Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 141 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM HỒNG NHUNG





CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO
HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY








LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

















Hà Nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





PHẠM HỒNG NHUNG





CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO
HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY




Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05




LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHI NGA






Hà Nội – 2010

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẲNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN
THỌ VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 5
1.1. Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ 5
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới 5
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ 9
1.2. Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ 11
1.2.1. Khái niệm về thị trường bảo hiểm 11
1.2.2. Các bên tham gia vào thị trường bảo hiểm nhân thọ 13
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm nhân thọ 18
1.2.4. Phân loại thị trường BHNT 20
1.2.5. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ 21
1.3. Xác định thị trƣờng mục tiêu của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ 25
1.3.1 Sự cần thiết phải xác định thị trường mục tiêu 25
1.3.2. Các yếu tố xác định thị trường 26
1.4. Quy luật chung của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ 28
1.5. Xu thế phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ trên thế giới 29
1.5.1. Xu thế gia tăng các khối “liên minh chiến lược” 29
1.5.2. Xu thế hình thành “ngân hàng – bảo hiểm” 29
1.5.3. Xu thế mở cửa, tự do hóa thị trường nội địa 30
1.6. Kinh nghiệm phát triển thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ ở một số nƣớc
trên thế giới 31
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm ở các nước Châu Âu… …… 31


1.6.2. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm ở Trung Quốc 35
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở
VIỆT NAM 38
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ

ở Việt Nam 38
2.1.1. Giai đoạn trước năm 2006 41
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay 42
2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian qua 47
2.2.1. Nhân tố tích cực 47
2.2.2. Nhân tố tiêu cực 52
2.3. Phân tích thực trạng thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt nam trong
thời gian qua 57
2.3.1. Các bộ phận cấu thành của thị trường bảo hiểm nhân thọ 57
2.3.2. Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại của thị trường bảo
hiểm Nhân thọ Việt Nam 87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 101
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 101
3.2. Triển vọng phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
trong thời gian qua 102
3.3. Các giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam107
3.3.1. Nhóm giải pháp chính sách và quản lý nhà nước 107
3.3.2. Nhóm giải pháp về chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm 111
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao giá trị xã hội của hiệp hội bảo hiểm 127
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131



i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
APEC
Asia-Pacific
Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
2
BH

Bảo hiểm
3
BHNT

Bảo hiểm nhân thọ
4
CPI
Consumer Price
Index)
Chỉ số giá tiêu dùng
5
DN

Doanh nghiệp

6
DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm
7
DNBHNT

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
8
EU
European Union
Liên minh châu Âu
9
FDI
Foreign Direct
Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10
GDP
Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm nội địa
11
LKDBH

Luật kinh doanh bảo hiểm
12
QDPNV

Quỹ dự phòng nghiệp vụ`

13
QTKDBH

Quản trị kinh doanh bảo hiểm
14
SP

Sản phẩm
15
SPBH

Sản phẩm bảo hiểm`
16
STBH

Số tiền bảo hiểm
17
T/Đ

Tốc độ
18
TMCP

Thương mại cổ phần
19
TNDN

Thu nhập doanh nghiệp
20
TNHH


Trách nhiệm hữu hạn


ii
21
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
22
USD
United States dollar
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim
23
VN

Việt Nam
24

VNPT


Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam
25
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế giới




iii
DANH MC CC BNG

STT
Bng
Ni dung
Trang
1
Bng 2.1
Thu nhp bỡnh quõn u ngi mt thỏng theo vựng nm
2009 (theo giỏ hin hnh) i vi lao ng khu vc nh nc
53
2
Bng 2.2
S lng cỏc cụng ty bo him nhõn th trờn th trng n
cui nm 2009
62
3
Bng 2.3
Doanh thu phớ bo him ca tng doanh nghip nm 2006 -
2009
65
4
Bng 2.4
S hp ng, s tin bo him v s phớ bo him ca cỏc
doanh nghip khai thỏc nm 2009
67
5

Bng 2.5
Nhu cầu đ-ợc thỏa mãn và tốc độ tăng của các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ trên thị tr-ờng (theo số hợp đồng bảo hiểm
đang duy trì có hiệu lực)
69
6
Bng 2.6
Nhu cầu đ-ợc thỏa mãn và tốc độ tăng của các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ trên thị tr-ờng (theo số hợp đồng bảo hiểm
khai thác mới)
71
7
Bng 2.7
S lng i lý v tc tng trng i lý hot ng n
31-12 hng nm ca cỏc doanh nghip bo him nhõn th
Vit Nam (2006-2009)
77
8
Bng 2.8
C cu u t nm 2008 v nm 2009
85
9
Bng 2.9
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của thị tr-ờng bảo
hiểm nhân thọ Việt Nam (2006-2009)
88
10
Bng 2.10
S lng v tc tng ca cỏc hp ng bo him ang cú
hiu lc (2006-2009)

91
11
Bng 2.11
S lng v T/ tng ca cỏc hp ng bo him khai thỏc
mi (2006-2009)
92
12
Bng 2.12
Chi tr bo him ca cỏc doanh nghip bo him nhõn th
93


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

S STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.2
Thị phần của các công ty bảo hiểm
24
2
Hình 2.1
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2006 và 2009
63




1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước. Từ một nền kinh tế yếu kém, vừa thoát khỏi chiến tranh,
sức mạnh nội sinh thấp, lạm phát cao và liên tục, các thành phần kinh tế được
giải phóng, phát triển năng động, đưa đất nước ta ra khỏi khó khăn, đời sống của
người dân từng bước được nâng cao.
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, lĩnh vực tài chính - ngân hàng -
bảo hiểm nói chung và ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT) nói riêng cũng đã có
những bước phát triển đáng kể. Doanh thu từ các loại hình BHNT ngày càng tăng
cao và ổn định. Hơn nữa, với tính chất ưu việt riêng có, BHNT đã góp phần ổn
định kinh tế - xã hội thông qua công tác bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, giải
quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Cùng với việc ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2000 và chính thức
gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006, gắn liền với việc mở cửa thị trường Bảo
hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ
tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động
được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường bảo
hiểm nhân thọ ở Việt Nam với một lượng dân số trên 80 triệu người, là một thị
trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé, chưa
đáp ứng được nhu cầu vể bảo hiểm của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thực tế
đó, đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường
bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Đó là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn. Và là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Các giải pháp phát
triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài



2
Phát triển thị trường bảo hiểm đã được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí
và các diễn đàn khoa học. Có thể thống kê một số công trình sau:
- Đề tài khoa hoc cấp Bộ của trường đại học Ngoại thương: Thị trường bảo
hiểm và các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam do PGS - TS
Nguyễn Như Tiến làm chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2005.
- Nghi định số 175/2003 QĐ-TTg Chiến lược phát triển thị trường Bảo
hiểm Việt Nam từ 2003 đến 2010.
- Đề tài: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương
mại dịch vụ tại Việt Nam: Ngành Bảo hiểm (Dự án VIE/02/009 của Bộ kế hoạch
đầu tư, xuất bản tháng 10/2005).
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân thọ-
PGS.TS Nguyễn Văn Định. Tạp chí bảo hiểm Số 5 (tháng 5/2005)
- Giáo trình “Quản trị kinh doanh Bảo hiểm” - trường Đại học kinh tế quốc
dân - Nguyễn Văn Định chủ biên, năm 2004.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích những cơ hội và
thách thức đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, thực trạng ngành dịch vụ
bảo hiểm, phân tích khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành dịch
vụ bảo hiểm Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm
Việt Nam hiện nay. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về
phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ một cách có hệ thống và toàn diện. Vì
vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu: Vận dụng và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm
nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ, để phân tích đánh giá thực trạng thị
trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Và đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện

nay.
- Nhiệm vụ đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:


3
+ Tổng quan một số vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo
hiểm nhân thọ.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở một số
nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trường
bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam từ năm 2006
đến năm 2009. Xác định những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển.
+ Đề xuất những giải pháp phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm nhân
thọ ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
trên thị trường Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
5.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Đề tài lựa chọn một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiêu biểu để phân
tích các đối tượng, rút ra những nhận xét ban đầu.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài, có ý nghĩa quan
trọng trong nghiên cứu. Tác giả đã thu thập tài liệu, tư liệu về thị trường bảo
hiểm nhân thọ từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành xử lý bằng phương pháp
nghiên cứu trong phòng để đưa ra những nhận định có cơ sở.
5.3. Phương pháp thống kê

Là phương pháp quan trọng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế -
xã hội. Đề tài sử dụng số liệu thống kê từ các niên giám thống kê, các cơ quan có
liên quan. Với sự hỗ trợ của các phần mềm xử lý số liệu để có thể đánh giá có hệ
thống, đủ độ tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp


4
Phương pháp phân tích giúp tìm ra được những điểm cụ thể, chi tiết của thị
trường bảo hiểm nhân thọ. Phương pháp so sánh thấy được những nét khác biệt
trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ. Kết quả phân tích, đánh
giá, tổng hợp các thông tin thu được chính là kết quả nghiên cứu đáp ứng được
mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Trong nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng linh hoạt để giải
quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
6. Đóng góp mới của luận văn:
- Tổng quan các lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ, về thị trường Bảo hiểm
nhân thọ nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về thị trường trong
kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm qua việc nghiên cứu sự phát triển của các
thị trường bảo hiểm trên thế giới.
- Phát hiện, phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của thị trường hiểm nhân
thọ ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường bảo hiểm nhân thọ ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và thị trường
bảo hiểm nhân thọ
Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường bảo hiểm nhân
thọ ở Việt Nam


5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ
THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người
tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc
người thụ hưởng) một số tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra
(người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn
người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, bảo
hiểm nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc
sống và tuổi thọ của con người [9, tr.432].
Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân
London là ông Willian Gybbon tham gia. Phí bảo hiểm ông phải đóng lúc đó là
32 bảng Anh, khi ông chết, cũng trong năm đó, người thừa kế của ông được
hưởng 400 bảng Anh. Tuy nhiên, BHNT sau đó bị cấm do nó không có đầy đủ
cơ sở kỹ thuật. Chỉ đến thế kỷ 17, khi Pascal, Ferma và sau đó là Bernoulli
chứng minh Quy luật số đông, khai sinh và phát triển ra môn toán xác suất thống
kê, thì cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ mới hình thành. Kể từ đó BHNT
phát triển mạnh trên tất cả các quốc gia có đủ các điều kiện.
Năm 1759, công ty bảo hiểm nhân thọ ra đời đầu tiên ở Philadelphia (Mỹ).
Công ty này đến nay vẫn còn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán bảo hiểm cho
các con chiên nhà thờ của mình. Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable
ở nước Anh được thành lập và bán bảo hiểm nhân thọ cho mọi người dân. Công
ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở Đức năm 1828, ở Pháp ra đời năm 1878.

Ở Châu Á, các công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời ở Nhật Bản. Năm
1868 công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, hai công
ty khác là Kyoei và Nippon thành lập và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Theo thời gian, BHNT phát triển rất nhanh. Vai trò của BHNT không chỉ
thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định


6
cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ
giá trị xã hội của nó. Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm
trong dân cư. Lượng vốn huy động từ ngành BHNT được đầu tư trở lại nền kinh
tế qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất. Với nhiều hình thức khác nhau,
hoặc là góp vốn liên doanh, hoặc là cho chính phủ vay thông qua mua trái phiếu
chính phủ; hoặc tạo điều kiện cho chính người tham gia BHNT vay lại từ hợp
đồng BHNT của mình giúp trang trải những chi phí bất ngờ trong đời sống…Rõ
ràng, BHNT không chỉ có chức năng bảo vệ, mà còn có chức năng của một định
chế tài chính trung gian, huy động có hiệu quả nguồn vốn trung và dài hạn trong
nước và nước ngoài. Đặc biệt, chức năng này càng thể hiện rõ hơn trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1. Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính ruỉ ro
Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo
hiểm phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản
tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm. Ngược lại, công ty bảo
hiểm có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người thụ
hưởng quyền lợi bảo hiểm, như đã thỏa thuận trước khi có các sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Số tiền bảo hiểm (STBH) được trả khi người được bảo hiểm đạt đến một
độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho

thân nhân và gia đình người được bảo hiểm, khi người được bảo hiểm không
may bị chết sớm. Ngay cả khi, họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua
việc đóng phí bảo hiểm. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những
khoản chi phí cần thiết như thuốc men, chi phí mai táng, chi phí giáo dục con
cái.v.v…Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro.
Tính tiết kiệm thể hiện ngay ở từng cá nhân, từng gia đình một cách thường
xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với
hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm đảm bảo trả cho người tham gia


7
bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm
được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được bảo hiểm không may gặp
rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận
được những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ
tính chất rủi ro trong BHNT.
1.1.2.2. Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho
người tham gia bảo hiểm
Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục
đích là góp phần khắc phục hậu quả của rủi ro. Từ đó, góp phần ổn định tài chính
cho người tham gia. Thì BHNT, ngoài mục đích đó, còn đáp ứng nhiều mục đích
khác. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn,
hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) hưu trí đáp ứng nhu cầu của người tham gia những
khoản trợ cấp đều đặn hàng tháng, góp phần ổn định cuộc sống của họ khi già
yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một STBH
khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người quá cố
như: Trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ già v.v…HĐBH
nhân thọ, đôi khi, còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn; hoặc BHNT
tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng
gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác v.v…Chính vì đáp ứng được

nhiều mục đích khác nhau, nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng
rộng và được rất nhiều người quan tâm.
1.1.2.3. Các loại hợp đồng trong bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và phức
tạp
Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện ở
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp
đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm.
Mỗi hợp đồng lại có sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi của
người tham gia…Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên
cũng rất phức tạp. Khác với các bản HĐBH phi nhân thọ, trong mỗi HĐBH nhân
thọ có thể có 4 bên có liên quan: Người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người


8
tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Người bảo hiểm
chính là các công ty BHNT, còn người được bảo hiểm là người có tính mạng,
tình trạng sức khỏe và những sự kiện có liên quan đến tuổi thọ của họ được bảo
hiểm hoặc là người giao tên tuổi của mình cho người khác đi ký HĐBH. Còn
người tham gia BHNT, thực chất là những người trực tiếp đứng ra ký kết hợp
đồng và nộp phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải có đầy đủ năng lực
pháp lý và hành vi. Trong mỗi hợp đồng BHNT còn có người thụ hưởng quyền
lợi bảo hiểm. Thông thường người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm do người tham
gia chỉ định. Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm là người sẽ nhận được mọi
quyền lợi từ người bảo hiểm chi trả.
1.1.2.4. Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố và
quá trình định phí khá phức tạp
Theo tác giả Jean- Claude Harrari “Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không gì
hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm tới công
chúng”[26, tr.23]. Trong tiến trình này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi
phí để tạo nên sản phẩm như: Chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng

v.v…Nhưng những chi phí đó chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm
BHNT, một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào độ tuổi của người được bảo
hiểm, tuổi thọ bình quân, số tiền bảo hiểm, thời hạn tham gia, phương thức thanh
toán, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền…
Điều đó khác với việc định giá cả của một chiếc xe ô tô. Chiếc xe ô tô là
sản phẩm của một dây chuyền sản xuất, để sản xuất ra nó người ta phải chi ra rất
nhiều khoản như, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí lao động sống, khấu
hao tài sản cố định v.v…Những khoản chi này là chi phí thực tế phát sinh và
thực chất chúng là những khoản chi phí “đầu vào” được hạch toán một cách chi
tiết, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình định giá. Thế nhưng, khi định
giá phí BHNT, một số yếu tố nêu trên phải giả định, như tỷ lệ chết, tỷ lệ hủy bỏ
hợp đồng, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát v.v…Vì thế, quá trình định phí ở đây rất
phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, phân tích


9
dòng tiền tệ, phân tích được chiều hướng phát triển của mỗi sản phẩm trên thị
trường.
1.1.2.5. Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh
tế - xã hội nhất định
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, BHNT ra đời và phát triển hàng trăm
năm nay. Ngược lại, có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển
khai được bảo hiểm nhân thọ, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của
nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để
BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển.
Mức độ phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội. Từ tốc độ tăng trưởng
GDP, thu nhập dân cư, tỷ lệ lạm phát, đến mật độ dân số, tuổi thọ bình quân…có
tác động quyết định sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ.
Bên cạnh các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Thông thường, ở các

nước, luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản, quy định có tính pháp quy ra đời
trước khi ngành bảo hiểm phát triển. Luật bảo hiểm và các văn bản có liên quan
sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề tài chính, đầu tư, hợp đồng, thuế v.v…Đây là
những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT. Chẳng
hạn, ở một số nước phát triển, nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp BHNT bằng các chính sách thuế ưu đãi. Mục đích nhằm tạo ra cho
các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép
giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nước. Mặt khác, còn đẩy mạnh được quá trình tập
trung vốn cho nền kinh tế. Cũng vì những mục đích trên mà một số nước châu Á,
như Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore…không đánh thuế doanh thu đối với các
nghiệp vụ BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển.
Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và phát triển
nhất. Doanh thu phí BHNT toàn cầu năm 1993 đạt 943 tỷ USD, năm 1999 là
1.412,2 tỷ USD đến năm 2002 con số này là 1.536 tỷ USD.
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ


10
1.1.3.1. Nguyên tắc số đông
Nguyên tắc số đông (quy luật số đông) là nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất
của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
Theo quy luật này, số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả thu được từ
phép thử sẽ tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét.
Người ta tung một con xúc xắc 20 lần, 100 lần, 1.000 lần và cuối cùng là
10.000 lần. Mỗi lần tung ra, người ta chú ý đến việc xuất hiện một con số nhất
định, chẳng hạn số 6. Các kết quả được ghi nhận như sau:

Số lần tung ra
Số lần xuất hiện
Tần suất xuất hiện

20
2
0,100
100
12
0,120
1.000
175
0,175
10.000
1653
0,165
(Nguồn: Sách nhập môn toán học bảo hiểm nhân thọ, trung tâm phát triển
nhân thọ Phương Đông, Tokyo, Nhật Bản)
Thoạt đầu, sự may rủi mà bề mặt có số 6 xuất hiện là 1/6 (tần suất xuất hiện
là 0,167), đây là xác suất lý thuyết, qua nhiều lần thử nghiệm, tần suất xuất hiện
của mặt số 6 sẽ dần vế xác suất lý thuyết (0,167). Nói một cách khác, nếu chúng
ta thực hiện việc nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn, chúng ta sẽ có xác suất
xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác và nói chung, chúng ta có thể
làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó. Ứng dụng Quy luật số đông vào bảo hiểm
nhân thọ, yêu cầu các công ty bảo hiểm phải triển khai các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ trên số đông người càng lớn càng tốt. Vì khi có số đông người, xác suất
tử vong (hoặc còn sống) xảy ra trong thực tế và xác suất tử vong (hoặc còn sống)
dự kiến khi định phí sẽ tiến dần về với nhau và điều này cũng có nghĩa là công ty
bảo hiểm với số phí thu trước, đủ chi trả cho các trường hợp tử vong hoặc còn
sống xảy ra trong thực tế.
Trong thực tế, khi ứng dụng nguyên tắc số đông, các công ty bảo hiểm phải
tuân thủ một hệ quả của nguyên tắc số đông, đó chính là nguyên tắc phân chia.



11
Theo nguyên tắc này, các công ty bảo hiểm phải tránh chấp nhận bảo hiểm cho
những rủi ro có giá trị quá lớn vượt quá khả năng tài chính của từng công ty bảo
hiểm. Trong trường hợp rủi ro có giá trị lớn, cần phải sử dụng một trong hai kỹ
thuật phân chia là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong đó, kỹ thuật tái bảo
hiểm được sử dụng phổ biến nhất.
1.1.3.2. Nguyên tắc khoán
Trong đa số các nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ, số tiền bảo hiểm, các
khoản trợ cấp được ấn định trước trên hợp đồng. Những khoản tiền này được xác
định dựa vào sự lựa chọn của người được bảo hiểm. Khi xảy ra các sự kiện bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm hay trợ cấp được công ty bảo hiểm thanh toán không
nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, đây là một số tiền mang tính chất khoán.
Cũng vì thế, những giả thuyết về bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị và bảo hiểm
trùng không được đề cập trong bảo hiểm nhân thọ.
1.1.3.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi người bảo hiểm nghiên cứu để
soạn thảo một hợp đồng bảo hiểm đến khi phát hành, khai thác bảo hiểm và thực
hiện giao dịch kinh doanh với khách hàng.
Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi người bảo hiểm phải có
trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm
cho quyền lợi của cả hai bên. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có đảm bảo hay
không, giá cả có hợp lý hay không, quyền lợi của người được bảo hiểm có đảm
bảo đầy đủ, công bằng hay không…đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía
bên bảo hiểm.
Ngược lại, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham gia
bảo hiểm là phải khai báo rủi ro trung thực khi tham gia bảo hiểm để giúp cho
người bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ có trách nhiệm.
Thêm vào đó các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai
báo các thiệt hại để đòi bồi thường sẽ được xử lý theo pháp luật.
1.2. Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ

1.2.1. Khái niệm về thị trường bảo hiểm


12
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Có
nhiều quan điểm về thị trường và cũng đã có nhiều tài liệu bàn về thị trường. Có
thể nói quan điểm chung nhất là “thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao
đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do
chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định” [8, tr.25]
Hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua và bán. Thông qua hoạt động
mua và bán hàng hóa (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ), người mua tìm
được cái đang cần và người bán bán được cái mình có với giá thỏa thuận. Hành
vi đó diễn ra trong một không gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ kinh
tế trong nền kinh tế: Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; quan hệ giữa cung và
cầu; quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh.v.v…
Quan hệ cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các đối thủ: Cạnh tranh giữa người
bán với người mua, cạnh tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh giữa
người bán với nhau về chất lượng, mẫu mã, về giá cả sản phẩm v.v…Cuộc cạnh
tranh này phức tạp, sôi động, hấp dẫn mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ
biết tận dụng mọi khả năng lợi thế của mình và biết loại trừ rủi ro.
Theo đặc trưng của sản phẩm - sản phẩm vật chất, sức lao động và sản
phẩm dịch vụ, thị trường cũng hình thành: thị trường hàng hóa, thị trường sức
lao động, thị trường dịch vụ. Trong đó, thị trường hàng hóa là nơi mua bán các
sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn (thị trường chứng khoán,
thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm), nhu cầu nghỉ dưỡng (thị trường du lịch).
Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ. Theo thuật ngữ bảo hiểm, thị
trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm
là loại sản phẩm đặc biệt; là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được
hình dáng, kích thước, màu sắc v.v…SPBH là sản phẩm không được bảo hộ bản
quyền; là sản phẩm mà người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối

với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm (trừ bảo hiểm hưu trí, bảo
hiểm nhân thọ) v.v…



13
1.2.2. Các bên tham gia vào thị trường bảo hiểm nhân thọ
Từ khái niệm thị trường ở trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ là nơi mua và
bán các các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Từ đó ta thấy thị trường muốn tồn tại
và phát triển phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Phải có người cung ứng, tức người bán các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ.
+ Phải có khách hàng, tức người mua các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ.
+ Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
1.2.2.1. Người cung ứng các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ
Các bên tham gia vào quá trình cung ứng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
bao gồm: Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, các đại lý bảo hiểm nhân thọ,
các môi giới bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, còn có các cộng tác viên cũng tham
gia vào quá trình cung ứng.Trong đó:
- Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ: Là doanh nghiệp được tổ chức và hoạt
động theo luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên
quan để kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ [8, tr.47].
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thường cung ứng các sản phẩm của
mình một cách gián tiếp qua các đại lý của công ty, qua các công ty môi giới, các
cộng tác viên, đôi khi cũng cung cấp trực tiếp tới khách hàng ở các trụ sở, chi
nhánh của mình .
- Đại lý Bảo hiểm nhân thọ: Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định của
luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan [8,
tr.100].
Đại lý bảo hiểm nhân thọ có thể coi là người cung cấp chính các sản phẩm

bảo hiểm nhân thọ trên thị trường. Đại lý bảo hiểm nhân thọ được các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ quyền tiến hành các hoạt động giới thiệu, chào bán
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thu xếp, giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra các sự kiện bảo hiểm, thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến thực hiện
hợp đồng bảo hiểm.


14
- Môi giới Bảo hiểm: là người trung gian bảo hiểm tư vấn cho khách hàng
của mình (người tham gia bảo hiểm) và thu xếp bảo hiểm cho khách hàng đó [8,
tr.133]
Doanh nghiệp môi giới Bảo hiểm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc
đưa sản phẩm của các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ tới khách hàng. Các
công việc mà các doanh nghiệp môi giới Bảo hiểm phải làm là: Cung cấp thông
tin về loại hình Bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí Bảo hiểm, doanh nghiệp
Bảo hiểm cho bên mua Bảo hiểm; Tư vấn cho bên mua Bảo hiểm trong việc
đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình Bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí Bảo
hiểm và doanh nghiệp Bảo hiểm; Đàm phán, thu xếp hợp đồng giữa doanh
nghiệp Bảo hiểm và bên mua Bảo hiểm; Thực hiện các công việc khác có liên
quan đến việc thực hiện thực hiện hợp đồng Bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua
Bảo hiểm;
1.2.2.2. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu được, nó có vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của thị trường. Nếu không có khách hàng
cũng đồng nghĩa với việc không có thị trường. Có khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng.
- Khách hàng hiện tại là khách hàng đang tham gia vào quá trình mua và sử
dụng sản phẩm của các doanh nghiệp BHNT.
- Khách hàng tiềm năng là khách hàng có thể tham gia vào quá trình mua và

sử dụng sản phẩm BHNT trong tương lai. Khách hàng tiềm năng phải thoả mãn
các điều kiện có nhu cầu về sản phẩm, có khả năng tài chính, là đối tượng thoả
mãn các điều kiện của sản phẩm, có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
người bán.
Khách hàng của thị trường Bảo hiểm nhân thọ là những cá nhân, các tổ
chức, các hộ gia đình, không phân chia giầu nghèo, giai cấp. Miễn là đối tượng
đó có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm, thì doanh nghiệp Bảo hiểm sẵn sàng
cung cấp các sản phẩm của mình.


15
1.2.2.3. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm BHNT không
tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng, mà nó là loại sản
phẩm dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm BHNT là sản phẩm vô hình, sản phẩm không
được bảo hộ bản quyền và là sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó
xảy ra với mình để được thực hiện quyền đòi bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Người mua sản phẩm BHNT, chỉ với mục đích đề phòng khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính và mục đích tiết kiệm để thỏa
mãn các nhu cầu khác trong tương lại. Do vậy, nhà bảo hiểm đã thực hiện đa
dạng hóa các sản phẩm BHNT, thực chất là đa dạng hóa các loại hợp đồng nhằm
đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Trong thực tế,
có 3 loại hình BHNT cơ bản:
- Bảo hiểm trong trƣờng hợp tử vong
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm:
+ Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh
mạng có thời hạn):
Loại hình này được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã
quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó, thì người
được bảo hiểm không nhận được bất kỳ một khỏan hoàn phí nào từ số phí bảo

hiểm đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là người bảo hiểm không phải thanh toán
STBH cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian
có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán
STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định.
 Đặc điểm: Thời hạn bảo hiểm xác định, trách nhiệm và quyền lợi mang
tính tạm thời, mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập quỹ tiết kiệm cho người
được bảo hiểm;
 Mục đích: Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất, bảo trợ cho gia đình và
người thân trong một thời gian ngắn, thanh toán các khỏan nợ nần về những
khoản vay hoặc thế chấp của người được bảo hiểm.
+ Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (bảo hiểm trường sinh)


16
Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một
STBH đã được ấn định trong hợp đồng, khi người được bảo hiểm chết vào bất cứ
lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. Phương châm của người bảo hiểm ở đây là:
“Bảo hiểm đến khi chết”. Ngoài ra, có một số trường hợp loại hình bảo hiểm này
còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi.
 Đặc điểm: Số tiền bảo hiểm trả một lần khi người được bảo hiểm bị chết;
Thời hạn bảo hiểm không xác định, phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc đóng
định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm, phí bảo hiểm cao hơn
so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên
STBH chắc chắn phải chi trả.
BHNT trọn đời là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó đã tạo nên một khoản
tiết kiệm cho người thụ hưởng bảo hiểm, vì chắc chắn người bảo hiểm sẽ chi trả
STBH.
 Mục đích: Đảm bảo chi phí mai táng, chôn cất, bảo đảm thu nhập để ổn
định cuộc sống gia đình, giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho
thế hệ sau.

- Bảo hiểm trong trƣờng hợp còn sống (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ)
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả
những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt
cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày
đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Đặc điểm: Trợ cấp định kỳ cho người được bảo hiểm trong thời gian xác
định hoặc cho đến khi chết, phí bảo hiểm đóng một lần, nếu trợ cấp định kỳ đến
khi chết thì thời gian không xác định.
Mục đích: Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu,
giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già, bảo trợ
mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Như vậy, với một khoản phí bảo hiểm phải nộp khi ký hợp đồng mà người
tham gia lựa chọn, người bảo hiểm sẽ thanh toán một khoản trợ cấp định kỳ hàng
tháng cho người được bảo hiểm. Nếu khoản trợ cấp này thanh toán định kỳ cho


17
đến hết đời, người ta gọi là “bảo hiểm niên kim nhân thọ trọn đời”. Nếu chỉ được
thanh toán trong một thời kỳ nhất định người ta gọi là “bảo hiểm niên kim nhân
thọ tạm thời”.
Các khoản trợ cấp định kỳ chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn
định và chỉ được trả khi người được bảo hiểm còn sống. Tuy nhiên, có một số
công ty bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí bảo hiểm cho
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, khi người được bảo hiểm bị tử vong,
trường hợp này rất ít thấy. Loại hình bảo hiểm với những khoản trợ cấp định kỳ
hàng tháng rất phù hợp với những người hết tuổi lao động hoặc những người
không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH. Vì vậy, tên gọi “bảo hiểm trợ
cấp hưu trí”, “bảo hiểm tiền hưu”; “niên kim nhân thọ” v.v…được các công ty
bảo hiểm vận dụng linh hoạt.
- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp
người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen
nhau. Vì thế, nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đặc điểm: STBH được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm
bị tử vong trong thời hạn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm xác định thường là 5
năm, 10 năm, 20 năm…; Phí bảo hiểm đóng định kỳ và không thay đổi trong
suốt thời hạn bảo hiểm. Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và
cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Mục đích: Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người than, tạo lập quỹ
giáo dục, hưu trí, trả nợ, dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh
doanh…
- Các điều khoản bảo hiểm bổ sung
Khi triển khai các loại hình BHNT, doanh nghiệp bảo hiểm còn nghiên cứu,
đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia
bảo hiểm. Các điều khoản bổ sung sau đây thường hay được vận dụng.
+ Bảo hiểm nằm viện phẫu thuật: Có ý nghĩa là nhà bảo hiểm cam kết trả
các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi họ bị ốm đau,

×