Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.67 KB, 49 trang )

Mở Đầu
Mọi người ai cũng cần đến những nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo
mặc, nhà ở và công việc ổn định vv. Nhưng nhu cầu của con người là vô hạn,
ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội, chính sự tăng lên này đã thúc
đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tiến bộ để đáp ứng nhu cầu của con
người.
Thu nhập của một nước hay là thu nhập quốc dân là tổng thu nhập của
tất cả mọi người sống ở nước đó.
Để xem xét nền kinh tế của một đất nước tăng trưởng hay suy thoái
người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau: Tỷ lệ lạm phát, tình trạng thất
nghiệp, tốc độ tăng trưởng vv. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu
khá quan trọng tức là biết được thu nhập bình quân đầu người (GNP) là bao
nhiêu. Như chúng ta thấy thu nhập bình quân đầu người trong một hộ phản
ánh tình trạng một đất nước, thu nhập bình quân đó nói lên mức sống của
người dân ở một địa phương, một vùng hay một đất nước. Khi thu nhập thực
tế của người dân tăng lên thi khả năng được tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
được tăng lên do vây mức sống được cải thiện
Việt Nam với gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lực
lượng lao động xã hội làm việc ở nông thôn do đó phát triển một cách toàn
diện ở nông thôn để cải thiện và nâng cao mức sống có một ý nghĩa hết sức to
lớn vì vậy sản xuất Nông nghiệp của nước ta có vai trò quan trọng trong việc
ổn định đời sống kinh tế chính trị xã hội
Mức sống của người dân nước ta như thế nào qua thu nhập trung bình
của họ đặc biệt là thu nhập trung bình hộ ở nông thôn .
Trong chuyên đề thực tập này em xin được xem xét tới vấn đề: MỘT
SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN.
Với mục đích là tìm hiểu xem sự tác động của một số yếu tố đến thu
nhập như thế nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nay ra sao và sự khác
nhau về thu nhập trung bình của hộ qua một số yếu tố như giới tính của chủ
hộ, bằng cấp cao nhất của chủ hộ, vùng cư trú của hộ vv.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thu nhập của hộ ở khu vực nông thôn,


vì khả năng kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề thực tập này em xin
xem xét về tác động của một số nhân tố đến thu nhập hộ ở nông thôn như qui
mô hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số giờ làm việc trung bình một ngày, độ
tuổi của chủ hộ, chi phí sản suất kinh doanh: chi phí hoạt động dịch vụ nông
nghiệp, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các hộ dân cư thuộc khu vực
nông thôn của Việt Nam
Trong chuyên đề này sử dụng các phương pháp để tiếp cận vấn đề:
- Sử dụng phương pháp mô tả thống kê, toán kinh tế, mô hình hóa bằng
mô hình kinh tế lượng.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán như: SPSS, Eviews.
Nội dung chính trong chuyên đề thực tập này bao gồm:
Chương I. Một số khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ
Phần này cho chúng ta một số khái niệm có liên quan, sơ lược về tình
hình thu nhập của nước ta trong những năm qua và về mặt lý thuyết thì các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như thế nào.
Chương II. Thực trạng về thu nhập của hộ ở nông thôn
Nội dung của chương này gồm 2 phần: Phần một là khái quát về cuộc
điều tra mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2002. Phần hai là tác động của
một số nhân tố đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn qua bộ số liệu VHLSS
2002. Qua đó có thể lựa chọn được yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập mà có ý
nghĩa làm biến số trong mô hình phân tích dùng trong chương III.
Chương III. Lượng hoá - mô hình hồi qui
Nội dung chính của chương này là hồi qui biến thu nhập bình quân của
hộ theo một số yếu tố được đã được xác định ở chương II. Và những nhận xét
có được từ mô hình hồi qui đó
Phần kết luận
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chân
thành cám ơn thầy Ngô Văn Thứ, giảng viên khoa Toán Kinh Tế đã hướng

dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ
I. Một số khái niệm
* Hộ dân cư: Hộ dân cư bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn
chung, góp chung thu nhập của cải, cùng sử dụng chung các dịch vụ và hàng
hoá chủ yếu như nhà cửa, lương thực, thực phẩm vv.
* Thu nhập hộ: là tổng số các khoản tiền thu được từ các hoạt động lao động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ.
Thu nhập trung bình (TNTB) của hộ là tổng thu nhập của hộ tính chia
bình quân trên tổng số người của hộ trong một năm. Được tính bằng công
thức:
Trong đó
Tong_thu_nhap được cấu thành từ 2 khoản thu: Thu nhập chính và thu
nhập khác.
Thu nhập chính: là các khoản thu nhập của hộ trong lao động sản xuất,
hoạt động nghề nghiệp. Thường khoản thu này là thành phần chính cấu thành
nên tổng thu nhập, nó chiếm tỷ trọng lớn.
Thu nhập khác cũng rất quan trọng đây là khoản thu mà hộ không phải
nhận được từ hoạt động nghề nghiệp, đây là khoản thu do biếu xén, trợ cấp
hay giá trị tiền hoặc hiện vật nhận được từ người thân gửi cho hoặc cho thuê
mướn đất nông lâm nghiệp thuỷ sản, đất ở, nhà ở, thiết bị máy móc vv.
Đối với khu vực nông thôn các nguồn thu chính từ lao động làm công,
thu từ tiền hưu trí, thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản, thu từ
ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, chế
biến.
* Chủ hộ: là người đại diện cho hộ, được các thành viên trong hộ thừa nhận.
* Qui mô hộ: là số người trong hộ
* Tình trạng hôn nhân: được xác định theo lời khai của từng người.
- Chưa vợ, chưa chồng: là những người chưa bao giờ lấy vợ hay lấy

chồng.
- Có vợ có chồng: Là những người đã được luật pháp hoặc phong tục
tập quán của địa phương thừa nhận.
- Goá: là những người vợ hoặc chồng của họ bị chết và hiện tại người
đó chưa tái kết hôn.
- Ly hôn là những người trước đây đã có vợ, chông nhưng vì lý do nào
đó đã được pháp luật cho ly hôn và hiện tại họ chưa tái kết hôn.
- Ly thân: Là những người về danh nghĩa thì họ đang có vợ chồng,
nhưng vì lý do nào đó hiện tại họ không sống với nhau như vợ chồng.
* Tình hình đi học
Khi người được điều tra có theo học ở một cơ sở giáo dục phổ thông
hoặc chuyên nghiệp (từ bậc cao đẳng trở lên) được nhà nước công nhận như
các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
các trường chuyên nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên thuộc hệ thống công lập,
bán công, dân lập, hoặc các trường lớp tương đương như các hình thức đào
tạo chuyên tu, tại chức để nhận được sự truyền đạt kiến thức văn hoá phổ
thông hoặc kỹ thuật nghiệp vụ một cách có hệ thống trong một khoảng thời
gian xác định.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được
- Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và không có bằng, chứng chỉ
về chuyên môn kỹ thuật: Những người chỉ làm được những công việc giản
đơn (lao động phổ thông)
- Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có bằng: Những người có
bằng, chứng chỉ tốt nghiệp ở các trương lớp dạy nghề hoặc các trường lớp
chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ dưới trình độ trung học chuyên nghiệp,
không phân biệt bậc thợ được đào tạo cao hay thấp, thời gian đào tạo dài hay
ngắn.
- Trung học chuyên nghiệp, cao đảng, Đại học là những người đã tốt
nghiệp và được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.
* Tình trạng việc làm:

- Đang làm việc: Những người có thời gian làm việc để tạo ra thu nhập
chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia trong
12 tháng trước thời điểm điều tra.
- Nội trợ: Người có thời gian làm các công việc nội trợ như nấu ăn, giặt
giũ , trong gia đình chiếm nhiều thời gian nhất trong các loại công việc mà
người đó tham gia trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
- Đi học: Những người có thời gian đi học tại các trường phổ thông
hoặc các trường chuyên nghiệp, dạy nghề chiếm nhiều thời gian nhất trong
các công việc mà người đó tham gia trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
- Không làm việc: Những người có khả năng lao động nhưng không
làm bất cứ một công việc gì chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng trước
thời điểm điều tra.
* Công việc chính: là công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong tổng số thời
gian làm các công việc để có thu nhập của một người trong 12 tháng trước
thời điểm điều tra.
II. Một vài nét về thu nhập của nước ta và tác động của một số
nhân tố tới thu nhập hộ ở nông thôn.
1. Vài nét về thu nhập của nước ta
Nước ta trong những năm qua trong suốt một thời gian dài từ những
năm 75 đến năm 1985, nền kinh tế trong tình trạng bế tắc lâu dài không tìm ra
lối thoát, kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ lạm
phát cao. Đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 đất nước chuyển nền kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thu
nhập bình quân đầu người đã tăng lên. Thu nhập bình quân (GNP) năm 89 -
91 khoảng 250 USD và Việt Nam là một trong 8 nước nghèo nhất thế giới.
Nhờ vào các chính sách kinh tế hiệu quả đến năm 96 GNP của nước ta là 320
USD.
Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam cũng như báo cáo và tài liệu
của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, UNDP vv, thì hiện nay thu nhập
bình quân là khoảng 430 USD trên mỗi đầu người Việt Nam.

Sự cách biệt giàu nghèo giữa các thành phần xã hội, các miền và các
tỉnh rất cao
Chi tiêu, sức mua và mức sống cao hơn nhiều thu nhập, lợi tức, tiền
công, tiền lương của người dân
Nếp sống ở thành thị có khuynh hướng mang tính chất hưởng thụ một
cách không lành mạnh
Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị có khuynh hướng gia tăng
Hiện nay cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam là một thực tại và là một vấn đề.
Dân cư miền Đông Nam Bộ có mức sống cao nhất nước. Tiếp theo là miền
Đồng bằng Sông Hồng. Ngược lại miền núi và Trung du phía Bắc là vùng
nghèo nhất cả nước. Theo kết qủa của hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt
Nam VLSS 1993 và 1998 thì tỷ lệ nghèo tại miền núi và Trung du cao hơn
gấp 4 lần tỷ lệ vùng Đông Nam Bộ năm 1993 và gấp 15 năm 1998. Nếu so
sánh vùng Tây nguyên với miền Đông Nam Bộ thì tình trạng tương tự. Năm
1993 tỷ lệ nghèo tại miền Tây nguyên Trung Phần cao hơn gấp 3 tỷ lệ vùng
Đông Nam Bộ và năm 1998 gấp 15 lần. Tính theo tỷ lệ nghèo chung thì tăng
từ gấp 2 lên gấp 6 lần.
Về cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị nói chung và dựa
trên VLSS 1993 và 1998, thì năm 1993 tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao hơn gấp 4
tỷ lệ ở thành thị về nghèo lương thực, gần gấp 3 lần về nghèo chung. Trong
năm 1998 về nghèo lương thực tỷ lệ ở nông thôn gấp 9 lần tỷ lệ ở thành thị,
về nghèo chung gấp 5. Trong những năm gần đây mức sống ở thành thị tăng
nhanh gấp 2 lần mức sống ở nông thôn khiến cách biệt giàu nghèo giữa thành
thị và nông thôn gia tăng. Theo những số liệu của năm 2002 thì tỷ lệ nghèo
chung ở nông thôn hơn gấp 6 tỷ lệ ở thành thị. Nếu đo lường cách biệt giàu
nghèo bằng thu nhập hoặc bằng chi tiêu thì nói chung tầng lớp giàu có ở
thành thị có mức sống cao gấp từ 5 đến 7 lần mức sống của thành phần xã hội
nghèo ở nông thôn. Số dân cư vượt lên trên hay tụt xuống dưới ngưỡng đói
nghèo thay đổi theo giá thị trường của các nông sản lúc lên lúc xuống. Mức
sống của các hộ nông dân phụ thuộc tới 90% vào thu nhập từ nông sản bán

trên thị trường. Tình trạng nghèo ở Việt Nam có đặc điểm là là sự khác biệt
và chênh lệch giàu nghèo tính bằng chi tiêu hoặc sức mua lớn hơn tính bằng
thu nhập, tiền công hoặc tiền lương. Nói chung cho toàn thể dân cư chi
tiêu/sức mua cao hơn gấp 2 thu nhập/lợi tức. Thống kê về sự bất bình đẳng ở
Việt Nam cho thấy tình trạng trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998
giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng không
đủ mạnh. Nền kinh tế Việt Nam gia tăng với tốc độ tương đối nhanh, sự gia
tăng này chỉ dựa một phần vào sự phát triển của hệ thống sản xuất hàng hoá
và dịch vụ cụ thể và vào sự gia tăng số lượng việc làm mà hệ thống này tạo ra
trong các ngành nghề khác nhau để tác động lên mức sống của toàn dân. Số
tiền mà hàng năm Việt kiều gửi về nước và số tiền mà lao động của Việt Nam
ở nước ngoài gửi về nước là rất lớn. Hai nguồn tài chính này giúp nâng cao
mức sống và sức chi tiêu của dân cư Việt Nam. Song tiềm năng sản xuất hàng
hoá dịch vụ, thực lực kinh tế quốc gia không thay đổi, xã hội ta có giàu lên
nhưng không hoàn toàn do sự gia tăng sức mạnh và khả năng sản xuất và
cạnh tranh của nền kinh tế.
Thu nhập và mức sống mà chúng ta đạt được hiện nay thiếu nền tảng
sức mạnh sản xuất. Thị trường tiêu thụ nước ta chỉ dựa một phần vào sự tăng
trưởng kinh tế và năng lực sản xuất và xuất khẩu. Có thể đối với chúng ta
chấp nhận với tốc độ gia tăng của thu nhập bình quân đầu người. Nhưng đối
với các nhà đầu tư nước ngoài và cả giới kinh doanh Việt Nam thì tình trạng
vừa nêu không tạo ra sự lạc quan cần thiết để khuyến khích đầu tư và kinh
doanh lâu dài. Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế theo hướng gia tăng
xuất khẩu, mức sống và sự tiêu thụ của dân cư trông có vẻ thuận lợi nhưng
cản trở nỗ lực phát triển bền vững nhằm vào gia tăng xuất khẩu.
Trong năm 2001-2002, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tính chung
cả nước theo giá hiện hành đạt 356 nghìn đồng, tăng 20.6% so với năm 1999
và mỗi năm tăng bình quân 10% trong thời kỳ 1999-2002. Nếu tính theo giá
so sánh, năm 1999 làm gốc, thu nhập thực tế năm 2001-2002 đạt 348 nghìn
đồng tăng 18% so với năm 1999. Trong tổng thu nhập tỷ lệ thu từ tiền lương,

tiền công chiếm 32.7%; thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28,4%; thu
từ công nghiệp, xây dựng chiếm gần 6%; thu từ dịch vụ chiếm 16.7%; các
khoản thu khác chiếm 16.2%.
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 622 nghìn
đồng, tăng 18,4%; khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22.3% so với
năm1999 và tăng nhanh hơn thành thị.
Do thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đời sống các tầng lớp
dân cư, đặc biệt tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện nên số hộ nghèo tiếp
tục giảm.
Nước ta theo thống kê có trên 80% dân số sống ở nông thôn và trên
70% lực lượng lao động xã hội làm việc ở nông thôn. Do đó phát triển nông
thôn để cải thiện và nâng cao mức sống, phát triển kinh tế ở nông thôn có một
ý nghĩa hết sức to lớn và đây cũng là vấn đề quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nước ta.
Đa phần những người sống ở nông thôn là sản xuất nông nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp với nền sản xuất nhỏ, phân tán năng suất lao động còn thấp.
Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành phố,
còn nhiều hộ đói nghèo, đặc biệt là các vùng núi và biên giới còn gặp nhiều
khó khăn.
Nhưng hiện nay kinh tế nông thôn đang có những khởi sắc, kinh tế phát
triển, đời sống nhân dân được nâng cao, những ngành nghề truyền thống có
điều kiện thuận lợi phát triển.
Với những chính sách phát triển kinh tế và hàng hoá ở nông thôn của
Đảng và Nhà nước ta, kinh tế nông thôn đã có những biến đổi sâu sắc. Thu
nhập bình quân đầu người đã tăng lên. Đã xuất hiện nhiều hộ nông dân làm ăn
giỏi, đặc biệt những vùng có làng nghề truyền thống, nuôi trồng thuỷ sản, hải
sản và trồng những cây nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch , nhiều hộ trở
nên giàu có và phân cách giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn cũng
ngày càng rõ rệt.
Dưới đây ta xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông thôn.

2. Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ
2.1 Lao động
Trong nguồn thu nhập của hộ, thu nhập từ lao động là yếu tố quan
trọng nhất để duy trì mức sống, đây cũng là nguồn thu mà chúng thay đổi theo
số giờ lao động. Thu nhập này không tính các khoản thu như lương hưu, học
bổng, trợ cấp xã hội, tiền chuyển về, tiền cho thuê tài sản và lãi suất tiết kiệm
là những khoản không phụ thuộc vào số giờ lao động của các thành viên hộ.
Giờ lao động được tính bằng cách chia tổng số gìơ làm việc của các
thành viên của hộ cho số lượng thành viên làm việc trong hộ.
Mức thu nhập tăng lên vì số giờ công lao động mỗi năm của các nhân
khẩu nhiều hơn, số giờ công lao động của các nhân khẩu trong năm 1998 tăng
thêm khoảng 400 giờ so với năm 1993, mức tăng số giờ của những hộ đang sa
sút lại cao hơn một chút so với những hộ đang phất lên, có lẽ vì họ phải nỗ
lực hơn để bù đắp lại mức giảm về thù lao của mỗi giờ công lao động song
cũng vì số người ăn theo của mỗi nhân khẩu lao động trong nhóm này tăng
lên.
Những hộ đang phất lên có nhiều khả năng được sống ở những nơi
thuận lợi gần đường giao thông, nhà máy, trường học trong khi một tỷ lệ lớn
những hộ đang sa sút thì tập trung ở các vùng sâu vùng xa. Mức thu nhập của
các hộ dân tộc thiểu số thấp hơn gần 40% so với mức trung bình của quốc gia.
2.2 Nguồn lực
Người có thu nhập thấp thường thiếu nhiều nguồn lực, họ không thể
đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp
lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng
không có đất đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu
long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc đảm bảo lương thực của hộ cũng như
đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất cây trồng với giá trị cao. Đa số
hộ nông lựa chọn phương án sản xuất tự cung tự cấp họ vẫn giữ các phương
thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương
án sản xuất mang lợi nhuận cao, do vậy giá trị sản phẩm và năng suất các loại

cây trồng và vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy
đã không tạo ra thu nhập cao cho hộ dẫn tới tình trạng luẩn quẩn nghèo đói
của hộ.
Bên cạnh đó, nhiều người nghèo chưa có nhiều dịp tiếp cận với các
dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động vật, thực vật,
nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như điện nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân
bón đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.
Hộ nông cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng. Sự hạn
chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoán khả năng đổi
mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghề, giống mới…, mặc dù trong khuôn
khổ của dự án tín dùng cho người nghèo thuộc Chương trình xoá đói giảm
nghèo, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song do không có tài
sản thế chấp, các hộ chỉ có thể vay với số vốn nhỏ.
2.3. Trình độ học vấn
Hộ nông chiếm phần lớn những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ
hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của hộ hầu như chỉ bảo
đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kịên để nâng cao
trình độ của mình trong tương lai để tạo ra thu nhập cao hơn trong tương lai
và cải thiện mức sống. Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định
có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái không những của thế
hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Đối với khu vực nông thôn ở các cấp
học càng cao thì số lượng người đi học càng thấp, những người có trình độ,
bằng cấp cao còn thấp nên việc tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi còn hạn
chế. Học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình CNH - HĐH đất nước và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Trong những
năm gần đây người có trình độ học vấn càng cao thì người đó có khả năng
làm được nhiều công việc khó hơn vì vậy thu nhập thường là cao hơn, vì thế
xã hội rất tôn trọng người có học vấn cao.
Khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp
hơn. Trong số người có thu nhập thấp và nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ

đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm
37%. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực
khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập
cao hơn và ổn định hơn. Trình độ học vấn thấp không có khả năng tự giả
quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp
luật có cơ chế phức tạp, hộ nông khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý,
số lượng các luật gia còn hạn chế phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị.
2.4. Quy mô hộ
Quy mô hộ là yếu tố quan trọng tác động tới thu nhập bình quân của
các thành viên trong hộ.Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từ mức khởi
điểm thấp dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên nó bị chi phối bởi sản xuất mang
tính sử dụng nhiều lao động. Khi hộ có quy mô lớn hơn sẽ thu được thu nhập
bình quân trên một lao động cao hơn do các hộ này có thể khai thác được lợi
thế kinh tế nhờ quy mô hộ lớn hơn, mặt khác, với những hộ sản xuất Nông
nghiệp có quy mô hộ lớn năng suất lao động cận biên có thể giảm. Quy mô hộ
lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao nhưng đây cũng có thể là nguồn lao động
tạo ra thu nhập cho hộ, cũng có thể hộ có qui mô lớn sẽ tạo ra được thu nhập
lớn hơn so với hộ có qui mô hộ nhỏ hơn, ở khu vực nông thôn thì các thành
viên trong hộ có thể sử dụng sức khoẻ của mình để làm những công việc giản
đơn giúp đỡ gia đình tạo ra thu nhập
2.5. Giới tính của chủ hộ
Việt Nam là một trong những nước Châu Á còn tồn tại các phong tục
và nghi lễ truyền thống. Tôn ti trật tự trong gia đình không thể bị lu mờ trong
nhiều quyết định về kinh tế như con cái trong gia đình làm nghề gì, họ sống
và làm việc tại đâu, học ngành gì phụ thuộc vào quyết định của người chủ của
gia đình. Vì vậy các quyết định của chủ hộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng
tới thu nhập của hộ. Sự sáng suốt của các quyết định này lại phụ thuộc nhiều
vào đặc điểm của chủ hộ. Ở khu vực nông thôn nữ giới chiếm gần 50% tổng
số lao động nông nghiệp, tuy vậy nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khoá
khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt. Phụ

nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều
khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyết định trong hộ và
thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc.
2.6. Chi phí cho đào tạo, nâng cao tay nghề
Mọi nghề nghiệp bao giờ cũng có một chi phí nhất định. Có thể đây là
hao mòn xe cộ tiền mua xăng, tiền bồi dưỡng trong lao động Chi phí này nó
phụ thuộc vào tần suất công việc của người lao động. Nó quan hệ tỉ lệ thuận
với thu nhập.
2.7. Vùng kinh tế
Mỗi vùng kinh tế đều có đặc điểm địa lý, kinh tế riêng nên yếu tố vùng
cũng là nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hô
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP HỘ Ở KHU VỰC NÔNG
THÔN QUA BỘ SỐ LIỆU VHLSS2002
I. Giới thiệu về bộ số liệu VHLSS 2002
1. Mục đích của cuộc điều tra
Trong những năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước, Tổng cục Tổng thống kê (TCTK) đã triển khai nhiều cuộc điều tra
hộ để thu thập thông tin phản ánh về mức sống của các tầng lớp dân cư phục
vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
TCTK tiến hành điều tra mức sống hộ Việt Nam nhằm theo dõi và
giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam, đồng
thời thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện
Chiến lược đã được Thủ tướng phê duyệt. Bên cạnh đó cuộc điều tra này cũng
sẽ góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của Chính phủ Việt Nam đề ra.
2. Nội dung của cuộc điều tra
Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 bao gồm những nội dung chủ
yếu phản ánh mức sống của người dân trong các hộ và những điều kiện kinh
tế xã hội cơ bản của xã phường có tác đến mức sống của người dân nơi họ

sinh sống. Đối với hộ, cuộc điều tra thu thập số liệu về một số đặc điểm nhân
khẩu học của các thành viên trong hộ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
kỹ thuật của từng thành viên, thu nhập, chi tiêu, việc sử dụng các loại y tế,
tình trạng việc làm, nhà ở và các tiện nghi như tài sản, đồ dùng, điện, nước, vệ
sinh và tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo.
Mẫu điều tra được chọn dựa trên các địa bàn điều tra của Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 1999. Cỡ mẫu gồm 75.000 hộ đại diện cho cả nước, khu
vực thành thị, nông thôn và 61 tỉnh thành. Mẫu điều tra được chia làm 4 mẫu
con để tiến hành điều tra thu thập số liệu theo 4 quý trong năm 2002 nhằm
loại trừ tác động của mùa vụ.
Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 được thiết kế với hai mẫu:
một mẫu lớn (45000 hộ) với nội dung điều tra tập trung chủ yếu vào thu nhập
của hộ để đánh giá mức sống cho cấp TƯ, vùng và tỉnh; và một mẫu nhỏ hơn
(30000 phiếu) nhưng với đầy đủ các nội dung điều tra về thu nhập và chi tiêu
để đánh giá mức sống sâu hơn ở cấp TƯ và vùng.
Cụ thể như sau:
• Trong năm 2002 tổ chức điều tra đầy đủ tất cả các nội dung điều tra
trên mẫu quốc gia 30.000 hộ dân cư (gọi tắt là điều tra thu nhập và chi tiêu).
Mẫu này được chia thành 4 mẫu con, mỗi mẫu con gồm 7.500 hộ được điều
tra lần lượt vào tháng đầu của 4 quý trong năm 2002. Mẫu 30.000 hộ này sẽ
cho các ước lượng ở cấp toàn quốc và cấp vùng cho năm 2001-2002.
• Trong 6 tháng đầu năm 2002 tổ chức điều tra các nội dung trừ nội dung
chi tiêu (trong điều tra thu nhập và chi tiêu) của 45.000 hộ (gọi tắt là điều tra
thu nhập). Mẫu này được chia thành 2 mẫu con, mỗi mẫu con gồm 22.500 hộ
được điều tra lần lượt vào quý I và II năm 2002. Mẫu điều tra thu nhập
(45.000) kết hợp với 15.000 hộ của mẫu điều tra thu nhập và chi tiêu (30.000
hộ) được điều tra trong tháng đầu của quý I và II năm 2002 sẽ tạo thành một
mẫu 60.000 hộ cho phép đưa ra các ước lượng ở cấp toàn quốc, cấp vùng và
cấp tỉnh/thành phố cho năm 2001.
3. Đối tượng và đơn vị điều tra

Đối tượng điều tra gồm các hộ dân cư, các thành viên hộ dân cư và các
xã/phường. Đơn vị điều tra gồm từng hộ dân cư và từng xã/phường được
chọn điều tra.
4. Phạm vi điều tra
Phạm vi điều tra bao gồm các hộ dân cư và các xã/phường được chọn
điều tra của tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.
5. Nội dung chính phiếu phỏng vấn hộ VHLSS 2002
Phiếu phỏng vấn VHLSS 2002 bao gồm 9 mục
Mục 1. Danh sách thành viên hộ: Mục này liệt kê những người là thành viên
của hộ và những số liệu nhân khẩu học chính của họ. Các câu hỏi được hỏi
chủ hộ hoặc một số người trong hộ.
Mục 2. Giáo dục: Mục này thu thập những thông tin về trình độ học vấn.
Chuyên môn kỹ thuật và những chi phí cho giáo dục của các thành viên từ độ
tuổi nhà trẻ, mẫu giáo trở lên. Người trả lời gồm các thành viên trong hộ. Trẻ
em nhỏ do bố mẹ trả lời thay.
Mục 3. Lao động việc làm: Mục này thu thập một số thông tin cơ bản về tình
trạng việc làm của các thành viên hộ dân cư từ 10 tuổi trở lên trong 2 khoảng
thời gian: 7 ngày và 12 tháng qua. Từng thành viên từ 10 tuổi trở lên sẽ trả lời
cho mình.
Mục 4. Y tế: Mục này hỏi về tình hình sử dụng các dịch vụ y tế và các chi phí
cho những dịch vụ y tế tương ứng trong 12 tháng qua của tất cả các thành
viên hộ dân cư. Các thành viên tự trả lời cho bản thân mình, trừ các cháu nhỏ
sẽ do bố mẹ trả lời ngay.
Mục 5. Thu nhập: Mục này thu thập thông tin về thu nhập của hộ trong 12
tháng qua (tính từ thời điểm phỏng vấn) từ các nguồn:
- Thu của các thành viên làm công việc nhận tiền lương tiền công.
- Thu từ hoạt động tự làm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
- Thu từ hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của hộ;
- Thu nhập khác.

Người trả lời là người có thu nhập từ các nguồn trên và là người biết nhiều
nhất về các hoạt động kinh tế tự làm.
Mục 6. Chi tiêu: Mục này được thiết kế khác nhau cho 2 loại mẫu của cuộc
điều tra.
Đối với mẫu 30.000 hộ, mục này hỏi về các khoản chi tiêu cho ăn uống, kể cả
những sản phẩm tự sản xuất đã tiêu dùng cho nhu cầu ăn uống của hộ dân cư
(trong các dịp lễ tết và thường xuyên hàng ngày); chi tiêu dùng hàng không
phải lương thực, thực phẩm và chi khác của họ. Người trả lời là người biết
nhiều nhất về những khoản chi này.
Đối với mẫu 45.000 hộ, mục này chỉ hỏi một số khoản chi tiêu chính cho đời
sống của hộ làm cơ sở đánh giá đúng số liệu thu nhập của hộ. Những thông
tin này gồm: đánh giá của hộ về so sánh giữa thu nhập và chi tiêu cho đời
sống; chi tiêu bình quân 1 tháng cho ăn, uống, hút, kể cả tự túc, và tiêu dùng
một số mặt hàng thực phẩm chính trong 1 tháng qua.
Mục 7. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền: Mục này liệt kê tài sản cố định
dùng cho sản xuất và các đồ dùng lâu bền dùng cho sinh hoạt của hộ. Người
trả lời tốt nhất là chủ hộ và những người biết nhiều thông tin nhất về các loại
tài sản, đồ dùng này.
Mục 8. Nhà ở: Mục này xác định hiện trạng chỗ ở của hộ dân cư và tính các
chi phí cho nhà ở, bao gồm cả tiền thuê nhà). Các câu hỏi được hỏi chủ hộ
hoặc một số người biết nhiều thông tin nhất trong hộ.
Mục 9 Tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo: Mục này thu thập
những thông tin về tình hình được hưởng lợi của những hộ nghèo thông qua
chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như các chính sách đối với người
nghèo. Người trả lời là chủ hộ hoặc những thành viên biết nhiều thông tin
nhất của hộ.
II. Thực trạng về thu nhập hộ ở khu vực nông thôn
1. Mô tả dữ liệu
Từ bộ số liệu VHLSS_2002 ta tính được thu nhập của hộ dân cư bằng
tổng các khoản thu của hộ trừ đi chi phí sản xuất kinh doanh.

Từ bảng hỏi ta có được tổng thu được hình thành từ:
+ Trị giá học bổng, thưởng nhận được từ người đi học
+ Thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên
+ Thu từ cho thuê mướn đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
+ Tổng thu trồng trọt
+ Tổng thu chăn nuôi
+ Thu hoạt động dịch vụ nông nghiệp
+ Tổng thu lâm nghiệp
+ Tổng thu từ thuỷ sản
+ Tổng thu ngành nghề SXKD phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản,
chế biến
+ Thu khác tính vào thu nhập
Ta cũng có được chi phí sản xuất kinh doanh từ tệp số liệu:
+ Chi phí trồng trọt
+ Chi phí chăn nuôi
+ Chi phí hoạt động dịch vụ nông nghiệp
+Chi phí lâm nghiệp
+ Chi phí thuỷ sản
+ Chi phí SXKD ngành nghề phi nông lâm nghiệp, thuỷ sản, chế
biến
Từ bộ số liệu VHLSS_2002 chỉ xét riêng ở khu vực nông thôn sử dụng thống
kê mô tả ta có được bảng :
Bảng 1: Thu nhập trung bình của 1 hộ trong 1 tháng
Như vậy thu nhập trung bình 1 hộ 1 tháng ở khu vực nông thôn là 1764520.1
VNĐ.
Thu nhập trung bình của hộ ở khu vực nông thôn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, bằng cấp cao nhất của
chủ hộ, qui mô hộ, số người có việc làm của hộ, vùng cư trú của hộ dân cư,
tổng chi cho giáo dục và đào tạo và số giờ làm việc trung bình 1 ngày của hộ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình

Qua bộ số liệu VHLSS_2002 ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa một số
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.
2.1. Tuổi của chủ hộ
Bảng 2
Từ bảng mô trên cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là 47.14 tuổi.
Bảng 3 Phân tích tương quan giữa yếu tố thu nhập trung bình của hộ trong
1tháng
Từ bảng phân tích tương quan trên ta thấy hệ số Pearson chi-square của hai
yếu tố trên là -0.006, với giá trị Sig. là 0.239 nên giả thiết Ho về sự độc lập
của 2 biến này được chấp nhận.
Như vậy yếu tố tuổi của chủ hộ và thu nhập trung bình của hộ coi như
không có mối quan hệ tuyến tính.
2.2 Giới tính của chủ hộ
Bảng 4
Thu nhập trung bình ở nam giới là 1784288.4 VNĐ, ở nữ giới là 1687755.7
VNĐ.
Như vậy thu nhập trung bình 1 hộ 1 tháng với chủ hộ là nam giới cao
chủ hộ là hơn nữ.
Bảng 5
Với mức thống kê F = 9.729 cao, giá trị Sig. = 0.002 < 0.05, chỉ ra
rằng có sự khác biệt giữa 2 số trung bình, và biến giới tính và thu nhập trung
bình 1 hộ 1 tháng có mối liên hệ với nhau
2.3. Bàng cấp cao nhất của chủ hộ
Ta mô tả thu nhập trung bình của hộ mà chủ hộ được phân loại theo
bằng cấp cao nhất.
Bảng 6
Từ bảng 6 cho ta thấy chủ hộ có bằng cấp càng cao thi thu nhập trung
bình hộ càng lớn. Từ số liệu này nếu chủ hộ có bằng thạc sỹ thì thu nhập bình
quân 1 tháng của hộ là 3178083.3 VNĐ, nếu chủ hộ tốt nghiệp ĐH thì thu
nhập trung bình là 2547029.3 VNĐ và nếu chủ hộ không có bằng cấp gì thì

thu nhập trung bình của hộ là 1533632.6 VNĐ.
Bảng 7
Từ bảng phân tích ANOVA trên ta có được thống kê F = 38.749 và giá
trị Sig. = 0.000 < 0.05 nên có thể chỉ ra rằng có một sự khác biệt giữa các thu

×