Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

đặc điểm chủ yếu công ty dệt minh khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.84 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I. Quá trình hình thành của công ty dệt Minh Khai
Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà Nước, một đơn vị kinh
doanh thuộc sự quản lý của Sở Công Nghiệp Hà Nội thành lập vào năm 1974
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với tên gọi là Nhà máy
dệt khăn mặt khăn tay. Trước đây Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay được khởi
công xây dựng từ những năm cuối của thập kỷ 1960 cho đến những năm đầu
của thập kỷ 1970. Thế nhưng lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Cho nên mãi đến năm
1974 về cơ bản Công ty mới được xây dựng xong và được chính thức thành lập
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố, chính vào năm đó Công ty đã
bước đầu đi vào sản xuất thử và đến năm 1975 Nhà máy Dệt khăn mặt khăn tay
chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao. Trong thời gian này, nhiệm vụ chủ
yếu của Nhà máy Dệt khăn mặt, khăn tay là sản xuất các sản phẩm dệt may như
sản xuất: khăn mặt, khăn bông, khăn tắm …nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Sau đó vào năm 1983 đổi tên thành Nhà máy dệt Minh Khai.
Vào năm 1992 công ty được thành lập lại theo quyết định 338/TTg của
Thủ tướng Chính phủ trong đó toàn bộ số vốn của công ty hoạt động là 8,680 tỷ
đồng vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn ngân sách cấp: 1,3 tỷ đồng
Vốn huy động ( vốn vay): 7.38 tỷ đồng
Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh các sản phẩm
dệt may cho nên đến năm 1994 công ty đổi tên thành: Công ty dệt Minh Khai để
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hiện nay
tên công ty vẫn được giữ nguyên theo tên gọi năm 1994, đó là:
Tên công ty: Công ty dệt Minh Khai
Tên giao dịch quốc tế : Minh Khai Textile Company
Trụ sở chính: 423 Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, Công ty luôn chú trọng hoàn thiện nhà xưởng,


nâng cao máy móc thiết bị, đào tạo thêm lao động mới… làm cho việc sản xuất
đi vào ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất… Hiện nay, với diện tích khoảng
gần 5 ha, với tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 1020 người có trong
danh sách
Sè ca làm việc trong ngày: 3 ca ( tuỳ theo phân xưởng )
Số giờ làm việc mỗi ca: 8h
Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày
Đầu năm 2000 nguồn vốn của Công ty là:
+Vốn cố định: 10.294.447.616đ
+Vốn lưu động: 4.458.512.667đ
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là ngoài việc sản xuất phục vụ
nhu cầu tiêu dùng nội địa Công ty còn tiến hành các hoạt động xuất khẩu các
sản phẩm ra thị trường thế giới. Do đó, công ty có một vai trò quan trọng trong
ngành công nghiệp Hà nội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
II.Quá trình phát triển của Công ty dệt Minh Khai
1.Giai đoạn mới thành lập 1974-1980
Trong khoảng thời gian đầu mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động Công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn thiện,
máy móc thiết bị đều do Trung quốc viện trợ, khâu lắp đặt không đồng bộ, có
nhiều khâu hoạt đông theo phương pháp thủ công. Ban đầu Công ty chỉ được
trang bị với 260 số máy dệt thoi của Trung quốc và tài sản cố định khi đó chỉ có
gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, lực lượng lao động lành nghề còn thiếu, cán bộ
công nhân viên còn thiếu chuyên môn nghiệp vụ,chưa đáp ứng được nhu cầu
sản xuất. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã mạnh dạn đưa
vào sản xuất mặt hàng khăn bông với nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà
phải vừa làm vừa tìm tòi, nghiên cứu. Vì thế, trong những năm đầu tiến hành
sản xuất Công ty chỉ mới đưa vào hoạt động được hơn 100 máy dệt (thừa gần
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
160 máy dệt thoi ), số cán bộ công nhân viên là 415 người. Năm 1975 Công ty
chính thức nhận kế hoạch Nhà nước giao và Công ty tiến hành sản xuất đạt

mức:
+Sản phẩm chủ yếu đạt gần 2 triệu khăn bao gồm nhiều loại
+Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
Mặc dù có những khó khăn nhất định vào thời kỳ cuộc chiến tranh phá
hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhưng cán bộ công nhân
viên Công ty đã có những cố gắng nỗ lực nhất định hoàn thành các chỉ tiêu đề ra
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đồng thời với sự giúp đỡ quan
tâm của các lãnh đạo ban ngành thành phố Công ty đã khắc phục những khó
khăn, dần đi vào ổn định xây dựng và hoàn thiện dây chuyền sản xuất, lao động
được bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó mà năng suất lao động và
doanh thu ngày càng được tăng thêm.
2. Giai đoạn 1981-1989
Giai đoạn này Công ty phát triển với tốc độ cao là do được thành phố đầu
tư thêm cho một dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc để dệt các loại vải rèm,
tuyn, valide. Do vậy, vào thời điểm này Công ty được giao cùng một lúc quản
lý và triển khai thực hiện hai quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt thoi và
dệt kim.
Để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất Công ty đã tập trung đầu tư
theo chiều sâu với các biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm đồng bộ hoá dây chuyền
sản xuất, đưa dần toàn bộ những máy móc thiết bị ở khâu đầu dây chuyền sản
xuất như: nồi hơi, nồi nấu áp lực, máy nhuộm, máy sợi đi vào hoạt động sản
xuất. Do đó mà Công ty đã chấm dứt được tình trạng khâu đầu của dây chuyền
sản xuất không hoạt động được phải làm theo phương pháp thủ công.
Trong giai đoạn này để giải quyết những khó khăn về nguyên vật liệu và
thị trường tiêu thụ, để chủ động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động
chuyển hướng sang việc sản xuất chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu (ở
cả hai thị trường XHCN và TBCN). Năm 1981, công ty đã ký hợp đồng xuất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khẩu dài hạn sang nước CHDC Đức và sau đó ký hợp đồng xuất khẩu sang Liên
xô. Công ty xuất khẩu sản phẩm khăn sang thị trường Nhật bản vào năm 1983

và từ đó cho đến nay lượng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng và
đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong những
năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 1981-1989 luôn đạt
mức tăng trưởng cao từ 9-11%/ năm, nhất là với chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu.
3. Giai đoạn từ 1990 đến nay
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 nền kinh tế nước ta chuyển
sang cơ chế quản lý mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng,
tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động nhất là đối với các nước
XHCN. Hệ thống XHCN sụp đổ ở Liên xô và các nước Đông âu đã làm cho
nhiều Doanh nghiệp Nhà nước trong đó có Công ty dệt Minh Khai gặp phải
nhiều khó khăn. Vì thế, các quan hệ bạn hàng truyền thống của Công ty với các
nước này không còn, công ty mất đi một thị trường xuất khẩu quan trọng.
Đây là thời kỳ Công ty gặp phải nhiều khó khăn nhất trong suốt quá trình
30 năm hình thành, xây dựng và phát triển Công ty. Máy móc thiết bị của Trung
quốc được đầu tư ở giai đoạn trước đã lỗi thời và lạc hậu, vốn phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh còn thiÕu nhiều không đáp ứng được nhu cầu sản
xuất. Trong khi đó đội ngũ lao động lành nghề còn thiếu, số lượng lao động quá
đông không phù hợp và không dễ thích nghi với cơ chế mới vì đã quá quen với
cơ chế bao cấp. Đứng trước những khó khăn trên, bằng những cố gắng nỗ lực
của cán bộ công nhân viên Công ty, sù quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các ban
ngành lãnh đạo thành phố Hà nội và nhất là sự chỉ đạo của sở Công nghiệp Hà
nội Công ty đã tập trung giải quyết những vấn đề như: thị trường, vốn, lao
động…và không ngừng đầu tư thêm trang thiết bị mới, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thành nhiệm
vụ Nhà nước giao.
Sau đây là bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu của Công ty Dệt
Minh Khai (đơn vị tính triệu đồng)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Doanh thu 5160

0
52550 54000 54520 64550 67200 77600 81930 82990
Doanh thu xuất khẩu 3921
6
40989 43038 47700 56500 53400 68800 68920 71930
Tỷ trọng xuất khẩu 76% 78% 79,7% 87,49% 87,53% 79,46% 88,66% 84,12% 86,67%
(Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường)
Nhìn lại quá trình 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Dệt Minh Khai
tuy có những thăng trầm song Công ty đã khẳng định được vị trí của mình là
một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan
trọng trong sự phát triển của nước nhà.
II. Những đặc điểm chủ yếu Công ty Dệt Minh Khai
1. Đặc điểm về chức năng và nhiệm vụ sản xuất
Trong qúa trình phát triển Công ty Dệt Minh Khai ngay từ khi mới được
thành lập đã được Nhà nước giao cho thực hiện với chức năng nhiệm vụ chủ
yếu là chuyên sản xuất các loại sản phẩm như khăn mặt, khăn tắm, màn tuyn, áo
choàng tắm, rèm cửa … phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng
thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, trong quá trình
phát triển của mình Công ty không ngừng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ,
nâng cao mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng hàng hoá…nhằm ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Công ty sản xuất kinh doanh không theo một kế hoạch dài hạn mà theo
từng năm. hiện nay Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng mà chủ
yếu là khách hàng Nhật bản- một thị trường truyền thống của Công ty trong
những năm qua.
2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Dệt Minh Khai
Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, mọi
người đều sử dụng đến sản phẩm này như:khăn mặt, khăn tắm, màn tuyn, rèm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cửa… Những sản phẩm này có tính chất sử dụng nhiều lần trong sinh hoạt đời
thường, có tác dụng giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người dân. Do đó
yêu cầu với loại sản phẩm này phải có độ bền, mịn, mềm, thấm nước, không
phai màu, có nhiều kích cỡ khác nhau, mẫu mã đa dạng, có độ dày mỏng và bảo
quản dễ…Khăn bông là nhóm sản phẩm chủ yếu của Công ty, chiếm tới 98%
khối lượng sản phẩm của Công ty bao gồm:
Khăn ăn: dùng cho nhà hàng và sinh hoat gia đình.
Khăn rửa mặt: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước tiêu thụ tông
qua nhà buôn, siêu thị, cửa hàng để đến tay người tiêu dùng.
Khăn tắm: phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện
nay nhu cầu về mặt hàng này của thị trường trong nước đang có xu hướng gia
tăng.
Các loại vải sợi bông sử dụng để may lót và may mũi giầy phục vụ cho
các cơ sở may xuất khẩu như may X40…
Sản phẩm màn tuyn có độ bền cao chống được ôxy hoá gây màn vàng là
do Công ty sản xuất 100% sợi PETEX, sản phẩm này mới đưa vào sản xuất
trong Công ty nên khối lượng chiếm tỷ trọng chưa nhiều.
Như thế chất lượng sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị
trường. Hiện nay Công ty đang trong quá trình triển khai áp dụng theo hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng ISO9001:2000.
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị Công ty Dệt Minh Khai
Trong những năm đầu thành lập, máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu
do Trung quốc viện trợ lắp đặt không đồng bộ, khâu đầu của dây chuyền sản
xuất không hoạt động được phải làm theo phương pháp thủ công. Những năm
sau đó (1981-1989) Công ty được thành phố đầu tư cho một dây chuyền công
nghệ dệt kim đan dọc, tập trung đầu tư theo chiều sâu để đồng bộ hoá dây
chuyền sản xuất. Nhờ đó mà khâu đầu của sản xuất Công ty không phải gia
công, phụ thuộc bên ngoài.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty hầu hết được trang bị

khá hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ban đầu trình độ công nghệ mới
chỉ đạt ở mức thủ công và cơ khí thì cho đến nay đã đạt được mức trung bình ở
trong khu vực, nhiều bộ phận đã đạt được trình độ công nghệ tự động hoá. Điều
đó cho thấy Công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị
hiện đại sao cho phù hợp với xu thế thị trường.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất của Công ty Dệt Minh
Khai
Trong những năm qua Công ty luôn chú trọng vấn đề mua, cung cấp và
bảo quản nguyên vật liệu sản xuất là do nhận thức được vai trò quan trọng của
nguyên vật liệu đối với sản phẩm về chất lượng, chủng loại …Công ty chủ yếu
nhập nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, còn lại do các cơ sở sản xuất trong
nước cung cấp.
5. Đặc điểm về lao động của Công ty Dệt Minh Khai
Với quy mô khoảng 1020 cán bộ công nhân viên, do đặc điểm của ngành
dệt may cho nên số lao động nữ trong Công ty luôn chiếm đại đa số ( khoảng
80% ) cơ cấu lao động. Trong những năm qua do yêu cầu của sản xuất Công ty
đã tổ chức sắp xếp lại lao động sao cho phù hợp với tình hình mới. Với những
công nhân có tuổi đời cao thì Công ty giải quyết theo chế độ nghỉ hưu, thôi
việc, đồng thời tiếp tục tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức tay nghề cho
người lao động nhất là với những lao động tuổi đời còn trẻ. Bởi vì những lao
động này thường tay nghề chưa cao, Ýt kinh nghiệm, vì thế mà có thể ảnh
hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bậc thợ bình quân Công
ty mới chỉ là 3,6 nhưng Công ty có thể nâng cao bậc thợ cho phù hợp với thực
tế cấp bậc công việc yêu cầu. Có thể khẳng định điều đó là do lượng lao động
trẻ có điều kiện về sức khoẻ, có khả năng tiếp thu nhanh về tiến độ khoa học kỹ
thuật trong thời đại mới. Do sè lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
động toàn Công ty nên không thể tránh khỏi những ngày nghỉ phép, ngày công
nghỉ thai sản … Thế nhưng họ lại có ưu điểm là lao động cần cù, chăm chỉ,
khéo léo Như vậy, nhân tố lao động cũng như các nhân tố khác có vai trò quan

trọng trong việc sản xuất kinh doanh, khi tay nghề bậc thợ càng cao thì năng
suất lao động càng cao, chất lượng sản phẩm càng tốt đáp ứng được yêu cầu của
thị trường.
6. Đặc điểm về phương thức sản xuất kinh doanh
Với bất kỳ một doanh nghệp nào muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả
trên thương trường đều đòi hỏi phải có phương thức sản xuất kinh doanh sao
cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty Dệt Minh Khai sản
xuất kinh doanh chủ yếu theo phương thức hợp đồng xuất khâủ trực tiếp. Công
ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc thực hiện theo hình
thức xuất khẩu trực tiếp. Đó là hình thức Công ty trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng là các công ty thương mại nước ngoài. Khi hai bên đã có những thoả thuận
thống nhất về mẫu mã, số lượng sản phẩm thì sẽ chính thức ký kết hợp đồng.
Với mặt hàng khăn bông Công ty chủ yếu xuất khẩu theo hình thức này, còn
những mặt hàng khăn bông không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì được tiêu thụ tại
thị trường nội địa chiếm khoảng 10% số lượng sản phẩm. Công ty chỉ có một
vài sản phẩm sản xuất theo thiết kế phục vụ cho nhu cầu trong nước. Để tiêu thụ
các sản phẩm này chủ yếu thông qua các trung gian thương mại như các công ty
thương mại trong nước, các trung tâm thương mại, các siêu thị và đại lý tại Hà
nội, tư thương làm cho sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu uỷ
thác. Công ty xuất khẩu sản phẩm thông qua công ty trung gian trong nước như
Tổng công ty Dệt may Việt nam (Vinatex). Công ty còng ký hợp đồng với các
siêu thị tại Hà nội cung cấp các sản phẩm khăn bông để bán tại các siêu thị này
với phương thức giao hàng trước thanh toán tiền khi giao hàng lô sau.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bên cạnh đó Công ty cũng nhận thuốc nhuộm, hoá chất, sợi để sản xuất
sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công của khách hàng. Với loại hợp đồng này
trong Công ty thường không nhiều, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về
định mức tiêu hao nguyên vật liệu, thời hạn giao hàng…
Ngoài ra Công ty còn thực hiện hợp đồng nhận vốn ứng trước.

7. Đặc điểm về thị trường
Trong giai đoạn đầu mới thành lập Công ty thực hiện việc sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch Nhà nước giao nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội
địa. Do đó Công ty chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch được giao mà
không cần quan tâm đếm mẫu mã chủng loại, thị hiếu khách hàng…
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN thì các doanh nghiệp phải tự hoạch định
kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, phải tự hoạch toán
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này Công ty đã
chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ chỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa
sang sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là chủ yếu.
Đó là các thị trường chính như Nhật bản, Ân độ và các nước Đông âu. Để
doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Công ty cũng phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong ngành, phải tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Nhiều khách hàng đặt hàng với số lượng nhỏ nhưng nhiều chủng
loại Công ty vẫn luôn phải đáp ứng nhu cầu để giữ khách hàng và đồng thời
tìm kiếm thêm khách hàng khác.
8. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất của Công ty có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất
lượng sản phẩm…nếu cơ cấu sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí nguồn lực,
gây tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguồn: phòng kế hoạch thị trường công ty dệt Minh Khai
C¬ cÊu s¶n xuÊt
cña c«ng ty
Ph©n x ëng dÖt
thoi
Ph©n x ëng dÖt

kim
Ph©n x ëng tÈy
nhuém
Ph©n x ëng
hoµn thµnh
Kho sîi Kho trung gian Kho thµnh phÈm
Bỏo cỏo thc tp tt nghip
9. c im v b mỏy qun lý
L một doanh nghip Nh nc Cụng ty Dt Minh Khai t chc b mỏy
qun lý theo kiu trc tuyn tham mu. ng u l Giỏm c cú nhim v
qun lý chung mi vn nh hnh chớnh, t chc v cụng tỏc ti chớnh- k
toỏn, cỏc vn v k thut ca Cụng ty. Giỳp vic cho Giỏm c cú cỏc phũng
ban nghip v. Trong cỏc phũng ban nghip v thỡ cú trng phũng v phú
phũng, di cỏc phõn xng thỡ cú cỏc qun c phõn xng, phú qun c,
trng ca v cỏc t trng sn xut .
S b mỏy qun lớ ca Cụng ty dt Minh Khai
Cỏc phũng ban nghip v ca Cụng ty cú chc nng nhim v nh sau:
+ Ban giỏm c: gm cú giỏm c v hai phú giỏm c (PG sn xut v
PG k thut). Ban giỏm c ch o trc tip tng n v thnh viờn ca
Cụng ty chu trỏch nhim mi hot ng sn xut kinh doanh, l ni quyt nh
nhng nh hng phỏt trin v s tn ti ca Cụng ty.
+ Giỏm c: l ngi ng u Cụng ty, bo v quyn li cho nhõn viờn,
cú nhim v qun lý chung nhng vn i ni, i ngoi nh cụng tỏc ti
chớnh -k toỏn, cỏc vn k thut v th trng tiờu th sn phm.
Giám đốc
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Kỹ thuật
Phòng

Tổ chức
Phòng
Tài vụ
Phòng
Hành chính
PGĐ sản xuất PGĐ kỹ thuật
Phân x ởng
Tẩy nhuộm
Phân x ởng
Dệt thoi
Phân x ởng
Dệt kim
Phân x ởng
Hoàn thành
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Phòng tài vụ: giúp giám đốc thống kê kế toán tài chính, kiểm tra giám
sát tình hình thu chi tài chính, và hướng dẫn chế độ chi tiêu và hạch toán kinh
tế nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt vật tư, đề xuất với giám đốc
các biện pháp tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Phòng kế hoạch thị trường: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc
trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
sản xuất ra và đảm bảo quay vòng vốn nhanh.
+ Phòng tổ chức: giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và
quản lí Công ty. Phòng tổ chức có nhiệm vụ quản lí số lượng và chất lượng
CBCNV, sắp xếp đào tạo đội ngũ CBCNV trong Công ty nhằm đáp ứng yêu
cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách
của Nhà nước đối với người lao động …
+ Phòng kỹ thuật: nghiên cứu tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác
quản lí sử dụng kế hoạch và biện pháp về dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học

kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế chế tạo sản phẩm và đưa công nghệ mới vào
sản xuất.
+ Phòng hành chính y tế: giúp giám đốc trong việc quản lí điều chỉnh mọi
công việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp các giao dịch, văn thư và truyền
đạt chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban phân xưởng, thực hiện công tác
khám chữa bệnh tại chỗ cho CBCNV trong Công ty.
Hàng năm, Công ty đều tiến hành các họat động rà soát lại các chức năng
nhiệm vụ của từng phòng ban để sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu
thay đổi của công việc, tránh sự chồng chéo trong họat động của các phòng
ban. Bởi vì, cơ cấu bộ máy quản lý có ảnh hưởng đến việc hình thành nên lề lối
làm việc của cán bộ công nhân viên, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm qua (1995-2003)
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt đông chủ yếu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt Minh Khai. Hàng năm, doanh thu
xuất khẩu luôn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn từ 80-85% tổng doanh
thu mỗi năm.
1. Tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả đều phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và rộng lớn. Thị
trường có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy,
mỗi công ty khi thực hiện chiến lược kinh doanh đều phải biết lựa chọn, đánh
giá và phân tích xem thị trường nào có triển vọng nhất phù hợp với việc tiêu
dùng sản phÈm của mình sao cho xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù
hợp.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thị trường Nhật bản là một trong những thị trường chính và truyền
thống của Công ty. Trong những năm qua Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị

trường Nhật bản những sản phẩm khăn bông bao gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn
tắm, áo choàng tắm…các loại phong phú về kiểu dáng và mẫu mã. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng lớn
nhất khoảng 90% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công ty. Năm
1995 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Nhật bản là 2573triệu USD chiếm
tỷ trọng 89,65% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 1996, 1997, 1998 giá trị kim
ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của thị
trường này luôn chiếm khoảng 90%. Đến năm 1999 tuy giá trị kim ngạch xuất
khẩu có tăng so với các năm trước nhưng tỷ trọng giảm, chỉ chiếm khoảng
88,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2000 cho đến năm 2003 tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giữ ở mức ổn định khoảng trên
90%, với giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trong những năm này.
Qua sự phân tích trên có thể thấy mức tăng kim ngạch xuất khẩu trên thị
trường Nhật bản là không đều và không ổn định. Vì hiên nay có sự cạnh trạnh
gay gắt của các đối thủ lớn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may là Trung
quốc, Thái lan… Các công ty này liên tục giảm giá để cạnh tranh giành quyền
ký hợp đồng cho nên giá xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai luôn có xu
hướng phải giảm. Trong khi đó để sản xuất sản phẩm khăn bông xuất khẩu
Công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm cao. Mặt
khác, thuế suất sản phẩm dệt may của Trung quốc được giảm nhiều là do Trung
quốc vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hơn nữa, phía đối tác
Nhật bản luôn đưa ra mức giá rẻ như của Trung quốc để buộc Công ty phải
giảm giá. Chính phủ Nhật bản có ý định hạn chế nhập khẩu mặt hàng dệt vào thị
trường nước này. Đó là những vấn đề không thuận lợi cho ngành dệt may nói
chung cũng như của Công ty nói riêng, do đó cần phải có các biện pháp tháo gỡ
dần khó khăn để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thị trường EU là một thị trưòng mới đang có xu hướng phát triển đối với
Công ty, tuy nhiên thị trường EU chỉ chiếm môt phần nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu sang các thị trường của Công ty, nó chiếm tỷ trọng khoảng 3-7%

trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU
chủ yếu là: khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn, thảm chùi chân, áo choàng tắm… Qua
bảng giá trị kim ngạch trên cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này còn thấp là do Công ty không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp vói khách
hàng, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thông qua công ty thương mại trung gian
như Tổng công ty dệt nay Việt nam, thiếu thông tin về thị trường giá cả mặt
hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích thực sự của người tiêu dùng
Châu âu. Với thị trường Nhật bản Công ty đã tạo được một thế đứng, điều đó có
nghĩa là Công ty hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua
lợi thế chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Thị trường Châu á
Công ty đã thực hiện xuất khẩu các sản phẩm khăn ăn, áo choàng tắm, ga
trải giường… sang một số nước Châu á như Hàn quốc, Đài loan… Giá trị kim
ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường này còn thấp không ổn định và có
xu hướng giảm xuống cho nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim
ngạch xuất khẩu chưa cao (từ 1-5%). Vì vậy Công ty cần phải có chính sách để
củng cố và phát triển được vị trí của mình trong quan hệ làm ăn với bạn hàng
Châu á- một thị trường đông dân nhiều tiềm năng.
2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sản phẩm khăn bông có giá trị xuất khẩu cao, có chất lượng tốt, có độ
dày, độ mềm mại cao là do có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc
phong phú hấp dẫn và được người tiêu dùng ưa chuộng khi sử dụng.
Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm mới của Công ty trong những năm
gần đây song giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng áo choàng tắm đã có
một vị trí khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là
loại sản phẩm cao cÊp tuy có giá thành cao nhưng chất lượng tốt nên sản phẩm
rất được các khách hàng Nhật Bản, Châu á ưa chuộng. Sản phẩm có giá bán
cao phục vụ cho nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao là chủ yếu nên chưa
mở rộng được thị trường tiêu thụ nhất là thị trường trong nước. Vì vậy trong

thời gian tới Công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm
này.
Với mặt hàng xuất khẩu là màn tuyn, là mặt hàng mà Công ty chủ yếu
tiêu thụ ở trong nước, Ýt xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm này
xuất khÈu chủ yếu thông qua Đan Mạch rồi mới đưa sang thị trường Châu Phi.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty trong
những năm tới Công ty cần có biện pháp đÓ thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng
này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký
kết nhiều hợp đồng xuất khẩu.
3. Những thành tựu và tồn tại trong thời gian qua ở Công ty Dệt
Minh Khai
a. Những thành tựu
Là mét doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt may Việt nam, Dệt Minh
khai đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của ngành. Đó
là doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 9-11%, tỷ lệ lợi nhuận nộp cho
ngân sách Nhà nước ngày một tăng. Công ty đã tạo được uy tĩn với khách hàng
trong và ngoài nước là nhờ chất lượng sản phẩm ngày càng tăng mẫu mã chủng
loại đa dạng phong phú, sản phẩm ngày càng được nhiều bạn hàng nước ngoài
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu ra thị trường nước ngoài ngày càng tăng,
chiếm khoảng 75% số sản phẩm được sản xuất ra xuất khẩu ra thị trường. Công
ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động
(khoảng 1020 lao động).
b. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được trong những năm
qua, hiện nay vẫn còn một số tồn tại mà doanh nghiệp cần khắc phục trong thời
gian tới, đó là:
+ Vốn kinh doanh còn thiếu và hoạt động không có hiệu quả.
+ Công tác marketing chưa hoàn thiện.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu chuyên môn.
+ Khả năng cạnh tranh trên thị trường còn kém.
+ Công tác quản lý thật sự chưa đạt hiệu quả cao.
4. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới
Công ty nhận thấy xu hướng phát triển chung của toàn ngành dệt cho
nên đã đề ra cho mình một hướng đi để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao trình độ
và tạo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong
tương lai, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Công ty đặt ra phương châm cho hoạt động xuÊt khẩu là hoàn thành
đúng thời hạn của các hợp đồng xuất khẩu, phấn đấu hạ giá thành sản xuất.
Công ty cũng đề ra mục tiêu quyết tâm giữ vững và củng cố hơn nữa thị phần
của mình trên thị trường Nhật Bản, không ngừng tìm kiếm các thị truờng mới
có nhiều tiềm năng như thị trường EU, thị trường Châu á.
Do đó, Công ty đề ra phương hướng phát triển sản xuất - xuất khẩu trong
những năm tới như sau:
+ Thu hút vốn kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất Công ty.
+ Đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, nhập các dây chuyền công
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới.
+ Tìm kiếm các nguyên vật liệu được sản xuất của các cơ sở trong nước.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9002 để
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
+ Xóc tiến quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài
nước để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các bạn hàng.
+Không ngừng củng cố và mở rộng thị trường truyền thống như Nhật
bản, tăng cường mở rộng thâm nhập thị trường mới như EU, Châu á.
+ Đào tạo lao động lành nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ kỹ thuật để nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng các công nghệ sản
xuất hiện đại cho phù hợp với yêu cầu sản xuất mới.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề cương sơ bộ
Đề tài: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân
tích tình hình xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai trong
những năm qua (1995-2003)
Chương I. Những lý luận cơ bản về vấn đề xuất khẩu của
Doanh nghiệp
I. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
II. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may ở nước ta trong những năm
qua
Chương II. Những đặc điểm chủ yếu ở Công ty dệt Minh
Khai
I. Quá trình hình thành của Công ty Dệt Minh Khai
II. Quá trình phát triển của Công ty Dệt Minh Khai
1. Giai đoạn mới thành lập 1974-1980
2. Giai đoạn 1981-1989
3. Giai đoạn từ 1990 đến nay
III. Những đặc điểm chủ yếu của Công ty Dệt Minh Khai
1. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ sản xuất
2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị Công ty Dệt Minh Khai
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất ở Công ty Dệt Minh Khai
5. Đặc điểm về lao động Công ty Dệt Minh Khai
6. Đặc điểm về phương thức sản xuất kinh doanh
7. Đặc điểm về thị trường
8. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất
9. Đặc điểm về bộ máy quản lý

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
IV.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là hoạt động
xuất khẩu ) của Công ty trong những năm qua (1995-2003) (bảng số
liệu)
1. Tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu (bảng số liệu)
2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu (bảng số liệu)
3. Những thành tựu và tồn tại trong thời gian qua ở Công ty Dệt Minh
Khai
a. Những thành tựu
b. Những tồn tại
4. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới
Chương III Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân
tích tình hình xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai trong
những năm qua (1995-2003) (theo các bảng số liệu ở trên)
I. Lý luận về dãy số thời gian
II. Vận dụng phương pháp để phân tích
1. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
a. Mức trung bình qua thời gian
b. Lượng tăng giảm tuyệt đối
c. Tốc độ phát triển
d. Tốc độ tăng hoặc giảm
2. Phương pháp hồi quy theo thời gian
3. Phân tích các thành phần tạo thành mức độ của dãy số thời
gian
a. Dạng cộng
b. Dạng nhân
4. Dự đoán (đến năm 2005)
a. Dự đoán dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối trung bình
b. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c. Dự đoán dựa vào hàm xu thế
d. Dự đoán dựa vào bảng Buys-Ballot
e. Xu thế với trung bình nhân
Chương IV. Những giải pháp cơ bản thúc đẩy xuất khẩu của
Công ty trong thời gian tới
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BẢNG GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ
TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 1995-2003
(Đơn vị
tính 1000USD) (Nguồn:
Phòng kế hoạch thị trường)
Thị
trườn
g
Xuất
khẩu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
gt % gt % gt % gt % gt % gt %
Thị
trườn
g
Nhật
Bản
2573 89,65 27,02 90,3
6
2800 90 301
0
91,7
6

3587 88,
6
3373,
2
90
Thị
trườn
g EU
141 4,91 138 4,61 145 4,6
6
118 3,59 302,
1
7,4
6
206,1
4
5,5
Thị
trườn
g
Châu
Á
156 5,44 150 5,03 165 5,34 152 4,63 10,9 3,9
4
168,6
6
4,5
Tổng
kim
ngạch

2870 100 2990 100 311
0
100 3280 100 4050 100 3748 10
0
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
xuất
khẩu

×