Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

BÁO cáo THỰC tập tại NHÀ máy CHẾ BIẾN CONDENSATE – CPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.94 KB, 68 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CONDENSATE – CPP trang 8
1.1. Giới thiệu tổng quan nhà máy trang 8
1.2. Sơ đồ tổng thể nhà máy (Hình vẽ 1.1) trang 9
1.3. Mô tả công nghệ sản xuất của nhà máy trang 11
1.3.1. Thiết bò chưng cất Condensate trang 11
1.3.2. Hệ thống trộn (bộ trộn) trang 13
1.3.3. Hệ thống bồn bể trang 14
1.3.4. Phân phối sản phẩm trang 14
1.3.4.1. Phân phối sản phẩm bằng tàu trang 15
1.3.4.2. Phân phối sản phẩm bằng xe bồn trang 15
1.4. Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy trang 16
1.4.1. Nguồn điện chính và biện pháp bảo vệ trang 16
1.4.2. Cầu dao cao áp trang 16
1.4.3. Cầu dao hạ thế trang 17
1.4.4. Máy phát điện dự phòng trang 19
1.4.5. Hệ thống phân phối, MCC – trung tâm điều
khiển mô tơ trang 19
1.4.6. Nguồn cung cấp một chiều DC (125VDC) trang 20
1.4.7. Hệ thống nối đất trang 20
1.4.8. Hệ thống cung cấp nguồn liên tục – UPS trang 21
Chương 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ MÁY trang 22
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 1
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
2.1. Nguyên tắc điều khiển nhà máy trang 23
2.2. Đo lường thông số công nghệ trang 23
2.2.1. Mô tả hệ thống điều khiển trung tâm trang 23
2.2.2. Dữ liệu điều khiển công nghệ và hệ thống
con thu thập dữ liệu trang 24


2.2.3. Hệ thống con giám sát điều khiển trang 27
2.2.4. Nguyên lý của hệ thống SSD trang 29
Chương 3:HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN CONDENSATE – CPP trang 32
3.1. Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy trang 32
3.2. Áp dụng cho các cụm thiết bò trong nhà máy trang 34
Chương 4: LỰA CHỌN THIẾT BỊ trang 41
4.1. Bộ phát hiện lửa và khí (F&GS) trang 41
4.1.1. Thiết bò dò lửa tử ngoại (Ultra Violet Detector) trang 41
4.1.1.1. Công dụng trang 41
4.1.1.2. Cấu tạo trang 42
4.1.1.3. Nguyên lý hoạt động trang 43
4.1.2. Thiết bò dò lửa hồng ngoại IR (Infra red detector) trang 43
4.1.2.1. Công dụng trang 43
4.1.2.2. Cấu tạo trang 45
4.1.2.3. Nguyên lý hoạt động trang 45
4.1.3. Thiết bò dò khí (Gas Detector) trang 46
4.1.3.1. Công dụng trang 46
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 2
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
4.1.3.2. Cấu tạo trang 46
4.1.3.3. Nguyên lý hoạt động trang 47
4.1.4.Thiết bò dò nhiệt trang 47
4.1.4.1. Công dụng trang 47
4.1.4.2. Cấu tạo trang 48
4.1.4.3. Nguyên lý hoạt động trang 48
4.1.5. Thiết bò dò khói (Series 60 Ionisation Smoke
Detector 55000-200) trang 50
4.1.5.1. Công dụng trang 50
4.1.5.2. Cấu tạo trang 50

4.1.5.3. Nguyên lý hoạt động trang 51
4.1.6. Thiết bò báo tay XP95
(XP-95 Manual Alarm Calloint) trang 52
4.1.6.1. Công dụng trang 52
4.1.6.2. Nguyên lý hoạt động trang 53
4.2. Cơ cấu chấp hành trang 53
4.2.1. Bơm cứu hoả trang 53
4.2.1.1. Bơm điện trang 53
4.2.1.2. Bơm Diesel trang 57
4.2.2. Bơm bù áp (Jockey Pump) trang 59
4.2.2.1. Cảm biến áp suất trang 60
4.2.3. Van xả nước chữa cháy trang 62
4.2.4. Sơ đồ đấu nối trang 65
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
















Phú Mỹ, Ngày tháng năm 2013
Xác nhận của đơn vị
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
1. Thái độ tác phong khi tham gia kiến tập:




2. Kiến thức chuyên môn:



3. Nhận thức thực tế:



4. Đánh giá khác:



5. Đánh giá kết quả kiến tập:



Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
Để bài báo cáo kiến tập đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới toàn thể
thầy cô trong Khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Bà Rịa
Vũng Tàu lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ
của các bạn, đến nay em đã có thể hoàn thành bài báo cáo với đề tài: “TÌM HIỂU
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CONDENSATE PHÚ MỸ”.
Để hoàn thành được bài báo cáo này em đã nhận được rất nhiều sự đóng góp
hỗ trợ từ các cá nhân và tổ chức liên quan. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn
ThS.Vũ Thị Hồng Phượng đã quan tâm giúp đỡ, vạch hướng, và hỗ trợ em trong
suốt quá trình làm bài. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ không kém phần quan trọng của
ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên tại công ty chế biến condensate Phú
Mỹ. Em xin cảm ơn các cô chú, anh chị mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng
đã tận tình chỉ dẫn em đưa những kiến thức đã học vào thực tế. Với điều kiện thời
gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên bài
báo cáo em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị
trong công ty để em có điều kiện bổ sung và em có thể hoàn thành bài báo cáo
hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn và chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo cùng các cô
chú, anh chị trong công ty chế biến condensate Phú Mỹ.
Vũng Tàu, tháng 05 năm 2013
Sinh Viên thực hiện
Phùng Đức Dũng
LỜI MỞ ĐẦU
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
Cho đến nay, trong khi nhân loại đang cố gắng đi tìm những nguồn nhiên liệu mới
thay thế thì Dầu Mỏ vẫn là nguồn tài nguyên quý báu và đáng giá nhất thế giới. Với

trí tuệ và sự sáng tạo vô tận của con người, Dầu Mỏ đã được tinh lọc và chế biến
đem lại những ứng dụng vô cùng tuyệt vời. Dầu Mỏ và khí Gas cung cấp ba phần
năm nhiên liệu mà chúng ta đang dùng. Trong cuộc sống hiện đại không nơi nào
không có sự hiện diện của Dầu Mỏ: Dầu hỏa dùng để đốt, xăng để chạy các loại xe
và máy bay, nhựa đường để làm đường… Song song với nó thì nghành công
nghiệp ứng dụng khí thiên nhiên và khí đồng hành để sản xuất phân hóa học, các
loại nhựa, cao su tổng hợp, đặc biệt là việc tận dụng nguồn khí đồng hành từ quá
trình khai thác dầu mỏ để chế biến ra các sản phẩm hóa dầu có giá trị kinh tế cao
cũng quan trọng không kém. Là những sinh viên theo học nghành công nghệ hóa
dầu chúng tôi nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của nghành công nghiệp này
đối với sự phát triển chung của nền công nghiệp quốc gia.
Chương 1
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CONDENSATE – CPP
1.1. Giới thiệu tổng quan nhà máy
- Nhà máy chế biến Condensate - CPP được xây dựng cạnh kho cảng Thò Vải
(TVT), cách 6 km về phía Tây xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Ròa
– Vũng Tàu. Nhà máy cách TP Hồ Chí Minh khoảng 2 giờ đi xe theo quốc lộ
51, nằm giữa Thành Phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Cao độ xấp xỉ mực
nước biển, nằm trên khu vực đầm lầy.
- Mục đích của Nhà máy Chế Biến Condensate - CPP là chế biến Condensate
thành sản phẩm xăng RON-83. Nguồn nguyên liệu Condensate nhẹ (từ mỏ
Bạch Hổ) được cung cấp đến CPP qua hệ thống đường ống từ nhà máy xử lý
khí Dinh Cố (GPP) tới kho cảng thò vải (TVT).
- Tại nhà máy CPP, Condensate thô được chế biến bằng cách chưng cất trong
tháp chưng cất C – 01 để loại những thành phần không mong muốn. Thành
phần Condensate ổn đònh (xăng thô) sau khi chưng cất được trộn với thành
phần có chỉ số Octane cao như Reformate và các chất phụ gia để tạo ra
xăng.

- Ngoài ra nhà máy CPP còn sử dụng một số thiết bò hiện có của kho cảng thò
vải (TVT) như: đường cáp điện nguồn trung thế, nguồn nước thành phố, cảng
số 1 cùng với một số tuyến ống dành cho việc nhập nguyên liệu. Ngoài ra hệ
thống điều khiển (DCS) giữa CPP và TVT được kết nối để trao đổi, giám sát
những dữ liệu cần thiết.
1.2. Sơ đồ tổng thể nhà máy (Hình vẽ 1.1)
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 9
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Nhà máy CPP gồm những khu vực hoạt động, hệ thống chính sau:
+ Hệ thống chưng cất Condensate.
+ Hệ thống trộn.
+ Khu vực bồn bể.
+ Hệ thống phân phối sản phẩm.
+ Hệ thống phụ trợ.
- Tất cả các khu của nhà máy CPP đều được phân loại theo các khu vực, theo
đặc tính thiết kế và các thiết bò điện được lắp đặt theo yêu cầu. Bê tông hoá
các khu vực được dựa theo tính nguy hiểm của từng vùng chia ra các vùng
như sau:
+ Vùng 0: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ luôn hiện diện trong một thời
gian dài.
+ Vùng 1: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ thường xuất hiện khi hoạt động
bình thường.
+ Vùng 2: Là vùng trong đó khí dễ cháy nổ không xuất hiện trong điều kiện
hoạt động bình thường, nếu có xuất hiện thì đó chỉ là ngẫu nhiên, và không
tồn tại trong thời gian dài.
+ Và các vùng không thuộc các vùng trên gọi là vùng không nguy hiểm.
- Nhà máy CPP được trang bò hệ thống phòng cháy chữa cháy và nguyên lý an
toàn.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm bộ phát hiện lửa và khí F&GS và
hệ thống chống cháy.
+ Bộ phát hiện lửa và khí (F&GS) có những chức năng sau:
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
 Thực hiện tất cả chức năng dò tìm lửa, khí, nhiệt, khói.
 Thông báo, báo động qua thiết bò nghe nhìn trên bảng F&GS hoặc kích
hoạt các tác động tương ứng của hệ thống ngừng nhà máy SSD.
 Kích hoạt các bơm cứu hoả, hệ thống bọt và hệ thống phun nước.
+ Hệ thống chống cháy bao gồm: một bơm điện P-51A và một bơm động cơ
diesel P-51B sẽ cung cấp nước cho hệ thống PCCC khi có sự cố cháy xảy
ra, hoặc khi có yêu cầu (do thử, tụt áp). Bơm cứu hỏa hút nước từ bồn V-51
và bơm nước vào hệ thống nước cứu hỏa 12” (30 cm), hệ thống này trải
rộng toàn nhà máy gồm khu công nghệ, khu phụ trợ, khu bồn bể, khu xuất
nhập,….
+ Áp suất trong hệ thống nước cứu hỏa được duy trì ở một dải đặt sẵn. Bơm
duy trì áp P-52A/B sẽ bơm bù áp suất khi bò tụt áp trong đường ống.
+ Bơm cứu hỏa cũng có thể khởi động bằng tay hoặc bằng các nút bấm tại tủ
điều khiển tại chỗ của mỗi bơm.
+ Trạng thái hoạt động của bơm sẽ được hiển thò trên tủ điều khiển tại chỗ
và chuyển tới phòng điều khiển để các vận hành viên theo dõi, giám sát.
- Các thiết bò, hệ thống được thiết kế để ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm:
+ Giảm thiểu sự rò rỉ của các chất khí và chất lỏng dể cháy nổ.
+ Ngăn ngừa sự gây nổ trong hộp lửa của lò gia nhiệt.
+ Cách ly sự rò rỉ của khí và lửa.
+ Lắp đặt các van an toàn để xả khi quá áp.
1.3. Mô tả công nghệ sản xuất của nhà máy
1.3.1. Thiết bò chưng cất Condensate
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng

- Nguồn Condensate Bạch Hổ (Condensate nhẹ) từ nhà máy chế biến khí
Dinh Cố (GPP) được dẫn bằng đường ống tới kho cảng thò vải (KCTV),
nguồn Condensate nặng sẽ đựơc nhập từ cảng số 1 hay lấy từ dự án Nam
Côn Sơn (NCS), hai nguồn này được trữ tại 2 bồn 6500 m
3
thuộc KCTV
(TK11A/B).
- Condensate Bạch Hổ được bơm P-01 A/B bơm trực tiếp tới bộ trộn (L-11).
- Condensate nặng (NCS) được bơm P-02 A/B (bơm với lưu lượng 22,8 m
3
/h)
bơm qua bộ trao đổi nhiệt E-01 và E-02 tới tháp chưng cất C-01.
- Tháp C-01 đóng vai trò rất quan trọng trong nhà máy CPP. Tại đây nguồn
Condensate nặng sẽ được xử lý để cắt đi các thành phần nhẹ có nhiệt độ sôi
dưới 40
0
C và các thành phần nặng có nhiệt độ sôi trên 210
0
C. Tháp được
thiết kế để chế biến Condensate ổn đònh với đặc tính phù hợp để có thể trộn
với Reformate tạo ra xăng có chỉ số RON 83 theo TCVN 5690-98.
- Tháp C-01 bao gồm 35 khay kiểu van (khay đỉnh là khay số 1, khay đáy là
khay số 35), nguồn Condensate thô được đưa vào khay số 18, 21 hoặc 24 của
tháp. Condensate ổn đònh (xăng thô) được lấy ra thừ khay số 12.
- Lượng xăng thô được tách ra được chuyển tới bồn chứa xăng thô (TK-
11A/B) sau khi qua bình trung gian V-02, bộ trao đổi nhiệt với nguyên liệu
Condensate nặng đầu vào E-01 và bộ làm mát bằng quạt E-04.
- Dòng đáy gồm những thành phần nặng không mong muốn sau khi qua bộ
trao đổi nhiệt với nguyên liệu Condensate nặng đầu vào E-02 và bộ làm mát
bằng quạt E-05 được chuyển tơí bồn chứa dầu nặng FO (TK-15) để làm

nguyên liệu đốt cho lò gia nhiệt H-01 và xuất ra xe bồn.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Một dòng của thành phần đáy được bơm P-04 A/B (bơm với lưu lượng
108m
3
/h) bơm qua lò gia nhiệt H-01 để gia nhiệt và quay về tháp C-01 để
cung cấp nhiệt cho quá trình chưng cất.
- Thành phần khí đỉnh tháp sau khi qua bộ làm mát bằng quạt E-03 tạo ra 2
thành phần: Khí không ngưng tụ – tức là khí thải, và khí ngưng tụ. Phần khí
không ngưng tụ (khí thải) chủ yếu đốt tại lò gia nhiệt H-01. Phần khí thải
còn lại để điều khiển áp suất của bình hồi lưu V-01 và được đốt của KCTV.
Phần khí ngưng tụ tại bình V-01 được P-03 A/B (công suất là 48,3 m
3
/h) bơm
hồi lưu tại tháp C-01 ở khay đỉnh với một lưu lượng được kiểm soát chặt chẽ
nhằm duy trì trạng thái hoạt động ổn đònh và thu được lượng Condensate ổn
đònh cao nhất.
1.3.2. Hệ thống trộn (bộ trộn)
- Hệ thống trộn bao gồm bộ trộn tónh trên đường ống, thiết bò điều khiển, thiết
bò kiểm soát tỷ lệ trộn bằng DCS và bộ mô phỏng trộn gián tiếp.
- Hệ thống trộn sẽ thực hiện các chức năng chính sau:
+ Điều khiển một cách liên tục tỷ lệ giữa các thành phần đầu vào để sản
phẩm đạt các đặc tính kỹ thuật, với độ chênh lệch (sai số) nhỏ nhất so với
công thức trộn chuẩn.
+ Tối ưu hóa (gián tiếp) việc điều khiển đầu vào và công thức trộn mong
muốn dựa trên các mô hình trộn điều hòa và các kết quả trộn tích hợp để
đạt được chất lượng trộn tối ưu.
- Các dòng nguyên liệu được trộn tại bộ trộn (L-11):
+ Xăng thô từ bồn TK11-A/B, được bơm P11-A/B đưa tới.

SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
+ Nguồn Condensate nhẹ (Bạch Hổ) được bơm P-01 A/B đưa tới.
+ Thành phần Octane cao từ bồn TK-12A/B được bơm P-12 A/B đưa tới.
+ Butane được bơm P-17 bơm từ bình V-13.
+ Các phụ gia hóa học khác được bơm P-18 A/B bơm từ V-11.
- Dựa vào yêu cầu chất lượng của xăng theo TCVN 5690-98, thiết bò mô
phỏng sẽ tính toán, xác đònh lưu lượng dòng Octane cao để trộn theo tỷ lệ
thích hợp với nguồn Condensate ổn đònh từ tháp chưng cất.
- Xăng thành phẩm sau khi từ bộ trộn L-11 sẽ chuyển tới bồn chứa TK-13
A/B.
1.3.3. Hệ thống bồn bể
- Hệ thống bồn bể của nhà máy CPP bao gồm:
Ký hiệu, chất lỏng chứa trong bồn Dung tích (m
3
) Số lượng
TK-12A/B: Reformate 6500< 2
TK-13 A/B: Xăng thành phẩm 6500< 2
TK-!! A/B: Xăng thô 600 2
TK-15: Dầu nặng FO 1000 1
V-51: Nước cứu hỏa 1600 1
V-31: Nước uống 35 1
V-52: Dầu diesel (DO) (*1) 1
*1 Cung cấp cho bơm cứu hỏa và máy phát điện dự phòng, đủ cung cấp cho
máy phát điện hoạt động trong 7 ngày.
- Thành phần Octane cao từ bồn được nhập trực tiếp từ tàu qua cầu cảng số 1
vào bồn TK-12 A/B bằng hệ thống bơm. Thiết bò đo theo phương pháp
Coriolis được áp dụng để ghi lại tốc độ nhập theo khối lượng hoặc thể tích.
1.3.4. Phân phối sản phẩm
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 14

Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Sản phẩm của nhà máy được phân phối theo 2 đường sau:
1.3.4.1. Phân phối sản phẩm bằng tàu
- Việc xuất xăng từ bồn TK-13 A/B ra tàu đậu tại cảng số 1 được thực hiện
bằng các thiết bò của KCTV gồm trạm bơm và đồng hồ đo dòng loại
Coriolis. Trạm bơm gồm 3 bơm (P-103A/B/C) mắc song song với công suất
250 m
3
/mỗi bơm. Trên đường hút của mỗi bơm P-103A/B/C sẽ lắp 3 bơm
xuất xăng P-14 A/B/C để đáp ứng yêu cầu áp suất đường hút của P-
103A/B/C.
- Trước khi việc xuất sản phẩm ra tàu được bắt đầu, tất cả các khâu kiểm tra,
thống nhất qui trình xuất hàng phải được thực hiện để đảm bảo việc kết nối
giữa tàu và cảng được an toàn. Công việc này bao gồm việc kiểm tra các
thiết bò liên quan, tình trạng của thiết bò, hai bên cùng kiểm tra phần kiểm
đònh của hệ thống đo đếm, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Tiếp theo: mặt bích của cần xuất được điều khiển đến vò trí để kết nối với
đường nạp của tàu. Việc xuất xăng được tiến hành với việc duy trì thường
xuyên liên lạc bằng bộ đàm, điện thoại giữa các vận hành viên.
- Việc chuẩn bò đường hút, đường hồi lưu của bơm phải được chuẩn bò trước
khi tàu cập cảng để tránh lãng phí thời gian.
- Một số ống mềm phù hợp nên đựơc chuẩn bò sẵn sàng để dự phòng thay cần
xuất chính.
1.3.4.2. Phân phối sản phẩm bằng xe bồn
- 50% sản phẩm sẽ được phân phối bằng xe bồn.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 15
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Bơm P-13A/B/C sẽ bơm sản phẩm tới trạm xuất cho xe bồn. Thiết bò xuất tại
trạm này được thiết kế để hoạt động 10 giờ mỗi ngày.
- Xe bồn có dung tích 16.000 lít. Trạm xuất xe bồn gồm 3 cần xuất. Cần xuất

hoạt động bằng khí nén, thuỷ lực. Mỗi cần xuất có khả năng xuất 1/3 lượng
sản phẩm (400 m
3
/ngày). Một trong 3 cần xuất sẽ làm việc ở chế độ dự
phòng và có thể dùng cho việc xuất dầu FO.
- Dầu nặng FO được bơm P-15 A/B bơm tới trạm xuất xe bồn.
1.4. Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy
1.4.1. Nguồn điện chính và biện pháp bảo vệ
- Mạng lưới điện quốc gia sẽ cung cấp nguồn điện 22KV cho nhà máy CPP
hoạt động qua đường dây trên không. Điện áp 22KV sẽ được hạ thế qua biến
áp 1250 KVA để có mạng phân phối 3 pha, 4 dây 415/240V.
- Máy phát điện Diesel dự phòng sẽ cung cấp điện cho nhà máy khi mất
nguồn điện lưới quốc gia.
- Cầu giao cao áp LBS-03 (80A) được tính toán dựa trên công suất máy biến
thế TR-01 để có thể chòu được tải và bảo vệ cho các thiết bò của nhà máy.
LBS-03 phối hợp cùng với LBS-01 (cầu giao của đường dây 22KV từ quốc lộ
51) và LBS-02(cầu giao của đường dây 22KV vào KCTV) để bảo đảm hệ
thống nguồn làm việc an toàn và tránh khả năng cắt LBS-01 và LBS-02 khi
hệ thống nguồn nhà máy CPP có sự cố.
1.4.2. Cầu dao cao áp
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 16
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Cầu dao có khả năng làm việc liên tục và không chòu tác động của môi
trường, khung vỏ được làm bằng sắt mạ kẽm, phần trước được phủ nhựa
epoxy và thạch anh.
- Hộp cầu chì và đầu nối cáp được cách điện bằng không khí để dễ dàng thao
tác mà không cần tiếp xúc khí SF
6
. Cấp bảo vệ vỏ: IP30. Cầu dao sử dụng
khí SF

6
làm cách điện.
- Phần bảo vệ cho cầu dao được đảm bảo bằng việc nối đất vỏ và nối liên kết
các bộ phận vỏ, khung kim loại.
- Hộp cầu chì và đầu nối cáp có nắp bảo vệ và chỉ có thể mở khi các cầu dao
liên quan và tất cả các phần cao áp được nối đất.
- Ngược lại khoá liên động sẽ bảo đảm không cho đầu ra máy biến thế (của
LBS) đóng hay ngắt khỏi vò trí tiếp đất khi hộp cầu chì đang mở. Ngoài ra
khoá liên động cũng sẽ không cho đóng hộp cầu chì khi cầu chì không được
lắp đúng vò trí.
- LBS được trang bò bộ hiển thò “sẵn sàng hoạt động”. Tín hiệu hiển thò
“xanh” = “sẵn sàng hoạt động”; “đỏ” =”không sẵn sàng hoạt động” do áp
suất khí SF
6
quá thấp. Bộ hiển thò làm việc độc lập với nhiệt độ và áp suất
bên ngoài.
1.4.3. Cầu dao hạ thế
- Các tủ cầu dao hạ thế được thiết kế theo tiêu chuẩn bao gồm các ngăn chức
năng sau:
+ Buồng thiết bò.
+ Buồng thanh cái (Busbar).
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 17
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
+ Buồng cáp điện.
Buồng thiết bò và buồng cáp điện được cách ly với các ngăn khác bằng các
vách kim loại.
* Thiết kế các ngăn (modul) cơ động để có thể tháo lắp được:
- Các modul cơ động được nối vào mạch chính và mạch điều khiển bằng các
tiếp điểm cắm chân.
- Các thiết bò điều khiển, hiển thò, các đồng hồ đo được lắp đặt trong bảng

điều khiển ở mặt trước của modul. Với cần thao tác chính, các chức năng và
trạng thái khoá liên động sau đây được thực hiện:
+ Vò trí hoạt động của modul, cầu dao chính ở vò trí – ON: mạch chính, mạch
điều khiển được kết nối, vò trí của modul được khoá.
+ Vò trí hoạt động của modul, cầu dao chính ở vò trí – OFF: mạch chính,
mạch điều khiển được ngắt, vò trí của modul được khoá.
+ Vò trí kiểm tra của modul – TEST: mạch chính ngắt, mạch điều khiển kết
nối, vò trí của modul được khoá.
+ Vò trí chuyển động của modul: mạch điều khiển và mạch chính bò ngắt,
modul không bò khoá.
+ Vò trí cách ly: Mạch điều khiển và mạch chính ngắt, modul được kéo ra
30mm và khoá vò trí.
* Thiết kế modul cắm chân (plug-in modul):
- Module cắm chân được trang bò các thiết bò điều khiển, hiển thò cũng như là
chỉ thò báo động, đo lường ở mặt trước.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 18
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Các module được lắp đặt ở buồng thiết bò ngắt và cố đònh với khung bên
trong. Phần mạch chính (mạch lực) được nối với thanh cái bằng tiếp điểm
cắm chân. Đầu cáp ra được nối với module bằng các đầu nối (terminals).
* Đầu vào:
- Máy cắt (CB) được dùng cho đầu vào, đầu ra được nối trực tiếp với thanh
cái. Mỗi một ngăn gồm 1 CB. CB có thể được lắp đặt kiểu cố đònh hoặc tháo
lắp được (rút ra theo thanh ray). CB có thể hoạt động và tháo ra trong khi
phần cửa trước đóng. Thiết bò điều khiển, đo lường và thiết bò hiển thò được
lắp đặt phía trên CB.
1.4.4. Máy phát điện dự phòng
- Hệ thống máy phát điện dự phòng là rất quan trọng, để cung cấp nguồn cho
nhà máy CPP khi mất điện lưới quốc gia. Tuy nhiên hệ thống máy phát này
không làm việc thường xuyên vì vậy cần phải kiểm tra bảo dưỡng hàng ngày

để đảm bảo hoạt động khi cần thiết.
1.4.5. Hệ thống phân phối, MCC – trung tâm điều khiển mô tơ
- Việc điều khiển mỗi mô tơ hay thiết bò được tuân theo hướng dẫn vận hành
của mỗi thiết bò và sơ đồ lôgic của trung tâm điều khiển mô tơ – MCC. Phần
này mô tả tổng quát cách điều khiển MCC.
- Trong mỗi bộ điều khiển mô tơ – MCC, ở ngăn phía trước có phần nối trực
tiếp với nguồn điện 415 VAC. Khi mở mặt trước, khi bảo dưỡng phải cẩn
thận, tuân thủ quy trình an toàn. Ngay cả khi nếu MCCB đang ở trạng thái
ngắt thì đầu vào MCCB cũng đã có điện.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 19
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- MCCB có thể thao tác khi đóng ngăn phía trước. Ngăn phía trước có thể mở
khi MCCB ở trạng thái ngắt.
- MCCB sẽ được cài đặt dòng ngắn mạch. Với MCCB có bảo vệ chạm đất,
các thông số dòng chạm đất và thời gian trễ sẽ được cài đặt.
- Nguồn điều khiển cho MCC được cung cấp từ hệ thống nguồn 1 chiều (DC –
Power system).
- Để bảo vệ cuộn dây mô tơ, rơ le nhiệt được gắn trên mạch nguồn mô tơ tại
MCC.
1.4.6. Nguồn cung cấp một chiều DC (125VDC)
- Điện áp ra của bộ chỉnh lưu: 125 VDC.
- Hệ thống cung cấp nguồn một chiều 125 VDC này cung cấp nguồn cho hệ
thống điều khiển mạch lực. Khi nguồn điện chính bò mất, toàn bộ hệ thống
của nhà máy cũng bò mất, vì thế nguồn để bảo vệ hệ thống cũng bò mất.
Chính vì vậy, nguồn 1 chiều được sử dụng để cung cấp cho hệ thống điều
khiển mạch lực.
1.4.7. Hệ thống nối đất
- Điện trở đất:
+ Hệ thống nối đất chống sét: < 5


.
+ Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bò điện: < 5

.
- Hệ thống nối đất được lắp đặt xung quanh các khu nhà, các cụm công nghệ
chính, các cấu trúc kim loại và các thiết bò điện. Hệ thống nối đất bao gồm:
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 20
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
Lưới nối đất chính, các điểm nối trên mặt đất, các mạch nhánh, các tuyến
dây từ lưới nối đất tới từng cọc tiếp đòa và các điểm kiểm tra ở các điện cực
tiếp đòa.
- Hệ thống nối đất được kết nối bằng các đầu kẹp kiểu nén hoặc vặn chặt ở
các điểm nối trên mặt đất. Các mối nối ở dưới mặt đất được thực hiện bằng
phương pháp hàn nhiệt nhôm (cad-weld).
- Lưới nối đất được đặt trực tiếp, liền mạch trong đất ở độ sâu ít nhất là 0,7m.
Lưới nối đất chính, dây nối giữa các điểm cực, giữa mạch nhánh và lưới
chính được rải có độ chùng hợp lý, không được quá căng.
- Lưới nối đất chính sử dụng cáp đồng 95mm
2
/600V, vỏ bọc PVC. Các mạch
nhánh từ lưới chính đến các thiết bò, kết cấu kim loại sử dụng loại 35 mm
2
.
- Các điện cực nối đất là các thanh thép mạ đồng dài 2,4m.
1.4.8. Hệ thống cung cấp nguồn liên tục - UPS
- Hệ thống UPS phải được duy trì làm việc liên tục, không được dừng hệ
thống này. Hệ thống này cung cấp nguồn cho các thiết bò điều khiển, hệ
thống DCS, F&GS và hệ thống thông tin. Khi mất nguồn điện chính, toàn bộ
hệ thống nguồn của nhà máy cũng bò mất vì vậy nguồn để bảo vệ hệ thống
cũng mất. Chính vì vậy, hệ thống UPS được sử dụng để cung cấp cho hệ

thống điều khiển, thông tin, …
- Hệ thống UPS được thiết kế gồm bộ chỉnh lưu, nghòch lưu và đường bypass.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 21
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
Hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ hệ thống UPS.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 22
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống UPS
Chương 2
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ MÁY
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 23
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
2.1. Nguyên tắc điều khiển nhà máy
- Nguyên tắc điều khiển cho nhà máy CPP dựa trên nguyên lý điều khiển
trung tâm, sử dụng hệ thống công nghệ cao – DCS (hệ thống điều khiển
phân bố). Ngoài ra nhà máy CPP còn sử dụng hệ thống dừng an toàn – SSD,
hệ thống tự động dò lửa và khí – F&GS, hệ thống quản lý xuất xe bồn và hệ
thống đo mức bồn bể.
2.2. Đo lường thông số công nghệ
2.2.1. Mô tả hệ thống điều khiển trung tâm
- Hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm các thiết bò điều khiển công nghệ
của nhà máy. Chức năng chính của hệ thống này là điều tiết, phối hợp giữa
thao tác điều khiển của con người và thiết bò điều khiển công nghệ nhằm đạt
được chế độ vận hành an toàn liên tục của nhà máy.
- Vận hành viên điều khiển công nghệ sẽ được trang bò các thiết bò điều khiển
sẽ hiển thò các dữ liệu vận hành cho phép hiểu một cách rõ ràng các thông
số công nghệ trong quá trình vận hành.
- Dữ liệu được hiển thò là những giá trò tức thời, trạng thái báo động và những
dữ liệu lưu trữ trước đó luôn sẵn sàng để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Hệ
thống điều khiển sẽ cho phép vận hành viên thao tác bằng tay cũng như kết

hợp với các phương tiện tự động khác để có thể điều khiển bằng tay các
thiết bò đầu cuối, điều chỉnh điểm đặt (Setpoint – SP) và cho phép dừng
khẩn cấp các thiết bò khi cần thiết.
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 24
Báo cáo thực tập GVHD: Ths Vũ Thị Hồng Phượng
- Hệ thống điều khiển, giao diện giữa tín hiệu công nghệ đầu vào đầu ra của
nhà máy, xử lý và tính toán thông số hệ thống sẽ được lắp đặt trong một
phòng riêng – phòng điều khiển.
- Phòng điều khiển sẽ được trang bò hệ thống điều hoà không khí để duy trì
một môi trường thích hợp cho các thiết bò lắp đặt bên trong.
1- Phòng điều khiển (Centeral Control Room): Là nơi diễn ra các thao tác vận
hành của hệ thống điều khiển trung tâm. Những người vận hành phòng điều
khiển làm việc phối hợp với những người vận hành thiết bò khác để điều
khiển nhà máy.
- Phòng điều khiển bao gồm:
+ Màn hình điều khiển (thao tác) DCS.
+ Màn hình thao tác SSD/F&GS.
+ Máy in các trạng thái báo động.
+ Hệ thống máy tính đo mức bồn bể.
+ Hệ thống phát thanh, thông báo trong nhà máy.
2- Phòng tủ điều khiển (Rack Room): Đây là phòng chứa các tủ điều khiển, tủ
đấu dây và các thiết bò hỗ trợ.
- Phòng tủ điều khiển bao gồm:
+ Tủ đầu vào.
+ Tủ hệ thống.
+ Tủ phân phối nguồn.
+ Hộp nối đất.
2.2.2. Dữ liệu điều khiển công nghệ và hệ thống con thu thập dữ liệu
SVTH: Phùng Đức Dũng Trang 25

×