Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

thi pháp ngôn từ trong thương nhớ mười hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.78 KB, 16 trang )

Đại cương thi pháp học
A. Mở đầu.
Mỗi một nghệ sĩ là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn
cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự
dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm phải đi sâu vào lòng người và có
tính chất kết tinh. Chất kết tinh ấy là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Qua ngôn
ngữ, độc giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh túy mà người tạo nên tác phẩm
muốn truyền đạt.
Thông qua việc tìm hiểu và phân tích thi pháp ngôn từ trong “thương nhớ mười
hai” của Vũ Bằng sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát và cụ thể về việc sử
dụng ngôn từ cũng như việc bộc lộ tâm tư, tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm vào
trong tác phẩm này.
B. Nội dung.
I. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả Vũ Bằng.
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh năm 1913 và mất năm1984, quê gốc
đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Bằng là
một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam từ đầu những năm 30 của thế kỉ truớc.
Tên tuổi ông gắn với tờ “Trung Việt Tân Văn” với sở trường viết truyện ngắn, tùy bút,
bút kí Sau năm 1954, ông đã vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động cách mạng.
Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn sử dụng các bút hiệu khác như : Tiêu Liêu,
Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm Bên cạnh “Hà Nội 36
phố phuờng” của Thạch Lam thì “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng đã tạo nên một
vệt văn học, gợi ý, kích thích cho nhiều nhà văn lớp sau viết về văn hoá Hà Nội.
Những năm 1932-1945, Vũ Bằng đã nâng đỡ, hướng nghiệp, dìu dắt rất nhiều nhà văn
trẻ, sau này trở thành những nhà văn tên tuổi lẫy lừng.
Trong một thời gian dài, Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng là nhà
văn "dinh tê, về thành", nhà văn "quay lưng lại với Kháng chiến", là "di cư vào Nam
theo giặc". Đến năm 2007 nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thuởng Nhà nuớc về
văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm Thương nhớ mười hai .


Thương nhớ mười hai được Vũ Bằng sáng tác từ năm 1960 và cho đến tận năm
1971 mới hoàn thành. Tác phẩm được Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn
Trang 1
Đại cương thi pháp học
xuất bản vào năm 1972. Sau này được nhà xuất bản Văn học in lại năm 1993 nhà xuất
bản VHTT tái bản năm 2000.
Thương nhớ mười hai là sự giãi bày nỗi nhớ thương da diết đối với Hà Nội nói
riêng và mảnh đất, con người xứ Bắc nói chung của Vũ Bằng. Thông qua hồi ức về
những ngày sống êm đềm bên người vợ hiền đảm đang, tần tảo và hết mực chiều
chồng, tác giả đã mang tới cho độc giả những hương vị đậm đà của những “thời trân”
đất Bắc suốt bốn mùa; đồng thời hồi tưởng về những tập tục, lễ hội truyền thống,
những thú chơi dân gian qua mười hai tháng trong năm.
Về cấu trúc tác phẩm gồm phần tự ngôn và 13 chương:
• Chương I: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
• Chương II: Tháng Hai, tương tư hoa đào.
• Chương III: Tháng Ba, rét nàng Bân.
• Chương IV: Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường.
• Chương V: Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá mòng.
• Chương VI: Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên.
• Chương VII: Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân.
• Chương VIII: Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu.
• Chương IX: Tháng Chín, gạo mới chim ngói.
• Chương X: Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn.
• Chương XI: Tháng Mười một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng.
• Chương XII: Tháng Chạp, nhớ ôi chợ Tết.
• Chương XIII: Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh.
3. Khái niệm thi pháp ngôn từ.
Là cách tổ chức, các kỹ thuật sắp xếp, mô phỏng, trình bày ngôn từ trong tác phẩm
văn học. Nghiên cứu thi pháp ngôn từ là phát hiện các giá trị, ý nghĩa cách tổ chức
Trang 2

Đại cương thi pháp học
ngôn từ trong tác phẩm, xem xét nó có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ, thể
hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
II. Phân tích thi pháp ngôn từ trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
1. Cách dùng từ ngữ trong “thương nhớ mười hai của Vũ Bằng”.
Thương nhớ mười hai là bức tranh hội tụ cái đẹp trong cuộc sống ở quê hương
miền Bắc, một vùng văn hóa kết tinh đầy đủ bản sắc tâm hồn người Việt. Sức hấp dẫn
của tác phẩm không chỉ ở tình yêu quê hương đất nước thiết tha mà còn bởi vẻ đẹp
riêng, độc đáo của nghệ thuật ngôn từ.
Ngôn ngữ gợi cảm, giàu chất thơ không phải là nét riêng biệt của Thương nhớ
mười hai mà là đặc điểm, yêu cầu chung của thể loại tùy bút. Những ai đã đọc tùy bút
của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường chắc sẽ không quên những
câu thơ văn xuôi tài hoa, say mê lòng người trong đó. Nhưng, cái đặc sắc của Vũ
Bằng là nhà văn đã tạo cho tác phẩm những câu văn, những hình ảnh mang vẻ đẹp độc
đáo, mới lạ qua ngôn từ theo cách của riêng mình. Không lẫn với ai, không giống ai
cả.
2. Từ ngữ giàu hình ảnh và chứa đựng nhiều cảm xúc thông qua hệ thống
các từ loại.
Thương nhớ mười hai là một trong những tác phẩm làm say lòng người bằng
những ngôn từ giản dị mà tràn đầy cảm xúc. Vũ Bằng đã viết về cảnh vật, con người
quê hương bằng tình cảm yêu mến nồng nàn, thậm chí là thành kính, thiêng liêng.
Trong Thương nhớ mười hai cảm xúc của nhà văn được bộc lộ rất thật, với ngôn ngữ
đa dạng giàu cảm xúc và tài hoa. Những điều này được thể hiện thông qua các hệ
thống từ loại sau đây:
a. Tính từ.
Đây là một biệt tài của Vũ Bằng trong việc vận dụng sự đa thanh, đa nghĩa,
phong phú của ngôn ngữ dân tộc. Tính từ được sử dụng với tần số cao trong Thương
nhớ mười hai để chỉ về màu sắc, vẻ đẹp,…của con người và cảnh vật nơi đất Bắc.
Việc sử dụng tính từ có hiệu quả đem lại cho trang văn tính biểu cảm, và giàu hình
ảnh, giàu chất thơ như: “…Ấy vậy mà một buổi chiều trở gió kia, ngồi cúi xuống lòng

để hỏi chuyện tim mình, ta cảm như có hàng ngàn, hàng vạn con mọt nhỏ li ti vừa
rụng cánh o o vừa đục khoắt con tim bệnh tật…đang đi đến chỗ mọt ruỗng, rã rời tan
nát”, “Mỗi nỗi buồn se sắt xâm chiếm đầu óc ta…”. Thậm chí, trong một trang văn,
tính từ xuất hiện hơn bốn lần: trời đùng đục, niềm vui sáng sủa, nền trời trong trong,
làn sáng hồng hồng,
Trang 3
Đại cương thi pháp học
Ở Vũ Bằng, tính từ chỉ đặc tính, sắc thái,…thường được sử dụng theo cấu tạo
“tính từ + từ chỉ mức độ”. Tính từ chỉ mức độ mạnh, tăng cấp mang đến cho trang văn
sự sinh động, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm: rét căm căm, buồn rười rượi, buồn
se sắt, đẹp não nùng, nhỏ li ti, cứng quèo quèo, giòn rau ráu, giòn tanh tách, trong văn
vắt, thơm lừ, ngọt xớt, …Hệ thống tính từ này làm giàu cho ngôn ngữ của Thương
nhớ mười hai, tăng sức gợi, sức sống cho từng trang sách. Hơn nữa, nó lột tả được hết
cảm xúc, dụng ý của nhà văn qua lớp ngôn từ. Ngoài ra, lớp tính từ chỉ mức độ nhẹ,
không tăng cấp cũng góp phần đáng kể vào sự thành công ở phương diện ngôn ngữ
của Vũ Bằng. Tả đúng, tả chính xác tính chất, sắc thái của từng hình ảnh, sự việc: mặn
mặn, hăng hăng, lạnh tê tê, thơm ngan ngát,…
Có sức gợi tả, biểu đạt lớn nhất trong Thương nhớ mười hai phải kể đến những
tính từ chỉ màu sắc như: trăng bạc, chén vàng, sông xanh, núi tím, đêm xanh, cỏ biếc,
xoan đào, trầm vàng, vỏ tía, cau xanh, lúa vàng,…Những tính từ đi kèm chỉ rõ đặc
trưng của từng sự vật, hiện tượng, mang tính gợi hình và giàu sắc thái biểu đạt.
Với những tính từ có từ chỉ mức độ đi kèm, sắc thái biểu cảm của trang văn rất
cao và phong phú, giàu sức sống: vàng hanh hao, xanh mươn mướt, nền trời đùng đục,
nền trời trong trong, làn sáng hồng hồng, đêm xanh biêng biếc, trắng toát, xanh mơn
mởn, đỏ hây hây,… Từ chỉ mức độ chỉ rõ sự tinh tế, nhạy cảm của nhà văn trong cảm
nhận và quan sát. Ở các mức độ khác nhau, tính từ chỉ màu sắc mới lột tả đúng sắc
thái của sự vật, hiện tượng, mang lại cho trang văn sức biểu cảm và gợi tả cao: “Xanh
mơn mởn” là màu xanh non, xanh của một sức sống đang tràn trề, tơt tươi; “nền trời
đùng đục” là đục nhưng không đục lắm, vẫn còn có sắc trong, mức độ ở giữa của
trong và đục;…

b. Động từ.
Ở Vũ Bằng, việc sử dụng động từ là một màn ảo thuật tài hoa. Động từ trong
Thương nhớ mười hai được chắt lọc từ ngôn ngữ của cuộc sống, dùng rất đắt nhưng
rất có sức gợi như: nhảy nhót, thấu,…
Thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng, tác giả dùng động từ nhớ gần gũi và quen
thuộc. Trong tác phẩm tới hơn 232 lần nhà văn dùng động từ nhớ với nhiều dáng vẻ
và sắc thái biểu cảm: nhớ đến, nhớ ngay đến, nhớ lại, nhớ về, nhớ thương, thương
nhớ, tiếc nhớ, nhớ tiếc, nhớ nhung, sầu nhớ, nhớ ra, nhớ nhất, nhớ da diết, nhớ day
dứt, nhớ ơi là nhớ, nhớ sao nhớ quá, nhớ quá chừng là nhớ,…. Cách diễn đạt ấy cho
chúng ta thấy được cảm xúc trào dâng và sự phong phú, tài hoa trong việc sử dụng
ngôn từ.
Đọc Thương nhớ mười hai, chúng ta rất dễ nhận, Vũ Bằng sử dụng những động
từ rất Bắc Việt. Đó là những động từ được lấy ra từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của
người dân xứ Bắc. Nó bước ra từ cuộc sống, đi vào trang văn làm cho từng câu chữ
giàu sức sống và gắn liền với mạch cảm xúc hoài niệm miên man, tiếc nhớ của nhà
văn.
Trang 4
Đại cương thi pháp học
c. Danh từ
Trong hệ thống từ loại được sử dụng trong Thương nhớ mười hai, danh từ cũng
chiếm số lượng khá lớn. Trong tác phẩm, nhà văn chủ yếu xoay quanh các danh từ
riêng chỉ các địa phận ở miền Nam và Bắc Việt.
Phải nhận thấy một điều, nhà văn biết và đi rất nhiều nơi ở Bắc Việt. Bắc Việt
hiện lên trong hoài niệm của Vũ Bằng thật thân thương, thơ mộng. Các thức ngon vật
lạ ở mỗi vùng đều khắc sâu trong trí nhớ của nhà văn. Từ Hưng Yên, Vụ Bản, Việt
Trì, Sa Pa cho đến ba mươi sáu phố phường Nơi nào cũng đáng nhớ, cũng làm cho
nỗi nhớ của nhớ văn thêm phần sâu đậm, da diết.
Nỗi nhớ thương da diết đã thôi thúc nhà văn tìm về với Bắc Việt thân yêu. Qua
dòng hồi tưởng, nhà văn không quên tìm về và gọi những cái tên đã làm nên nỗi nhớ
khôn nguôi: “…nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu

rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên,
nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam
Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống” và “…ở vùng Bắc Giang, Hà Đông vào Vân Đình,
Hương Tích, Đọi Đệp, chọ Đần, chợ Kẹo,…”.
Tình yêu với Bắc Việt đã nâng lên thành tình yêu đất nước với một tình yêu
rộng lớn, sâu đậm. Vũ Bằng gởi vào trang văn những địa danh gắn liền với những
thức ngon, vật lạ của non sông mình: “cam Xã Đoài, xoài Bình Định, bưởi Đoan
Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn
Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn…dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần,
nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét,…”. Hàng trăm địa danh, vùng quê của Bắc Việt,
của non sông đất nước đã đi vào Thương nhớ mười hai với một tình yêu hồn hậu, sâu
đậm của nhà văn.
3. Các biện pháp tu từ đặc sắc trong “thương nhớ mười hai”.
Trong Thương nhớ mười hai, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và nhân hóa
được nhà văn vận dụng tối đa. Chính điều này đã mang lại cho câu văn sự dồi dào về
hình ảnh, ngập tràn cảm xúc.
a. Biện pháp tu từ so sánh.
Có thể nói, trong Thương nhớ mười hai, nghệ thuật so sánh đã trở thành thủ
pháp nghệ thuật chiếm ưu thế và mang lại nhiều giá trị nghệ thuật nhất cho tác phẩm.
Thủ pháp so sánh giúp cho tính tạo hình trong tác phẩm đạt đến trình độ cao. Đồng
thời, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng được thể hiện. Thông qua so
sánh, mọi sự vật, hiện tượng trở nên cụ thể, sống động.
Trang 5
Đại cương thi pháp học
Thủ pháp so sánh trong tùy bút chủ yếu xoay quanh các hình ảnh về thiên
nhiên, đồ vật, món ăn, con người,…Điều đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy ở Thương
nhớ mười hai là hình ảnh người con gái luôn được đưa ra làm tiêu chí cho cái đẹp. Cái
đẹp của tự nhiên, tạo vật luôn được ví với những chuẩn mực cái đẹp ở con người:
“Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp
hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng

sáng mùa thu,…”.
Điểm nổi bật khác trong thủ pháp so sánh của Vũ Bằng là dùng những hình ảnh
gợi cảm cụ thể để đặc tả các trạng thái cảm xúc tinh thần. Điều này lôi cuốn người đọc
vào thế giới hoài niệm, miên man mà nhà văn đang tha thiết vọng về. Vũ Bằng trước
hết đã tự lấy bản thân ra làm đối tượng so sánh: “Vậy mà không; lòng người xa nhà y
như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết…” hay “Con tim của
người khách tương tư cố lí cũng đau ốm y như là gỗ mục”. Rất nhiều hình ảnh trong
Thương nhớ mười hai được nhà văn sử dụng để so sánh đã lột tả đầy đủ, sinh động
các trạng thái cảm xúc tinh thần. Chẳng hạn như: “Nhựa sống ở trong người căng lên
như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non cây cối, nằm im mãi không
chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương
đứng cạnh” và “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in
ngầm…” .
Điều đặc biệt ở Vũ Bằng là lối so sánh rất tài hoa, dung dị. Nhà văn sử dụng
biện pháp so sánh nhẹ nhàng, giản đơn trong từng câu văn, con chữ. Không gọt dũa,
trau chuốt mà như lối trực ngôn, thấy sao phản ánh vậy. Chính sự tài hoa, tinh tế trong
cách dụng công ở phương thức nghệ thuật này đã tạo cho ngôn từ của Vũ Bằng mang
nét đặc sắc rất riêng, không lẫn với ai được. Ngôn từ trong Thương nhớ mười hai vì
thế từ chỗ dung dị, không kiểu cách, giũa gọt đã trở nên mượt mà, tinh tế. Nhẹ nhàng
mà sâu lắng, từng câu chữ đi sâu vào lòng người như mạch suối nguồn tươi mát.
Thêm một chút bâng khuâng, chút nhớ nhung và thương yêu cho cõi lòng bao thế hệ
người con xa xứ.
b. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
Bên cạnh so sánh, thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ cũng được Vũ Bằng sử dụng hết
sức khéo léo, tài tình và đạt hiệu quả thẩm mĩ cao. Tiếp cận tác phẩm từ nhan đề,
người đọc nhận thấy ngay độ sắc sảo của người cầm bút. Thương nhớ mười hai không
đơn thuần là mười hai tháng trong một năm. Đó là cả một trời, một đời thương nhớ về
người, về đất, về không gian và thời gian,…của đất Bắc Việt yêu thương: “Nhớ không
biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt
cũng như thể chàng trai nhớ gái,…”.

Ở Thương nhớ mười hai, ta còn bắt gặp những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, sinh
động, đó cũng là một cách để biểu hiện cái nhìn của nhà văn với cuộc sống. Ngay cả
Trang 6
Đại cương thi pháp học
những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm
cũng trở nên đẹp và đáng yêu lạ thường. Cái rét ở miền Bắc được Vũ Bằng gọi là hoa
rét: “Hoa rét còn đọng ở lộc cây, ngọn cỏ”, “đến tháng này thấy hoa rét trở về”. Rõ
ràng, đấy là cái nhìn tin yêu, mê say của một tâm hồn lãng mạn. Có lẽ Vũ Bằng là
người đầu tiên gọi những luồng gió lạnh miền Bắc là “hoa rét”. “Hoa rét” là cái rét
đẹp, rét nhưng làm cho người ta yêu thích, mang lại một hương vị khác cho cuộc
sống. Sau những hình ảnh ẩn dụ ấy là tình yêu đắm say của Vũ Bằng với quê
hương, với thiên nhiên Hà Nội.
Bên cạnh ngôn từ hàng ngày tự nhiên, giản dị, đậm chất đời, cả một kho mỹ từ
pháp, nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được nhà văn trưng dụng tối
đa làm cho câu văn ngập tràn hình ảnh, rưng rưng cảm xúc, chất chứa bao niềm thơ,
nâng tâm hồn và trí tưởng tượng con người bay lên.
Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự tài hoa của Vũ Bằng. Chính
thủ pháp này đã tạo ra sức mê hoặc mãnh liệt cho ngôn từ trong tác phẩm. Người đọc
có thể cảm nhận từng hơi thở, từng cử động dù nhỏ nhất của lòng người, của đất trời
qua câu chữ: Tháng giêng “mơ về trăng non rét ngọt”, “Đêm xanh biêng biếc, tuy có
mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay…”. Tình yêu sâu đậm với đất thủ
đô khiến cảnh và người trong con mắt nhà văn như đẹp hơn, sống động hơn, dồi dào
sức sống. Cái rét đem lại cảm giác êm ái, ngọt ngào cho người con đất Bắc nên nhà
văn gọi đó là “rét ngọt”. Cái rét có vị. Đó là cái dư vị của quê hương, dư vị riêng của
đất Bắc. Chính cái vị đó mang đến những yêu thương cho nhà văn. Nhà văn nhìn thấy
ở mảnh đất quê hương, cái gì cũng đẹp, cũng đáng nâng niu. Đêm không mịt mùng
bởi bóng tối mà xanh biêng biếc. Sắc xanh tràn đầy tin yêu và sức sống. Xanh của
trăng, của ánh sáng ngoài hư không nhưng cũng là sắc xanh trong con mắt đa tình,
giàu yêu thương, tinh tế của Vũ Bằng.
Chính những nhận thức tinh tế, nhạy cảm của tác giả và sự tài hoa của người

nghệ sĩ ngôn từ, Vũ Bằng đã vận dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác. Tạo ra một hiệu quả nghệ thuật to lớn. Mang đến cho tác phẩm
sức mạnh biểu cảm thông qua lối nói giàu hình ảnh, kín đáo như : “Trăng dãi trên
đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc, trăng
thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ ngực xanh
của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chín…” .
Phải có tâm hồn thật nhạy cảm trước cái đẹp. Phải có vốn ngôn ngữ thật dồi
dào và tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước, Vũ Bằng mới phát hiện được hết cái sống
động, cái hồn của từng nhánh cây, ngọn cỏ: Trăng tháng giêng “là cái đẹp của nàng
trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu
không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với
chính mình”.
Trang 7
Đại cương thi pháp học
Nhìn chung, những hình ảnh mà Vũ Bằng đưa vào tác phầm đều là những hình
ảnh gần gũi, thân quen với cuộc sống thường ngày. Đó là những hình ảnh đặc trưng
của thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người,…của đất Bắc việt. Qua ẩn dụ, ngôn ngữ
trở nên giàu biểu cảm và nhạc điệu. Từ đó, từng con chữ cứ như những nốt nhạc trầm
nhẹ nhàng đi vào lòng người. Thật sâu và đầy khuấy động. Ngôn ngữ cứ mang những
cảm xúc, những dịu vợi đi thật xa trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người khi lần giở từng
trang Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
c. Biện pháp tu từ nhân hóa
Không chỉ dùng những so sánh, ẩn dụ để định dạng, bình giá hình thức theo
cảm thụ có tính chủ quan mà Vũ Bằng còn vận dụng linh hoạt phép tu từ nhân hoá.
Nhân hóa làm cho sự vật trở nên có hồn, sống động, giục giã lòng người:
“Trăng dãi trên đường thơm thơm, trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre
xào xạc, trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, trăng ôm lấy những bộ
ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chín… trăng ơi, sao trăng
khéo đa tình, cứ đi hoài theo chân cô gái tuyết trinh và lẻn cả vào phòng the của người
cô phụ lay động lá màn chích ảnh…?”. Còn trăng tháng giêng lại có vẻ đẹp của “nàng

trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu
không có ai thấy để đoán biết tâm sự của mình, nhưng lại cứ thẹn bâng khuâng, thẹn
với chính mình”. Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm của nhà văn khiến cho Trăng trở thành
một tình nhân đa cảm, quyến rũ lạ lùng.
Biện pháp nhân hóa thổi vào thiên nhiên, cây cỏ, những vật vô tri vô giác một
sức sống mới. Cơ hồ cây cỏ, đất trời cũng như con người. Biết giận, biết yêu thương,
biết dâng lên niềm vui sướng, lạc cảm ở đời: “Người đẹp chỉ còn biết cúi đầu xuống
thở dài…vào bóng đêm mịt mù có tiếng dế kêu giun khóc” hay “Nhang trầm, đèn nến
và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm…bướm ra ràng mở hội liên hoan”

4. Giọng điệu trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
a. Giọng điệu đau đáu hoài niệm, tiếc nhớ.
Xuyên suốt tác phẩm Thương nhớ mười hai là giọng văn đau đáu hoài niệm và
dạt dào nỗi nhớ thương. Giọng văn này hiển nhiên trở thành tông chủ đạo dẫn dắt các
tình tiết, sự kiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
Hầu như bất kì trang văn nào trong Thương nhớ mười hai chúng ta cũng cảm
nhận được hơi hướng hoài xứ, thấm đẫm tâm trạng vọng về của nhà văn qua hàng loạt
các cụm từ, câu, đoạn văn. Nó lan tỏa thành một giọng điệu chung, bao trùm lên tất
cả. Đó có thể là một nỗi nhớ bâng khuâng về những món ăn Bắc Việt do chính bàn tay
người vợ đảm đang làm cho mình: “Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy
Trang 8
Đại cương thi pháp học
trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè
cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ thương chồng nấu chén chè củ mài để vợ
chồng cùng ăn trước khi đi ngủ…, đố ai quên được chè lam và chè bà cốt?”. Nỗi nhớ
đau đáu cứ lan tỏa cả một không gian thời gian rộng lớn: “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa,
nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người
bạn chiếu chăn…”.
Ngay đến những món ăn của đất Bắc cũng được Vũ Bằng gởi vào muôn ngàn
nỗi nhớ niềm thương với một giọng văn thiết tha hoài mong: “Thực vậy, một rổ cá rô

don ngày trước bán đắt lắm cũng chỉ hai hào…hợp giọng không chịu được”. Cái nhớ
rất cụ thể nhưng cũng rất bao quát, quay quắt, trải đều lên khắp vùng quê Bắc Việt:
“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ,
nhớ từ cánh đồng lúa mơn mởn nhớ đi,…cam Bố Hạ, đào Sa Pa nhớ xuống”.
Có thể nói, những thức ngon của vùng quê Bắc Việt làm cho nỗi nhớ của nhà
văn nhân lên gấp bội. Trang văn cứ đẫm nỗi đau đáu hoài niệm của nhà văn: “Có ai ở
Bắc Việt vào đây cho hỏi thăm tháng Một mấy năm nay ở Bắc Việt, trời có rét lắm
không, mưa vẫn riêu riêu buồn như trước hay thời tiết vì ảnh hưởng bom đạn của Mĩ
đã khác xưa?
Giọng văn buồn thương, tha thiết đã liên tục đưa người đọc đi suốt Bắc Việt
bằng con đường hoài niệm của nhà văn. Những cuộc hồi cố bằng tâm tưởng được thể
hiện qua những giấc mộng về Bắc Việt: “Mùa thu Bắc Việt xa xưa ơi, ta buồn da diết
khi nghĩ đến kiếp chúng sinh hệ lụy trong biển trầm luân…mộng từ sắc ố quan hà mà
mộng xuống”. Mộng để rồi thêm tiếc thương, thêm đau đáu về xứ sở mà nhà văn luôn
ước mơ quay về.
b. Giọng văn da diết yêu thương, ngọt ngào trìu mến.
Đọc Thương nhớ mười hai, chúng ta nhận ra một tình yêu lớn lao bao trùm lên
cả tác phẩm. Từ ngôn từ, giọng điệu, đều hàm chứa một tình cảm chứa chan của nhà
văn về Bắc Việt: “Bắc Việt mến thương ơi! Nhớ Bắc Việt ngày trước quá, nhớ sao
nhớ quá thế này! mà càng nhớ lại càng yêu…” hay “Càng nhớ như vậy lại càng
Những gì thuộc về đất Bắc, dù là nhỏ nhất cũng được Vũ Bằng dành cho một
tình yêu lớn với giọng văn tha thiết yêu thương, trìu mến như: “…nhưng tôi lại yêu
hơn cái thú la cà, chậm rãi của Bắc Việt xưa cũ, đi hát thì phải đi hát cô đầu,… nấu
cho mình” hay “Yêu quá, cái đêm tháng hai ở Bắc; thương quá cái đêm tháng hai ở
Bắc, thành ra cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá…” .
Nhà văn đã dành tặng cho Hà Nội những mĩ từ đẹp nhất. Với giọng văn đầy
yêu thương, trìu mến, nhà văn đã đưa chúng ta đến gần hơn với Hà Nội. Chúng ta cảm
nhận được rất rõ tình cảm tha thiết chứa chan của nhà văn dành cho quê hương xứ sở
Trang 9
Đại cương thi pháp học

5. Cách dùng từ điêu luyện, độc đáo, mới lạ.
a. Lối kết hợp từ mới lạ, độc đáo .
Vũ Bằng có lối kết hợp từ độc đáo, tạo thành những ngữ mới có tính hàm súc
về nghĩa và mang sắc thái mới mẻ, giàu giá trị biểu cảm, gợi hình.
Qua ngôn ngữ văn xuôi, Vũ Bằng cho thấy khả năng kết hợp đa dạng, uyển
chuyển đến tuyệt vời của ngôn ngữ, với những sự kết hợp từ tạo thành những ngữ vừa
lạ vừa gây ấn tượng. Đó cũng là kết quả của quá trình sáng tạo xuất phát từ tài năng,
vốn sống phong phú, sự yêu quý và trân trọng tiếng Việt của nhà văn. Và vượt lên tất
cả là xuất phát từ một con người say ngắm, say ngửi, say nghe, say cảm nhận mọi thứ
trên đời bằng tấm lòng nhân hậu, bao dung. Sự kết hợp ấy tạo nên tính đa nghĩa và
giàu giá trị biểu cảm, nhằm biểu đạt tình cảm chân thật nhưng không kém phần mãnh
liệt của nhà văn trong những bối cảnh khác nhau.
Chẳng hạn, từ “nhớ” trở thành từ công cụ xuất hiện hầu khắp trên các trang
văn chuyên chở hoài niệm của Vũ Bằng. Chỉ riêng với Thương nhớ mười hai, từ nhớ
đã được nhà văn tận dụng tối đa, nói đúng hơn là nỗi nhớ cứ tự nhiên tuôn chảy.
Không tính lời đề tặng, trong tác phẩm có tới 233 lần nhà văn dùng từ nhớ với nhiều
dáng vẻ và sắc thái biểu cảm khác nhau: nhớ quá, nhớ không biết bao nhiêu, nhớ
không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này, nhớ quá chừng là nhớ, nhớ ơi,
nhớ sao nhớ quá thế này, nhớ Bắc Việt ngày trước quá, nhớ ơi là nhớ…
Sự kết hợp từ nhớ với các danh từ, ngữ danh từ chỉ đối tượng nhớ cứ tuôn ra
triền miên nhưng không phải là sự lặp từ đơn điệu, nhàm chán, vô vị. Bởi lẽ, đối
tượng nhớ là có thực và nhiều vô kể. Ngoài ra, trong vai trò là những bổ ngữ của động
từ nhớ, chúng lại được kết hợp trong sự đa dạng, uyển chuyển, linh hoạt để tạo nên
các ngữ động từ phản ánh tâm trạng, nỗi lòng của nhà văn. Phần Tự ngôn trong
Thương nhớ mười hai có hơn năm mươi đối tượng để nhớ: nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ
những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về, nhớ người bạn chiếu chăn,
nhớ cá mè, rau rút, nhớ người mẹ ru con,…. Các đối tượng cứ xuất hiện miên man
không dứt trong nỗi nhớ khôn nguôi. Chỉ riêng điều này cũng đã cho thấy được cảm
xúc chân thành, sâu lắng và sự phong phú trong cách diễn đạt của nhà văn.
Tương tự, từ yêu và từ thương cũng được kết hợp trong sự đa dạng ấy: yêu…

không biết chừng nào, yêu, yêu… không biết bao nhiêu, yêu sông xanh, núi tím; yêu
đôi mày ai như trăng mới in ngần… yêu nhất mùa xuân, yêu luôn từ bông hoa mà yêu
xuống đến trái cây, yêu từ cái lá hòe lăn tăn mà yêu lan sang chùm hoa mộc, yêu
tháng ba đất Bắc, yêu người vợ tấm mẳn không biết chừng nào, thương không biết
ngần nào là thương, thương biết bao nhiêu, thương biết chừng nào…
Có thể xem đó là “sự cởi mở trọn vẹn của tầm ý thức đối với điều hiện hữu”. Cùng
với sự cởi mở ấy, sự cởi mở về tình cảm, ý tưởng của Vũ Bằng đã làm nên những
ngôn từ, câu văn đầy chất sáng tạo.
Trang 10
Đại cương thi pháp học
b. Sự lạ hóa ngôn từ Trong văn học hiện đại Việt Nam.
Đến với những tác phẩm kí của Vũ Bằng, người đọc cũng sẽ ngạc nhiên không
kém khi đứng trước sự “lạ hoá” ngôn từ của nhà văn như : “con tim có cánh” hay “bầu
không khí… biêng biếc sầu”; “buổi tà huân” , “trời đất xuống màu”, “buổi trưa tiền
kiếp”, “mây đỏ đòng đọc”, và những cụm từ chỉ người chồng xa nhà, người vợ yêu
thương. Rõ ràng, đó không hoàn toàn là sự sáng tạo mà là sự “lạ hoá” ngôn từ. Sự lạ
hoá này bắt nguồn từ sự chuyển hoá cảm giác, cảm xúc của nhà văn qua ngôn từ với
cách ghép mới.
Trong hoàn cảnh biệt li xứ sở và người thân, nỗi cô đơn đã gặm nhấm con tim
đau ốm y như là gỗ mục của Vũ Bằng. Vì vậy, ranh giới giữa nhu cầu khao khát thổ lộ
và nhãn quan ngôn ngữ với những quy phạm của nó dường như đã bị xóa nhoà. Tình
yêu mãnh liệt, nỗi nhớ da diết cố hương và cố nhân đã dẫn dắt, “mặc cho ngòi bút đưa
đi, đến đâu hay đó”.
6. Nỗi hồi cố trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
Trong nỗi hoài cố, Vũ Bằng dành rất nhiều “thương nhớ” cho những “thời trân”
mang hồn vía của miền đất “bờ xôi ruộng mật”. Mùa nào thức nấy theo nhịp hải hà :
tháng hai cá anh vũ Việt Trì nướng chả; tháng ba hái ngọn rau cần tươi hơn hớn nấu
bát canh với tôm Thanh; tháng tư muối cái quả cà Nghệ ăn cùng canh trứng cua đồng
vắt chanh cốm; tháng chín có cốm với hồng, rươi với vỏ quít, gạo mới với chim ngói;
tháng mười gió bấc mưa phùn có nồi cơm ba giăng ăn với cá mương đầm Vạc, tháng

mười một mùa nhể bụng cà cuống lấy dầu… Những đặc sản được Vũ Bằng chi chút,
ve vuốt nhất là cốm, rươi và cà cuống – những thời trân chỉ riêng Bắc Việt mới có và
cũng chỉ có mỗi năm một lần vào đúng thời khắc đất trời chuyển mùa. Thế nhưng
những hoài niệm về cái quả đào “ưng ửng hồng, có những sợi lông tơ óng ánh”, quả
tuyết lê là “trái cây bằng thủy tinh”, quả vải thiều “ong óng một màu nâu cổ kính”,
quả dứa “vàng như mật ong” bên quả bồ quân “đẹp một màu huyết dụ”, hay “những
vườn quýt trĩu chịt những quả thắm một màu vàng xen vào những chùm lá xanh màu
thiên lý”… cũng tuyệt đẹp. Đến vải tiến Cầu Họ, bưởi Đoan Hùng, mận Thất Khê,
cam Bố Hạ, hồng Việt Trì, mít Gio Linh, những “dưa La, cà Láng, nem Báng, tương
Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, thậm chí “cái cà, cái dưa, cái tương, cái
mắm ngon quỷ khóc thần sầu”, những vườn rau xanh ngăn ngắt nơi thôn ổ đìu hiu
cũng thi vị và cảm động vô cùng.
Làm nên vẻ đẹp Hà Nội – Bắc Việt trong Thương nhớ mười hai còn phải kể
đến các lễ hội, lễ tết, tập tục thờ cúng, vui chơi. Miền Bắc rất nhiều lễ hội vậy mà hầu
như lễ hội nào cũng được tác giả tái hiện trong Thương nhớ mười hai. Đầu xuân lễ
đền Ngọc Sơn, đền Quan Phước, đền Quan Thánh… rồi lễ chùa Quán Sứ, chùa Dâu,
Trang 11
Đại cương thi pháp học
chùa Kim Cổ, chùa Trấn Quốc, chùa Bà Đá, chùa Liên… Tháng hai hội chùa Vua, hội
tế thần ở Láng, hội làng Lim, hội Phủ Giầy, hội chùa Hương… Đi liền với lễ là hội, từ
mồng bốn tháng giêng các làng bắt đầu mùa quan họ, kể hạnh, hát đúm, hát tuồng…
“làng nào cũng có hội hè, đình đám, đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la
liệt”. Đó không chỉ là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước sắc mà còn là mùa đánh cờ
người, cờ bỏi, đấu vật, mùa chọi gà, chọi cá, chọi trâu… Ở đâu cũng có hát ví, hát
trống quân, kéo co, thổi cơm, đá cầu, dún đu; ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Phủ Lạng có trò
bắt chạch “thắm thiết ân tình”; làng La rước cái nõn nường để “khuyến khích đoàn
kết, cầu nguyện cho sinh sản gia tăng, phồn thịnh”…
Không gian văn hóa Thương nhớ mười hai còn rất nhiều lễ tết với những tập
tục và món ăn riêng. Đêm Tết Nguyên Tiêu đi xin xăm về giở hộp trầu vàng ăn một
miếng rồi nhập hội tam cúc hay bói một quẻ Kiều đầu năm xem xấu tốt ra sao. Tháng

ba Tết Hàn Thực kiêng dùng lửa, chỉ ăn đồ lạnh. Tháng năm Tết Đoan Ngọ nhuộm
móng tay, móng chân bằng lá móng, ăn rượu nếp, quả roi, quả nhót và bỏng bộp để
“giết sâu bọ”. Tết Trung Nguyên tháng bảy với lễ Vu Lan xá tội vong nhân. Tháng
tám là Tết Trung Thu, nhà nhà bày cỗ, trên thắp cái đèn kéo quân, đèn quả trám lung
linh, “trong khi người lớn ăn ốc trông trăng thì trẻ con múa sư tử lùng tùng xoèng ở
trước sân gạch trăng chiếu sáng như ban ngày”. Tháng chín Tết Trùng Cửu đăng cao
uống rượu. Tháng mười Tết cúng cơm mới. Tháng chạp Tết tiễn ông Táo lên trời, Tết
Nguyên Đán đầu năm mới. Trong “mối tình tư quy” của Vũ Bằng, Tết Nguyên Đán
được tâng tiu nhất. Tết gắn với chợ Tết, sắm Tết, sửa Tết, gửi Tết, biếu Tết, ăn Tết,
chơi Tết… với bao tập tục như về quê ăn Tết, thăm mộ gia tiên nội ngoại, cắm cây
nêu, vẽ vôi cung tên, dán câu đối, treo tranh lợn gà, tiễn ông Táo, tục xông đất, kiêng
không quét nhà, không đánh vỡ chén bát, tục “mở hàng” cho nhau, thăm viếng, chúc
tụng nhau… Sở dĩ ông ưu ái dành cho Tết cả hai chương sách vì nó gắn với không
gian gia đình, với “người vợ tấm mẳn” không biết đến bao giờ mới được gặp lại.
Người phụ nữ tên Quỳ với “bóng lưng thon nhỏ”, “đôi má đỏ hây hây mùi cốm giót”,
“thơm ngát mùi hoa cau” trong ký ức Vạn Lý Trình Vũ Bằng không chỉ là “người bạn
chiếu chăn” mà còn tiêu biểu cho vẻ đẹp nhã lịch của dân kinh kỳ, của người phụ nữ
Việt Nam truyền thống. Ở Quỳ hội tụ nhiều giá trị nhân văn dễ gợi lên sự say mê,
ngưỡng mộ trong lòng độc giả.
Với kết cấu lắp dựng, đề tài quê hương Bắc Việt với vẻ đẹp phong phú, đa diện
của cảnh vật, sản vật, con người… đã được nhà văn Vũ Bằng chăm chút tái hiện.
Bằng cảm hứng lãng mạn và tư duy hồi cố, đời sống văn hóa Việt Nam trong Thương
nhớ mười hai không dừng lại ở cảm hứng chân thực mà còn được nâng lên đến mức lý
tưởng.
7. Cách dùng từ láy, từ tượng thanh, tượng hình trong “thương nhớ mười
hai”.
Trang 12
Đại cương thi pháp học
a. Cách dùng từ láy.
Có thể nói, ngôn từ trong Thương nhớ mười hai đa dạng, phong phú, được lựa

chọn theo hướng đơn giản, gần gũi nhưng hết sức tinh tế nhằm biểu đạt tình cảm chân
thật nhưng không kém phần mãnh liệt của Vũ Bằng.
Thật hiếm có tác phẩm nào đưa đến cho ta vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên vừa
hết sức quyến rũ, vừa rất đỗi thân quen, có sức cuốn hút làm say đắm lòng người như
Thương nhớ mười hai. Vẻ đẹp ấy được diễn tả qua ngòi bút tài hoa của một tâm hồn
nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống. Và trên hết, là sự dụng công tài hoa ở ngôn
ngữ. Hệ thống từ láy đa dạng, giàu tính nhạc được Vũ Bằng trải đều trên gần ba trăm
trang văn lại một lần nữa khẳng định chân tài Vũ Bằng.
Trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng chủ yếu dùng dạng láy đôi hết sức
phong phú, đa dạng với các kiểu láy phụ âm đầu, láy vần và láy toàn bộ. Láy phụ âm
đầu: rả rích, man mác, thấp thoáng, long lanh,…Láy vần: lỗ chỗ, li ti, lê thê, đìu hiu,
lả tả, tưng bừng, bát ngát, thong dong, tèm lem, la cà, lem nhem, lỉnh kỉnh, êm đềm,…
Nhiều nhất và đặc sắc nhất phải kể đến láy toàn bộ: đâu đâu, hơ hớ, mơn mởn, căm
căm, mang mang, sâm sẩm, tí ti, hây hây, hồng hồng, mờ mờ, rau ráu, chiều chiều,
mơn mởn, lắng lắng, quèo quèo, thanh thanh, mặn mặn, hăng hăng,…
Từ láy góp phần tạo ra ngữ điệu, tiết tấu cho trang văn. Đến với Thương nhớ
mười hai, chúng ta sẽ được lạc vào thế giới của thơ, của nhạc với sắc thái biểu cảm ở
độ cao nhất. Vũ Bằng dùng láy không phải để có dùng mà dùng với tất cả sự tinh tế
của mình. Mỗi sự vật đều gắn liền với những đặc điểm, trạng thái rất riêng tạo nên
một tổng thể chung hài hòa, giàu màu sắc. Thật khó để thống kê được hết số lượng từ
láy đã được Vũ Bằng sử dụng như: đâu đâu, hơ hớ, li ti, o o, tê tê, dào dạt, lê thê, đìu
hiu, rầu rĩ, mơn mởn, rền rền, lả tả, mươn mướt,… Dường như, ở mỗi câu, mỗi đoạn,
mỗi trang văn đều chứa từ láy. Thế mới thấy hết được sự tinh xảo trong kĩ thuật ngôn
từ của Vũ Bằng. Mật độ dày đặc nhưng không hề gây nhàm chán. Trái lại, trang văn
trở nên giàu hình ảnh, giàu sức gợi và cứ thế vút lên như khúc tình ca về Hà Nội với
tình thương nỗi nhớ đong đầy.
b. Cách dùng từ tượng thanh, tượng hình.
Ngoài từ láy, Vũ Bằng còn rất thành công khi vận dụng tối đa các từ tượng
thanh, tượng hình. Tạo tác dụng gợi âm thanh và hình ảnh, tăng tính nhịp điệu, biểu
cảm cho trang văn. Người đọc như được sống thực sự trong thế giới của nhà văn, nghe

từng âm thanh của sự sống, ngửi - nếm từng mùi vị của món ăn, chạm tay được mọi
thứ nhà văn mô tả. Trước mắt, Hà Nội đang hiện hữu như Vũ Bằng chưa hề mộng và
mơ. Và, người đọc đang cùng nhà văn tung tăng thưởng ngoạn khắp đất trời Bắc Việt.
Những từ tượng thanh như rền rền, riêu riêu, o o…tạo nên một thứ âm thanh
vừa phải, man mác. Không lạc ra ngoài tâm tưởng miên man của nhà văn. Mang đến
cho câu văn tính động nhưng vẫn êm ái, trầm trầm. Trầm trầm chứ không trầm hẳn,
Trang 13
Đại cương thi pháp học
cũng không thật bổng để gợi được những gì đã xa trong quá vãng của người con xa xứ
đang hồi hương bằng tâm tưởng. Những âm thanh của sự sống mà Vũ Bằng đang tìm
kiếm, vọng về.
Cũng như từ tượng thanh, từ tượng hình mang đến cho câu văn tính sinh động,
giàu hình ảnh. Từ tượng hình được Vũ Bằng vận dụng trong Thương nhớ mười hai
như những cây cọ vẽ thần kì. Mỗi từ là một sắc màu, một đường nét: li ti, lê thê,…tất
cả quyện vào nhau vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về Bắc Việt với thiên nhiên, đất
trời, con người, phong tục,…Không có từ tượng hình, vẫn có một Thương nhớ mười
hai xao động lòng người. Nhưng, có sự góp phần của từ tượng hình, Thương nhớ
mười hai trở nên hay đến từng con chữ, câu văn. Nỗi nhớ của nhà văn nhờ thế được tô
điểm sâu đậm hơn, kí ức hiện về rõ ràng đến từng đường nét, từng dáng dấp.

C. Kết luận.
Có thể nói, ngôn từ trong Thương nhớ mười hai vô cùng đa dạng, phong phú,
được lựa chọn theo hướng đơn giản, gần gũi nhưng hết sức tinh tế nhằm biểu đạt tình
cảm chân thật nhưng không kém phần mãnh liệt của Vũ Bằng. Ông đã có sự tìm tòi,
lựa chọn từ ngữ, kết hợp từ ngữ một cách nghệ thuật, đồng thời sử dụng trường
liên tưởng với nhiều biện pháp tu từ nhằm nâng cao giá trị tạo hình và biểu cảm
của ngôn ngữ. Đó là dấu ấn của nhà văn để lại trong lòng người đọc qua hàng loạt
sáng tác ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở thể loại kí.
Nhìn chung, ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Bằng vừa trong
sáng, giản dị, gần gũi như ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Công

Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…; vừa tinh tế gợi cảm như ngôn ngữ của Thạch
Lam, Thanh Tịnh… Thật hiếm có tác phẩm nào đưa đến cho ta vẻ đẹp của cảnh sắc
thiên nhiên vừa hết sức quyến rũ, vừa rất đỗi thân quen, có sức cuốn hút làm say đắm
lòng người như Thương nhớ mười hai.
“Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ”. Thương nhớ mười hai đã khẳng định
điều đó. Đã khẳng định với bao thế hệ độc giả một Vũ Bằng bất tử với thời gian. Một
Vũ Bằng tinh xảo, tài hoa trong việc vận dụng hệ thống ngôn từ đa dạng, linh hoạt để
dệt nên bức tranh Hà Nội với nỗi nhớ niềm thương vĩnh hằng.
Trang 14
Đại cương thi pháp học
MỤC LỤC
Tran
g
A. Mở đầu 1
B. Nội dung 1
I. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm 1
3. Khái niệm thi pháp ngôn từ 2
II. Phân tích thi pháp ngôn từ trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng 3
1. Cách dùng từ ngữ trong “thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” 3
2. Từ ngữ giàu hình ảnh và chứa đựng nhiều cảm xúc thông qua hệ thống các từ loại. 3
3. Các biện pháp tu từ đặc sắc trong “thương nhớ mười hai” 5
a. Biện pháp tu từ so sánh 5
b. Biện pháp tu từ ẩn dụ 6
c. Biện pháp tu từ nhân hóa 8
4. Giọng điệu trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng 8
b. Giọng văn da diết yêu thương, ngọt ngào trìu mến 9
5. Cách dùng từ điêu luyện, độc đáo, mới lạ 10
a. Lối kết hợp từ mới lạ, độc đáo 10
Trang 15
Đại cương thi pháp học

b. Sự lạ hóa ngôn từ Trong văn học hiện đại Việt Nam 11
6. Nỗi hồi cố trong “thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng 11
7. Cách dùng từ láy, từ tượng thanh, tượng hình trong “thương nhớ mười hai” 12
Trang 15
Trang 16

×