Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

trị bệnh tiết tả bằng đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.1 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Qua thời gian được các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, các thầy thuốc ưu tú Y học cổ
truyền giảng dạy tại lớp Chuẩn hóa Lương y do bộ Y tế và Trung ương Hội Đông y
tổ chức cho các cán bộ hội học tập; Tôi đã tiếp thu được nhiều về kiến thức và
phương pháp nghiên cứu - học tập, về Y đức và Y thuật, về tinh thần phục vụ và ý
thực trách nhiệm đối với nghề nghiệp, về sù quan tâm đến thế hệ kế thừa của các
thày, cô và các vị thay mặt Đảng - Nhà nước trong ngành Y tế.
Bài khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của các Thày, Cô là kết
quả của sù quan tâm của các Thày, Cô và sự nhiệt tình của Ban chỉ đạo lớp học.
Song do trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi nhiều điều sơ suất, nên tôi rất
mong được các Thày, Cô và Ban chỉ đạo lớp học chỉ dẫn thêm để nội dung trình
bày trong bài được hoàn thiện và có chất lượng hơn, để có khả năng phục sức khoẻ
nhân dân đạt được nhiều hiệu quả.
Tôi xin được phép gửi tới các Thày, Cô đã trực tiếp truyền giảng trên lớp, và
các thày tuy không lên lớp nhưng qua các tác phẩm của mình đã gián tiếp truyền
nghề cho lớp người sau, tới bộ Y tế và Trung ương hội, Ban tổ chức lớp học lòng
biết ơn sâu sắc và chân thành.











ĐIỀU TRỊ BỆNH TIẾT TẢ BẰNG ĐÔNG Y.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.


I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Bệnh tiết tả còn gọi là Phúc tả, hoặc là ỉa chảy, thường gặp ở mọi đối
tượng: Nam phô - lão - Êu. Khó có ai không mắc một lần ỉa chảy tõ lóc sơ sinh
đến phút cận kề cái chết:
+ Vì sự nuôi dưỡng có lúc nào đó sơ suất.
+ Vì chưa kịp chuẩn bị thích nghi với sù thay đổi của thời tiết, khí
hậu.
+ Vì sự lão hoá, hư suy của các tạng phủ lúc có tuổi.
+ Vì sự ăn uống xô bồ, không kiêng khem.
+ Vì sự truyền nhiễm thời dịch.

Những nguyên nhân trên đều có khả năng gây bệnh Tiết tả cho hết thảy mọi
người.
2. Bệnh Tiết tả thường gặp ở các mùa:
Sách Nội kinh có nhiều câu nói về Tiết tả nh sau:
- Mùa xuân bị phong khí tác hại, đến mùa hè sinh ỉa sống phân.
- Tà khí lưu lại lâu ngày, dễ sinh ra tình trạng tháo cống.
- Khí thanh dương ở dưới thì sinh ỉa chảy sống phân.
- Thấp khí nhiều gây thành chứng ỉa chảy.
- Bỗng nhiên bực tức, ỉa tháo ra là thuộc nhiệt.
- Các bệnh đi ra nước trong và lạnh đều thuộc về hàn.
Đó là ý của kinh văn nói đến bốn thứ tà khí Phong, thấp, hàn, nhiệt đều hay
gây ra bệnh Tiết tả.
Chu Đan Khê nói: " Trong sáu khí, thấp gây bệnh đến 8/10". " vì mùa xuân
tuy khí dương hoà, nhưng lại có mưa lai rai; mùa hạ có khí viêm nhiệt, nhưng lại
có mưa dầm dề; mùa thu dầu khí khô nóng, mà có mưa lất phất; mùa đông có ngày
Êm áp, nhưng cũng có ngày mưa lê thê Bị cảm nhiễm khí hậu Êy, đều sinh bệnh
Thấp".

Hải Thượng Lãn Ông nói: " Đất Lĩnh Nam không có thương hàn".

Việt Namlại ở Đông Nam châu á , chịu ảnh hưởng của khí Phong thấp. Thấp là
chủ khí của Tỳ, Tiết tả lại là bệnh chủ yếu của Tỳ vị nên trong cả bốn mùa, bệnh
Tiết tả đề có khả năng xuất hiện, nhất là ở Việt Nam.
3. Các vị thuốc chữa bệnh Tiết tả thường dễ tìm kiếm trên thị trường, hoặc có
thể trồng ở vườn thuốc gia đình, vườn thuốc nhà trường, thôn, xã
4. Nhiều thầy thuốc Việt Nam chữa bệnh Tiết tả có kinh nghiệm và nhiều
giáo trình, tài liệu xuất bản đều có bàn về bệnh Tiết tả, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc học tập, nghiên cứu, điều trị bệnh Tiết tả.
5. Nếu sơ suất trong điều trị bệnh Tiết tả, cũng có thể dẫn tới tử vong, mặc dù
tỷ lệ này xẩy ra rất Ýt.
II. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi bệnh Tiết tả, không bàn về các bệnh:
Phúc tống, Èu thổ, Hoắc loạn, Lỵ tật, tuy còng thấy chứng ỉa chảy.
2. Tài liệu dùng để tham khảo viết bài khóa luận khu trú ở mét sè giáo trình,
tài liệu Đông y được xuất bản trong vài năm gần đây bằng tiếng Việt. Sách Đông y
viết bằng chữ Trung Quốc chưa tham khảo được vì trình độ Hán văn còn hạn chế.










B. ĐIỀU TRỊ BỆNH TIẾT TẢ BẰNG ĐÔNG Y.
I. ĐỊNH NGHĨA:
Tiết tả còn gọi là Phúc tả, ỉa chảy. Là chứng bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân
khác thường như: lỏng, sệt, hoặc ra toàn nước, hoặc sống phân, hoặc phân trắng

kèm theo các triệu chứng sôi bụng, đau bụng, mệt mỏi, không muốn ăn uống Đại
tiện lỏng và đi luôn là Tiết. Đại tiện xổ xuống như dội nước là Tả. Trên lâm sàng
thường gọi chung là Tiết tả.
II. QUY TRÌNH ĐỊNH DANH:
Bệnh này sách Nội Kinh gọi chung là Tiết: Nhu tiết, Chú tiết, Sơn tiết.
Các sách đời Hán, Đường gọi là Hạ Lợi.
Các sách đời Tống, Minh về sau gọi là Tiết tả.
III. PHÂN LOẠI.
Tuỳ theo chứng trạng mà có các loại Tiết tả sau:
- Đường tiết: ỉa phân sệt, thối khắm.
- Xan tiết: ỉa phân sống, còn nguyên thức ăn.
- Phô tiết: ỉa toàn nước.
- Chó tiết: ỉa tung toé, ỉa nh rót, cả phân và nước.
- Vô tiết: ỉa phân trắng nh cứt cò.
- Hoạt tiết: ỉa chảy lâu ngày không cầm được.
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH.
A. DO NGOẠI NHÂN:
Do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể sinh ra Tiết tả, thường gây ra Tiết tả cấp tính
gồm có:
1. Hàn tà xâm phạm vào tiểu trường, ngưng đọng tại tiểu trường làm mất công
năng thăng thanh giáng trọc gây ra Tiết tả.
2. Thử tà, nhiệt tà xâm phạm vào Tâm và Tiểu trường, do mối quan hệ biểu lý
Tâm - Tiểu trường tương thông nên Tâm hoả bị nhiệt tà xâm phạm không giúp
Tiểu trường thăng thanh giáng trọc gây Tiết tả.

3. Thấp tà xâm phạm vào cơ thể làm Tỳ Vị mất thăng bằng. Bình thường Tỳ
lấy thăng làm thuận, Vị lấy giáng làm hoà, Tỳ ưa táo ghét thấp, Vị ưa thấp ghét
táo. Vì thế Thấp tà xâm phạm phối hợp với nội thấp gây Tiết tả.
4. Do thương thực làm tổn thương công năng vận hoá của Trường Vị cũng
gây nên Tiết tả.

B. DO NỘI NHÂN.
1. Chính khí suy giảm, dương khí hư suy thường ở hai tạng chủ yếu: Thận và
Tỳ. Bệnh thường diễn ra mãn tính, hai tạng này liên quan mật thiết với nhau. Thận
dương hư không Êm được Tỳ làm Tỳ mất công năng thăng thanh giáng trọc, gây ra
Tiết tả.
2. Do Tú vị yếu, Can khắc Tỳ quá mạnh làm mất mối tương quan tương sinh
khắc chế ước lẫn nhau của Ngũ hành bị rối loạn gây ra Tiết tả.
Tóm lại: ỉa chảy là chỉ về chứng trạng đi đại tiện nhiều lần phân không bình
thường, nguyên nhân chủ yếu sinh ra bệnh là do Thấp nhiều và Tỳ yếu; Sách Nội
Kinh nói: " Thấp nhiều sinh ra năm chứng Tiết tả.". Tỳ hư thì trướng đầy, trong
ruột sôi, ỉa chảy ra thức ăn không tiêu nên mới có câu " Chứng Tiết tuy có
phong, hàn, nhiệt và hư nguyên nhân khác nhau nhưng không loại nào là không bắt
nguồn từ thấp" hoặc " không có thấp không thành Tả" vì các tà khí khác thường kết
hợp với Thấp tà gây nên.
V. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ.
A. BỆNH TIẾT TẢ DO NGOẠI NHÂN GÂY NÊN.
1. Do Hàn thấp.
a. Triệu chứng lâm sàng: ỉa chảy nước trong loãng thâm chớ như dội nước, sôi
bụng đau bụng, vùng bụng đầy, kém ăn, tiểu tiện không lợi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng nhuận, mạch Nhu Nhược; hoặc có kiêm chứng biểu hàn: phát sốt, đầu nặng
mình đau, khớp xương co duỗi khó, không mồ hôi, mỏi mệt, sợ lạnh hoặc mặt và
thân mình phù thũng, tõ lưng trở xuống nặng hơn.

b. Nguyên nhân: Do cảm nhiễm sương móc, nước mưa, hoặc nằm ngủ nơi Èm
ướt, hàn thấp xâm phạm Vị Trường; hoặc ăn đồ sống lạnh quá độ, Tỳ mất sự kiện
vận, hàn thấp thịnh ở trong, mất chức năng truyền đạo gây nên.
c. Phương pháp điều trị: Giải biểu tán hàn - Phương hương hoá trọc.
d. Bài thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Thái bình huệ dân hoà tễ cục
phương).
e. Vị thuốc:

Hoắc hương 120g : mùi thơm, trừ uế, lý khí hoà trung làm chủ dược.
Tử tô 40g Bán hạ 80g
Bạch chỉ 40g Trần bì 80g
Cát cánh 80g Bạch linh 40g
Hậu phác 80g Bạch truật 80g
Đại phúc bì 40g Cam thảo 80g
Ngày uống ba lần, mỗi lần 8-15g, sắc với sinh khương 03 miếng, đại táo 1
quả.
g. Nhận xét:
- Chứng này phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi, do dương khí của Tỳ
Thận đa số đều hư, khí không hoá Thuỷ, nên dễ mắc.
- phụ nữ mắc chứng này thường thấy đới hạ ra trong loãng, thống kinh, tử
cung nhiễm lạnh
- Hàn và thấp đều là âm tà. Hàn tính ngưng trệ dễ thương tổn dương khí, thấp
tà nặng đục, dễ chèn Ðp khí cơ. Cả hai đều chèn Ðp khí làm cho huyết ngưng tụ,
xuất hiện các chứng hậu khí trệ huyết ứ.
2. Do Thấp nhiệt.
a. Triệu chứng lâm sàng: Đau bụng ỉa chảy, đi tả ra cấp bách, hoặc đi tả ra
cảm thấy khó chịu, sắc phân vàng xẫm mà hôi, nóng rát giang môn, khát nước,
không muốn uống nhiều hoặc không khát, tiểu tiện vàng sẻn; mình nóng bứt rứt,
đầu và mình nặng nề, ngực bụng trướng đầy, không thiết ăn uống, bì phu ngứa
ngáy, rêu lưỡi nhớt, mạch Nhu Hoãn, hoặc Nhu Sác.

b. Nguyên nhân: Cảm nhiễm trực tiếp tà khí thấp nhiệt hoặc nghiện rượu chè,
ăn nhiều thức cay nóng, béo ngọt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ không vận hoá, thuỷ
thấp ứ đọng ở trong, uất lại hoá nhiệt; Thấp và Nhiệt câu kết gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Thanh hoá Thấp nhiệt.
d. Bài thuốc: Cát căn Hoàng cầm Hoàng liên thang (Thương hàn luận).
e. Vị thuốc:
Cát căn 32g Hoàng liên 8g

Hoàng cầm 8g Trích thảo 8g
Sắc uống ngày 1 thang uống Êm, chia đều 3 lần, nấu Cát căn với 1000ml
nước cho cạn còn 700ml, cho ba vị còn lại vào sắc lọc bỏ bã lấy 150ml.
g. Nhận xét.
- Chứng này hay phát sinh về mùa Hạ, Thu lượng mưa khá nhiều, thấp khí
khá thịnh, người Tỳ vị hư yếu rất dễ nhiễm bệnh.
- phụ nữ bị chứng thấp nhiệt, thấy khí hư vàng dính, có mùi tanh hôi.
- Thấp là âm tà, Nhiệt là dương tà, hai thứ quấn quýt với nhau, rất khó tháo
gỡ. Đặc biệt là thời gian dằng dai ở Trung tiêu khá dài, biến hoá khá nhiều, có thể
theo dương nhiệt, do thể trạng người bệnh dương khí vốn thịnh, chứng hậu nhiệt
nặng hơn thấp, hoặc theo âm hoá hàn do người bệnh vốn dương hư, chứng hậu
thấp nặng hơn nhiệt.
3. Do Thấp ôn.
a. Triệu chứng: Đại tiện loãng mà khó đi, mình nặng bụng đầy, nôn mửa,
không muốn ăn, mình nóng dằng dai, ra mồ hôi mà xu thế nhiệt vẫn không lui, về
chiều nhiệt càng thịnh; rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt sác.
b. Nguyên nhân: Thử thấp nhiệt độc xâm phạm đường ruột gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, lợi Thấp.
d. Bài thuốc: Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện) gia Hoàng Cầm, Ngân
hoa, Liên kiều.
e. Vị thuốc:
Bài Tam thang gia giảm.

Cam thảo 4g Bạch truật 8g
Hậu phác 10g Trạch tả 12g
Quan quế 4g Phục linh 8g
Trư linh 8g Sinh khương 5 nhát

Bài Tả quan tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)
Hậu phác Sơn dược

Bạch biển đậu Trạch tả
Trần bì Can khương
Trư linh Cam thảo
Nhục quế
Bài Hoắc hương chính khí tán. (Hoà tễ cục phương).
Hoắc hương 12g Cát cánh 8g
Bạch truật 8g Bạch linh 4g
Tử tô 4g Đại phúc bì 4g
Hậu phác 8g Quất bì 8g
Bạch chỉ 4g Cam thảo 8g
Bán hạ 1g Đại táo 2 quả
Sinh khương
g. Nhận xét.
- Nếu do ăn uống nhiều đồ sống lạnh, hoặc nằm ngồi nơi Èm ướt, tà khí thuộc
thấp từ ngoài mê vào, đa số là thực chứng, bệnh trình cũng ngắn, chữa khỏi dễ
dàng.
- Nếu trước tiên do Tú hư mà Thuỷ thấp không hoá được gây nên, phần nhiều
thuộc chứng Bôn hư tiêu thực hoặc Hư Thực lẫn lộn, nếu bệnh trình dằng dai lâu
ngày, tương đối khó chữa.
- Thường gặp ở người béo bệu, thể lực yếu vì " người béo thì thấp nhiều".

Hoài sơn 20g Liên nhục 10g
Sa nhân 10g Đại táo đủ dùng
Ý dĩ 10g
Bài Tứ quân tử thang: (Hoà tễ cục phương)
Nhân sâm 8g Bạch truật 12g
Bạch linh 10g Cam thảo 4g


Bài Sâm truật thang (Chứng trị chuẩn thang)

Nhân sâm 8g Cam thảo 4g
Bạch linh 4g Hoàng kỳ 8g
Bạch truật 8g Trần bì 4g
g. Nhận xét: Bệnh phần nhiều gặp ở trẻ sơ sinh và nhi đồng do tiên thiên bất
túc; Hoặc hậu thiên chăm sóc nuôi nấng không thoả đáng; Hoặc ở người cao tuổi
thể lực yếu; Hoặc mắc bệnh đã lâu, sau khi ốm nặng nguyên khí chưa hồi phục
thuộc loại Hư chứng.
4. Do Tú dương hư (còn gọi là Tỳ dương bất túc, Tú dương không mạnh,
Trung dương không mạnh, Tỳ hư hàn, Trung tiêu hư hàn).
a. Triệu chứng: Đại tiện trong loãng dạng nhiều nước hoặc ỉa chảy ra đồ ăn
không tiêu, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng vừa lạnh vừa đau, ăn uống giảm sút, bông
lạnh đau âm ỉ, ưa Êm ưa xoa bóp, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mỏi mệt, miệng nhạt
ưa uống nóng, tiểu tiện không lợi, chất lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi
trắng trơn, mạch Trầm Trì Tế Nhược.
b. Nguyên nhân:
- Do Thuỷ tả nh dội đột ngột, chỉ trong thời gian ngắn đã dẫn đến Tỳ dương
hư tỗn lớn.

- Bệnh lâu ngày nguyên khí suy tổn,, trung khí hạ hãm, Đại trường cũng mất
chức năng truyền hoá và khả năng cố sáp.
c. Phương pháp điều trị: Ôn sáp cố thoát - Bổ Ých nguyên khí.
d. Bài thuốc: Kha lê lặc tán (Kim quỹ yếu lược) hoặc
Chân nhân dưỡng tạng thang (Hoà tễ cục
phương)
e. Vị thuốc
Bài Kha lê lặc tán: Kha lê lặc 10 quả. Kha lª lÆc 10 qu¶.
Bài Chân nhân dưỡng tạng thang:
Bạch truật 6g Nhục đậu khấu 2g
Kha tử 2g Bạch thược 2g
Nhân sâm 6g Đương quế 2g

Cù túc xác 2g Mộc hương 2g
Cam thảo 6g
e. Nhận xét: Do Vị hư, ỉa chảy lâu ngày trung khí hạ hãm, nguyên khí vô lực
không nâng lên được, có thể thoát giang.
Bệnh Tiết tả do Phủ Đại - Tiểu trường gây nên.
8. Do Đại trường thấp nhiệt.
a. Triệu chứng: Đại tiện ra vẩn đục như vữa hoặc như nước vàng, rất hôi, khi
đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát.
b. Nguyên nhân:
• Do ăn uống không điều độ, ham ăn các thức ăn nồng hậu, rượu chè, túc thực
với thấp nhiệt câu kết với nhau.
• Thử Thấp nhiệt đòi xâm phạm trực tiếp đường ruột,.
• Thấp tà làm khốn Tỳ, tiến tới hoá nhiệt, thấp nhiệt nung nấu uất kết ở Đại
trường.
c. Phương pháp điều trị: Thăng phát thanh khí - Thanh hoá thấp nhiệt.
d. Bài thuốc: Cát căn cầm liên thang (Thương hàn luận)
e. Vị thuốc.

Bổ cốt chỉ16g 16g
Nhục đậu khấu8g 8g
Ngô thù du16g 16g
Ngũ vị tử8g 8g
g. Nhận xét:
- Bệnh thuộc Hàn chứng, Hư chứng
- Bệnh biểu hiện hư chứng toàn thân, có đủ đặc trưng của Hư hàn.
- Bệnh thường gặp ở người phú bẩm bất túc, nội thương ăn uống mệt nhọc,
tuổi già hoặc sau khi ốm dẫn đến nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ
suy thoái dẫn đến Hư chứng.
15. Can Tú bất điều (Can Tú bất hoà).
a. Triệu chứng: Người thường ngày vốn có chứng ngực sườn bĩ đầy, ợ hơi

kém ăn, mỗi khi bị ảnh hưởng tình chớ như cáu giận, uất ức hoặc tinh thần bị căng
thẳng thì phát sinh đau bụng, ỉa chảy ngay, hay thở dài, miệng đắng họng khô; Rêu
lưỡi trắng hoặc nhớt, mạch Huyền.
b. Nguyên nhân:
• Do Tú khí vốn yếu, hoặc
• Vốn có thực trệ và thấp tà.
Gặp khi tình chí làm hại Can, Can mất sự sơ tiết, hoành nghịch phạm Tú, Tú
mất sự kiện vận, thuỷ cốc không tiêu hoá gây nên.
c. Phương pháp điều trị: ức Can phù Tú.
d. Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Đan khê tâm pháp)
e. Vị thuốc:
Bài Thống tả yếu phương
Bạch truật120g 120g
Trần bì60g 60g
Bạch thược80g 80g
Phòng phong40g 40g

Sách Nội kinh nói: Tỳ hư thì đi tả, Tỳ là gốc của toàn thân, là nguồn gốc của
trăm mạch, Tỳ bị bệnh thì mười hai kinh đều bị bệnh".
mỏi, chân tay không Êm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế nhược hoặc chỉ
văn nhạt.
b. Nguyên nhân:
• Do ăn bú không điều hoà, ăn quá nhiều đồ sống lạnh.
• Hoặc uống qúa nhiều thuốc hàn lương.
• Hoặc ốm lâu kém chăm sóc.
Các nguyên nhân trên dẫn đến Tỳ vị dương hư, mất chức năng vận hoá, thuỷ
cốc không tiêu hoá, trong đục không phân chia gây nên bệnh.
c. Phương pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ thận.
d. Bài thuốc: phụ tử lý trung hoàn (Hoà tễ cục phương)
e. Vị thuốc

Bài phụ tử lý trung hoàn
Nhân sâm 12g phụ tử 12g
Bạch truật 12g Cam thảo 12g
Can khương 12g
Nếu Tiết tả không dứt có thể dùng thuốc Tứ thần hoàn (Phụ nhân lương
phương)
Bổ cốt chỉ16g 16g
Ngô thù du16g 16g
Nhục đậu khấu8g 8g
Ngũ vị tử8g 8g
g. Nhận xét:
Mắc chứng bệnh này là bệnh tình khá nặng, để lâu có thể liên luỵ đến Thận,
có thể phát triển thành chứng Tỳ Thân dương hư.
4. Do Tú hư sinh phong.
a. Triệu chứng: ỉa chảy ra nguyên thức ăn chưa tiêu và liên tục không dứt, da
dẻ nhăn nheo, mắt trũng sâu, ngủ mắt không nhắm kín, nghiến răng không nói
được, thậm chân tay co giật, mình và chân tay lạnh chất lưỡi nhạt, mạch Trầm vi.
b. Nguyên nhân:

7. Ỉa chảy do mọi chứng
Hạt cải (hoặc hạt quả vải) 10 phần 10 phÇn
Mai mực5 phần 5 phÇn
Tán nhỏ, hoàn với hồ uống với nước sắc rau dừa uống làm thang.
Chữa bệnh Tiết tả bằng mét sè bài thuốc gia truyền.
1. Ỉa chảy do cả hàn và nhiệt
Ô tặc cốt100g bá vá cứng, nướng vàng. 100g bá vá cøng, n-
íng vµng.
Hạt vải80g sao vàng 80g sao vµng
Khô phàn50g 50g
Trần bì20g 20g

Nam mộc hương50g bá vá thô, sao vàng. 50g bá vá th«, sao vµng.
Tán bột. Người lớn uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước chín.
Trẻ em giảm bớt liều lượng
Lương y Nguyễn Hữu Hách
Đống đa, Hà nội
2. Ỉa chảy mãn tính do Tú vị hư
Triu chng: kộm n, ngi mt, sc mt vng nht, cht li nht, mch
Nhu hoón, i tin sng phõn hoc nỏt, bnh kộo di cú th gõy phự.
Bi thuc
Phũng ng sõm 16g Cam tho 4g
Sa sõm 12g Sa nhõn 6g
Hoi sn 16g Bch linh 10g
Bch trut 16g Mc hng 4g
Trn bỡ 10g Ch xỏc 10g
Bỏn h 10g Hu phỏc 10g
Cỏc v bo ch thng quy mi ngy sc ung 10 thang.
- Nu a chy trong một ngy n 2, 3 ln thờm ý d 20g, Trch t 12g u sao
- Nu chõn tay lnh, lng au nhiu thờm Hc ph t ch 8 - 12g

b. cng dụng: Kin T tiờu thc, lý khớ ch thng.
c. Ch tr: Thc tớch ỡnh tr, V qun y tc, vựng bng au luụn, chua
hụi, bing n, a chy, rờu li vng dy, nhy, mch Hot sỏc.
d. Gia gim:
a chy nhiu gia Thiờn khu, Thng c h : chõm t.
4. a chy do Tỳ khớ h hóm: (trung khớ h hóm).
a. Phng huyt: Hot t phng (Thn cu kinh luõn)
Bỏch hiễn cu 10' bng mi iu ngi. Ôn cứu 10' bằng mồi điếu
ngải.
Tỳ du, Thn du: chõm b, lu kim 30', ng thi thờm cu.
b. cng dụng: Trỏng dng ích khớ, c thoỏt ch t.

c. Ch tr: a chy lõu ngy, cm nc cũn nguyờn, i tin hot thoỏt bt cm
(a chy khụng t ch c), khụng thốm n ung, sau khi n bng trng tc, tinh
thn mi mt, li nht rờu trng, mch Hoón nhc.
d. Gia gim:
- Ỉa chảy không tự chủ (hoạt thoát nặng) dùng điếu ngải cứu thêm Tóc tam lý,
Khí hải đều 10'
- Buồn nôn ăn không được, dùng điếu ngải cứu thêm Trung quân 10'.
5. Ỉa chảy do Tú khí hư.
a. Phương huyệt:Vận Tỳ chỉ tả phương (Mạch kinh)
Đại đô, Thương khâu, Âm lăng tuyền: cứu mỗi huyệt tõ 7 - 14 mồi.
b. cụng dông: Ôn bổ Tỳ vị, hoá thấp chỉ Tả.
c. Chủ trị: Tú vị hư nhược, đại tiện lỏng, ăn uống không tiêu, hình thể gầy
yếu, tay chân vô lực, ngực bụng đầy tức, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu
trắng nhày, mạch Trầm nhược.
d. Gia giảm:
- Buồn nôn, nuốt không trôi, bụng đầy tức tương đối nặng gia Trung quân,
Tóc tam lý cứu mỗi huyệt 10 mồi.

Quan nguyên, Trung quân, Thái xung, Tóc tam lý:
Trước cứu Quan nguyên, Trung quân rồi cứu Thái xung, Tóc tam lý tõ 7 - 9
mồi.
b. cụng dông: Ôn dương tán hàn, kiện Tỳ trừ Èm.
c. Chủ trị: cơ thể vốn Tỳ vị dương hư, hàn trệ ở cân mạch, tay chân quyết
lạnh, nặng thì ỉa chảy nôn mửa, đau bụng, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm tế muốn tuyệt.
d. Gia giảm:
- Huyết hư hàn quyết nặng hơn gia Cách du, Khí hải, Bách hội,.
- Nôn mửa, đau bụng gia Vị du, Nội quan.
- Ỉa chảy nhiều gia Thiên khu, Âm lăng tuyền, Đại trường du.
9. Ỉa chảy do Tú thận dương hư.
a. Phương huyệt: Tứ thần chỉ tả phương (Thần cứu kinh luân).

Thiên khu, Khí hải, Quan nguyên: trước châm bổ, lưu kim 20', đồng thời cứu
bằng hộp cứu.
Mệnh môn: sau châm bổ, lưu kim 10', đồng thời cứu bằng hộp cứu.
b. cụng dông: Ôn Tỳ bổ Thận, cố trường chỉ tả.
c. Chủ trị: Tú thận dương hư, ngũ canh Tiết tả (ỉa chảy lúc sáng sớm), Trước
khi trời rạng sáng đau dưới rốn, sôi bụng liền tiêu chảy, sau khi tiêu chảy thì yên.
Lạnh vùng bụng, đôi khi trướng tức bụng, lạnh hai chân; Chất lưỡi nhạt, rêu trắng
mỏng, mạch Trầm tế, bộ hữu xích càng Trầm tế hơn.
d. Gia giảm: sè lần ỉa chảy nhiều, gầy guộc gia Tóc tam lý, Thượng cự hư.
H. KIÊNG KHEM.
1. Đối với người ỉa chảy cấp tính:
Kiêng:
- Phải nhịn ăn để đường ruột được nghỉ hoàn toàn.
- Tạm ngừng sử dụng các đồ ăn nhiều chất xơ thực vật: các loại củ, rễ, các
loại rau dưa cứng, và các loại thực phẩm chứa a xít các bon: rượu bia, nước giải
khát có ga, kẹo, a xít hữu cơ và dầu mỡ

- Kiêng gia vị cay chua: hồ tiêu, ớt, dấm, cà phê, thuốc lá, rượu, nước hoa quả chua.
- Nhất thiết không dùng đồ ăn có chất tanh.
- Thời kỳ mới bình phục không được ăn: sữa bò chưa tách mì , trứng, thịt mỡ,
nước đường đặc, bánh rán mỡ,
Nên ăn: đồ ăn uống cần nóng.
- 1, 2 ngày sau khi bệnh đã bớt, có thể dùng sữa loãng không đường và cháo
bột gạo. Mỗi lần ăn không quá 200ml, mét ngày ăn 6 lần.
- Sau khi hết ỉa chảy, dùng đồ ăn không có chất kích thích, Ýt cặn bã như:
cháo gạo tẻ, cơm nát, chè bột sắn dây, các loại mì sợi, mỳ vằn thắn, bánh quy xốp,
rau Ýt xơ (rau cải trắng non, rau xà lách non, cà chua bá vá nấu nhừ, táo, lê, đào,
lựu )
- Sau khi khỏi bệnh, tăng dần các đồ ăn có chứa Abumin để bù đắp lại phần bị
tiêu hao khi đi tả. Dùng đồ ăn Ýt bã, dễ tiêu hoá, có chất abumin: sữa bò tách mỡ,

cá, thịt gà, thịt bê, thịt lợn nạc uống bằng nước hoài sơn, ý dĩ, hạt sen sắc kỹ và
nấu cháo để bổ dưỡng Tỳ vị.
2. Đối với người ỉa chảy mạn tính.
Kiêng:
- Không được ăn thịt muối, thịt nướng, thịt chân giò hun khói, thịt
hộp.
- Các loại cá có mì.
- Các món ăn rán, nướng và sữa bò
Nên ăn:
- bột gạo, rau quả, nấu chín kỹ.
- Sau khi khỏi bệnh ăn: thịt gà, thịt lợn nạc, thịt thỏ, thịt chim bồ câu,
cá, thịt bò non, rau, bí tươi.
I. CHẨN ĐOÁN SỐNG CHẾT.
1/ Khả năng khỏi bệnh.

a. Ỉa chảy, có hơi nóng mà khát, mạch nhược là bệnh muốn dứt. Hơi nong mà
khát là Vị dương hồi phục, mạch Nhược là tà khí suy. Chính phục, tà suy cho nên
bệnh muốn dứt.
b. Ỉa chảy, mạch Sác, có hơi nóng, mồ hôi ra là bệnh muốn dứt. Mạch Sác
cũng là Dương phục. Hơi nóng, mồ hôi ra là khí mới mắc phấn chấn mà thế của nó
đạt ra tới ngoài, đó cũng là dấu hiệu muốn dứt.
c. Ỉa chảy, mạch Huyền, phát sốt, mình đổ mồ hôi, là bệnh khỏi. Mạch Huyền
thuộc cả âm dương. Mạch Huyền đi chung với phát sốt, thân ra mồ hôi, thì đó là
Huyền mà thuộc dương giống trường hợp b cho nên bệnh khái.
d. Mạch của Thiếu âm (tức mạch Thái khê thuộc Túc thiếu âm Thận kinh)
kém mạch của Phu dương (thuộc Túc dương minh Vị kinh) nghĩa là mạch Thái khê
tuyệt mà mạch Phu dương chưa tuyệt, đó là Thuận. ỉa chảy là bệnh của Thổ thua,
Thuỷ thắng. Thiếu âm thua Phu dương, là Thuỷ thua mà Thổ thắng, cho nên nói là
thuận.
Bệnh Tiết tả phần nhiều là chứng hậu hư hàn, cho nên có chân tay quyết lãnh,

thậm chí không thấy mạch. Trong quá trình điều trị, lấy dương khí khôi phục làm
vấn đề then chốt của bệnh tình chuyển biến tốt cho nên lấy miệng khát, mạch Sác,
hơi nhiệt, mồ hôi ra làm dấu hiệu chánh khí thắng tà. Tình huống tà chính tiêu
trưởng trước hết thể hiện ở mạch tượng, cho nên dựa vào mạch tượng có thể tiên
lượng được bệnh, nhưng phải liên hệ với chứng trạng toàn thân, không thời chưa
có thể kết luận kịp thời.
2. Khả năng bệnh trọng dẫn tới nguy hiểm.
a. Ỉa chảy chân tay quyết lãnh, chẩn mạch không thấy, cứu không thấy người
Êm lại, nếu mạch không hồi phục trở lại, mà lại hơi suyễn là chết. Ỉa chảy, quyết
lãnh, không có mạch, là âm mất mà dương cũng dứt. Cứu người bệnh là để dẫn
khởi cái dương đã tuyệt. Nếu chứng quyết lãnh không khỏi, mạch không hoạt động
trở lại mà lại hơi suyễn là cái tàn dương chạy lên trên, đại khí thoát xuống dưới cho
nên chết.

b. Sau khi ỉa chảy, mạch tuyệt, chân tay quyết lãnh, trong khoảng một ngày,
một đêm mạch trở lại, tay chân Êm dần là sống; mạch không tới, là chết. Ỉa chảy
như rút xuống, tổn thương tân dịch, dương khí suy kiệt, nhân đó xuất hiện mạch
tuyệt, tay chân quyết lãnh, Uống thuốc hồi dương rồi, nếu ỉa chảy dứt, mạch hết
tuyệt, tay chân Êm lại là dấu hiệu dương khí khôi phục cho nên sống. Nếu ỉa chảy
tuy dứt nhưng qua mét ngày đêm kh kinh khí đi hết một vòng mà mạch không thấy
trở lại, tay chân cũng không Êm là chân dương đã tuyệt, phần nhiều không sống
được.
K. CÁCH CHỮA CHỨNG TIẾT TẢ.
Trương Tam Tích nói: " Mới bị ỉa chảy thì nên chữa tiêu (ngọn), ỉa chảy đã
lâu thì không thể chữa tiêu được, vả lại ỉa chảy đã lâu là không có hoả, phần nhiều
là hư hàn (Tỳ, vị hư hàn), như thế là đã định ra được nguyên tắc chữa chứng ỉa
chảy".
Cách chữa chứng ỉa chảy được chia làm chín loại, cần sử dụng cho linh hoạt
trong thực tế điều trị:
1. Phân lợi: thích dụng vào chứng ỉa chảy mạnh mà tiểu tiện không lợi.

Trương Cảnh Nhạc nói: " Bệnh ỉa chảy phần nhiều là tiểu tiện không lợi. Nếu thuỷ
cốc phân biệt được thì ỉa chảy tù khái." cho nên nói: " Chữa ỉa chảy mà không lợi
tiểu tiện là chữa không đúng cách."
2. Sơ thông phát tán: cảm ngoại tà mà sinh ra ỉa chảy đều nên dùng phép
này.
3. Tiết nhiệt: Trị chứng ỉa chảy vì thấp nhiệt.
4. Tiêu đạo: Thích dụng vào chứng ỉa chảy vì thương thực. Tiêu là làm tan
tích, đạo là làm thông trệ.
5. Kiện Tỳ ôn trung: thích dụng vào chứng ỉa chảy vì Tỳ vị hư hàn, Tỳ hư
yếu thì chú trọng về kiện tú, Tú dương kém thì kiêm cả ôn trung.
6. Ých khí thăng thanh: chữa chứng Tỳ hư khí bị hãm, để thăng dương bổ
trung và thăng dương thắng thấp.

7. Ức chế Can mộc, phù trợ trung tiêu: chữa chứng Can mộc lấn Tỳ thổ
sinh ỉa chảy.
8. Ôn Thận: thích dụng vào chứng Thận dương suy kém. Thận là tạng thuộc
thuỷ, chân dương ngụ ở trong đó. Khi thận hoả suy thì Thận quan không kín đáo,
cho nên ỉa chảy lâu không khỏi, dùng cách ôn Thận trợ dương để chỉ tả.
9. Cố sáp: chữa chứng ỉa chảy kéo dài. Lý Niệm Nga nói: "Ỉa chảy kéo dài thì
đường môn trơn tuột, dùng Ôn bổ chưa chắc khỏi, phải cố sáp lại".
KẾT LUẬN.
1. Bệnh Tiết tả do ngoại cảm hay nội thương tức ngoại nhân hay nội nhân đều
không phải là bệnh ở biểu (bên ngoài), mà là bênh thuộc Lý (ở sâu bên trong), có
chứng thực, chứng hư tức là có Tiết tả cấp tính, Tiết tả mạn tính. Ngoại nhân gây
ra bệnh là Thực chứng; nội nhân gây ra bệnh thường là mạn tính.
2. Bệnh Tiết tả liên quan đến hai tạng Tú - Thận, chủ hậu thiên và tiên thiên,
chủ yếu là tạng Tỳ, và các Tạng phủ chủ sự vận hoá, truyền đạo, thanh lọc trong
đục chiếm đến một nửa số Tạng phủ trọng yếu trong cơ thể. Can - Tú - Thận - Vị
, đại, tiểu trường. Nên bệnh Tiết tả ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nếu ỉa chảy
nhiều lần trong mét ngày, sẽ thấy cơ thể có sự bất bình thường ngay.

3. Biểu hiện của bệnh Tiết tả vô cùng đa dạng, sách thuốc và bài thuốc về
bệnh Tiết tả có rất nhiều. Để tránh lúng túng sai sót trong điều trị, cần phải " tìm
gốc bệnh mà chữa, thì nghìn người không sai mét". Gốc của bệnh là " không có
thấp không thành tả" hoặc " Chứng Tiết tả tuy có phong, hàn, nhiệt và hư; tuy
nguyên nhân khác nhau, nhưng không loại nào là không bắt nguồn từ Thấp", đó
chính là " biết được điều cốt yếu, chỉ một lời là rõ hết, không biết được điều cốt
yếu thì lan man vô cùng". Nên trên lâm sàng phải chẩn đoán cho thật chính xác,
việc dùng các bài thuốc cổ phương, hoặc kinh nghiệm dân gian, gia truyền hay
châm cứu đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để dùng cho đúng lúc, đúng bệnh.
Chính vì nắm vững được gốc bệnh, nên các danh y tõ trước đến nay luôn luôn
mở rộng và sáng tạo được những phương thuốc độc đáo cho đời sau. Điều nay
không chỉ đúng đối với bệnh Tiết tả, mà còn là nguyên lý, phương châm cho

mọi thầy thuốc trên đường học tập và nghiên cứu, sáng tạo và thực hành. Lớp
kế thừa hiện nay, học tập các vị tiền bối còng phải biết chọn lọc, điều chỉnh tài sản
của ông cha để lại, sao cho thích hợp với cuộc sống mới về điều kiện vật chât, tinh
thần, môi trường để nâng cao hiệu quả điều trị của những bài thuốc quý baú của
tiền nhân.

SÁCH THAM KHẢO
1. Hoàng Đế Nội Kinh Tè Tấn. Lương y Nguyễn Tử Siêu dịch và chú giải.
Nhà xuất bản (NXB) Văn hoá Thông tin. 2001.
2. Hoàng đế Bát thập nhất nạn kinh. Lương y Đinh Văn Mông dịch lần đầu.
Lương y Lê Quý Ngưu tham khảo soạn lại.
NXB Thuận hoá. 2000
3. Thương hàn luận. Lương y Trương Chứng dich. NXB Đồng Nai 1996.
4. Kim quỹ yếu lược. Chịu trách nhiệm biên soạn: Lương y Nguyễn Đình
Tích; GS - BS Trần Thuý;
Biên soạn: TS Vò Nam, PTS Trương Việt Bình, PTS Nguyễn Nhược Kim
5. Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Tác giả: Lê Hữu Trác. Dịch giả: nhiều dịch

giả
Hội YHCT - TP Hồ Chí Minh. 1984. Tái bản.
6. Tuệ Tĩnh toàn tập. Tác giả: Nguyễn Bá Tĩnh. Dịch giả: nhiều dịch giả. Hội
YHCT_ Tp Hồ Chí Minh. 1986. Tái bản.
7. Bệnh học Nội khoa Đông y. TTƯT.BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2002
8. Chuyên đề Nội khoa Y học cổ truyền. Chủ biên: GS Trần Thuý. Tác giả:
Trần Thuý - Trương Việt Bình - Đào Trang Thuỷ.
NXB Y học. 1998
9. Giáo trình Nội khoa Đông y cổ truyền. Lương y TTƯT Nguyễn Trung Hoà.
Hội YHDT - TP Hồ Chí Minh. 1990
10. Đông y (Nội khoa và bệnh án). Dịch giả: Lương y TTƯT Nguyễn Thiên
Quyến. NXB Mũi Cà Mau. 1994.

11. Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y. Tuyển dịch lương y TTƯT
Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau- Hội YHCT Hà nội 1998.
12. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y. Tuyển dịch: Lương y,
TTƯT Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường. NXB Mũi Cà mau 2003.
13. Vạn thị phụ nhân khoa. Dịch giả: Lương y Hồi Xuân Nguyễn Quang Tỷ.
14. Nam nữ khoa trị nam nữ bá chứng. Tác giả: Phó Thanh chủ. Dịch giả:
Lương y Định Ninh Lê Đức Thiếp. NXBTPHCM.
15. Lược khảo phụ khoa Đông y. Tác giả: Lê Qúy Ngưu- Trần thị Nh Đức.
NXB Thuận Hoá.
16. Mét trăm bài thuốc gia truyền kinh nghiệm. Nhiều tác giả. Sở Y tế Hà
Nội. 1990.
17. 999 bài thuốc dân gian gia truyền. Dịch giả: Nguyễn Đình Nhữ - Vò Tích
Khuê. NXB Y học1999.
18. Phương tễ học. Tác giả: TTƯT. BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2003.
19. từ điển huyệt vị châm cứu. Tác giả: Lê Quý Ngưu. NXB Thuận Hoá 1997.
20. từ điển Đông y học cổ truyền. Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến - Nguyễn
Mộng Hưng. NXB KHKT 1990.

21. Châm cứu đại thành. 2 tập. Dịch giả: Lương y Phạm Tấn Khoa - Lương
Tử Vân. Hội YHDT TP HCM và HYH DT Tỉnh Tây Ninh 1988-1990.
22. Kinh nghiệm để tránh sai lầm trong chẩn đoán và điều trị Đông y. Dịch
giả: Lương y, TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau - Hội YHCT Hà
Nội 1995.

×