Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.19 KB, 75 trang )

Giám đốc công ty
Giám đốc công ty
Phó GĐ sản xuất
Phó GĐ kỹ thuật
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức - bảo vệ
Phòng hành chính
PX tẩy nhuộm
PX dệt thoi
PX tẩy nhuộm
PX hoàn thành
Cơ cấu sản xuất của công ty
PX dệt thoi
PX hoàn thành
PX tẩy nhuộm
PX dệt kim
Kho sợi
Kho trung gian
Kho thành phẩm
Biểu đồ 2: Biểu đồ về doanh thu từ năm 2001-2004Triệu đồng
21
Người tiêu dùngNhà nhập khẩuCông ty dệt Minh KhaiSiêu thị
Tiếp nhận và xác định yêu cầu của khách hàng
Thoả thuận-xem xét –ký hợp đồng
Sửa hợp đồng
Lập kế hoạch sản xuất
Chuẩn bị hàng hoá
Kiểm tra hàng hoá
Làm thủ tục hải quan


Giao hàng hoá lên tàu
Thanh toán
Giải quyết khiếu nại
(nếu có )
Xem xét và báo giá
Công ty dệt Minh Khai
Nhà nhập khẩu
Siêu thị lớn
Các cửa hàng tiêu thụ, siêu thị nhỏ, đại lý
Người tiêu dùng cuối cùng
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 15 năm mở cửa phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
định hướng XHCX, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển
không ngừng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.
Với tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới thông qua việc thực hiện
AFTA, tổ chức thương mại thế giới WTO…đã và đang tạo ra cho các
doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới. Cũng là cơ hội tốt cho các
doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phát huy thế mạnh xuất khẩu, mang lại
nguồn ngoại tệ cho phát triển đất nước.
Công ty dệt Minh Khai là một trong những đơn vị lớn của ngành công
nghiệp Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực dệt may sản xuất các sản phẩm dệt
kim, dệt thoi…Được thành lập vào những năm 1970 đã trải qua nhiều
thăng trầm biến cố song với nỗ lực chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh
doanh.
Bước sang năm 2005 công ty thực hiện chuyển đổi từ công ty Dệt Minh
Khai thành công ty TNHH nhà nước một thành viên để nhằm tạo thế chủ
động lớn hơn cho công ty, giúp công ty có thể nắm lấy những thời cơ mới
đạt tới tầm phát triển cao hơn.
Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất

của Việt Nam và cũng là một thị trường truyền thống của công ty Dệt Minh
Khai. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng thị trường Nhật Bản là một thị
trường khó tính, rất khắt khe với sản phẩm mới, Việt Nam muốn thâm nhập
vào thị trường này gặp không ít khó khăn từ phía Nhật Bản, cũng như các
đối thủ khác đã có mặt trên thị trường này.
Để có thêm hiểu biết và mở rộng phần thị trường này từ đó đưa ra
những sản phẩm phù hợp nâng cao kim nghạch xuất khẩu nên em chọn đề
Luận văn tốt nghiệp
tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của
công ty Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản”
Luận văn này gồm 3 phần :
Chương I: Tổng quan và những đặc điểm về công ty Dệt Minh Khai
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm của công ty Dệt Minh Khai
vào thị trường Nhật Bản
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công ty
Dệt Minh Khai sang thị trường Nhật Bản
Trong thời gian thực tập ở công ty em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
tận tình của các cô chú trong phòng kế hoạch- thị trường của công ty Dệt
Minh Khai, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình
Trung. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo và các cô
chú trong phòng kế hoạch - thị trường Công ty dệt Minh Khai đã tạo mọi
điều kiện giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Vì hiểu biết của em còn hạn chế nên khoá luận này không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thấy giáo và các cô
chú phòng kế hoạch thị trường để em hoàn thành khoá luận này tốt hơn.
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ
CÔNG TY DỆT MINH KHAI.
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

DỆT MINH KHAI
Tên công ty : Công ty dệt Minh Khai
Tên giao dịch : MIKHATEX
Trụ sở chính : 423 Minh Khai , Hai Bà Trưng , Hà Nội
- Điện thoại : 04.8624271
- Fax : 04.8624255
- Emai :
Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Sản xuất các sản phẩm dệt thoi và dệt kim, sản phẩm may mặc và
sản phẩm liên doanh phục vụ cho nhu cầu trong nước và thị trường
xuất khẩu.
- Được nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt
may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
- Được làm uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu.
- Được hợp tác liên doanh, làm đại lý, đại diện mở cửa hàng giới thiệu
và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
Công ty dệt Minh Khai được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960,
đầu những năm 1970 đã trải qua những giai đoạn phát triển rất phức tạp, cụ
thể như sau:
1.Giai đoạn 1970-1980
Đây là giai đoạn công ty mới thành lập và đi vào hoạt động, trong thời
gian này công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa
Luận văn tốt nghiệp
hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt không đồng bộ, số
máy ban đầu của công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp của Trung Quốc,
tài sản cố định của công ty khi đó mới có gần 3 triệu đồng. Năm 1975 là
năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty mới
chỉ đạt:
- Giá trị tổng sản lượng gần 3 triệu đồng

- Sản phẩm chủ yếu là khăn bông các loại
2.Giai đoạn 1980-1990
Trong thời gian này, công ty đã có một số thay đổi đó là: Năm 1983,
công ty đổi tên thành Nhà máy dệt Minh Khai và được thành phố đầu tư
thêm cho một dây chuyền dệt kim đan dọc của CHDC Đức (cũ) để dệt các
loại vải tuyn, rèm, valide. Công ty cũng đã tập chung đầu tư theo chiều sâu,
đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, bằng mọi biện pháp kinh tế và kỹ thuật
đưa dần toàn bộ máy móc thiết bị đi vào hoạt động, phục vụ sản xuất, nhờ
đó công ty đã nâng cao được chất lượng sản phẩm. Năm 1983 được sự giúp
đỡ của UNIMEX Hà Nội công ty bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang Nhật Bản
và từ đó thị trường Nhật Bản trở thành thị trường chủ yếu của công ty,
lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn, thị phần của công
ty trong thị trường Nhật Bản ngày càng lớn.
3.Giai đoạn 1990 đến nay
Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn nhất, những thách thức
khắc nghiệt nhất. Bước sang năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới, công ty dệt Minh Khai lại
phải đối mặt với thử thách to lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng to
lớn của cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy vậy công ty cũng từng bước khắc
phục và đi vào ổn định sản xuất.
4
Luận văn tốt nghiệp
Nhìn lại quá trình gần 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, tuy có
lúc thăng trầm, song công ty vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể góp
phần vào phát triển đất nước. Điều này được thể hiện thông qua kết quả
như sau:
- Giá trị tổng sản lượng năm 1975 công ty mới chỉ đạt được 3.045
triệu đồng, năm 2004 đã đạt 78.085 triệu đồng.
- Doanh thu đạt 3,75 tỷ đồng năm 1975, năm 1990 đạt 18,5 tỷ đồng,

năm 2004 đã đạt 97.287 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666 USD, năm 1997 đạt
3.588.397 USD và đến năm 2004 đạt 5.109.900 USD.
- Nộp ngân sách năm đầu tiên gần 68 triệu đồng, năm 1990 nộp 525,9
triệu đồng, năm 1997 nộp 1.534,8 triệu đồng.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DỆT MINH
KHAI
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty
Để thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay biến động, với địa
bàn hoạt động rộng và để thực hiện tốt các mục tiêu , nhiệm vụ được giao,
công ty đã sử dụng mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Đây là kiểu cơ
cấu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá hình thành lên các
phòng ban. Cụ thể là:
Luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty dệt Minh Khai.
Quản trị gia cấp cao của công ty gồm có giám đốc và hai phó giám đốc:
• Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ
công nhân viên, phụ trách chung về mọi vấn đề của công ty
• Phó giám đốc sản xuất : Chịu trách nhiệm quản lý điều hành quá
trình sản xuất, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch
tác nghiệp các phân xưởng.
• Phó giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than, phục vụ
cho sản xuất. Chỉ đạo việc xây dựng các định mức vật tư và quản lý
việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
• Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị :
• Các phòng ban :
• Phòng tổ chức – hành chính :
Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong

công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên. Sắp sếp
đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, xây dựng quản lý quỹ
tiền lương và các định mức lao động, bảo vệ an ninh trật tự trị an nội bộ,
thực hiện công tác chữa bệnh tại chỗ, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên.
• Phòng kỹ thuật :
Tham mưu giúp giám đốc quản lý các công tác kỹ thuật của công ty.
Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật, áp dụng khoa học
và kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế thủ sản phẩm và đưa công nghệ mới vào
sản xuất. Quản lý các máy móc thiết bị, kiểm tra phụ tùng chi tiết máy móc…
• Phòng kế hoạch thị trường :
6
Luận văn tốt nghiệp
Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và
chỉ đạo kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, tài chính trong công
ty. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành sản phẩm. Xây dựng và triển khai kế
hoạch nghiên cứu khảo sát thị trường và đề xuất với giám đốc các giải pháp
cụ thể trong kinh tế đối ngoại.
• Phòng tài vụ :
Phòng tài vụ có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực thống kê, kế
toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát tình
hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi
phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Các phân xưởng :
Có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc một bộ phận sản
phẩm, hoặc hoàn thành một giai đoạn trong quá trình sản xuất.
Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty dệt Minh Khai được tổ
chức tương đối gọn nhẹ. Các phòng ban, phân xưởng đều có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau tạo

nên sự thống nhất trong công ty. Với bộ máy quản lý đó công ty có được sự
năng động để theo kịp với cơ chế mới của thị trường, giúp công ty có thể
đứng vững và phát triển hơn trong tương lai và trong môi trường kinh
doanh đầy biến động.
2. Đặc điểm về sản xuất của công ty.
Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của
công ty, cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2 : Sơ đồ về cơ cấu sản xuất của công ty dệt Minh Khai
Luận văn tốt nghiệp
Theo sơ đồ trên ta thấy cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức
thành 4 phân xưởng:
• Phân xưởng dệt thoi: Thực hiện các công việc chuẩn bị cho trục dệt
và xuốt sợi ngang đưa vào máy dệt thành khăn bán thành phẩm theo
quy trình sản xuất khăn bông.
• Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn tẩy
nhuộm sấy khô và định hình các loại khăn bông, vải tuyn.
• Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị
các bôbin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình
công nghệ sản cuất màn tuyn.
• Phân xưởng hoàn thành: Thực hiện các công đoạn cắt, máy, kiểm tra
đóng gói đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải
tuyn vải nối vòng theo quy trình sản xuất.
Nhìn chung cơ cấu sản xuất của công ty được bố trí khá đơn giản,
trong các phân xưởng trên thì phân xưởng tẩy nhuộm và phân xưởng hoàn
thành có vị trí quan trọng hơn.
3. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Công ty dệt Minh Khai chuyên sản xuất các sản phẩm vải như: khăn
ăn, khăn mặt, khăn tắm, thảm chùi chân, áo choàng tắm, khăn nhà bếp các
loại, vải tuyn và màn tuyn.
Sảm phẩm của công ty phong phú về chủng loại nhờ có hệ thống

máy móc thiết bị đa dạng như máy dệt Trơn, máy dệt Dobby, máy dệt
Jacquard và các máy nhuộm khác.
Việc thay đổi mãu mã rất nhanh chóng nhờ có hệ thống phần mềm
thiết kế và các máy dệt kiếm điện tử.
Tuy giá bán của công ty hiện nay không ở mức độ thấp của thị
trường nhưng vẫn được thị trường chấp nhận vì chất lượng sản phẩm ổn
định và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
8
Luận văn tốt nghiệp
Sản phẩm của công ty qua các năm từ 2001-2004 được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu của công ty từ năm 2001- 2004
TT
Danh mục sản
phẩm
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Kg sản
phẩm
Tỷ lệ
%
Kg sản
phẩm
Tỷ lệ
%
Kg sản
phẩm
Tỷ lệ
%
Kg sản
phẩm

Tỷ lệ
%
1
Khăn ăn các
loại
655.200 67,12 516.800 50,85 419.000 33,04 702.000 39,38
2
Khăn dùng cho
gia đình
120.000 12,29 120.000 11,80 180.000 14,20 180.000 10,10
3
Khăn Dobby
96.000 9,44 96.000 7,57 150.000 8,41
4
Khăn Jacquard
60.000 6,14 120.000 11,80 250.000 19,71 300.000 16,82
5
Áo choàng tắm
3.000 0,29 5.000 0,39 3.000 0,17
6
Màn tuyn và
vải tuyn
141.000 14,45 130.500 15,82 318.000 25,09 447.600 25,12
Tổng sản phẩm
976.200 100,00
1.016.26
0
100,00
1.268.00
0

100,00
1.782.60
0
100,00

Nguồn : Phòng kế hoạch- thị trường Công ty dệt Minh Khai
4. Đặc điểm về thị trường.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là xuất khẩu chiếm 85% doanh
thu. Trong đó lớn nhất là Nhật Bản chiếm trên 90% (khoảng 93,5%) kim
ngạch xuất khẩu hàng năm. Đây là thị trường truyền thống của công ty,
người dân Nhật Bản có mức sống cao do vậy họ cũng yêu cầu về chất
lượng và mẫu mã sản phẩm cũng cao hơn. Điều đó được thể hiện qua biểu
đồ sau:
Những năm gần đây công ty mở rộng được thị trường xuất khẩu sang
Mỹ EU, một số nước Châu á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc nhưng
kim ngạch còn ở mức khiêm tốn.
Luận văn tốt nghiệp
Thị trường nội địa kém phát triển vì mức độ sử dụng sản phẩm trong
nước không cao tuy hiện nay trình độ tiêu dùng đã nâng cao nhưng chỉ ở
các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm
sản xuất cho thị trường nội địa không có nhiều vì giá không phù hợp với
thu nhập của đa phần người tiêu dùng. Công ty chủ yếu bán các sản phẩm
không xuất khẩu được với giá thấp để thu hồi nguyên liệu đầu vào. Gần
đây công ty đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với các siêu thị ở Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, tiếp cận với nhu cầu của bộ phận người tiêu dùng
có thu nhập cao làm nền tảng cho việc khai thác thị trường nội địa trong
thời gian tới.
5. Đặc điểm về trang thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất.
a) Đặc điểm về công nghệ , trang thiết bị máy móc.
Công ty hiện đang vận hành 2 loại hình công nghệ là công nghệ dệt thoi

sản xuất khăn bông và công nghệ dệt kim đan dọc sản xuất vải tuyn, màn
tuyn.
Với hệ thống thiết bị bao gồm các loại thiết bị chính sau:
• Nhóm thiết bị dệt thoi có:
. Máy dệt thoi khổ rộng 1,1m : 222 chiếc
. Máy dệt thoi khổ rộng 1,8m : 52 chiếc
. Máy dệt kiếm khổ rộng 2,6m : 20 chiếc
. Máy dệt kiếm khổ rộng 1,8m : 20 chiếc
. Và các thiết bị chuẩn bị dệt .
• Nhóm thiết bị dệt kim :
. Máy dệt kim đan dọc : 18 chiếc
10
Luận văn tốt nghiệp
. Máy mắc sợi : 2 chiếc
• Nhóm thiết bị tẩy nhuộm :
. Nồi nấu : 3 chiếc
. Máy nhuộm sợi : 1 chiếc
. Máy nhuộm khăn : 5 chiếc
. Máy sấy định hình : 3 chiếc
. Các thiết bị phụ trợ …
• Nhóm thiết bị may :
. Máy may 1 kim: 110 chiếc
. Máy may chỉ tết, vắt sổ : 18 chiếc
Trong hệ thống thiết bị của công ty chủ yếu là các thiết bị do Trung Quốc
và một số nước XHCN trước đây chế tạo từ năm 1965-1980. Để đáp ứng
nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty, trong những
năm gần đây công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm một
số loại thiết bị hiện đại được thể hiện qua bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2 : Tình hình về đầu tư máy móc thiết bị của công ty

trong những năm qua
Năm Danh mục thiết bị Nước sản xuât
Số
lượng
2000
Máy dệt kiếm VIMATEX
Máy dệt kim ECO_FLOW
Italia
Đức
4
1
2001
Máy dệt kiếm VIMATEX
Máy nhuộm khăn
RINGSOFT
Máy may chỉ tết
Máy may 1 kim
Máy vắt sổ YMATO
Italia
Đức
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
8
1
2
10
6
2003
Máy dệt kiếm LEONARDO

Máy dệt kiếm GA700-I
Nồi hơi dầu COCHRAN
Máy nhuộm khăn
RINGSOFT
Máy may 2 kim
Italia
Trung Quốc
Scôtlen
Đức
Nhật Bản
4
20
1
1
3
2004 Máy hồ GI42G-300 Trung Quốc 1
2005 Máy văng sấy CHENGFU Đài loan 1
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường –công ty dệt Minh Khai
Nhìn chung , trong những năm qua công ty đã đầu tư thêm một số máy
móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do hạn chế
về nguồn vốn nên máy móc vẫn chưa đủ để đáp ứng hết nhu cầu sản xuất
Nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chủ yếu là vốn vay nhân hàng do
vậy công ty cũng bi động trong việc mua sắm này.
b) Đặc điểm về nguyên vật liệu
12
Luận văn tốt nghiệp
Nguyên vật liệu chủ yếu là sợi bông, trong đó sợi bông để sản xuất khăn
bông và áo choàng tắm chiếm 50%, sợi petex sản xuất vải tuyn và màn
tuyn chiếm khoảng 45% và các hợp chất thuốc nhuộm. Tất cả các nguyên
liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Đài Loan, Nhật

Bản, Thụy Sỹ…Lượng nguyên liệu dùng để sản xuất chủ yếu vẫn phải
nhập ngoại chiếm tới 70-80%. Các cơ sở trong nước thường cung cấp
nguyên liệu sợi 100% cotton cho công ty nhưng với số lượng và chất lượng
còn hạn chế. Đây là một khó khăn đối với công ty vì giá cả nhập khẩu cao
nên lợi nhuận mà công ty thu được chưa lớn, hơn thế giá trị gia công chiếm
tỷ lệ lớn, các hợp đồng gia công không ổn định…
6. Đặc điểm về lao động
Yếu tố lao động có ý nghĩa quan trọng đối sản xuất, khả năng cạnh tranh
xuất khẩu của sản phẩm. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp
tới năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời trình độ của người
lao động cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng công nghệ , máy móc thiết
bị trong việc sản xuất sản phẩm của công ty. Trình độ tay nghề bậc thợ
càng cao thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng và khả năng nắm bắt,
thích nghi với công nghệ mới của người lao động càng nhanh, nhờ đó mới
đáp ứng kịp thời yêu càu của thị trường.
Công ty dệt Minh Khai ngày đầu khi mới đi vào thành lập chỉ có khoảng
415 cán bộ công nhân viên, trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ
thuật. Cho đến nay thì số lao động của công ty là 1046(31/12/2004) cán bộ
CNV, trong đó:
- Số lao động nữ : 832 người, chiếm 79,5% trong tổng số lao động
- Số cán bộ quản lý kỹ thuật : 80 người, chiếm 7,5% trong tổng số lao
động
- Tuổi đời bình quân của người lao động trong công ty : 35 tuổi
- Số lao động sản xuất trong công ty : 977 người, chiếm 93,4% tổng số
lao động
• Bậc thợ bình quân : 3,5
Luận văn tốt nghiệp
• Số lượng và chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng
sau :
Bảng 3 : Tình hình về lao động của công ty

Phân loại
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1. Tổng số CNVC 1.248 100 1.227 100 1.211 100
2. Phân loại theo tính chất
lao động
- Lao động quản lý 113 9,054 110 8,96 99 8,18
- Lao động trực tiếp 1.135 90,94 1.117 91,04 1.112 91,82
3. Phân theo độ tuổi
- Dưới 29 tuổi 137 10,98 175 14,26 150 12,38
- Từ 30-49 tuổi 1.019 81,65 957 78 965 79,68
- Trên 50 tuổi 92 7,37 95 7,44 96 7,94
4. Phân loại theo trình độ
- Đại học 38 3,045 40 3,3 40 3,3
- Trung cấp 150 12,02 147 11,98 165 13,63
- Công nhân kỹ thuật 22 19,39 250 20,37 245 20,23
- Phổ thông trung học 818 65,54 790 64,38 761 62,84
5. Phân loại theo giới tính
- Nam 230 19,07 167 13,61 231 19,01
- Nữ 1010 80,93 1060 86,39 980 8,925

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính – Công ty dệt Minh
Khai
Qua số liệu trên ta thấy:
Số lao động của công ty năm 2002 so với năm 2001 giảm 16 người
trong đó lao động gián tiếp giảm 11 người, lao động trực tiếp giảm 5 người
Sở dĩ có sự giảm về lao động như vậy là do số lao động nghỉ hưu, một
số dây chuyền được trang bị máy móc hiện đại, đã giảm công nhân đứng
máy, lao động của công ty phần lớn là lao động tốt nghiệp phổ thông trung
học, trung cấp, còn lại là đại học.
14
Luận văn tốt nghiệp
Phần lớn lao động của công ty nằm trang độ tuổi từ 30-49 tuổi. Năm
2002 chiếm khoảng 80% đây là độ tuổi sung sức phù hợp với những công
việc lao động cần sức dẻo dai.
•Cũng giống như các doanh nghiệp trong ngành dệt khác, công ty dệt
Minh Khai cũng có số lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số
lao động của toàn công ty ( chiếm khoảng 79,5% ). Điều đó tạo cho công ty
một số thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Mặc
dù vậy, công ty dệt Minh Khai vẫn tạo mọi điều kiện cho đội ngũ lao động
để họ có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của mình giúp nâng cao
năng suất lao động.
•Trình độ của đội ngũ lao động cũng là một vấn đề đặt ra đối với công
ty hiện nay. Nhìn chung trình độ của đội ngũ lao động trong công ty mới
chỉ ở mức trung bình khá ( bậc thợ trung bình : 4 ). Số cán bộ kỹ thuật chưa
được bổ xung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức khoẻ
đã giảm. Do đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đồng thời nó cũng
ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc thiết bị và trình độ công nghệ
của công ty. Cán bộ quản lý trong công ty đóng vai trò rất lớn trong việc

đẩy mạnh hoạt động của toàn công ty. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý
này còn thiếu, trình độ quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản
lý của công ty.
•Điều kiện lao động còn độc hại, dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp. Với
môi trường làm việc của công nhân dệt là tiếng ồn lớn, bụi vải cao và tiếp
xúc với các hoá chất. Với đặc điểm trên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ
người lao động. Chính vì vậy cán bộ quản lý cần phải có những biện pháp
hạn chế những ảnh hưởng trên và có những hình thức trả công xứng đáng,
khuyến khích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao năng xuất
Luận văn tốt nghiệp
lao động, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
•Qua bảng số liệu ta còn thấy tỷ lệ số lao động được bố trí làm việc
đúng ngành nghề ngày một giảm; năm 2001 so với năm 2000 giảm 60
người(chiếm tỷ lệ 4%). Năm 2002 so với năm 2001 thì không thay đổi
Nguyên nhân của sự biến động này là do công tác sắp sếp, bố trí việc làm
chưa tốt, công tác tuyển chọn và quy trình công nghệ có sự thay đổi. Tuy
nhiên công ty đã kịp thời ổn định trong công tác phân công hiệp tác trong
sản xuất, thể hiện giữa năm 2001 và 2002.
•Với các đối tượng lao động như vậy, cần sắp sếp bộ máy tổ chức cán
bộ công nhân viên chức một cách khoa học để phát huy thế mạnh của từng
người theo phương châm: bộ máy cán bộ quản lý phải gọn nhẹ bao gồm
những người hiểu biết, có tay nghề, biết xử lý tình huống xảy ra.
• III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
• 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty dệt Minh Khai là đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội,
nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại khăn phục vụ cho xuất
khẩu. Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động sản xuất, công ty gặp rất
nhiều khó khăn.

Năm 1983 công ty bắt đầu xuất khẩu khăn sang thị trường Nhật Bản với sự
giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã chiếm lĩnh được thị phần ngày càng lớn.
Từ năm 1988 đến nay công ty được nhà nước cho phép xuất khẩu
trực tiếp.
Trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến
động cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thêm vào đó xuất
khẩu của ngành dệt may trong nước gặp nhiều khó khăn, để có thể giữ
vững và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao chất lượng công
tác tiêu thụ sản phẩm, công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi
16
Luận văn tốt nghiệp
mới các loại máy móc thiết bị, áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất
tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng xuất lao động và chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành. Đồng thời công ty liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới sản
phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4 : Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu từ năm 2001 - 2004
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT Đơn vị
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
GTTH %/00 GTTH %/01 GTTH %/02 GTTH %/03
1 Giá trị SXCN Tr.đ 64.585 100 65.748 101,80 69.750 106,0
8
78.095 111,96
2 Doanh thu Tr.đ 77.271 119,82 79.441 102,80 79.980 100,6
7
97.338 121,70
3 Kim ngạch
xuất khẩu
1000USD 4.301 101,6

3
4.302 100 4.376 101,7
2
5.164 118
4 Nộp ngân
sách
Tr.đ 452,35 0,85 23,4 31,35
5 Lợi nhuận Tr.đ 1.208 115,38 739 61,17 550 74,42 560 101,81
6 Thu nhập
bq/người lđ
1000 đ 900 100 930 103,3 950 102,1
5
950 100
7 Vốn XSKD Tr.đ 15.820 102,9
2
16.561 104,68 17.383 104,9
6
17.818 102,50
8 Tỷ suất lợi
nhuận/vốn
Tr.đ 7,63 78,49 4,46 58,45 3,16 70,85 3,14 99,36
9 Tổng lao
động
Người 1.227 91,18 1.211 98,7 1205 99.5 1077 89,4
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường –Công ty dệt Minh Khai
Từ bảng trên ta thấy: Giá trị SXCN tăng dần qua các năm (năm
2001đạt 64.585 tr.đ, năm 2002 đạt 65.748 tr.đ, năm 2003 đạt 69.750 tr.đ,
năm 2004 đạt 78.095 tr.đ ) điều này cho thấy công ty có xu thế phát triển
tốt, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao
trong doanh thu, khoảng 80% doanh thu. Điều này có được là do sản phẩm

của công ty chủ yếu là xuất khẩu.
Doanh thu qua các năm được thể hiện ở biểu đồ sau :
Luận văn tốt nghiệp
Qua biểu đồ ta thấy doanh thu qua các năm có tăng nhưng với tốc độ
tăng rất chậm năm 2001 đạt 77.271 tr.đ, năm 2002 đạt 79.441 tr.đ, năm
2003 đạt 79.980 tr.đ, năm 2004 doanh thu có tăng nhanh hơn đạt 97.338
tr.đ có được như vậy là do công ty không ngừng đầu đổi mới trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động sản xuất.
2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua.
Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
luôn chiếm một tỷ trọng lớn từ 80-85% trong tổng doanh thu của
công ty hàng năm. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu được coi là
hoạt động quan trọng nhất của công ty. Điều đó được thể hiện
như sau:
Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu
Chỉ tiêu đơn vị
năm
2000
năm
2001
năm
2002
năm
2003
năm
2004
Tổng doanh thu Tr.đ 64.550 77.271 79.441 79.980 97.338
Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 56.500 68.880 68.920 73.540 82.624
DTXK/Tổng DT % 87 89 88 87 85
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty dệt Minh Khai

Thị trưòng xuất khẩu chính của công là Nhật Bản. Ngoài ra công ty
còn xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn
Quốc.
Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là khăn bông các loại, bên cạnh
đó còn có màn tuyn, sản phẩm này công ty mới xuất khẩu sang thị trường
Châu Phi trong thời gian gần đây theo chương trình phòng chống sốt rét
của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động xuất khẩu của công ty được phân biệt theo các tiêu thức
sau:
18
Luận văn tốt nghiệp
2.1.Theo thị trường xuất khẩu:
Xuất khẩu là hoạt động chính của công ty, do đó thị trường xuất khẩu
có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của công ty. Thị trường xuất khẩu
chính của công ty vẫn là Nhật Bản chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu,
còn lại là các thị trường khác: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty (từ năm 2000-2004)
TTXK
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004
GTXK % GTXK % GTXK % GTXK % GTXK %
Nhật Bản 3.010.800 91.74 3.810.686 88.6 3.871.800 90 3.998.789 91.38 4.832.471 93.58
EU 118.400 3.61 302.855 7.46 236.610 5.5 235.866 5.39 258.200 5
Châu á 152.700 4.65 187.459 3.94 193.590 4.5 141.345 3.23 73.329 1.42
Tổng KNXK 3.281.900 100 4.301.000 100 4.302.000 100 4.376.000 100 5.164.000 100
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường –Công ty dệt Minh Khai
Luận văn tốt nghiệp
Giá trị kim ngạch xuât khẩu theo thị trường của công ty năm 2004
được thể hiện qua biểu đồ sau:
*Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường truyền thống của công ty và cũng là một trong
những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Công ty
đã thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản
trong một thời gian dài. Công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thịt rường Nhật
Bản từ năm 1983 cho tới nay. Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản những sản
phẩm khăn bông các loại như khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard,
áo choàng tắm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này luôn
chiếm một tỷ trọng cao nhất khoảng 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản
không ngừng tăng lên. Mặc dù trong những năm 1999 nền kinh tế Nhật gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu
vực,nhưng công ty vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu sang thị trường
này. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật đạt 3.01 triệu
USD chiếm 91.74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 kim ngạch
xuất khẩu tăng lên 3.587.000 USD chiếm 88.6%, năm 2003 con số này tăng
lên 4.240.000 USD đạt 91.38%. Sang năm 2004 kim ngạch xuát khẩu của
công ty sang thị trường này giảm 4.038.000 USD tức là chỉ bằng 95% so
với năm 2003. Như vậy, ta thấy mức tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty
snag thị trường Nhật Bản không đều và không ổn định. Sở dĩ như vậy là do
công ty vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh
vực dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia….Do đó, để duy trì và
tăng doanh thu xuất khẩu vào thị trường này, công ty cần có các biện pháp
làm tăng chất lượng, mẫu mã đồng thời giảm giá thành nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
*Thị trường EU
21
Luận văn tốt nghiệp
Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn
nhất của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm hơn 40% tổng
kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam.

Đối với công ty Dệt Minh Khai thị trường EU chiếm một phần rất nhỏ
trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 3-5%).
Kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty không đều. Năm 2000 đạt
118.420 USD, Năm 2001 tăng lên 302.100 USD. Tuy nhiên sang những
năm tiếp theo thì kim ngạch xuất khẩu vào EU lại giảm xuống. Năm 2002
là 206.140 USD, năm 2003 đạt 250.000 USD và năm 2004 lại giảm xuống
chỉ đạt 220.000 USD.
Công ty thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU chủ yếu
thông qua một số các công ty thương mại trung gian trong nước như tông
công ty dệt may Việt Nam Vinatex, tổng công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ
Arexport.
Do vậy, công ty không khai thác hết được thị trường này do không
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích
của người tiêu dùng. Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU đòi
hỏi công ty phải quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng
đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ xuất nhập khẩu có năng lực
và trình độ hiểu biết giúp công ty có thêm thông tin về thị trường này.
22
Luận văn tốt nghiệp
*Thị trường châu Á
Bên cạnh hai thị trường Nhật Bản và EU, công ty dệt Minh Khai còn
thực hiện xuất khẩu sang một số nước châu Á như: Đài Loan, Hông Kông,
Hàn Quốc nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang các nước này còn thấp. Kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước này qua các năm 2000-2004 được
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á
Đơn vị : USD
Thị trường
Châu Á
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

GTKNXK 152.700 187.459 193.590 141.345 79.329
Tỷ trọng (%) 4.56 3.94 4.5 3.23 1.42
Tổng KNXK 3.281.900 4.301.000 4.302.000 4.376.000 5.164.000
Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á của công ty
không ổn định và có xu hướng giảm sút. Công ty cần có các biện pháp
nhằm bảo vệ duy trì và mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.
2.2. Theo mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn
tay, áo choàng tắm, thảm chùi chân, ga trải giường…Giá trị kim ngạch xuất
khẩu theo mặt hàng của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng (từ năm 2001-2004)
Đơn vị: USD
SPXK
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.Khăn bông 3.239.00
0
75 2.983.00
0
69.2 3.185.00
0
72.8 3.020.500 70.2
-Khăn ăn 775.000 18 792.000 18.4 664.000 15.2 983.000 19
-Khăn mặt 1.426.00
0
33.2 1.422.00
0
33 1.360.00
0

31 1.550.000 30
Khăn tắm 344.000 8 320.000 7.4 304.000 7 335.000 6.5
-SP khác 694.000 16 449.000 10.4 857.000 19.6 761.000 14.7
2.Áo choàng tắm 417.000 9.8 459.000 10.8 311.000 7.2 606.000 11.8
3.Màn tuyn 645.150 15 860.400 20 1.191.00
0
20 929.520 18
Tổng 4.301.000 100 4.302.000 100 4.376.000 100 5.164.000 100
Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
23
Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng trên ta thấy sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là khăn
bông các loại, sản phẩm này luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch
xuất khẩu. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD.
Năm 2002 do có khó khăn về thị trường nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
2.623.6000 USD. Trong 3 năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu tăng lên, năm
2003 là 3.312.960 USD, năm 2004 là 3.020.500 USD, năm 2005 đạt
3.324.000 USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 5: Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng năm 2004
Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm mới của công ty trong những
năm gần đây. Tuy mới được đưa vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2001, giá trị xuất khẩu áo
choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu,
đến năm 2004 con số này đạt 517.800 USD chiếm khoảng 12% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Trong thời gian tới công ty cần có hướng mở rộng thị
trường xuất khẩu cho sản phẩm này.
Đối với mặt hàng màn tuyn, công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

này không cao, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì
vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới,
công ty cần có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp
đồng.
2.3. Theo phương thức xuất khẩu
Công ty dệt Minh Khai tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài
theo 2 phương thức:
24
Luận văn tốt nghiệp
- Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các công ty thương mại tại
Nhật Bản có nhu cầu.
- Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian
trong nước và ngoài nước.
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của công ty
dệt Minh Khai (từ năm 2000-2004)
Đơn vị tính : USD
Phương thức
xuất khẩu
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
GT % GT % GT % GT % GT %
XK trực tiếp 3.150.626 96 4.171.970 97 4.215.960 98 4.305.984 98.4 5.127.852 99.3
XK gián tiếp 131.247 4 129.030 3 86.040 2 70.016 1.6 36.148 0.7
Tổng KNXK 3.281.900 100 4.301.000 100 4.302.000 100 4.376.000 100 5.164.000 100
Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Trong những năm qua công ty dệt Minh Khai thực hiện xuất khẩu trực
tiếp là chủ yếu, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức này luôn đạt ở mức
cao, trên 95% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 hoạt động xuất khẩu của
công ty đạt 3.150.626 USD chiếm 96 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2002 đạt 3.673.040 USD chiếm 98%, năm 2004 cho thấy hầu như

công ty chỉ thực hiện xuất khẩu trực tiếp là chính với tỷ trọng 99,3%. Giá
trị kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ
sau:
Bên cạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty vẫn duy trì hoạt
động xuất khẩu gián tiếp để mở rộng sang các thị trường khác, tuy nhiên
vẫn ở mức thấp. Do đó , công ty cần có các giải pháp nhằm tăng kim ngạch
xuất khẩu gián tiếp.
Trên đây là khái quát về công ty và tình hình sản xuất kinh doanh
cũng như tình hình về hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
25

×