Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nghiên cứu: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 32 trang )

3PB 3PB
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
H
oạt động truyền thông
Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) là lĩnh vực khá
mới mẻ, mới được xuất hiện trong
mấy năm trở lại đây, nhất là từ khi
Đảng và Nhà nước ta coi phát triển
KH&CN là quốc sách hàng đầu,
là động lực then chốt để phát triển
nhanh và bền vững, điều này đã
được khẳng định tại Nghị quyết 20-
NQ/TW của BCHTW Đảng khóa
XI về phát triển KH&CN phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Luật KH&CN năm 2013 và Chiến lược phát
triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020.
Tỉnh Lai Châu, hoạt động truyền thông
KH&CN cũng mới được chú trọng và coi
đây là một phần nhiệm vụ quan trọng của
hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Trong
những năm qua hoạt động truyền thông
KH&CN đã được quan tâm đầu tư về cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường
tiềm lực, kinh phí phục vụ công tác, nhờ đó
các ấn phẩm thông tin KH&CN ngày càng
được nâng cao về số lượng và chất lượng
đáp ứng được nhu cầu cho mọi tầng lớp


nhân dân về KH&CN.
Với nội dung tuyền truyền, phổ biến,
truyền thông KH&CN đã thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể các
ấn phẩm đăng tải đầy đủ mọi chủ trương,
chính sách về phát triển KH&CN của Đảng
và Nhà nước, các thành tựu nổi bật về
KH&CN trong nước và thế giới; tôn vinh
điển hình tiêu biểu trong nghiên cứu khoa
học; giới thiệu các mô hình ứng dụng và
chuyển giao công nghệ của các tổ chức,
cá nhân và doanh nghiệp, nhà khoa học và
người dân trên mọi lĩnh vực. Ngoài ra các
ấn phẩm còn thực hiện nhiệm vụ trong việc
thu thập, lưu giữ và tổ chức khai thác các
nguồn thông tin tư liệu KH&CN một cách
hiệu quả, giới thiệu về công tác quản lý,
nghiên cứu khoa học; kết quả thực hiện các
đề tài, dự án KH&CN đã được nghiệm thu
và triển khai thực hiện đạt kết quả ở địa
phương; thông tin về công nghệ mới; giới
thiệu những thành tựu KH&CN trong nước
và trên thế giới có khả năng áp dụng vào địa
phương, các thông tin phục vụ cho phát triển
nông nghiệp - nông thôn
Có thể nói trong những năm qua, công
tác truyền thông KH&CN cũng đã có nhiều
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH
Ngọc Sơn

Hội nghị CTV nâng cao chất lượng Thông tin KH&CN năm 2014.
54 54
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động này của Sở KH&CN Lai Châu
được đẩy mạnh với ấn phẩm báo in là Thông
tin KH&CN, Thông tin chọn lọc Kinh tế -
xã hội, Thông tin công nghệ phục vụ doanh
nghiệp, Thông tin KH&CN phục vụ nông
nghiệp - nông thôn; Báo điện tử: trang thông
tin điện tử KH&CN, Chuyên mục Khoa hoc
và đời sống trên Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh chất lượng các ấn phẩm và kênh
truyền thông đang ngày càng được nâng cao
đã góp phần đưa những chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
KH&CN đến với bạn đọc, với mọi tầng lớp
nhân dân, thông qua đó các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp đã chủ động trong việc thực
hiện các chủ trương, chính sách về KH&CN
và quan trọng hơn là nhận thức về KH&CN
của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, cán
bộ và nhân dân có sự chuyển biến rõ nét về
vai trò KH&CN trong sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên hoạt động truyền thông vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, cụ thể số
lượng biên chế cho hoạt động truyền thông
còn quá ít so với nhiệm vụ trong giai đoạn
hiện nay; trình độ chuyên môn đào tạo của
một số viên chức chưa phù hợp nên trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ, viên chức phải
tự học tập, nghiên cứu để tiếp cận công việc;
trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư nhưng
chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế; chế độ công tác phí và chi trả nhuận
bút chưa phù hợp với một tỉnh miền núi, địa
hình rộng, đi lại khó khăn, phức tạp; sự phối
hợp giữa Ban biên tập và cộng tác viên chưa
được gắn kết, thiếu tính chủ động; số lượng
cộng tác viên còn quá mỏng và yếu, thiếu
cộng tác viên ở cơ sở, của các sở, ban ngành,
các trường chuyên nghiệp, các tổ chức
KH&CN, thông tấn xã, các báo lớn ; Một
số tin, bài gửi đăng tạp chí KH&CN, bản
tin, báo điện tử chất lượng chưa đạt yêu cầu,
viết chung chung, chưa rõ nội dung, chủ đề;
một số bài viết chưa nêu bật được vấn đề và
cách giải quyết vấn đề; thiếu các bài nghiên
cứu chuyên sâu về khoa học tự nhiên, khoa
học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược,
khoa học xã hội và nhân văn
Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền
thông KH&CN, trong thời gian tới, hoạt
động truyền thông cần tập trung thực hiện
một số giải pháp trọng tâm sau:
Nội dung công tác truyền thông KH&CN
cần tiếp tục bám sát và tuyên truyền các chủ
chương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực KH&CN;
những kiến thức khoa học kỹ thuật hữu ích

phục vụ đời sống và sản xuất, phục vụ quá
trình CNH, HĐH đất nước; đồng thời chú ý
suy tôn những thành tựu KH&CN ứng dụng
thiết thực vào đời sống và biểu dương, cổ vũ
các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt trong lĩnh vực KH&CN
và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và
tác dụng của KH&CN trong phát triển KT-
XH.
Hoạt động truyền thông KH&CN cần
tiếp tục nâng cao chất lượng các bài viết bảo
đảm tính khoa học; phản ánh kịp thời những
vấn đề người dân đang quan tâm; nâng cao
tính phản biện khoa học; tổ chức lại các
chuyên mục của các ẩn phẩm, trang thông
tin điện tử; tăng cường số chuyên mục Khoa
học và đời sống trên đài phát thanh - truyền
hình tỉnh.
Nâng cao trình độ lực lượng tham gia
54 54
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
truyền thông KH&CN: Tổ chức cho cán bộ
làm công tác truyền thông KH&CN tham gia
các lớp tập huấn về truyền thông KH&CN
và các lĩnh vực KH&CN để có nhận thức
đúng, đầy đủ và am hiểu sâu về KH&CN,
nhằm viết đúng, viết đủ và viết tốt; đặc biệt
tập huấn về công tác truyền thông cho cộng
tác viên của ngành để tăng cường nguồn lực
cho hoạt động truyền thông KH&CN; hỗ

trợ phương tiện làm việc; bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn KH&CN, tình yêu nghề,
yêu khoa học. Phải xác định truyền thông
KH&CN không chỉ là nhiệm vụ của nhà báo,
phóng viên, chính các nhà khoa học, nhà
quản lý…cũng cần phải tham gia, ủng hộ
nhiệt tình hoạt động truyền thông KH&CN.
Tăng cường sự phối hợp giữa Ban biên
tập và cộng tác viên để thống nhất nội dung,
chủ đề cho từng loại ấn phẩm; khuyến khích
cộng tác viên tham gia, đóng góp các bài
viết chất lượng, tham gia về nội dung, hình
thức các loại ấn phẩm để hoàn thiện đáp ứng
được nhu cầu độc giả; tiếp tục mở rộng thêm
mạng lưới cộng tác viên ở nhiều lĩnh vực
khác nhau tại các trường chuyên nghiệp,
trung tâm, đơn vị nghiên cứu ứng dụng và
triển khai, là nhà khoa học chuyên sâu, đầu
ngành, là cán bộ khoa học kỹ thuật và cán
bộ quản lý ở hầu hết các sở, ban, ngành, ở 8
huyện, thành phố và một số cơ sở sản xuất
trên địa bàn tỉnh , đây là một lực lượng
nòng cốt vừa tham gia viết tin, bài, vừa
tuyên truyền phổ biến và cung cấp thông tin
KH&CN đến với người dân.
Bên cạnh đó, thường xuyên đổi mới
nội dung và phương pháp truyền thông về
KH&CN. Trong đó, đẩy mạnh mô hình
phối hợp giữa các viện, trung tâm nghiên
cứu của Trung ương, với các trường phổ

thông, trường chuyên nghiệp, các sở, ban
ngành, các huyện, thành phố nhằm thúc
đẩy sự hợp tác giữa các nhà khoa học với
học sinh, sinh viên, nhà quản lý, cán bộ làm
công tác khoa học. Đặc biệt, hình thành các
mô hình nơi sinh hoạt, giao lưu giữa các
nhà khoa học với công chúng, họ đến để
trao đổi các thông tin KH&CN hoặc dự
các buổi nói chuyện về lĩnh vực KH&CN
chuyên sâu.
Hàng năm, tổ chức Hội nghị cộng tác
viên để đánh giá kết quả truyền thông
KH&CN, tổng kết, khen thưởng các bài báo
được đăng trên các báo, tạp chí có nội dung
về KH&CN điển hình, tiên tiến, đồng thời
định hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp
theo cho các cộng tác viên. Phối hợp với
các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và cơ
quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ
chức tuyển chọn các tác phẩm báo chí về
KH&CN địa phương tham gia “Giải thưởng
Báo chí về khoa học và công nghệ”, nhằm
ghi nhận, tôn vinh những người làm công
tác truyền thông KH&CN tạo điều kiện cho
các cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác
truyền thông KH&CN của sở nói riêng và
các nhà báo tỉnh Lai Châu nói chung có cơ
hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tuyên
truyền về KH&CN.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức, nội

dung, đối tượng, lực lượng tham gia truyền
thông KH&CN. Trong một thế giới truyền
thông cạnh tranh gay gắt hiện nay, truyền
thông KH&CN phải tìm cho mình cách đến
được với công chúng nhiều hơn, nhất là giới
(Xem tiếp trang 21)
76 76
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
T
rong những năm qua
Hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển
công nghệ trên địa bàn tỉnh
là nội dung quan trọng, luôn
chiếm 60% ngân sách sự
nghiệp khoa học và công nghệ
hằng năm, được thực hiện dưới
dạng các đề tài, dự án. Trung
bình hàng năm trên địa bàn
tỉnh thực hiện trên 30 đề tài,
dự án (gồm thực hiện mới và
thực hiện từ những năm trước)
ở tất cả các lĩnh vực: Khoa học
xã hội và nhân văn 20%; nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản
chiếm 60%; y dược và các lĩnh vực kỹ thuật
chiếm 20% với tổng mức kinh phí dao động
5,5 - 6 tỷ, con số này so với các ngành, lĩnh
vực khác trên địa bàn tỉnh còn khá khiêm
tốn. Tuy nhiên, kết quả của các đề tài, dự

án nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong điều kiện khó khăn cũng đã có
những đóng góp nhất định: Lĩnh vực Khoa
học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên
đã cung cấp các luận cứ khoa học cho hoạch
định chính sách ở một số ngành, lĩnh vực
của tỉnh; Lĩnh vực Nông lâm nghiệp đã ứng
dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đối
với cây trồng (lúa tẻ râu Phong Thổ, lúa
khẩu ký, nếp tan ở Tân Uyên), vật nuôi (cá
tầm, lợn lạc Tam Đường) những tiến bộ về
giống, kỹ thuật thâm canh được chuyển giao
góp phần không nhỏ làm tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm nông sản đã đóng góp
thiết thực cho các mục tiêu kinh tế - xã hội
của các huyện, thành phố.
Để không ngừng nâng cao hiệu quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong thời gian tới ngoài việc bám sát
mục tiêu chiến lược khoa học và công nghệ
của tỉnh đến năm 2020; Mục tiêu, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp
thì cần hiểu đúng vai trò của huyện, thành
phố trong hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ. Vì huyện, thành
phố là nơi giải quyết những vấn đề như:
Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
gì? Nghiên cứu, chuyển giao cho cá nhân,
tổ chức và thời gian nào? Ai là người nghiên
cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật? Đây cũng

là những vấn đề căn bản quyết định đến hiệu
quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển
công nghệ của tỉnh.
VAI TRÒ CỦA HUYỆN, THÀNH PHỐ TRONG VIỆC ĐỀ XUẤT
VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KH&CN
Vũ Cương
Giao ban KH&CN cấp huyện năm 2014.
76 76
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Vấn đề xác định nghiên cứu, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật gì? Trả lời câu hỏi này mọi
tổ chức cá nhân quan tâm đến kinh tế - xã
hội của tỉnh, trong ngành, lĩnh vực quản
lý đều đưa ra được câu trả lời. Tuy nhiên,
tính “Cấp thiết” là tiêu chí quan trọng quyết
định đến lựa chọn vấn đề nghiên cứu cũng
như những công nghệ, quy trình kỹ thuật
cần chuyển giao. Trong hệ thống chính trị,
cấp huyện có thể coi là cấp trực tiếp chỉ đạo
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, là cấp tiếp xúc trực tiếp với người dân
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nên đây là
cấp hiểu rõ được những khó khăn trong sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi
và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Cho
dù đã thực thi đầy đủ các quy định của nhà
nước cũng không thể giải quyết được những
khó khăn trong thực tiễn, khi đó những khó
khăn đó trở thành những vấn đề của khoa

học. Chẳng hạn việc xác định các giống lúa
bản địa có giá trị kinh tế cao đang dần bị
thoái hóa, dần mất đi đặc tính di truyền ban
đầu, như Khẩu Ký, Nếp Tan, Tẻ Râu cần
phải phục tráng bảo tồn, vấn đề này chỉ có
huyện mới phát hiện được. Như vậy, việc
xác định vấn đề nghiên cứu, các tiến bộ kỹ
thuật người dân đang cần được chuyển giao
thì lãnh đạo huyện, phòng chuyên môn của
huyện sẽ nắm rõ hơn và đưa ra các đề xuất
nhiệm vụ KH&CN với UBND tỉnh thông
qua Sở Khoa học và Công nghệ. Cách làm
này đúng với tinh thần đổi mới của Luật
Khoa học và Công nghệ năm 2013 nhằm
tối ưu gắn mục tiêu nghiên cứu ứng dụng
chuyển giao với thực tiễn cuộc sống tránh
tình trạng kết quả sau khi nghiệm thu không
đến được nơi cần ứng dụng.
Vấn đề cá nhân, tổ chức nào đang cần
kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật, và cần
vào thời gian nào? Khi một vấn đề nghiên
cứu, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được xác
định việc chọn địa điểm, đối tượng để triển
khai cũng như thời điểm thực hiện là những
yếu tố quan trọng tác động đến thành công
của hoạt động nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ. Như đã đề cập ở nội dung trên
cấp huyện là cấp tiếp xúc trực tiếp cơ sở nên
nắm vững địa bàn, nắm vững những nơi có
điều kiện đáp ứng với nội dung nghiên cứu,

có điều kiện tiếp nhận được tiến bộ kỹ thuật
và thời điểm để triển khai đạt hiệu quả cao
nhất. Để giảm tác động bất lợi của những
yếu tố này trong điều kiện giới hạn về thời
gian, kinh phí của các đề tài, dự án thì các
lãnh đạo huyện, phòng chuyên cũng là người
làm tốt hơn các tổ chức khoa học ngoài tỉnh,
các cán bộ của sở, ngành. Chẳng hạn việc
phục tráng giống lúa Khẩu Ký, Nếp Tan thì
lãnh đạo huyện, phòng nông nghiệp Tân
Uyên biết rõ hơn là xã nào có diện tích gieo
trồng lớn, triển khai mô hình dự án ở xã nào
thì hiệu quả; tương tự như việc điều tra bảo
tồn cây Tam Thất thì lãnh đạo huyện, phòng
nông nghiệp huyện Mường Tè là người nắm
rõ nên tìm kiếm, điều tra ở xã nào.
Cuối cùng ai là người nghiên cứu, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật? Để trả lời cho câu hỏi
này thì Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan
quản lý nhà nước sẽ tổ chức các Hội đồng tư
vấn khoa học và công nghệ xác định đơn vị,
tổ chức có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực
hiện nội dung nghiên cứu, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật đã được xác định. Điểm đổi mới
của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013
có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 là cơ chế đặt
(Xem tiếp trang 10)
98 98
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
N

gười xưa thường có câu “buôn có
bạn, bán có phường”, quả thực khi
chúng ta xây dựng vùng chuyên
canh thì sẽ tạo thế cạnh tranh rất cao, vì ở đó
hội tụ đầy đủ những thế mạnh như tạo dựng
được thương hiệu sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, chuỗi giá trị khép kín tránh lãng phí,
qua đó công nghệ cũng được áp dụng có hệ
thống hiệu quả hơn, tạo ra nhiều sản phẩm
hơn so với nơi khác, vì vậy tất yếu giá thành
sẽ thấp hơn, nên có sức cạnh
tranh cao hơn, dành lợi
thế thị trường cho sản
phẩm.
HTX Đốm lửa:
là loại hình kinh tế
tập thể kiểu mới, do
những người lao động
và các tổ chức có nhu
cầu, lợi ích chung tự nguyện
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định
của pháp luật để phát huy sức mạnh của
tập thể và của từng xã viên, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, gắn với vùng chuyên
canh, xây dựng thương hiệu sản phẩm
nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.
Đó là tổ chức lại các hợp tác xã theo hình

thức vừa làm dịch vụ, vừa kinh doanh để có
lợi nhuận cho xã viên và hợp tác xã. Xây
dựng các hợp tác xã có khả năng mở rộng
sản xuất và tự nó phải chủ động liên kết với
thị trường, liên kết với các doanh nghiệp,
liên kết với tư thương, ứng dụng KH&CN
tiên tiến, xây dựng thương hiệu thì khi đó
mới bảo vệ được quyền lợi của nông dân,
tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hoá lớn
và khi đó mới có nền nông nghiệp phát triển
ổn định gắn với thị trường.
Căn cứ quy hoạch phát triển vùng, quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn
cứ vào nhu cầu hàng hóa trên thị trường, căn
cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội chúng ta
cần thành lập các loại hình hợp tác xã “Đốm
lửa” sau:
Hợp tác xã trồng cây công nghiệp: Mắc
ca; cây ăn quả: cam, thanh long,
trồng dược liệu (quế, đẳng
sâm, tam thất, acstiso);
HTX chăn nuôi: đại
gia súc (lợn, trâu,
dê); HTX du lịch
(du lịch chữa bệnh,
du lịch sinh thái, văn
hóa). Mỗi huyện thí
điểm một mô hình chuyên
canh khác nhau
Phương án sản xuất và kinh doanh

Nhiệm vụ HTX, xã viên: Các HTX sẽ
quyết định việc mình sẽ kinh doanh, sản
xuất theo hướng nào trên cơ sở Nhà nước
cung cấp, tư vấn thông tin đầy đủ (mỗi loại
hình sẽ có phương án riêng).
Dựa vào thị trường để điều chỉnh cơ cấu
nuôi trồng, hình thành các vùng phát triển
nông sản đặc sản, phát triển nông nghiệp đặt
hàng.
Phương án góp vốn và góp sức:
Tất cả các hộ gia đình trong xã đều được
cử 01 đại diện tham gia theo tiêu chí (nhiệt
tình, yêu lao động, đủ sức khỏe). Góp sở
hữu về tư liệu sản xuất tự nguyện góp vốn,
góp sức lao động, trí tuệ, kinh nghiệm kinh
doanh tham gia vào hợp tác xã.
Theo mô hình này, kinh tế tập thể hợp tác
Hợp tác xã kiểu mới
Dương Đình Đức
Đốm lửa -
98 98
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
xã không đối lập với kinh tế tư nhân mà là sự
liên kết, hợp tác giữa các hình thức sở hữu,
các quyền sử dụng đất đai, tài sản, vốn, sức
lao động với hình thức tổ chức thích hợp,
sản xuất tập trung; làm dịch vụ đầu vào, đầu
ra, gia công một số công đoạn trong quy
trình sản xuất và canh tác, giúp hộ xã viên
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các

nguồn lực, tạo việc làm.
Hỗ trợ của Nhà nước: Những năm gần đây
cùng với chương trình xây dựng nông thôn
mới, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều
cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mô
hình hợp tác xã, trong đó chính sách quan
trọng nhất đó là hỗ trợ vay vốn, cho vay vốn
thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách,
giao đất có thời hạn. Bên cạnh đó Nhà nước
hỗ trợ các HTX đầu tư trang thiết bị phục vụ
sản xuất kinh doanh; thực hiện các hoạt động
xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu,
tiêu thụ sản phẩm; các chính sách đãi ngộ
cán bộ về làm chủ nhiệm hợp tác xã. Đặc
biệt Nhà nước hỗ trợ KHCN, bao tiêu sản
phẩm của các doanh nghiệp, phát triển thị
trường, đào tạo kiến thức kinh tế, KH&CN,
đào tạo kỹ năng tuyên truyền vận động
Phân chia lợi nhuận: Xã viên là người
đồng sở hữu, quản lý hợp tác xã theo nguyên
tắc dân chủ và là người sử dụng dịch vụ của
hợp tác xã. Hợp tác xã được thành lập để
đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên.
Mục tiêu tối thượng của hợp tác xã là cung
cấp dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng được nhu
cầu của xã viên. Nói cách khác, chức năng
của hợp tác xã là đáp ứng nhu cầu chung
của xã viên; xã viên chính là khách hàng của
hợp tác xã.
Việc hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho

xã viên đi đôi với việc xã viên sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. Đây là bản
chất kinh tế rất quan trọng làm cho hợp tác
xã phát triển bền vững.
Trong mối quan hệ giao dịch với hợp tác
xã, xã viên cần nhận thấy được những lợi
ích, những ưu điểm tích cực từ việc tham
gia hợp tác xã. Thất bại trong việc nhận
diện các lợi ích khi tham gia hợp tác xã sẽ
dẫn tới hiện tượng xã viên thiếu niềm tin và
thiếu trung thành khi giao dịch với hợp tác
xã. Chất lượng hoạt động của hợp tác xã và
thành công về mặt kinh tế đều phụ thuộc vào
mối quan hệ giao dịch giữa xã viên và hợp
tác xã.
Việc phân phối lợi nhuận của hợp tác xã
cho xã viên thuần túy theo vốn góp có thể
làm xói mòn tinh thần hợp tác, đề cao tư
tưởng lợi nhuận, dễ biến hợp tác xã thành
mô hình doanh nghiệp, công ty cổ phần.
Lúc này, hợp tác xã không còn có lợi thế
riêng trong việc khuyến khích tinh thần
hợp tác trong cộng đồng.
Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã
dùng để trích lập các quỹ, được phân chia
cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn
luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của
cộng đồng dân cư địa phương … Một phần
lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho

xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Đây
là bản chất nhân văn và mang đậm màu sắc
văn hóa của hợp tác xã.
Nói cách khác, tất cả thành quả của hợp
tác xã được phân phối một cách công bằng
(không phải cào bằng) cho mọi xã viên.
Theo đó tất cả xã viên hợp tác xã cùng chia
sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi
ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần
hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết,
1110 1110
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau ….
HTX được khẳng định là mô hình kinh
tế, đương nhiên sẽ phải có các quy định
liên quan đến phân chia lợi nhuận, lợi
nhuận chính là mấu chốt thu hút xã viên,
tạo sự gắn bó giữa xã viên với HTX. Chính
vì vậy, cơ sở để phân chia lợi nhuận cho
xã viên phải căn cứ theo phần vốn mà họ
góp vào HTX; hoặc chia theo doanh số sản
phẩm, dịch vụ mà xã viên giao dịch với
HTX; hoặc dựa trên cả 2 cách thức này.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu đặt
mục tiêu lợi nhuận lên trên mục tiêu hỗ trợ
xã viên của mô hình HTX thì hoạt động của
mô hình kinh tế này không khác gì doanh
nghiệp. Song chúng ta cũng cần nhìn nhận
ở cấp độ thực hiện các chính sách hỗ trợ có
hiệu quả nhất, chứ không hoàn toàn là hỗ

trợ, hay hoạch toán kinh tế đối với loại hình
này. Kinh tế hợp tác, bước đầu tạo dựng sản
phẩm ở những nơi còn gặp nhiều khó khăn
về tài chính, giao thông và thị trường, là
bước đệm để các cá nhân cùng phát triển.
Một thực tế cho chúng ta thấy do không
có người đứng ra làm tổ chức và cam kết các
thành viên với nhau mà mô hình thường gọi
là “phường, hội, hụi” vẫn tồn tại trong dân,
họ tự nguyện đóng góp tài chính để phục vụ
cá nhân cần và chịu khoản phí lãi suất. Tuy
nhiên loại hình này không được xã hội thừa
nhận do không có tính pháp lí, nên thường
xẩy ra vụ “vỡ hội, hụi”. Chính lẽ đó loại hình
kinh tế hợp tác là bước kiến tạo năng lực cho
các thành viên sử dụng hiệu quả nguồn lực,
san sẻ trách nhiệm cộng đồng, cùng nhau
phát triển, ở đó nó thể hiện đầy đủ vai trò
của nhà nước, tổ chức và các xã viên.
Với việc đầu tư phát huy mô hình hợp
tác xã “Đốm lửa” gắn với việc ứng dụng
tiến bộ KH&CN tạo vùng chuyên canh,
xây dựng thương hiệu tại Lai Châu phù hợp
trong giai đoạn phát triển mới. Mô hình
hợp tác xã chắc chắn sẽ đảm đương vai trò
tốt hơn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông
thôn trong tỉnh.
hàng nên trong Hội đồng tư vấn khoa học và
công nghệ không thể thiếu được tiếng nói
ở cơ sở (đơn vị đặt hàng) đó là các huyện,

thành phố.
Như vậy trong 3 yếu tố quan trọng quyết
định đến hiệu quả hoạt động nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ của tỉnh đều có
đóng góp của huyện, thành phố. Điều này đã
khẳng định rõ vai trò của cấp huyện, thành
phố trong việc xác định: Các vấn đề nghiên
cứu, các tiến bộ kỹ thuật cần chuyển giao; tổ
chức cá nhân tiếp nhận kết quả nghiên cứu,
tiến bộ kỹ thuật và thời điểm thực hiện; lựa
chọn các tổ chức khoa học chủ trì nhiệm vụ.
Vai trò này theo đúng tinh thần đổi mới của
Luật Khoa học và Công nghệ 2013. Để hoạt
động KH&CN của tỉnh được nâng cao và
đạt hiệu quả thì huyện, thành phố cần phát
huy tốt vai trò, tính tích cực, chủ động của
mình trong việc đề xuất và triển khai các
nhiệm vụ KH&CN. Sự thiếu quan tâm và
thiếu tích cực của lãnh đạo huyện và các
phòng chuyên môn đối khoa học và công
nghệ thì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội đạt được khó bền vững, cũng như hoạt
động nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ
còn gặp nhiều khó khăn.
VAI TRÒ CỦA HUYỆN
(Tiếp theo trang 7)
1110 1110
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Thông tin KH&CN là một nhu
cầu thiết yếu trong đời sống xã hội,

là công cụ để điều hành quản lý giúp
các cá nhân, tổ chức đưa ra quyết
định phù hợp và đúng lúc. Thông tin
KH&CN cũng là phương tiện hữu
hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết
giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn
cung cấp tri thức mọi lĩnh vực cho
công chúng, là nguồn lực để phát
triển kinh tế - xã hội.
Thông tin KH&CN được xem
là một dạng nguồn lực quan trọng
mang tính chiến lược trong xã hội hiện đại.
Việc phát hiện và vận dụng nguồn lực thông
tin KH&CN sẽ trở thành sức mạnh quan
trọng thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế,
xã hội. Hiện nay, nguồn thông tin KH&CN
không chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức để
nhận biết và nắm bắt quy luật phát triển kinh
tế, xã hội mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo
của con người.
Thông tin KH&CN là một hoạt động quan
trọng và thiết yếu không chỉ đối với nghiên
cứu khoa học, vai trò, chức năng và tác dụng
của nó ngày càng được thể hiện rõ trong tất cả
các mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
phát triển kinh tế, quản lý giáo dục.
Nguồn thông tin KH&CN là một nguồn tri
thức không bị hao mòn, tổn thất khi sử dụng,
khi chuyển giao tri thức cho người khác,
người sở hữu tri thức vẫn còn giữ nguyên tri

thức của mình. Khi chuyển giao nguồn thông
tin KH&CN cho nhiều người thì vốn tri thức
đó nhân lên gấp bội.
Nguồn thông tin KH&CN tạo ra sự khởi
nguồn cho tư duy mới, sáng tạo mới, đó là
sự bổ sung thường xuyên kiến thức mới, đó
là nền tảng để xây dựng nên một hệ thống tri
thức, đó là nhờ thông tin KH&CN giải quyết
những vấn đề đặt ra.
Thông tin KH&CN không phải là tài sản
vật chất và nó cũng không đóng vai trò trực
tiếp tạo ra của cải vật chất, bản thân nó chỉ là
phương tiện, nếu được đem ra ứng dụng một
cách hữu hiệu, nó sẽ đem lại hiệu quả vô cùng
to lớn. Ngày nay, người ta liên tục kêu gọi hãy
ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, để sử dụng thông tin
KH&CN một cách hiệu quả, cũng cần phải
lưu ý:
Giải pháp ứng dụng: Thông tin ứng dụng
phải thật sự gắn bó chặt chẽ với yêu cầu thực
tiễn của sản xuất, kinh doanh để hoạt động
khoa học trở thành động lực mạnh mẽ trong
NHỮNG GÓC ĐỘ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lý Duy
1312 1312
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
sự phát triển kinh tế, tránh lãng phí, nhằm tạo

ra của cải vật chất mới, nâng cao chất lượng
cuộc sống và phát triển xã hội.
Trình độ công nghệ phải thích hợp, ví dụ
như chúng ta không thể đem những công trình
nghiên cứu không gian ra ứng dụng trong môi
trường sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Xác định thông tin KH&CN là chìa khóa
của mọi hoạt động sáng tạo, là yếu tố thiết yếu
của năng lực đổi mới, cạnh tranh và phát triển
của mỗi cá nhân, tập thể và của toàn xã hội,
nên nguồn thông tin KH&CN có những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Phục vụ hoạt động lãnh đạo quản lý gắn liền
với thông tin. Thông tin được các nhà lãnh đạo
quản lý xem như là hệ thần kinh của hệ thống
quản lý. Thông tin cung cấp tin tức để ra quyết
định quản lý, thông tin được truyền đi như các
thông điệp để thực hiện quyết định quản lý.
Thông tin có mặt và tác động đến tất cả các
khâu của quá trình lãnh đạo quản lý. Vấn đề
thu thập thông tin là một trong những công cụ
cơ bản để mở rộng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo.
Vì vậy, việc thu thập, xử lý, đánh giá, sử dụng
thông tin có hiệu quả là một trong những đặc
điểm chủ yếu của công tác lãnh đạo, quản lý.
Nguồn thông tin KH&CN được thu thập,
xử lý, tổng hợp chính xác, đúng lúc đúng
đối tượng giúp nhà lãnh đạo quản lý tốt một
doanh nghiệp, để công việc được chạy đều
thuận lợi, tránh được các rủi ro, và nguồn

thông tin đó buộc các doanh nghiệp phải
nhanh nhẹn, nhạy bén. Biên soạn các tài liệu
chuyên đề; tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu
thông tin KH&CN; Tiến hành dịch vụ tra
cứu, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin
theo yêu cầu; Xuất bản bản tin KH&CN phục
vụ các cán bộ lãnh đạo và quản lý là điều rất
cần thiết trong nền kinh tế Việt Nam đang
trên đà phát triển như hiện nay.
Nguồn thông tin KH&CN phải có tính kịp
thời, tính cô đọng, tính logic, tính thiết thực,
yêu cầu về tính đầy đủ của thông tin KH&CN
nhằm đảm bảo cung cấp cho lãnh đạo, quản lý
doanh nghiệp giúp họ ra quyết định đúng, để
tác động quản lý có hiệu quả do đó họ cần nhận
biết những tin tức chính xác trong khối lượng
thông tin lớn. Những sự kiện có thể đem lại
cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của
các doanh nghiệp. Thông tin KH&CN giúp
các nhà lãnh đạo quản lý đánh giá đúng trạng
thái hoạt động của cơ quan mình ở mọi thời
điểm cũng như tiên đoán được tương lai của
cơ quan, doanh nghiệp và hoạch định chiến
lược tốt.
Thông tin là năng lượng, là chất liệu của
hoạt động khoa học. Chất lượng công trình
nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất lớn vào
số lượng và chất lượng thông tin mà nhà khoa
học sở hữu và sử dụng.
Thu thập thông tin về nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ từ các tổ chức nghiên
cứu và phát triển, các đơn vị khoa học để phục
vụ các nhà khoa học trong công tác nghiên
cứu triển khai, nó giúp các nhà nghiên cứu
tránh trường hợp nghiên cứu trùng lặp hoặc
kế thừa được thành quả nghiên cứu của người
khác để phát triển ở tầm mức cao hơn.
Để phục vụ hoạt động nghiên cứu triển
khai cần phải xây dựng được hệ thống các cơ
sở dữ liệu thông tin KH&CN bao gồm đầy
đủ các đầu sách, báo, tạp chí, báo cáo kết quả
nghiên cứu, công trình nghiên cứu khoa học.
Do vậy hệ thống thông tin cần được cập nhật
có hệ thống và duy trì lâu dài.
1312 1312
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
H
uyện Tân Uyên
vừa được Cục Sở
hữu trí tuệ (Bộ
Khoa học và Công nghệ)
cấp giấy chứng nhận nhãn
hiệu “Tanuyentea”. Đây
là nhãn hiệu chứng nhận
đầu tiên trên địa bàn tỉnh được công nhận đã
tạo niềm tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và
người dân sản xuất và kinh doanh chè trên địa
bàn huyện Tân Uyên.
Biểu tượng nhãn hiệu chứng nhận
“Tanuyentea” có đặc điểm dễ nhận biết với

những dấu hiệu đặc trưng thông qua chỉ dẫn
địa lý. Biểu tượng của logo tái hiện lại toàn
bộ các hình ảnh quy trình từ khi sản phẩm chè
Tân Uyên được gieo trồng trên những đồi chè
xanh ngút ngàn cho đến khi những búp chè
được thu hoạch, chế biến và đem đến thành
phẩm cho người tiêu dùng chính là chén trà
vàng đậm, mùi thơm hấp dẫn. Logo sử dụng
các màu sắc vàng đậm, nâu và xanh lá cây
gắn liền với các hình ảnh quen thuộc và có sự
gắn kết: màu vàng đậm là màu của nước chè
– thành phẩm được tạo ra từ chè Tân Uyên,
màu xanh là màu của lá chè, cây chè, trong khi
dải màu nâu mềm mại bên
dưới cùng giống như màu
đất đai tươi tốt giúp vun
trồng, chăm bón tạo ra sản
phẩm chè với chất lượng
tuyệt hảo.
Nhãn hiệu
“Tanuyentea” do UBND
huyện Tân Uyên làm chủ
sở hữu. Việc được công
nhận nhãn hiệu sẽ góp
phần tăng giá trị kinh tế
và tính cạnh tranh của
sản phẩm chè Tân Uyên
trên thị trường. Để có
được nhãn hiệu này, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh phải nỗ lực rất nhiều, phối hợp với

các đơn vị như Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
và UBND huyện Tân Uyên cùng các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chè của
huyện thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý
nhãn hiệu chứng nhận “Tanuyentea” dùng cho
các sản phẩm chè của huyện Tân Uyên tỉnh
Lai Châu” hơn 2 năm qua.
Thực tế trong nhiều năm qua, các sản
phẩm chè chủ lực của huyện Tân Uyên như
trà xanh ướp hương nhài, trà xanh, trà Olong,
trà Sencha các sản phẩm được quản lý, đầu
tư và hướng dẫn quy trình chặt chẽ từ khâu
chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp, hái đúng
quy trình kỹ thuật đến khâu chế biến đã tạo
ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Sản
phẩm của huyện đã xuất khẩu sang thị trường
các nước Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan và
Niềm tin từ nhãn hiệu
chứng nhận “Tanuyentea”
Phạm Loan
Lễ Công bố nhãn hiệu chứng nhận “”Tanuyentea”.
1514 1514
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong
và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó theo đề án phát
triển cây chè của tỉnh Lai Châu và của huyện
Tân Uyên thì diện tích cây chè đang và đã
được mở rộng, đặc biệt là các giống chè có
chất lượng cao nhằm tăng sản lượng và giá trị
kinh tế cho cây chè.

Tuy nhiên sản phẩm chè của huyện Tân
Uyên chưa được đăng ký nhãn hiệu chứng
nhận, do vậy sản phẩm chè chủ yếu cung cấp
ở dạng chè thô cho các công ty chè nội địa
có dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại
hơn để đóng gói thành các sản phẩm chè mang
nhãn hiệu của họ. Một số ít thì được xuất khẩu
hoặc uỷ thác xuất khẩu với giá thành thấp hơn
so với giá trị thực của sản phẩm. Đầu ra của
sản xuất thiếu ổn định, phụ thuộc vào đơn vị
trung gian. Thực trạng này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân trong đó có việc người sản xuất
chưa nhận ra vai trò cần xây dựng thương hiệu
và bảo vệ sản phẩm của chính mình bởi vậy
thu nhập của người sản xuất còn thấp và thiếu
bền vững.
Vì vậy việc huyện Tân Uyên được công
nhận nhãn hiệu chứng nhận có ý nghĩa rất lớn
đối với nghề sản xuất và kinh doanh chè của
huyện. Chia sẻ về ý nghĩa của sự kiện này, tại
buổi lễ trao Giấy chứng nhận ông Vũ Ngọc
An, Giám đốc Sở KH&CN, chủ nhiệm dự án
khẳng định “Việc huyện Tân Uyên được công
nhận và được cấp chứng nhận bảo hộ cho sản
phẩm chè dưới tên “Tanuyentea” là sự kiện
quan trọng có ý nghĩa thiết thực đối với người
dân và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
chè trên địa bàn huyện Tân Uyên”.
Ông cho biết thêm “Việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu chứng nhận còn nhằm mục đích

khuyến khích và tạo mối quan hệ chặt chẽ
giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ quan quản lý
và những đối tượng sử dụng tại địa phương”.
Ý nghĩa với huyện đã được Ông Nguyễn
Thanh Hải - Chủ tịch UBND huyện Tân
Uyên chia sẻ “Việc được chứng nhận nhãn
hiệu giúp cho địa phương có nhiều thuận lợi
đặc biệt là giúp với người dân, các tổ chức
sản xuất chè thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ
sang sản xuất hàng hóa gắn với quy trình kỹ
thuật tiên tiến đảo bảo yêu cầu khắt khe của
thị trường. Đồng thời giúp chính quyền địa
phương nâng cao vai trò quản lý nhà nước
trên địa bàn, có trách nhiệm và quyết tâm
hơn trong việc tổ chức mở rộng sản xuất,
quản lý quy trình thâm canh, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm gắn với hình thành và phát triển
thương hiệu chè Tân Uyên”.
Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận
“Tanuyentea” đã khó, gìn giữ và phát huy
lại càng khó hơn. Bởi việc xây dựng và phát
triển nhãn hiệu là một quá trình liên tục, bền
bỉ để đảm bảo duy trì được chất lượng, số
lượng và sức sống của nó trên thị trường. Vì
vậy theo ông Vũ Ngọc An “Sự thành công chỉ
có được khi các nhà sản xuất tham gia và sẵn
sàng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để làm
tăng giá trị cho sản phẩm chè góp phần khẳng
định thương hiệu chè sạch có uy tín trong thị
trường người tiêu dùng”. Bên cạnh đó cần xác

định rõ trách nhiệm không chỉ của đơn vị thụ
hưởng - chủ quản lý nhãn hiệu mà cần có sự
phối hợp tốt với các bên có liên quan (người
trồng, cơ sở chế biến và kinh doanh) để giữ
vững niềm tin của người tiêu dùng cho một
sản phẩm chất lượng – Chè Tân Uyên. Về
phía huyện Tân Uyên đã cam kết “tăng cường
tuyên truyền quảng bá và tổ chức thực hiện
tốt việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận “Tanuyentea” góp phần nâng cao thương
hiệu chè của địa phương” (Theo lời ông
Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch UBND huyện
Tân Uyên). Bên cạnh đó đòi hỏi người dân
và các tổ chức, cơ sở chế biến và kinh doanh,
cũng cần phải tham gia có trách nhiệm và sẵn
sàng sử dụng nhãn hiệu theo đúng quy trình để
đồng lòng, giữ vững và phát huy thương hiệu
chè Tân Uyên trên thị trường.
1514 1514
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Đ
ó là phát biểu của đồng chí Lê Trọng
Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai
Châu sau khi nghe những nhận định,
đánh giá của các nhà khoa học tại Hội nghị
tư vấn phản biện đánh giá tình hình phát triển
cây cao su ở miền núi phía Bắc và giải pháp
phát triển trong thời gian tới do UBND tỉnh
phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và
kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày (31/10) tại

Lai Châu.
Đánh giá về việc
phát triển cao su tại
Lai Châu các đại
biểu cho rằng, cây
cao su là cây có giá
trị kinh tế cao và là
cây đa mục đích.
Nếu phát triển tốt,
đúng hướng cây
vừa cho giá trị kinh
tế, vừa giải quyết
vất đề xã hội và
vấn đề môi trường.
Tuy nhiên tại Hội nghị các đại biểu cũng chỉ
ra những khó khăn thách thức trong việc phát
triển cao su tại vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh
Lai Châu nói riêng là không phải là vùng truyền
thống phát triển cây cao su, lại có địa hình đồi
núi cao, khí hậu khắc nghiệt.
Vùng cao su Tây Bắc tập trung tại các tỉnh
Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và Yên
Bái. Với quy hoạch phát triển thí điểm là 50
nghìn ha, trong đó Lai Châu hiện đã trồng
được trên 12.500 ha cây cao su, tập trung ở
vùng thấp các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm
Nhùn, dọc theo triền Sông Đà và 2 con sông:
Nậm Na và sông Nậm Mu.
Trong thời gian Hội nghị các nhà khoa học
đã thảo luận về các nội dung: Đưa ra những

đánh giá về phát triển cao su tại Lai Châu và
vùng Tây Bắc; năng suất cây cao su so với các
vùng trồng khác; các vấn đề về thị trường và
cơ sở chế biến cao su; các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
cao su trong vùng như khí hậu, địa hình…; các
cơ sở để phát triển đúng hướng quy hoạch cây
cao su trong vùng, đưa ra các luận cứ cho rằng
tiếp tục phát triển
cây cao su là đúng
hướng và phù hợp.
Để có cơ sở
phát triển cao su
bền vững cho toàn
tỉnh GS.TSKH
Lê Đình Khả cho
rằng, cây cao su ở
Lai Châu đã qua
một thời gian thực
tế và cho thấy khả
năng sinh trưởng
bình thường nên có
thể thấy những vùng phát triển cao su ở đây là
phù hợp. Tuy nhiên nếu tiếp tục mở rộng diện
tích tỉnh cần chú ý đến yếu tố địa hình, thời
tiết và sự phù hợp của giống để phát triển một
cách hợp lý nhất. Do cây cao su là loài cây
không thể chặt bỏ như cây công nghiệp ngắn
ngày nên chọn giống vừa lấy mủ vừa lấy gỗ
và trồng xen các loại cây lương thực, hay các

loại cây thuốc, cây dược liệu quý vừa mang
lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Ông
cũng đề nghị tỉnh chỉ nên phát triển theo quy
hoạch và phải có cơ sở sơ chế tại chỗ.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung sau khi so
Lai Châu có thể yên tâm để tiếp tục phát triển
cây cao su ở các vùng đã quy hoạch
Trọng Thiện
Toàn cảnh Hội nghị.
(Xem tiếp trang 24)
1716 1716
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
C
ông tác thống kê khoa học và công
nghệ (KH&CN) có tầm quan trọng
đặc biệt và nhận được sự quan tâm
của mọi quốc gia phát triển, đang phát triển
cũng như các tổ chức quốc tế. Tổ chức
OECD có riêng một đơn vị làm thống kê
KH&CN và đổi mới, là tổ chức tiên phong
về phương pháp luận thống kê KH&CN
hiện đại. UNESCO có Viện nghiên cứu về
thống kê, trong đó có một đơn vị chuyên
trách về thống kê KH&CN với các chương
trình nghiên cứu, phát triển phương pháp
luận định hướng ứng dụng cho các nước
đang phát triển.
Ở Việt Nam, ngoài hệ thống thống kê
tập trung thì việc xây dựng hệ thống thống
kê ngành về KH&CN đã được xác định là

nhiệm vụ cấp thiết. Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản Luật và dưới luật có quy định
liên quan đến thống kê KH&CN.
Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, hoạt động
thống kê KH&CN mới chỉ giới hạn ở việc
thu thập, tổng hợp một số chỉ tiêu thống kê
về tiềm lực và hoạt động KH&CN. Những
chỉ tiêu này cũng chỉ mới tồn tại dưới dạng
phân tán, chắp vá, không đồng bộ và thiếu
tính hệ thống, khi có, khi không. Trong khi
đó, thực tiễn đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu thống
kê KH&CN, với tư cách là bộ phận cấu thành
đặc biệt của hệ thống chỉ tiêu thống kê Kinh
tế-xã hội (KT-XH), phải có tư cách độc lập
và đầy đủ để thực hiện chức năng phản ánh,
đánh giá một cách khoa học về hoạt động
KH&CN của đất nước theo yêu cầu lãnh
đạo, chỉ đạo và quản lý một nền KH&CN
tiên tiến và hiện đại. Để làm được điều này,
hoạt động thống kê KH&CN cần phải được
tổ chức một cách bài bản, khoa học bên cạnh
hoạt động thống kê KT-XH quốc gia.
Ở Lai Châu, thời gian qua, hoạt động
thống kê KH&CN của tỉnh đã cơ bản thực
hiện đúng các nội dung theo quy định:
Thống kê KH&CN cơ sở (03 cuộc), điều
tra nghiên cứu và phát triển (01 cuộc), điều
tra Hội nhập quốc tế về KH&CN (01 cuộc),
điều tra nhận thức công chúng về KH&CN
(01 cuộc), điều tra tiềm lực hoạt động

KH&CN (01 cuộc). Công tác báo cáo thống
kê KH&CN cơ sở đã được thực hiện từ năm
2012, và có thể nhận thấy rõ một điều là chất
lượng thông tin, số liệu của các báo cáo càng
được nâng cao. Kết quả đợt điều tra thống
kê khoa học năm 2014 cho thấy: Hầu hết
các đơn vị đều gửi biểu mẫu đúng hạn, nhiệt
tình tìm kiếm thông tin, số liệu điền vào
biểu mẫu. Đặc biệt, nhiều đơn vị gửi sớm
hoặc thường xuyên trao đổi với Trung tâm
để hoàn thiện biểu mẫu một cách chính xác
như: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi
trường; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm; Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trường Cao
đẳng Cộng đồng,… Đây là một kết quả đáng
mừng, thể hiện nhận thức và trách nhiệm
của các đơn vị đối với công tác thống kê
KH&CN đã được nâng lên, từ đó, số liệu
báo cáo thống kê cũng được đầy đủ và chính
Thống kê KH&CN –
Những vấn đề cần quan tâm
Thanh Huyền
1716 1716
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
xác hơn. Đó cũng chính là điều mà những
người làm công tác thống kê mong muốn
có được những con số không “ảo”, không
chênh lệch, không sai sót.
Tuy nhiên, qua các đợt thống kê đã triển

khai trên địa bàn tỉnh, nhất là đợt thống kê
gần đây nhất cho thấy công tác thống kê vẫn
còn nhiều hạn hạn chế.
Nhiều chỉ tiêu thống kê của các tổ chức
gửi đến còn sơ sài, không ghi đầy đủ thông
tin, số liệu thống kê chưa chính xác, không
thống nhất giữa các bảng biểu. Do đó, dẫn
đến báo cáo tổng hợp chung của Sở KH&CN
gửi về Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
cũng gặp trường hợp tương tự như trên.
Điều này làm cho việc sử dụng các kết quả
từ hoạt động thống kê để làm cơ sở đánh giá,
nhận định trong các hoạt động của ngành
KH&CN còn hạn chế.
Hình thức thông tin thống kê trong ngành
KH&CN hiện nay còn đơn giản, hình thức
thu thập thông tin thống kê áp dụng kiểu
truyền thống thông qua báo cáo (tương tự
báo cáo hành chính), chưa áp dụng các hình
thức thu thập thông tin thống kê chính thống.
Cán bộ làm công tác thống kê ở các tổ
chức (các đơn vị thực hiện thống kê KH&CN
cơ sở, cán bộ làm công tác tổng hợp tại Sở
KH&CN) chưa được đào tạo về nghiệp vụ
thống kê, hoặc chưa có cán bộ chuyên trách,
còn kiêm nhiệm.
Những hạn chế này là do các nguyên
nhân: Chưa hình thành được hệ thống tổ
chức thống kê KH&CN từ trung ương đến
địa phương; chưa triển khai được các hoạt

động thống kê KH&CN một cách hệ thống
và bài bản; quy định của nhà nước về tài
chính không có nội dung chi cho công tác
thống kê; sự quan tâm của các tổ chức đối
với công tác thống kê KH&CN còn hạn chế;
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động thống kê còn chưa nhiều, hiện nay
chưa có phần mềm quản lý chuyên ngành và
phần mềm thống kê chuyên ngành KH&CN.
Thống kê KHCN là một nhiệm vụ quan
trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cả nước
đang nỗ lực, phấn đấu hướng tới sự phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công
tác thống kê nhằm đánh giá tiềm lực của địa
phương và có thể định hướng, hoạch định
chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển
KH&CN trong các giai đoạn tiếp theo. Như
vậy, với vai trò là hoạt động nhằm cung cấp
thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều
hành; là một trong những cơ sở quan trọng
để hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành KH&CN, công tác
thống kê KH&CN đòi hỏi phải được xây
dựng, tổ chức thực hiện một cách bài bản,
khoa học và phát triển theo hướng hiện đại
và hội nhập quốc tế. Đồng thời, nhằm nâng
cao tính pháp lý và việc chấp hành đầy đủ
của các doanh nghiệp, các tổ chức tại địa
phương, UBND tỉnh cần ban hành văn bản
chỉ đạo về tổ chức báo cáo và thống kê khoa

học đầy đủ cho các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thống kê
ở địa phương (Sở Khoa học và Công nghệ
Lai Châu). Cần xem đây như là một nhiệm
vụ thường xuyên của công tác thống kê của
tỉnh mới có thể xây dựng được một bộ cơ
sở dữ liệu về các chỉ tiêu thống kê KH&CN
theo hệ thống chuẩn của quốc gia. Bên cạnh
đó cần quan tâm hơn nữa về chế độ chính
sách, biên chế dành cho công tác thống kê
KH&CN của tỉnh.
1918 1918
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
K
hoa học và công nghệ
(KH&CN) đã góp phần
tạo ra những chuyển
biến về năng suất, chất lượng
và hiệu quả trong sản xuất, mở
rộng thị trường và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong
những năm trở lại đây. Nhiều
dây chuyền công nghệ hiện đại
đã được các doanh nghiệp trong
tỉnh áp dụng mang lại hiệu quả
cao đặc biệt trong ngành công
nghiệp chế biến nông sản đã
trực tiếp và đóng vai trò thúc
đẩy góp phần làm cho sản xuất

công nghiệp của tỉnh phát triển.
Khoa học và công nghệ
hỗ trợ Doanh nghiệp đổi mới
công nghệ
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh
nghiệp cần đổi mới công nghệ, áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến, ứng dụng rộng rãi các
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp
và tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ mới,
công nghệ thích hợp góp phần đẩy mạnh phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng
một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
Trong những năm qua, việc đầu tư đổi
mới công nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến
tích cực. Các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến và
sản xuất chè, sản xuất miến dong đã mạnh
dạn đầu tư áp dụng công nghệ mới, nâng cao
chất lượng sản phẩm. Công ty
TNHH Chè Lai Châu (Công
ty TNHH chè Tam Đường cũ)
đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua
máy tách màu chè. Máy hoạt
động theo cơ chế dùng hệ thống
camera phân biệt màu sắc và các van khí để
bắn toàn bộ: Cậng, bồm, tạp chất ra khỏi chè
và cho ra sản phẩm chè sạch. Máy tách màu
chè được ứng dụng vào hệ thống phân loại có
hiệu quả trong việc tách cậng, tạp chất, khắc

phục hoàn toàn được những nhược điểm của
phương pháp phân tách cậng, cuộng, tạp chất
bằng cơ học và thủ công, rút ngắn công đoạn
chế biến, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất
bán. Nhờ áp dụng công nghệ máy tách màu
chè vào sản xuất mà doanh nghiệp đã nâng
cao hiệu quả kinh doanh, doanh thu tăng từ
10-15% so với trước đó, chất lượng chè được
nâng lên, chè giữ nguyên được hương vị và
giá bán tăng lên gấp 5.
Sự mạnh dạn đầu áp dụng công nghệ máy
Khoa học và Công nghệ -
Với sự phát triển của Doanh nghiệp
Thu Loan
Công nghệ tách màu trà được áp dụng tại
Cty TNHH Chè Lai Châu.
1918 1918
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
tách màu chè của Công ty TNHH chè Lai
Châu đã được Sở KH&CN tham mưu cho
UBND tỉnh hỗ trợ với mức hỗ trợ 300 triệu
đồng theo đúng mức hỗ trợ quy định tại quyết
định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012.
Việc hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp trong
việc đầu tư đổi mới công nghệ là một động lực
giúp các doanh nghiệp tăng cường đầu tư áp
dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến vào sản
xuất góp phần giúp phát triển doanh nghiệp .
Khoa học và công nghệ giúp Doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu và xác lập

quyền sở hữu trí tuệ
Hiện nay, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
trong tỉnh đã nâng cao ý thức về quyền sở hữu
công nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất trong tỉnh
đã thực hiện việc ghi nhãn đúng quy định;
công bố tiêu chuẩn chất lượng, hàng hóa có
nhãn không đúng quy định đã giảm nhiều so
với những năm trước. Đặc biệt từ năm 2004
đến năm 2014, nhiều cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm tới vấn
đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Một số nhãn
hiệu hàng hóa/dịch vụ được Cục Sở Hữu trí
tuệ cấp chứng nhận bảo hộ, như: Nhãn hiệu
“Tutéa”của Công ty Cổ phần trà Than Uyên;
nhãn hiệu “Rượu Mông kê ” của HTX Sùng
Phài; nhãn hiệu “Công ty TNHH Thương
mại Châu Tuấn” của Công ty TNHH Châu
Tuấn; nhãn hiệu “Miến dong Bình Lư” của
HTX Nông nghiệp Hoa Vân; nhãn hiệu “Chè
tuyết san Tam Đường Lai Châu” của Doanh
nghiệp tư nhân chế biến chè San và nhãn
hiệu “Phương Thanh” của khách sạn Phương
Thanh… Và gần đây nhất UBND huyện Tân
Uyên đã được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp Chứng
nhận nhãn hiệu chứng nhận “Tanuyentea”,
đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh chè trên địa bàn huyện có
bước phát triển mới. Nhìn chung, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh đã thực hiện tốt các quy
định về quyền sở hữu công nghiệp.

Một số doanh nghiệp đã có chiến lược xây
dựng thương hiệu khá thành công, nhiều sản
phẩm của tỉnh đã có mặt trên thị trường trong
và ngoài nước và được người tiêu dùng tin
tưởng như sản phẩm miến dong Bình Lư, chè
Lai Châu Nhiều doanh nghiệp đã triển khai
áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến để góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, quản lý
điều hành doanh nghiệp nhờ việc chuẩn hóa
tổ chức bộ máy và các quá trình nghiệp vụ
quản lý.
Tuy nhiên Khoa học và công nghệ cũng
chưa phát huy hết vai trò của mình đối với sự
phát triển của doanh nghiệp của tỉnh do tỉnh
đã có chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ
đến 30% giá trị nhưng số lượng doanh nghiệp
tham gia còn rất ít.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các
Sở ngành, đơn vị trong tỉnh chưa nhất quán,
còn chồng chéo. Việc tiếp cận và nắm bắt
pháp luật của cơ sở, doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên.
Việc đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, đổi mới thiết bị công nghệ, công bố
tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp quy, công bố
hợp chuẩn chưa được doanh nghiệp quan tâm
đúng mức.
Chính vì vậy cần tuyên truyền, khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh
công tác ứng dụng KHCN mới với chính

sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, đăng ký xác
lập quyền sở hữu trí tuệ; công bố tiêu chuẩn
cơ sở; công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn
nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh các doanh
nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tìm
nguồn để đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng
và phát triển thương hiệu, có như thế doanh
nghiệp mới tồn tại và phát triển được trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2120 2120
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
T
hực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường quản lý sản xuất, kinh doanh
và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông, Công điện số 659/CĐ-BKHCN của
Bộ Khoa học và Công nghệ. Thực hiện ý
kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Đoàn thanh
tra liên ngành do ban ATGT tỉnh chủ trì đã
được thành lập để tổ chức triển khai thực
hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ
sở nhập khẩu, kinh doanh về chất lượng mũ
bảo hiểm, sự phù hợp của sản phẩm hàng
hóa với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
công bố áp dụng. Đoàn gồm các thành viên
thuộc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công
an , Công thương. Đồng thời tại các huyện,

thành phố, cũng thành lập các đội kiểm tra
liên ngành để phối hợp tổ chức tháng cao
điểm về kiểm tra, kiểm soát thị trường mũ
bảo hiểm.
Từ thực tế, đoàn thanh tra liên ngành
và các lực lượng chức năng đã xây dựng
phương án triển khai, trong đó: Tập trung
thanh tra các khu vực đầu mối, khu trung
tâm, chợ trọng điểm ở: Thành phố Lai Châu,
các huyện: Than Uyên, Tân Uyên Đoàn
thanh tra liên ngành của tỉnh đã phối hợp với
các đội liên ngành của các huyện, thị, thành
nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh mũ
bảo hiểm trên địa bàn và tiến hành thanh tra
đồng loạt nhiều cơ sở trong cùng một thời
điểm, đảm bảo không bỏ lọt đối tượng thanh
tra, ngăn chặn ngay các hành vi tẩu tán hàng
hóa vi phạm.
Qua thanh tra, kiểm tra các lực lượng
chức năng đã tập trung xử lý nghiêm, triệt
để các vi phạm về kinh doanh mũ bảo hiểm
giả, không có dấu hợp quy CR, không đảm
bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy
định. Đến thời điểm hiện nay, đoàn thanh tra
liên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra
được 05 lượt sơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm
trên địa bàn trọng điểm như: Thành phố Lai
Châu, huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên.
Qua kiểm tra đã phát hiện 02 cơ sở kinh
doanh (01 cơ sở tại Thành phố Lai Châu, 01

cơ sở tại huyện Than Uyên) đang trưng bày,
bán mũ bảo hiểm của các nhãn hàng Index,
Andes, Amoro, hàng hóa có nhãn hiệu bằng
tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ
bằng tiếng Việt Nam, không rõ nguồn gốc
xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật; đình chỉ lưu
thông và buộc khắc phục về nhãn hàng chục
chiếc mũ vi phạm về nhãn mác hàng hóa.
Đợt thanh tra này còn nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của người dân nên bước đầu
công tác thanh, kiểm tra chất lượng mũ bảo
hiểm đã đạt được một số kết quả nhất định,
tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức
và hành động của các cơ sở kinh doanh, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng sản
phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, để quản lý tốt chất lượng
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng
mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quốc Huy
2120 2120
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
mũ bảo hiểm, các cơ quan chức năng tập
trung thực hiện một số biện pháp, đó là:
Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng
mũ bảo hiểm, ngăn chặn kịp thời không cho
các loại mũ không rõ nguồn gốc, mũ không
có dấu hợp quy, mũ không đảm bảo chất

lượng lưu thông trên thị trường. Tiếp tục
đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền,
phổ biến, nâng cao hiểu biết, ý thức của các
cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm; hướng dẫn
cho mọi người dân hiểu rõ thế nào là mũ
bảo hiểm đảm bảo chất lượng, thế nào là
mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ vi phạm
để có được sự lựa chọn đúng đắn. Yêu cầu
các cơ sở kinh doanh ký cam kết với cơ
quan chức năng về bán mũ bảo hiểm đảm
bảo chất lượng ra thị trường. Các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức
đoàn thể vận động cán bộ công nhân viên,
hội viên, đoàn viên và nhân dân sử dụng
mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng khi tham
gia giao thông, coi đây là một tiêu chí bình
xét thi đua, đánh giá việc chấp hành các
quy định về an toàn giao thông.
trẻ. Muốn vậy, hình thức, nội dung truyền
thông phải phong phú, hấp dẫn, dễ tiếp
cận; biến những điều khô khan, phức tạp
thành đơn giản, dễ hiểu. Sao cho hoạt động
KH&CN không chỉ là công việc của những
nhà khoa học mà phải lôi cuốn, thu hút các
doanh nghiệp, tổ chức, nông dân và đông
đảo người dân tham gia. Một trong những
việc cần làm là tuyên truyền về những điển
hình có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
đem lại hiệu quả thiết thực.
Hoạt động truyền thông cần có tính đại

chúng, chủ yếu được thực hiện qua các
phương tiện ấn phẩm, kênh truyền hình còn
phương thức diễn đàn, triển lãm, bảo tàng,
hợp tác, hội thảo,…chưa được phổ biến.
Trong thời gian tới, công tác truyền thông
KH&CN cần có bước đi hiệu quả, vững vàng
hơn; đội ngũ những người làm truyền thông
về KH&CN cần được đào tạo cả lý thuyết và
kỹ năng cơ bản để có thể làm việc hiệu quả;
cần tăng cường năng lực và phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí, phổ
biến những thành tựu về KH&CN đến với
đông đảo nhân dân. Trong đó, đặc biệt quan
tâm đến phản hồi xã hội về KH&CN. Một
trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động truyền thông KH&CN là sự kết hợp
chặt chẽ giữa các nhà khoa học có tinh thần
báo chí và các nhà báo có tinh thần khoa học
để chuyển hóa các thông tin KH&CN vốn
khô khan, thiếu tính hấp dẫn đến với công
chúng.
Cần có cơ chế, chính sách cụ thể về tài
chính cho hoạt động truyền thông, trong đó
cần xây dựng lại chế độ nhuận bút phù hợp
với điều kiện của tỉnh và ngang bằng với các
cơ quan báo chí khác trong tỉnh và một số
tỉnh bạn để thu hút đông đảo lực lượng cộng
tác viên; đầu tư kinh phí để nâng cao chất
lượng in ấn cho Thông tin KH&CN; đầu tư
thêm các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt

động truyền thông KH&CN để đạt được
hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cho mọi tầng
lớp nhân dân về KH&CN.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
(Tiếp theo trang 5)
2322 2322
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
V
ụ mùa năm 2014, Phòng nông nghiệp
huyện Tam Đường đưa vào trổng thử
nghiệm một số giống lúa thuần, lúa lai
năng suất chất lượng cao tại 3 bản thuộc xã Bình
Lư. Đây là mô hình trổng thử nghiệm vụ thứ 4
thuộc dự án “Xây dựng mô hình thử nghiệm
một số giống lúa thuần, lúa lai có năng suất chất
lượng cao tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu”.
Dự án thử nghiệm một số giống lúa thuần,
lúa lai có năng suất và chất lượng cao trên địa
bàn xã Bình Lư đã xây dựng được 3 vụ. Sau 3
vụ thử nghiệm với 10 giống lúa, trong đó lúa
lai là 5 giống, lúa thuần 5 giống; đến vụ mùa
năm 2014 này đã chọn được ra 3 giống lúa gồm
1 giống lúa lai và 2 giống lúa thuần phù hợp
với đồng đất của Tam Đường và cho hiệu quả
kinh tế khá cao so với các giống lúa khác đang
được gieo cấy tại địa phương là: HYT108, HT6
và HT9. Vụ mùa năm 2014, 3 giống lúa trên
tiếp tục được đưa vào khảo nghiệm tại 3 bản
Nà San, Nà Đon và Nà Hum của xã Bình Lư
trên diện tích 1,08 ha về mức độ sử dụng phân

bón để hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Qua chăm
sóc bón phân ở các mức độ: ít, trung bình, cao
và thường xuyên được tiến hành theo dõi diễn
biến tình hình sâu bệnh cũng như quá trình sinh
trưởng và phát triển của từng loại giống, theo
báo cáo đánh giá của đơn vị thực hiện cơ bản
các giống lúa này đều phát triển tốt và cho năng
suất, hiệu quả kinh tế cao nhất ở mức độ bón
phân trung bình đối với 1ha gồm 280kg
đạm, lân 550kg và kali 150kg.
Thực tế tại các địa điểm được gieo
trồng thử nghiệm thì các giống HYT108,
HT6, HT9 đều có tỷ lệ hạt chắc/bông
cao từ 66 đến gần 69%, năng suất đạt từ
53 - 56 tạ/ha cũng cao hơn so với một
số giống lúa đang trồng khác. Trên cơ sở
đó, huyện sẽ tiếp tục khảo nghiệm tiếp
2 vụ chiêm và vụ mùa năm 2015 ở cánh
đồng Bình Lư với quy trình kỹ thuật về
khung thời vụ và mật độ gieo cấy để đến
khi kết thúc dự án 3 giống lúa này đáp
ứng được quy trình kỹ thuật và đưa vào
cơ cấu giống của huyện để nhân ra diện
rộng trong các năm tiếp theo. Việc triển
khai khảo nghiệm các giống lúa thuộc dự án
góp phần quan trọng trong việc xác định các
giống lúa có tiềm năng về năng suất, chất lượng
cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện.
Tại Hội thảo đánh giá kết quả mô hình đại
diện Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ,

Ts Nguyễn Trường An – Phó Giám đốc Sở đã
đề nghị phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung quy trình thâm canh để
nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất
lượng của từng giống, đặc biệt lưu ý đối với
bà con nhân dân cần tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình kỹ thuật do cơ quan chuyên môn hướng
dẫn có như thế mới đảm bảo tính chính xác
trong quá trình khảo nghiệm.
KẾT QUẢ TRỒNG THỬ NGHIỆM GIỐNG LÚA THUẦN,
LÚA LAI VỤ MÙA NĂM 2014 TẠI TAM ĐƯỜNG
Mai Thu
Hội thảo đầu bờ mô hình lúa thuần, lúa lai vụ mùa 2014
tại Tam Đường.
2322 2322
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Đ
ó là mô hình kinh tế cho thu lãi hàng
năm trên 200 triệu đồng của bác nông
dân giàu nghị lực Trần Văn Đáng ở
khu 4 thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên.
Với nỗ lực vượt khó và bản lĩnh của người
lính cụ Hồ, bác đã biết áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, biến mảnh đất 4 ha
đồi hoang thành mô hình kinh tế V-A-C
hiệu quả làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi.
Mặc dù đã ở độ tuổi gần 60, sức lực
giảm sút nhưng bác vẫn thể hiện được
sự nhanh nhẹn, hoạt bát và lạc quan
đúng với bản chất của người bộ đội Cụ

Hồ. Sinh ra và lớn lên trên quê hương
Hà Nam, bác tham gia bộ đội và chiến
đấu ở chiến trường Lạng Sơn năm 1979,
giải ngũ trở về quê hương. Năm 1996,
trong một chuyến lên thăm bà con ở Lai
Châu, rồi cơ duyên đã gắn bó bác với
mảnh đất nơi đây. Bác lập gia đình và
cùng vợ quyết tâm lập nghiệp ở vùng
đất mới. Trong cuộc sống thời bình, bác tiếp
tục phát huy bản chất của người lính, tích cực
lao động sản xuất, chịu khó học hỏi tìm tòi
sáng tạo và xây dựng thành công mô hình kinh
tế vườn, ao, chuồng cho thu nhập cao.
“Vạn sự khởi đầu nan” khi bắt tay vào lập
nghiệp gia đình bác cũng gặp không ít khó
khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, chưa chọn được loại cây
con giống phù hợp. Vì vậy bác đã phải mất tới
mấy năm thử nghiệm các loại cây trồng để tìm
ra cây, con giống thích hợp. Trên diện tích 4 ha
đồi hoang mua lại của bà con hàng xóm bác đã
trồng thử nghiệm các loại cây: bưởi diễn, phật
thủ, mắc ca, hồng đỏ, hồng không hạt, mận
tam hoa …. Nhưng đều không thành công do
điều kiện tự nhiên và khí hậu nơi đây không
phù hợp. Nhưng với suy nghĩ đây là vùng đất
phù hợp để phát triển kinh tế, ổn định cuộc
sống, bác cùng gia đình tiếp tục tìm tòi, thử
nghiệm các loại cây trồng, vật nuôi mới.
Bác đã đi học hỏi nhiều nơi, về các viện

nghiên cứu và các trường đại học để tìm những
giống cây trồng mới, nghiên cứu qua sách, báo
và xem các mô hình làm kinh tế mang lại hiệu
quả trên truyền hình. Đồng thời bác chịu khó
sưu tầm các giống cây địa phương, trong đó có
cây chanh. Nhờ tính tích cực học hỏi, chịu khó
đúc rút kinh nghiệm trong quá trình canh tác,
sản xuất nông nghiệp, dựa vào đặc điểm của địa
phương, bác đã xây dựng được mô hình kinh tế
vườn, ao, chuồng với cây chanh là chủ đạo.
Trong vườn nhà bác hiện có khoảng 300
cây chanh. Vừa chăm sóc cây chanh bác vui vẻ
giới thiệu cho chúng tôi “giống chanh tứ quý
”. Hỏi bác tại sao lại gọi là “chanh tứ quý” bác
Niềm vui của người nông dân
nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Thu Loan
Ông Đáng giới thiệu về giống chanh tứ quý.
2524 2524
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
cho biết “vì 4 mùa trong năm mùa nào cũng có
quả và trên một cây có 4 thế hệ quả”. Tận mắt
chứng kiến chúng tôi đều nhận thấy cây chanh
trong vườn nhà bác rất sai quả, quả to, mọng
nước và đặc biệt là có nhiều thế hệ quả trên
một cây có quả đang chín vàng, có quả ngả
vàng, có quả vỏ còn xanh, có quả đang non và
rất nhiều hoa đang chuẩn bị đậu quả.
Hỏi bác mua giống chanh này ở đâu bác cười
nói với chúng tôi “đây là giống chanh được tạo

ra từ tâm huyết của tôi đấy”. Vì yêu nó nên bác
có chế độ chăm sóc đặc biệt, bón phân, chăm
sóc theo các kỳ trong năm vô tình đã cho bác
giống chanh tứ quý này. Thành công này của
bác có được nhờ tình yêu đối với cây chanh nói
riêng và với nghề nông nói chung.
Bên cạnh cây chanh, mô hình kinh tế của
gia đình bác còn phát triển một số cây trồng
ngắn ngày và dài ngày khác đồng thời nuôi cá
và chim bồ câu pháp, nuôi lợn để phát triển
đa dạng mô hình kinh tế. Hiện nay, trên diện
tích 4 ha đã trồng, gia đình bác còn trồng xen
canh các loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi;
và chăn nuôi khoảng 100 con gà thả vườn,
100 con lợn, 50 đôi chim bồ câu pháp, dành
hơn 200 m
2
ao hồ để nuôi cá. Hiệu quả từ mô
hình, đã giúp gia đình bác thu lãi hơn 200 triệu
đồng mỗi năm từng bước ổn định cuộc sống
và vươn lên làm giàu. Để có thành quả ngày
hôm nay, ngoài tình yêu với nghề nông, bác
còn có nghị lực vươn lên, tinh thần cầu tiến,
sáng tạo, chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ
KH&KT vào quá trình sản xuất, tích cực công
tác phòng ngừa sâu bệnh, dịch bệnh gây hại
cây trồng, vật nuôi.
Mô hình kinh tế của bác đã được bà con
hàng xóm khâm phục và chính quyền địa
phương nghi nhận. Năm 2007 bác được UBND

tỉnh tặng Bằng khen Phong trào Nông dân thi
đua sản xuất, kinh doanh giỏi vượt khó, xóa
đói giảm nghèo. Bên cạnh việc gương mẫu
thực hiện phát triển kinh tế, bác cùng vợ tích
cực gương mẫu và vận động con cháu trong
gia đình cùng thực hiện chủ trương, đường
lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”. Cũng chính vì
vậy, gia đình bác Đáng luôn được bà con hàng
xóm quý mến, nể phục, được chính quyền địa
phương ghi nhận và biểu dương.
sánh năng suất cây cao su tại Lai Châu so với
các vùng khác đã nhận định tỉnh Lai Châu chỉ
nên phát triển ở những vùng tối ưu hoá, nghĩa
là những vùng thích hợp với cây cao su cả về
khí hậu, địa hình. Đó là những yếu tố để có thể
phát triển bền vững cây cao su tại tỉnh.
Nhiều nhà khoa học tham gia tại Hội nghị
cũng đều đưa ra nhận định việc phát triển cao
su tại Lai Châu hiện đang đúng hướng và mở
ra cơ hội phát triển mới cho loại cây công
nghiệp này. Tuy nhiên việc phát triển cây cao
su của tỉnh cần giải quyết tốt một số vấn đề
như: Quy hoạch vùng trồng, giống phù hợp,
thời vụ, phương thức trồng phải đảm bảo đúng
kỹ thuật, thời vụ, phải có các biện pháp chăm
sóc tốt để cho cây khỏe mạnh chống rét tốt và
ít sâu bệnh.
Nhận định về đánh giá của chuyên gia

cũng như hướng phát triển cây cao su vùng
Tây Bắc và trên địa bàn Lai Châu hiện tại và
trong thời gian tới, ông Lê Trọng Quảng –
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Ý kiến các
chuyên gia cung cấp rất nhiều thông tin hữu
ích về thực trạng phát triển cây cao su trong
khu vực, trong nước và đặc biệt là Lai Châu.
Với những thông tin, nhận định đó, Lai Châu
có thể yên tâm để tiếp tục phát triển cây cao
su ở các vùng đã quy hoạch. Tỉnh cũng sẽ phát
triển một cách thận trọng chứ không làm theo
phong trào và sẽ tính toán để đảm bảo cả mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Lai Châu có thể
(Tiếp theo trang 15)
2524 2524
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
87,87ha là diện tích lúa mà huyện Phong Thổ mở rộng được để sản xuất 2 vụ trong
năm 2014, nâng tổng diện tích lúa 2 vụ toàn huyện lên 607ha. Đây là sự nỗ lực rất lớn
đối với 1 huyện biên giới có đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp, tạo nên địa hình vùng
núi cao và thấp, khiến cho việc canh tác gặp rất nhiều trở ngại.
T
heo thống kê, diện tích đất bằng
chưa sử dụng của huyện là 115,94ha,
hệ số sử dụng đất lúa mới đạt 17,5%,
nguyên nhân do việc đầu tư thâm canh, tăng
vụ chưa được quan tâm nhiều; trình độ kỹ
thuật và tay nghề của bà con nông dân còn
hạn chế; đời sống kinh tế còn khó khăn việc
đầu tư phân bón, vật tư chưa được chú trọng.

Trước thực trạng đó, Phòng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn đã tham mưu cho
UBND huyện nhiều giải pháp để nâng cao
hệ số sử dụng đất nhằm gia tăng năng suất
và sản lượng lương thực, đáp ứng cho nhu
cầu tại chỗ.
Giải pháp đầu tiên
phục vụ thâm canh, tăng
vụ trên diện tích ruộng
bậc thang ở vùng cao đó
là việc tổ chức rà soát
nhu cầu sử dụng, quy
hoạch đất đai theo giai
đoạn gắn với quy hoạch
tổng thể phát triển nông
nghiệp trên địa bàn
huyện. Khi đã nắm rõ
tình hình, khả năng
thực hiện, huyện mới
chỉ đạo các xã, thị trấn
vận động người nông dân sử dụng tối đa quỹ
đất bằng phẳng có đủ nguồn nước tưới tiêu
để đưa vào khai hoang ruộng bậc thang. Đến
nay, huyện có 159 công trình thủy lợi có thể
tưới tiêu toàn bộ diện tích canh tác trên địa
bàn. Ông Nguyễn Thế Hải - Trưởng Phòng
NN và PTNT huyện cho biết: Huyện chỉ tập
trung mở rộng diện tích đối với những địa
hình có độ cao dưới 800m so với mực nước
biển, thuộc các xã vùng cao của huyện như:

1 số bản của xã Hoang Thèn, Nậm Xe, Sì Lờ
Lầu, Mù Sang, Vàng Ma Chải, Mồ Sì San
và Ma Ly Chải. Nếu mở rộng ở độ cao trên
800m sẽ không kịp thời vụ sản xuất vụ mùa
bởi lẽ khi thời tiết lạnh, lúa trổ muộn nên
Phong Thổ nâng cao hệ số sử dụng đất trong nông nghiệp
Thu Trang
Bà con xã Hoang Thèn đang thu hoạch lúa.
2726 2726
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
khung thời vụ kéo sẽ dài.
Việc nâng cao hệ số sử dụng đất của
huyện đạt hiệu quả bởi lẽ ngoài việc đảm
bảo nguồn nước, hệ thống kênh mương kiên
cố, Phòng NN và PTNT huyện phối hợp
chặt chẽ với Trạm Khuyến nông và Đoàn
kinh tế Quốc phòng 356 đóng chân trên địa
bàn huyện xuống tận bản cầm tay chỉ việc,
hướng dẫn nông dân từ cách thức ngâm ủ
giống cho đến gieo mạ, che phủ nilông chống
rét, cấy và theo dõi tình hình sâu bệnh. Cũng
nhờ ý thức tích cực của người dân, vụ đông
xuân vừa qua dù không được hỗ trợ kinh phí
nhưng có đến 70% các hộ đã tự bỏ tiền mua
nilong chống rét cho mạ. Bởi vậy, mạ sinh
trưởng tốt và nhanh bén rễ khi cấy. Huyện
cũng tiến hành ký cam kết với bà con nông
dân gieo trồng đúng khung thời vụ để dễ
kiểm soát sâu bệnh, phun thuốc phòng trừ và
không ảnh hưởng vụ sau. Với 87,87ha lúa 2

vụ được mở rộng thêm, trồng các giống lúa
Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Nghi hương
305, Thục hưng 6, năng suất bình quân ước
đạt 55,65 tạ/ha, sản lượng đạt 488,98 tấn,
thu nhập tăng thêm từ 3 - 3,5 tỷ đồng.
Từ năm 2005 - 2009, trên các cánh đồng
xã Mù Sang, Bản Lang, Ma Ly Pho hay
Hoang Thèn, dường như người dân “đóng
đinh” 1 vụ lúa. Dù nguồn nước dồi dào từ các
khe suối đổ về nhưng người dân vẫn “dửng
dưng” vì thóc trong nhà vẫn còn. Song từ
năm 2010 trở lại, nhận thức “làm đủ để ăn”
của bà con đã dần dần thay đổi bởi sự nỗ lực
rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động
của hệ thống chính trị huyện. Ông Nguyễn
Thế Hải nhớ lại: Vụ đông xuân năm 2012,
huyện thực hiện thí điểm vụ 2 ở bản Hoang
Thèn (xã Vàng Ma Chải) nhưng không một
người dân nào tin tưởng mô hình. Đích thân
cán bộ của Trạm Khuyến nông, Phòng NN
và PTNT, cán bộ chiến sỹ Đoàn Kinh tế
Quốc phòng 356 phải xuống tận ruộng gieo
mạ, cấy toàn bộ diện tích làm thí điểm (2ha)
giống như “trình diễn” cho bà con xem. Năm
đầu tiên, năng suất lúa đạt 7,1 tạ/ha, cao hơn
năng suất lúa mùa. Mắt thấy, tai nghe, từ
vụ sau trở đi, huyện không tốn công tuyên
truyền mà bà con tự giác nhận giống về và
làm theo các quy trình như đã được chứng
kiến. Nay Hoang Thèn đã “thoát” ra khỏi

nguồn hỗ trợ và trồng đại trà lúa vụ 2. Xã
Ma Ly Chải tuy không thuộc diện thí điểm
mô hình tăng vụ song nhìn thấy hiệu quả từ
bản Hoang Thèn, nông dân khu vực lân cận
cũng chủ động mua giống về trồng, từ đó,
lan rộng và hình thành phong trào trồng lúa
2 vụ. Tại xã Nậm Xe, vụ đông xuân vừa qua
là năm thứ 2 thực hiện trồng lúa 2 vụ trên
tổng diện tích là 60ha.
Cải tiến được thói quen sản xuất lúa của
người dân, vụ đông xuân 2014 – 2015, huyện
đang triển khai Đề án cánh đồng tập trung
trên diện tích khoảng 30ha tại cánh đồng
Mường So với 2 loại giống Tẻ râu và PC6.
Huyện cũng đưa ra hướng mở, để cho bà
con tự thống nhất chọn 1 trong 2 loại giống
trên để đưa vào gieo trồng. 3 năm đầu bà con
được hỗ trợ giống, sau đó sẽ tiến hành trồng
đại trà. Đây là cách để huyện Phong Thổ
hướng tới sản xuất lương lực có giá trị kinh
tế cao, nâng mức thu nhập cho người dân.
2726 2726
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
G
iống lúa Khẩu Ký, Nếp
Tan là 2 giống lúa đặc sản
của huyện Tân Uyên, được
trồng chủ yếu tại 2 xã Pắc Ta và
xã Thân Thuộc. Do là giống địa
phương được trồng từ lâu đời cùng

với trình độ lạc hậu nên cây trồng
bị thoái hóa, năng suất thấp, chất
lượng giảm do bị lai tạp với những
giống lúa khác.
Trước thực trạng đó, được sự
nhất trí của UBND tỉnh và địa
phương Sở KH&CN đã phối hợp
với Học viện Nông nghiệp Việt
Nam triển khai thực hiện dự án
“Phục tráng giống lúa Khẩu Ký,
Nếp Tan của huyện Tân Uyên tỉnh
Lai Châu”.
Dự án được triển khai trên diện
tích 7,4 ha trong đó 4.05 ha giống
Nếp Tan và 3.35 ha giống Khẩu
Ký tại 2 xã Pắc Ta và Thân Thuộc
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Qua theo dõi, đánh giá các chỉ
tiêu của 26 dòng Khẩu Ký và 24
dòng Nếp Tan theo tiêu chuẩn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình trạng
của cây trên các tiêu chí như: Mức độ xanh
của lá, chiều cao thân, số bông trên cây, trạng
thái của bông, thoát cổ bông, thời gian chín,
số lượng hạt chắc/bông, chất lượng gạo, màu
sắc …. Định kỳ theo dõi, kiểm tra, quan sát
các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại
bỏ những cây có tính trạng không phù hợp,
cây sinh trưởng kém, cây sâu bệnh hoặc sức
chống chịu kém. Kết quả đã thu thập và đánh

giá được 24 dòng là Nếp Tan và 26 dòng Khẩu
Ký có đặc điểm về kiểu hình giống nhau. Để
chính xác hơn, nhóm tác giả thực hiện dự án
dùng phương pháp đánh giá đa dạng di truyền
bằng các macker phân tử SSR để xác định
kiểu gen:
Đối với dòng lúa Khẩu Ký, kết quả cho
thấy 23 dòng (D1, D2, D3, D5, D6, D7, D8,
D10, D11, D12, D13, D14, D15, D16, D17,
D18, D20, D21, D22, D23, D24, D25, D26);
18 dòng Nếp Tan (D1, D3, D5, D6, D7, D8,
D10, D11, D12, D16, D17, D18, D20, D21,
D22, D23, D24) là đúng giống cần được chọn
và là giống được phục tráng.
Qua việc ứng dụng công nghệ sinh học để
đánh giá genôm kết hợp với kiểu hình để phục
tráng 2 giống lúa Khẩu ký tại Tân Uyên, Lai
Châu đã thu được 23 dòng lúa khẩu ký mang
những đặc điểm tương đồng đúng giống phục
tráng và 18 dòng có cùng đặc điểm đúng giống
Nếp tan của huyện được phục tráng. Đây là 2
giống siêu nguyên chủng có hàm lượng tinh
bột cao, gạo sắc bóng, cơm mềm, dẻo và thơm
nhẹ đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và
ngoài tỉnh.
(Xem tiếp trang 30)
Phục tráng thành công
2 giống lúa Khẩu Ký
và Nếp Tan Co Giàng
Thu Loan

Mô hình phục tráng lúa nếp tan tại Pắc Ta.

×