Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

tài thơ trữ tình cận thể của đỗ phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.03 KB, 41 trang )

PHầN MỞ ĐầU

1. LÍ DO CHỌN ĐÒ TÀI
Thành tựu rực rỡ của văn học Trung Hoa cho đến ngày nay vẫn được gắn liền
với giá trị thơ ca đời Đường. Trong cuốn “Những nền văn minh thế
giới”ALMANACH có viết “Thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn ngào ngạt
hương sắc trong đó có những cây đại thụ như Đỗ Phủ”.
Trên con đường tìm về với thơ Đường, chúng tôi không thể không dừng lại ở
núi thơ Đỗ Phủ. Bởi “Từ khi có thi nhân đến giờ không có ai vĩ đại bằng Đỗ
Phủ”(Nguyên Chẩn), thậm chí“Tương lai văn hoá Hoa Hạ lệ thuộc vào chỗ nú có
hiểu nổi Tử Mĩ không” (Vương Duy). Đỗ Phủ như một cực nam châm thu hút về
phía mình tất cả những lời vàng ngọc ở đời, từ “Thi thỏnh”, “Thi sử”, đến “Tình
thánh”, “Nhà thơ nhân dân”, “Nhà thơ hiện thực”, “Nhà thơ yêu nước”, “Tập
đại thành của thơ ca Trung Quốc”. Sức sống của thơ ca Đỗ Phủ có gốc rễ bền
vững từ một trái tim yêu ghét nồng cháy, từ cái nhìn sự đau khổ của mình trong
đau khổ chung của quần chúng lao động. Vì thế mà ông được nhiều người biết đến.
Tên tuổi của Đỗ Phủ đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong thơ ca đời
Đường núi riêng và trong văn học Trung Hoa nói chung. Ông được đánh giá
là“Đại thi hào văn học Trung Hoa, cây đại thụ sừng sững toả bóng đến ngàn
năm”. Dịch Quân Tả trong “Lịch sử văn học Trung Quốc”, tập 1 có viết: “Đỗ
Phủ là một nhà thơ, một ngôi sao sáng chói trên thi đàn thế giới. Riêng với thi đàn
Trung Quốc, ông là sao Bắc Đẩu mà muôn vì sao khác đều phải vây quanh”. Thơ
Đỗ Phủ đạt đến trình độ cao về mặt nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, thơ trữ tình
chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu
nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) là một giới hạn có tính chất gợi
mở đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo của độc giả. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này không chỉ
dừng lại ở mức độ khám phá một tài năng nghệ thuật bậc thầy mà còn có ý nghĩa
rất lớn trong việc tiếp

cận và giảng dạy các bài thơ của Đỗ Phủ được đưa vào chương trình phổ
thông và chuyên nghiệp.


Mác từng nói: “Nghiên cứu thì phải nắm lấy tài liệu với tất cả các chi tiết
của nú”. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng
chỉ là nghiên cứu một khía cạnh trong cả một thế giới nghệ thuật đa chiều và phức
tạp nhưng cũng không kém phần thú vị trong thơ Đỗ Phủ.
Mặt khác, cái đặc sắc trong thiên tài của Đỗ Phủ khiến ông có một cá tính,
bản lĩnh riêng, cho đến ngày nay còn ảnh hưởng đến nền văn học tiến bộ thế giới là
đã tận dụng cái tinh hoa của nghệ thuật đời Đường vào mục đích phục vụ những
người nghèo khổ quần chúng lao động và bị áp bức. Chính sự vận dụng vào mục
đích chính nghĩa đó đã làm cho tính trữ tình của thơ Đường càng sắc sảo và làm
tăng thêm giá trị nghệ thuật. Thơ của Đỗ Phủ không chỉ để lại dấu ấn của một thời
đại thơ ca mà còn mang đến cho người đọc thế hệ sau vẻ đẹp cổ điển của thể loại,
thể tài, ngôn ngữ và một số đặc điểm nghệ thuật khác. Nú có vai trò quan trọng
không chỉ với nền văn học, văn hoá Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng tới văn học các
nước khác như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
Vì có nhiệm vụ nghiên cứu để giảng dạy môn văn học Trung Quốc mà thơ
Đường là một trọng tâm của chương trình nên chúng tôi đã dành thời gian và tâm
trí để tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong thế giới thơ Đường. Đặc biệt là việc chọn mảng
thơ cận thể nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của nú. Người
viết chọn đề tài này ngoài lòng say mê yêu thích đối với thơ Đỗ Phủ, còn xuất phát
từ yêu cầu cần được học hỏi, tìm hiểu thấu đáo về thơ Đỗ Phủ.
Chính nhu cầu nhận thức và thực tiễn ấy đã từng bước đưa chúng tôi đến với
vấn đề tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể). Xem xét vấn đề
thể tài, đặc trưng và bằng những phương tiện hình thức nào mà Đỗ Phủ đã sáng tạo
nên một thế giới nghệ thuật mĩ lệ, sâu sắc và hấp dẫn như vậy? Câu hỏi này đã
được các học giả tiền bối, các nhà nghiên cứu lí

giải ở một số phương diện khác nhau. Nhưng vì thơ trữ tình của Đỗ Phủ hết
sức sâu lắng và phong phú nên có lẽ vẫn còn “dư địa” mà người đi sau phải tiếp
tục tìm hiểu.
2. LỊCH SỬ VÊN ĐÒ

Từ khi có thơ Đỗ Phủ đến nay đã có rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà lí
luận phê bình ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài dày công nghiên cứu nhiều
lĩnh vực, nhiều phương diện của thơ Đỗ Phủ, tạo nên một truyền thống phong phú
trong nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị lớn về thơ Đỗ Phủ.
Trên cơ sở những tài liệu đã khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng tôi có thể
lược thuật các công trình chuyên khảo về thơ Đỗ Phủ cũng như các khía cạnh nghệ
thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và phân chia theo ba khu vực nghiên cứu:
a. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Trung Quốc
Từ trước tới nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, biên soạn, chuyên
khảo và hàng nghìn bài báo viết về thời đại, cuộc đời và thi phẩm Đỗ Phủ của các
tác giả Kim Thánh Thán (đời Thanh), Hồ Thích, Lương Khải Siêu, Quỏch Mạt
Nhược, Hồ Thiếu Thạch, Văn Nhất Đa, La Dung, Bằng Chí Bính, Tiễn Bá Hán,
Tiêu Điều Phi, Trần Bang Đàm, Khâu Chấn Thanh Một trong những vấn đề các
nhà nghiên cứu Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay đề cập là hình thức nghệ
thuật thơ ca của ông. Những khái niệm, thuật ngữ có tính chất lí thuyết, hình tượng
của các nhà nghiên cứu như “ý tượng”, “ý cảnh”, “thần tứ”. thực sự là những
gợi ý, những kiểu “mã hiệu”, những chìa khoá để cho người đọc khám phá thế
giới nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ.
Các công trình của các học giả Trung Quốc từ trước đến nay chủ yếu có các
hướng: sưu tập, chú giải, hiệu đính như công trình “Toàn Đường thi” do Tào Dần
cùng mười học giả khác biên soạn vào năm 1705 gồm 900 quyển. Tổng tập này tập
hợp được hơn 48. 900 bài thơ của hơn 2. 300 nhà

thơ thời Đường, Ngũ Đại trong đó có Đỗ Phủ. Ngoài ra còn rất nhiều hướng
nghiên cứu khác nữa.
Khi nghiên cứu từng tác giả cụ thể hoặc “bình điểm”, “phân giải”các tác
phẩm ở Trung Quốc đã có một truyền thống lâu đời với nhiều công trình có giá trị
cao. Thực tế, chúng tôi chưa có điều kiện đọc hết các công trình nghiên cứu theo
hướng này. Qua các công trình đã tìm hiểu được như hai cuốn “Thánh Thán phê
tuyển Đỗ thi” và “Thánh Thán phê tuyển Đường thi” của Kim Thánh Thán;

hay “Đỗ Phủ Thu hứng bát thủ tập thuyết” của Diệp Gia Doanh; “Lí Bạch dữ
Đỗ Phủ” của Quỏch Mạt Nhược vv Chúng tôi nhận thấy người Trung Quốc rất
trân trọng di sản văn học hơn nữa các công trình nghiên cứu của họ rất công phu,
nghiêm túc và có nhiều cách kiến giải rất chính xác, tinh tế. Chúng tôi học tập
được rất nhiều ở các công trình ấy. Đó là sự đa dạng của các cá tính sáng tạo, sự
độc đáo của các tác phẩm cụ thể. Qua các công trình này, chúng tôi nhận thấy được
sự trầm uất nghẹn ngào của Đỗ Phủ.
Nhà thơ thời Trung Đường Bạch Cư Dị chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách
thơ Đỗ Phủ. Trong “Thư gửi Nguyên Chẩn” Bạch Cư Dị nói: “Thơ Đỗ Phủ đã
hấp thu được cái ưu điểm của thơ Kim cổ, sử dụng được mọi thể tài, lời thơ trau
chuốt, điêu luyện”.
Đến thời Tống, trong mục “Đỗ Phủ truyện” sách “Tân Đường thư” có đoạn
nói thơ Đỗ Phủ “Am luật chặt chẽ, lời thơ sâu xa, đến nghìn lời không suy
giảm”. Mai Thánh Du, người đời Tống đánh giá đặc điểm nghệ thuật của thơ Đỗ
Phủ là “thấy ở ngoài lời”. Hoàng Đình Kiên lại nói thơ Đỗ Phủ “không có chữ
nào là không có xuất sứ”. Ngay ở đời Tống đã có những ý kiến có thể nói là xuất
sắc về luật thi trong thơ Đỗ Phủ. Khi bàn về thơ Đỗ Phủ, Phạm Ôn nhận xét: “Thơ
luật của người xưa có khi lời lẽ như không có thứ tự gì cả nhưng ý lại như chuỗi
ngọc”. Tô Triệt lại nhận thấy ở nhiều bài thơ Đỗ Phủ “Sự việc và lời văn như thiếu
liên tục và thống nhất” nhưng

“như núi liền mà đỉnh đứt, tuy cách nhau rất xa mà tinh thần vẫn gắn với
nhau, người xem vấn biết chúng là cùng chung một mạch” [50; 56].
Nhà phê bình văn học nổi tiếng cuối đời Minh là Kim Thánh Thán đã đánh
giá cao thơ Đỗ Phủ và xếp “luật thi” của Đỗ Phủ vào hàng“lục tài tử” (sáu bộ sách
hay) trong văn học cổ điển Trung Quốc. Trong sách “Tuyển phê Đường thi nhất
thiên thủ” ông đã phê bình tám bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ dưới góc độ thi pháp
học. Có thể coi đây là những bài phê bình thơ Đỗ Phủ sâu sắc và chính xác nhất.
Phố Khởi Long, nhà nghiên cứu Đỗ Phủ đời Thanh nói thơ Đỗ Phủ là“Không
một lời châm biếm mà chỗ nào cũng châm biếm”. Cửu Triệu Ngao cho rằng thơ

Đỗ Phủ “trong cái vẻ hoa lệ có hơi sắt thép”.
Một công trình rất đáng chú ý có liên quan đến việc nghiên cứu nghệ thuật
thơ ca Đỗ Phủ là “Lịch sử văn học Trung Quốc” ở chương “Đỗ Phủ”, phần
III:“Thành tựu nghệ thuật thơ ca Đỗ Phủ”, nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ
thuật trữ tình trong thơ Đỗ Phủ được tác giả trình bày sáng rõ. Tác giả cho rằng
phong cách thơ Đỗ Phủ là phong cách “trầm uất”,“trong cách sáng tạo ý cảnh,
khí phách rộng lớn, bút pháp lưu loỏt, phóng khoáng nhà thơ có những thành
công độc đáo” [43; 531]. Ở các giỏo trình “Lịch sử văn học Trung Quốc”, thơ
trữ tình của Đỗ Phủ được nghiên cứu trong phạm trù nghệ thuật thơ ca chứ chưa có
sự tách bạch riêng lẻ.
Nhà thơ Văn Nhất Đa nói: “Đỗ Phủ là nhà thơ viết cho nhân dân, nhưng
nhân dân không hiểu”. Câu nói đó một phần đề cập đến sự thâm thuý, nhiều ý
nghĩa về nội dung, đồng thời cũng nói lên giá trị nghệ thuật cao siêu, sâu sắc của
thơ Đỗ Phủ.
Năm 1988, ở Trung Quốc xuất bản một số công trình bàn về sự phát triển thể
thơ luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ như công trình của Diệp Gia Doanh, Trần Bang
Đạm
Trên đây là tóm lược việc nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật thơ trữ tình
của Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay. Mặc dù đề cập đến

những khía cạnh nhỏ nhưng chúng tôi tin rằng đó là những định hướng đưa
chúng tôi tìm về với những gì đẹp nhất trong hồn thơ thi nhân họ Đỗ!
b. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Việt Nam
Thơ Đỗ Phủ, một trong những đỉnh cao nhất của thơ ca đời Đường đã, đang
và sẽ còn là một đề tài nghiên cứu của con người trong nhiều thế hệ. Nhìn lại các
công trình nghiên cứu, giới thiệu thơ Đỗ Phủ ở nước ta, chúng ta gặp rất nhiều tên
tuổi các học giả có nhiều uy tín như Trần Xuân Đề, Phan Ngọc, Nguyễn Khắc Phi,
Hoàng Trung Thông, Lê Đức Niệm và những công trình khoa học có nhiều giá trị
của Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Thị Bích Hải Trong số hơn 1. 400 bài thơ còn lại của
ông thì phần lớn là thơ trữ tình, số ít trong đó là thơ tự sự.

Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc Việt Nam đã từng tôn vinh Đỗ Phủ là bậc
thầy của môn văn chương:
Thiên cổ văn chương thiên cổ si
Bình sinh bội phục vị thường li.
(Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thầy của muôn đời,
Tôi bình sinh khâm phục ông, không lúc nào xa rời).
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ)
Đỗ Phủ được mọi người khâm phục một phần cũng vì sinh thời ông luôn tâm
niệm: “Ngữ bất kinh nhân tử bất ưu” (Lời nói không làm kinh ngạc mọi người
thìdù chết cũng chưa chịu thôi). Giờ đây, khi mà thời đại ông sống đã trải qua hàng
ngàn năm, khi mà bản thân ông đã trở thành người thiên cổ thì những vần thơ của
ông đã và sẽ mãi làm người đọc muôn đời, muôn nơi kinh ngạc.
Nguyễn Khuyến rất tâm huyết với những vần thơ yêu nước, thương đời và
nỗi đau khổ của Đỗ Phủ. Khi đọc thơ Đỗ Phủ làm sau loạn An Sử trong bài thơ
"Thu tứ" Nguyễn Khuyến có câu thơ nhận xét lời thơ khổ đau, uất hận cất lên từ
trái tim của thi hào: “Thiếu Lăng hậu loạn thi thanh khổ” (Sau khi loạn lời thơ của
Đỗ Phủ đau khổ). “Thi thanh” (lời thơ) mà Nguyễn

Khuyến nói đến là một biểu hiện chuyển biến trong nghệ thuật thơ của Đỗ
Phủ sau khi xảy ra loạn An Sử. Lời thơ “đau khổ”, “trầm uất” của Đỗ Phủ sau loạn
An Sử có tác động đến việc biểu hiện nghệ thuật của các nhà thơ Việt Nam những
năm đầu thế kỉ. Khoảng năm 1907- 1908, ở Hà Nội tổ chức cuộc thi dịch bài
thơ“Thu hứng” của Đỗ Phủ.
Mặc dù các nhà thơ lớn của Việt Nam đã tiếp thu được những tinh hoa của thơ
ca Đỗ Phủ và đánh giá rất cao vị trí thơ của ông. Nhưng các ý kiến của các tri thức
phong kiến phần nhiều mang tính chất cảm nhận riêng lẻ, chưa đạt đến trình độ khái
quát cao. Phải đợi đến sau cách mạng tháng Tám và đến những năm gần đây thơ Đỗ
Phủ mới được chiếu rọi, đánh giá, xem xét từ nhiều mặt và có nhiều ý kiến sâu sắc,
tổng quát, toàn diện về thơ Đỗ Phủ.
Trần Trọng Kim trong “Đường thi” (Nxb Tân Việt - Hà Nội - 1951) ở

phần“Lời nói đầu” đã gọi thơ Đỗ Phủ là loại thơ “Một lời ngụ trăm tình”.
Lần đầu tiên giáo sư Trần Trọng San cho ra mắt “Thơ Đường” quyển 1,
trong“Phần dẫn nhập” tác giả đề cập đến nghệ thuật thơ Đỗ Phủ. Ông cho
rằng “Nghệ thuật tác thi của Đỗ Phủ rất tinh vi, xảo diệu. Ông dùng hết mọi thể
thơ mà không thể nào không giỏi” và “nhất là lối thơ thất ngôn luật thi thì thi tài
họ Đỗ thật là không tiền không hậu”.
(Trần Trọng San - Thơ Đường, 3 tập- Nxb Bắc Đẩu, Sài Gòn 1972).
Các tác giả Việt Nam đều đề cập đến một vài khía cạnh về nghệ thuật thơ trữ
tình của Đỗ Phủ. Tác giả Trương Chính cho rằng Đỗ Phủ “sở trường về cổ thể mà
cũng sở trường về luật thi”. Tác giả Nguyễn Khắc Phi thừa nhận Đỗ Phủ rất có ý
thức trong việc “tôi luyện ngôn ngữ nghệ thuật" và " tôn trọng niêm luật đối ngẫu
trau chuốt dùng chữ sắp đặt âm điệu”.
Tác giả Trần Xuân Đề có nhận định: “Tuyệt đại bộ phận thơ của Đỗ Phủ là thơ
trữ tình, có một số bài thơ tự sự, nhưng kết hợp cả yếu tố trữ tình” [12; 59]. Cũng
nhưthế, Lê Nguyễn Lưu nhận xét: “Thơ Đỗ Phủ phần lớn là thơ trữ tình, còn lại là
thơ tự sự nhưng ngay thơ tự sự cũng có tính chất trữ tình”. Ở

một khía cạnh khác, Trần Xuân Đề cho rằng Đỗ Phủ “là người có nhiều sáng
tạo trong việc vận dụng những thể tài nghệ thuật thơ ca”.
Cũng viết về những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ, trong cuốn “Cuộc sống thơ
và thơ cuộc sống” Hoàng Trung Thông đã dành nhiều trang viết về giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật. Trong đó, chú trọng những đặc sắc về nội dung tư tưởng của
thơ Đỗ Phủ và đã có rất nhiều phát hiện độc đáo. Hoàng Trung Thông đã nhận ra
sự riêng biệt của Đỗ Phủ “Trong thơ Đỗ Phủ, những chữ thương tâm, thở dài, ôm
hận, bi sầu, ấm ức cùng với tình cảm và hình ảnh thơ mà nhà thơ lựa chọn, đã làm
cho bài thơ có một phong cách trầm tư ưu uất riêng biệt ít thấy ở những nhà thơ
khác”. Tác giả đi đến khẳng định: “Trầm tư ưu uất là giọng điệu chính của thơ Đỗ
Phủ” [61; 190].
Tác giả Nguyễn Hà trong cuốn “Đường thi tứ tuyệt” viết: “Có nhiều ý kiến
cho rằng thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình

phát triển của thơ tứ tuyệt đời Đường” [17; 16]. Và “Xét về bản thân sự phát triển
của thể tài tuyệt cú thì đến Đỗ Phủ có thể nói đã kết thúc một giai đoạn quan
trọng”. Tác giả còn khẳng định nét mới trong thơ Đỗ Phủ là đưa yếu tố tự sự, đưa
thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt.
Xuất phát từ quan điểm “Một nhà thơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư tưởng
phải tiến bộ nhưng lại phải có hình thức biểu hiện tài tình” (Diện mạo thơ
Đường). Tác giả Lê Đức Niệm trong phần “Nghệ thuật tuyệt vời” có nhận
định:“Thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn giữa nội dung và hình thức” [45; 150]
và đưa ra những nhận xét cụ thể về nghệ thuật thơ Đỗ Phủ trên ba phương diện: đề
tài, hình tượng và ngôn ngữ. Về mặt đề tài, theo ông: Đỗ Phủ viết về ba loại đề tài
lớn: đề tài thiên nhiên, xã hội và cá nhân, nhưng dù có khai thác đề tài nào ông cũng
lấy đề tài xã hội làm trung tâm. “Tất cả những đề tài ấy đã bao quát được những
vấn đề của thời đại” [45; 151]. Về mặt hình tượng theoTác giả Lê Đức
Niệm: “Hình tượng trong thơ Đỗ Phủ hết sức chân thực, nú được tạo nên bằng sự
kết hợp giữa khái quát và cụ thể,

kết hợp tự sự và trữ tình”. Về mặt ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ, tác giả nhận
xét:“Ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ thật hàm súc và tinh luyện”[45; 156].
Trong chương “Không gian nghệ thuật” Nguyễn Thị Bích Hải cho rằng: “Để
trữ phát nội tâm của con người vũ trụ, người ta thường dùng thơ kim thể, còn phản
ánh đời thường người ta dùng thơ cổ thể” [20; 208]. Tác giả đi đến kết luận: Khảo
sát thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị thấy “Các nhà thơ này vừa làm những bài thơ
hiện thực kiệt xuất vừa sáng tác những bài thơ trữ tình tiêu biểu”.
Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến Đỗ Phủ trong tương quan với hai nhà
thơ nổi tiếng không kém là Lí Bạch và Vương Duy. Nhưng nhiều nhất vẫn là sự so
sánh Đỗ Phủ - Lí Bạch. Lí Bạch yêu đời và rực sáng, Đỗ Phủ đau buồn và trầm uất.
Lí Bạch nổi lên bởi sự chói sáng và sức mạnh của tài năng, còn Đỗ Phủ bằng sự
chân thành và chiều sâu của tình cảm. “Như là một người làm phù phép, Lí Bạch
trút cả tâm hồn vào những cơn lốc sáng tạo, còn Đỗ Phủ thì viết như một nhà hiền
triết, thơ ông nảy sinh từ sự suy nghĩ sâu lắng”.

Ngoài ra có rất nhiều các bài báo, tạp chí, khoá luận, luận án nghiên cứu về
nhiều phương diện trong thơ ca Đỗ Phủ.Tiêu biểu như luận án “Sự phát triển thi
pháp của Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác” của Hồ Sĩ Hiệp đã nêu được những
đặc trưng riêng biệt của thơ ca Đỗ Phủ trong mỗi giai đoạn phát triển. Từ đó ta
thấy được những bước chuyển biến về nội dung, nghệ thuật của nhà thơ xuất sắc
đời Đường này. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thơ ca Đỗ Phủ các nhà nghiên cứu đều
chú ý dừng lại ở những kiệt tác của Đỗ Phủ như chùm tám bài thơ "Thu hứng".
Tóm lại, thơ Đỗ Phủ là một đối tượng lớn thu hút nhiều cây bút nghiên cứu
sắc sảo, khám phá và chiếm lĩnh. Nhiều giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của
thơ Đỗ Phủ đã được hé mở. Các khía cạnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ
đã được nhắc đến nhưng sự bỏ ngỏ đó chính là những chỗ trống mà người thực
hiện công trình này mong muốn được tìm hiểu.

c. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở nước ngoài
Với những thành tựu đạt được, thơ Đỗ Phủ trở thành một di sản chung của thế
giới. Từ lâu đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm và nghiên cứu thơ
Đỗ Phủ với nhiều công trình có giá trị.
Ở Liên Xô có công trình: “Ba nhà thơ lớn đời Đường” do (G. O. Monzeler
chủ biên, N. I. Konrat giới thiệu - Nxb Văn học phương Đông. M. 1960 Tiếng
Nga). Sách này giới thiệu và biên dịch 300 bài thơ của Lí Bạch, Vương Duy, Đỗ
Phủ.
Nhà nghiên cứu Konrat viết: “Đỗ Phủ xưa nay được coi trọng và bây giờ vẫn
được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc”. Tác giả nhận
thấy: “Đỗ Phủ đã thu nhận vào tâm hồn mình toàn bộ cuộc sống, sự buồn thương,
đau khổ của con người” [33; 41].
Timụphiep và Turaep cho rằng: “Trong thơ ca trữ tình của các nhà thơ đời
Đường, tình cảm con người đã được diễn tả một cách chân thực, thiên nhiên đã
được tiếp nhận như sở trường hoạt động của con người, đồng thời con người đã
được khắc hoạ không phải một cách trừu tượng mà trong bộ mặt xã hội đương thời
của nú” [67; 312]. Điều đó đặc biệt đúng với trường hợp Đỗ Phủ. Bên cạnh những

công trình trên còn rất nhiều những công trình khác nghiên cứu về Đỗ Phủ.
Như vậy, để tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể)
chúng tôi đã kế thừa thành tựu nghiên cứu về thơ Đỗ Phủ, các công trình chuyên
khảo đánh giá về một số khía cạnh nghệ thuật thơ Đỗ Phủ của các nhà nghiên
cứuở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài qua các tư liệu mà chúng tôi có điều
kiện tham khảo. Trong đó, các ý kiến của các nhà nghiên cứu là những gợi ý quan
trọng giúp cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đề tài này. Chúng tôi mong muốn
có một hướng tiếp cận tương đối hệ thống về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ để
góp phần một lần nữa khẳng định giá trị bất tử trong trang thơ của “Thi thánh”.
a. Mục đích:
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ
(mảng thơ cận thể) dưới ba phương diện: thể tài, đặc trưng và phương thức thể
hiện. Các phương diện này có mối quan hệ thống nhất làm nên sự tồn tại chỉnh thể
của hình thức nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ.
Bằng tất cả khả năng của mình chúng tôi cũng hi vọng sẽ được đi sâu nghiên
cứu cái hay, cái đẹp trong những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Tìm hiểu nguyên
nhân làm nên sự hấp dẫn của đề tài.
Hơn nữa, nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng là cách tiếp cận
nghiên cứu nghệ thuật của các nhà thơ lớn đời Đường, Tống và các nhà thơ cổ điển
tiêu biểu của Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nhận thấy những điểm tương đồng và
khác biệt giữa nghệ thuật thơ trữ tình và nghệ thuật thơ tự sự của Đỗ Phủ. Nghiên
cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ cũng là con đường đi tới nghiên cứu nội dung
và giá trị nghệ thuật của thơ ông- một trong những nhà thơ lớn nhất của nhân loại.
Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ vấn đề được đặt ra là
phải phân tích biểu hiện nghệ thuật của thơ trữ tình Đỗ Phủ trong mối quan hệ chặt
chẽ với bối cảnh lịch sử, với thiên nhiên, với chính ngay cuộc sống, tư tưởng, tình
cảm của nhà thơ và ở những thời điểm cụ thể. Tất cả những sự phân tích đó đều
không ngoài mục đích tìm hiểu tâm hồn của một bậc “Thánh thơ”, tài năng của
một người đã được mệnh danh là “Tập đại thành của thơ ca cổ điển Trung Quốc”.
b. ý nghĩa:

+ Ý nghĩa về mặt lí luận:
Bước đầu nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của một tác giả tiêu biểu trong
thơ ca cổ điển đời Đường, chúng tôi nhận thấy Đỗ Phủ không những là một nhà
thơ lớn mà còn là nhà văn hoá, nhà nghệ thuật xuất sắc của đời

Đường. Tìm hiểu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ không những có ý
nghĩa về nội dung, nghệ thuật mà còn có ý nghĩa về mặt lí luận thơ ca. Vì thế màtừ
trước đến nay mọi người đều quan niệm “lấy Đỗ Phủ làm đại biểu cho lí luận về
thơ” (Quỏch ThiÕu Ngu). Và “Người ta có thể lấy Đỗ Phủ làm một ví dụ để chứng
minh cho cách giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về thơ ca” (Hoàng Trung Thông).
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến lí luận nghệ thuật thơ
trữ tình nói chung như: khái niệm thơ trữ tình, các thể tài thơ trữ tình (mảng thơ
cận thể), đặc trưng, các phương thức phương tiện trữ tình tiêu biểu. Luận văn
chứng minh rằng thơ trữ tình Đỗ Phủ luôn gắn với hoàn cảnh xã hội, điều kiện
sống, tâm tư và tình cảm của chính nhà thơ.
+ Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận văn chỉ ra ý nghĩa của sự phát triển thơ trữ tình Đỗ Phủ với thực tiễn
sáng tác thơ ca đương thời và về sau.
Mặt khác, tìm hiểu đÒ tài này có ý nghĩa tích cực giúp cho việc hiểu nghệ
thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ từ đó phân tích và giảng dạy các tác phẩm thơ Đỗ
Phủ nói riêng, thơ Đường núi chung cũng như thơ cổ Việt Nam một cách có hiệu
quả hơn. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn mà người gắn bó với ngành sư phạm cần
quan tâm.
Luận văn giúp cho người dạy và người học thơ Đỗ Phủ ở các trường chuyên
nghiệp và phổ thông hướng phân tích giá trị nghệ thuật trong thơ Đỗ Phủ, thấy
được sự phát triển rất phong phú của thơ ông ở hai bình diện nghệ thuật và nội
dung. Cách khai thác từ nghệ thuật để khái quát lên nội dung đây là một hướng khi
nghiên cứu thơ Đường.
Cũng qua luận văn này, người nghiên cứu giảng dạy và học tập thơ Đỗ Phủ
nhận thức được bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ (mảng

thơ cận thể). Từ đó có cái nhìn bao quát và hệ thống về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ
Phủ.

4. ĐÈI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Do chưa tìm được một tuyển tập đầy đủ về thơ Đỗ Phủ nên chúng tôi chọn
đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong các bộ thi
tuyển:
+ Trần Xuân Đề - Thơ Đỗ Phủ - Nxb Giáo dục 1975.
+ Phan Ngọc - Đỗ Phủ nhà thơ thánh với hơn một nghìn bài thơ- NxbVăn
hoá thông tin H 2001.
+ Lê Đức Niệm (Giới thiệu), Nhượng Tống (dịch)- Thơ Đỗ Phủ- Nxb Văn
hoá thông tin H 1996.
+ Hoàng Trung Thông (Giới thiệu)- Thơ Đỗ Phủ- Nxb Văn học 1962.
+ Nam Trân (Tuyển chọn) - Thơ Đường (2 tập) - (phần Thơ Đỗ Phủ) - Nxb
Văn học 1987.
Sở dĩ chúng tôi chọn các bộ thi tuyển trên làm đối tượng nghiên cứu vì ở đó
tập hợp những bài thơ tiêu biểu của Đỗ Phủ. Hơn nữa, các tuyển tập này rất quen
thuộc với người Việt Nam. Những bài được chọn giảng trong chương trình cũng
hầu hết được rút ra từ đây.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu cũng rất quan trọng của luận văn là tham
khảo các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp thơ ca của Đỗ Phủ bao gồm
các chuyên luận, giáo trình, các sách nghiên cứu về Đỗ Phủ cũng như những tài
liệu có liên quan đến Đỗ Phủ.
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình
của Đỗ Phủ và giới hạn trong phạm vi thơ cận thể, bao gồm luật thi (tám câu) và
tuyệt cú (bốn câu) chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu về tất cả thơ trữ tình của
Đỗ Phủ. Tất nhiên nghiên cứu về nghệ thuật cũng chính là cách để tìm hiểu về nội
dung, nói nghệ thuật để nêu bật nội dung.

Để thấy được đặc trưng nghệ thuật cũng như những nét độc đáo, riêng biệt
trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ, chúng tôi mở rộng phạm vi so sánh, đối

chiếu với mảng thơ tự sự của ông, bởi trong thơ tự sự cũng có tính chất trữ
tình và so sánh với một số nhà thơ khác như Lí Bạch, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, do
dung lượng của luận văn nên sự mở rộng phạm vi chỉ được thực hiện trong những
trường hợp cần thiết.
Với phạm vi đó, người viết mong muốn góp thêm một cái nhìn, một tiếng nói
của mình khi nhìn nhận, đánh giá về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và đó cũng
là cơ sở để khảo sát các kiệt tác của ông.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
Do đối tượng nghiên cứu thơ Đỗ Phủ rất phong phú nên trong quá trình thực
hiện luận văn chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại.
+ Phương pháp phân tích văn bản.
+ Phương pháp giảng bình.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai theo ba chương như sau:
Chương 1: Thể tài thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ
Chương 2: Đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ
Chương 3: Một số phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu
Và các phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THÓ TÀI THƠ TRỮ TÌNHCẬN THỂ CỦA ĐỖ PHỦ

Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc. Một nhà thơ vĩ

đại tất nhiên về nội dung tư tưởng phải tiến bộ, nhưng lại phải có hình thức biểu
hiện tài tình. Để tìm được con đường sáng tác cho riêng mình,

Đỗ Phủ đã trải qua biết bao thăng trầm, từ đó ông quyết đi theo con đường
sáng tác hiện thực. Điều đó không chỉ thể hiện ở nội dung thơ ông mà còn biểu
hiện ở hình thức thơ ca nữa. Ông rất tài tình trong việc xây dựng và vận dụng
những hình thức thơ ca phù hợp với việc diễn tả nội dung cũng như tâm tư và cảm
xúc của mình. Vì vậy mà thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn giữa nội dung và
hình thức. Tác giả Trần Xuân Đề trong cuốn “Thơ Đỗ Phủ” có nhận xét: “Đỗ Phủ
rất xem trọng hình thức nghệ thuật mà không bị hình thức nghệ thuật hạn chế. Trái
lại, ông bắt hình thức nghệ thuật phải phục tùng nội dung, kết hợp chặt chẽ đề tài,
tư tưởng tình cảm với hình tượng và ngôn ngữ” [12; 63].
Tìm hiểu thơ trữ tình của Đỗ Phủ dưới góc độ thể tài, trước hết chúng tôi
muốn làm rõ khái niệm “Thể tài”.,
Tác giả Lại Nguyên Ân trong “Từ điển văn học bộ mới” có viết: “Phạm trù
phân loại các tác phẩm văn học vốn đa dạng đồng thời có sự giống nhau, từng
nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định. Các nhóm lớn nhất là những “loại”,
mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những “thể” (hoặc “thể loại”, “thể tài”).
Ở cấp độ phân chia những loại, có uy tín nhất là cách phân chia của
Arixtụt, theo đó toàn bộ các tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: 1-Tự sự; 2- Trữ
tình ; 3- Kịch" [29; 863].
“Trong phạm vi mỗi loại văn học là các thể(“thể loại” hoặc “thể tài”), chúng
được phân chia căn cứ vào tố chất thẩm mĩ chủ đạo, vào giọng điệu, vào dung
lượng và cấu trúc chung của tác phẩm" [29; 864].
Tuy có khác biệt nhất định về thể tài ở những tác phẩm thuộc những thời
điểm khác nhau, nhưng “mỗi thể tài là một cấu trúc bền vững, ổn định, một hệ
thống những thành tố hình thức đã thấm nhuần những hàm nghĩa nhất định”.
“Thể tài hay thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống được đề cập với
những nguyên tắc thẩm mĩ riêng, trong quan hệ với cái tôi trữ tình, thể


cú có thể có đối hoặc không. Tuyệt cú không đòi hỏi nghiêm ngặt về luật
bằng trắc. Tuyệt cú có lúc có thể bắt vần trắc. Có người căn cứ vào sự tương ứng
về niêm luật với từng “nửa” của bài luật thi mà cho rằng thể tuyệt cú là thể được
“cắt” (tuyệt) từ bài luật thi. Không phải thế! Một bài thơ tuyệt cú là một chỉnh thể
nghệ thuật, nghĩa là một tác phẩm độc lập, chứ không phải là “một nửa” được “cắt
ra” của bài luật thi.
Thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ có những điểm khác so với các nhà thơ là ông đã
đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt, mở ra một con
đường mới không chỉ cho thơ tứ tuyệt Trung Vãn Đường mà cho cả thơ tứ tuyệt
đời Tống nữa. Chúng tôi sẽ làm rõ luận điểm này ở những chương sau.
Nếu nói một trong những vẻ đẹp của thơ là vẻ đẹp cô đọng thì những bài
tuyệt cú nổi tiếng của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách “tinh chất nhất” vẻ đẹp cô đọng
ấy. Thơ trữ tình càng phải cô đọng. Theo Văn Nhất Đa, nhà thơ và nhà lí luận nổi
tiếng thời cận đại của Trung Quốc thì tuyệt cú là “hình thức tốt nhất của thơ trữ
tình”. Bài thơ tuyệt cú do số câu ít nên số chữ cũng rất ít, vì vậy mà từ ngữ được sử
dụng rất đắt và phải cân nhắc kĩ lưỡng.
Theo tác giả Nguyễn Hà thì “Riêng với tuyệt cú, trong đa số trường hợp, câu
thứ ba là câu cú tác dụng quyết định nhất đối với chất lượng bài thơ”. Với Đỗ Phủ,
ông rất quan tâm đến câu mở đầu “cõu khởi” còn gọi là câu phá. Ông có nhiều
cách phá khác nhau. Tác giả Nguyễn Hà còn đánh giá bài thơ tuyệt cú “là một hạt
ngọc tuyệt đẹp, không tì vết, tuy nhỏ nhưng sáng long lanh” [17; 23].
Có thể thấy, tuyệt cú là những bài thơ ngắn, âm luật đơn giản, cách gieo vần
đúng quy tắc, từ ngữ sử dụng hợp lí, đúng chỗ. Tiết tấu, nhịp điệu của thơ nhẹ
nhàng, nhịp ngắt của thơ đột ngột và tự nhiên. Đối với Đỗ Phủ, về hình thức ngôn
ngữ và cú pháp thì ông vẫn tuân thủ, nhưng về mặt ngữ nghĩa thì ông thay đổi linh
hoạt.

thường đem những cảnh ngộ mà mình phải chịu đựng để liên tưởng đến đông
đảo những người khác cũng như những vấn đề xã hội phổ biến đương thời. Như
cảnh:

Mười năm ruột thịt không tin tức
(Biên niên hành)
Và nỗi niềm tâm sự:
Mấy niềm tin tức bẵng
(Đối tuyết - Khương Hữu Dụng dịch)
Chỉ tin tức về vợ con anh em của gia đình tác giả nhưng cũng là chỉ chuyện
quốc gia. Bởi xã hội loạn lạc thì mọi gia đình đều sống trong cảnh chia cách,
không biết được cuộc sống của người thân diễn ra như thế nào? Vì lúc đó:
Khắp nước phong trần em cách biệt
Một mình diệu vợi lệ tha hương.
Và tác giả kết thúc trong một câu chua xót:
Đời sao ngày cứ một thê lương.
(Dã vọng - Trinh Đường
dịch)
Như vậy, có thể thấy nỗi đau mà Đỗ Phủ phải chịu đựng không chỉ là chồng
chất mà còn là thường xuyên, lưu cữu. Mỗi ngày qua đi dường như trong lòng ông
không nhẹ bớt mà “ngày cứ một thê lương”. Hiện thực đó đã làm nên tâm sự trầm
uất của nhà thơ. Là một con người yêu cuộc sống, lòng đầy khao khát được cống
hiến cho quê hương, đất nước nhưng gặp tình cảnh bi đát đến cực độ nên trong
lòng không tránh khỏi những đau đớn, xót xa.
Với những vần thơ trữ tình cô đọng, con người Đỗ Phủ chủ yếu được bộc lộ
qua ngôn ngữ biểu cảm và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ông đã diễn tả một cách
đầy đủ và sâu sắc mọi cung bậc cảm xúc, tình cảm cá nhân. Đọc thơ ông, ta nhận
thấy tuổi già đói nghèo, bệnh tật cùng bao nỗi khổ cực của cuộc đời đều in dấu
trong thơ ông. Qua thơ, ông đã tâm sự một cách rất chân thực về tình cảnh của
mình. Tuy nhiên là nhà thơ của nhân dân, nhà thơ của

không phải nộp thuế. Song không vì thế mà Đỗ Phủ không phản ánh vấn đề
tô thuế, trái lại ông lấy tư cách là người nông dân phải nộp thuế mà phản ánh sâu
sắc để thấy hết cảnh tình của họ. Bên cạnh các tác phẩm trữ tình, trong một số tác

phẩm tự sự chuyện thuế khúa cũng được phản ánh hết sức thương tâm. Ví như
trong “Tuế án hành”, ông lên án tô thuế đời Đường đã làm cho người dân lâm vào
cảnh:
Huống nghe chốn chốn bán con cái
Vì thuế vì tô cắt khúc lòng.
Khắp nơi bán con, cắt đứt tình máu mủ để lấy tiền nộp thuế tô dung. Nỗi khổ
tô thuế như vậy thường gắn với nỗi đau của chiến tranh.
Không chỉ nêu vấn đề tô thuế, trên con đường chạy loạn tận mắt chứng kiến
những cảnh đau thương của nhân dân, nhà thơ đã ghi lại một cách chân thực
chuyện mắt thấy dọc đường:
Ngựa trắng Đông Bắc lại
Đôi tên giắt yên không.
Thương bấy người trên ngựa,
Giờ ai thấy khí hùng!
Vừa rồi tướng bị giết,
Giữa đêm đã thương vong.
Cơn loạn trăm cách chết,
Ôi thôi lệ chảy dòng!
(Ngựa trắng - Khương Hữu Dụng
dịch)
Đó là hình ảnh người ngồi trên lưng ngựa chết trong cơn binh loạn, chỉ thấy
ngựa bị trúng hai mũi tên chạy về. Cuộc sống của con người trong cơn loạn lạc có
đến hàng “trăm cách chết”. Chết vì giặc, chết vì lính, chết vì tô thuế, chÕt vì đói
rét, chết vì lưu li Tất cả những nỗi đau đó khiến cho tác giả không khỏi ngậm
ngùi, xót xa.
Khác với nhiều nhà thơ, khi làm thơ Đỗ Phủ thường tìm đến những hình tượng
chất chứa tình cảm đau thương. Đời sống của nhân dân khổ cực, lầm

chung, chiến tranh trở thành một con quỷ dữ với đôi tay hủy diệt. Những
“thập quận”, “tứ vạn” là những con số cho thấy sự hủy diệt này.

Bên cạnh những tổn thất lớn lao “Bốn muôn quân nghĩa chết trong một
ngày” mà nhà thơ đã phản ánh một cách bi thảm về cuộc chiến, tác giả còn bày tỏ
lòng căm giận quân thù tàn bạo:
Giặc Hồ tên tẩm máu đầy
Hát câu hát mỏn, uống say phố phường.
Với tấm lòng đau đáu lo âu vì vận mệnh của Tổ quốc, Đỗ Phủ tả cảnh nhân
dân ở kinh đô ngày ngày ngóng tin quân cứu viện của triều đình. Có lẽ nỗi mong
ngóng của dân cũng là nỗi mong của tác giả:
Ngày đêm khóc ngóng Bắc phương
Quan quân đâu tá? dân đương đợi chờ.
Nhà thơ đã lấy con mắt người trong cuộc để mô tả chiến tranh nên những vần
thơ của ông là cảm xúc từ hiện thực mà ông được chứng kiến. Những tháng ngày
sống trong vùng tạm chiếm, Đỗ Phủ tận mắt nhìn thấy cảnh đất nước bị quân Hồ
giày xéo. Buồn đau cho vận nước, ông viết những bài thơ thật lâm li, thống thiết.
Đúng là: “Cú sống cùng cảnh ngộ với nhân dân mới thấy hết những điều mà nhân
dân nếm trải. Có vui cái vui của nhân dân, buồn cái buồn của nhân dân mới có
những lời thơ chí tình chí thiết đến thế” [12; 49].
Bên cạnh bài “Bi Trần Đào” là bài “Bi Thanh Bản”. Với những hình ảnh
thật đau xót:
Núi tuyết, sông băng, đồng hắt hiu
Trắng ấy xương mà xanh ấy khói.
Tác giả chỉ biết:
Ước gì thư đến được quân ta
Cố đợi ra năm đừng nóng vội.
(Khương Hữu Dụng dịch)

Mặt khác, xuất phát từ tư tưởng mong ước một xã hội quân
chủ sáng suốt thống nhất, thịnh vượng có vua hiền biết trị dân
theo phép tắc, không có bọn quan lại tham nhũng phá hoại kỉ
cương phong kiến, Đỗ Phủ đã đề ra nguyện vọng hũa bình.

Nguyện vọng hũa bình của ông là xuất phát từ ước vọng một
chế độ khai minh thịnh trị, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh
kéo dài, nguyện vọng đó đã bắt gặp nguyện vọng của nhân dân.
Trong bài thơ “Khiển hứng” nhà thơ đã mô tả những người
khóc lóc bên lề đường mong cho hết cảnh chiến tranh:
Lão già khóc bên đường
Mong hết nạn binh đao.
Suy nghĩ đến những vấn đề lớn lao của đất nước, những vấn
đề mang tính trọng đại nhà thơ đã đề ra một giải pháp, một
nguyện vọng rất phù hợp với nhân dân đương thời và tập trung
phản ánh trong bài “Tam cốc hành”:
Dưới trời các quận muôn thành,
Thành nào cũng có giáp binh chất đầy
Sao không đúc giáp làm cày?
Ruộng hoang tấc đất chẳng ai bỏ thừa.
Trâu cày hết sức mới vừa,
Tằm nuôi được lứa thành tơ dồi dào.
Chẳng phiền liệt sĩ rơi châu?
Trai cày gái dệt ca âu vui vầy.
(Trần Trọng Kim
dịch)
Với một trái tim thương dân thương nước vĩ đại, nhà thơ
sớm bạc đầu vì li loạn đã nói to lên lòng khao khát hũa bình:
Sao không đúc giáp làm cày?
Ruộng hoang tấc đất chẳng ai bỏ thừa.
Trong những năm chiến tranh tàn khốc “nhõn yên đoạn
tuyệt, vạn hộ tiêu điều” thì nguyện vọng của Đỗ Phủ là mong
cho đất nước hết chiến tranh, nhường chỗ cho cuộc sống yên
bình của người lao động, đó cũng là


Nh vậy có thể thấy tính cụ thể và tính khái quát của hình tượng nghệ thuật
luôn thống nhất hữu cơ với nhau, luôn xuyên thấm vào nhau. Hình tượng nghệ
thuật trong thơ Đỗ Phủ cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Bên cạnh những hình tượng cụ thể về con người, Đỗ Phủ còn xây dựng những
hình tượng thuộc về trạng thái tình cảm, cảm xúc đó là hình tượng tiếng khóc. Đây
là hình tượng xuất hiện nhiều trong thơ Đỗ Phủ. Nó không chỉ là mét phương tiện,
mét dụng ý nghệ thuật mà còn là tiếng lòng được bắt nhịp từ trái tim của nhà thơ
hiện thực bậc thầy này.
Hình tượng tiếng khóc được Đỗ Phủ nhắc đến với tư cách là một nhấn mạnh
và “ám ảnh nghệ thuật”. Với sự xuất hiện nhiều lần trong những bài thơ trữ tình,
hình tượng tiếng khóc trở thành căn cứ khoa học để chúng tôi khẳng định sự tồn tại
của hình tượng cụ thể này trong thơ Đỗ Phủ là phương tiện quan trọng trong việc
biểu hiện nội dung còng như nghệ thuật thơ trữ tình của ông.
Hình tượng tiếng khóc trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ xuất hiện vì nhiều
nguyên nhân khác nhau: có khi khóc vì nghèo đói, bệnh tật, cũng có khi khóc vì
những giá trị của cuộc sống bị mất dần đi và nhiều nguyên nhân khác nữa. Người
khóc có khi là tác giả cũng có khi là tiếng khóc thống thiết từ người dân. Dù khóc
vì nguyên nhân nào và người nào khóc đi nữa thì Èn sâu bên trong những giọt
nước mắt trên trang thơ Đỗ Phủ, độc giả chúng ta vẫn bắt gặp hơi Êm nóng của
hiện thực cuộc sống bộn bề đang khoác nguyên chiếc áo choàng thời đại mà tác giả
sống và đã đem vào thơ.
Còng vì trong cuộc đời mình, Đỗ Phủ đã chứng kiến bao biến chuyển, vần
xoay của thời cuộc và những bất hạnh trong kiếp sống con người. Cảm thương cho
thế cuộc, xúc động trước kiếp người, đớn đau cho cảnh loạn li, chia cắt Tất cả
điều đó đã làm cho nhà thơ khóc, trang thơ Đỗ Phủ ngập tràn nước mắt. Đó là thứ
nước mắt cho đời, cho người, tiếng khóc của nhà thơ đã hướng ra thế giới bên
ngoài và là tiếng khóc hướng ngoại của một nhà thơ có nhân cách lớn. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Thị Bích

cảnh tình gắn kết chặt chẽ trở thành phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu

giúp cho việc phản ánh nội dung, còng như giúp cho người đọc có thể hiểu thêm
phần nào về tâm tư và con người tác giả.
Trong lĩnh vực lí luận văn nghệ các thời đại của Trung Quốc “tình” và
“cảnh” là vấn đề có nhiều quan điểm, nhiều cách trình bày khác nhau. Vương Phu
Chi nói rằng: “Tình, cảnh tuy có chia ra ở tâm vật khác nhau, nhưng cảnh sinh
tình, tình sinh cảnh, buồn vui tiếp xúc với nhau, tươi khô nghênh đón nhau, đều ở
lẫn với nhau mét chỗ vậy” [59; 222].
Thực ra tình và cảnh rất khó tách rời nhau. Tình và cảnh là dựa lẫn nhau mà
tồn tại, là “cùng chứa ở một nơi”. “Tình cảnh tương sinh” (Tình và cảnh giúp nhau
cùng nảy nở) đó là một mặt của mối quan hệ mà Vương Phu Chi trình bày. Theo
ông, “tình” là do tiếp xúc với “cảnh”, nhờ có sù dung hoà của tình cảm tác giả mà
cảnh trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy sức sống.
“Cảnh trong tình”, “tình trong cảnh”, “tình cảnh lồng vào nhau” (tình cảnh
giao dung) đó là một mặt khác của mối quan hệ “tình” và “cảnh” và cũng là giai
đoạn thứ hai mà Vương Phu Chi trình bày. Ông coi đây là đặc điểm được biểu hiện
ra của hình tượng nghệ thuật đã được hoàn thành.
Nh vậy, có thể thấy tình cảnh luôn dựa vào nhau và gắn kết bền vững với
nhau. Thơ Đỗ Phủ cũng vậy, những câu thơ tả cảnh, tả thiên nhiên luôn lồng bóng
mét con người trĩu nặng tâm sự, mét con người trầm tư, đau buồn trước thời cuộc. Đỗ
Phủ tả thiên nhiên không phải là để tả thiên nhiên. “Đỗ Phủ có chú ý đến cảnh sông
núi, trời đất, trăng sao, nhưng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm
nổi bật những con người âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau” (Hoàng Trung
Thông).
Trong những bài thơ của Đỗ Phủ tưởng nh đơn thuần là tả cảnh nhưng cái tình
lại được giấu dưới những câu thơ tưởng nh vô cảm. “Trung thu” là một bài
thơ nh vậy:
Thu cảnh kim tiêu bán,

Càng về sau, thái độ của ông đối với hành động ngang ngược tàn bạo và hủ
húa của bọn quân phiệt, quan liêu càng tỏ ra nghiêm khắc và gay gắt hơn. Với An

Lộc Sơn tác giả căm ghét cao độ. Từ việc mô tả: “Rợ Hồ nghênh ngang hát ca giữa
đô thị” cho đến khi gọi chúng là chó, là dê, ta thấy thái độ nhà thơ thật rõ ràng. Và
khi miêu tả sự phản loạn cũng như sự tàn sát lẫn nhau của bọn quân phiệt, ông viết:
Đáo kim dụng việt địa
Phong vũ văn hiệu hụ.
Quỉ thiếp dữ quỉ mã
Sắc bi khắc nhĩ ngu.
Dịch thơ:
Đến nay vẫn giết chóc
Mưa gió nghe tiếng la.
Thiếp ngựa của người chết
Buồn rầu làm trò vui.
(Thảo đường)
Người bị giết tưởng chừng như vẫn còn gào khóc, trong khi thê thiếp của nạn
nhân thì nét mặt hãy còn âu sầu, nhưng trái ngang thay lại phải làm vui cho kẻ sát
hại thân nhân mình. Đây quả là một bức tranh thê thảm làm sao! Ở đây chúng tôi
nhận thấy những phát hiện rất tinh tế của nhà thơ. Ông đã vạch trần sự thật bằng

×