Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km
2
, Việt Nam
là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới [4]. Đặc điểm về vị trí địa lý,
địa hình, đất đai và khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh
thái và các loài sinh vật.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐDSH ở nước ta bị suy giảm mạnh.
Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và
dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Nguyên
nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu
hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán
trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nước. Tuy nhiên, công tác điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên ĐDSH thiếu hệ
thống, thiếu đồng bộ; việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và chia sẻ thông tin liên
quan đến bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH còn nhiều hạn chế; thông tin, dữ liệu
nằm phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương, chưa được tập trung quản lý. Đến
nay, Việt Nam vẫn chưa có công trình nào thống kê chính thức hiện trạng ĐDSH trên
quy mô toàn quốc. Đây cũng là những thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH của
Việt Nam.
Bộ Đậu (Fabales) có 3 họ thực vật là họ Đậu (Fabaceae), họ Vang
(Caesalpiniaceae) và họ Trinh nữ (Mimosaceae). Các họ này có nhiều loài cây gỗ
quan trọng có giá trị kinh tế và bảo tồn cao, như Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trắc
(D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),
Gụ lau (Sindora tonkinensis), Gụ mật (Sindora siamensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa),
Lim xanh (Erythrophloeum fordii)
Quảng Trị là một tỉnh thuộc phía Nam khu vực Bắc Trung Bộ, cũng là một


trong những nơi có sự giao lưu giữa hai khu hệ thực vật Bắc và Nam Trường Sơn. Do
vậy, ở đây có tính đa dạng cao về thực vật rừng, trong đó có các loài cây gỗ thuộc
nhiều bộ, họ khác nhau, đặc biệt là bộ Đậu (Fabales).
Qua khảo sát sơ bộ và các tài liệu nghiên cứu cho thấy tại Quảng Trị có nhiều
loài cây gỗ quý hiếm thuộc bộ Đậu như: Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sưa
(Delbergia tonkinensis), Trắc (Delbergia cochinchinesis), Lim xanh (Erythrophleum
fordii), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở các quy mô
và địa phương khác nhau.
Hiện nay, tại Quảng Trị vẫn chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu chuyên
sâu nhằm đánh giá đầy đủ tiềm năng và hiện trạng các loài này cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến chúng để có kế hoạch quản lý bảo tồn và phát triển hợp lý. Đó là lý do
chúng tôi chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây gỗ bộ
Đậu và giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài cây chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị”.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cơ sở dữ liệu về nhóm loài và loài chủ yếu phục vụ công tác bảo tồn
và phát triển tài nguyên cây gỗ rừng tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu bổ sung dữ liệu khoa học cho hệ thực vật tỉnh Quảng Trị.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp tác động
phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý hiếm để sử dụng hiện tại
và tương lai.
- Đề tài là cơ sở luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý, nhà lập chính
sách có căn cứ trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, giải pháp quản
lý hữu hiệu tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Trị.
b) Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển các loài cây quý hiếm
đang có nguy cơ tuyệt chủng tại địa phương.
- Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài

cho các mục đích khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất cơ chế quản lý tài nguyên theo hướng bền vững về môi trường và
sinh kế người dân vùng gần rừng.
3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thực vật trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về hệ thực vật.
Andrea Caesalpino (1519-1603) đưa ra bảng phân loại đầu tiên và đã được
đánh giá cao; John Ray (1628-1705) mô tả được gần 18.000 loài thực vật trong cuốn
“Lịch sử thực vật”. Linnée (1707-1778) với bảng phân loại thực vật, ông đã đưa ra
cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng
và hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới, Ngành, Lớp, Bộ, Họ, Chi, Loài [9].
Đến nay, theo số liệu của Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới (2000) trên thế
giới đã thống kê được 1.700.000 loài sinh vật, trong đó thực vật bậc cao có 250.000
loài (số loài ước tính khoảng 300.000 loài) [23].
1.1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật\
J.Beard (1938) đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và
loạt quần hệ) [35].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thành 3
vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian, đồng thời ông đã liệt
kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [56].
Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở
cạn thành 16 kiểu quần hệ [46].
1.2. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam
Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển của các tác giả là người
nước ngoài nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam như: J. Loureiro (1793), J.B.L.
Pierre (1880) và đến đầu thế kỷ XX có H. Lecomte và cộng sự (1907-1952) [40].
Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại
có mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số lên tới 10.361 loài, 2.256

chi, 305 họ. Lê Trần Chấn (1999) khi nghiên cứu một số đặc điểm của khu hệ thực vật
Việt Nam đã ghi nhận 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật. Trên phạm
vi cả nước, Nguyễn Tiến Bân (2005) đã thống kê và đi đến kết luận hệ thực vật Việt
Nam hiện biết 11.603 loài, trong đó ngành Ngọc lan với 10.775 loài [1], [8], [40].
Trong số các tài liệu về thực vật học được xuất bản trong thời gian gần đây,
đáng chú ý nhất phải kể đến bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập của Phạm Hoàng
Hộ (1999-2000) [25].
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1978, 1998) đã xây dựng
bảng phân loại rừng Việt Nam [46], [47].
1.2.3. Văn bản chính sách về công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị
định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32/2006/NĐ-CP.
Ngày 1 /7 /2009 luật ĐDSH của Việt Nam chính thức có hiệu lực [6], [61].
4
Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” là tài liệu duy nhất
công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt
Nam. Cuốn sách được xuất bản vào các năm 1992, 1996 và mới nhất là năm 2007.
Trong cuốn “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” năm 2007 đã công bố 847 loài
(thuộc 201 họ) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ [2].
1.3. Tài nguyên cây gỗ và một số tư liệu về tiêu chuẩn phân loại gỗ tại Việt Nam
1.3.1. Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam
1.3.2. Phân loại gỗ tại Việt Nam
1.4. Những nghiên cứu về thực vật ở Quảng Trị
1.4.1. Thảm thực vật
1.4.2. Hệ thực vật
Hệ thực vật ở tỉnh Quảng Trị có ít nhất là 2.500 loài thực vật bậc cao nằm
trong 944 chi của 209 họ; trong đó ngành Lá thông có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Tháp
bút có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đất có 8 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Dương xỉ có
khoảng 100 loài, 61 chi, 29 họ; ngành Hạt trần có 18 loài, 8 chi, 6 họ; ngành Hạt kín có

khoảng 2.400 loài, 879 chi, 176 họ; Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có khoảng
2000 loài, 690 chi, 145 họ và lớp Một lá mầm có 400 loài, 189 chi, 31 họ. Hệ thực vật
vùng Quảng Trị có 51 loài quý hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. [67].
1.5. Tình trạng quản lý bảo vệ các thực vật quý hiếm và hoạt động khai thác,
buôn bán thực vật quý hiếm, nguy cấp
1.5.1. Tình trạng quản lý bảo vệ các thực vật quý hiếm
1.5.2. Hoạt động khai thác, buôn bán thực vật quý hiếm, nguy cấp
1.6. Những nghiên cứu về các loài cây thuộc bộ Đậu
Ở Việt Nam, kết quả thống kê cho thấy thực vật trong bộ Đậu có 103 chi với
430 loài, trong đó nhiều chi có những loài cây lấy gỗ có giá trị và chiếm thành phần
quan trọng ở nhiều khu rừng như: Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ mật
(Sindora cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Trắc (Dalbergia
cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus pedatus), Căm xe (Xylia
dolabriformis),
1.7. Các loài thực vật quý hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu
1) Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain)
2) Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre, 1898)
3) Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874)
4) Cẩm Lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain 1897)
5) Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, 1912)
6) Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. et S. S. Larsen, 1980)
7) Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq., 1867)
8) Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv. 1883)
5
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Lập được danh mục các loài thuộc đối tượng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh.
- Xác định được hiện trạng phân bố và tình trạng các loài chủ yếu.
- Đề xuất được các giải pháp, phương án bảo tồn và phát triển có tính khả thi cao.
2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

1) Đối tượng nghiên cứu
- Về thành phần loài cây: Bao gồm tất cả các loài thực vật bản địa thân gỗ
thuộc 3 họ là họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Trinh nữ
(Mimosaceae) có nguồn gốc tự nhiên hay được trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Về hiện trạng loài và giải pháp bảo tồn và phát triển: Tập trung ưu tiên
nghiên cứu các loài: Cây gỗ quý hiếm và có giá trị bảo tồn cao; Cây gỗ thương mại
có giá trị kinh tế cao; Cây đa tác dụng, cho lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng và
kinh tế; Cây có tác dụng phòng hộ cao cho vùng đầu nguồn, vùng đất ngập nước hoặc
vùng cát ven biển; Cây có giá trị văn hóa, gắn chặt với đời sống vật chất và tinh thần
của người dân hay biểu tượng của địa phương.
2) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp đại diện cho
các tiểu vùng sinh thái chủ yếu của tỉnh Quảng Trị (gồm các huyện Hướng Hóa,
Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh đại diện cho vùng đồi và núi; các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh
Hiền, Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Linh) đại diện cho vùng đồng bằng; các xã Hải Thọ,
Hải Xuân, Hải Dương (huyện Hải Lăng) đại diện cho vùng cát ven biển; huyện Cồn
Cỏ đại diện cho vùng hải đảo). Ngoài ra, đề tài còn khảo sát bổ sung tại một số vườn
hộ gia đình, vườn ươm và vườn thực vật thuộc các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng
Hóa và thành phố Đông Hà.
- Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu: Tháng 11/2013 đến tháng 7/2014
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Trị có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu thành phần loài theo địa phương và tiểu vùng sinh thái, nguồn
gốc các loài.
- Tìm hiểu giá trị và công dụng, phân nhóm các loài theo công dụng, giá trị và
mục tiêu quản lý, xác định các loài chủ yếu cần ưu tiên bảo tồn và phát triển.
- Tìm hiểu tình hình khai thác sử dụng, kiến thức bản địa và các yếu tố ảnh
hưởng đến các loài chủ yếu.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài chủ yếu.

- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh, sinh trưởng và phát triển một số loài chủ yếu.
- Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gieo ươm và gây trồng một số loài chủ yếu.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây gỗ bản địa bộ Đậu trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị.
6
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập số liệu nghiên cứu
a. Về thành phần loài:
- Kế thừa các nguồn dữ liệu thứ cấp (để lập bản danh lục tạm thời).
- Phỏng vấn các bên liên quan (để xác minh và bổ sung danh lục tạm thời, định
hướng đối tượng và địa điểm điều tra/phúc tra thực địa).
- Phúc tra thực địa (để xác minh và bổ sung danh lục tạm thời).
+ Kiểm chứng thông tin tại các địa điểm đã xác định (dựa vào nhân chứng,
công cụ GPS…).
+ Lập tuyến điều tra phát hiện tại các khu vực có thông tin nhưng chưa xác
định cụ thể điểm phân bố.
- Điều tra thực địa (đối với các vùng thiếu vắng thông tin về loài hay nhóm
loài) trên các tuyến điều tra phát hiện để bổ sung thành phần loài hay vùng phân bố.
b. Về công dụng, giá trị và tình hình khai thác sử dụng
- Tra cứu tài liệu
- Phỏng vấn người dân và các bên liên quan
- Khảo sát thị trường
c. Về xác định loài chủ yếu
- Xây dựng tiêu chí lựa chọn
- Trưng cầu ý kiến của cơ quan chức năng, các bên liên quan và tham vấn
chuyên gia.
d. Về đánh giá hiện trạng các loài chủ yếu và tình hình gây trồng
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá (nguồn gốc, số lượng, mật độ, tình hình sinh
trưởng, phát triển, tái sinh, chất lượng cây mẹ và cây tái sinh, các đặc trưng sinh thái,
các yếu tố ảnh hưởng hay đe dọa, tình hình gây trồng…).

- Điều tra thu thập các chỉ tiêu thông qua điều tra thực địa trên các ô tiêu chuẩn
tạm thời và phỏng vấn chủ rừng, chủ vườn và các bên liên quan.
e. Về tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gieo ươm và gây trồng
- Tham khảo tài liệu
- Khảo sát mô hình thực tế
- Phỏng vấn cơ sở sản xuất, kỹ thuật viên, đại diện hộ gia đình…
f. Về đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
2.4.2. Phương pháp điều tra chuyên ngành ở thực địa
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính để mô tả.
Việc thu thập số liệu tiến hành trên các ô tiêu chuẩn. Việc xác định vị trí của các ô
tiêu chuẩn được xác định bằng máy định vị GPS.
- Căn cứ vào bản đồ khu vực, xác định các tuyến điều tra. Dọc theo tuyến điều
tra bố trí các ô tiêu chuẩn và ô dạng bản để thu thập số liệu.
7
- Trong quá trình điều tra đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, tiến hành
thu thập mẫu, cố định mẫu.
- Phân tích mẫu: Phân tích đặc điểm hình thái của thân, cành, lá, hoa, quả đi
đôi với ghi chép.
- Xác định tên loài: Theo ý kiến chuyên gia và theo phương pháp so sánh
hình thái.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích dưới dạng
các bảng biểu và biểu đồ.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng, phân bố bằng ứng dụng GIS.
- Sử dụng các tài liệu chuyên ngành để nhận diện và xác định loài.
8
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung, với tổng diện tích tự nhiên 473.982
km
2
, diện tích đất lâm nghiệp là 290.476,13ha, chiếm 61,3% tổng diện tích. Các
huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất là Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh.
Dân số là 613.655 người (số liệu năm 2013) [16].
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: Ảnh chụp bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị)
Địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự
nhiên: cát ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ
250-2.000m xen kẽ với các dải đồi cao thấp khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam
tạo ra Tây và Đông Trường Sơn.
3.1.2. Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2013 đạt trên
10%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 26,8 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế của
tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.
3.1.3. Truyền thống văn hóa - tập quán sử dụng tài nguyên rừng
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều
và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số, sinh sống chủ yếu
ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông. Một số phong tục
tập quán của đồng bào dân tộc có tác dụng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên
rừng như: Những phong tục tập quán lâu đời nhằm giữ gìn một số vùng đất quan
trọng cho thôn bản. Những tập quán này góp phần giữ gìn các vùng đất đầu nguồn
nước, hay những nơi rừng tốt khỏi việc khai thác một cách bừa bãi. Một loại rừng
cấm khác cũng bị nghiêm ngặt trong việc khai thác là “Rừng ma” - là nơi chôn người
chết của bản và các khu miếu thờ. Những khu rừng này cũng bị cấm khai thác.
9
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào là nông - lâm nghiệp với

phương thức canh tác nương rẫy truyền thống kỹ thuật canh tác lạc hậu. Đây là một
trong những nguyên nhân làm mất rừng và giảm đa dạng sinh học.
3.2. Thành phần loài thực vật thuộc bộ Đậu theo địa phương và tiểu vùng sinh thái
3.2.1. Thành phần loài thực vật thân gỗ bộ Đậu tỉnh Quảng Trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại tỉnh Quảng Trị, trong các họ Đậu (Fabaceae),
Vang (Caesalpiniaceae) và Trinh nữ (Mimosaceae) của bộ Đậu (Fabales) có 51 loài
cây gỗ thuộc 20 chi. Trong đó, họ Vang có 19 loài thuộc 11 chi, họ Đậu có 19 loài
thuộc 6 chi, họ Trinh nữ có 13 loài thuộc 3 chi.
Chi có số loài nhiều nhất là Archidendron (họ Trinh nữ) với 9 loài, chi
Bauhinia (họ Vang) có 6 loài, các chi Dalbergia, Millettia và Ormosia (họ Đậu) mỗi
chi có 5 loài. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.2:
Chú thích bảng 3.2:
• Nguồn gốc:
+ Loài mọc tự nhiên +* Loài được gây trồng
• Dạng sống:
GOL: Gỗ lớn GOT: Gỗ trung bình GON: Gỗ nhỏ
BTR: Bụi trườn
• Công dụng:
LGO: Lấy gỗ DOC: Cây có độc CTD: Tinh dầu
THU: Dược liệu CNH: Lấy nhựa DTC: Thủ công, mỹ nghệ
SOI: Lấy sợi AND: Ăn được PH: Phòng hộ
CAN: Làm cảnh ANQ: Ăn quả #: Công dụng khác
TAN: Tanin
10
Bảng 3.1. Danh lục thực vật thân gỗ bộ Đậu tỉnh Quảng Trị
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Dạng
sống
Công dụng
Phân bố

Vùng sinh thái và Địa điểm điều tra
Núi & Đồi
Đồng
bằng
Vùng cát
Hải
đảo
Hướng
Hóa
Đăkrông
Đông Hà,
Vĩnh Linh
(Rú Lịnh)
Hải
Lăng
(H.Thọ,
H.Xuân)
Cồn
Cỏ
I Fabaceae Họ Đậu
1. Antheroporum pierrei Gagnep. Mát, Săng mây GOT LGO, DOC +
2. Dalbergia assamica Benth. Cọ khiết, Cọ khẹt lá nhỏ GOT LGO, CTD +
3. D. cochichinensis Pierre Trắc GOL LGO, DTC +
4. D. polyadelpha Prain. Sóng lá GOT THU + +
5. D. rimosa Roxb. Trắc dây BTR
THU, AND,
CAN
+
6. D. tonkinensis Prain. Sưa, Trắc thối, Huê GOT LGO, CAN +* +* +* +*
7. Erythrina fusca Lour. Vông đồng GOT CAN, THU, PH +

8.
E. variegata L. (E. orientalis (L.)
Murr.
Vông nem GOT
CAN, AND,
THU
+ +*
9. Millettia ichthyochtona Drake Thàn mát GOT DOC, THU + +
10. M. eberhardtii Gagnep. Cổ dải, Cổ giải GON DOC + +
11. M. nigrescens Gagnep Thàn mát rủ GOT CAN +
12. M. piscidia (Roxb.) W. & Arn. Thàn mát ruốc cá GON DOC +
13. M. sericea (Vent.) Wight & Arn Mát tơ, Thàn mát tơ GOL THU +
14. Ormosia laosensis Niyomdham. Ràng ràng lào GOT LGO + +
15. O. balansae Drake Ràng ràng mít GOT LGO, CAN +
16. O. pinnata (Lour.) Merr. Ràng ràng xanh GOT LGO + +
17. O. sumatrana (Miq.) Prain. Ràng ràng sumatra GOL LGO +
18. O. dycarpa Jack. Lục (Săng lục) GON # (PH, CUI) +
1
0
11
19. Pterocarpus macrocarpus Kurz. Giáng hương GOL LGO, TAN +
II Caesalpiniaceae Họ Vang
20. Afzelia xyclocarpa (Kuz.) Craib. Gõ đỏ, Gõ cà te GOL LGO, TAN +*
21. Bauhinia coccinea (Lour) DC Móng bò phượng đỏ GOL SOI, CAN + +
22. B. lakhonensis Gagnep. Móng bò lakon GOL THU + +
23. B. malabarica Roxb. Móng bò tai voi GON AND, THU +
24. B. viridescens Desv. Móng bò xanh lục GON AND, THU + +
25. B. curtisii Prain Móng bò curit GOL SOI, THU + +
26. B. hirsuta Weinm. Móng bò lông nâu GON SOI, THU + +
27. Dialium cochinchinenses Pierre Xây; Xoay GOL LGO, ANQ +

28. Erythrophleum fordii Oliv Lim xanh GOL LGO, DOC + + +
29.
Gleditsia australis Hemsl.ex
Forbes & Hemsl
Bồ kết GON LGO, THU +
30. G. fera (Lour.) Merr Tạo giác, Bồ kết nhỏ GON THU +
31.
Gymnocladus angustifolius
(Gagnep.) J.E.Vidal
Lôi khoai; Lá thắm GOL LGO, CAN +
32.
Peltophorum dasyrrachis (Miq.)
Kurz
Lim vàng, Hoàng linh GOL LGO, THU + +
33.
P. pterocarpum (DC.) Backer ex
K.Heyrne
Lim xẹt GOL LGO, CAN + + +
34. Saraca indica L. Vàng anh lá nhỏ GOT CAN, TAN + +
35.
Senna siamea (Lamk) Irwin &
Barneby
Muồng đen GOT LGO, CAN + + +
*
+*
36. Sindora siamensis Teysm. ex Miq. Gõ mật, Gụ mật GOL LGO, THU +
37.
S. tonkinensis A. Chev. ex K. & S.
S. Lars.
Gõ, Gụ lau GOL LGO, TAN + + + +

38. Tamarridus indica L. Me GOT
LGO, ANQ,
THU, CAN
+ +*
III Mimosaceae Họ Trinh nữ
39. Adenanthera pavonina L Muồng cườm GOT LGO,THU +
1
1
12
40. Albizia chinensis (Osbeck.) Merr Cọ kiêng GON LGO, TAN + +
41. A. corniculata (Lour.) Druce Sống rắn đen GON LGO + +
42. A. lucidior (Steud.) I. Nielsen Bản xe GOL LGO, CNH + +
43.
Archidendron balansae (Oliv.) I.
Nielsen
Cứt ngựa balansa GON LGO + +
44. A. bauchei (Gagnep.) I. Nielsen Cổ áo, Cổ ướm GON LGO, # + + +
45. A. clypearia (Jack.) I. Nielsen Mán đỉa GON LGO, THU, + + +
46. A. lucidum (Benth.) I. Niels. Mán đỉa trâu GON LGO, THU + +
47. A. pellitum (Gagnep) I. Nielsen Mán đỉa da GON LGO +
48. A. chevalieri (Kosterm) I. Nielsen. Cứt ngựa chevalier GON LGO + +
49. A. tonkinenses Nielsen. Mán đĩa bắc bộ GON LGO +
50. A. turgidum (Merr.) I. Nielsen Đái bò GOT LGO +
51. A.robinsonii (Gagnep.) I. Nielsen. Cứt ngựa robinson GON LGO + +
TỔNG SỐ 23 47 8 7 4
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2014)
1
2
13
Qua bảng 3.2 ta thấy, thành phần thực vật thân gỗ thuộc bộ Đậu ở tỉnh Quảng

Trị tương đối phong phú và đa đạng, bao gồm hầu hết các loài gỗ quý hiếm thuộc bộ
Đậu. Một số loài có phân bố tự nhiên ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như Lim xanh
(Erythrophleum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Mán đỉa (Albizia clypearia),
Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)… Riêng loài gỗ Sưa (Dalbergia tonkinensis)
được gây trồng ở hầu hết các vùng sinh thái trừ Cồn Cỏ.
3.2.2. Nguồn gốc và phân bố các loài theo vùng sinh thái
Vùng núi và đồi có tổng số loài lớn nhất với 49 loài (chiếm 96,08% tổng số
loài). Hầu hết các loài ở vùng núi và đồi đều là cây địa phương và có nguồn gốc tự
nhiên, chỉ có loài Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa) được dẫn giống từ tỉnh Gia Lai và trồng
vào năm 2003 tại Đakrông. Loài Sưa (Dalbergia tonkinensis) trước đây được ghi
nhận có tại Hướng Hóa nhưng hiện nay trong tự nhiên không còn bắt gặp.
Vùng đồng bằng có 8 loài trong đó có 6 loài có nguồn gốc tự nhiên, 2 loài là cây
trồng. Vùng cát cũng có 7 loài, trong đó có 5 loài có nguồn gốc tự nhiên và 2 loài cây
trồng. Vùng hải đảo có 4 loài nhưng chỉ có một loài có nguồn gốc tự nhiên (Gụ lau).
Gụ lau là loài có phân bố rộng nhất, có ở hầu hết các địa phương và vùng sinh
thái của tỉnh. Các loài Lim xẹt, Lim xanh, Cổ ướm và Mán đỉa cũng là những loài có
phân bố khá rộng. Loài Sưa trước đây chỉ được ghi nhận có tại một địa điểm là xã
Hướng Lập (Hướng Hóa) nhưng hiện nay không còn hiện diện trong tự nhiên do hoạt
động khai thác tận diệt và sưu tầm cây con để trồng. Thuộc về các loài có phân bố
hẹp còn có các loài gỗ quý là Giáng hương, Trắc và Gụ mật. Đây là những loài cần
được ưu tiên bảo tồn ở cấp độ cao nhất tại địa phương.
3.3. Giá trị và công dụng các loài cây gỗ bản địa bộ Đậu
3.3.1. Giá trị bảo tồn
Trong số các loài gỗ bộ Đậu của tỉnh Quảng Trị chúng tôi đã thống kê được có
6 loài thuộc danh lục Sách đỏ Việt Nam chiếm 11,8% tổng số loài cây gỗ bộ Đậu của
tỉnh. Có 7 loài thuộc nghị định 32/2006 NĐ-CP chiếm 13,7% tổng số loài cây gỗ bộ
Đậu của tỉnh. Có 6 loài thuộc danh lục Sách đỏ Thế giới (IUCN 1994) chiếm 11,8%
tổng số loài cây gỗ bộ Đậu của tỉnh. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.3
14
Bảng 3.2. Các loài thực vật nguy cấp thuộc bộ Đậu tại Quảng Trị

TT Tên khoa học
Tên
Việt
Nam
SĐVN
2007
NĐ32
IUCN
1994
Địa phương có loài
phân bố
1 Afzelia xyclocarpa Gõ đỏ EN IIA EN Đakrông
2
Dalbergia
cochinchinensis
Trắc EN IIA VU Hướng Hóa, Cam Lộ
3
Dalbergia
tonkinensis
Sưa VU IA VU
Hướng Hóa, Đakrông,
Vĩnh Linh,
4
Pterocarpus
macrocarpus
Giáng
hương
EN IIA Hướng Hóa
5 Sindora tonkinensis Gụ lau EN IIA DD
Hướng Hóa, Đakrông,

Vĩnh Linh, Cam Lộ,
Cồn Cỏ
6 Sindora siamensis Gụ mật EN IIA LR Đakrông, Vĩnh Linh
7
Erythrophleum
fordii
Lim
xanh
IIA EN
Đakrông, Hướng Hóa,
Vĩnh Linh, Cam Lộ
(Nguồn:Tác giả, 2014)
3.3.2. Giá trị sử dụng
Dựa vào các tài liệu chính: Từ điển cây thuốc Việt Nam (2012) [10], Danh lục
các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005) [1], … Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu,
chúng tôi đã phân các loài cây gỗ bộ Đậu theo những công dụng khác nhau theo nhu
cầu sử dụng của con người được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.3. Phân chia các loài theo các nhóm công dụng
TT
Nhóm
công dụng
Ký hiệu
Số lượng
loài
Các loài đại diện
1 Lấy gỗ LGO 33
Lim xanh, Gụ lau, Gụ mật, Trắc, Sưa,
Giáng hương, Lim vàng, Lim xẹt,
Muồng đen, Xoay,…
2 Làm thuốc THU 19

Vông đồng, Vông nem, Muồng cườm,
Mán đĩa, Sóng lá, Trắc dây, ….
3 Làm cảnh CAN 10
Sưa, Ràng ràng mít, Lim xẹt, Thàn
mát rú, Lôi khoai, Muồng đen,…
4
Nguyên liệu
(sợi, nhựa,
tinh dầu,
tanin…)
SOI,
CTD
CNH,
TAN
9
Móng bò curit, Móng bò nâu, Vàng anh
lá nhỏ, Móng bò phượng vỹ, Cọ kiểng,
Cọ khiết, Gụ lau, Bản xe, Gõ đỏ.
5
Làm thực
phẩm
AND 6
Trắc dây, Vông nem, Móng bò tai voi,
Móng bò xanh lục,…
6 Có chất độc DOC 5
Săng mây, Thàn mát, Cổ giải, Thàn
mát Ruốc cá, Lim xanh.
7
Công dụng
khác

(#) Vông đồng, Cổ áo, Săng lục,…
(Nguồn: Tác giả, 2014)
15
Qua bảng 3.4 cho thấy:
- Nhóm loài lấy gỗ có 33 loài (chiếm 64,7%). Trong đó có nhiều loài cho gỗ
lớn và quý hiếm như: Lim xanh, Gụ lau, Gụ mật, Trắc, Sưa, Giáng hương,… được
người dân và thị trường rất ưa chuộng.
- Nhóm loài làm dược liệu có 19 loài (chiếm 37,2%). Đối với những người dân
tộc sống ở vùng sâu vùng xa, dược liệu từ thiên nhiên là một giải pháp hữu hiệu trong
việc chữa trị các loại bệnh thông thường. Trong đó các loài như Vông đồng
(Erythrina fusca), Vông nem (Erythrina variegata), Thàn mát (Millettia
ichthyochtona), Thàn mát tơ (Millettia sericea), Móng bò tai voi (Bauhinia
malabarica), Móng bò xanh lục (Bauhinia viridescens),… đã được nhân dân sử dụng
để chữa một số bệnh trong dân gian.
- Nhóm loài làm cảnh có 10 loài (chiếm 19,61%). Trong đó, đặc biệt các loài
như Sưa (Dalbergia tonkinensis), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng đen
(Senna siamea),… được sử dụng để trồng ở những công trình xây dựng, trồng đường
phố hoặc ở các công viên tạo cảnh quan và bóng mát. Một số loài cây được trồng tạo
thế trong chậu (bonsai) có Me, Trắc dây (Dalbergia rimosa).
- Nhóm loài cho sợi, tinh dầu, nhựa, tanin có 9 loài (chiếm 17,65%), bao gồm
Móng bò curit (Bauhinia curtisii), Móng bò lông nâu (Bauhinia hirsuta), Vàng anh lá
nhỏ (Saraca indica), Móng bò phượng vỹ (Bauhinia coccinea), Cọ kiêng (Albizia
chinensis), Cọ khiết (Dalbergia assamica),…
- Nhóm loài làm thực phẩm có 6 loài (chiếm 11,76%) như Vông nem, Móng bò
tai voi, Móng bò xanh lục… Việc sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn trong
rừng sẽ an toàn hơn so với những loại thực phẩm bày bán sẵn trên thị trường.
- Nhóm cây có chứa chất độc có 5 (chiếm 9,8%) loài như Thàn mát ruốc cá
(Millettia piscidia), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Săng mây (Antheroporum
pierrei )… có thể khai thác sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật, diệt tạp trong nuôi
trồng hải sản, duốc cá, làm thuốc thú y, …

- Các giá trị khác: lấy củi, phòng hộ, làm đồ thủ công mỹ nghệ… Săng lục
(Ormosia dycarpa), Cổ áo (Albizia bauchei), Trắc dây (Dalbergia rimosa)…
3.4. Phân bố, hiện trạng và tình hình gây trồng các loài thực vật quý, hiếm, có
giá trị thuộc bộ Đậu
3.4.1. Phân bố và hiện trạng các loài thực vật quý, hiếm, có giá trị thuộc bộ Đậu
3.4.1.1. Phân bố và hiện trạng loài gỗ Trắc (Dalbergia cochinchinensis)
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, loài gỗ Trắc còn rất ít trong tự nhiên và mọc rải
rác. Hiện nay, có thể bắt gặp loài này ở xã Cam Nghĩa và Cam Chính của huyện Cam
Lộ và các xã vùng Lìa giáp biên giới với Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
của huyện Hướng Hóa như xã A Túc, A Dơi, Hướng Lộc và xã Thanh.
16
Hình 3.2. Bản đồ phân bố Trắc tại tỉnh Quảng Trị
Tại khu vực nghiên cứu, Trắc thường phân bố tự nhiên ở độ cao trên 150m.
Đặc điểm phân bố theo cụm, thường thì các cây tái sinh từ chồi rễ cây mẹ mọc thành
từng đám. Thành phần các loài cây gỗ phân bố cùng Trắc có Thành ngạnh, Thẩu tấu,
Bai bai, Ngũ gia bì, Bằng băng, Đọt mọt, Sòi…(xã Cam Chính, huyện Cam Lộ). Trắc
cũng phân bố cùng các loài Giáng hương, Bời lời, Thành ngạnh, Dẻ… (xã A Dơi,
huyện Hướng Hóa).
3.4.1.2. Phân bố và hiện trạng loài Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Giáng hương còn rất ít (tại 3 điểm điều
tra chỉ có 12 cây). Giáng hương chỉ bắt gặp ở huyện Hướng Hóa trên địa bàn các xã
vùng Lìa (Các xã giáp biên giới với Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào) như xã
Thanh, Hướng Lộc, Hương Lộc, Tân Thành, Lao Bảo, A Xing và A Dơi.
Hình 3.3. Bản đồ phân bố Giáng hương tại tỉnh Quảng Trị
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Giáng hương
không những là loài có vùng phân bố hẹp mà ở mỗi điểm bắt gặp loài chỉ có một
vài cây.
17
3.4.1.3. Phân bố và hiện trạng loài gỗ Gụ lau (Sindora tonkinensis)
Gụ lau phân bố ở các địa phương như huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh,

Hải Lăng, Cam Lộ và đảo Cồn Cỏ. Gụ lau phân bố ở độ cao từ dưới 100m (Rú Lịnh
thuộc huyện Vĩnh Linh) đến độ cao trên 350m (xã Hướng Hiệp, Hải Phúc thuộc
huyện Đakrông và xã Hướng Sơn thuộc huyện Hướng Hóa).
Hình 3.4. Bản đồ phân bố Gụ lau tại tỉnh Quảng Trị
Gụ lau phân bố cùng với các loài như Mít nài, Trám, Máu chó, Mán đĩa, Lim
xẹt, Lim xanh, Chôm chôm, Chũa, Ngát, Côm tầng, Săng đen, Trâm, Chân chim…
3.4.1.4. Phân bố và hiện trạng loài Lim xanh (Erythrophleum fordii)
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, có thể gặp Lim xanh ở huyện Hướng Hóa, Cam
Lộ, Vĩnh Linh và Đakrông. Lim xanh phân bố cùng các loài cây như Bái Bái, Trâm,
Dẻ, Chạc Ngựa, Trám, Bứa, Máu chó, Ngát, Côm, Mán đĩa, Chân chim, Bời lời
Đặc biệt, ở trạng thái rừng phục hồi thôn 5 xã Hải Phúc ở độ cao từ 150 đến 300m
Lim xanh rất nhiều, phân bố theo cụm, phần lớn là cây tái sinh chồi từ gốc cây mẹ.
Hình 3.5. Bản đồ phân bố Lim xanh tại tỉnh Quảng Trị
18
3.4.1.5. Phân bố và hiện trạng loài Gụ mật (Sindora siamensis)
Loài chỉ được bắt gặp ở Khu BTTN Đakrông, ở xã Hướng Hiệp, huyện
Đakrông và ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô của huyện Vĩnh Linh.
Gụ mật phân bố cùng với Gụ lau, Lim xanh, Mán đĩa, Lim xẹt, Côm tầng,
Máu chó, Trâm, Ngát ở độ cao 100 đến 350m, trạng thái rừng phục hồi. Hiện nay,
loài còn rất ít và vẫn bị khai thác trái phép.
Hình 3.6. Bản đồ phân bố Gụ mật tại tỉnh Quảng Trị
3.4.2. Tình hình gây trồng các loại cây gỗ bộ Đậu
3.4.2.1. Tình hình gây trồng loài Sưa (Dalbergia tonkinenesis)
Qua khảo sát khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, loài gỗ Sưa được gây
trồng hầu như ở tất cả các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Quảng Trị. Các địa
phương có các hộ gia đình trồng gỗ Sưa với số lượng lớn là các huyện Cam lộ,
Hướng Hóa và Vĩnh Linh.
Các hộ dân trồng loài gỗ này phần lớn đều có biết mục đích rõ ràng và đều có
nhận thức đây là loài gỗ quý, hiếm và họ hy vọng sẽ thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai. Nguồn cây giống được mua từ các vườn ươm ở huyện Cam Lộ và Hướng

Hóa. Trên địa bàn có rất nhiều xuất xứ khác nhau của loài. Có thể kể đến xuất xứ từ
Lào, xuất xứ từ Quảng Bình, xuất xứ từ Vĩnh Phúc và các tỉnh phía Bắc, xuất xứ từ
các tỉnh Tây Nguyên.
3.4.2.2. Tình hình gây trồng loài gỗ Trắc (Dalbergia cochinchinensis)
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Trắc chỉ được gây trồng ở xã Cam Chính,
huyện Cam Lộ. Ở đây có 3 hộ dân thôn Đốc Kính trồng loài cây này với tổng số 33
cây, với đường kính từ 15-27cm. Các hộ dân bắt đầu trồng Trắc từ năm 1989 và tiếp
tục trồng thêm những năm 1999 và 2000, khi loài Trắc trên địa bàn còn gặp nhiều
trong rừng tự nhiên. Cây giống được lấy từ rừng tự nhiên.
19
3.4.2.3. Tình hình gây trồng loài gỗ Gụ lau (Sindora tonkinensis)
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Gụ lau chỉ được trồng ở 2 địa điểm đó là tại vườn
thực vật thành phố Đông Hà và tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh.
Ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Gụ lau được trồng trong trang trại ông Tới.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Gụ lau được trồng cách đây 14 năm, khi trang trại
mới thành lập. Ban đầu trang trại trồng Dó bầu và nhổ vài cây Gụ lau tái sinh hạt về
trồng quanh nhà.
Tại Vườn thực vật thành phố Đông Hà, với diện tích ban đầu trên 40ha, được
gây trồng từ năm 1996 đến 1998 với nguồn kinh phí của Chương trình 327. Vườn
gồm rất nhiều loại thực vật khác nhau như Gụ lau, Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen,
Xà cừ, Huỷnh, Quế rừng, Sao đen, Keo lai, Keo tai tượng Số lượng Gụ lau ở đây rất
nhiều, có trên 100 cây.
Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của Trần Minh Đức, Hồ Đắc Thái Hoàng
(2008), Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng (2009) thì tại các thôn Cợp xã Húc Nghì, thôn
Karen xã Hướng Hiệp (Đăkrông), đã có một số mô hình trồng cây bản địa do người
dân tự tiến hành vào khoảng từ năm 2000 trở lại đây, trong đó Gụ lau là cây trồng
chủ yếu và có tỷ lệ sống cao nhất.
3.4.2.4. Tình hình gây trồng loài gỗ Lim xanh (Erythrophleum fordii)
Hiện nay, số lượng Lim xanh được gây trồng trên địa bàn tỉnh còn quá ít. Quá
trình nghiên cứu chúng tôi chỉ bắt gặp loài này được gây trồng ở 3 địa điểm là Vườn

thực vật thành phố Đông Hà, Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Hà (xã Cam Hiếu,
Cam Lộ) và tại huyện Gio Linh.
Tại Vườn thực vật thành phố Đông Hà, Lim xanh được trồng từ năm 1996 đến
1998 trong chương trình 327. Tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Hà, có 5 cây
Lim xanh được trồng từ cuối năm 2011. Tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh một số ít
cây Lim xanh được trồng phân tán và hỗn giao với Keo lai từ cuối năm 2013.
3.4.2.5. Tình hình gây trồng loài gỗ Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị loài Gõ đỏ rất ít được gây trồng. Qua
điều tra chúng tôi nhận thấy, chỉ có 2 cây Gõ đỏ được trồng hiện còn sống và phát
triển tốt tại khuôn viên Trạm Kiểm lâm cầu Đakrông. Nguồn giống được TS. Trần
Minh Đức (Trường ĐHNL Huế) dẫn giống từ tỉnh Gia Lai vào năm 2002. Năm 2003,
TS. Trần Mạnh Đạt (hiện là GĐ Phân Hiệu ĐHH tại Quảng Trị) và TS. Trần Minh
Đức đã cùng các cán bộ BQL Khu BTTN Đăkrông trồng hai cây Gõ đỏ cùng một số
loài cây quý hiếm khác trong khuôn viên của BQL KBT (lúc bấy giờ còn đóng tại
đây) với mục tiêu sưu tập và bảo tồn.
3.5. Hiện trạng quản lý bảo tồn và phát triển các loài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
3.5.1. Các văn bản chính sách
a. Ở cấp quốc gia
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004)
- Luật Bảo vệ môi trường (2005).
- Luật Đa dạng sinh học (2008).
20
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
b. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Chỉ thị số 07/2006/CT-UBND nhằm tăng cường các biện pháp cấp bách để
bảo vệ rừng.
- Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng
cháy, chữa cháy rừng.
- Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND về quy hoạch, kế hoạch BV&PTR giai

đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND về quy hoạch, kế hoạch BV&PTR giai
đoạn 2011-2020 của tỉnh Quảng Trị.
- Quyết định số 2352/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án Giao rừng, cho thuê rừng
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2015.
- Quyết định số 472/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ BV&PTR tỉnh Quảng Trị.
3.5.2. Công tác thừa hành pháp luật của lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Trị
Chi cục Kiểm lâm đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những chủ
trương, biện pháp kịp thời, hữu hiệu trong công tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng
phá rừng, cháy rừng, tạo cho đất rừng có chủ thực sự nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn
ĐDSH và phát triển, sử dụng ổn định, bền vững tài nguyên rừng.
3.5.3. Những kết quả và tồn tại trong công tác bảo tồn và phát triển các loài
Những kết quả đạt được:
Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã thành lập được 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên ở vùng
thượng nguồn là Khu BTTN Đakrông (37.640ha) ở phía Tây Nam, Khu BTTN Bắc
Hướng Hoá (23.300ha) ở phía Tây Bắc, và Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí
Minh huyền thoại (5.680ha) ở huyện Đakrông.
Giao được gần 7.300 ha rừng tự nhiên để nhân dân quản lý, chăm sóc và hưởng
lợi lâu dài, qua đó đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng phương án PCCCR 3 cấp để giúp cho UBND tỉnh, huyện, xã điều
hành chỉ đạo khi có cháy rừng xảy ra.
Những tồn tại:
Do những hạn chế về kỹ thuật, quản lý, nguồn nhân lực, tài chính và đặc biệt là
hạn chế về nhận thức của cộng đồng, nên hiệu quả thực thi các kế hoạch bảo vệ
ĐDSH vẫn chưa cao.
3.6. Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loại cây gỗ bộ Đậu có giá trị
3.6.1. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)
3.6.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Lim xanh (Erythrophloeum fordii)
3.6.3. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Sưa (Dalbergia tonkinensis)
3.6.4. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Gụ lau (Sindora tonkinensis)

3.6.5. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa)
3.6.6. Kỹ thuật nhân giống Gụ mật (Sindora siamensis)
21
3.7. Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật bộ Đậu có giá trị
3.7.1. Nhóm giải pháp chiến lược- Lồng ghép giải pháp bảo tồn và sử dụng bền
vững ĐDSH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH .
3.7.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và kỹ thuật
- Tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên thực vật trên toàn tỉnh.
- Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) đối với các diện tích rừng hầu như
còn nguyên vẹn chưa bị tác động của con người hoặc rừng thứ sinh đã phục hồi.
- Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation) đối với các loài có số lượng cá thể
còn quá ít, phân bố rải rác khả năng phục hồi là rất khó, loài quý hiếm có giá trị kinh
tế cao rất dễ bị khai thác dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng như Sưa, Giáng hương, Trắc
3.7.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng các văn bản pháp luật.
- Chính sách tài chính và đầu tư cho bảo tồn ĐDSH.
- Chính sách hỗ trợ cho người dân.
- Lồng ghép chính sách trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.7.4. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao đời sống cho cộng đồng quanh khu vực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc
của con người vào tài nguyên rừng là hết sức cần thiết.
- Quy hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng các mô hình trình diễn.
- Chuyển giao kỹ thuật và dạy nghề.
- Phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ .
- Phát triển chăn nuôi.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm .
- Phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển các loài cây

quý hiếm.
3.7.5. Giải pháp bảo tồn chuyển vị đối với một số loài
22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau về hiện
trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây gỗ bản địa thuộc bộ Đậu (Fabales)
tại tỉnh Quảng Trị:
1). Về thành phần loài: có 51 loài cây gỗ thuộc 20 chi và 3 họ Đậu (Fabaceae),
Vang (Caesalpiniaceae) và Trinh nữ (Mimosaceae). Trong đó, họ Vang có 19 loài
thuộc 11 chi, họ Đậu có 19 loài thuộc 6 chi, họ Trinh nữ có 13 loài thuộc 3 chi. Chi
có số loài nhiều nhất là Archidendron (họ Trinh nữ) với 9 loài, chi Bauhinia (họ
Vang) có 6 loài, các chi Dalbergia, Millettia và Ormosia (họ Đậu) mỗi chi có 5 loài.
2). Về nguồn gốc: hầu hết các loài cây gỗ bản địa bộ Đậu tại Quảng Trị đều có
nguồn gốc địa phương và mọc tự nhiên trong các khu rừng và thảm thực vật tự nhiên.
Chỉ có 02 loài có nguồn gốc không phải tại địa phương là Gõ đỏ (Afzelia xyclocarpa)
và Me (Tamarridus indica) được gây trồng với số lượng và mục tiêu khác nhau.
3). Về phân bố: có sự phân bố không đồng đều và kém đồng nhất về số loài và
thành phần loài giữa các vùng sinh thái và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Vùng núi và đồi tập trung số loài lớn nhất, 49 loài chiếm tới 96,08% tổng số loài
thuộc đối tượng nghiên cứu được ghi nhận trong toàn tỉnh. Cùng trong vùng đồi và núi
thì tại huyện Đakrông số lượng loài nhiều gấp đôi so với huyện Hướng Hóa. Vùng
đồng bằng có 08 loài chiếm 15,69%. Vùng cát có 07 loài chiếm 13,73%. Vùng hải đảo
chỉ có 04 loài, chiếm 7,84% trong đó chỉ có loài Gụ lau là có nguồn gốc tại chỗ.
Bên cạnh các loài có phân bố tự nhiên rộng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
như Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Mán đỉa
(Albizia clypearia), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)… thì cũng có những loài có
phân bố tự nhiên hẹp và rất hẹp, điển hình có: Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trắc
(Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) và Gụ mật
(Sindora siamensis).

4). Về giá trị và công dụng: hầu hết các loài cây gỗ bản địa bộ Đậu tại Quảng Trị
đều có công dụng rõ ràng, nhiều loài là loài cây đa tác dụng và có giá trị bảo tồn cao.
Nhóm cây cho gỗ chiếm tỷ lệ lớn nhất (64,7%) trong đó có nhiều loài cây gỗ
quý có giá trị sử dụng và kinh tế rất cao như: Lim xanh, Gụ lau, Gụ mật, Gõ đỏ, Trắc,
Giáng hương, Sưa, Muồng đen (Cassia siamea), Xoay (Dialium cochinchinenses).
Ngoài ra, còn có 19 loài cây (37,25%) dùng làm thuốc, 10 loài (19,61%) dùng làm
cảnh, 09 loài (17,65%) cho nguyên liệu chế biến trong công nghiệp, 06 loài cây
(11,76%) có thể dùng làm thực phẩm, 05 loài (9,80%) có chứa chất độc dùng trong
chế biến các chế phẩm BVTV và thú y
Có 07 loài quý hiếm thuộc nhóm IA, IIA Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 06 loài
thuộc danh lục Sách đỏ Việt Nam (2007), 06 loài thuộc danh lục Sách đỏ thế giới
(IUCN 1994). Chúng đều thuộc về các loài cây cho gỗ quý đồng thời có giá trị sử
dụng và giá trị kinh tế cao như: Lim xanh, Gụ lau, Gụ mật, Sưa, Trắc, Giáng hương
và Gõ đỏ.
23
5). Về hiện trạng quần thể và các mối đe dọa các loài cây gỗ quý hiếm:
Các loài có phân bố rộng trên địa bàn tỉnh, số lượng cá thể trưởng thành còn
nhiều, nhiều cây con tái sinh hiện chỉ tập trung cho 02 loài Lim xanh và Gụ lau. Số
còn lại có số lượng cá thể rất ít lại phân bố hẹp mỗi điểm phân bố lại rất ít cá thể, chất
lượng cây xấu, rất ít cây tái sinh như Trắc, Giáng hương, Gụ mật. Riêng loài gỗ Sưa
không còn trong tự nhiên chỉ còn cây được gây trồng. Loài Gõ đỏ cũng chỉ có 02 cá
thể ở cấp tuổi II được trồng tại cùng một địa điểm.
Hầu hết các loài gỗ quý hiếm bị khai thác nhiều trong thời gian trước. Hiện
nay, tình trạng khai thác trái phép vẫn đang diễn một số nơi, đặc biệt là bên ngoài các
khu rừng đặc dụng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp cũng
góp phần làm thu hẹp vùng phân bố các loài và đe dọa suy giảm về thành phần loài.
6). Về hiện trạng quản lý bảo tồn: chính quyền địa phương các cấp và cơ quan
chức năng trên địa bàn tỉnh đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho công tác bảo
tồn ĐDSH nói chung và các loài động thực vật rừng quý hiếm nói riêng, thể hiện qua
các văn bản pháp quy, chính sách đã được ban hành và xúc tiến thành lập các khu

rừng đặc dụng tại địa phương. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chương trình,
dự án cụ thể nào được thực thi với mục tiêu bảo tồn loài hay nhóm loài cây gỗ bản
địa bộ Đậu trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các quần thể được bảo vệ tương đối nguyên
vẹn trong các khu rừng đặc dụng thì tại nhiều nơi, sự quan tâm đến loài và nhóm loài
chỉ tập trung vào mục tiêu khai thác và sử dụng sản phẩm gỗ. Một số nỗ lực bảo tồn
của các cá nhân, hộ gia đình chỉ mang tính tự phát ở quy mô nhỏ lẻ.
7). Về tình hình gieo ươm và gây trồng: công tác gieo ươm và gây trồng các
loài cây gỗ bản địa bộ Đậu hiện nay chưa thật phổ biến tại tỉnh Quảng Trị, chủ yếu
mới được bắt đầu hình thành trong khoảng 5-7 năm trở lại đây và tập trung vào một
vài loài đang có nhu cầu gây trồng trong nhân nhân và một số dự án phát triển rừng.
Về gieo ươm, chỉ có loài gỗ Sưa được các vườn ươm sản xuất số lượng lớn.
Các loài còn lại rất ít được gieo ươm và gây trồng. Loài Lim xanh đang bắt đầu được
gieo ươm ở 02 vườn ươm trên địa bàn tỉnh (ở huyện Cam Lộ và huyện Gio Linh)
nhưng số lượng cây còn ít, tỷ lệ cây sống thấp. Các loài còn lại trên địa bàn chưa có
vườn ươm nào sản xuất cây giống, các hộ muốn trồng loài này đều đào cây con từ
rừng về trồng hoặc mang cây giống từ nơi khác đến.
Về gây trồng, cũng chỉ có loài gỗ Sưa được trồng nhiều. Phần lớn các hộ gia
đình, cơ quan đều trồng vài cây quanh nhà hoặc nơi làm việc. Một số ít hộ trồng với
số lượng lớn (trên 100 cây). Các địa phương trồng nhiều Sưa là Hướng Hóa, Cam Lộ,
Vĩnh Linh. Trắc chỉ được trồng ở xã Cam Chính huyện Cam Lộ nhưng số lượng còn ít.
Lim xanh và Gụ lau và Gõ đỏ tuy đã được gây trồng nhưng số lượng còn quá ít.
8). Về giải pháp bảo tồn và phát triển: để bảo tồn và phát triển có kết quả các
loài cây gỗ bản địa bộ Đậu tại tỉnh Quảng Trị cần phối hợp đồng bộ hệ thống các giải
pháp như: các giải pháp mang tính chiến lược, giải pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật, giải
pháp về cơ chế chính sách và giải pháp kinh tế xã hội. Trong đó trước mắt cần ưu tiên
24
cho nhóm các giải pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật, trong đó cần chú trọng phương
thức đồng quản lý và chia sẻ lợi ích trong hoạt động bảo tồn và phát triển các loài.
Kiến nghị
- Cần có kế hoạch và dự án tiếp tục mở rộng diện điều tra khảo sát trên tất cả

các địa phương có rừng và đất lâm nghiệp nhằm bổ sung danh lục các loài và thiết lập
bản đồ phân bố các loài chủ yếu toàn diện và đầy đủ hơn trên địa bàn toàn tỉnh. Hỗ
trợ cơ quan điều tra rừng thống kê sự có mặt và đặc trưng quần thể các loài quý hiếm
ở các lô, khoảnh và tiểu khu trong các loại hình rừng đặc dụng và rừng sản xuất thuộc
các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp; Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với chính
quyền thôn, xã thống kê hiện trạng các loài quý hiếm do hộ gia đình và cộng đồng
quản lý để có kế hoạch bảo tồn cụ thể và chi tiết tại từng địa phương.
- Tiếp tục nghiên cứu chọn xuất xứ loài gỗ Sưa phù hợp với điều kiện lập địa
của tỉnh và hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài chủ yếu nhằm phục công tác
bảo tồn chuyển vị và phát triển loài theo các mục tiêu khác nhau như kinh tế, phòng
hộ, bảo vệ mội trường và cảnh quan.
- Cần tiếp tục nghiên cứu các bậc taxon và nhóm thực vật có nhiều loài quý hiếm
có giá trị kinh tế, giá trị khoa học và giá trị bảo tồn nhằm bổ sung hoàn thiện danh lục
và hiện trạng, phân bố các loài thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Cần xây dựng thêm các Vườn thực vật tại các khu rừng đặc dụng như Rú
Lịnh, Khu BTTN Đăkrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa trong đó có định hướng
ưu tiên sưu tập và gây trồng các loài cây gỗ quý hiếm bộ Đậu phục vụ công tác bảo
tồn, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.
- Có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao nhận thức
công tác bảo tồn ĐDSH và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ dân đồng bào
dân tộc sống gần rừng. Đặc biệt có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp tham gia công tác bảo tồn ĐDSH. Hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng
chăm sóc những loài quý hiếm cho những hộ trồng phân tán và hỗ trợ tài chính cho
các hộ trồng với số lượng lớn.

×