương diện nghệ thuật của Chu Lai.
Hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đều đề cập đến vấn đề
này ở những mức độ khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ xin lược điểm một
số ý kiến tiêu biểu.
Phan Cự Đệ với Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi
mới cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “khụng chỉ đa dạng trong các
phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc
thoại nội tâm, “dũng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành
công nhất định”.
Có khá nhiều ý kiến tập trung phân tích riêng một tác phẩm.
Khi tác phẩm Ăn mày dĩ vúng của Chu Lai ra đời đã gây ra một cuộc
tranh luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau, song chủ yếu là khen ngợi.
Trong số các bài viết đó, tác giả Đỗ Văn Khang với Cuộc tìm tòi về tiểu
thuyết đó đề cập đến nghệ thuật xừy dựng nhừn vật: “Lối chạm khắc
nhừn vật trongĂn mày dĩ vúng cũng có nhiều đóng góp mới. Ngày trước
nhân vật thường mang một ý phổ quát, tức là có cái gì đó chung cho cả
lớp người , còn Hai Hùng của Chu Lai được miêu tả như một yếu tố cá
biệt, độc nhất, những vẫn mang tính điển nhìn. Nhân vật Hai Hùng của
Chu Lai tàn tạ về thể xác nhưng vạm vỡ về tâm hồn. Hai Hùng có bộ
khung “xuống cấp” vì thương tật, vì sự hủy hoại mọi thứ vớ vẩn của thời
hậu chiến, nhưng vẫn nhất quán

một bản lĩnh, một kiểu xông pha gần như bạt mạng vì không chịu chấp
nhận một cái gì lập lờ, tráo trở”.
Tỏc giả Hồng Diệu trong Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội
bạc viết: “Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những
xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh bạo, Chu Lai có những trang
hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến

cựng”. Nhận xét về thời gian nghệ thuật, TS Nguyễn Thanh Tú cho
rằng: “Cuộc đời dài lắm cũng chung một mô hình với Ăn mày dĩ vúng,
cũng được xây dựng trên hai trục thời gian: quá khứ và hiện tại. Hai
tuyến thời gian không tách rời nhau mà xen kẽ, lồng vào nhau rất chặt
Đồng thời nhà văn cũng sử dụng luân phiên các điểm nhỡn: Khi thì điểm
nhỡn nhân vật, khi lại là điểm nhỡn của người kể chuyện tạo ra sự đa
dạng trên các bình diện miêu tả”. Trong Cuộc trao đổi về tiểu thuyếtĂn
mày dĩ vúngcủa Chu Lai, tỏc giả Hồng Diệu, Lê Thanh Nghị, Thiếu Mai
đều cú đánh giá chung: văn hơi nhiều lời, ngôn ngữ chưa thật chọn lọc
công phu, một số chi tiết có vẻ “thụ”. . . Về cỏch xừy dựng nhừn vật
ở Cuộc đời dài lắm, nhà phờ bỡnh Trần Ngọc Vượng cho rằng: “Nhà văn
chưa “truy bức” nhân vật của mình đến cùng, chưa nhập cuộc với các khả
năng mà nhân vật có thể bộc lộ, cả cái xấu với cái tốt, cả người xấu lẫn
người tốt. Vũ Nguyên đẹp nhưng có những chỗ còn ngây thơ, quan hệ
tay ba Vũ Nguyên, Hà Thương và vợ Vũ Nguyên kéo dài mà không có
lối thoát Hà Thương đẹp những hơi cổ, lãng đãng, xa xăm. Tuấn “tử
thần” trở thành người tốt còn quá đơn giản . . . ”.
Tóm lại, theo dõi các bài viết, các ý kiến trong các cuộc trao đổi
về Ăn mày dĩ vúng hay Cuộc đời dài lắm của Chu Lai có thể thấy mặc
dù còn có những ý kiến còn băn khoăn, song phần lớn đều khẳng định vị
trí của tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính của Chu Lai trong
nền văn xuôi đương đại. Tuy nhiên khi phân tích đánh giá những sáng
tác của Chu Lai, các bài viết chỉ dừng lại ở nhận xét tổng quát chưa đi
vào khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm một cách có hệ thống và chuyên
sâu để thấy được những đóng góp về đề tài chiến tranh và người lính của
Chu Lai thời kì đổi

Viết về cuộc sống thời bình, Chu Lai không miêu tả chung chung
mà ông đi vào từng số phận con người để làm nổi lờn màu sắc thế sự của
cuộc sống thời hậu chiến.

Và cũng như chính Chu Lai tâm niệm: “Hễ động đến chiến tranh
và người lính là động đến những tình cảm sâu xa mang tính trầm tích
của xã hội”. Vì vậy đối với nhà văn, chiến tranh với tất cả chất nhân bản
muôn đời của nú đó và sẽ là cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác
của ông.
1.2. Cỏc kiểu nhừn vật
1.2.1.Người lính với các thái cực - nhân vật chủ đạo
Mười năm cầm súng ở ven đô Sài Gòn, từng ngụp lặn trong
dòng thác chiến tranh nên Chu Lai viết về chiến tranh cũng là một cách
làm sống lại kí ức của mình. Trong dòng chảy kí ức ấy, hình ảnh người
lính hiện lên rất rõ nét, phong phú và khá đa dạng .
Với cái nhìn chân thực và day dứt chân dung người lính hiện
lên giàu sức thuyết phục. Đặt người lính trong cái nhìn đa chiều về hiện
thực, Chu Lai đã không lý tưởng húa, sử thi húa mà ngược lại bằng cái
nhìn thế sự ông cho thấy: “chiến tranh, chiến hào giống như một thứ
thuốc thử cực nhậy để con người hiện lên hết mầu hết nét cái cao cả,
cái thấp hèn, cái trung thực, điều vị tha và sự độc ác bao giờ cũng bộc
lộ đến cựng”.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống thời bình càng thay da đổi
thịt, nền kinh tế mở với cơ chế thị trường đã làm xáo trộn nhiều giá trị.
Cuộc sống của người lính đặt trong cái bộn bề gai góc của đời thường.
Chu Lai đã rất tinh tế nhận ra cái bỡ ngỡ hẫng hụt của họ trong cuộc
sống đời thường ấy. Những người lính trở về sau cuộc chiến không phải
hoàn toàn ai cũng gặp trắc trở, gian truân. Nhân vật người lính trong tiểu
thuyết Chu Lai thường được đặt trong tình huống để quan sát quá trình
tự hoàn thiện nhân cách cá nhân trong dòng chảy tự nhiên của cuộc
sống. Vào những thập niên tám mươi của đất nước - những năm mà mọi
sự vẫn chìm trong cái màu sắc chung hết sức u ám, vết thương của chiến
tranh chưa kéo da non thì những vết tật thời hậu chiến lại không ngừng
nảy sinh và lộng hành.

Dù cuộc đời vẫn chảy trôi, dửng dưng như không chút đoái hoài
đến những người lính đang quằn quại trong cuộc sống hôm nay nhưng
chất

lính đã được tôi rèn và tồn tại trên nửa thế kỷ sẽ luôn luôn tỏa sáng để
trong bất cứ hoàn cảnh hiểm nghèo nào nú vẫn sáng ngời chí can trường
và xả thân - chất lính trong muôn mặt đời thường.
1.2.2. Nhân vật người nông dân - một điểm tựa của người lính
Trong tiểu thuyết Chu Lai, hình ảnh người nông dân hiện lên
ở giai đoạn đầu đổi mới (1975 -1985) vẫn mang khát vọng ý chí chiến
đấu và quyết thắng của cả dân tộc.
Họ có thể thấp thoáng sau trang sách như một cái nền để
nhân vật chính hoạt động, nhưng chính họ đã làm nên một tập thể lớn
mạnh trong những lần phá ấp chiến lược, trong những trận càn, những
lần cáng thương binh tải đạn, dẫn đường, thu dọn chiến trường. Chu Lai
đã chỉ ra sức mạnh của đám đông là tiềm năng vô tận của con người khi
nổi dậy và tập hợp lại.
Dù không phải là nhân vật điển hình nhưng những người nông dân
trong tiểu thuyết Chu Lai vẫn là những hình ảnh đẹp. Họ chính là chỗ
dựa vững vàng cho những người lính chiến đấu và chiến thắng.

1.2.3. Nhân vật trí thức dưới góc nhìn tốt xấu
Sự trở lại của nhân vật trí thức đó đỏnh dấu một thay đổi quan
trọng trong quan niệm nghệ thuật về con người. Vì vậy nhân vật này
xuất hiện hầu hết trong các tác phẩm của Chu Lai. Tuy không phải là
nhân vật chủ đạo, song nhà văn đó khắc họa được một số nhừn vật điển
hình.
Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Chu Lai thời chiến được đặt
trong cảm hứng khẳng định, ngợi ca. Là người có trách nhiệm với ngòi
bút, luôn trăn trở băn khoăn cho số phận con người, bờn cạnh việc ngợi

ca người trí thức, Chu Lai còn xoáy sâu vào nỗi đau khổ, bất hạnh của
họ trong nền kinh tế thị trường. Giữa dòng đời xuôi ngược, những
cuộcđời bị dồn đẩy, người trí thức cũng không tránh khỏi vũng xoáy đó.
Khi viết về người trí thức, ngòi bút Chu Lai không ngần ngại bộc lộ cảm
hứng phê phán. Ông tập trung phê phán loại trí thức dốt nát, cá nhân,
cơhội, độc ỏc, đố kỵ, dối

thế, hình tường nhân vật trong tiểu thuyết của ông thực sự lôi cuốn độc
giả bởi tính chân thật và tính thời sự của nú. Kiểu nhân vật này đã góp
phần làm cho hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai đa dạng và
phong phú hơn.
1.2.6. Nhừn vật bị chấn thương
Với văn học trước 1975, khi kết thúc chiến tranh người lính trở
về bao giờ cũng oai hùng rạng rỡ, tự tin đầy tự hào. Còn Chu Lai lại
nhìn thấy vết thương của những con người từ sau vầng hào quang rực rỡ
ấy.
Trong hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai đều xuất hiện một loại
nhừn vật đặc biệt mà trước đó còn thưa thớt hoặc mờ nhạt trong văn học:
Kiểu nhừn vật bị chấn thương. Đõy là kiểu nhân vật do bị ám ảnh quá
khứ dữ dội của chiến tranh mà không được sự thanh thản trong từm hồn
khi đất nước đã dành độc lập. Đó là những vết thương không được chứng
thương và không bao giờ lành khiến nhân vật không thể sống như những
người thường, không thể hũa nhập với cuộc sống hiên tại. Mỗi người một
cảnh ngộ riờng, đó là mặt trái của chiến tranh, cái giá của chiến thắng. Nú
không chỉ là xương máu, không chỉ là những năm tháng thanh xuân mà
còn là những day dứt khôn nguôi, những dày vò dai dẳng, đau đớn nhất
của phần đời còn lại.
Khi hướng về những con người bị chấn thương, Chu Lai đó cho
người đọc tiếp cận với một phương diện hiện thực đầy khắc nghiệt của
chiến tranh. Những ca chấn thương tinh thần này cho thấy sự hủy diệt

ghê ghớm của chiến tranh. Nhìn chiến tranh từ góc độ hào hùng, vĩđại ta
mới hiểu sự kiện ấy ở một phía. Còn những đau khổ mất mát cũng là
một phía rất thật. Hân hoan trước niềm vui chiến thắng chúng ta cũng
phải chấp nhận tất cả những ô cửa buồn để thấu hiểu trọn vẹn hiện thực
cuộc chiến mà dừn tộc ta bất đắc dĩ phải trải qua.
1.2.7.Nhân vật bị tha hóa
Với cái nhìn “phi sử thi”, Chu Lai đó đặt con người trong mối
quan hệ đa chiều với hiện thực, để từ đó phát hiện ra những vấn đề mới
nảy sinh từ cuộc sống. Một trong những vấn đề đó là sự tha hóa về nhân
cách.

nhừn vật trong tiểu thuyết Chu Lai được thể hiện trong chiều sâu tận
cùng của nú.
Như vậy, có thể thấy, các nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai
thường được đặt trong không gian hồi cố tìm về dĩ vãng, từ không gian
hồi cố, nhân vật đi đến húa giải những ẩn ức trong hiện tại. Đặt nhân vật
trong những chiều không gian khác nhau này, nhà văn có điều kiện
khỏm phỏ được nhiều góc khuất trong chiều sâu tâm hồn con
người,đồng thời tạo ra một kiểu không gian nghệ thuật riêng, độc đỏo,
giàu hiệu quả nghệ thuật.
2.1.1.2. Thời gian đồng hiện - quỏ khứ và hiện tại
Nằm trong dòng đổi mới chung, thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Chu Lai cũng đó được thể hiện dưới nhiều hình thức mới. Ngoại
trừ một số tác phẩm sáng tác ở giai đoạn đầu nhưNắng đồng bằng, Bãi
bờ hoang lạnh, Gió không thổi từ biển, Út Teng vẫn nương theo trục thời
gian vật lý, thời gian tuyến tính của thi pháp truyền thống, còn lại phần
lớn các cuốn tiểu thuyết khác của Chu Lai chủ yếu được thể hiện bằng
phương phỏp đồng hiện. Đó là sự xúa nhũa ranh giới và đảo lộn trật tự
tuyến tính giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Sự đan cài ấy đó giúp nhà
văn kết hợp dòng suy nghĩ và tâm lý nhân vật với các sự kiện mang tính

chất sử thi, đồng thời tạo cho người đọc khả năng nắm bắt và theo dõi
quá trình sống của nhân vật.
Với việc sử dụng thủ phỏp đồng hiện thời gian, Chu Lai đó tạo ra
một sự đối sỏnh giữa quỏ khứ và hiện tại, từ đó càng thấy rõ được
những đổi thay của kiếp người trong cỗ mỏy vận hành của thời gian. Sử
dụng biện phỏp đồng hiện thời gian, Chu Lai đó tỏi hiện được sốngđộng
nhiều chặng đường khỏc nhau trong cuộc đời của nhừn vật.
Xừy dựng kiểu thời gian đồng hiện khiến hình tượng nhân vật trong
tiểu thuyết Chu Lai không còn đơn giản mà có chiều sâu nội tâm, tạo được
bề dày cho số phận nhân vật. Chính vì thế mà nhân vật trong tiểu thuyết
Chu Lai khá chân thật, gần gũi với đời sống, thực sự lôi cuốn
người đọc.Đồng thời góp phần làm nên nét riêng, nét độc đỏo của Chu Lai
trong sỏng tỏc.
2.2. Cỏc phương thức trần thuật

3.2. Giọng điệu
3.2.1. Giọng điệu trong tiểu thuyết sử thi
Giọng điệu trong tỏc phẩm văn học khỏc xa với hiện tượng
giọngđiệu trong đời sống. Nú là kết quả của một quá trình tổ chức công
phu. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu là sự biểu hiện thỏi độ, lập
trường, cái nhìn nghệ thuật của chủ thể nhà văn về đời sống. Giọng điệu
quyđịnh cỏch xưng hụ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm. Giọng điệu
tạo ra sự xa gần thừn sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm.
Trong tiểu thuyết sử thi, giọng điệu người trần thuật và nhân vật có
sự thống nhất nên rất ít giọng điệu giễu nhại. Ngôn ngữ thông tục xuất
hiện qua lời nhân vật nhưng nú không phản ánh quan điểm của nhừn vật
mà là quan điểm của người kể được ngụy trang bằng giọng của nhân vật
mà thôi. Phải đến văn xuôi sau 1986, hiện tượng giễu nhại và ngôn ngữ
suồng sã mới trở thành yếu tố nổi bật trong cách tổ chức lời văn của nhà

tiểu thuyết.
3.2.2. Các gam giọng chính trong tiểu
thuyết Chu Lai
3.2.2.1. Giọng điệu hào hùng, sảng khoỏi
Có thể nói ở mức độ này, mức độ khỏc, mỗi một tiểu thuyết của
Chu Lai viết về đề tài chiến tranh là một bài ca ca ngợi cuộc sống vĩ đại
của dân tộc nói chung và của người lính nói riêng. Tâm thế của nhà văn là
từm thế của người ca sĩ hát lên những khúc ca đẹp nhất dõng tặng quờ
hương xứ sở mình. Vì vậy, giọng điệu gân guốc, gai góc, khoẻ khoắn là
một trong những nét giọng chủ đạo trong tiểu thuyết Chu Lai. Đôi khi là
giọng điệu thẳng thắn, mạnh mẽ, nhạo đời. Chất hài hước, vui nhộn cũng
là một trong những biểu hiện rõ nét của giọng hào hùng, sảng khoái trong
tiểu thuyết Chu Lai.
Sự có mặt của giọng điệu này đó góp phần không nhỏ cho nghệ
thuật tiểu thuyết Chu Lai và tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
3. 2. 2. 2. Giọng trữ tình thống thiết
Gắn liền với giọng điệu hùng ca là giọng điệu trữ tình thống
thiết.Điều này phần nào chúng tôi đó đề cập đến khi nói về chất
thơ trong hệ thống lời văn của tiểu thuyết Chu Lai. Trong tiểu thuyết
Chu Lai, sự có

mặt của loại giọng điệu này ít nhất đạt hai hiệu quả thẩm mĩ
nhưsau: Trước hết, tái hiện lại một cách chân thực không khí bi tráng
của thời đại; sau nữa tỏc động vào nhừn từm của người đọc, khiến họ
nhận thấy được chiều sừu và vẻ đẹp của cuộc khỏng chiến.
Giọng điệu trữ tình sâu lắng tuy không phải là giọng độc tôn
trong tiểu thuyết Chu Lai, nhưng vẫn là sở trường của ông khi
giọngđiệu đó ngày càng trầm lắng hơn, đượm nhiều trắc ẩn hơn xuyờn
suốt cỏc tỏc phẩm, đặc biệt là Ăn mày dĩ vúng, Phố, Cuộc đời dài lắm.
Tuy không phải là giọng điệu chủ đạo trong tiểu thuyết Chu Lai

nhưng từ giọng điệu trữ tình thống thiết này đó tỏc động không nhỏ tới
cảm nhận của người đọc.
3.2.2.3. Giọng điệu suồng sú, phi sử thi
Hướng tới đời thường, rời khỏi cái nhìn sử thi, Chu Lai từ chối
giọng điệu trang trọng để tìm đến giọng thừn mật, suồng sú, trần
trụi,đậm chất sống, chất lính. Đừy là một trong những nột chủ đạo của
giọngđiệu tiểu thuyết Chu Lai. Ở Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng,
Vòng tròn bội bạc, Phốđều có giọng điệu như vậy.
Trên hai kênh giọng chính là giọng điệu hào hùng, sảng khoái và chất
giọng trữ tình ngọt ngào, sự có mặt của giọng điệu suồng sú phi sử thi là
một yếu tố quan trọng cho hệ thống lời văn và giọng điệu của tiểu thuyết
Chu Lai. Mặc dù là tiểu thuyết sử thi nhưng tiểu thuyết Chu Lai vẫn gắn
liền với tư duy nghệ thuật hiện đại. Đọc tiểu thuyết Chu Lai, người đọc
thấy rõ sự đa dạng về giọng điệu. Chính sự đa dạng về giọngđiệu ấy đó
tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

PHẦN KẾT LUẬN

Chu Lai là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học
viết về chiến tranh và người lính từ sau 1975 và nhất là trong công
cuộcđổi mới văn học từ 1986 đến nay. Để có được thành công như vậy,
Chu Lai đó phải trải qua một chặng đường lao động nghệ thuật hết mình.
Sau hơn hai

mươi năm cầm bút, nhà văn đó tạo dựng được một sự nghiệp văn
chương với một khối lượng tỏc phẩm dày dặn. Chu Lai bắt đầu đến với
văn học bằng tập truyện ngắn Người im lặng (1976), nhưng tiểu thuyết
là thể loại mà nhà văn dành nhiều từm huyết và nội lực sỏng tạo hơn cả.
Vốn là một cừy bỳt năng động, sống bằng chính chất xám của mình, từ
tập truyện đầu tay cho đến nay, Chu Lai là tỏc giả của khỏ nhiều tiểu

thuyết gừy được tiếng vang trong dư luận như: Nắng đồng bằng, Vòng
tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vúng, Phố, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài
lắm Bằng từm huyết và nội lực sỏng tạo dồi dào, Chu Lai đó ngày
càng khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền văn xuôi Việt
Nam đương đại.
Mặc dù chỉ phản ánh những vấn đề chung của xó hội, gắn với từng
giai đoạn lịch sử của đất nước nhưng cái làm nên “chất” Chu Lai suy
cho cùng vẫn là chiến tranh và người lính. Như chính nhà văn đó từng
thú nhận “chiến tranh đó ngấm vào người” thành ra cứ động đến nú là
ngòi bút của ông như thăng hoa, bùng phát, phải viết đến tận cùng, viết
như là sống.
Nghiờn cứu đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai, luận văn cố gắng đưa ra
một cái nhìn khái quát những nét nổi bật về nội dung cũng như nghệ
thuật trờn cỏc phương diện cơ bản sau:
- Cảm hứng sáng tạo và loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Chu
Lai.
- Kết cấu và cỏc phương thức trần thuật.
- Ngôn ngữ và giọng điệu.
1. Nằm trong dòng chảy về đề tài chiến tranh của văn học thời kỳ đổi
mới, đồng thời là người lính trên chiến trường nờn hầu hết cỏc sỏng tỏc
của Chu Lai đều mang cảm xúc chiến trận. Những năm thỏng chiến
tranh đó in sừu trong từm hồn Chu Lai và là chất liệu, nguồn cảm hứng
dồi dào để sáng tạo nên những tác phẩm mà ông tâm huyết. Có thể nói,
người lính là nguồn cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sỏng tỏc của nhà
văn.
Gần ba mươi năm cầm bút, bằng khả năng quan sát và trí thông
minh sắc sảo, Chu Lai đó xừy dựng được một thế giới nhân vật phong
phú đa dạng gồm cỏc thành phần, cỏc giai tầng khỏc nhau: người lính -
nhân vật chủ đạo, người nông dân, người trí thức, kẻ thù phù hợp với
nhu cầu phản


ánh hiện thực đa dạng. Khi đề cập đến những vấn đề cơ bản của thờiđại,
Chu Lai đó xây dựng các loại hình nhân vật khá độc đáo: nhân vật có số
phận bi kịch, nhân vật bị chấn thương, nhân vật bị tha hóa.
Với cái nhìn “phi sử thi” Chu Lai đã đi sâu vào tâm lý, vào số
phận cá nhân để khám phá những hiện thực còn khuất lấp ở nhân vật trí
thức, nhân vật người lính. Tiểu thuyờt Chu Lai đã vạch ra “vết mờ nhân
cỏch” - những người anh hùng hôm qua, hôm nay khi trở về với cuộc
sống đời thường lại thành kẻ lạc đường, có người còn bị biến chất tha
hóa, có người còn phải chịu đựng những cơn chấn thương do phải giáp
mặt với chiến tranh Dù ở hoàn cảnh nào họ cũng dũng cảm đương đầu
chống lại cái xấu, cái ác không khoan nhượng, có người còn bị đẩy đến
bi kịch.
Một thế giới nhân vật đa dạng trong tiểu thuyết Chu Lai là kết
quả tất yếu của cái nhìn mới về con người trong sử thi. Và đặc biệt là
qua thế giới nhân vật, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc.
2. Tìm hiểu tiểu thuyết Chu Lai, người đọc bắt gặp một kiểu kết cấu và
một cách thức trần thuật riêng biệt. Về phương diện kết cấu, để xây
dựng tiểu thuyết, Chu Lai đã có cách thức tổ chức không gian và thời
gian riêng. Tiểu thuyết Chu Lai được ra đời trong bối cảnh thời bình
thích ứng với cái nhìn cuộc sống ở góc độ đời tư, thế sự nên không gian
nghệ thuật không mang dáng vẻ hoành tráng như văn học trước đó. Vì
thế nhà văn khi thể hiện con người không theo một trình tự thời gian
nhất định. Việc đặt con người trong không gian cá nhân riêng tư, tách
biệt với môi trường bên ngoài nhà văn đã phát hiện được chiều sâu tâm
hồn phức tạp của con người. Bên cạnh đó nhà văn còn hướng tới miêu tả
không gian bên ngoài. Với kiểu tổ chức không gian bên ngoài như vậy,
tiểu thuyết Chu Lai dường như muốn tạo nên sự đối sánh giữa quá khứ
và hiện tại. Chính sự đối sánh này tạo nên nhiều nghịch lý oái oăm về

cuộc sống con người được bộc lộ rõ. Như vậy, đặt nhân vật trong nhiều
chiều không gian khác nhau, Chu Lai có điều kiện khám phá chiều sâu
tâm hồn con người, đồng thời tạo ra một kiểu không gian nghệ thuật
riêng, độc đáo.

Cùng với kết cấu từ không gian cá nhân đến không gian xã hội,
tiểu thuyết Chu Lai còn có kiểu kết cấu thời gian đồng hiện. Kiểu kết
cấu này đã giúp cho nhân vật trong tiểu thuyết có chiều sâu nội tâm, tạo
được bề dày cho số phận.
Nét khác biệt trong tiểu thuyết Chu Lai chính là ở chỗ nhà văn
đã có phương thức trần thuật khác với các nhà tiểu thuyết khác. Chu Lai
đã sử dụng luân phiên các điểm nhỡn, khi thì điểm nhỡn nhân vật, khi lại
là diểm nhìn của người kể chuyện. Vì vậy, tiểu thuyết Chu Lai đã tạo ra
sự đa dạng trong bình diện miêu tả.
3. Bước đầu tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai, luận văn cố gắng
nhấn mạnh ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết. Về ngôn ngữ, tiểu thuyết
Chu Lai đã sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ trang trọng,
ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ và ngôn ngữ thông tục mang màu sắc
dân dã đời thường. Giọng điệu trong tiểu thuyết Chu Lai rất đa dạng:
giọng điệu hào hùng sảng khoái, giọng trữ tình thống thiết, giọng suồng
sã phi sử thi. Sự đa dạng về giọng điệu trong hệ thống lời văn của tiểu
thuyết Chu Lai đã tạo sự khác biệt về đặc điểm tiểu thuyết so với các
nhà văn khác cùng thời.
Sự nghiệp sáng tạo của Chu Lai vẫn còn tiếp tục với nhiều đam
mê và tâm huyết không chỉ ở lĩnh vực tiểu thuyết mà con ở nhiều lĩnh
vực như sân khấu, điện ảnh. Với Chu Lai, chiến tranh và người lính như
một phần máu thịt của ông, vì thế chúng ta tin rằng, Chu Lai sẽ cho ra
mắt nhiều tiểu thuyết mới viết về chiến tranh và người lính, góp phần
tăng thêm không chỉ số lượng mà còn chất lượng đối với dòng văn xuôi
về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính trong đời sống hôm nay.



×