Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIN học TRONG QUẢN lý KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.67 MB, 26 trang )

Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn học
TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ
Họ và tên học viên:
Lớp:
Đơn vị công tác
Giảng viên hướng dẫn:
Đơn vị nghiên cứu:

HÀ NỘI – 2014
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
1
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH 3
1. Giới thiệu tổng quan về Khu di tích lịch sử Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa 3
2. Giới thiệu khái quát về Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh 9
2.1. Nhiệm vụ quyền hạn : 10
2.2. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý di tích Lịch sử Lam Kinh: 10
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BAN QUẢN LÝ DI
TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH 11
1. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT 11
2. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT 11
3. Về kết quả ứng dụng CNTT 11
4. Về đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT 12
5. Về quản lý văn bản bằng phần mềm TD Offine do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch triển
khai hướng dẫn thực hiện 12
6. Đánh giá tác động việc ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý di tích lịch sử


Lam Kinh 13
Những tác động tích cực 13
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA LAM KINH 15
3.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 15
3.2. Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
17
Xu hướng phát triển về công nghệ 17
3.3. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở Ban quản lý di tích Lam Kinh 18
3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin hiện thời tại Ban quản lý di tích lịch sử
Lam Kinh 19
KẾT LUẬN 25

Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
2
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM
KINH
1. Giới thiệu tổng quan về Khu di tích lịch sử Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây.
Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát
tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anh
hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức, chung lòng đứng lên đánh đuổi giặc cứu
nước.
Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặc Minh ra
khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận
Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ, thịnh trị cho đất nước
kéo dài gần 360 năm. Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên,
nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để

thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các Vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những
nghi lễ, nơi khi vua bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “Kinh đô thứ hai” của nước
Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa
giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc.
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
KHU DT
LAM KINH
DT
LAM KINH
3
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinh không còn
lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễn cho tháo dỡ vật
liệu chuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về dựng Thái miếu ở Bố Vệ thành phố
Thanh Hoá (1805).
Quá trình xây dựng Điện Lam Kinh được: " Đại Việt sử ký toàn thư" chép lại
như sau:
- Năm 1430, sau khi lên ngôi Hoàng đế Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơn
thành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội. Lam Kinh trở
thành vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê.
- Năm 1433, sau khi Vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở Lam Kinh các
điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433,
Vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Thái mẫu, cùng
năm đó điện Lam Kinh bị cháy.
- Năm 1448, Vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cục
bách tác làm lại điện miếu Lam Kinh. Lam Kinh được tiếp tục xây dựng chưa đầy một
năm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành.
- Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh Vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3
toà của Chính điện là: Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh.

Quy mô công trình kiến trúc Lam Kinh được ghi trong Lịch triều hiến chương
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
4
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
loại chí của Phan Huy Chú như sau:
(Sông Chu – Núi Mục)
"Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non
xanh nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của Lê
Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện
lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy
cả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt, lòng sông có
những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. lại
có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung.
Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua
cầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước
phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó
ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu
mực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống
thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây
dựng cơ nghiệp". Tuy nhiên, các công trình kiến trúc như xưa đến nay không còn
nhiều, nhưng với ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh với lòng thành
kính tôn vinh các vua triều Hậu Lê đã có công lao to lớn với đất nước. Năm 1962, di
tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 được Chính phủ phê
duyệt dự án trùng tu tôn tạo. Từ đó đến nay nhiều hạng mục công trình khu di tích đã
được phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được nhiều di tích di vật cổ
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
5
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
thời Lê.
* Công tác trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổng
thể tại Quyết định số 609/TTg ngày 22/10/1994 và UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt
Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2016/QĐ-UB ngày 19/06/2002.
Tổng diện tích khu di tích là hơn 200 ha (nằm trên địa bàn xã Xuân Lam,Thị
trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân và xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc).
Mục tiêu của dự án là: Khôi phục, bảo tồn Khu di tích lịch sử Lam Kinh thành
một quần thể di tích lịch sử, văn hoá và khu tưởng niệm gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, Nhà nước.
Cụ thể là:
+ Bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ trong khu di tích.
+ Phục hồi khu rừng Lam Kinh, trồng cây tôn tạo cảnh quan khu điện, khu lăng
và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Cải tạo và xây dựng khu phục vụ quản lý và các hoạt động tưởng niệm.
+ Xem xét bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ khác có
liên quan đến sự nghiệp của Lê Lợi như đền Lê Lai, núi Dầu, tạo nên một quần thể di
tích lịch sử hợp lí có đầy đủ ý nghĩa nhân văn và giáo dục.
Những di tích tiêu biểu hiện còn trong khu di tích Lam Kinh và đang được
Nhà nước đầu tư phục hồi tôn tạo:
Tổng số gồm 50 hạng mục công trình chính.
Đến nay đã triển khai 23 hạng mục hoàn thành, 05 hạng mục đang triển khai
thực hiện đầu tư và 22 hạng mục chưa có vốn để triển khai.
- Từ cổng vào khu trung tâm:
+ La Thành hay Thành Ngoại: hai bên cầu Bạch xây bằng đá cuội xếp khít
mạch là thành ngoài của di tích, có tác dụng “ngưỡng’’ ngăn cách bên trong và ngoài
nằm ở phía Nam.
+ Sông Ngọc, hồ Tây: Đây là hệ thuỷ của di tích Lam Kinh vừa là cảnh quan,
vừa tạo phong thuỷ cho toàn bộ di tích.
+ Giếng Cổ: có từ thời tằng tổ của Lê Lợi là cụ Lê Hối khi rời làng từ Như áng
xuống Lam Kinh lập ấp canh tác sản xuất. Giếng phục vụ sinh hoạt cho gia đình và gia
nô trong nhà. Sau khi trở thành kinh đô thứ hai “cố hương’’, giếng vẫn sử dụng phục

Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
6
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
vụ sinh hoạt cho Lam Kinh.
+ Nghi môn, Ngọ môn (cửa phía Nam) của điện Lam Kinh nơi đón tiếp nghi
thức trước khi vào điện chầu trước khi phục hồi còn toàn bộ nền móng, tảng cột cái
thời Lê Trung Hưng.
+ Sân Rồng, Sân Chầu: phục vụ tế lễ các quan văn võ bái chầu khi vua thiết
triều, tổ chức tế lễ.
+ Chính điện là điện chính giữa khu trung tâm lớn nhất hình chữ công (I) gồm
3 toà nhà lớn gọi là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh. Diện tích 1648m2 với 138
chân tảng hiện còn 124 chân tảng, nay đang tổ chức phỏng dựng trên nền cũ đến 2015
sẽ hoàn thành.
+ Chín toà Thái miếu: nằm phía sau nhà Chính điện gồm 9 toà nhà có kích
thước gần vuông, diện tích các toà tương đối gần bằng nhau từ 180m2 – 220m2 xếp
theo hình cánh cung ôm lấy Chính điện Lam Kinh Thái miếu là nơi thờ cúng các vua
Thái hoàng, Thái hậu triều đại Hậu Lê. Từ 2005 đến nay đã phục hồi tôn tạo 5 toà,
theo kiến trúc thời Lê Trung Hưng bằng gỗ lim, mái lập ngói mũi hài, nền lát gạch bát
giã cổ, vách đố lụa cửa bức bàn.
(Chín tòa Thái miếu - đã được phục dựng)
- Các khu lăng mộ ở Lam Kinh:
Lam Kinh được an táng 6 vị vua và 2 hoàng Thái Hậu. Trải qua thời gian biến
thiên của lịch sử hiện nay di tích còn lại 6 khu lăng mộ, có 5 Lăng mộ các vua và 1 bà
Hoàng Thái hậu. Mỗi khu lăng mộ có diện tích khoảng 400m2, khu nhà bia khoảng
100m2 có bia và nhà che bia lăng mộ các vua gồm: Lăng mộ vua Lê Thái Tổ, Lê Thái
Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và lăng mộ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao.
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
7
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Hiện nay, các lăng mộ đã được trùng tu chống xuống cấp năm 1996. Hai ngôi mộ chưa

tìm thấy là lăng mộ vua Lê Nhân Tông, lăng Hoàng Thái Hậu Nguyễn Ngọc Huyên.
Có 2 đền thờ đã được phục hồi tôn tạo lần gần nhất vào năm 1997, đó là đền thờ Lê
Thái Tổ tại xã Xuân Lam, đền thờ Trung TúcVương Lê Lai xã Kiên Thọ – Ngọc Lặc,
cách di tích Lam Kinh 5km về phía Bắc. Để di tích lịch sử Lam Kinh khôi phục lại
như xưa (Tây Kinh, lam Kinh) xứng tầm với công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê
Lợi triều đại Hậu Lê, việc gìn giữ bảo tồn di tích Lam Kinh, với truyền thống uống
nước nhớ nguồn, tri ân công lao sự nghiệp vĩ đại của anh hùng dân tộc Lê Lợi (Đức
Thái Tổ cao Hoàng đế triều đại Hâụ Lê Nhà nước đang tập trung đầu tư phấn đấu cơ
bản hoàn thành các di tích chính trong khu trung tâm vào năm 2015.
(Lăng mộ Vua Lê Thái Tổ - Vĩnh Lăng)
* Công tác bảo tồn phát huy giá trị di tích:
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn, chống xuống cấp
những điểm di tích có yếu tố thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khảo cổ toàn bộ khu trung tâm di tích, làm cơ
sở cho công tác nghiên cứu lập các dự án đầu tư phục hồi tôn tạo.
- Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu
giá trị của di sản văn hoá đến với mọi người dân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ.
- Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
8
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu lập hồ sơ khoa học cho từng công trình di tích;
sưu tầm nghiên cứu tập hợp tư liệu, tài liệu văn hoá vật thể, phi vật thể, xây dựng kho
tư liệu, kho hiện vật thời Hậu Lê phục vụ cho công tác tham quan, học tập, nghiên cứu
khoa học về di tích.
- Tập trung nghiên cứu chỉnh trang phòng trưng bày, bổ sung hiện vật trưng
bày ấn tượng phong phú đủ lớn để phục vụ tham quan học tập, nghiên cứu, hiểu biết
sâu sắc, ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hoá di tích Lam Kinh triều đại Hậu Lê.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ làm công tác chuyên môn
nghiệp vụ, thuyết minh viên di tích, nhằm tuyên truyền quảng bá những nét đặc sắc

tiêu biểu của di tích Lam Kinh đến với mọi người dân trong tỉnh, trong nước.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương tuyên truyền
quảng bá các giá trị di sản văn hoá của khu di tích lam Kinh đến với người dân trên cả
nước.
- Thực hiện công tác nghiên cứu in ấn xuất bản ấn phẩm về di tích để tuyên
truyền quảng bá.
- Đến nay, hầu hết các công trình hạng mục trong khu di tích đã được nghiên
cứu khai quật khảo cổ học 7 đợt, cung cấp nhiều tài liệu có giá trị, làm rõ được hình
hài của những di tích bị vùi lấp, bảo vệ được những di tích gốc đang có nguy cơ bị huỷ
hoại, ngăn chặn được tình trạng hoang phế, đang từng bước khôi phục lại diện mạo
Lam Kinh xưa.
Công tác phục hồi tôn tạo di tích Lam Kinh đã được các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, nhân dân cả
nước quan tâm ủng hộ.
Từ khi di tích Lam Kinh được phục hồi tôn tạo, cảnh quan di tích sạch đẹp,
khách thập phương đến thăm di tích ngày một đông, nhất là trong dịp lễ hội mỗi ngày
đến mấy vạn người. Đời sống nhân dân trong vùng ngày một cải thiện, kinh tế phát
triển nhất là kinh tế dịch vụ. Sự quan tâm và ý thức trách nhiệm của chính quyền và
nhân dân địa phương đối với di tích Lam Kinh được nâng cao.
2. Giới thiệu khái quát về Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý
Di tích Lam Kinh thuộc Ban Quản lý Di tích và Danh thắng trực thuộc Sở Văn hoá,
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
9
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Thể thao và Du lịch. Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh năm trên địa bàn thị trấn
Lam Sơn, Thọ Xuân Thanh Hóa.
Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
2.1. Nhiệm vụ quyền hạn :

- Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan đến
triều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;
- Sưu tầm, nghiên cứu, tôn tạo, phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên
quan tới triều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;
- Tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng trong khu di tích Lam Kinh;
- Xây dựng phương án quản lý, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ
sinh môi trường khu di tích;
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá và khai thác dịch vụ phục vụ khách du lịch,
quản lý, sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư xây dựng và tu bổ, tôn tạo, phục hồi, nhằm
phát triển khu di tích lịch sử Lam Kinh trở thành trung tâm văn hoá, du lịch lớn của
tỉnh, xứng đáng với vị thế của Di tích trọng điểm quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao;
2.2. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý di tích Lịch sử Lam Kinh:
a) Tổ chức bộ máy:
Ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam Kinh có Trưởng ban, không quá 2 Phó
Trưởng Ban.
b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Phòng Tổ chức Hành chính;
- PhòngNghiệp vụ;
- Phòng Khai thác dịch vụ.
Việc bổ nhiệm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban; thành lập, giải thể các phòng
chuyên môn, nghiệp vụ của Ban do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết
định theo qui định và phân cấp hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh Thanh Hóa;
c) Biên chế và lao động hợp đồng có quỹ lương:
Biên chế của Ban là biên chế sự nghiệp, nằm trong tổng biên chế hành chính, sự
nghiệp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
10
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.

giao hàng năm. Năm 2009 Ban có 5 biên chế, 6 lao động hợp đồng có quỹ lương
chuyển từ Ban Quản lý di tích và danh thắng sang, 14 lao động hợp đồng được hỗ trợ
một phần kinh phí từ ngân sách. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng
công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Trưởng ban Quản lý di tích Lịch sử Lam
Kinh được ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động; kinh phí chi trả
cho số lao động hợp đồng do Ban quản lý tự cân đối.
Bảng: Chất lượng công chức, viên chức tại thời điểm năm 2014
Trình độ và tuổi Số lượng
Trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên 21
Trình độ chuyên môn CĐ 2
Có trình độ Tin học 25
- Tin học trình độ Đại học
- Tin học trình độ chứng chỉ 25
Dưới 30 tuổi 6
Từ 30-50 33
Trên 50 tuổi 5
TỔNG SỐ CC, VC, HĐLĐ 44
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BAN QUẢN
LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
1. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT
Trang bị được thiết bị máy chủ 02 máy tính xách tay, 15 máy tính hệ thống
mạng nội bộ (LAN) cho các phòng ban trực thuộc .
Xây dựng trụ sở và đưa vào vận hành hệ thống dữ liệu văn hóa phi vật thể
được trang bị 09 máy chủ, bao gồm: Protocol Firewall, Domain Firewall, DNS,
LDAP, Mail, Database, và 03 máy chủ cài đặt 03 phần mềm dùng chung; có hệ thống
chống sét lan truyền, lồng Faraday chống nhiễu và hệ thống thoát sét theo yêu cầu kỹ
thuật
2. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Cử cán bộ tham gia lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý văn
bản và hồ sơ công việc do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2013. Hiện

nay đã và đang được ứng dụng thực hiện có hiệu quả.
3. Về kết quả ứng dụng CNTT
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
11
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Triển khai phần mềm dùng chung và Trang web văn bản quy phạm pháp luật
(của Chính phủ và của tỉnh). Trong đó chỉ có phần mềm TD Offine: Phần mềm quản lý
văn bản và hồ sơ công việc,
4. Về đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT
Văn phòng Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh chịu tránh nhiệm triển khai
ứng dụng CNTT ở các phòng ban của đơn vị và các đơn vị có liên quan.
5. Về quản lý văn bản bằng phần mềm TD Offine do Sở Văn hóa Thể thao Du
lịch triển khai hướng dẫn thực hiện.
Truy cập phần mềm ứng dụng TD Ofine bằng địa chỉ Http: www.
http://117.6.131.82:8081/ giao diện hiện ra như sau:
Sau đó vào tên đăng nhập: Bqldtlk.svhttdl và gõ mật khẩu bấm đăng nhập
Trong giao diện chính có các menu công cụ gồm: văn bản đến, văn bản đi, thư
điện tử, lịch công tác, nhắc việc, trò chuyện, văn bản pháp quy, hồ sơ lưu trữ…
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
12
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
6. Đánh giá tác động việc ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý di tích
lịch sử Lam Kinh
Những tác động tích cực
Sự phát triển mạnh của hạ tầng kỹ thuật Các phòng ban đã chuyển từ sử dụng
máy tính đơn lẻ sang sử dụng mạng máy tính, dùng Internet để tra cứu thông tin, văn
bản pháp luật. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng trạm Ngân hàng dữ liệu Văn hóa phi
vật thể cho tỉnh là một định hướng đúng đắn cho xu hướng phát triển và quảng bá di
tích.
Thay đổi cơ bản về thói quen ứng dụng CNTT trong các CQNN và ở cán bộ

nhân viên, Thể hiện qua việc dùng hệ thống email để trao đổi thông tin hàng ngày,
khai thác thông tin trên Internet, truy cập hệ thống quản lý văn bản pháp luật ở các
CQNN, việc sử dụng các dịch vụ công được cung cấp, gởi câu hỏi, thắc mắc qua các
trang website, email liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của người dân, của các
doanh nghiệp đã cho thấy sự thay đổi cơ bản về thói quen và nhận thức về ứng dụng
CNTT trong Ban.
- Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và CNTT ở Lam Kinh trong
những năm gần đây đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển về hạ tầng thông tin, mở ra cơ
hội tiếp những nguồn tri thức mới góp phần nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ
nhân viên.Tạo nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển và ứng dụng CNTT ở những
năm sau.
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
13
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Sự quan tâm của lãnh đạo đến việc ứng dụng CNTT ngày được cũng nâng lên
qua việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện nay và định hướng đến năm 2020 của
Ban đã góp phần định hướng việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan trong
trong những năm sau.
Có thể nói ở giai đoạn 2009 - 2013 chính là sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng kỹ
thuật. Sang giai đoạn 2014 – trở đi số lượng chất lượng của cán bộ, công chức, viên
chức cao hơn rất nhiều. Tuy việc ứng dụng CNTT có chuyển biến tích cực như việc sử
dụng email tăng nhanh, truy cập, ứng dụng nhiều vào hoạt động của di tích. Số lượng
người truy cập sử dụng các thông tin và dịch vụ được cung cấp trên trang web:
khuditichlamkinh.vn này khá đông cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả của nó.
Những hạn chế và nguyên nhân
Tuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng nếu so với các mục tiêu đã
được đề ra và Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và định
hướng đến năm 2020 thì kết quả đạt được vẫn chưa cao. Cụ thể, vẫn còn một số hạn
chế tồn tại và nguyên nhân cơ bản như sau:

Lãnh đạo Ban vẫn chưa thực sự quyết tâm trong việc phát triển và ứng dụng
CNTT trong đơn vị. Việc ứng dụng CNTT chưa thực sự đạt được yêu cầu tin học hóa
các công việc xử lý hằng ngày và chưa gắn kết được với việc cải cách hành chính. Đây
cũng là nguyên nhân chủ yếu không có sự đột phá trong ứng dụng CNTT ở đơn vị.
Vai trò và chức năng, cơ sở dữ liệu của cơ quan chưa vẫn chưa thống nhất.
Trách nhiệm và chức năng ứng dụng CNTT ở trong các phòng vẫn còn chồng chéo.:
Mô hình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT chắp vá, đầu tư nhiều giai đoạn,
thiếu tính đồng bộ, không phù hợp tạo ra những hạn chế và bất cập khi triển khai các
kế hoạch ứng dụng CNTT, dẫn đến không đạt hiệu quả như mong đợi. Thêm vào đó,
vai trò của cán bộ chuyên trách CNTT vẫn chưa được coi trọng. Điều này đã tạo ra
nhiều khó khăn trong việc triển khai và ứng dụng CNTT.
Hạ tầng kỹ thuật ở Lam Kinh vẫn còn quá thấp so với mặt bằng chung của cả
nước. Nguyên nhân chính là do hạn chế về mặt địa lý cách xa các trung tâm kinh tế, chính
trị, Đây cũng chính là nguyên nhân mà CNTT ở Lam Kinh đều tập trung vào phần cứng,
vào hạ tầng kỹ thuật.
Việc ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế, chưa khai thác và phát huy được những
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
14
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
điều kiện sẵn có. Các dịch trực tuyến còn ở mức thấp, việc chia sẻ thông tin và CSDL
giữa các CQNN, các điểm di tích, di sản rất ít (chủ yếu là gởi báo cáo). Các đầu tư cho
CNTT vẫn có xu hướng coi nhẹ phần mềm, ít quan tâm đến việc đầu tư cho phần mềm
và CSDL. Trong khi đây mới thật sự nội dung quan trọng của ứng dụng CNTT.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển về CNTT. Do hạn chế về trình độ nên đa số các cá
nhân cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thụ động, ít đổi mới, chưa hình thành thói
quen thường xuyên sử dụng, khai thác và trao đổi thông tin trên môi trường CNTT.
Hơn thế nữa, Ban chưa có một chuyên gia thực thụ về CNTT để quản lý, xây dựng và
phát triển các ứng dụng CNTT. Một phần là do chính sách đào tạo và tuyển dụng nhân
sự cho phát triển ứng dụng CNTT chưa được coi trọng, một phần là do chính sách đãi

ngộ về tiền lương thấp, hầu hết còn thiếu các kỹ năng về về quy trình làm việc.
Tóm lại, việc ứng dụng CNTT của Lam Kinh trong thời gian qua mới là bước
đầu, hiệu quả chưa cao. Nhận thức của lãnh đạo Ban về vai trò của công nghệ thông
tin vẫn chưa được đầy đủ; chưa kết hợp chặt chẽ được việc ứng dụng CNTT với quá
trình quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Trong thời gian tới, Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh cần có những kế
hoạch đột phá hơn, tập trung việc cải cách hành chính phối hợp với ứng dụng CNTT
để xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại và hiệu quả hơn, góp phần vào công tác
quản lý, bảo tồn, quảng bá di tích ngày càng mạnh mẽ hơn.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA LAM KINH
3.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Như đã trình bày ở phần 1 chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta
đã có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển
và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát
triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình CNH, HĐH. Ứng dụng và phát triển
CNTT là giải pháp hàng đầu cho quá trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển
quốc gia.
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu
rõ: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
15
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải
phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi
mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng
và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.”
Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của công
nghệ thông tin; thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cải cách hành chính, đổi
mới phương thức lãnh đạo, quản lý của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho người dân và doanh nghiệp
làm việc với các cơ quan Chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả,
nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, từng bước đưa hoạt động của nền hành chính
công theo mô hình “nền hành chính điện tử”.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo tổ chức việc xây
dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch và dự án ứng dụng và phát triển CNTT,
Chỉ thị 58-CT/TW đã đặt ra nhiều mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược
phát triển và ứng dụng cho các cơ quan Đảng, CQNN.
(i) Các cơ quan Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công
nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và
hiệu quả lâu dài.
(ii) Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan
trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ
quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Ứng dụng CNTT phải gắn liền với cải cách hành chính, phải đổi mới tổ chức, phương
thức quản lý, quy trình điều hành của các cơ quan.
(iii) Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Coi hạ tầng thông tin là hạ tầng kinh
tế - xã hội quan trọng. Xây dựng hạ tầng CNTT phải đảm bảo tính hiện đại và hệ
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
16
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
thống, chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực nhằm bảo

đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các
hệ thống thông tin trong nước và quốc tế; Phải có các biện pháp chủ động và các quy
định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin.
(iv) Ứng dụng CNTT phải hướng đến phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân,
phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Cần tập trung phát triển các
dịch vụ điện tử cung cấp dịch vụ công, đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với
tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời phải tạo điều kiện cho mọi tầng
lớp xã hội, ở mọi nơi có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công
nghệ thông tin.
(v) Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định cho sự thành công của
việc ứng dụng CNTT. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên
môn về công nghệ thông tin; Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ
chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời các nhu cầu
thường xuyên.
3.2. Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ
quan nhà nước
Xu hướng phát triển về công nghệ
Sự phát triển của CNTT ngay nay đã hình thành xu hướng hội tụ về công nghệ,
cả trong phần cứng và phần mềm, và các lĩnh vực có liên quan. Có 3 loại hội tụ đang
được diễn ra: (i) Hội tụ công nghệ - phát tiển trên một nền (platform) chung để trao đổi
thông tin được thông suốt; (ii) Hội tụ các dịch vụ - người dùng có thể sử dụng đa dịch vụ
trên cùng một phương tiện (cùng một thiết bị, một hệ thống mạng); (iii) Hội tụ điều tiết –
hình thành hay thiết lập cơ quan có thẩm quyền làm mờ nhạt ranh giới giữa CNTT, viễn
thông và truyền hình.
Đối với việc ứng dụng CNTT trong CQNN chú ý đến 3 xu hướng sau:
Ứng dụng các công nghệ đa truyền thông, đa phương tiện để thực hiện các cuộc
họp, hội thảo qua mạng. Dưới sự trợ giúp của các thiết bị CNTT và hệ thống mạng sẽ
giúp cho các CQNN có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để thực hiện cho các
buổi họp, hội thảo từ xa trong hệ thống (nội bộ) và cả với bên ngoài hệ thống. Tuy

nhiên, yêu cầu trước tiên của việc ứng dụng này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
17
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
là hệ thống mạng phải nhanh và ổn định. Đối với các cuộc họp, hội thảo với qui mô
lớn các thiết bị phục vụ thường là các công nghệ độc quyền. Vì vậy, khi đầu tư cần
chú ý đến các chuẩn kỹ thuật trong giao tiếp (giao thức kết nối và truyền dự liệu), ưu
tiên các chuẩn chung để đảm tính mở của hệ thống.
Xu hướng “web hóa” các ứng dụng. Sự phát triển của các công nghệ về web đã
tiến đến một bước mà tất cả mọi thứ đều có thể đưa lên web, thậm chí là hệ điều hành.
Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, nó có thể dễ dàng đưa các ứng dụng,
các hệ thống thông tin ra Internet, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet để giao
tiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác; Mặt khác, công nghệ web là công
nghệ có tính mở cao, ít phụ thuộc và các công nghệ độc quyền (như hệ điều hành). Do
đó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cung
cấp dịch vụ công của CQNN (của Chính phủ) cần chú ý đến xu hướng này để có thể
tiết kiệm được chi phí về bản quyền và chi phí cho đầu tư hạ tầng thông tin, đồng thời
đảm bảo được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ này
chính là bảo mật, vì vậy cần có chính sách an ninh mạng đi kèm khi triển khai.
Xu hướng tích hợp của các phần mềm, hay nói chính xác là sự tích hợp về tính
năng và công nghệ của phần mềm. Đây là yêu cầu chung của sự phát triển, các phần
mềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia. Một kiến
trúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay.
Trước hết là sự đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí; Sau là đảm bảo
cho sự “thông suốt” của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong và
ngoài, hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống. Điểm cần lưu ý để kiến
trúc phần mềm này có thể hoạt động đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phần
cứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ của
môi trường pháp lý đi kèm.
3.3. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở Ban quản lý di tích Lam Kinh

Với điều kiện hiện tại, 3 định hướng sau đây được coi là có tính chủ đạo cho
việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính sự ngiệp:
Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo cho yêu cầu
ứng dụng CNTT. Tiến đến chuẩn hóa trình độ tin học cán bộ, viên chức theo yêu cầu
riêng của hệ thống. Đồng thời ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT.
Đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng nhằm tin học hóa việc điều
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
18
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
hành và tác nghiệp trong Ban, từng bước xây dựng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý.
Xây dựng mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho Khu di tích (như mô hình 3.1) để
định hướng cho việc triển khai các dự án CNTT. Việc phát triển các ứng dụng CNTT
phải dựa vào mô hình đã xây dựng để đảm bảo cho xu hướng tích hợp trong hệ thống
Ngành di sản, hệ thống Ngân hàng dữ liệu Văn hóa phi vật thể Quốc gia, và cho hệ
thống CPĐT của quốc gia sau này.
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công nghệ tiên tiến, đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Phát triển hệ thống mạng nội bộ của cơ quan
phải nâng lên một mức theo chuẩn Gigabit và sử dụng cáp quang cho các đường trục
của hệ thống mạng đường trục giữa các phòng. Điều này sẽ đảm bảo môi trường trao
đổi thông tin trong đơn vị được thông suốt và đáp ứng cho yêu cầu truyền thông đa
phương tiện sắp tới (như họp, hội hội thảo, hội nghị trực tuyến).
3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin hiện thời tại Ban quản lý di
tích lịch sử Lam Kinh
Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý Lam Kinh, cần
thực hiện 5 giải pháp chiến lược sau:
Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng và phát triển CNTT trong
ngành di sản nói chung và Lam Kinh nói riêng chưa thể đạt được hiệu quả cao là do
việc chưa nhận thức và đánh giá đúng được vai trò của việc ứng dụng CNTT. Khi
nhận thức chưa rõ, chưa thống nhất thì mọi nỗ lực đầu tư hoặc chính sách đưa ra đều

có thể bị vô hiệu. Vì vậy, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT là một trong những
giải pháp hết sức quan trọng.
Nhận thức về CNTT luôn đi kèm với trình độ chuyên môn và mức độ am hiểu
về CNTT. Nếu trình độ không cao nhận thức sẽ chậm; đồng thời, nếu không am hiểu
hoặc không biết sử dụng CNTT thì nhận thức sẽ không triệt để,. Từ đó sẽ tạo nên
những rào cản về tâm lý, thậm chí là có xu hướng chống lại việc triển khai ứng dụng
CNTT. Do đó, để thực hiện được giải pháp này cần tập trung một số biện pháp cơ bản
sau:
Tổ chức các hội nghị triển khai các quan điểm, chủ trương về ứng dụng CNTT.
Kết hợp với các hội thảo để giới thiệu các tính năng mà việc ứng dụng CNTT có thể
đem lại, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình phát triển và kinh nghiệm ứng dụng
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
19
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
CNTT của các cơ quan quản lý di tích, đơn vị bạn đã triển khai thành công.
Tăng cường trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ
viên chức, lao động. Đây cũng là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành công
hay thất bại của việc ứng dụng CNTT. Trong công tác đào tạo cần lưu ý phân loại đối
tượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Càng phân chia được nhiều
loại đối tượng, hiệu quả đào tạo sẽ càng cao. Đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, cần
trang bị các kiến thức tổng quát về ngành CNTT và các kỹ năng cơ bản phục vụ cho
công tác quản lý, tránh đào tạo quá sâu các kỹ năng cơ bản dành nhân viên; Đối với
đội ngũ nhân viên, những người thực hiện ở mức tác nghiệp nào sẽ có chương trình
đào tạo các kỹ năng tương ứng.
Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phong trào, các hội thi ứng
dụng CNTT cho đơn vị, hội thi lãnh đạo ứng dụng CNTT giỏi hay có hiệu quả ở các
phòng. Từ đó, khuyến khích được việc tự nâng cao trình độ, tăng nhận thức và đẩy
mạnh ứng dụng CNTT ở đơn vị, đồng thời tạo được môi trường học tập kinh nghiệm
giữa các lãnh đạo nói riêng và các mô hình ứng dụng CNTT ở đơn vị nói chung.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường tuyên truyền,

quảng bá hình ảnh và hướng dẫn khai thác các loại dịch vụ công đã được cung cấp
dưới sự hỗ trợ của CNTT đến từng những người dân và các doanh nghiệp trong toàn
tỉnh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính để ứng dụng CNTT có hiệu quả
Cải cách hành chính đã trở thành một trong những mục tiêu chính của Chính
phủ Việt Nam trong suốt những năm qua với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, từng bước hiện đại.
Lam Kinh trong những năm qua đã có những thành tựu về việc đổi mới, Cơ
quan đã tập trung rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan
hành chính sự nghiệp, quản lý, phát huy giá trị di tích, tập trung đẩy mạnh việc đổi
mới, đồng bộ hóa trang thiết bị, xây dựng cơ sở dữ liệu, và xem đây là khâu đột phá
của hoàn thiện hệ thống CNTT hiện thời.
Tuy vậy, theo nhận xét chung, so với các tỉnh khác thì điểm mạnh cần phát huy
của Lam Kinh là sự năng động và tiên phong của lãnh đạo Ban; một trong những điểm
yếu là tính minh bạch và nguồn vốn đầu tư ít nên ứng dụng CNTT chưa đạt được hiệu
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
20
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
quả cao nhất.
Xây dựng đội ngũ CNTT chuyên trách cho ứng dụng CNTT
Đội ngũ CNTT chuyên trách là điều kiện để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT
được ổn định và cải tiến thường xuyên. Đội ngũ CNTT chuyên trách ở đây trước hết là
cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách, kế đến là đội ngũ Phòng Hành chính –
Tổ chức chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng CNTT. Đội ngũ này sẽ đảm trách
nhiệm vụ để phát triển các ứng dụng phục vụ cho điều hành và tác nghiệp cho các
phòng trong Ban. Vì thực tế, không có một ứng dụng hay phần mềm dùng chung nào
có thể sử dụng cho mọi chức năng công việc. Mặt khác, đi cùng với sự phát triển
chung, các ứng dụng cũng cần phải thường xuyên được nâng cấp về tính năng, công
nghệ và bảo mật. Do đó, chỉ có một chuyên gia CNTT chuyên trách mới có thể đảm

bảo cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và phát triển lâu dài.
Lam Kinh vẫn chưa có cán bộ CNTT chuyên trách cho phát triển ứng dụng
chính thức. Vì vậy, trong thời gian tới cần tuyển dụng thêm nhân sự cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự cho CNTT trong cơ quan hành chính, sự
nghiệp hiện nay rất khó. Nguyên nhân là do chính sách đãi ngộ và tiền lương còn rất
thấp so với thị trường CNTT bên ngoài. Vì vậy, để thực hiện giải pháp này cần phải:
Xây dựng chính sách đặc thù trong công tác tuyển dụng. Nếu vẫn thụ động
trong công tác tuyển dụng, do hạn chế của các chính sách đãi ngộ và tiền lượng, Ban
sẽ khó có được cán bộ chuyên trách giỏi để đảm trách nhiệm vụ phát triển ứng dụng đã
đề ra.
Thay đổi chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với cán bộ CNTT chuyên trách
kết hợp tạo điều kiện tăng thu nhập nhân sự này thông qua việc đẩy mạnh phát triển
các ứng dụng dưới dạng các đề tài hoặc các hợp đồng nghiên cứu khoa học.
Phát triển ứng dụng CNTT theo xu hướng tích hợp
Một hạn chế lớn của các kế hoạch ứng dụng CNTT hiện nay thường là không
có định hướng hay chiến lược rõ ràng nào việc tích hợp trong tương lai, việc phát triển
ứng dụng CNTT ở các quan còn manh mún, tự phát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo
ra các sự cố về kỹ thuật khi thực hiện trao đổi thông tin giữa các ứng dụng hay các hệ
thống thông tin; dẫn đến tình trạng đầu tư mới lại hoàn toàn hoặc phải đầu tư thêm các
ứng dụng trung gian, vừa mất thời gian, gây lãng phí và tạo yếu tố bất ổn tiềm ẩn trong
hệ thống.
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
21
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
Xu hướng tích hợp của ứng dụng CNTT là một tất yếu để đảm bảo cho việc ứng
dụng CNTT được hiệu quả. Để đảm bảo cho xu hướng tích hợp này cần thực hiện 2
giải pháp sau:
Phát triển các chương trình ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước cần
được xây dựng theo xu hướng web hóa. Nếu bị hạn chế về kỹ thuật, yêu cầu tối thiểu
phải có một thành phần (module) chạy trên nền tảng của công nghệ web. Các ứng

dụng web được phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ web tiên tiến
(như chuẩn web 2.0) và phải được kết hợp với một hệ quản trị CSDL nào đó (như:
MySQL, PosgreSQL, Oracle, SQL Server, DB2, …). Điều này sẽ đảm bảo cho việc
phát triển các cổng thông tin tích hợp (portal) sau này. Đồng thời việc phát triển ứng
dụng vẫn được diễn ra trong khi chưa có được mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể.
Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin
Trước hết là việc tin học hóa một số khâu công việc cần thiết. Đây là một trong
những mục tiêu quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cơ quan. Tin học hóa ở đây
có thể hiểu là việc đưa các chương trình ứng dụng vào thực hiện các công việc như:
điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của nhân viên; và việc cung cấp dịch vụ
cho người dân, du khách.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần hiện trạng, vẫn chưa có cơ quan nào có sự
đột phát về vấn đề này. Việc ứng dụng CNTT ở cơ quan quản lý di tích Lam Kinh đa
số vẫn là dừng lại ở việc soạn thảo văn bản và gởi báo cáo qua email. Tuy đã có một
số ứng dụng được viết theo yêu cầu riêng nhưng vẫn còn ít, cần còn hoạt động độc lập
chưa phát huy được hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, việc phát triển các trang web còn manh mún, giao diện chưa được
nhất quán và mức độ cung cấp các dịch vụ không cao chỉ mới dừng lại ở mức độ 2
(theo 4 mức độ của Bộ TTTT).
Do đó, trong thời gian tới, Ban quản lý cần tập trung hơn cho việc tin học hóa
các công việc phục vụ cho điều hành, tác nghiệp để tăng chất lượng, hiệu quả trong
công việc và trong cung cấp dịch vụ. Ba biện pháp cụ thể để thực hiện cho giải pháp
này như sau:
Ưu tiên nâng cấp hệ thống email hiện có để đáp ứng được yêu cầu trao đổi
thông tin thường xuyên. Trong ứng dụng CNTT nói chung, E-mail là một công cụ cơ
bản và quan trọng nhất. Nó đảm nhận nhiệm vụ chính cho trao đổi thông tin cả bên
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
22
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
trong và ngoài hệ thống. Đó cũng là lý do tại sao khi đánh giá mức độ ứng dụng CNTT

người ta thường quan tâm đến việc “có sử dụng email hay không”. Mặt khác việc thiếu
công cụ hỗ trợ cho quản trị cũng góp phần làm cho hệ thống này hoạt động không
được hiệu quả.
Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực hiện việc trao đổi
thông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp, hội thảo qua mạng. Điều này sẽ nâng cao
chất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành, đồng thời tiết kiệm được
nhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp. Trong khi hệ thống AGNET chưa đáp ứng
được yêu cầu, có thể ưu tiên triển khai ứng dụng này trong hệ thống mạng nội bộ của
đơn vị.
Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục vụ cho điều hành
và tác nghiệp. Các hệ thống thông tin trong nhóm 3 phần mềm dùng chung đã không
thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong Ban quản lý. Vì vậy, cần nhanh chóng xây
dựng lại các hệ thống này. Điểm lưu ý khi triển khai bất kỳ dự án xây dựng hệ thống
thông tin nào cũng cần tiến hành hoạt động phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Phân
tích thiết kế hệ thống thông tin là việc nghiên cứu hiện trạng để xác định mục tiêu và
các giới hạn của hệ thống tổ chức, trên cơ sở đó, lựa chọn các giải pháp và cách thức
tổ chức thực hiện dựa vào các xử lý đặc thù của máy tính điện tử. Một trong những
nguyên nhân không thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của 3 phần mềm dùng chung
là thiếu hoạt động phân tích thiết kế hệ thống, đơn vị được triển khai. Trong khi đây là
một công việc rất quan trọng để đảm bảo cho việc phát triển thành công các phần mềm
hay các hệ thống thông tin phục vụ cho việc tự động hóa. Do đó, cần coi phân tích
thiết kế hệ thống tin là một trong các điều kiện để triển khai dự án CNTT, đồng thời
cũng có thể xem kết quả của hoạt động này là một trong các tiêu chí để đánh giá kết
quả đạt được của dự án ứng dụng CNTT.
Nâng cấp và mở rộng các dịch vụ công lên mức tối thiếu là mức độ 3 (theo 4
mức độ của Bộ TTTT). Trên cơ sở đó, tập trung các dịch vụ này và phát triển thành
cổng thông tin tích hợp cung cấp các dịch vụ cho người dân, du khách. Chỉ từ một
cổng thông tin duy nhất, bất kỳ người dân hay du khách nào cũng có thể sử dụng các
dịch vụ trực tuyến, điều này cho sẽ làm cho việc cung cấp và khai thác dịch vụ được
thuận lợi và hiệu quả hơn. Song song đó, cần phát huy thế mạnh về tính minh bạch của

thông tin trên môi trường mạng. Các trang web phải có nhiều kênh thông tin để tiếp
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
23
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
nhận ý kiến phản hồi như: hệ thống hỏi-đáp, diễn đàn, giao lưu trực tuyến. Hơn thế
nữa, cần kết hợp đẩy mạnh việc cải cách hành chính cho phù hợp với việc ứng dụng
CNTT, triển khai rộng khắp các mô hình giao dịch(như dự án eSeva của Ấn Độ).
Cần lưu ý, việc phát triển các ứng dụng trong nhóm giải pháp này cần tuân thủ
theo các giải pháp phát triển ứng dụng cho xu hướng tích hợp đã nêu.
Đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin
Nguồn tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định cho sự thành công hay thất bại
của việc triển khai CNTT. Đầu tư cho ứng dụng CNTT không thể làm nữa vời, đầu tư
phải “đến nơi, đến chốn”, đầu tư phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần
mềm và nguồn nhân lực. Nhất là xu hướng tích hợp với các giải pháp tổng thể của việc
ứng dụng CNTT đòi hỏi một nguồn tài chính hùng hậu mới có thể triển khai được hiệu
quả.
Nhưng thực tế việc đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để có thể triển khai thật
quá khó. Do đó, để việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các cơ quản lý nhà nước có
hiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng chỗ, đúng mục đích, đồng thời huy động
thêm nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân.
Để đảm bảo việc đầu tư cho ứng dụng CNTT có hiệu quả, trước tiên cần xác
định lại các mục tiêu cho sát với yêu cầu của thực tiễn, tiến đến xác định các mục tiêu
ưu tiên. Để làm được điều này, cần phải tăng cường học tập kinh nghiệm ở các di tích
khác đã triển khai thành công để chắt lọc những mô hình, phương pháp triển khai phù
hợp với điều kiện của mình. Thêm vào đó, việc học tập kinh nghiệm nơi khác trong
quá trình triển khai có thể tránh lãng phí thời gian và hạn chế các rủi ro đến mức thấp
nhất. Khi có được lựa chọn phù hợp, trước khi triển khai dự án CNTT cần cho tiến
hành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn. Phải xác
định được những gì đang có, những gì sẽ cần để có hướng đầu tư hiệu quả.

Mặt khác, trước khai triển khai dự án về ứng dụng CNTT, đặc biệt là các dự án
hay kế hoạch triển khai việc cung cấp dịch vụ công, cần phải tham khảo, tư vấn với
những người cùng tham gia. Những người cùng tham gia ở đây bao gồm: các công
chức, viên chức, các phòng có liên quan và các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ
đảm bảo cho sự thành công của dự án.
Trong thời gian tới, để đảm bảo cho việc đầu tư cho ứng dụng có hiệu quả và
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
24
Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.
tạo được sự đột phá cho việc ứng dụng CNTT trong Ban cần tập trung đầu tư cho dự
án sau:
Nâng cấp hệ thống mạng diện rộng kết nối giữa các phòng trong Ban Đây là hệ
thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng, đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thống
luôn được thông suốt và ổn định. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển về sau, việc
xây dựng hệ thống mạng đường trục với các công nghệ tiên tiến cho các cơ quan quản
lý di tích là cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống được hoạt động ổn định 24/7,
tăng tính bảo mật cho các hệ thống thông tin, đồng thời giảm được chi phí thuê bao
thường xuyên.
Tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu để phát huy được hiệu quả của
trung tâm này. Đây cũng là một trong những yêu cầu để đảm bảo cho việc trao đổi
thông tin giữa các đơn vị được tiện lợi và sẵn sàng cho sự tích hợp khi cần thiết. Mặt
khác, tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ tiết kiện được rất nhiều chi phí
cho đầu tư hệ thống máy chủ, hệ thống an ninh và chi phí cho vận hành hệ thống (như
nguồn nhân lực quản trị mạng) /.
KẾT LUẬN
Ngày nay, ứng dụng và phát triển CNTT đã được xem là giải pháp hàng đầu
cho các quốc gia muốn rút ngắn “khoảng cách số”, đi tắt vào nền văn minh tri thức.
Các quốc gia này phải đối đầu với việc chuẩn bị sẵn sàng cho Chính phủ và xã hội của
mình trước bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ cuộc cách mạng CNTT.
Ứng dụng và phát triển CNTT vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Đối với

từng cơ quan doanh nghiệp, CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ
tầng CNTT, nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT sẽ giúp cho cải tiến mối tác động
qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến
trình chính trị, xã hội và kinh tế, tiến đến xây dựng CPĐT;
Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các CQNN đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải
tiến được cách hình thức cung cấp dịch vụ công một cách có hiệu quả. Đồng thời, góp
phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng tính
minh bạch và sự tin cậy của người dân đối với Chính phủ; từ đó, hạn chế được tệ nạn
quan liêu, tham nhũng trong hệ thống.
Nhận thức rõ điều này đặt ra nhiệm vụ đi đầu trong ứng dụng CNTT cho cơ
quan hành chính – sự nghiệp như Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh. Trong những
Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G
25

×