Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.13 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, chúng có giá trị
góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Giá
trị về mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng đồng người dân sống gần
rừng. LSNG có thể là nguồn thu bằng tiền duy nhất để mua lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men, chi phí học hành của con trẻ đối với
các hộ nghèo. Ngoài ra LSNG còn góp phần rất lớn vào kinh tế đất nước. Theo ông
Phạm Đức Tuấn (2007), phó cục trưởng cục kiểm lâm: " lâm sản ngoài gỗ của Việt
Nam được xuất khẩu sang 90 nước và vùng lảnh thổ, với tổng kim ngạch gần 200
triệu USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với
tiềm năng của rừng Việt Nam". Về giá trị xã hội, LSNG giúp ổn định về kinh tế và an
ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm, bảo tồn kiến thức bản
địa và giá trị về mặt môi trường, chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống
xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có nguồn
gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử dụng.
Như vậy, LSNG là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Lâm sản
ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá trị lớn
đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ lâu, lâm
sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như
làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm…, do
vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên,
sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các loại lâm sản ngoài gỗ đã hạn chế
nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số
loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn
đề đặt ra là phải nâng cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử
dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này.
Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận
ngày 26/5/2009, với tổng diện tích 40km
2
, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao


Chàm - Hội An gồm 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp. Vùng lõi gồm
quần đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn
Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai và Hòn Ông. Lớn nhất là đảo Hòn Lao với diện tích
1.317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích là 327 ha; cách trung tâm Khu phố cổ Hội
An 19 km về hướng Đông – Đông Bắc.
1
Từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, quần đảo Cù Lao
Chàm đã trở thành điểm giao lưu, hội nhập, nghiên cứu khoa học của các tổ chức
trong nước và quốc tế. Là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên Khu DTSQ đang
gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Khu DTSQ;… Đặc biệt
trong đó là việc khai thác trái phép các loài cây lâm sản ngoài gỗ.
Khu DTSQ quần đảo Cù Lao Chàm khá phong phú về các loài LSNG có giá
trị như: mây, cây làm thuốc, nhiêu loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết
nhung tía, cây ngô đồng, cua đá, yến, rau rừng, tắc kè, ong mật. Những loài LSNG
này liên quan mật thiết với đời sống cộng đồng người dân sống dựa vào rừng. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng LSNG ngày càng lớn, không chỉ phục vụ đời sống của cộng
đồng địa phương mà còn là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thị trường.
Việc khai thác LSNG chủ yếu từ tự nhiên, mức độ khai thác sử dụng lớn đã dẫn đến
nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt hoặc còn với số lượng rất ít.
Sự đa dạng về LSNG, ở một mức độ nào đó chính là sự đa dạng về sinh học,
các loài thực vật cho LSNG là một bộ phận quan trọng cấu trúc nên tổ thành rừng.
Bởi vậy, nếu nguồn tài nguyên LSNG thường xuyên có nguy cơ bị tác động, có nghĩa
là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng sẽ bị tác động bởi áp lực của
người dân trong vùng. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu cần thiết, can thiệp
kịp thời, nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt trong tương lai là một điều khó tránh khỏi.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề là “ Đánh giá thực trạng khai
thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ
có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm ”. Đề tài được thực hiện thành
công đồng nghĩa với việc cây LSNG được bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo công

ăn việc làm cho một số người dân địa phương, qua đó sẽ từng bước nâng cao đời
sống người dân, và giảm áp lực đến tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học Khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật
không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất. Dịch vụ trong định
nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gôm nhựa và các
hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩm này (FAO, 1995).
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm " tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ công
nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng
trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo , văn hóa hoặc xã
hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý
vùng đệm.... thuộc về lĩnh vực phục vụ của rừng" ( Wickens, 1991).
LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, có ở đất
rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
LSNG là tất cả các vật liệu sinh học ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên
phục vụ cho mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống,
nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989).
"nhiều loại cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc
sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loại cây cho
thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn cho gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công
chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu...." (Lê Mộng
Chân, 1993).[2]
Tóm lại, lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không kể
gỗ, cũng như những dịch vụ từ rừng mà người dân có thể sử dụng được, hay đem các
sản phẩm từ rừng ra để chao đổi hàng hóa mua bán mang lại thu nhập kinh tế cho
người dân.

1.1.1. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ của các nước châu Á Thái
Bình Dương theo công dụng
Hệ thống phân loại các LSNG đã thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991
tại Băng Cốc, Thái Lan. Trong hệ thống này LSNG được chia làm 6 nhóm.
Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: tre nứa; song mây; lá, thân cỏ sợi và các loại
cỏ.
Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm:
3
+ Các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, rể, củ, lá, hoa, quả, gia vị,
hạt có dầu và nấm.
+ Các sản phẩm nguồn gốc từ động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai,
ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng.
Nhóm 3: Cây làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thừ thực vật.
Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, gôm, tamin và
thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.
Nhóm 5: Động vật và tất cả các sản phẩm từ động vật: tơ tằm, động vật sống,
chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da , sừng, xương và nhựa cánh kiến đỏ.
Nhóm 6: Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn
Độ ). [7]
1.1.2. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ ở việt nam theo công dụng.
Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa; song mây; các loại lá, thân,
vỏ có sợi và các loại cỏ.
Nhóm 2: Sản phẩm dùng làm thực phẩm:
+ Các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, rể, củ, lá, hoa, quả, gia vị,
hạt có dầu và nấm.
+ Các sản phẩm nguồn gốc từ động vật: mật ong, thịt thú rừng, cá, trai, ốc, tổ
chim ăn được, trứng và các loại côn trùng.
Nhóm 3: Cây làm thuốc và mỹ phẩm:
+ Cây có nguồn gốc từ thực vật
+ Cây có độc tính

+ Cây làm mỹ phẩm
Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất:
+ Tinh dầu
+ Dầu béo
+ Nhựa và nhựa dầu
+ Dầu trong chai cục
+ Gôm
+ Ta-nanh và thuốc nhuộm
4
Nhóm 5: Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm
thuốc.
+ Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ...
Nhóm 6: Các sản phẩm khác:
+ Cây cảnh
+ Lá để gói thức ăn và thực phẩm. [2.7]
Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản địa
của người dân dễ áp dụng trong thực tế quản lý, sản xuất và kinh doanh. Tuy nhien
phương pháp này không đề cập đến đặc điểm sinh học của các loài nên khó khăn
trong việc nhận biết, có thể gây sự nhầm lẫn và nhiều loài có thể nằm ở nhiều nhóm
khác nhau. khung là phân loại LSNG của Việt Nam đã được bổ sung thêm 3 nhóm
phụ: các cây có chất độc vào nhóm 3; các cây cảnh, các lá dùng để gói, bọc vào nhóm
6. tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi theo
địa phương. Ví dụ như cây quế được xếp vào dược liệu nhưng cũng có nơi xếp vào
gia vị
1.2. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới có rất nhiều loại LSNG có giá trị, có sản
lượng lớn và có thể khai thác. Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ
Việt nam trong số 12000 loài cây được thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài
cho dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1498 loài

cho các dược phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có
thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài
chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái.[7]
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các
ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài
song mây, tre nứa, các loài hoa. Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm
hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ
cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen
thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ
sau lúa, ngô sắn. Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp
phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu.[2]
Các loài dược liệu được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc.
Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp
5
phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với
nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế,
nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như
hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của
Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe
[ 4 ].
Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào giá
trị cuộc sống. Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong, côn
trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác…), làm đồ trang sức (ngà
voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo…).
Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất
rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa tràm, tre trúc, mây, dược liệu, nấm
thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau
rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, tắc kè, thịt
thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản
rừng ngập nước, cây rừng làm cảnh… Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và

khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực
hiện đầy đủ.
Nhiều loại LSNG được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân, có
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nó đặc biệt quan trọng đối
với cộng đồng địa phương miền núi và người dân tộc thiểu số có đời sống phụ thuộc
chặt chẽ vào tài nguyên rừng. LSNG còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, Bộ NN và
PTNT ước tính giá trị xuất khẩu LSNG năm 2008 là khoảng 300-400 triệu USD,
bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến, kinh doanh LSNG đã
thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể
vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng. Tuy nhiên, đến nay
chúng ta vẫn chưa quy hoạch tổng thể được việc bảo tồn, phát triển, khai thác, và
kinh doanh các loại LSNG ở nước ta. Để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của người
dân từ LSNG, nhà nước và nhân dân cần phải có chiến lược phát triển về gây trồng,
chế biến và tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống của người dân miền núi. [1]
1.2.2. Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập đến
nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về
phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ về Giao đất giao rừng cho
hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994;
6
thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về
giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã
đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng
(19/8/1991), thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định
nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài
LSNG có giá trị.[1]
Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý dưới nhiều hình thức khác
nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với
nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung cấp, nghiên

cứu…). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là
một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích
cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG.
Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển
rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về
gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình hoạt động cụ thể là
Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng;
chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo
cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; và
Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và
khuyến lâm.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình riêng
cho LSNG mà vẫn lồng ghép những nội dung này vào các chính sách, chương trình,
luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng. Điều này rất bất cập trong công tác
quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương
thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả
và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.[5]
1.2.3. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam
Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố rộng
khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít các tổ
chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu Đặc sản
rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu
phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Trung tâm này
thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại
học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án
về sử dụng bền vững LSNG. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử
nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở
7
Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao
dựa theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu...

Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam...
Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta không
chỉ giải quyết các yếu tố kỹ thuật như chọn, tạo giống, các biện pháp kỹ thuật gây
trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên cứu giải quyết rất nhiều vấn đề
có liên quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hướng nghiên cứu chính về LSNG
tập trung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo
nguyên liệu như chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển, rồi đến khai thác, chế
biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc
điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG, cộng đồng dân cư và văn hóa, phong
tục, tập quán của họ. Việc đề xuất các chương trình, chính sách văn bản về quản lý,
khai thác và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc
nghiên cứu LSNG.[1]
1.3. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
1.3.1. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm sinh học
Nước ta có 6 kiểu rừng thuộc đại nhiệt đới ( dưới độ cao 700 – 800m). Đáng
chú ý nhất là các kiểu: rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới; rừng kín thường
xanh, ẩm nhiệt đới; rừng kín, thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín
hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm, á nhiệt đới núi thấp. Đây là 4 kiểu rừng có tính đa
dạng sinh học cao nhất và cũng nhiêu loại lâm san ngoài gỗ nhất. Hầu hết các loại
lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao thuộc các nhóm: cây lấy sợi cây làm thuốc, cây cho
thực phẩm, cây dầu nhựa, cây làm cảnh,tập trung ở các kiểu rừng này. Ngoài 11 kiểu
rừng chính, tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu nước ta có nhiều kiểu rừng độc đáo
như: kiểu phụ rừng trên núi đá vôi, kiểu phụ rừng ngập mặn, kiểu phụ rừng rêu trên
núí cao. Rất nhiều loại LSNG độc đáo của nước ta thuộc nhóm cây thuốc, cây dầu
nhựa, cây cảnh, cây cho tamin- thuốc nhuộm và các loại động vật hoang dã nỗi tiếng
phân bố ở đây. [1]
Hệ thực vật: trước cách mạng tháng 8 năm 1945 qua tài liệu của ngươi pháp
để lại trong " Thực vật chí tổng quát của đông dương – Flore general de L’Indochine

" nước ta chỉ có khoảng 7000 loài thực vật bậc cao, nhưng tới nay chung ta đã thống
kê được hơn 11373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi, và 378 họ. Trong số các loài
thực vật đã thống kê có gần 2000 loài gỗ, 3000 loại cây làm thuốc, hơn 100 loài tre
nứa và khoảng 50 loài song, mây.
8
Hệ động vật: đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84
loài ếch nhái. Những phát hiện các loài thú lớn gần đây như : sao la ( Pseudoryx
vuquangensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang trường sơn hay
Mang Nanh ( Canimuntiacus truongsonensis). Các nhà sinh học trong và ngoài nước
đã chứng tỏ tiềm năng đa dạng sinh học của Việt Nam còn lớn hơn những hiểu biết
hiện nay. [8]
1.3.2. Tiềm năng lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm kinh tế
1.3.2.1. Kinh tế hộ gia đình
LSNG là một tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người
dân, đặc biệt là đối với người dân sống xung quanh rừng. LSNG có tầm quan trọng
cao đối với người dân miền núi Bắc và Trung bộ, ngoài việc canh tác nương rẫy thì
việc thu hái các sản phẩm rừng, săn bắn để dùng trong gia đình, làm nghề phụ và để
bán là hoạt động kinh tế của đại bộ phận người dân sống gần rừng. LSNG là nguồn
lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân miền núi, Người dân gần rừng có thể
kiếm được nhiều loại thức ăn ở trong rừng nhu thịt thú, chim rừng, bò sát, côn trùng,
các loại rau, củ, quả, măng, nấm.... Hiện tại đời sống của người dân miền núi đã được
cải thiện, sức ép lương thực không còn nặng nề như trước.[2]
Rừng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nông thôn miền núi: người dân miền
núi tiêu thụ trung bình 1m
3
gỗ củi/người/năm. Khối lượng nhiên liệu đó là để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt gia đình, nấu ăn và sưởi ấm mùa đông. ở một số vùng vẫn còn thói
quen đốt lửa cả ngày đêm do vậy lượng củi tiêu thụ còn lớn hơn rất nhiều. Nhiều
người dân gần đường giao thông còn khai thác củi để bán. Củi đốt là LSNG quan
trọng nhất đối với người dân sống trong và quanh rừng. Tính bình quân theo đầu

người, hàng năm chỉ ở miền núi khối lượng củi tiêu thụ đã có thể lên tới 20-25 triệu
m
3
. ở trung du và đồng bằng trong sinh hoạt chất đốt vẫn phục vụ trong sinh hoạt chủ
yếu, phần lớn người dân sử dụng phế liệu nông nghiệp, cây trồng phân tán và than
nên ít dùng củi từ rừng. Khai thác củi từ rừng của người dân miền núi là một trong
những nguyên nhân dẩn đến rừng bị suy thoái. Ngày nay việc khai thác củi trong
rừng tự nhiên có chiều hướng giảm vì ở thành thị chất đốt trong sinh hoạt đã được
thay thế phần lớn bàng các năng lượng khác. Trong khi đó, việc khai thác củi làm
chất đốt từ rừng trồng, cây trồng phân tán và phế thải nông nghiệp lại tăng lên. Tuy
nhiên, củi từ rừng tự nhiên vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của người dân miền núi.
LSNG là nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm: chăn nuôi gia súc gia cầm có vị
trí quan trong trong kinh tế hộ gia đình ở miền núi. ở miền núi trâu, bò, dê, lợn,
gà....là những vật nuôi chủ yếu. Cách nuôi trâu, bò của người dân miền núi là thả
rông trong rừng, đã gây thiệt hại không ít cho những cánh rừng mới trồng, cây non bị
9
hư hại nhiều. Nhiều loại LSNG đã cung cấp nguồn thức ăn tốt cho trâu, bò, dê, lợn,
gà. Ngoài ra còn rất nhiều rau, củ, quả... được lấy từ rừng kết hợp sắn, ngô và bã
rượu để làm thức ăn cho gia súc. Như vậy thức ăn cho gia súc từ LSNG có vai trò
quan trọng đối với người dân miền núi.
LSNG là nguồn dược liệu qúy: cho đến nay, LSNG vẫn là nguồn dược liệu
chủ yếu và là nguồn thu nhập của người dân ở những vùng mưa thường xanh miền
bắc và miền trung, điển hình là ở Đồng Bằng Bắc bộ và Tây nguyên. Nhiều dược liệu
qúy dùng trong nước và xuất khẩu đều có nguồn gốc từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng
Sơn như sâm ngọc linh, hoàng đằng (để sản xuất bec bê rin) ở Tây nguyên rất nổi
tiếng. Ngày nay nhiều hộ gia đình đã trồng các loại cây dược liệu trong vườn nhà với
nguồn giống từ rừng, như trồng Quế đã trở thành phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc, Bắc
bộ và Trà Bồng, Trà My (Quảng Nam), Ba Kích, Hà Thủ ô, Hòe trồng rất phổ biến ở
nhiều nơi. Dược liệu LSNG đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều vùng.
Người dân thu hái dược liệu chỉ để sử dụng một phần rất nhỏ còn lại đem bán ra thị

trường và từ đó xuất khẩu sang các nước khác. Những người sống ở gần biên giới
phía Bắc thường bán dược liệu thu hái được qua đường biên giới bằng con đường
trực tiếp hoặc thông qua người buôn. Nhiều loại dược liệu có nguồn gốc từ Việt Nam
xuất khẩu sang các nước khác, qua chế biến và quay trở lại Việt Nam với thương hiệu
nước ngoài. Một số loại cây dược liệu có giá trị cao trên thị trường như: bạch chỉ,
bạch thược, bạch truật, cam thảo, đại táo, đẳng sâm, đỗ trọng, đương qui, hà thủ ô đỏ,
hà thủ ô trắng, liên nhuc, hoài sơn, hoàng kỳ, huyền sâm, mạch môn, ngũ gia bì chân
chim, ngũ gia bì gai, ngu tất, sâm nam, thổ phục linh, thục địa. Trong số dược liệu
này chỉ có một số rất nhỏ có nguồn gốc trung hoa như đương qui, đại táo, số còn lại
là sản phẩm của rừng Việt Nam.[2]
Đóng góp của LSNG vào thu nhập của dân miền núi: trong thời gian gần đây
có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan tới LSNG, kết quả cho thấy sự phụ thuộc của
kinh tế của người dân miền núi vào LSNG. KSNG có tiềm năng lớn đối với nông
thôn miền núi. Vì tính đặc thù của loại sản phẩm này là phân tán và bị khai thác theo
phương thứa hái lượm nên không thống kê được, do đó không đánh giá được giá trị
và tầm quan trọng của chúng. Cần có nhận thức rõ hơn về LSNG và tìm ra phương
pháp điều tra, đánh giá chúng. Những LSNG được dùng trong gia đình không thống
kê được số lượng.[2]
1.3.2.2. Kinh tế quốc dân
 Tổ chức quản lý lâm sản ngoài gỗ
Ngày 29/09/1961, chính phủ ban hành nghị định số 140/CP về việc thành lập
Tổng cục lâm nghiệp. Về phương diện tổ chức, quản lý ngay từ khi mới được thành
10
lập TCLN, đành giá cao tầm quan trọng kinh tế xã hội của LSNG, đã đổi thuật ngữ
“lâm sản phụ” thành “lâm đặc sản” với nghĩa là nhựng sản phẩm của rừng có công
dụng và giá trị đặc biệt, bao gồm cả động thực vật, kể cả những loại cây gỗ đặc hựu.
Tổ chức quản lý LSNG trong giai đoạn từ khi thành lập TCLN đến khi hợp nhất với
bộ nông nghiệp và thủy lợi có thể chia ra các thời kì:
Từ năm 1961 đến 1973 LSNG mang tính chất sản xuất nhỏ, thu hái là chủ yếu.
Các trạm thu mua lâm sản thô đặt mua ở các địa phương có nhiều sản phẩm, khuyến

khích người dân thu hái LSNG trong rừng tự nhiên. Bằng phương thức đó LSNG
được xuất khẩu nhưng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nhiều LSNG nay không còn tồn
tại hoặc rất ít không phát hiện được như: cánh kiến đỏ, cánh kiến trắng, sơn, củ nâu.
Từ năm 1973, khi TCLN chuyển thành bộ Lâm Nghiệp, có sự chuyển biến
trong tổ chức quản lý Lâm Nghiệp nói chung và LSNG nói riêng. Một số LSNG được
đầu tư phát triển gây trồng, chế biến, nghiên cứu và được coi là đối tượng kinh doanh
theo một chiến lược của một phân ngành trong ngành Lâm Nghiệp.
Năm 1995, ba bộ Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp và Thủy Lợi hợp nhất thành một
bộ mang tên Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Các công ty lâm sản xuất
khẩu, các liên hiệp Lâm Công Nghiệp và tổng công ty cơ khí Lâm Nghiệp được tổ
chức hợp nhất thành tổng công ty Lâm Sản sau đổi thành tổng công ty Lâm Nghiệp.
Quá trình biến đổi tổ chức đó đã làm mất dần tính chất chuyên môn hóa của tổ chức
quản lý và đương nhiên LSNG vốn là một tiểu ngành trong Lâm Nghiệp không còn
được quan tâm như trước. Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam hoạt động trên các
lĩnh vực sản xuất liên quan đến tài nguyên rừng: trồng rừng, chế biến cung ứng lâm
sản trong đó có LSNG, thiết bị chế biến gỗ.[2]
 Sản xuất Lâm Sản Ngoài Gỗ:
Mặc dù giá trị kinh tế và ĐDSH của LSNG được dánh giá cao nhưng trong
thực tế chưa có điều tra kiểm kê về mặt định lượng. Trong qua trình điều tra kiểm kê
tài nguyên rừng, LSNG hầu như chỉ được đanh giá ngư một tài nguyên tiềm năng và
khả năng đóng góp của chúng vào nền kinh tế quốc dân chỉ bằng cách thông qua công
nghiệp và xuất khẩu. Thiếu phương pháp kiểm kê phù hợp với đặc điểm phân bố của
LSNG tyrong rừng tự nhiên là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá
trữ lượng của LSNG gặp khó khăn, cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nhà nước
tập trung đầu tư vào sản xuất một số sản phẩm cần cho một số ngành sản xuất trong
nước và sẳn có trên thị trường.[2]
Từ năm 1986 đến 1995 sản xuất Lâm Nghiệp chuyển dần sang Lâm Nghiệp xã
hội. LSNG trở thành đối tượng kinh doanh, dù quy mô còn nhỏ song sản xuất LSNG
11
là chủ trương lấy ngắn nuôi dài trong kinh doanh rừng và cũng là một phương thức

tăng thu nhập cho người dân miền núi trên đất rừng được giao theo chính sách “ giao
đất giao rừng”. Diện tích trồng cây LSNG ngày càng tăng trong khu vực, nhất là
những cây trồng mọc nhanh đáp ứng yêu cầu thị trường như cây dược liệu, tre, trúc,
song mây, quế, hồi. Những cây công nghiệp dài ngày và trồng quy mô lớn vẫn do nhà
nước đầu tư trồng, chế biến và tiêu thụ.[2]
1.3.3. Những bài học về quản lý Lâm Sản Ngoài Gỗ
Ngay từ khi mới thành lập TCLN, LSNG đã được coi là đặc sản có giá trị đặc
biệt về kinh tế với nhận thức rằng “ chúng ta phải ra sức xây dựng vốn rừng trong đó
có vốn rừng đặc sản, đẩy mạnh khai thác đảm bảo tái sinh, chế biến tạo ra nhiều mặt
hàng mới từ đặc sản để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...”. Tuy
nhiên trong thực tế, cách quản lý và biện pháp thực hiện các chủ trương đề ra đã
không theo kiệp nhận thức để sản xuất LSNG bị sa sút và tài nguyên thiên nhiên bị
suy thoái nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có thể
nhấn mạnh hai nguyên nhân chủ yếu nhất về mặt quản lý:
Thiếu biện pháp quản lý bền vững LSNG.
Thiếu đầu tư xây dựng vốn LSNG.
Để quản lý phải có biện pháp thực hiện khai thác đảm bảo tái sinh LSNG.
Sự đa dạng và phong phú về loài của rừng Việt Nam là một ưu thế của tài
nguyên thiên nhiên nước ta nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm về mặt khai
thác sử dụng tài nguyên đó, vì lý do:
Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1 ha có hàng trăm cây gỗ, nhưng số loại
cây có giá trị sử dụng chỉ chiếm 20%. Những cây dưới tán lại càng phức tạp, muốn
có một loại cây dùng được phải tìm kiếm rất khó khăn, chưa nói tới thu hái với khối
lượng nhiều, trừ một số loài như mây, măng tre, nứa...
+ những cây có giá trị sau khi thu hái rất khó tái sinh do sự cạnh tranh của các
loại cây mọc nhanh , cỏ dại.
+ tất cả các loại cây LSNG, trừ những loại được trồng tập trung, phần lớn
chúng đều mọc rải rác phân tán, trử lượng không đáng kể. Chất lượng của những sản
phẩm thu hái được từ rừng hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
Những người sóng trong và quanh rừng vẫn coi tài nguyên rừng là của thiên

nhiên, ai gặp thứ gì quý thì lấy, gặp thú thì săn, thấy cư thì đào,không có ý niệm gì về
đảm bảo tái sinh. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn người dân nông thôn, đặc biệt là
vùng núi, phần lớn là người nghèo, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, vào tài nguyên
12
rừng, dù họ có kiến thức về bảo vệ đa dạng sinh vật, về tầm quan trọng của rừng đối
với môi trường thì sự từ bỏ thói quen vào rừng hái củi, lấy dược liệu, thực phẩm, vật
liệu làm nhà hoặc kiếm vật phẩm để bán tăng thu nhập vẫn là điều chưa thể có trong
thực tế. Vì vậy chấm dứt tình trạng hái lượm LSNG chưa thành hiện thực, mặc dù ở
vườn Quốc Gia hay khu Bảo Tồn thiên nhiên, nơi đã có quy chế về bảo vệ tài nguyên
rừng chặt chẽ.
Xét về góc quản lý, phải có hướng dẩn kỹ thuật cụ thể để người dân thu hái
LSNG hiểu và áp dụng. Trên thực tế nhà nước chỉ ban hành một số văn bản có tính
chất hành chính là chưa đủ ví dụ như: Quyết định 276/QD ngày 2-6-1991, quy định
về việc quản lý bảo vệ và xuất nhập khẩu động vật rừng; chỉ thị số 260/CT ngày 15-
10-1986 của hội đồng bộ trưởng về việc khai thác trầm hương xuất khẩu; Quyết định
số 364/LSNG ngày 19-10-1991 của bộ Lâm Nghiệp về việc ban hành điều lệ tạm thời
về thiết kế khai thác gỗ,tre, nứa rừng tự nhiên. Trong đó có mẫu dịch quốc doanh đặt
các trạm thu mua ở những nơi có lâm thô sản để dân mang tới bán.dịch vụ đó đương
nhiên là tạo điều kiện cho người dân gần rừng có thể tăng thu nhập, nhưng đồng thời
cũng kích thích họ dua nhau vào rừng thu hái LSNG. Hậu quả là có nhiều loài không
kiệp tái sinh, có nguy cơ tiệt chủng giống như một số động vật rừng quý hiếm là điều
tất nhiên sẽ xảy ra.
Về mặt công nghệ, chỉ mới có quy định quy phạm khai thác nhựa thông, áp
dụng cho trích nuôi dưỡng, trích diệt, phương pháp mở máng, ... những công nghệ
này nhằm mục đích phục vụ có tổ chức dưới sự quản lý của nhà nước. Đối với các
LSNG khác như song mây, quế, măng, tre, nứa,... chỉ có một số quy tắc chung cho
việc khai thác như sau:
+không được gây hại đối với những cây chưa đến độ tuổi khai thác.
+ không đào bới cả gốc rễ đối với những loại không cần lấy củ
+ không làm gãy cành, chồi non của những loại cây mà quả hoặc hoa là sản

phẩm.
+ Đối với song mây không được nhổ, chặt cây trong những bụi giữ lại để làm
giống. Những bụi có dưới 6 cây không được khai thác.
+ Đối với cây dây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất
trong khoảng trên 15 và dưới 30 cm.
+ Không thu hái quả của những cây cần giữ lại để lam giống.
+ Phải trồng lại ngay những cây đã bị lấy củ (trồng bằng đầu rễ hoặc đoạn
thân).
13
+ Khai thác tre trúc phải áp dụng phương thức chặt chọn, chặt những cây già,
để lại những cây non.
+Tóm lại, cho đến nay hiện tượng khai thác LSNG trong rừng tự nhiên vẫn là
một vấn đề bức xúc chưa có hướng giải quyết.
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
1.4.1. Lịch sử hình thành
Người ta cho rằng các thương gia Ả Rập sử dụng vùng biển giữa Cù Lao
Chàm và Hội An làm nơi trú ẩn trong những trận bão lớn và là nơi lấy nước ngọt trên
đường đi buôn bán đến Nhật. Vùng đất xung quanh cù lao chàm mang một lịch sử rất
phong phú. Kết quả của các cuộc khảo cổ học tại các điểm Bãi Làng, Bãi Ông và
những phát lộ tụ điểm mai táng ở Bãi Làng cho thấy cách đây hơn 3000 năm đã có
con người sinh sống và chế tác các công cụ sinh hoạt, lao động khá tinh xảo, đáng
chú ý là các hiện vật đá, công cụ mài như: rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn
mài nhiều loại. Dưới thời Champa, Cù Lao Chàm có dành các khu hình phạt cho các
tội đồ nguy hiểm để đến chết họ không được hỏa táng và bị đối xử cách biệt với
người thường. Người Champa ở Cù Lao Chàm để lại nhiều di tích, di chỉ độc đáo
như: hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, hệ thống đá
xếp ngăn đất làm ruộng bậc thang để trồng trọt và những dấu vết về sự giao lưu buôn
bán với thuyền buôn các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á
qua lại vùng này cách nay trên 1000 năm.
Từ cuối thế kỷ thứ XV theo bước chân chinh phạt người Chiêm thành của vua

Lê Thánh Tông, các làng Cẩm Phô, Thanh Phô, Thanh Hà, Võng Nhi đã xuất hiện
trong đất liền và không bao lâu sau ở cù lao chàm đã có dân cư Đại Việt qua lại khi
làm ăn trên biển.
Đến thế kỷ XIX, Tân Hiệp liên tục được bổ sung các gia đình nhập cư có
người khai thác yến, làm nghề rừng, đánh bắt và chế biến hải sản, cũng như công
việc cung ứng tại chổ nước, củi cho các thuyền buôn đến dừng đậu tại đây. Cho đến
trước và sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là những năm chiến tranh chống Mỹ ác
liệt, để tránh bom đạn trong đất liền, ở Cù Lao Chàm được bổ sung thêm cư dân từ
các nơi thuộc các địa phương như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc...
Xóm Đình là xóm có trước nhất, cổ nhất. Từ xóm Đình về phía Bắc là xóm
Ao, cùng thời kỳ, rồi đến xóm Cấm. Xóm Cấm thực sự là xóm có cách đây khoảng
hơn 200 năm. Từ xóm Đình về phía Nam là xóm Giữa, đến xóm ngoài rồi đến xóm
mới. Xóm Mới xuất hiện thật trọn vẹn từ những năm 60 của thế kỷ XX do chiến
tranh.
14
1.4.2. Điều kiện tự nhiên:
1.4.2.1. Vị trí địa lý:
Cù Lao Chàm là một cụm đảo gồm có 8 hòn đảo lớn nhỏ đó là Hòn Khô Mẹ,
Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai và Hòn Ông với tổng
diện tích khoảng 18 km
2
nằm phía đông Bắc thành phố Hội An cách Cửa Đại 15
km,cách trung tâm thành phố 19 km, thuộc phạm vi hành chính xã Tân Hiệp, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cù Lao Chàm nằm ở toạ độ địa lý: Từ 15
0
15'20" đến
15
0
55'15" vĩ độ Bắc. Và từ 108
0

22' đến 108
0
44' kinh độ Đông
1.4.2.2. Địa chất-địa mạo:
Cù Lao Chàm là phần kéo dài về phía đông Nam của khối núi đá granit (đá
hoa cương) Bạch Mã – Hải Vân – Sơn Trà, hay còn gọi là “phức hệ Hải Vân” được
hình thành cách đây 230 triệu năm. Chúng được lộ lên trên bề mặt Trái Đất và tạo địa
hình núi trên đảo bởi quá trình vận động nâng lên cửa vỏ Trái Đất dọc các đứt gãy
kiến tạo phương Tây Bắc – Đông Nam với sườn Đông Bắc hẹp và dốc đứng, sườn
Tây Nam rộng và thoải hơn. Bờ biển sườn Đông Bắc với các vách đứng, trơ đá gốc
còn bờ biển Tây Nam tạo thành các dạng vịnh nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy các cong
lõm.
Thiên nhiên đã ban tặng Cù Lao Chàm các tài nguyên quý giá. Bên cạnh nhiều
bãi biển thoải và mịn, sạch nằm xen giữa các mõm nhô đá. Cù Lao Chàm còn có
những đĩnh núi cao hùng vĩ với độ cao trên 500m, được cây xanh phủ kín cả đảo đây
là tài nguyên thiên nhiên quý giá để người dân sử dụng LSNG.
1.4.2.3. Khí hậu:
Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp nhất: 18,2
0
C, nhiệt độ cao nhất: 40,7
0
C, nhiệt độ
trung bình: 25,6
0
C. Với lượng mưa trung bình/năm: 2045 mm, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 8 đến tháng 11 chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm. Từ tháng 2 đến tháng 7
thường có mưa giông. Mùa mưa bão hàng năm vào khoảng tháng 9, 10 và 11. Có thể
thấy, yếu tố khí hậu quyết định đến hoạt động khai thác LSNG tại quần đảo Cù Lao
Chàm. Mùa khai thác chính của người dân thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8
hàng năm.

1.4.3. Giá trị tài nguyên thiên nhiên
1.4.3.1. Rừng mưa nhiệt đới
Cù Lao Chàm là một trong số rất ít đảo trong cả nước còn giữ được thảm thực
vật có độ che phủ tương đối lớn, khoảng 60 - 70%. Kiểu thảm chiếm diện tích lớn
nhất là rừng thường xanh cây lá rộng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 50 -
15
500m. Rừng Cù Lao Chàm vẫn được đánh giá là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen động,
thực vật quý hiếm. Ngoài kiểu rừng kín thường xanh, tại sườn phía đông của đảo, địa
hình rất dốc, lớp đất phủ trên bề mặt hầu như không có, vẫn tồn tại một kiểu thảm
thực vật cây bụi và tràng cỏ với các loài đặc trưng như: sến đất, huyết giác và cỏ
cứng. Tại sườn Tây Bắc đặc trưng nhất là thảm phong lan với loài Huyết Nhung tía
gần như thuần loại. Theo thống kê cho thấy hệ thực vật cù lao chàm có 499 loài thuộc
352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, chiếm 1/120 tổng số loài, gần
1/6 tổng số chi và gần 1/2 tổng số họ của thực vật Việt Nam. Trong đó có 342 loài có
ích, trên 60% tổng số loài có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhóm
cây làm thuốc có sự tập trung nhiều nhất, có 116 loài (chiếm 22,8% số loài thống kê
được). Trong nhóm cây làm thuôc đáng chú ý có Hoàng Nhan, cỏ Xước, Bạch Lộ,
Lạc Tiên, Mã Đề và một số loài trong họ Gừng. Nhóm cây cảnh đáng chú ý nhất là
Tuế và cây xanh, phong lan.
Hệ động vật cũng khá phong phú với 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát
và 5 loài ếch nhái. Trong đó đáng chú ý có khỉ đuôi dài và chim yến là 2 loài được
đưa vào sách đỏ động vật Việt Nam.
1.4.3.2. Tài nguyên biển
Khu biển Cù Lao Chàm bao gồm 5175 ha mặt nước, với khoảng 165ha rạn san
hô, 50ha thảm cỏ biển với nhiều loại hải sản có giá trị. San hô: tập trung chủ yếu ở
phía Tây nam đảo cù lao chàm và hầu hết các đảo nhỏ khác. Tổng diện tích các rạn
san hô được ước tính khoảng 20ha. Một số bãi ngầm có độ sâu lớn phía tây đảo Cù
Lao Chàm với phân bố các thảm san hô cứng thuộc nhóm san hô không rạn, tạo nên
những cảnh quan hấp đẫn ở độ sâu 20-35m. Rong biển: Tổng số rong biển được phát
hiện là 76 loài thuộc 4 ngành rong, trong đó có 29 loài được bổ sung cho khu hệ rong

biển trong khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Cỏ biển: được ghi nhận tại 6 khu vực chủ
yếu là phía Tây và Tây Nam Cù Lao Chàm (gồm: Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi
Bìm, Bãi Hương và Bãi Nần), chiếm diện tích phân bố là 50ha, chủ yếu tập trung tại
Bãi Ông (20ha). Thân mềm: có 66 loài thân mềm sống phụ thuộc vào các loại san hô,
thuộc 43 giống và 28 họ đã được ghi nhận. Tôm hùm: có 4 loại tôm hùm. Da gai có
16 loài thuộc 9 giống và 8 họ da gai. Cá rạn san hô: có 270 loài thuộc 105 giống và
40 họ cá rên các rạn san hô trong vùng nước của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Yến sào: là tên gọi của một loài chim Yến sinh sống trong các hang của bờ đông đảo
Cù Lao Chàm và một số hòn khác như Hòn Tai, Hòn Khô, Hòn Lá và Hòn Ông. Ước
tính quần thể loài chim Yến này chừng khoảng 100.000 con.
1.4.4. Giá trị tài nguyên nhân văn
1.4.4.1. Các di sản văn hóa vật thể
16
 Di tích Bãi Ông
Di tích khảo cổ học Bãi Ông được phát hiện vào tháng 5/1999, khai quật vào
tháng 6/2000. Kết quả thám sát và khai quật cho thấy đây là địa điểm cư trú kết hợp
mai táng nhưng dấu vết cư trú bộc lộ rõ hơn qua bộ sưu tập hiện vật gồm công cụ
đánh bắt, đồ chế tác bằng đá, đồ gốm gia dụng, dấu tích bếp lửa. Bãi Ông là di chỉ
của cư dân tiền Sa Huỳnh sơ kỳ kim khí. Hiện nay, đây là di tích có niên đại sớm
nhất được phát hiện ở Hội An. Dấu vết văn hóa biển của dân cư tiền Sa Huỳnh tại
Bãi Ông đã in đậm nét trong các văn hóa trang trí trên gốm như hoa văn mép vỏ sò,
sóng lượn.
Di tích Bãi Ông được phát hiện góp phần làm rõ thêm vai trò của Cù Lao
Chàm trong thời kỳ Tiền Sơ sử ở Hội An, đồng thời chứng minh dân cư Sa Huỳnh cư
trú liên tiếp ở Hội An từ Sơ kỳ đến Hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Di tích này đã được
Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc gia ngày 13/12/2006.
 Di tích khảo cổ học Bãi Làng
Được thám sát vào tháng 5/1997 do Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An
phối hợp với Khoa Sử - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành tại khu vực trường Bãi
Làng và vào tháng 5/1998 tại phía sau nhà ông Huỳnh Cư – thôn Bãi Làng. Cuộc

thám sát thu được nhiều cổ vật Champa thuộc thế kỷ VII – X. Vào tháng 5/1999,
đoàn tiến hành mở rộng hố thám sát (phía sau nhà ông Huỳnh Cư) thành hố khai quật
Bãi Làng.
Dựa vào hiện vật phát hiện tại di tích cho thấy Bãi Làng là di chỉ của cư dân
Champa vào thế kỷ VII – X sau Công nguyên. Ngoài ra, dấu vết Champa này còn
xuất hiện rải rác khắp Hòn Lao. Di tích này đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc
gia ngày 13/12/2006.
(Nguồn : Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Tp. Hội An, 2007. Kỷ yếu Cù Lao
Chàm)
1.4.4.2. Các di sản văn hóa phi vật thể
Cù Lao Chàm có một số truyền thuyết mang đậm tính dân gian: Đá Chồng,
Bãi Hương, lăng Bà Hồng, Chùa Hải Tạng, suối Tình, lăng Bà Cúc, lăng Ông Tư,
Hòn Nhờn, mũi Sập Nần, mũi Trán Quỷ, Hang Đá Nôi, Eo Khó... Một số lễ hội
truyền thống : Lễ giỗ tổ Nghề Yến, lễ hội Cầu Ngư. Liên quan đến đời sống sông
nước biển đảo, các lễ hội, lễ lệ, trò chơi dân gian thể hiện sự đa dạng về nguồn gốc
văn hóa tín ngưỡng, nếp ẩm thực, nếp sống giàu tính bản địa, tính nhân văn sâu sắc.
Khái quát hơn, đó là cách thích nghi với môi trường tự nhiên, xã hội để phát triển của
cộng đồng dân cư nơi đây. Hằng ngày cư dân trên đảo làm các công việc như đan
17
lưới, sơn sửa tàu thuyền, chế biến thực phẩm, đánh bắt gần bờ. Trải qua bao đời, dưới
tác động của đô thị hóa, Cù Lao Chàm vẫn giữ nguyên vẹn trong mình những truyền
thống của mình. Đây là một bộ phận văn hóa phi vật thể có giá trị quan trọng trong
việc định hình nên những giá trị văn hóa riêng về văn hóa vùng đảo và con người nơi
đây. Biểu hiện rõ nét của nếp sống này là tính thích ứng trong sinh hoạt, suy nghĩ,
hành động, là lối sống trọng tình trọng nghĩa, lối giao tiếp, ứng xử thẳng thắn, bộc
trực, là tinh thần trượng nghĩa, sẵn sàng xả thân cứu người nguy hiểm. Người dân
sống với nhau rất nghĩa tình, sẵn sàng sẻ chia những mẻ cá hiếm hoi trong những
ngày trời động, sẵn sàng xả thân cứu giúp nhau và người khác trong cơn hiểm nghèo,
bất trắc.
Chính bộ phận văn hóa phi vật thể này là cội nguồn sâu xa tạo nên sự độc đáo,

qua đó góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của di sản văn hóa Hội An, Quảng
Nam nói riêng và của dân tộc nói chung.
1.4.5. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.4.5.1. Dân số, dân tộc và lao động
Trong 8 hòn đảo thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm, hòn đảo lớn nhất và duy nhất
có con người sinh sống là Hòn Lao. Về mặt hành chính cụm đảo Cù Lao Chàm thuộc
xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Xã Tân Hiệp có diện tích tổng
cộng là 15,49 km
2
gồm 4 thôn: thôn Cẩm, thôn Bãi Ông, thôn Bãi Làng, thôn Bãi
Hương. Tron đó cư dân chia làm 2 cộng đồng lớn sinh sống ở Bãi Làng (bao gồm
thôn Cẩm, thôn Bãi Ông, thôn Bãi Làng) và Bãi Hương (gồm thôn Bãi Hương) trên
Hòn Lao.
Tổng dân số của xã Tân Hiệp khoảng 2.174 người thuộc 588 hộ trong đó có
khoảng 1.379 người thuộc 472 hộ tham gia trong ngành nông lâm thủy. Tỉ lệ tăng dân
số: 1,7. Toàn bộ dân cư sống trên đảo là dân tộc Kinh, không có dân tộc thiểu số
khác.
1.4.5.2. Kinh tế
 Ngư nghiệp:
Hiện tại, khai thác hải sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Nhưng với tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ không dám vươn ra khơi nên người dân chưa
mạnh dạn đầu tư hoặc đầu tư ở mức độ cầm chừng các phương tiện khai thác như:
tàu thuyền lớn để khai thác ngoài khơi xa, máy định vị, máy tầm ngư,...hơn nữa
lượng cá nổi ở vùng lộng gió giảm do đó sản lượng khai thác không đáng kể.
18
Số lượng tàu thuyền toàn xã là 227 với tổng công suất 2.543 CV và hầu như
đánh bắt trong vùng ngư trường gần bờ, cách các làng chỉ vài giờ chạy. Sản lượng
khai thác hằng năm khoảng hơn 1.000 tấn.
 Nông – lâm nghiệp:
Chỉ có một vài hộ trồng lúa trên đảo với tổng diện tích đất trồng lúa khoảng

8ha và chỉ sản xuất được 1 vụ trong năm. Vì vậy Cù Lao Chàm phải nhập toàn bộ rau
củ, hoa quả và lúa gạo từ Hội An.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và thường chăn thả ở những khu đất
công cộng. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2009 khoảng 1.950 con, trong đó gia súc
900 con, gia cầm 1.050 con.
Một số người dân sống dựa vào rừng bằng việc đi kiếm củi và hái các loài cây
thuốc, rau rừng để bàn cho người dân và khách du lịch.
 Thương mại – dịch vụ - du lịch:
Nhìn chung việc phát triển kinh tế thương mại tại địa phương còn ở mức nhỏ
lẻ. Toàn xã có 116/588 hộ tham gia kinh doanh chiếm 19,73% trong tổng số hộ dân,
khu vực kinh doanh chủ yếu là chợ Tân Hiệp, thôn Bãi Làng. Các hoạt động thương
mại chủ yếu là buôn bán trao đổi các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân
như: lương thực, thực phẩm, hải sản, một số đồ dùng gia đình và một số mặt hàng
khác.
1.4.6. Cơ sở hạ tầng của Đảo
1.4.6.1. Giao thông
Giao thông trên đảo chủ yếu là đi bộ. Vận chuyển đương thủy chủ yếu ở tuyến
Hội An – Cù Lao Chàm, tuyến đường thủy này nối liền đảo và đất liền. Tuy nhiên
tuyến đường thủy này hiện nay chỉ có một chiếc thuyền khách với sức chứa từ 50 –
70 chỗ ngồi. Bên cạnh đó còn có một đội thuyền phục vụ du lịch 12 chiếc từ 8 – 10
chỗ ngồi tuy nhiên các điều kiện bảo đảm an toàn chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ
giao thông đường thủy hiện nay chỉ có 2 cầu tàu dân dụng, một cầu tàu được xây
dựng từ năm 1960 hiện nay hư hỏng nặng, một cầu tàu mới dài 20m, rộng 10m bằng
gỗ do dân đảo tự làm, chất lượng kém. Ngoài ra còn có một càu tàu quân đội. Hiện
nay đang tiến hành xây dựng một cầu cảng mới tại Bãi Hương.
1.4.6.2. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo được nhận định tương đối tốt. Toàn xã có
một bưu điện với hơn 100 máy điện thoại cố định. Xã đã lắp đặt 2 mạng điện thoại di
19
động là Viettel và Mobiphone (lắp đặt tháng 3/2009). Tuy nhiên mạng ở đây còn yếu,

chập chờn không đảm bảo.
1.4.6.3. Điện – Nước
Điện : Hiện nay trên đảo có 5 máy phát điện. Hiện tại người dân sử dụng
nguồn điện mỗi ngày 4 giờ (từ 18h đến 22h). Trong khi đó giá điện lại cao hơn nhiều
so với đất liền.
Nước : Hệ thống cung cấp nước tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn nhỏ lẻ.
Hiện trên đảo, nhân dân cùng với chính quyền địa phương và quân đội xây dựng một
vài bể chứa nước từ các con suối tự nhiên và xử lý cơ bản trước khi sử dụng, nhưng
hiện tại các bể nước còn nhỏ, vào mùa hè các con suối đều cạn kiệt.
1.4.7. Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập theo quyết định số
88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vào ngày 20 tháng 12
năm 2005. Việc thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhằm bảo tồn đa dạng sinh
học biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại xã Tân
Hiệp – Tp. Hội An – Quảng Nam.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là sản phẩm ra đời từ Dự án Khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm, một kết quả được ký kết giữa Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch về
hỗ trợ xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam.
Dự án với mục tiêu xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm với mục
đích lâu dài là :
- Bảo tồn nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử cụm đảo Cù
Lao Chàm.
- Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Cù Lao
Chàm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.
Tháng 12/2005, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã chính thức được thành lập
theo Quyết định số 88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
nhằm vào các mục tiêu :
- Nâng cao nhận thức thi hành pháp luật, quản lý bền vững Khu bảo tồn biển
có sự tham gia của cộng đồng.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách và năng lực quản lý cộng đồng nhằm quản
lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong hệ thống các khu bảo tồn biển Quốc gia.
20
- Đề xuất các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trên quần đảo
Cù Lao Chàm thông qua cộng đồng địa phương và các đoàn thể.
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG của người dân tại khu dự trử
sinh quyển Cu Lao Chàm, và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý
21
LSNG qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý LSNG phù hợp với quy định hiện
hành và với bối cảnh địa phương.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Các nội dung được thực hiện:
 Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người
dân tại khu dự trữ sinh quyên Cu Lao Chàm.
 Tìm hiểu thực trạng về quản lý, khai thác và sử dụng ở KBT rừng
 Sự phù hợp của các mục tiêu quản lý để bảo tồn trong bối cảnh địa
phương
 Nhu cầu của người dân tại xã đảo Cù Lao Chàm
 Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý LSNG để bảo tồn với sự
tham gia của người dân.
 Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân
 Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: trong nghiên cứu này, thông tin từ internet và kế
thừa là 2 công cụ được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin từ UBND xã, cán bộ

kiểm lâm và KBT.Các thông tin thứ cấp thu thập được: điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội,tình trạng khai thác, sử dụng, quản lý và các vi phạm của người dân đối với
LSNG.
Thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham
gia (PRA) được sử dụng. Lịch thời vụ, thảo luận nhóm là công cụ đươc lựa chọn để
thực hiện.
Phỏng vấn được thực hiện với những người cung cấp thông tin then chốt.
Những người đã được phỏng vấn là bác Nguyễn Bốn bải Làng, bác Nguyễn Từ chợ
bải Làng, bác Lê Mãi chợ bải Làng, chị Phạm Thị Tiến bải Làng , chú Nguyễn Vinh
bải làng, anh trường ban kiểm lâm phòng cháy chửa cháy rừng, anh công cán bộ biên
phòng 276, cô Nguyễn Thu bải Làng
Phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng. Được
sự giới thiệu và giúp đỡ của công an xã Tân Hiệp.
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
22
Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích
để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từng loại thông tin sẽ có phương
pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau:
Thông tin từ tài liệu thứ cấp: sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần
tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp: phương pháp xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các
nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin thên chốt được tổng hợp lại
làm thông tin tổng quát, đây là nhưng thông tin ban đầu cho những thu thập tiếp theo.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương
Để mô tả được thực trạng khai thác LSNG của người dân Cù Lao Chàm cầm
nắm vững tình hình khai thác LSNG của người dân từ trước tới nay. Đối với người
dân sinh sống tại xã đảo Cù Lao Chàm, thì rừng là thứ gần gủi thân thiện với họ nhất.
rừng bao quanh nơi họ sống, các sản phẩm từ rừng có nhiều ý nghĩa đối với cuộc

sống của họ. từ trước tới giờ việc vào rừng khai thác các nguồn tài nguyên rừng là
công việc hết sức bình thường và diển ra thường xuyên họ khai thác nhiều các loại
cây mây, cây xanh, cây lộc vừng, vạn tuế, cua đá, rau rừng, cây thuốc, khỉ, trăn, rắn,
23
kỳ đà, sóc, chim quốc, chút, cu cu đất…. Từ các loại LSNG có nguồn gốc từ thực vật,
động vật dùng làm thức ăn, làm thuốc, vật liệu xây dựng đến các loại cây lấy gỗ lớn.
Họ thường xuyên vào rừng thu hái các loài rau, củ, săn bắt các loài động vật làm thức
ăn, tìm cây thuốc chửa bệnh, mây làm vật dụng, củi để dun nấu nhằm đáp ứng nhu
cầu hằng ngày và đôi khi đó còn là nguồn thu nhập thêm cho gia đình. Cứ như vậy,
đã hình thành nên những con đường mòn dẫn vào rừng, đó là khu vực để họ khai
thác. Thế hệ trước truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức về cách thu hái từng
loại LSNG, vị trí nào sẽ khai thác được nguồn LSNG gì, từng loại có công dụng sao.
Có thể nhận thấy vào thời gian gần đây việc thu hái của người dân là giảm bớt so với
trước đây là rất nhiều, nguyên nhân do số lượng LSNG không còn nhiều như trước
đây, một phần do số lượng không còn nhiều nên người dân ít khai thác để bảo tồn.
nhưng còn một số người có cuộc sống phụ thuộc vào rừng rất nhiều vào LSNG họ đi
thu hái LSNG về để bán đi tăng thêm thu nhập gia đình và họ không có nghành nghề
khác để thay thế như chú Vinh thôn cấm, chú Ngồ bải ông, chú Công thôn cấm …số
lượng khai thác nhiều, khó kiểm soát. Qua quá trình điều tra từ người dân và từ ban
quản lý rừng.
Nhưng trong những năm gần đây, khi mà tình trạng rừng ngày càng suy thoái
về số lượng và chất lượng nhà nước có nhiều quan tâm hơn đến rừng, đặc biệt là từ
khi xây dựng và thành lập khu bảo tồn Cù Lao Chàm từ 2001- 2003 và công nhận
khu dự trử sinh quyển thế giới 26/5/2009 đến nay thì việc thu hái LSNG của người
dân đã có nhiều thay đổi như các loại động vật khi, kì đà, sóc, rắn, trăn, mây … đã
không còn bị khai thác số lượng đã tăng lên rất nhiều. Nhờ có sự quản lý của cán bộ
bên kiểm lâm và bên xã, luôn động viên, tuyên truyền và chỉ ra nguồn lợi từ rừng cho
người dân biết như giữ cây mây, cây rừng xẽ không bị thiếu nguồn nước như trước
đây, hay không bắt khỉ nó làm cho khách du lịch đến đây để xem nhiều hơn. mà từ đó
mức độ thu hái của người dân đã hạn chế rất nhiều. Việc chặt phá cây làm gỗ lớn làm

nhà hoàn toàn bị cấm từ năm 1977 nhưng vẫn còn bị chặt do đời sồng của người dân
ở đảo còn nhiều khó khăn mãi tới năm 1996 việc chặt cây gỗ ở đây hoàn toàn chấm
dứt khi người dân nhận thấy được chặt cây xẽ làm cho nguồn nước ở đây bị cạn kiệt
thiếu nước sinh hoạt, việc thu hái LSNG có phần dè dặt hơn như trước đây việc săn
bắt các loại cua đá, trăn, rắn, thỏ, kỳ đà, chút, bìm bịp, cu đất, khỉ, sóc, mật ong, chim
quốc…. cho bửa ăn hằng ngày trước kia là phổ biến thì hiện nay bị cấm nên người
dân không còn công khai săn bắt, mặc dù vẫn còn nhưng còn nhỏ lẽ chỉ một số hộ
còn khai thác chính như chú Ngồ thôn bải ông, chú Vinh thôn cấm, chú Công thôn
cấm, chú Sơn thôn bải làng …họ chỉ vào rừng bắt cua đá hay tắc kè đá nhưng cũng
đã hạn chế rất nhiều và không như trước đây mà họ chỉ bắt những con to còn con nhỏ
thì họ thả lại cho lớn, vì vậy số lượng con khai thác không còn nhiều như trước.
24
Những năm gần đây các nhà khoa học ra đảo nghiên cứu và biết được ở đây có nhiều
cây thuốc và từ đó việc thu hái LSNG ở đảo chỉ tập chung vào các loại cây thuốc, rau
rừng và củi khô là chính.
3.1.2. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được khai thác tại địa phương
Qua gần ba tháng điều tra phỏng vấn 15 hộ chính đại diện cho ba thôn, thôn
cấm, thôn bải ông, thôn bải làng và nhóm phụ nữ, nhóm những người quản lý đã tìm
hiểu được các loài LSNG mà người dân ở đây thường thu hái về bán phục vụ cho nhu
cầu đời sống của họ theo số liệu phỏng vấn thu được có loài khai thác nhiều có loài
khai thác ít hơn.
Đối với các loại LSNG, sau khi điều tra và tổng hợp thì được biết số hộ tham gia thu
hái các loài đó như sau:
Hình 3.1: số hộ thu hái lâm sản ngoài gỗ
Qua hình 3.1 cho thấy mức độ thu hái LSNG của người dân địa phương đối
với từng loại là khác nhau, cụ thể là củi ở đây được người dân khai thác về bán nhiều
nhất. Loài có số hộ khai thác về bán ít nhất là cây ngô đồng.
3.1.3. phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương
Nguồn thu nhập của người dân tại xã đảo Cù Lao Chàm chủ yếu vào đánh bắt
thủy sản, một số hộ phụ thuộc vào ngành du lịch, một số hộ chăn nuôi thêm một số

loài bò, heo, gà và LSNG. Tuy nhiên LSNG có nhiều vai trò khác nhau như cung cấp
thực phẩm cho bửa ăn hằng ngày, được làm vật dụng cho sinh hoạt hay được sử dụng
như là thảo dược trong lúc ốm đau. Do vậy, việc phân loại LSNG theo mục đích sử
dụng của người dân được chia thành các nhóm sử dụng sau:
Bảng3.1. phân loại theo mục đích sử dụng
Nhóm
Sử dụng
Tổng số
loài
Động
vật
Thực
vật
Phân
bố
Công dụng
Thực phẩm 30 1 29 Rừng Thức ăn
Dược liệu 40 1 39 Rừng Chửa bệnh
Chất đốt 1 0 1 Rừng Đun nấu
Vật dụng gia đình 1 0 1 Rừng Dùng cụ sinh hoạt
25

×