Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ laodelphax striatellus (fallén)hại lúa tại hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



TRẦN QUYẾT TÂM


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SỰ PHÁT SINH
GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellus (Fallén)
HẠI LÚA TẠI HƯNG YÊN




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT





HÀ NỘI, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



TRẦN QUYẾT TÂM



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SỰ PHÁT SINH
GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellus (Fallén)
HẠI LÚA TẠI HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 62.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN


HÀ NỘI, NĂM 2014


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận án




Trần Quyết Tâm
















ii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, PGS.TS. Trần Đình Chiến đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông
học và Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học
đã nhiệt tình giúp đỡ trao đổi, hướng dẫn, gợi ý cho tôi những ý tưởng, giải pháp để
vượt qua những trở ngại, khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật;
Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài; trân trọng cảm ơn các cán
bộ kỹ thuật Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc đã hỗ trợ, cùng tôi theo dõi các thí
nghiệm.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp, người thân
trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và hoàn thiện luận án.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận án



Trần Quyết Tâm


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các ký hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 6
1.2.1 Phân loại, phân bố và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 6
1.2.2 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 9
1.2.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 10
1.2.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 12
1.2.5 Biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 19
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 23
1.3.1 Phân bố và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 23
1.3.2 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 24
1.3.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 25
1.3.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 26
1.3.5 Sử dụng giống kháng trong phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 27


iv

1.4 Những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu 28
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Địa điểm nghiên cứu 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên 29
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 30
2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30
2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 30
2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 31

2.4 Nội dung nghiên cứu 31
2.5 Phương pháp nghiên cứu 31
2.5.1 Nuôi giữ nguồn rầy nâu nhỏ L. striatellus trong phòng thí nghiệm 31
2.5.2 Đặc điểm hình thái, triệu chứng, mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ
L. striatellus 32
2.5.3 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 34
2.5.4 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 36
2.5.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 41
2.5.6 Phương pháp tính toán xử lý số liệu 52
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Đặc điểm hình thái và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 53
3.1.1 Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus 53
3.1.2 Tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 59
3.2 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 61
3.2.1 Tập tính sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus 61
3.2.2 Thời gian các pha phát dục và vòng đời rầy nâu nhỏ L. striatellus 61
3.2.3 Khả năng sinh sản của rầy nâu nhỏ L. striatellus 63
3.2.4 Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L.
striatellus 68
3.3 Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 74


v
3.3.1 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên đồng ruộng 74
3.3.2 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ L. striatellus vào bẫy
đèn 79
3.3.3 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến mật độ rầy nâu nhỏ L. stritellus 84
3.4 Phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus 92
3.4.1 Nghiên cứu khả năng sử dụng giống lúa kháng rầy nâu nhỏ 92
3.4.2 Nghiên cứu khả năng sử dụng biện pháp sinh học 96

3.4.3 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy nâu nhỏ L. striatellus 114
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119
1 Kết luận 119
2 Đề nghị 120
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 121
Tài liệu tham khảo 122
Phụ lục 129




vi

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu,
chữ viết tắt
Diễn giải
BT Bắc thơm
BVTV Bảo vệ thực vật
BXMX Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis (Reuter)
CABI
Commonwelth Agricultural Bureaux International
IRRI Viện nghiên cứu lúa quốc tế
(International Rice Research Institute)
KD Khang dân
RNN Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén)
TT Thứ tự




vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Các loại thuốc phòng trừ rầy nâu được sử dụng thử nghiệm xác định
hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ 50
2.2 Các loại thuốc phòng trừ Sâu cuốn lá và Sâu đục thân được sử dụng
thử nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ 51
2.3 Công thức thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ của thuốc bảo
vệ thực vật trên đồng ruộng 52
3.1 Kích thước các pha của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung tâm Bảo
vệ thực vật phía Bắc, 2013) 54
3.2 Đặc điểm hình thái pha rầy non của các loài rầy thân hại lúa (tại Trung
tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 58
3.3 Diện tích lúa nhiễm rầy nâu nhỏ L. striatellus ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2014 61
3.4 Thời gian các pha phát dục của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung
tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 62
3.5 Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm (tại
Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 64
3.6 Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng trong vụ Xuân 2013
tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 64
3.7 Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng trong vụ Mùa 2013
(tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) 65
3.8 Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ vào đèn trong năm 2013 (tại xã Tân
Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) 66
3.9 Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của rầy nâu nhỏ trong phòng thí

nghiệm (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 69
3.10 Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của rầy nâu nhỏ trong phòng thí
nghiệm (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 69


viii

3.11 Bảng sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt độ 25
o
C, ẩm độ 85%
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 70
3.12 Bảng sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt độ 30
o
C, ẩm độ 85%
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 72
3.13 Chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung tâm
Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 73
3.14 Mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các chân đất trong vụ Xuân
2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 85
3.15 Mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các chân đất trong vụ Mùa năm
2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 86
3.16 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các giống lúa vụ Xuân
2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 87
3.17 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các giống lúa vụ Mùa
2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 88
3.18 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ
L. striatellus trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ Xuân 2013 tại xã Tân
Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 90
3.19 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ
L. striatellus trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ Xuân 2013 tại xã Tân

Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 91
3.20 Cấp hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các giống lúa thí nghiệm
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 93
3.21 Số lượng rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các giống lúa thí nghiệm (tại
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 94
3.22 Mức độ hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các giống lúa thí
nghiệm (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 96
3.23 Thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại xã
Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, 2012) 97
3.24 Thời gian phát dục các pha của bọ xít mù xanh C. lividipennis 101


ix

3.25 Nhịp điệu đẻ trứng của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm
Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) 102
3.26 Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của bọ xít mù xanh C. lividipennis
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) 103
3.27 Bảng sống của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm Bảo vệ
thực vật phía Bắc, 2014) 104
3.28 Giá trị các chỉ tiêu sinh học cơ bản của bọ xít mù xanh C lividipennis
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) 105
3.29 Sự lựa chọn vật mồi của bọ xít mù xanh C. lividipennis 106
3.30 Sức ăn trứng rầy nâu nhỏ của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) 107
3.31 Sức ăn RNN tuổi 1 của bọ xít mù xanh C. lividipennis (tại Trung tâm
Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2014) 108
3.32 Hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ của chế phẩm nấm xanh M.a (tại Trung tâm
Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 113
3.33 Hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ L. striatellus của một số loại thuốc hoá học

(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 114
3.34 Hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ L. striatellus của một số loại thuốc hoá học
(tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 116
3.35 Hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ của một số loại thuốc hóa học trong vụ Xuân
2013 (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) 117







x
DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Bẫy đèn thu hút côn trùng 38
3.1 Trứng rầy nâu nhỏ L. striatellus 53
3.2 Rầy non và trưởng thành rầy nâu nhỏ L. striatellus 56
3.3 Ổ trứng của 3 loài rầy hại thân lúa 57
3.4 Mặt trước đầu của 3 loài rầy 59
3.5 Triệu chứng gây hại của rầy nâu nhỏ vụ Xuân 2014 60
3.6 Nhịp điệu đẻ trứng của rầy nâu nhỏ L. striatellus nuôi ở 2 điều kiện
nhiệt độ 25
o
C và 30
o
C ẩm độ 85% 67
3.7 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt

độ 25
o
C, ẩm độ 85% (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 71
3.8 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt
độ 30
o
C và ẩm độ 85% (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 73
3.9 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong
năm 2012 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 76
3.10 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong năm
2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 77
3.11 Tương quan số lượng rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ trên
giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Xuân 2012 tại Tân Lập, Yên Mỹ,
Hưng yên 78
3.12 Tương quan số lượng rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ trên
giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Mùa 2012 tại Tân Lập, Yên Mỹ,
Hưng yên 79
3.13 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào bẫy đèn trong tháng
1 và tháng 2 năm 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 80
3.14 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào bẫy đèn từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 80


xi

3.15 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào bẫy đèn và diễn
biến mật độ rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng vụ Xuân 2013 tại xã Tân
Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 81
3.16 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào bẫy đèn từ tháng 7
đến tháng 10 năm 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 82

3.17 Diễn biến số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào bẫy đèn và diễn
biến mật độ rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng vụ Mùa 2013 tại xã Tân Lập,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 83
3.18 Số lượng rầy nâu nhỏ vào đèn trong tháng 11 và tháng 12 năm 2013
tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 84
3.19 Trứng bọ xít mù xanh C. lividipennis 98
3.20 Bọ xít non và trưởng thành của bọ xít mù xanh C. lividipennis 99
3.21 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của bọ xít mù xanh
C. lividipennis nuôi bằng trứng rầy nâu nhỏ ở nhiệt độ 25
o
C, ẩm độ
85% 105
3.22 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ và bọ xít mù xanh trên giống lúa Bắc
thơm số 7 trong vụ Xuân 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên 111
3.23 Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ và bọ xít mù xanh trên giống lúa Bắc
thơm số 7 trong vụ Mùa 2013 tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên 112







1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, với gần

70%
dân
số thế giới dùng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Đã từ lâu
cây
lúa trở thành cây
lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh
tế
và xã hội ở Việt
Nam. Năm 2012 sản xuất lúa Việt Nam ước
đạt
sản lượng gần 43,7 triệu tấn trên
diện tích gieo trồng khoảng 7,75 triệu ha (chiếm
khoảng 88,37
% diện tích và
90,16 % sản lượng trong nhóm cây lương thực có hạt) (Tổng cục Thống kê, 2013).
Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho
cây lúa
sinh
trưởng phát triển, nhưng đồng thời cũng là điều kiện tốt để sâu,
bệnh (dịch
hại)
phát sinh gây hại trên cây lúa như: sâu cuốn lá loại nhỏ, rầy nâu,
rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh do virus gây ra trên
lúa,… Mặt khác theo Nguyễn Văn Đĩnh và Bùi Sĩ Doanh (2010), trong những năm
vừa qua do đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa, cùng với việc thay đổi cơ cấu mùa
vụ và cơ câu giống lúa (diện tích lúa Xuân sớm giảm, diện tích lúa Xuân muộn
tăng, các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc chiến tỷ lệ cao trong cơ cấu giống)
đã làm thay đổi vị trí tác hại của một số loài sâu hại lúa từ thứ yếu trở thành chủ yếu
trong đó có rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén).
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2009, 2014),

vụ Xuân 2009 rầy nâu nhỏ (RNN) đã phát sinh gây hại trên 36 ha lúa của 5 tỉnh Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình. Trong đó có 13 ha nhiễm
nặng ở 7 xã của 6 huyện thuộc 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên (xã Thái Dương
huyện Bình Giang, xã Hồng Quang huyện Thanh Miện, xã Tiên Tiến, xã Quyết
Thắng của tỉnh Hải Dương, thôn Trai Trang thị trấn Yên Mỹ huyện Yên Mỹ, xã Tân
Phúc huyện Ân Thi, xã Chỉ Đạo huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên) có mật độ
RNN phổ biến 3.000 – 5.000 con/m
2
, cao là 7.000 – 10.000 con/m
2
, cá biệt có nơi
mật độ RNN từ 1,8 vạn - 2 vạn con/m
2
làm cho ruộng lúa héo khô và thâm đen. Đến
vụ Xuân 2014, RNN đã phát sinh gây hại trên 3.478 ha lúa của 21/25 tỉnh phía Bắc


2
(Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, TP. Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình). Trong đó diện tích lúa bị nhiễm nặng rầy nâu nhỏ là 815,4 ha.
Bằng cách chích hút nhựa cây lúa (cả rầy non và trưởng thành), RNN có thể
gây hại cho cây lúa ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng từ mạ đến khi lúa chín, làm
cho cây lúa sinh trưởng chậm lại, hạt bị lép lửng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và
thậm chí không cho thu hoạch. Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và năng suất lúa, RNN còn là môi giới truyền virus gây bệnh cho cây trồng
như bệnh sọc lá lúa (Rice stripe tenui virus), bệnh lùn sọc đen cây lúa (Rice blach-
streaked dwarf fiji virus), bệnh khảm sọc vàng cây lúa mạch (Barley yellow striate
mosaic cytorhabdo virus) và virus gây bệnh lùn cây ngô (Maize rough dwarf fuji

virus) (CABI, 2013; Wilson, 2005).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về RNN còn rất ít, nhất là những nghiên cứu về
đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại trên đồng ruộng, thiên địch, biện pháp
phòng chống RNN,…. Hiện nay trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
sử dụng ở Việt Nam chưa có loại thuốc nào được đăng ký sử dụng trừ RNN. Do đó,
ở những khu vực bị nhiễm RNN hàng năm, nhất là những địa bàn mới bị xâm
nhiễm, người nông dân, chính quyền cơ sở và ngay cả cơ quan chuyên môn còn rất
lúng túng trong việc phòng trừ đối tượng dịch hại này.

Với mong muốn tìm được những giải pháp để góp phần nhanh chóng giảm
thiệt hại do RNN gây ra và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng truyền bệnh virus
của chúng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ
Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, tương quan số
lượng giữa rầy nâu nhỏ, rầy nâu và rầy lưng trắng trong ruộng lúa. Đồng thời cung
cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh vật học (nhịp điệu sinh sản, sự gia tăng


3
quần thể), sinh thái học (yếu tố chính tác động đến sự phát sinh, phát triển) và biện
pháp phòng chống rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) ở tỉnh Hưng Yên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho công tác điều tra phát hiện,
dự tính dự báo và đề xuất biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ L. striatellus bằng
các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học hợp lý.
Kết quả của đề tài là cơ sở góp phần quản lý rầy nâu nhỏ tại Hưng Yên nói riêng
cũng như những vùng thường xuyên bị rầy nâu nhỏ gây hại trong cả nước nói chung

theo hướng tổng hợp.
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.1. Mục đích
Từ kết quả điều tra tình hình phát sinh gây hại, nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học và thử nghiệm biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ xây dựng biện
pháp phòng chống chúng một cách có hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.
3.2. Yêu cầu
- Xác định tình hình phát sinh và mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ trên ruộng
lúa tại Hưng Yên.
- Xác định đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh vật học, sinh thái học của
rầy nâu nhỏ.
- Xác định thành phần thiên địch của rầy nâu nhỏ, đi sâu nghiên cứu loài bọ
xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, một loài thiên địch phổ biến của rầy
nâu nhỏ tại vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống rầy nâu nhỏ mang tính tổng hợp, đạt
hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học, các


4
yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến số lượng và biện pháp phòng chống mang tính tổng
hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) tại Hưng Yên.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ
(R
o

) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus
(Fallén) ở nhiệt độ 25
o
C, ẩm độ 85% và nhiệt độ 30
o
C, ẩm độ 85%.

- Cung cấp dẫn liệu khoa học về tỷ lệ tăng tự nhiên (r), hệ số nhân một thế hệ
(R
o
) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của bọ xít mù xanh Cyrtorhinus
lividipennis Reuter, một loài thiên địch quan trọng của rầy nâu nhỏ ở nhiệt độ 25
o
C
và ẩm độ 85%.
- Cung cấp dẫn liệu về mối tương quan mật độ rầy nâu nhỏ với yếu tố sinh
thái trong 2 vụ lúa, giống lúa, chân đất, mật độ cấy, lượng phân đạm bón trên đồng
ruộng và tỷ lệ giữa 3 loài rầy trong nhóm rầy hại thân lúa (rầy nâu, rầy nâu nhỏ và
rầy lưng trắng) trong từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa.





5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
trong đó có hai vấn đề lớn đó là sự tăng nhanh dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cả hai vấn đề nêu trên đều có liên quan mật thiết với sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lương thực nói riêng. Vấn đề ở đây là làm thế nào để giải quyết
được an ninh lương thực toàn cầu trong điều kiện diện tích đất sản xuất lúa đang
giảm đi nhanh chóng và sự bất thuận về thời tiết đang có diễn biến ngày càng phức
tạp. Không những thế, Việt Nam được xác định là một trong bảy nước chịu ảnh
hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Để giải quyết bài toán giữa dân số,
an ninh lương thực và biến đổi khí hậu thì giải pháp có tính chiến lược trong tái cơ
cấu sản xuất nông nghiệp chính là thâm canh tăng năng suất và chất lượng cây
trồng. Quá trình thâm canh về thực chất là làm thay đổi hệ sinh thái đồng lúa dẫn
đến hàng loạt vấn đề thay đổi theo, trong đó có sự thay đổi về mức độ gây hại của
một số loài sâu hại như RNN, rầy lưng trắng, nhện gié Đặc biệt vụ Xuân năm
2009, rầy nâu nhỏ phát sinh gây hại với mật độ cao đe dọa trực tiếp đến sự bền
vững của sản xuất lúa ở Hưng Yên cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của sản xuất, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp
phòng chống RNN có hiệu quả nhằm ngăn chặn tác hại do RNN gây ra là rất cần thiết.
Mà cở sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp phòng chống RNN là dựa trên các
nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và các biện pháp
quản lý RNN.
Việc quản lý, phòng chống bất kỳ một loài sâu hại nào cũng cần phải dựa
vào các đặc tính sinh vật học, các đặc điểm sinh thái học. Các biện pháp phòng
chống được đề xuất phải dựa trên kết quả của các thí nghiệm tiến hành trong phòng


6
thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trực tiếp
đóng góp vào việc hoàn chỉnh biện pháp phòng chống RNN có hiệu quả, bền vững
và thân thiện với môi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

1.2.1. Phân loại, phân bố và tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus
1.2.1.1.Vị trí phân loại rầy nâu nhỏ L. striatellus
Rầy nâu nhỏ có tên khoa học là Laodelphax striatellus và có vị trí phân loại
được xếp theo hệ thống sau:
Lớp (Classis): Insecta
Bộ (Order): Homoptera
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhuncha
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae
Họ (Family): Delphacidae
Giống (Genus): Laodelphax
Loài (Species): Laodelphax striatellus (Fallén)
Năm 1806, rầy nâu nhỏ được Fallén mô tả và đặt tên là Delphax striata
Fallén 1806, năm 1826 được Fallén đổi tên là Delphax stritellus Fallén 1826. Sau đó
được đặt với các tên Delphax notura Stal, Liburnia devastans Matsumura, Liburnia
haupi Lindberg, Liburnia nipponica Matsumura, Liburnia minonensis Matsumura,
Liburnia giffuensis Matsumura, Liburnia akasiensis Matsumura, Liburnia maidoensis
Matsumura (Wilson and Claridge, 1991). Năm 1963, Fennah chuyển rầy nâu nhỏ từ
giống Liburnia sang giống Laodelphax nên rầy nâu nhỏ có tên là Laodelphax
striatella (Fennah, 1963). Nhưng Ishihara and Nasu (1966) đổi tên loài Laodelphax
striatella thành Laodelphax striatellus do tên giống là danh từ giống đực và tên
Laodelphax striatellus (Fallén) chính thức được sử dụng từ năm 1966.
Rầy nâu nhỏ được ghi nhận trong thư mục của các tác giả ngoài nước từ thế
kỷ 19 và sau khi được tu chỉnh, RNN có tên khoa học chính thức là Laodelphax
striatellus (Fallén), thuộc họ Delphacidae, bộ Homoptera và có 18 tên đồng vật như
(CABI, 2013; Fennah, 1963; Gao et al., 2008; Ishihara and Nasu, 1966; Wilson and


7
Claridge, 1991):
Calligypona marginata Fabricius 1946

Calligypona striatella
Delphacodes striatella Fallén 1917
Delphacodes striatellus
Delphax notula Stal 1854
Delphax striata Fallén 1806
Delphax striatella Fallén 1826
Laodelphax marginata
Laodelphax striatella Fallén
Liburnia akashiensis Matsumura 1900
Liburnia devastans Matsumura 1900
Liburnia gifuensis Matsumura 1900
Liburnia haupti Lindberg
Liburnia maikoensis Matsumura 1900
Liburnia marginata Haupt 1935
Liburnia minonensis Matsumura 1900
Liburnia nipponica Matsumura 1900
Liburnia striatella Sahlberg 1842
1.2.1.2. Phân bố của rầy nâu nhỏ L. striatellus
Về phân bố RNN có phân bố rộng trên khắp thế giới tại châu Á, châu Âu,
châu Phi, châu Đại Dương. Loài này phân bố chính tại các vùng trồng lúa ở những
vùng khí hậu ôn đới, nhất là các vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Đài Loan, Nga, Israel, Ấn Độ và một số nước Châu Âu (CABI, 2013; Hills,
1983; Pathak and Khan, 1994; Shukla, 1979).
Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) là một dịch hại nông nghiệp
quan trọng, chúng được phân bố rộng rãi từ Philippines đến Nga và châu Âu, chủ
yếu ở vùng ôn đới (Endo et al., 2002).


8
1.2.1.3. Mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus

Rầy nâu nhỏ là một dịch hại quan trọng trên cây lúa (Oryza sativa L.) chúng
không chỉ gây thiệt hại trực tiếp bằng cách hút nhựa cây, mà còn là môi giới truyền
một số virus gây bệnh cho cây lúa như virus gây bệnh sọc lá lúa (RSV) và virus gây
bệnh lúa lùn sọc đen, gây ra những thiệt hại nặng tới năng suất cây lúa (Ding et al.,
2005; Gray, 1996; Lijun et al., 2003).
Các loài rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh, rầy điện quang và rầy nâu nhỏ
Laodelphax striatellus là những loài gây hại chính trên hầu hết các giống lúa ở
Châu Á, chúng còn là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen hại lúa (Pathak
and Khan, 1994).
Theo Suzuki (1967) trên dảnh lúa ở giai đoạn 20 ngày tuổi khi có 1-2 cá
thể RNN trên 1 dảnh lúa làm giảm năng suất 2-3%, nếu có 4 cá thể rầy RNN
năng suất giảm 4,5% và khi có 9 cá thể thì năng suất giảm đến 6,3%. Bệnh muội
đen xuất hiện khi mật độ RNN vừa phải và trở nên nghiêm trọng khi mật độ rầy
nâu nhỏ cao.
Rầy nâu nhỏ là môi giới truyền virus gây bệnh như: virus gây bệnh sọc lá lúa
(Rice stripe tenui virus), virus gây bệnh sọc đen lùn cây lúa (Rice blach-streaked
dwarf fiji virus), virus gây bệnh khảm sọc vàng cây lúa mạch (Barley yellow striate
mosaic cytorhabdo virus) và các virus gây bệnh lùn cây ngô (Maize rough dwarf
fuji virus ) (CABI, 2013; Wilson, 2005).
Ở miền Bắc Italy, RNN là môi giới truyền virus gây bệnh lùn ráp lá cho
cây ngô và lúa, bệnh khảm xoắn vàng lá ở lúa mạch cho lúa mì và lúa mạch
(Conti, 1974).
Theo Shukla (1979) RNN lần đầu tiên được quan sát thấy trong tháng 7 năm
1978 trên ruộng mạ gần Ludhiana, Bang Punjab, Ấn Độ. Ông cũng chỉ ra rằng ngoài
những thiệt hại đáng kể do RNN gây hại trực tiếp trên lúa ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc và khu vực có thời tiết lạnh thì chúng còn là một môi giới truyền
bệnh virus lúa sọc và virus lùn sọc đen trên lúa.


9

1.2.2. Đặc điểm hình thái rầy nâu nhỏ L. striatellus
Đặc điểm hình thái của RNN đã được các nhà khoa học của Viện nghiên cứu
lúa quốc tế IRRI (Reissig et al., 1986) mô tả như sau:
Trưởng thành có kích thước nhỏ hơn so với trưởng thành của rầy nâu và rầy
lưng trắng. Pha trưởng thành có 2 dạng cánh dài và cánh ngắn.
Đầu của trưởng thành có màu vàng nhạt, gốc cánh của con đực có màu đen
và gốc cánh của con cái có màu vàng nhạt, có nhiều đốm màu đen.
Trứng: có màu trắng trong, được sắp xếp thành ổ ở trong gân chính của lá
hoặc bẹ lá gần gốc cây trồng. Phía đầu trứng nhô ra mặt bẹ lá có phủ lớp sáp trong
do trưởng thành cái tiết ra.
Rầy non: có màu sáng cho tới màu nâu thẫm.
Trưởng thành RNN được Heong and Hardy (2011) mô tả chi tiết: trưởng
thành cơ thể dài 3,33 – 4 mm. Cơ thể nhìn chung màu đen. Phần đỉnh đầu, các
đường gờ trán, râu đầu, mặt lưng của mảnh lưng ngực giữa và chân có màu trắng
hơi vàng. Mảnh lưng ngực trước màu trắng, có các vùng màu đen ở phía sau mắt
kép. Cánh trước trong suốt, có màu nâu hơi vàng, gần cuối mảnh nêm của cánh có
những vệt màu đen. Đỉnh đầu có chiều dài ở gần giữa bằng chiều rộng ở phần gốc,
chiều rộng ở phần ngọn cũng bằng ở phần gốc. Phần đỉnh đầu lượn cong dần về
phía trán, có các đường gờ bên thẳng, các đường gờ gần giữa không gặp nhau ở
phía ngọn của đỉnh đầu, buồng kín ở phần gốc có đáy rộng hơn độ dài lớn nhất của
nó với tỷ lệ 1,4:1. Trán với chiều dài ở chính giữa dài hơn chiều rộng tại nơi rộng
nhất với tỷ lệ 2,1:1, nơi rộng nhất của trán ở ngay phía dưới các mắt đơn, đường gờ
bên hơi nhô lồi. Mảnh gốc môi có chiều rộng ở gốc bằng chiều rộng phần ngọn của
trán và có chiều dài hơi dài hơn chiều rộng ở phần gốc. Râu đầu dài quá ngấn giữa
mảnh gốc môi và trán, đốt I râu đầu có chiều dài lớn hơn chiều rộng với tỷ lệ 1,6:1,
nhưng ngắn hơn đốt II râu đầu với tỷ lệ 1:1,9. Cựa của đốt chày có 17 - 20 răng.
Cánh trước có chiều dài lớn hơn chỗ rộng nhất với tỷ lệ 3,3:1. Phiến sinh dục, nhìn
từ mặt bên phía bụng có dài hơn rõ ràng so với nhìn từ mặt phía lưng, nhìn từ phía
sau thì nó có chiều rộng lớn hơn chiều dài, góc ở phía bên mặt lưng có dạng hơi
phẳng giữa. Dương cụ phình rộng ở đoạn 2/5 về phía gốc, đột ngột nhỏ dần về phía



10

ngọn, đoạn 1/5 phía ngọn nhỏ và nhọn. Cơ hoành rất rõ, vùng giữa kéo dài nhiều về
phía đuôi, mỗi vùng giữa ở bên hóa cứng mạnh và kéo về phía đuôi, mép mặt lưng
kéo về phía lưng và tạo thành mặt bị cắt cụt ở phía ngọn. Đốt hậu môn ngắn, mỗi
góc bên phía ngọn kéo dài về phía bụng thành một mấu mập. Các phiến thùy sinh
dục rất ngắn, hình nằm ngang, các góc ngoài nở rộng ra phía bên.
1.2.3. Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus
1.2.3.1. Thời gian các pha phát dục và vòng đời của rầy nâu nhỏ L. striatellus
Trứng RNN có thời gian phát dục khoảng 7 ngày ở 25
o
C và 10 ngày ở 20
o
C.
Rầy non RNN có 5 tuổi, thời gian phát dục kéo dài khoảng 12 ngày ở điều kiện
nhiệt độ 25
o
C và 20 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20
o
C (Kisimoto, 1957).
Trong phòng thí nghiệm, vòng đời của RNN là 25,3 ngày đối với con cái
cánh ngắn và 28,3 ngày đối với con cái cánh dài. Vòng đời của những con đã trải
qua quá trình ngủ đông là 24,9 ngày với con cái cánh ngắn và 22,1 ngày đối với con
cái cánh dài (Kisimoto, 1957).
Giai đoạn tiền đẻ trứng là từ 2-4 ngày đối với con cái cánh ngắn và 4-7 ngày
đối với con cái cánh dài. Giai đoạn này của con cái cánh ngắn, ngắn hơn rõ rệt con
cái cánh dài vì sau khi hóa trưởng thành quá trình phát triển buồng trứng ở con cái
cánh ngắn bắt đầu sớm hơn so với con cái cánh dài (Kisimoto, 1957).

Theo Raga et al. (2008) RNN khi nuôi RNN ở các điều kiện nhiệt độ 17,5
o
C,
25,0°C và 32,5
o
C. Kết quả cho thấy con cái có thời gian sống trung bình là 44,8 ngày,
27,0 ngày, 20,3 ngày và con đực là 45,9 ngày, 26,5 ngày và 16,9 ngày ở mức nhiệt độ
tương ứng.
1.2.3.2. Sức sinh sản của rầy nâu nhỏ L. striatellus
Trong phòng thí nghiệm, trưởng thành cái cánh ngắn có khả năng đẻ 555,4
trứng và trưởng thành cái cánh dài đẻ được 569,6 trứng. Theo dõi sức đẻ trứng của
trưởng thành cái RNN đã trải qua quá trình ngủ đông cho thấy con cái cánh ngắn có
số trứng đẻ là 579,6 trứng và 351,5 trứng đối với con cái cánh dài (Kisimoto, 1957).
Raga et al. (2008) đã tiến hành thí nghiệm theo dõi khả năng đẻ trứng của
RNN ở các điều kiện nhiệt độ 17,5
o
C, 25,0°C và 32,5
o
C. Kết quả cho thấy ở


11

25,0°C số trứng đẻ trên một trưởng thành cái là cao nhất (289,0 trứng), ở 17,5°C số
trứng là 251,9 trứng, nhưng ở 32,5°C số trứng trên một trưởng thành cái là thấp hơn
hẳn 69,5 trứng. Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng của RNN,
nhiệt độ thích hợp ở mức 25
o
C, khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì sức đẻ trứng
của RNN đều giảm.

Theo các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI, một trưởng thành
cái RNN có khả năng đẻ khoảng từ 50 đến 200 quả trứng (Reissig et al., 1986). Kuno
(1968) đã so sánh sức năng sinh sản của 3 loài rầy gây hại trên thân cây lúa được
trồng trong chậu cho thấy rầy nâu Nilaparvata lugens đẻ được 805-937 trứng, rầy
lưng trắng Sogatella furcifera đẻ được 445-862 trứng, trong khi RNN chỉ đẻ được
107-242 trứng.
1.2.3.3. Ký chủ của rầy nâu nhỏ L. striatellus
Rầy nâu nhỏ gây hại trên yến mạch (Avena sativa), lúa mạch (Hordeum
vulgare), lúa nước (Oryza sativa), lúa mì (Triticum aestivum). Ngoài ra chúng còn
sống trên cỏ ngón (Dactylis glomerata) (orchardgras), cỏ túc hình Alopecurus,
Lodium, cỏ túc hình nhỏ (Digitaria ciliaris), cỏ lồng vực (Echinochloa)
(barnyardgrass), cỏ lũng (Lolium), Cỏ lam (Poa annua), mía (
Saccharum
offcinarum L.)
và ngô (Zea mays L.). Trong mùa đông RNN sống trên lúa đại
mạch, lúa mì, lúa nước, cỏ túc hình Alopecurus, Lodium (CABI, 2013; Hill and
Dennish, 1983).
Theo Hui et al. (2009) trong các loài cỏ, cỏ lồng vực (Echinochloa crus-
galli) là cây chủ thích hợp nhất đối với rầy nâu nhỏ, hệ số nhân một thế hệ (Ro) của
RNN trên cỏ lồng vực là trên 27,8. Cỏ mạch đen (Lolium perenne) cũng thích hợp
cho RNN, hệ số nhân một thế hệ là trên 10. Cỏ mần trầu (Eleusine indica) không
thích hợp cho RNN phát triển và hệ số nhân một thế hệ chỉ từ 1-10. Trên ngô (Zea
mays L.) không thấy xuất hiện trưởng thành RNN. Theo Wei et al. (2009) hệ số
nhân một thế hệ (Ro) của RNN trên cỏ lồng vực là cao nhất (45,57) và cao hơn một
cách có ý nghĩa với đại đa số các giống lúa được thí nghiệm và chỉ số này ở trên cỏ


12

đuôi phụng là thấp nhất (11,04). Trên các giống lúa có nguồn gốc khác nhau, hệ số

nhân một thế hệ của RNN trên các giống lai Indica là thấp hơn có ý nghĩa so với các
giống có nguồn gốc Japonica .
Nghiên cứu tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) khi thu trứng từ cỏ lồng vực
Echinochloa crus-galli trong ruộng lúa đem nuôi ở trong phòng thí nghiệm cho tới thành
trưởng thành đã thu được 4 loài rầy là S. panicicola, N. lugens, S. furcifera và L.
striatellus. Cả 4 loài đều hoàn thành phát triển trên lúa và cỏ lồng vực (Lei et al., 1984).
1.2.3.4. Đặc điểm qua đông và di cư của rầy nâu nhỏ L. striatellus
- Đặc điểm qua đông của rầy nâu nhỏ L. striatellus
Ở Hàn Quốc, RNN qua đông chủ yếu là rầy non tuổi 4 (Hyun et al., 1977).
Ở Milyang, phía đông tỉnh Kyungsangnamdo, Hàn Quốc. Phân bố tỷ lệ các
pha phát dục trong quần thể RNN qua đông thay đổi theo thời gian: vào đầu tháng
12, có 60% RNN qua đông ở tuổi 4, ở tuổi 3 là 30%, ở tuổi 5 là 6%, tuổi 2 là 3,4% ,
có rất ít tuổi 1 và trưởng thành. Vào đầu tháng 3 RNN qua đông chủ yếu ở tuổi 4 và
tuổi 5, tuổi 5 có tỷ lệ cao nhất (47-50%) và tuổi 4 là 44-46%. Vào đầu tháng 4
trưởng thành chiếm 75-81% trong quần thể RNN qua đông. Tuy nhiên, có một số
biến động trong phân bố độ tuổi của RNN qua đông ở mỗi năm và những biến động
này là do tác động của biến động nhiệt độ hàng năm trong thời gian mùa đông (Bae
et al., 1995).
Ở miền Bắc Italy, rầy non RNN qua đông vào tháng 10 (Conti, 1974).
Theo Kisimoto (1989) RNN qua đông ở các khu vực ôn đới như Nhật Bản,
Hàn Quốc.
- Khả năng di cư của rầy nâu nhỏ L. striatellus
So với rầy nâu và rầy lưng trắng thì RNN ít di cư hơn (Nashu, 1969).
1.2.4. Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus
1.2.4.1. Biến động số lượng của quần thể rầy nâu nhỏ L. striatellus trong năm
Tại Triết Giang miền Nam của Trung Quốc, ở những khu vực trồng 2 vụ
lúa/năm, mỗi năm có 6 lứa RNN, RNN di cư xuất hiện ở lứa thứ nhất và thứ ba
trong năm, các lứa này có vai trò rất quan trọng vì chúng truyền virus gây bệnh sọc

×