Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở hà nội giai đoan 2011- 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 26 trang )

Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng phải đương đầu với hàng loạt các cuộc khủng hoảng, mà đỉnh điểm là
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm, việc làm trở nên khó khăn,
thất nghiệp ở khu vực thành phố tăng cao. Ở nông thôn do sự chậm trễ của
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn, sự hạn hẹp
của đất canh tác và đặc biệt là tính chất thời vụ của khu vực này mà tình trạng
thất nghiệp cũng chậm được khắc phục Sự thăng trầm của cơ chế thị trường
tác động mạnh mẽ đến nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội – đó là
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong các hộ gia đình nghèo. Trong khi ở Việt
Nam, tỷ lệ phụ nữ chiếm 50,48% dân số và thực hiện một số lượng lao động
nhiều hơn nam giới, có đóng góp nhiều trong sản xuất xã hội, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp và dịch vụ nhưng lại chiu nhiều thiệt thòi hơn, nhiều rủi ro
hơn trong đời sống kinh tế, trong quan hệ xã hội và gia đình. Ở những thời
điểm kinh tế biến động gay gắt, phụ nữ vẫn đứng đầu danh sách cắt giảm biên
chế của các cơ quan, xí nghiệp. Và khu vực kinh tế phi chính thức đã là nơi
giải quyết phần lớn việc làm cho các lao động nữ. Vì vậy, em chọn đề tài: “
Giải pháp nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong giải quyết
việc làm cho lao động nữ ở Hà Nội giai đoan 2011- 2015”.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
1
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Phần I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
I. Lý thuyết chung
1. Quan niệm về khu vực phi chính thức:
Khu vưc phi chính thức ( PCT) đã tồn tại rất lâu ở các nền kinh tế, đặc


biệt trong các nền kinh tế đang phát triển nhưng thuật ngữ “ khu vực phi
chính thức” lại mới xuất hiện gần đây cùng với những nghiên cứu của Tổ
chức Lao động Quốc tế ( ILO) vào năm 1972.
Trong những năm 70 nghiên cứu về khu vực này đã bùng nổ ở châu Mỹ
la – tinh, châu Phi. Đến đầu thập niên 90 đã mở rộng sang châu Á. Do tính
đa dạng của hoạt động phi chính thức mà mỗi nghiên cứu thường chỉ đứng
ở một góc độ mô tả nờn đó xuất hiện nhiều quan điểm, nhiều lí thuyết khác
nhau, tạo nên những tranh luận sổi nổi trong suốt mấy thập niên qua.
Theo N.O. Moser, cuộc tranh luận về khu vực PCT có thể chia làm hai
giai đoạn: 1970- 1983 và 1984- 1993.
Giai đoạn 1970- 1993:
Trong giai đoạn này các nghiên cứu tập trung vào nhận diện khu vực
phi chính thức, lí giải sự tồn tại của nó và tìm hiểu mối quan hệ của nó với
khu vực chính thức cũng như cách Nhà nước đối xử đối với khu vực này.
Lúc này, châu Mỹ La- tinh là nơi hội tụ các nghiên cứu về khu vực phi
chính thức. Có hai cách tiếp cận nổi bật: cách tiếp cận nhị nguyên và cách
tiếp cận sản xuất.
Theo cách tiếp cận nhị nguyên ( Dualism), các nhà nghiên cứu chia
nền kinh tế ra làm khu vực: chính thức và phi chính thức. Đặc trưng của
khu vực phi chính thức là: thu nhập thấp, tự hành nghề, không được sự bảo
hộ của Nhà nước. Cũng theo cách tiếp cận này, khái niệm khu vực PCT
của ILO chủ yếu dựa vào đặc trưng của các doanh nghiệp được nhiều
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
2
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
người chấp nhận hơn cả. Theo ILO, khác với khu vực chính thức, khu vực
phi chính thức cú cỏc đặc trưng sau:
- Dễ gia nhập thị trường.
- Phụ thuộc vào nguồn lực địa phương.
- Đơn vị sản xuất là gia đình.

- Quy mô hoạt động nhỏ.
- Công nghệ sủa dụng nhiều lao động.
- Tay nghề có được không qua đào tạo chính quy.
- Thị trường này không có sự kiểm soát của Nhà nước.
Sau đó, S.V. Sethuraman đã đưa ra khỏi niờm cụ thể hơn về khu vực
phi chính thức – đó là “ các đơn vị nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất, phân
phối hàng hóa và dịch vụ có mục tiêu ban đầu là tạo việc làm và thu nhập cho
những thành viên của họ, bất kể những hạn chế về vốn, cả vốn vật chất và
vốn con người cũng như bí quyết sản xuất ”.
Theo cách tiếp cận sản xuất ( Productive), Bickbeek và một số nhà
nghiên cứu khác cho rằng khu vực phi chính thức bao gồm những hoạt động
quy mô nhỏ, tiếp nối quá trình sản xuất quy mô lớn, là phần phụ gắn vào sản
xuất quy mô lớn, có tác dụng bổ sung cho những khiếm khuyết của sản xuất
quy mô lớn. Khu vực phi chính thức thường xuất hiện ở những nơi mà
phương tiện liên lạc, đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển đắt, thị trường với
qui mô lớn hoạt động chưa có hiệu quả.
Nhìn chung, trong buổi đầu phát hiện ra khu vực phi chính thức, các
nhà kinh tế đã đánh giá đúng vai trò của nó trong việc giải quyết việc làm
và phát triển. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thống nhất với nhau về định nghĩa,
nguyên nhân hình thành cũng như chính sách đối với khu vực này . Một số
nhà kinh tế cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ để mang lại lợi ích của phát triển
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
3
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
cho người nghèo. Một số khác lại đề nghị cần có những thay đổi cơ bản thì
mới giải quyết được tình trạng nghèo khó và thất nghiệp.
Giai đoạn 1984 -1993:
Trong giai đoạn này, do hậu quả của việc tăng giá dầu, kinh tế châu Mỹ
La – tinh bị khủng khoảng nghiêm trọng cộng với khủng hoảng nợ kéo dài.
Người lao động bị đẩy ra khỏi khu vực chính thức và khu vực phi chính thức

đó đún nhận họ. Lúc này khu vực PCT đã được thừa nhận như một giải pháp
dài hạn đối với khủng hoảng và sự nghèo đói. Nhiều cách tiếp cận xuất hiện.
Cách tiếp cận của các nhà cấu trúc ( Structurist )
Cách tiếp cận này còn gọi là cách tiếp cận thị trường lao động của ILO
mà ở châu Mỹ La – tinh được biết tới với tên gọi là Chương trình việc làm
cho vựng chõu Mỹ La- tinh và Caribe
Theo họ, khu vực phi chính thức xuất hiện là do những mất cân đối xảy
ra trong quá trình phát triển: mất cân đối giữa thành thị - nông thôn , giữa
công nghiệp – nông nghiệp, mất cân đối trong thị trường lao động, trong cơ
cấu xã hội. Tham gia vào khu vực phi chinh thức là những người “ nghốo
muụn thuở” – thiếu vốn, không được đào tạo và những người rơi vào cảnh
thất nghiệp hoặc thu nhập thấp do suy thoái kinh tế, hoặc do hậu quả của các
chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của IMF.
Những người theo trường phái này kiến nghị Nhà nước cần có các
chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo việc làm, trợ giúp các doanh nghiệp địa
phương, nâng cao khả năng thu nhập, xóa đói giảm nghèo trong khu vực phi
chính thức.
Cách tiếp cận pháp luật (legal)
Cách tiếp cận này được nhiều nhà khoa học ở châu Mỹ La-tinh tán
đồng ( Desoto, The other path, 1987). Theo họ, khu vực phi chính thức xuất
hiện là do thiếu một khuôn khổ pháp luật và sự hỗ trợ của pháp luật mà khu
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
4
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
vực chính thức với các ngành công nghiệp hiện đại được hưởng. Do vậy khu
vực này là sự cố gắng của những người nghèo, những người có sự phản ứng
tự nhiên và sáng tạo trước những bất lực của Nhà nước trong việc thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa. Họ là những
nạn nhân của sự phân biệt đối xử về kinh tế và luật pháp.
Những nhà kinh tế theo cách tiếp cận này đánh giá cao vai trò của

những người nghèo và hoạt động của họ trong việc cung cấp những hàng hóa
dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đánh giá cao khả năng quản lý, tự đào tạo của
các doanh nghiệp nhỏ và thấy được nguy cơ rủi ro của họ.
Các nhà luật pháp chủ trương xóa bỏ bất công về luật pháp giữa khu
vực chính thức và khu vực phi chính thức bằng cách chính thức hóa khu vực
này và cho rằng điều đó sẽ làm cho khả năng tiềm tàng của khu vực phi chinh
thức sẽ được giải phóng, góp phần phục hồi kinh tế, cải thiện các quan hệ xã
hội. Tuy nhiên, các khuyến nghị đó khi đem thực hiện đã không đem lại kết
quả như mong đợi.
Cách tiếp cận ngầm hay nền kinh tế ngầm ( Underground Economy )
Cách tiếp cận ngầm được phân tích dưới hai góc độ. Theo góc độ pháp
luật, khu vực phi chính thức bao gồm những hoạt động né tránh pháp luật,
không khai báo, trốn thuế … để kiếm lời.
Theo góc độ khác họ coi khu vực phi chính thức là kết quả của sự phân
công lao động có xu hướng chuyên môn hóa và quốc tế hóa, là
Cách tiếp cận phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ (Microenterprises)
Những người theo cách tiếp cận này gần như đồng nghĩa khu vực phi
chính thức với các xí nghiệp siêu nhỏ. Đó là những xí nghiệp quy mô gia
đình, có số vốn đầu tư nhỏ, quy mô khách hàng nhỏ, dựa vào nguồn lực và thì
trường địa phương là chủ yếu. Họ chỉ ra ưu điểm của các doanh nghiệp siêu
nhỏ trong việc tạo ra việc làm và góp phần tăng thu nhập quốc dân, tự đào tạo
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
5
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
hướng nghiệp, cung cấp hàng hóa cần thiết, khuyến khích phân phối của cải
rộng rãi, đặc biệt cho phụ nữ và những người không có kỹ năng lao động.
Đồng thời cũng chỉ ra sự nghèo đói của những người trong khu vực này và coi
trọng các chương trình hành động nhằm thay đổi điều kiện kinh tế xã hội của
người nghèo.
Ở Việt Nam, khu vực PCT mới được quan tâm từ đầu những năm 90.

Mặc dù tên gọi và khỏi niờm chung về khu vực này chưa thống nhất nhưng
các nghiờn cứu đã làm rõ được nhiều đặc trưng về quy mô, tính chất sản xuất,
công nghệ của khu vực này. Các cách tiếp cận nghiên cứu đều thích hợp với
Việt Nam. Vì vậy, để đưa ra khái niệm cho khu vực này cần dựa trên cách
tiếp cận tổng hợp khái quát được nhiều khía cạnh từ ba góc độ sản xuất, luật
pháp và xã hội.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
6
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Bảng 1 : Một số khái niệm khu vực phi chính thức được sử dụng ở Việt Nam.
Viện nghiên
cứu khoa học
lao động và các
vấn đề xã hội
(1990)
Tổng cục thống
kê ( 1994-1995)
Tiến sĩ
Vũ Quang
Việt
(!996)
Viện nghiên
cứu quản lí
kinh tế trung
ương(1996-
1997)
Tên gọi Khu vực phi
kết cấu
Khu vực không
chính thức

Khu vực kinh
tế phi chính
quy
Khu vực phi
chính quy
Khái niệm Là các đơn vị
kinh tế tư nhân
không nằm
trong danh mục
các tổ chức do
Nhà nước
chính thức xác
lập chế độ
kiểm tra, kiểm
soát; dùng lao
động gia đình
hoặc thuê
mướn dưới 10
lao động
Là hoạt động
mang tính sản
xuất, đóng góp
cho GDP, huy
động nguồn
nhàn rỗi trong
dân mà khu vực
chính quy không
với tới được
Là khu vực
sản xuất nhỏ,

bao gồm
những hoạt
động kinh tế
gia đình, sản
phẩm có thể
bán trên thị
trường hoặc
tự chi dùng.
Là những
hoạt động
không theo
luật( Luật
DNNN, Luật
công ty, Luật
HTX, NĐ
66CP)
Gồm các hoạt
động sản xuất
xã hội không
đăng ký theo
quy định của
Nhà nước
hoặc bao gồm
những hoạt
động tồn tại
do khiếm
khuyết của hệ
thống pháp
luật trong quá
trình chuyển

đổi và do đó,
nằm ngoài sự
kiểm soát của
Nhà nước.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
7
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm chung cho khu
vực phi chính thức ở Việt Nam hiện nay như sau:
Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực kinh tế bao gồm các tổ
chức ( đơn vị) có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng, các hoạt
động không đăng ký hoặc trốn tránh pháp luật, các hoạt động chưa được pháp
luật quy định.
2. Phân loại hoạt động trong khu vực phi chính thức:
- Loại hình hoạt động đơn lẻ: Gồm những người bán vặt, hàng rong, cắt
tóc, đạp xích lô, đánh giầy, bỏn vộ số…
Những người lao động này thường là dân nghèo thiếu khả năng về vốn
kinh doanh, không được đào tạo. Công việc đơn giản, dễ làm, chỉ cần ít vốn
cũng có thể tạo ra được chỗ làm việc. Tuy nhiên, thu nhập của họ rất thấp,
không có tích lũy chủ yếu là kiếm sống hàng ngày.
- Loại hình hoạt động đã mang tính tập thể tổ chức theo nhóm người
nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện hoạt động được trang bị sơ sài. Quy mô hoạt
động thường trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số nguời góp vốn cùng tổ
chức hoạt động. Nhu cầu về vốn ở mức độ nhiều ít tùy thuộc từng ngành nghề
kinh doanh. Yêu cầu người lao động có hiểu biết chuyên môn nghề nghiệp.
Lao động hoạt động trong loại hình này đó cú tích lũy.
- Loại hình này là những đơn vị kinh tế mà hoạt động của nó đã vượt
ra ngoài phạm vi gia đình, tính tổ chức và hạch toán trong kinh doanh chặt
chẽ hơn. Loại hình này có vốn đầu tư lớn hơn, có trang bị kỹ thuật và kinh
doanh ổn định, có hiệu quả. Yêu cầu lao động phải có kiến thức chuyên môn.

SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
8
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
3. Đặc điểm của khu kinh tế phi chính thức ở Việt Nam:
Đặc điểm của hoạt động kinh tế trong khu vực phi chính thức:
- Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập
- Hoạt động không tuân theo luật và phần lớn không có đăng ký
- Không chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước, chẳng hạn
không chịu sự điều tiết của các chính sách thị trường lao động.
Cung cầu lao động trong khu vực phi chính thức:
Khu vực này có thể tạo được việc làm cho những người di cư từ nông
thôn ra. Tuy nhiên đa số những người làm việc trong khu vực thành thị không
chính thức là người dân thành thị không có vốn để sản xuất kinh doanh và
trình độ chuyên môn của họ thấp hoặc không có. Thâm nhập vào khu vực
thành thị không chính thức là điều dễ dàng, chỉ với một số vốn nhỏ người ta
có thể bán hàng rong ngoài phố, đạp xích lô hoặc làm một loạt các công việc
khác. Đối với những người không có vốn cần thiết để tự tạo ra việc làm, thì
vẫn có cơ hội làm việc cho những người khác. Do đó khu vực thành thị không
chính thức có khả năng cung cấp một khối lượng lớn việc làm nhưng mức tiền
công thấp và có khuynh hướng ở trạng thái cân bằng.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
9
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Hình 1: Cung cầu lao động khu vực thành thị phi chính thức
4. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thị trường lao động khu vực
phi chính thức:
Một là, do sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và
đại đa số là không có trình độ chuyên môn, tay nghề. Cùng với xu hướng đô
thị hóa, lao động dư thừa này có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn ra
khu vực thành thị. Kết quả là lực lượng lao động thành thị tăng rất nhanh,

trong khi việc làm khu vực thành thị chính thức lại tăng chậm thậm chí có thể
giảm do tác động của việc áp dụng phương pháp sản xuất hiện đại làm tăng
năng suất lao động hoặc do chính sách cơ cấu lại khu vực nhà nước.
Hai là, do chính sách lao động – việc làm, chính sách tiền lương, bảo
hiểm xã hội trong khu vực thành thị chính thức kém linh hoạt ( đặc biệt khu
vực nhà nước) và do trình độ của người lao động thấp nên phần lớn lao động
nông thôn di cư ra đã không thể tìm được việc làm ở khu vực thành thị chính
thức.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
W
W
0
0
L
0
L
S
L
D
L
E
0
10
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
II. Lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức Hà Nội:
1. Đặc điểm nhân khẩu học:
1.1. Cơ cấu tuổi:
Khu vực PCT là một khu vực dễ tham gia và do vậy nó thu hút một số
lượng rất lớn LĐN. Theo điều tra, lao động nữ trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi
chỉ chiếm chưa đầy 1%. Độ tuổi từ 18 đến 35 phần lớn tập trung vào các công

việc làm công ăn lương. Từ 35 tuổi trở lên đến tuổi nghỉ hưu họ chuyển sang
làm nghệ tự do hoặc trở thành các tiểu chủ.
So với nam giới, phụ nữ tham gia vào khu vực PCT sớm hơn và cũng có
độ tuổi thấp hơn ( 34.3 đối với nữ và 36.7 đối với nam).
1.2. Tình trạng sức khỏe:
Nhìn chung, LĐN có sức khỏe tốt để hoạt động SX-KD. Tỷ lệ những
người mắc bệnh mãn tính hoặc dị tật thấp hơn so với nam. Tuy nhiên, do chưa
được sự quan tâm của cơ quan y tế và người sử dụng lao động cộng với điều
kiện làm việc chưa đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người lao
động nữ.
1.3. Tình trạng hôn nhân:
Tỷ lệ có chồng của LĐN trong khu vực PCT là 61,3%; chưa có chồng là
31%; góa 2,2% và ly hôn – ly thân là 3,7%. Tuổi kết hôn lần đầu tiên bình
quân của LĐN trong khu vực phi chính thức là 23,3. Đa số lấy chồng ở độ
tuổi 18-24. Số con bình quân của LĐN trong khu vực PCT là 2,2. Hầu hết con
cái của họ còn rất nhỏ.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
11
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
1.4. Trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ:
Bảng 2 : Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn
kỹ thuật năm 2007 (Đơn vị:%)

Lao
động phổ
thông
CNKT
không có
bằng
CNKT

có bằng
Trung
cấp
Cao
đẳng, đại
học
Chung 100 100 100 100 100
Lao động
nữ
55,59 38,1 30,1 47,5 41,2
Nguồn: Điều tra lao động – việc làm năm 2007 của Bộ Lao động -Thương
binh và Xã hội.
Theo số liệu một cuộc điều tra về lao động – việc làm năm 2007 cho
thấy, lao động nữ tham gia vào thị trường lao động sớm hơn nam giới, nhưng
lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn phụ nữ khi
tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, thậm chí nhiều người chỉ tốt
nghiệp tiểu học, không tiếp tục học lên mà tham gia ngay vào thị trường lao
động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh thấp hơn so với nam giới.
Như vậy, trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của LĐN là thấp.
2. Đặc điểm nghề nghiệp trước khi gia nhập khu vực phi chính thức:
Đa phần đều là những chị em đã từng làm việc trong các cơ quan, xí
nghiệp Nhà nước ; những chị em sinh sống ở nông thôn tranh thủ lúc nông nhàn
ra thành phố buôn bán, kiếm ăn; những người trước đây đã từng làm các nghề
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
12
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
thủ công trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như may gia công, thủy tinh,
mây tre xuất khẩu, dệt thảm,…; người nội trợ và những người trước đây làm
việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ thấp.

III. Vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức trong giải quyết việc
làm cho lao động nữ:
Tỷ lệ thất nghiệp( trong độ tuổi lao động) ở Việt Nam hiện nay là 4,65%
tăng 0,01% so với năm 2007. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và
việc làm trong nền kinh tế thì chúng ta cần biết thêm tiêu chí về tỉ lệ lao động
thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu
vực nông thôn và thành thị. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường
cao hơn tỷ lệ thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao
hơn thành thị. Tỷ lệ thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm
2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ
này ở khu vực thành thị là 2,3%. Theo thống kê mới nhất từ Sở Lao động,
Thương Binh và Xã hội, Hà Nội vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị cao vào khoảng 5% năm 2010. Ở nông thôn, tỷ
lệ lao động thiếu việc làm tăng cao do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, do
sự chậm trễ của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông
thôn, tình trạng thất nghiệp chậm được khắc phục. Lao động nông thôn tràn
vào thành thị ngày một đông hơn.
Sự thăng trầm của cơ chế thị trường tác động manh mẽ đến nhóm người
dễ bị tổn thương nhất trong xã hội – đó là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong các
gia đình nghèo.
Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,48% dân số, gần 52% dân số hoạt động kinh
tế, 54,8% lao động ngoài quốc doanh., thực hiện một số lượng lao động nhiều
hơn nam giới, có đóng góp nhiều trong sản xuất xã hội, đặc biệt là sản xuất
nông nghiệp và dịch vụ nhưng lại chịu nhiều thiệt thòi hơn, nhiều rủi ro hơn
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
13
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
trong đời sống kinh tế, trong quan hệ xã hội và gia đình. Những năm qua, mặc
dầu số lượng các chương trình xã hội tăng, chương trình tín dụng và các dịch
vụ y tế do Nhà nước, các đoàn thể phụ nữ đã tăng lên, quyền lợi phụ nữ được

đảm bảo hơn. Song ở những thời điểm kinh tế biến động gay gắt, phụ nữ vần
đứng đầu danh sách cắt giảm biên chế của cơ quan, xí nghiệp. Nhiều tổ chức
từ chối nhận lao động nữ.
Không bó tay nhìn bản thân và gia đình rơi vào tình cảnh nghèo đói,
nhiều chị em đó tỡm đến khu vực phi chính thức, nơi sử dụng lao động “ theo
phương sách cuối cựng”.
Nguyên nhân đưa chị em phụ nữ đến với khu vực lao động phi chính
thức tại Hà Nội:
Ở Hà Nội, nhiều chị em có khả năng, tự mình đứng ra lập các cơ sở sản xuất
PCT, tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Với họ, lý do chính tham gia
vào khu vực phi chính thức là do ưu điểm của khu vực phi chính thức:
- Dễ dàng mở cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Chưa đủ khả năng thành lập doanh nghiệp;
- Giữ nghề truyền thống;
- Do hoàn cảnh gia đình;
- Thu nhập tương đối cao;
- Một số ngành nghề không yêu cầu trình độ chuyên môn;
- Lý do khác.
Khu vực kinh tế phi chính thức( PCT) – một khu vực tồn tại bên cạnh
khu vực chính thức ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển –
hoạt động như một chiếc van an toàn trong cơ chế thị trường, thu hút những
người tạm thời thất nghiệp hoặc những người “nghốo muụn thưở. Lao động
của khu vực này chiếm 1/3 đến 2/3 lao động có việc làm ở các thành thị Châu
Á. Khu vực PCT vốn ít được Nhà nước quan tâm và ít được pháp luật bảo vệ
hơn khu vực chính thức nhưng lại là nơi hoạt động kinh tế của phần lớn lao
động nữ (LĐN).
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
14
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Phần II

Thực trang về vấn giải quyết việc làm cho lao động nữ tại
khu vực phi chính thức ở Hà Nội
1. Xu hướng lao động nữ tham gia vào khu vực kinh tế phi chính
thức ở Hà Nội:
Lực lượng lao động nữ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm
một tỉ lệ khỏ đụng. Khu vực kinh tế phi chính thức gồm những lao động làm
việc trong các doanh nghiệp phi chính thức ( quy mô sản xuất nhỏ hoặc không
phù hợp với quy định pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng
công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; ngưởi làm việc
trong hộ gia đình ( giúp việc nhà) và lao động ăn lương trong nhiều khu vực,
kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định; dễ nhận ra nhất là
những người làm việc tự do ( buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự
nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký kết hợp đồng lao
động. Những nơi có nền kinh tế phát triển càng cao, thì hoạt động của các
doanh nghiệp cũng như lao động phi chính thức càng đông. Ở Hà Nội, lao
động phi chính thức chiếm 29.9%.
Với những hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất của người lao
động. Nông dân bị mất đất canh tác phải ra thành phố kiếm sống. Do nghèo
đói, thất học, họ đành phải gia nhập vào thị trường lao động bị cho là hiếm có
cơ hội học hỏi, hòa nhập vơi sự phát triển xã hội. Đây là khu vực gồm những
cá nhân, các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoặc không
đăng kí kinh doanh với chính quyền. Họ gồm những người hành nghề tự
do,cỏc hộ kinh doanh – sản xuất – dịch vụ cá thể, những người làm phụ hồ,
người làm môi giới, lao động phổ thông nước ngoài ở Việt Nam Lao động
khu vực phi chính thức tại TP. Hà Nội chủ yếu là người nhập cư, kiếm tiền
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
15
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
gửi về quê phụ giúp gia đình. Đối với người đã có gia đình, mục đích chủ yếu
của họ là tích lũy tiền để đầu tư cho con cái ăn học. Họ tận dụng thời gian

kiếm sống, làm bất cứ công việc gì miễn là không vi phạm pháp luật để cú
thờm thu nhập.
Số lượng lao động nữ TP. Hà Nội tham gia khu vực phi chính thức
tăng khá nhanh cuối năm 2008 đến nay. Số người tham gia ngành nghề xe ôm,
hàng rong và thức ăn đường phố tăng tại TP. Hà Nội đã tăng lên do bị mất việc
tại các công ty và không kiếm được việc làm nên chọn những nghề này để kiếm
sống. Mặt khác do vốn đầu tư cho nghề xe ôm hoặc bán hàng rong khá thấp nên
người lao động dễ dàng hành nghề. Ví dụ: nghề xe ôm đầu tư khoảng 3- 4 triệu
đồng; hàng rong khoảng 300.000 – 800.000 đồng. Mặt khác điều kiện tham gia
cũng khá đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể đặt một gánh hàng rong cạnh cổng
trường, trước công ty hoặc chỗ trống nào đó trên vỉa hè.
2. Điều kiện lao động và điều kiện kinh tế của lao động nữ trong khu
vực phi chính thức ở Hà Nội:
2.1.Điều kiện lao động:
- Phần lớn các hoạt động trong khu vực PCT của người Hà Nội có
quy mô gia đình và họ sử dụng nhà mình làm nơi làm việc, hoặc bán hàng
hoặc thuê địa điểm để kinh doanh ổn định. Địa điểm là tiền đề quan trọng để
có thể tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Diện tích kinh doanh
thường là nhỏ và được tận dụng tối đa. Cũng còn một số lượng đáng kể phụ
nữ không có địa điểm kinh doanh cố định, họ phải mang hàng bán rong trên
đường phố với đôi quang gánh hoặc xe đẩy,…. Nơi làm việc thường không
đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.
- Thời gian lao động của phụ nữ trong khu vực phi chính thức bình
quân là 8,92 giờ/ ngày, cao hơn khu vực chính thức và cao hơn so với quy
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
16
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
định của Luật lao động là 11,5%. Nhiều người làm trong lĩnh vực dịch vụ có
thời gian làm việc lên tới 12 giờ/ ngày, nhiều khi phải làm đêm. Tỷ lệ làm
đêm dưới 8 giờ lên đến 30%. Một tháng phải làm 29 ngày. Họ hầu như không

có thời gian nghỉ ngơi, trừ lúc ốm đau hoặc có công việc đặc biệt. Ngày chủ
nhật hoặc lễ tết họ càng phải làm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng. Do thời gian làm việc như vậy nên họ cú ớt thời gian dành cho học tập
và các hoạt động văn hóa – xã hội, song họ vẫn dành thời gian cho công việc
nội trợ, nuôi dạy con cái.
Điều kiện kinh tế:
Do lượng lao động chi phí chính thức tăng lên nhưng nhu cầu về những
dịch vụ này lại không tăng, nên lao động phi chính thức cũng gặp phải sự
cạnh tranh gay gắt, việc kiếm sống khó khăn hơn. Thu nhập của người lao
động phi chính thức bị sụt giảm vì tình hình kinh tế khó khăn. Mặt khác, do
thu nhập của người tiêu dùng giảm nên họ tiết kiệm, ít sử dụng dịch vụ xe ôm
hoặc ăn uống hàng rong hơn.
Bảng 3: Thu nhập bỡnh quõn của lao động phi chính thức một số nghề
Năm 2006-2008 Năm 2008- 2009
Xe ôm 80.000 đồng/ ngày 60.000 đồng/ ngày
Bán hàng rong 90.000 đồng/ ngày 70.000 đồng/ ngày
Hiện nay thu nhập trung bình lao động khu vực PCT vào khoảng 80.000 –
120.000 đồng/ ngày. Trên 50% số LĐ làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn
1,4 triệu đồng/người/thỏng. Tuy tiền công thực tế ở khu vực này là thấp nhưng
thực tế cho thấy, đa số dân thành thị, kể cả những người di cư từ nông thôn ra đều
có mức thu nhập trung bình cao hơn khu vực nông thôn
Thu nhập của người lao động trong khu vực PCT cũng rất khác nhau và
không ổn định.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
17
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
3. Chế độ chính sách đối với lao động nữ trong khu vực kinh tế phi
chính thức:
Trong khu vực phi chính thức, trên 60% không có hợp đồng với chủ sử
dụng, 37% thỏa thuận miệng giữa đôi bên và chỉ khoảng 0,5% có hợp đồng

lao động ngắn hạn hoặc dài hạn. Những LĐ này phần lớn không được hưởng
bất kỳ một khoản phúc lợi nào từ hoạt động SXKD nơi mình làm việc. Chỉ có
khoảng 0,6% số LĐ được chia lợi nhuận, 0,8% được trả lương cho những
ngày nghỉ lễ tết Khu vực kinh tế phi chính thức không đăng ký kinh doanh
nên pháp luật LĐ và BHXH dường như vẫn chỉ đứng bên ngoài, người lao
động làm việc nhiều nhưng thu nhập và các chế độ đãi ngộ rất thấp
Vì về mặt bản chất, khu vưc kinh tế phi chính thức vẫn là khu vực kinh tế
ngầm, chưa được đăng kí công khai, không chịu sự bảo hộ của Nhà nước và
pháp luật. Dẫn đến phần lớn lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức
đều phải chấp nhận điều kiện làm việc kém, thụ nhập thấp, không được hưởng
quyền, nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích, không được
thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kĩ thuật. Nghiêm
trong hơn tình trạng bóc lột, lạm dụng tình dục, sức khỏe lao động nữ và trẻ
em.Lao động khu vực phi chính thức ít được bảo vệ của công đoàn, pháp luật,
nhất là phụ nữ và trẻ em. Các hoạt động tương trợ về xã hội, pháp lý cũng
chưa đến được với đối tượng này. Họ hoạt động gần như đơn độc, mối liên
kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ “ phi
chính thức ” với nhau. Hiện nay các doanh nghiệp khu vực chính thức rất khó
tiếp cận tín dụng, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Mối liờn kờt của khu vực phi
chính thức ( với tư cách nhà cung cấp, khách hàng, người gia công ) vơi khu
vực chính thức là rất yếu. Trong vòng hàng chục năm qua chưa có chính sách
công thỏa đáng đối với khu vực phi chính thức. Trong khi khu vực PCT đúng
góp khoảng 20% vào GDP, nhưng làm cách nào để những lao động này tiếp
cận được với các chính sách, các dịch vụ xã hội đang là một thách thức lớn
cần quan tâm.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
18
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Phần III
Những kết luận, đễ xuất quản lí và giải pháp nâng cao vai trò

của khu vực kinh tế phi chính thức trong giải quyết việc làm cho
lao động nữ ở Hà Nội giai đoạn 2011- 2015
1. Kết luận:
Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khu vực phi chính thức ở
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng:
- Thứ nhất, khu vực phi chính thức là một tồn tại khách quan của nền
kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam không phải là
ngoại lệ. Khu vực PCT của Việt Nam, ngoài những đặc trưng chung
của các khu vực PCT ở các nước, còn mang tính chất của một nền kinh
tế chuyển đổi: Quy mô khu vực PCT lớn, tồn tại đan xen với khu vực
chính thức, do nhiều hoạt động chưa được pháp luật ( mới được hình
thành ) trong nền kinh tế chuyển đổi với tới được.
- Thứ hai, trong lí thuyết phát triển có nhiều cách tiếp cận khác nhau
nghiên cứu khu vực PCT ( các tiếp cận cảu các nhà cơ cấu, cách tiếp cận
pháp luật, cách tiếp cận kinh tế ngầm, cách tiếp cận doanh nghiệp nhỏ).
Những cách tiếp cận tỏ ra thích hợp vơi khu vực PCT ở nước ta. Do vậy, để
đưa ra một khái niệm về khu vực PCT ở Việt Nam, cần có cách tiếp cận tổng
hợp, trên cả ba góc độ: sản xuất, luật pháp và xã hội. Trong đó:
- Trên góc độ sản xuất: khu vực PCT bao gồm các doanh nghiệp hoặc
hoạt động kinh tế quy mô nhỏ và rất nhỏ ( dưới 10 người) không chịu sự điều
tiết của các bộ Luật Công ty, Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật
Đầu tư nước ngoài …hiện hành.
- Trên góc độ pháp luật: các hoạt động hợp pháp nhưng chưa đăng ký
theo luật.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
19
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
- Trên góc độ xã hội: các hoạt động dịch vụ nhỏ, do những người nghèo
ở thành phố, nông thôn tạo ra để kiếm thêm thu nhập đều được coi là hoạt
động PCT.

- Thứ ba, khu vực PCT ở Việt Nam được đánh giá cao trên nhiều mặt.
Trước hết và nổi bật là đóng góp vào việc tạo việc làm và thu nhập cho một bộ
phận dân cư. Vai trò này ngày càng quan trọng khi nền kinh tế bị suy thoái do
ảnh hưởng lớn của quy luật cung cầu và những biến động thị trường thế giới.
Khu vực PCT ở Việt Nam góp phần lớn vào sự ổn định, yên bình của xã hội.
Khu vực PCT còn góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn với
giá rẻ, dịch vụ thuận lợi, góp phần giảm bớt khó khăn cho nghèo và Nhà nước
Khu vực này còn đánh giá cao trong việc thu hút và giải quyết khó khăn
về vốn tích lũy.
- Thứ tư, khu vực PCT ở Hà Nội đã tồn tại khỏ lõu trong lịch sử phát
triển kinh tế thành phố Hà Nội. Nếu tính từ khi giải phóng Thủ đô ( 1955) thì
sự phát triển này có thể chia làm 3 giai đoạn:
+ 1955- 1965 khu vực PCT ( được coi là thành phần kinh tế phi XHCN )
có xu hướng giảm.
+ 1965- 1985 khu vực PCT có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ chậm và
không ổn định.
+ 1986 đến nay, khu vực PCT chủ yếu kinh doanh nhỏ phát triển mạnh.
Sự tăng quy mô khu vực này là do những yếu tố sau:
+ Do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước.
+ Do thay đổi cơ cấu kinh tế, sự sắp đặt lại các doanh nghiệp Nhà nước,
giảm biên chế, sự tan vỡ của khu vực HTX, khủng hoảng kinh tế thế giới.
+ Kinh tế chính thức, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát triển chậm
hơn sự tăng lên và sự thay đổi của cơ cấu lực lượng lao động.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
20
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
+ Do kinh tế nông thôn chậm phát triển, thu nhập từ nông nghiệp thấp,
tình trạng thất nghiệp thời vụ khiến cho lao động ngoại tỉnh đổ về Hà Nội
ngày càng đông, nhất là lao động nữ.
- Thứ năm, lao động nữ trong khu vực PCT Hà Nội đã đóng góp công

sức đáng kể trong sự phát triển kinh tế Hà Nội và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Họ là những người tần tảo, hy sinh, chịu thương chịu khó, tự tìm việc cho
mình, tạo việc làm cho chồng con, họ hàng… Vượt qua khó khăn về kinh tế,
những hạn chế về sức khỏe, trình độ văn hóa, lao động nữ đã tự tạo cho mình
cho mình chỗ đứng trong xã hội và gia đình.
- Thứ sáu, trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của LĐN nói
chung là thấp, thấp hơn nam giới. Phần đông chỉ tốt nghiệp phổ thông. Khu
vực PCT thu hút đa phần những chị em có trình độ văn hóa thấp trong lực
lượng lao động.
- Thứ bảy, đối với đa số chị em nguyên nhân làm việc trong khu vực
PCT là do kinh tế gia đình khó khăn, không tìm được việc làm ở khu vực
chính thức. Riêng với nữ chủ doanh nghiệp thì lý do chính là do dễ dàng mở
cơ sở sản xuất và tiếp tục truyền thống gia đình.
- Thứ tám, điều kiện lao động của LĐN trong khu vực PCT rất khó
khăn vất vả. Thời gian lao động dại hơn so với quy định của Luật lao động,
đặc biệt chị em hay phải làm đêm, không có thời gian nghỉ ngơi và thời gian
cho học tập, sinh hoạt văn hóa – xã hội. Tuy vậy họ vẫn dành 2 đến 3 giờ mỗi
ngày cho việc chăm sóc con cái.
Thu nhập của họ là không cao nếu so với sức lực lao động mà họ bỏ ra.
- Thứ chín, khó khăn chủ yếu đối với LĐN làm thuê là sự không ổn định
trong công việc. Mối quan hệ chủ - thợ không được đảm bảo bằng hợp đồng
mang tính chất pháp lý. Họ dễ bị sa thải, không được hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội chính thức, các quy định an toàn lao động v.v…
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
21
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
Những khó khăn của chị em đồng thời phản ánh nguyện vọng của họ,
mong được chính quyền các cấp giúp đỡ giải quyết:
2. Đề xuất quản lí:
- Chính thức công nhận khu nhận khu vực kinh tế phi chính thức về mặt

pháp lý và những đóng góp của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức.
- Giúp người lao động khu vực phi chính thức tiếp cận với các nguồn lực,
tín dụng, hỗ trợ vốn kĩ thuật, tăng cường cỏc kờnh thông tin, đào tạo nghề
nghiệp.
- Tháo gỡ những cản trở trong Luật Doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ
khu vực phi chính thức.
- Thiết lập các chính sách kết nối mạnh mẽ khu vực kinh tế phi chính
thức với khu vực kinh tế chính thức.
- Thực hiện luật tiền lương và thu nhập công bằng cho lao động khu vực
phi chính thức.
- Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức khỏi bị xâm phạm của
chủ lao động và các đối tượng xấu khác, nhất là nạn xâm hại tình dục, bạo lực
đối với phụ nữ, trẻ em…
- Bảo đảm giáo dục cơ bản cho con em của người lao động.
3. Giải pháp:
- Giảm các thủ tục đăng ký phiền phức khi tham gia khu vực PCT. Giảm
miễn thuế đối với một số hoạt động có thu nhập quá thấp. Xóa bỏ các loại phí
do các cấp chính quyền địa phương thu đối với một số hoạt động dịch vụ nhỏ
trên vỉa hè, lòng đường.
- Sắp xếp, quy hoạch vùng, địa điểm thời gian bán sản phẩm của các
hoạt động PCT trong thành phố, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm dễ dàng cho
người lao động.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
22
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
- Tổ chức các chương trình hỗ trợ các hoạt động PCT: Nâng cao trình
độ văn hóa, khả năng kinh doanh, kiến thức pháp luật cho những người trong
khu vực PCT.
- Giúp đỡ vốn kinh doanh thông qua các nguồn vốn tín dụng của Nhà
nước, của các tổ chức phi chính phủ, khuyến khích các hoạt động từ thiện …

tạo điều kiện xóa nghèo đói, phát triển công nghệ, nâng cao năng suất lao
động trong khu vực này.
- Chú trọng tuyên truyền, tổ chức để các dịch vụ xã hội tiếp cận
nhanh đến khu vực PCT. Nâng cao đời sống tinh thần và hoạt động xã hội cho
chi em phụ nữ hoạt động trong khu vực PCT thông qua đoàn thể phụ nữ, tổ
dân phố, hiệp hội những người bán hàng và các tổ chức các tổ chức có tính
chất dân lập khác.
- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách tập
trung vào những nội dung: an sinh xã hội, học nghề, an toàn vệ sinh lao động,
tiếp cận thị trường, cho lao động làm việc ở khu vực PCT.
Trong tình hình kinh tế khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
vừa qua, khu vực kinh tế phi chính thức rất dễ bị tổn thương. Đây là một khu
vực quan trọng của nền kinh tế, đáng được trân trọng và hỗ trợ. Cùng với các
khu vực kinh tế khỏc, nú giỳp giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đặc
biệt là phần lớn lao động nữ và góp phần ổn định xã hội. Hiện tại chúng ta
chú trọng và quan tâm nhiều đến khu vực nhà nước, khu vực đầu tư nước
ngoài và khu vực kinh tế tư nhân chính thức. Tuy nhiên chú trọng và quan
tâm thỏa đáng đến khu vực kinh tế phi chính thức là rất cần thiết để giúp nền
kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B
23
Đề án chuyên ngành GVHD: Th.s Phí Thị Hồng Linh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển_ Chủ biên: GS.TS. Vũ Ngọc Phùng
2. Bộ Luật Lao động
3. Tổng cục thống kê
4. Giáo trình phân tích kinh tế xã hội
5. Trang web của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
6. Trang web vneconomy.com
SV: Phạm Thị Thu Hiền Lớp: KTPT 49B

24

×