Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 120 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
________________



VŨ TRƢỜNG THÀNH








BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH













Hà Nội – Năm 2014




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VŨ TRƢỜNG THÀNH








BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành :Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH







Hà Nội – Năm 2014




3
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ

LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣng và phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn di sản văn hóa đối với
phát triển kinh tế du lịch
11
1.1. Bảo tồn di sản văn hóa
11
1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa
11
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá vật thể và phi vật thể
12
1.1.3 Bảo tồn di sản văn hóa
13
1.2. Kinh tế du lịch
15
1.2.1. Khái niệm về du lịch
15
1.2.2. Khái nhiệm về kinh tế du lịch
15
1.2.3.Quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa

16
1.2.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động du lịch gắn với di sản văn
hoá:
17
1.3. Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch
20
1.3.1 Đặc điểm của di sản văn hoá trong khai thác phát triển kinh tế du lịch.
20
1.3.2. Vai trò của di sản văn hoá với phát triển kinh tế du lịch.

1.3.2. Nhu cầu về phát triển kinh tế du lịch gắn với di sản văn hoá.
22
23

4
1.4. Kinh nghiệm một số địa phƣơng về bảo tồn, khai thác di sản văn hóa
gắn với phát triển kinh tế du lịch
24
1.4.1. Đối với một số nƣớc trên thế giới
24
1.4.2. Đối với trong nƣớc
26
1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ
29
Chƣơng 2: Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát
triển kinh tế du lịch ở Phú Thọ
32
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Phú Thọ ảnh hƣởng đến
công tác bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch.
32

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên
32
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
34
2.2. Khai thác, bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch ở Phú Thọ
36
2.2.1. Hệ thống di sản văn hóa Phú Thọ
36
2.2.2. Hiện trạng bảo tồn, khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển kinh
tế du lịch ở Phú Thọ.
2.2.3. Đánh giá chung về việc khai thác, bảo tồn di sản văn hóa gắn với
phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ
42

46

58
2.2.3.1. Ƣu điểm
58
2.2.3.2. Hạn chế
59
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp bảo tồn di sản văn hoá gắn với
phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
60
3.1. Phƣớng hƣớng bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
60
3.1.1. Dự báo tác động của bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tới việc bảo tồn
di sản văn hóa với phát triển kinh tế du lịch:

60
3.1.2 Mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch tỉnh
Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
62
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn di sản văn hóa gắn với
64

5
phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.
3.2.1. Giải pháp tuyên truyền vận động
3.2.2. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di
sản, đặc biệt là di tích và lễ hội, xây dựng hành lang pháp lý cho việc bảo
tồn di sản gắn với phát triển kinh tế du lịch dƣới sự điều tiết và quản lý chặt
chẽ của Nhà nƣớc:
3.2.3. Quy hoạch các khu di tích, lễ hội gắn với phát triển du lịch
3.2.4. Xây dựng các chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích,
lễ hội nói riêng gắn với phát triển kinh tế du lịch:
3.2.5. Giải pháp về huy động vốn đầu tƣ
3.2.6. Đẩy mạnh việc giao lƣu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và
phát huy các di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch:
3.2.7. Đa dạng hóa các hoạt động nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã
hội và các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy di
sản:
3.2.8. Tăng cƣờng xúc tiến du lịch gắn với tuyên truyền, quảng bá di sản
văn hóa.
3.2.9.Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh việc xã hội
hóa, đa dạng hơn việc đầu tƣ nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia
đầu tƣ các dự án, công trình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


64
66



67
76

78

79

80


82

83


84
86
92







6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Tên bảng
Trang
Biểu 2.1
Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2013
37
Biểu 2.2
Thống kê hoạt động bảo tàng tại địa phƣơng
39
Biểu 2.3
Mật độ di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
40
Biểu 2.4
Hiện trạng khách DL đến Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2013
46
Bảng 2.5
Tổng thu từ kháchDL của PTgiai đoạn 2007 - 2012
48
Bảng 2.6
GDP du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2013
49
Bảng 2.7.
Cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh PT giai đoạn 2007 - 2013
50

Bảng 2.8
Lao động ngành du lịch tỉnh PT giai đoạn 2007-2012
52
Bảng 2.9
Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2008 – 2013
58


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Biểu đồ 2.1
Phân loại di tích Phú Thọ
60
Biểu đồ 2.2
Di tích Phú Thọ nhà nƣớc xếp hạng
61













7
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhân loại đã bƣớc sang một thiên nhiên kỷ mới, thiên niên kỷ của sự phát triển,
mở rộng ảnh hƣởng và chịu ảnh hƣởng lẫn nhau của các nền kinh tế, của mọi mặt
trong đời sống xã hội. Quá trình lan truyền, phổ biến một tƣ tƣởng, một sản phẩm từ
nơi xuất phát ra toàn thế giới là bản chất của quá trình toàn cầu hoá. Đây là một quá
trình khách quan, tác động mạnh đến nguồn lực phát triển, con đƣờng phát triển ở cả
tầm vĩ mô lẫn vi mô. Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân
tộc, kích thích giao lƣu, trong đó có giao lƣu văn hóa, góp phần nâng cao dân trí và sự
tự khẳng định của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, vùng, miền, mở ra những chân trời văn
hóa và kiến thức mới.
Tuy nhiên cũng phải thấy hết tác động tiêu cực trong cơn lốc của xu hƣớng toàn
cầu hóa mà cả nhân loại đang phải đối mặt. Trong đó nguy cơ nghiêm trọng nhất là
đánh mất bản sắc dân tộc, là sự san bằng và đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các hệ giá
trị, đe doạ và làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá. Toàn thế giới đang e
ngại vì một "mẫu hình văn hóa đồng phục". Vì lẽ đó, việc bảo vệ và phát huy những
giá trị bản sắc của nền văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần là một vấn đề cấp bách
và cần thiết đặt ra ở hầu hết các quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc có vị trí quan trọng
đặc biệt trong việc giữ gìn sự tồn tại, bền vững của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Một
dân tộc dù có nhỏ bé đến đâu cũng không thể bị xoá sổ khi nền văn hóa giàu bản sắc,
giàu tính dân tộc của mình còn tồn tại. Bản sắc văn hóa dân tộc một mặt đem lại sự
đảm bảo về diện mạo cho một dân tộc, mặt khác tạo nên sự đa dạng văn hóa cho thế
giới.
Hơn tám thập kỷ qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo thêm những giá trị
văn hóa mới, thấm đẫm tinh thần yêu nƣớc và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Việt
Nam giữ một vai trò trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay đất nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi

8
hỏi chúng ta phải tiếp tục hoạch định phƣơng hƣớng đảm bảo cho cuộc hội nhập thế
giới của đất nƣớc một cách toàn diện, hiệu quả nhƣng không bị "hoà tan", không biến
thành bản sao của ngƣời khác hay rơi vào vòng bị kiềm toả.
Những quyết sách của Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
cộng sản Việt Nam ( khoá VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI
khẳng định tiếp tục thực hiện tinh thần Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII) về “Xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã thể hiện và đáp
ứng những yêu cầu ấy, trong đó việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc
là một nhiệm vụ cấp bách, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đặt ra
trƣớc đời sống văn hóa dân tộc, trƣớc giới nghiên cứu và các nhà quản lý. Giữ gìn bản
sắc dân tộc không có nghĩa là cố thủ trong truyền thống di sản mà phải khai thác, phát
triển, đáp ứng những yêu cầu mới, đáp ứng những thử thách mới.
Phú Thọ vừa là đất Tổ, vừa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt,
kinh đô đầu tiên của Việt Nam. Trên mảnh đất này còn tồn tại và lƣu giữ rất nhiều di
sản văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá gắn với thời đại các Vua Hùng tạo nên diện
mạo văn hoá của vùng đất Tổ mà không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác. Di sản văn hoá
chỉ phát huy đƣợc vai trò của nó khi nó trở thành tài sản. Tài sản này chính là nguồn
lực đầu vào hết sức quan trọng để tạo sản phẩm đầu ra của ngành du lịch: “Du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên
vùng, liên ngành và xã hội hóa cao ”
Hệ thống Di sản văn hóa vật thể tồn tại khắp các làng, xã trên địa bàn tỉnh với
nhiều loại hình: di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng kháng
chiến… đã khẳng định giá trị sâu sắc, to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và nhân
văn. Trong đó di tích khảo cổ thời tiền sử và sơ sử với mật độ dày đặc trên địa bàn, đặc

biệt là các di chỉ khảo cổ lớn nhƣ: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả, chứa
đựng nhiều dấu ấn nền văn minh Việt cổ, tích hợp "tầng sâu" của nền văn hoá Việt
Nam mang đậm bản sắc dân tộc.

9
Loại hình Di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội truyền thống từ hàng ngàn
năm truyền lại, các trò diễn, hèm tục, tập quán, văn nghệ dân gian, truyện kể, thơ ca
và cả một kho tàng tri thức dân gian phong phú về mỹ thuật, nghề thủ công, y học, ẩm
thực đã tạo nên bức tranh văn hoá phong phú, đa sắc màu và thể hiện đặc trƣng của
vùng đất cội nguồn. Đặc biệt, “Hát Xoan Phú Thọ” năm 2011 đã đƣợc UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, các loại hình văn
hóa phi vật thể khác nhƣ: dân ca Ghẹo, một số trò diễn dân gian đặc sắc của cộng đồng
ngƣời Việt cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn lƣu giữ đến ngày nay đã và đang thể hiện
và hội tụ đƣợc bản sắc văn hóa Việt Nam từ ngàn đời.
Bên cạnh đó, dân cƣ Phú Thọ có sự hòa quyện giữa những con ngƣời sống lâu
đời trên vùng đất cổ Việt Nam với những ngƣời từ nơi khác đến, phát triển ngày một
đông lên trong tiến trình lịch sử. Với hai thành phần chủ thể là ngƣời Kinh và ngƣời
Mƣờng cùng nhiều dân tộc khác, cƣ dân Phú Thọ đã hòa nhập vào cùng cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Trải qua năm tháng trên con đƣờng phát triển của lịch sử, đã diễn ra
quá trình giao lƣu, đan xen văn hóa giữa các dân tộc tạo nên một nền văn hóa phong
phú và giàu bản sắc trong đó nền tảng văn hóa truyền thống Hùng Vƣơng vẫn không
ngừng đƣợc bảo tồn và phát huy và năm 2012 hồ sơ “Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng
Vƣơng ở Phú Thọ, Việt Nam” cũng đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Không gian văn hóa Phú Thọ với đủ các yếu tố “thiên - địa - nhân", dân tộc và
nhân loại, truyền thống và hiện đại … đã phản ảnh giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc
Việt Nam, thể hiện và kết tinh những giá trị văn hóa - nghệ thuật truyền thống đặc sắc
của vùng Đất Tổ và của cả dân tộc. Tất cả những điều này là lợi thế của Phú Thọ khi
so sánh với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.
Chúng ta đều biết rằng kinh tế và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Kinh tế có tác dụng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá; văn hoá ngƣợc lại có khả năng
kích thích tăng trƣởng kinh kế. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mối quan hệ này cũng
thuận chiều và đạt lợi ích cho cả đôi bên.
Kinh nghiệm quốc tế và cả Việt Nam cho thấy rằng, di sản có thể trở thành tài
sản kích thích phát triển kinh tế địa phƣơng, đặc biệt thông qua hoạt động du lịch. Với

10
tiềm năng và lợi thế của Phú Thọ, điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Vấn
đề đặt ra hiện nay là, làm thế nào để vừa có thể bảo tồn đƣợc di sản văn hóa lại vừa có
thể khai thác những giá trị di sản văn hoá độc đáo đó cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh là một vấn đề đặt ra hết sức quan trọng và cấp bách trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ những bài học và kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và qua bài học
có đƣợc ở Việt Nam, trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả thấy rằng một
trong những biện pháp để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách hữu hiệu
nhất là khai thác các giá trị của chúng thông qua con đƣờng phục vụ, phát triển kinh tế
du lịch. Và nhƣ vậy, để giải quyết vấn đề nêu trên, câu hỏi đặt ra cẩn giải quyết là: Cơ
sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn di sản văn hóa đối gắn với phát triển kinh tế du lịch
là gì? Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như thế nào? Cần có giải pháp gì để bảo tồn Di sản văn hóa
gắn với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian sắp tới?
2. Tình hình nghiên cứu:
Du lịch luôn đƣợc xem nhƣ một ngành công nghiệp không khói mang lại thu
nhập đáng kể không chỉ cho riêng Phú Thọ mà còn cho cả Việt Nam. Trong tƣơng lai,
với tầm vóc sẵn có hiện nay, du lịch sẽ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Phú Thọ. Rõ ràng, những lợi ích mà du lịch đem lại,
đƣợc mọi ngƣời đánh giá, là nhiều hơn những ý nghĩa thuần tuý về kinh tế. Các nhà
khoa học quốc tế đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn
hóa. Tất cả những gì mà Craig-Smith và French gợi ý có thể đều rất bổ ích trong việc
phân tích tầm quan trọng của du lịch ở Hội An trong việc kích thích tăng trƣởng kinh

tế, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Hội An. Craig-Smith
và French cho rằng: Du lịch có thể tạo ra điều kiện lợi cả đôi bên cho du khách và
người dân địa phương, bằng việc du khách thì có lợi ở kỳ nghỉ của họ, song họ cần đi
lại, ăn, ở, mà những việc nhƣ thế sẽ đem lại những mối lợi cho những ngƣời khác
(ngƣời địa phƣơng) (Craig-Smith and French trang 36). Sự hiện diện của du khách ở
những khu vực kém phát triển đƣợc xem nhƣ là một tác nhân thúc đẩy đầu tư vào các
lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng… Điện, nƣớc sinh hoạt, các điều kiện về chăm sóc

11
sức khỏe, an ninh, phòng chữa cháy,… vì thế cũng có thể đƣợc cải thiện đáng kể.
Những thu nhập từ du lịch cũng có thể đƣợc dùng để tái đầu tƣ, hỗ trợ các chi phí dịch
vụ cho cộng đồng (Craig-Smith and French trang 36). Mặc dù việc làm và thu nhập
thƣờng đƣợc xem là các nhân tố quan trọng khi nói đến du lịch nhƣng du lịch cũng
mang lại một vài mối lợi khác. Nhu cầu của khách du lịch có thể được xem là chiếc ô
che chở cho các công trình lịch sử, cho truyền thống và cho môi trường. (Craig-Smith
and French trang 39). Du lịch cũng đƣợc xem nhƣ là cứu tinh cho các truyền thống
bản địa và nghề thủ công truyền thống. Và “trong khi cả môi trường tự nhiên và nhân
tạo là những sức hút quan trọng đối với du khách thì đó cũng không phải là những
nguyên nhân duy nhất để khiến họ đi du lịch. Một trong những lôi cuốn lớn nhất đối
với mọi người mong muốn đi du lịch từ những giai đoạn đầu là tìm hiểu văn hóa dân
gian và phong tục của những người khác tồn tại ra sao” (trang 126).
Ngoài ra, các học giả ngoại quốc còn thấy một điểm mạnh nữa ở du lịch, ông
Kim cho rằng du lịch “cung cấp cả những lợi ích có thể thấy ngay trước mắt như lợi
nhuận từ thuế và thu nhập, và cả những lợi ích không thể thấy ngay được như sự tái
sinh niềm tự hào của cộng đồng và một hình ảnh tốt về địa danh ấy” (Kim và các cộng
sự, 2002, trang 128).
Bên cạnh đó, chúng ta đều nhận thấy rằng, những giá trị văn hoá phi vật thể
luôn là những biểu hiện sống động cho những công trình vật thể, hay nói cách khác
văn hoá phi vật thể chính là linh hồn của các di sản văn hoá vật thể. Di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể không thể tách rời nhau cũng giống nhƣ không thể tách rời linh hồn

ra khỏi cơ thể của một con ngƣời. Sự sống động của mọi di tích chỉ có thể đƣợc tạo
nên bằng sự sống động của các hình thức sinh hoạt văn hoá cổ truyền gắn liền với nó,
và đây là điều mà các du khách mong muốn đƣợc tìm hiểu. (xem thêm MacCannell
trang 10)
Nhƣ vậy, rõ ràng là, du lịch có thể đem lại những lợi ích nhất định cho sự phát
triển kinh tế - xã hội và văn hoá ở Phú Thọ. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả lý
thuyết chúng ta mong đợi có thể đạt đƣợc. Để kết quả ấy thực sự diễn ra nhƣ mong
đợi, việc kinh doanh, phát triển du lịch phải đƣợc tiến hành theo kế hoạch, có mục đích

12
và phải đƣợc thực hiện bằng những hoạt động cụ thể chứ không phải chỉ đƣợc diễn đạt
trên giấy tờ.
Về phía Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng, đã có nhiều công trình
chuyên khảo về bản sắc văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa dân tộc, lễ hội,
phong tục tập quán, nhận diện văn hóa hiện đại bằng cái nhìn từ truyền thống của
các học giả, các nhà nghiên cứu nổi tiếng. Tuy không bàn trực tiếp, hoặc không bàn
một cách cụ thể đến giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch, nhƣng những
công trình này cũng đã cung cấp cách nhìn, cách đánh giá sâu sắc và phong phú để tác
giả thực hiện đề tài luận văn tiếp cận, nghiên cứu sâu hơn trong đề tài của mình.
Trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh, đã đi vào phân
tích mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và văn hoá; những ảnh hƣởng của văn hóa đến
du lịch và ảnh hƣởng của du lịch đến văn hoá. Từ đó tác giả khẳng định vai trò và
nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch, của những ngƣời làm công tác du lịch chính là
thông qua các hoạt động của mình để góp phần bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên, môi
trƣờng xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách tốt hơn, toàn diện hơn.
Cuốn Một số vấn đề về du lịch Việt Nam của Đinh Trung Kiên, đã đi sâu phân
tích cụ thể những giá trị của di sản văn hóa truyền thống Việt Nam trong phát triển du
lịch nhƣ: Sức hấp dẫn khách du lịch từ các giá trị văn hóa của lễ hội, làng nghề truyền
thống; Hoạt động lữ hành với việc khai thác và bảo tồn di sản văn hoá.
Ngoài ra còn có một số bài viết nghiên cứu tập trung vào vấn đề này nhƣ: “Lễ

hội truyền thống Việt Nam và phát triển du lịch bền vững” (Vân Anh), “Làng văn hóa
du lịch các dân tộc Việt Nam” (Hoàng Đạo Cung), “Du lịch lễ hội - Tiềm năng và hiện
thực khả thi” (Phan Đăng Nhật), “Hội An - Mỹ Sơn di sản văn hóa thế giới và cơ hội
phát triển” (Sở Thƣơng mại du lịch Quảng Nam), “Bàn về nội hàm của văn hóa du
lịch” (Nguyễn Văn Bình), “Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” (Nguyễn Chí Bền), “Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung trong tour du lịch sông
Hồng” (Lê Chí Quế - Vũ Thị Minh Châu), “Hát trống quân Dạ Trạch trong lễ hội Chử
Đồng Tử nơi Đền Hoá” (Phạm Lê Hoà), “Bảo tồn và quản lý di sản thế giới trong quy
hoạch phát triển du lịch bền vững” (Nguyễn Văn Bình), “Tổ chức du lịch lễ hội và sự
kiện ở Việt Nam” (Nguyễn Quang Lân), “Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát

13
triển du lịch bền vững” (Phạm Trung Lƣơng), “Phát triển du lịch làng nghề Việt Nam”
(Nguyễn Thị Anh Thu), "Phát huy tiềm năng văn hoá phi vật thể trong phát triển du
lịch ở Hội An” (Bùi Hoài Sơn) đã bàn về những khía cạnh khác nhau trong mối quan
hệ giữa du lịch và kinh tế.
Ở Phú Thọ cũng đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu, các chƣơng trình
phát triển liên quan đến di sản. Đề tài khoa học: “Nghiên cứu điều tra khảo sát một số
di tích lịch sử văn hóa liên quan đến kinh đô Văn Lang và thời đại Hùng Vƣơng ở Việt
Trì để phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ”; đề tài “ Nghiên cứu, điều tra, sƣu tầm
tƣ liệu nhằm đề xuất bảo tồn, phát huy di sản hát Xoan Phú Thọ”; đề tài “ Nghiên cứu,
điều tra, hệ thống hóa các giá trị văn hóa truyền thống ngƣời Dao ở Phú Thọ”; đề tài “
Điều tra, sƣu tầm, khôi phục và đền xuất bảo tồn lễ hội tiệc làng dân tộc Mƣờng ở xã
Tất Thắng, huyện Thanh Sơn”; dự án bảo tồn văn hóa phi vật thể “ Điều tra, sƣu tầm
và khôi phục diễn xƣớng dân gian dân tộc Mƣờng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”; dự án “
Điều tra, khôi phục và bảo tồn lễ hội dân tộc Cao Lan xã Hùng Quan, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ”; dự án “ Điều tra, khôi phục và bảo tồn hội Phết xã Hiền Quan,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”; và để phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã
bƣớc đầu đƣa các lễ hội truyền thống vào phục vụ phát triển du lịch. Điển hình là các
chƣơng trình: Chƣơng trình “Du lịch Về cội nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái –

Lào Cai đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 2005 với một chuỗi các sự kiện, lễ hội truyền
thống đặc sắc diễn ra trong năm trên địa bàn ba tỉnh, trong đó nổi bật Giỗ Tổ Hùng
Vƣơng – Lễ hội Đền Hùng là lễ hội cội nguồn lịch sử, biểu tƣợng của truyền thống văn
hóa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Việt Nam; chƣơng trình “Về miền lễ hội cội nguồn
dân tộc Việt Nam” của tỉnh Phú Thọ đƣợc tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2006, các
lễ hội đƣợc tổ chức trên địa bàn của 13 huyện, thị, thành từ tháng giêng đến tháng 12
gắn với các tua, tuyến du lịch và chƣơng trình liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc
mở rộng. Thông qua các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa, các sự kiện trong
chƣơng trình đã làm tăng sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với Phú Thọ; góp
phần khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú của vùng đất Tổ.
Ngoài các kế hoạch, các chƣơng trình nói trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã nghiên cứu, xuất bản nhiều ấn phẩm, sách giới thiệu các lễ hội: “ Tổng tập văn

14
nghệ dân gian vùng đất Tổ” gồm 6 tập, cuốn sách “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc
Việt Nam” gồm 5 tập giới thiệu về giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và
những nét đặc trƣng của từng loại hình di sản. Trong đề án “Kinh đô Văn Lang” đã đề
cập đến lễ hội truyền thống có liên quan đến thời kỳ Hùng Vƣơng dựng nƣớc…. Ngoài
ra, còn nhiều bài báo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã rất quan tâm
nghiên cứu di sản tỉnh Phú Thọ đăng trên các báo, tạp chí.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hoá và phát triển
du lịch, trong đó có những nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, kết quả của những công trình nghiên cứu này chƣa xác định và kết
luận rõ ràng về vài trò của di sản văn hoá đối với phát triển kinh tế du lịch và chỉ ra
các điều kiện để di sản văn hoá phát huy đƣợc vai trò của nó; chƣa đề ra giải pháp cụ
thể cho từng điểm hay khu vực nào để bảo tồn, phát huy gắn với phát triển kinh tế du
lịch. Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình đã nghiên cứu, luận văn này làm
rõ các vấn đề trên.
Việc xây dựng các điểm du lịch gắn với bảo tồn di sản sẽ góp phần bảo tồn, giữ
gìn, tôn tạo và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trên quê hƣơng đất Tổ; thúc

đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thông qua các hoạt động du lịch nhận thức của du
khách và cộng đồng dân cƣ bản địa đƣợc nâng lên, tạo dựng đƣợc ý thức trân trọng,
giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản. Nguồn kinh phí thu đƣợc từ các hoạt động du lịch
góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngân sách nhà nƣớc để tu bổ, tôn tạo di
tích, phục dựng lễ hội Đồng thời, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Phú Thọ; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ
XVII xác định du lịch là một trong ba khâu đột phát phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011 – 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn di sản văn hóa gắn với
phát triển kinh tế du lịch;
- Đánh giá thực trạng về tình hình bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh
tế du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

15
- Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
nhằm phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới.
4. Đối tƣng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng chính là nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Phú Thọ) để từ đó phục vụ
cho với phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, chỉ xem xét, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn các di
sản văn hóa và việc khai thác phục vụ mục đích phát triển kinh tế du lịch. (chú ý đây là
mối quan hệ qua lại (hai chiều) giữa Bảo tồn di sản→ phát triển kinh tế du lịch, và
phát triển kinh tế du lịch → Bảo tồn di sản, nhƣng do điều kiện tài liệu, số liệu, kinh
phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ 1 chiều bảo tồn – pt
KTDL)
- Về mặt không gian, chỉ nghiên cứu mối quan hệ đó trong phạm vi lãnh thổ

tỉnh Phú Thọ từ năm 2005 đến nay và định hƣớng phát triển giai đoạn 2012-2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Luận văn áp dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật Biện chứng và chủ
nghĩa duy vật Lịch sử trong quá trình thực hiện đề tài.
- Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, phân loại di sản văn hóa dựa trên các văn bản của Đảng,
Nhà nƣớc và lý luận của các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, kinh tế, du lịch. Ngoài
ra, còn tham khảo số liệu, luận điểm của một số tác giả uy tín

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn di sản văn hóa đối với phát
triển kinh tế du lịch.

16
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh
tế du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp bảo tồn Di sản văn hóa gắn với phát
triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.

17
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
1.1. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA:
1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa
1.1.1.1 Di sản văn hóa:
Di sản văn hoá là khái niệm chung nhất để chỉ những sản phẩm vật chất và tinh

thần của một tộc ngƣời, một quốc gia, một dân tộc còn đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ.
Để bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống của dân tộc, tránh bị mai một bởi
ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội trong quá trình phát triển. Luật Di sản văn
hoá đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ
9 thông qua ngày 29/6/2001 thì Di sản văn hoá đƣợc quy định tại Điều 1- Chƣơng I
nhƣ sau: “Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và
di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”.
1.1.1.2 Di sản văn hóa phi vật thể:
Ngày 18/6/2009, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn
hoá. Theo đó, Di sản văn hoá phi vật thể đƣợc định nghĩa “là sản phẩm tinh thần gắn
với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc văn hoá cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo
và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức khác”.
1.1.1.3 Di sản văn hóa vật thể:
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch
sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Cụ thể:
Di tích lịch sử - văn hoá: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

18
Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa
học.
Di vật: là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật: là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Bảo vật quốc gia: là hiện vật đƣợc lƣu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nƣớc về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Nhƣ vậy, di sản văn hoá nói chung rất đa dạng, phong phú, bao gồm các yếu tố
nhân văn (di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán,…) nhƣng
cũng chứa đựng cả các yếu tố tự nhiên (rừng, núi, thác,…)
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá vật thể và phi vật thể:
Hai hình thái này có liên quan mật thiết với nhau, Di sản văn hóa vật thể xuất
hiện nhƣ là sự biểu hiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể đến lƣợt mình tồn tại nhƣ là biểu hiện tinh thần của di sản văn hóa vật thể đó.
Nếu gọi di sản văn hóa vật thể là gƣơng mặt lịch sử, là nhân chứng của các thời đại, thì
di sản văn hóa phi vật thể là linh hồn, là tinh anh, hun đúc những giá trị cao nhất của
dân tộc. Các di sản văn hóa vật thể luôn luôn chứa đựng trong mình những giá trị vô
hình, nơi con ngƣời gửi gắm đức tin và tôn thờ một đấng thiêng liêng nào đó, là không
gian văn hóa cho nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo, là
nơi các nghệ nhân xƣa thể hiện năng lực sáng tạo kiến trúc - nghệ thuật của mình dâng
lên đấng tối cao, thể hiện khát vọng và ƣớc mơ thầm kín mãnh liệt của mình về cuộc
sống - thế giới con ngƣời.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì tự thân nó đã mang trong mình những
thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại sẽ làm cho văn
hóa của mỗi dân tộc không bị tách rời khỏi truyền thống, nó giữ lại những giá trị tự
thân, đồng thời tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của
mỗi dân tộc. Những hệ giá trị này có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tƣơng
đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng. Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội,

19
các giá trị này thƣờng không biến mất mà hóa thân vào các giá trị của thời sau theo
quy luật kế thừa, tái tạo và đó cũng là biểu hiện của tính liên tục văn hoá.
1.1.3 Bảo tồn di sản văn hóa
Bảo tồn là bảo vệ những giá trị có nguy cơ biến mất trên thế giới, nhƣ các di
sản văn hóa thế giới, các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng v v Hiểu theo nghĩa

chung nhất thì bảo tồn di sản văn hóa là giữ gìn, lƣu lại những giá trị di sản văn hóa.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc, nhân dân ta đã có nhiều hoạt động
nhằm bảo tồn và phát huy kho tàng di sản văn hóa của cha ông, góp phần to lớn vào
việc bảo vệ và xây dựng nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia rất có
ý thức với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh số 65 ấn định nhiệm vụ cho Đông Dƣơng Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo
tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Chính phủ ban hành Nghị định số 519 - TTg
ngày 29/10/1957 về việc bảo tồn di tích, di vật lịch sử và danh lam thắng cảnh. Chủ
tịch Hội đồng Nhà nƣớc đã ký Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa
và danh lam thắng cảnh (04-04-1984). Năm 2001, Nhà nƣớc Việt Nam đã chính thức
ban hành Luật Di sản văn hóa, ngày 11 tháng 2 năm 2002 chính phủ ban hành Nghị số
92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di săn văn hóa; ngày
18/6/2009, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ
5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá, ngày 21
tháng 9 năm 2010 Chính phủ ban hành nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều của Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn
hóa. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến trên quá trình hoàn thiện chính sách văn hóa vì sự
phát triển của đất nƣớc. Trong Luật Di sản văn hóa, cả hai hình thái văn hóa đƣợc
chứa đựng trong ký ức văn hóa của dân tộc: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể đều đƣợc đề cập đến với tƣ cách là đối tƣợng pháp lý chủ yếu của luật. Luật
pháp của nhà nƣớc không chỉ nâng cao nhận thức mà còn trao cho mọi công dân một
công cụ pháp lý để điều chỉnh các hoạt động xã hội, để nhà nƣớc cùng các tổ chức, cá
nhân có thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc vào đời sống hiện tại.

20
Bên cạnh hiệu lực của pháp luật nhà nƣớc về bảo vệ di sản văn hóa, nhận thức
của xã hội trong thời gian gần đây cũng có nhiều thay đổi. Đến nay di sản văn hóa
không chỉ đƣợc coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, mà còn là một nguồn lực
to lớn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Do đó di sản văn hóa đã trở

thành một lĩnh vực đƣợc quan tâm đặc biệt, huy động đƣợc nhiều đóng góp của nhân
dân và đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Nhiều văn bản quản lý nhà nƣớc về di
sản văn hóa đã đƣợc ban hành, nhiều đề tài khoa học, dự án bảo tồn các di sản văn hóa
thuộc nhiều lĩnh vực đƣợc thực hiện, nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống
đƣợc khôi phục, bảo tồn khai thác và phát huy.
Đến nay đã có rất nhiều dự án nghiên cứu, sƣu tầm và một khối lƣợng lớn
phim, ảnh, băng đĩa hình, đầu sách về di sản văn hóa phi vật thể đƣợc thực hiện. Nổi
lên là việc sƣu tầm hàng trăm sử thi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhiều làng
nghề thủ công truyền thống đƣợc phát huy và bƣớc đầu có vị trí trong nền kinh tế nhƣ:
gốm Bát Tràng, gốm Đồng Nai, lụa Hà Đông, chạm khảm Đồng Kỵ Trong những
năm qua, đã có hàng trăm ngàn di vật văn hóa có giá trị đƣợc điều tra, sƣu tầm làm
giàu cho kho tàng văn hóa dân tộc. Hàng loạt cuộc khai quật có giá trị đƣợc thực hiện
nhƣ ở Lung Leng, Lam Kinh, Cố đô Huế, Làng Cả, Xóm Rền ( Phú Thọ)…. Đặc biệt
là việc khai quật khảo cổ tại khu vực Ba Đình (Hà Nội) thu góp đƣợc một khối lƣợng
hiện vật hết sức phong phú và quý giá về thời đại tiền Thăng Long và các thời đại sau
đó, cung cấp những thông tin có giá trị về lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô -
Hà Nội. Hàng ngàn di tích kiến trúc nghệ thuật đƣợc trùng tu tồn tạo góp phần quan
trọng vào việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị của di sản của dân tộc, đồng thời góp
phần thu hút ngày càng nhiều khách thăm quan du lịch.
Trong những năm vừa qua chúng ta cũng đã có hơn 10 di sản văn hóa đƣợc
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát
Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đƣợc UNESCO công
nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sự công nhận của UNESCO vừa làm
tăng thêm lòng tự hào, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát
huy những giá trị di sản văn hóa ở nƣớc ta.

21
1.2. Kinh tế du lịch
1.2.1. Khái niệm về du lịch:

Ngày nay, du lịch đƣợc nhìn nhận nhƣ một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến.
Đối với nhiều quốc gia, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành thu
ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thƣơng.
Trong Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch diễn ra vào tháng 6/1991 ở Otawa
(Canada) có định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời đi tới
một nơi ngoài môi trƣờng thƣờng xuyên (nơi ở thƣờng xuyên của mình) trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã đƣợc các tổ chức du lịch quy định trƣớc,
mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong
phạm vi vùng tới thăm”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Du lịch” đƣợc hiểu “là hoạt động của con ngƣời ngoài
nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Luật Du lịch Việt Nam).
Nhƣ vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia.
Hoạt động du lịch vừa mang đặc điểm kinh tế, lại vừa chứa đựng những đặc trƣng của
văn hoá - xã hội.
1.2.2. Khái niệm về kinh tế du lịch:
Kinh tế du lịch: Là ngành kinh tế dịch vụ, ngành kinh doanh hoạt động lĩnh
vực cung cứng sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách,
nhằm đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nƣớc làm du lịch và bản
thân doanh nghiệp du lịch. Kinh tế du lịch là ngành công nghiệp không khói, ngành
sản xuất phi vật chất nhƣng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.
Kinh tế du lịch còn là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ,
nó phản ánh bƣớc tiến mới của lực lƣợng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác
các tài nguyên du lịch của đất nƣớc thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nƣớc, tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ
cho khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần con ngƣời, thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển. Ở các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau thì có
mục đích, tính chất và chiến lƣợc phát triển kinh tế du lịch khác nhau.

22

Phát triển kinh tế du lịch: Phát triển kinh tế du lịch là mở rộng quy mô và năng
lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm
nâng cao số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ du lịch để tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận, bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy phân công lao động, bảo tồn và làm phong phú
thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã
định.
Điều kiện để phát triển kinh tế du lịch bao gồm:
- Tiềm năng du lịch: Là khả năng hiện có và tiềm tàng về tài nguyên du lịch của
một quốc gia, một vùng hoặc một địa phƣơng.
- Cơ sở vật chất kinh tế phục vụ kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng của điểm,
khu du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phƣơng tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ
thỏa mãn các nhu cầu của du khách nhƣ cơ sở lƣu trú, nhà hàng, khách sạn, phƣơng
tiện giao thông vận tải, các khu giải trí….
- Điều kiện kinh tế: Là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình đầu
tƣ, tồn tại và phát triển kinh tế du lịch.
- Yếu tố dân cƣ và lao động: Dân cƣ là nguồn gốc để tao ra nguồn nhân lực lao
động cho xã hội, vừa là lực lƣợng trực tiếp tham gia quyết định phát triển kinh tế du
lịch, đồng thời còn là lực lƣợng trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm du lịch.
- Nhân tố quốc phòng – an ninh, chính trị - xã hội: An ninh đảm bảo, tình hình
chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển
kinh tế du lịch bền vững, hiệu quả, nó bảo đảm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa
học – công nghệ, văn hóa và chính trị không chỉ ở các vùng, các dân tộc trong nƣớc
mà còn cả khu vực và quốc tế.
1.2.3.Quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa:
Cùng với chính sách mở cửa, mở rộng giao lƣu hợp tác, du lịch Việt Nam trong
thời gian gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã đƣợc xếp vào 4
nƣớc có tỷ lệ phát triển du lịch cao nhất ở Đông Nam á. Du lịch đã trở thành một “mũi
nhọn chiến lƣợc” trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Du lịch Việt Nam phát triển trên nền tảng là nền văn hóa hiện đại, tiến tiến đậm
đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động du lịch đều đƣợc hƣớng vào những nội dung nhằm


23
bảo tồn, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Các di tích lịch sử,
văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, làng nghề và sản phẩm nghề thủ công truyền thống,
những tinh hoa văn hóa dân tộc đƣợc khai thác giới thiệu với du khách trong nƣớc và
quốc tế. Các lễ hội truyền thống, những môn nghệ thuật dân gian và những giá trị văn
hóa phi vật thể khác luôn là những chủ đề nghiên cứu, xây dựng, để những tài nguyên
văn hóa đó thực sự trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Khách du lịch
nƣớc ngoài đến Việt Nam đã có đƣợc những ấn tƣợng tốt đẹp về đất nƣớc, con ngƣời
và nền văn hóa Việt Nam. Việt Nam đƣợc nhìn nhận là một điểm đến “tiềm ẩn” thân
thiện và an toàn cho du khách.
Thực tế là ở nhiều nơi, việc khai thác tài nguyên du lịch đã diễn ra bừa bãi, quá
mức, ngƣời ta chỉ quan tâm đến lợi ích thu đƣợc từ hoạt động du lịch mà không quan
tâm đến tác động của du lịch với môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng văn hoá.
Nhận thức đƣợc thực trạng đó, “Luật du lịch” và “Luật di sản văn hoá” đã đƣợc
ban hành, chính thức đi vào đời sống xã hội, những hiện tƣợng nói trên đã dần đƣợc
khắc phục một phần cơ bản song sự không cân đối giữa khai thác và tu bổ, tái đầu tƣ
vẫn còn khá phổ biến. Để hoạt động bảo tồn di sản văn hoá đạt đƣợc hiệu quả cao,
cũng nhƣ đảm bảo đƣợc việc khai thác giá trị di sản văn hoá hợp lý nhằm phát triển du
lịch bền vững, ngoài chính sách của Nhà nƣớc còn cần có sự tham gia của các chủ thể:
khách du lịch, các doanh nghiệp, chính quyền sở tại, dân cƣ địa phƣơng.
1.2.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động du lịch gắn với di sản văn hoá:
Hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu
phản ánh trình độ của con ngƣời sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt
động để đạt đƣợc kết quả với mục đích của mình.
Hiệu quả kinh tế: Là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu
tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lƣợng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ
sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng
hợp đƣợc dùng để xem xét, lựa chọn các phƣơng án hoặc các quyết định trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời ở mỗi lĩnh vực và những thời điểm

khác nhau. Hiệu quả kinh tế là một khái niệm biểu thị mối tƣơng quan giữa kết quả sản

24
xuất kinh doanh và chi phí sản xuất. Nếu gọi kết quả là D, chi phí là C và hiệu quả là
H, thì H là sự so sánh giữa D và C. H có thể bằng: D - C hoặc H bằng: D/C.
Hiệu quả xã hội: Xét một cách tổng thể thì hiệu quả xã hội chính là hệ quả của
hiệu quả kinh tế. Vì thế, mặc dù phạm vi của đề tài chủ yếu chỉ đề cập đến hiệu quả
kinh tế của các hoạt động du lịch, song chúng ta cần phải xét tới hiệu quả xã hội bởi
kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính đặc thù và tính xã hội cao.
Ảnh hƣởng tích cực: về mặt xã hội, du lịch tạo điều kiện cho con ngƣời có đƣợc
nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết về văn hoá, xã hội, tạo ra
công ăn việc làm…đồng thời làm cho các dân tộc trên thế giới đều hiểu biết và xích lại
gần nhau hơn, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc trên thế giới.
Ảnh hƣởng tiêu cực: du lịch phát triển làm tăng khả năng phá huỷ các giá trị tài
nguyên môi trƣờng. Về mặt xã hội có thể dẫn tới sự băng hoại thuần phong mỹ tục và
văn hoá dân tộc, các tệ nạn xã hội cũng gia tăng,…
Hiệu quả kinh tế du lịch di sản văn hoá:
Nói đến hiệu quả kinh tế du lịch di sản là nói đến hiệu quả kinh doanh của các
cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch gắn với di sản văn hoá chứ không
nói đến lợi ích kinh tế mà các cơ sở hoạt động về di sản văn hoá thu đƣợc, hoặc lợi ích
do các cơ sở, tổ chức, đoàn thể, quần chúng thu đƣợc thông qua các hoạt động về di
sản văn hoá.
Các yếu tố sản xuất kinh doanh hay các nguồn lực nói trên bao gồm tài nguyên
du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn), vốn sản xuất kinh
doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động trong du lịch.
Chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: các chi phí về tƣ liệu
lao động, đối tƣợng lao động và chi phí về lao động. Doanh thu là tiền thu đƣợc từ bán
hàng hoá và dịch vụ, trong đó doanh thu từ dịch vụ du lịch gắn với di sản văn hoá là
chủ yếu.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch di sản văn

hoá:
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch di sản văn hoá sẽ làm tăng thu nhập quốc
dân, tăng GDP. Phát triển du lịch di sản sẽ góp phần tạo nên thu nhập quốc dân, làm

25
tăng nguồn thu cho nhà nƣớc do các doanh nghiệp đóng góp từ các hoạt động nhƣ sản
xuất đồ lƣu niệm, chế biến lƣơng thực thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật,…Khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp các loại thuế (trực tiếp và gián tiếp
đối với hàng hoá dịch vụ).
Đối với du lịch nội địa, nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch di sản sẽ góp phần
tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, tạo cơ sở để
phát triển các vùng đặc biệt (vùng sâu, vùng xa) thông qua việc khai thác các giá trị tài
nguyên du lịch tại địa phƣơng.
Đối với du lịch quốc tế, nâng cao hiệu quả du lịch di sản văn hoá sẽ có tác động
tích cực tới việc tăng thu nhập kinh tế quốc dân thông qua thu ngoại tệ từ khách du
lịch quốc tế, trong chừng mực nào đó có đƣợc coi là xuất khẩu của nƣớc đến du lịch.
Do đó làm cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia, làm cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế. Vì thế, nếu du lịch di sản đƣợc duy trì một cách thƣờng xuyên và phù hợp thì
có thể coi đó là một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu. Cùng với các dịch
vụ thu ngoại tệ khác (hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bƣu điện
quốc tế,…) du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho quốc gia những nguồn thu ngoại tệ
khổng lồ - là một trong những nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng của một quốc gia. Đây
là tác động trực tiếp nhất của du lịch di sản đối với nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch sẽ tạo ra nhiều hơn nữa cơ hội việc làm,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương:
Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp trong phạm vi rộng bao
gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán hàng,
marketing. Không chỉ thế, sự phát triển của du lịch sẽ kéo theo các ngành có liên quan
đến du lịch phát triển và các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội. Nhƣ vậy, du
lịch gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở các ngành khác.

Nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch di sản là góp phần nâng cao hiệu quả xuất
khẩu:
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trƣớc hết ở chỗ du lịch là
một ngành “xuất khẩu tại chỗ” các loại hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng

×