Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
LỚP 6 VÀ LỚP 7’’
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học
lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong
đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế
nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô
giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.
Trong việc dạy học, dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi
mới thì việc sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học là một vấn đề cần
thiết, dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội có sử dụng đồ
dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao.
Phân môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong
nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá
khứ của tổ tiên. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự
hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa
của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn làm
sống dậy quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trên lớp ngoài việc cung cấp đầy
đủ những kiến thức cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lý, khéo léo các
phương tiện và đồ dùng dạy học mới tái hiện được sự việc đã qua.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về “Sử dụng các phương tiện
và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và
lớp 7”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh tích cực hơn trong
việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học.
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các tài liệu về “ Phương pháp dạy học lịch sử”.
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết
dạy.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 1 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu tài liệu về phương pháp sử dụng các phương tiện và đồ
dùng dạy học.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 6, lớp 7.
- Kiểm tra đánh giá bài làm và kết quả của học sinh để từ đó có điều
chỉnh và bổ sung hợp lý.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Sử dụng
các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử
lớp 6 và lớp 7”.
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 6D, 6E và 7A,
7C của trường Trung học cơ sở Hồng Thủy.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Như chúng ta đã biết, dạy học là một quá trình hoạt động nhận thức, con
đường nhận thức ngắn nhất thường đi theo con đường “từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” (Lê nin). Hay như
Tô Xuân Giáp từng nói: Trong các giác quan của con người thì:
Nếm: Lưu lại trong trí nhớ con người 0,1%
Sờ: Lưu lại trong trí nhớ con người 1,5%
Ngửi: Lưu lại trong trí nhớ con người 3,5%
Nghe: Lưu lại trong trí nhớ con người 11%
Nhìn: Lưu lại trong trí nhớ con người 83%
Theo số liệu khoa học của UNESCO: “Khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15%
thông tin, khi nhìn không ai nói gì học sinh chỉ nhớ 25%, khi nghe và nhìn học
sinh sẽ nhớ 65% thông tin”.
Đồ dùng dạy học nếu được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của
nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau, tai
nghe mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối
liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý,
quan sát, hứng thú. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng mức và bị lạm dụng thì
dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ
bản, chủ yếu và thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng.
Hoạt động nhận thức chủ động, tích cực của học sinh nhằm hình thành
biểu tượng lịch sử thông qua quá trình hoạt động dạy học. Có thể minh họa ở
sơ đồ sau của Trần Viết Lưu trong Luận án Tiến sĩ tâm lý sư phạm (năm1999).
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 2 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
Giáo viên
Tổ chức nhận thức nhằm làm nảy sinh
Nhu cầu nhận thức lịch sử
Học sinh
Chủ thể nhận thức
Tư liệu do giáo viên Tư liệu trong sách giáo khoa Tư liệu học sinh
trình bày Kênh chữ, kênh hình sưu tầm
Hình ảnh khái quát về sự kiện lịch sử,
.
Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng chủ thể của quá trình tạo biểu tượng
chính là học sinh, còn giáo viên là người tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử của
người học. Điều đó bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đáp
ứng được yêu cầu: “Dạy lịch sử cũng như dạy bất cứ cái gì đòi hỏi người thầy phải
khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi
chép rồi tả lại”.
Đặc biệt, trong hướng dạy học mới hiện nay, “hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho
học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của
mình bằng các “phương tiện và đồ dùng dạy học”. Chính vì thế mà “đồ dùng
dạy học” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học vì
nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức
đa dạng, phong phú.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở thực tiễn:
Trong điều kiện hiện nay, học sinh các trường trường trung học cở sở đã
sớm được tiếp cận với những tranh vẽ, ảnh màu, mô hình y như thật, thậm chí
được trực tiếp tiếp xúc với vật thật như cây đậu, cây lúa, con ếch và những hóa
chất… Tuy vậy, đối với môn Lịch sử học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều
phương tiện và đồ dùng dạy học khác nhau. Học sinh chỉ tiếp cận với những
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 3 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Phản ánh trong óc học sinh
H
ọ
c
s
i
n
h
m
ô
t
ả
,
t
r
ì
n
h
b
à
y
v
ề
s
ự
k
i
ệ
n
,
n
h
â
n
v
ậ
t
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
tấm bản đồ, những hình ảnh, những tư liệu ở sách giáo khoa, đồng thời ít được
giải thích kĩ nội dung, và cũng ít hấp dẫn. Như chúng ta biết, do lịch sử là hiện
thực quá khứ nên học sinh không được trực tiếp tiếp xúc với các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật, quá trình lịch sử. Mặt khác, do lịch sử là quá khứ gần hoặc xa
và nội dung của những thời đại xa xưa ấy lại có nhiều điều khác với thời đại
hiện nay, nên học sinh không dễ gì hình dung và cắt nghĩa được những gì đã
từng xảy ra trước kia. Để giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội
kiến thức đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên cần phải đổi
mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “lấy học sinh làm
trung tâm”. Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là
phương pháp sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học trong giảng dạy.
Từ thực tế cho thấy chuẩn bị đồ dùng dạy học, làm dụng cụ trực quan,
phương tiện thiết bị dạy học là công tác rất khó khăn, rất công phu và rất tốn
kém nhưng:
- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để đảm bảo tính trực quan.
- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng
dạy lịch sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Bởi vì, trong 10 chuẩn đánh
giá của Bộ giáo dục và đào tạo thì chuẩn thứ 6 “Sử dụng và kết hợp tốt các
phương tiện thiết bị dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp” được coi
như bốn chuẩn bắt buộc mà người giáo viên cần phải có để đạt một tiết dạy
tốt. Đó cũng chính là vấn đề mà mỗi người giáo viên nói chung và giáo viên
lịch sử nói riêng đã và đang quan tâm hiện nay.
2. Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở Hồng thủy
2.1. Về phía giáo viên
2.1.1. Ưu điểm
- Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các
đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy
học như: hình ảnh, bản đồ, phim đèn chiếu Đồng thời sử dụng các phương
tiện khá tinh tế, khéo léo và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp
trong dạy học lịch sử giúp học sinh khắc sâu, nhớ kĩ, tái hiện những kiến thức
đã học.
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và
các phương tiện dạy học khác để các em khám phá kiến thức về lịch sử.
- Điều hết sức đáng quý và thuận lợi cho giáo viên và học sinh là hiện
nay hầu hết tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 6 và lớp 7 đều được lấy
ra từ tư liệu lịch sử gốc. Vì vậy, giáo viên và học sinh đã dựa vào đó khai thác
dễ dàng hơn…. Đồng thời khi dạy giáo viên đã phóng to hình ở sách giáo khoa
hay tự làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng của mình.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 4 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Một số giáo viên tích cực tìm kiếm đồ dùng dạy học như lấy tài liệu,
hình ảnh cụ thể, sinh động ở trên mạng Internet về để đưa vào bài dạy góp phần
nâng cao chất lượng giờ dạy.
2.1.2. Hạn chế
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học
cho phù hợp với từng tiết dạy nên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm
giúp các em suy nghĩ chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Một bộ phận giáo viên
vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép”.
- Một số giáo viên khi dạy giáo án điện tử chưa đưa được nhiều hình ảnh
sinh động có liên quan trong mỗi bài học vào tiết dạy do chưa tích cực khai thác
các tư liệu, dữ liệu, hình ảnh từ phương tiện công nghệ thông tinđể gây hứng
thú cho học sinh.
- Một số giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học nhưng chưa khéo léo,
chưa khai thác triệt để. Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh có phương
hướng tiếp cận tranh, ảnh lịch sử đạt hiệu quả cao, chưa chú ý rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ bản đồ, trình bày diễn
biến trên lược đồ, phân tích các sự kiện và so sánh đánh giá các sự kiện lịch sử.
Trong một số bài dạy có vài hình ảnh minh họa thêm, giáo viên hướng dẫn học
sinh quan sát nhưng chưa nêu câu hỏi gợi mở để học sinh nhận xét, khai thác
kênh hình dễ dàng hơn.
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học một số giáo viên chưa chú ý đúng mức
đến việc phát triển tư duy, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. Khi sử dụng đồ
dùng, giáo viên chỉ nêu ra câu hỏi nhưng không hướng dẫn học sinh trả lời câu
hỏi đó như thế nào vì không có câu hỏi gợi mở vấn đề, hoặc một số tiết học
giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có
câu hỏi dành cho học sinh yếu, kém. Đồng thời, giáo viên chưa tạo điều kiện
cho các em tự quan sát, miêu tả và trình bày nội dung lịch sử thể hiện qua tranh
ảnh, lược đồ, thông qua đó mà ngôn ngữ sử học phát triển hơn. Từ những hạn
chế trên nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia
hoạt động, điều này làm cho học sinh dễ tự ti vào năng lực của mình và các em
sẽ cảm thấy chán nản về môn học.
- Các tư liệu thiết bị dạy học như một số tranh ảnh chưa được ghi rõ xuất
xứ, không chú thích nội dung nên khi sử dụng một số giáo viên gặp khó khăn
khi khai thác. Đồng thời, các loại bản đồ, lược đồ ở nhà trường còn ít, một số
bài không có lược đồ để hỗ trợ phục vụ cho bài dạy đạt hiệu quả cao như mong
muốn.
- Các phương tiện và đồ dùng dạy học chưa đảm bảo tính thẩm mỹ, tính
giáo dục nhưng giáo viên vẫn sử dụng. Một số giáo viên chưa tham khảo, sưu
tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh họa trên
lớp. Hoặc tài liệu nghiên cứu, phương tiện và đồ dùng dạy học ở trường chưa
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 5 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
nhiều, hiện vật khó sưu tầm, đồng thời khả năng về vẽ còn hạn chế. Do vậy,
giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc
lĩnh hội kiến thức.
- Một số giáo viên thỉnh thoảng vẫn không khai thác triệt để phương tiện
dạy học. Nếu bài dạy nào có đồ dùng (lược đồ, bảng phụ…) ở trường thì sử
dụng còn không thì “dạy chay”. Giáo viên không tự tìm kiếm, làm thêm để
phục vụ cho bài dạy. Hoặc các nguồn tri thức từ dụng cụ trực quan chưa thực sự
hấp dẫn đối với các em. Do đó không gây hứng thú học tập, không có khả năng
phát triển tư duy hay các kỹ năng khác như kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, phân tích
các sự kiện…
2.2. Về phía học sinh
2.2.1. Ưu điểm
- Đa số học sinh đều có những kĩ năng cơ bản trong việc khai thác các
nguồn tư liệu ở sách giáo khoa như: Hình ảnh, tư liệu (phần chữ nhỏ) và một
vài tư liệu ở sách bài tập, sưu tầm sách báo, những tranh ảnh liên quan đến bài
học mà các em đã đọc trước.
- Phần lớn học sinh biết quan sát hình ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần
nắm, biết tự mình rút ra nhận xét, đánh giá hay trình bày diễn biến khá trọn vẹn.
- Hầu hết học sinh đều tích cực thảo luận nhóm, trao đổi và bổ sung kiến
thức cho nhau nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Các em được giao những công việc cụ thể, đa số hoàn thành tốt và học tập một
cách độc lập, sáng tạo.
- Một số học sinh yếu kém cũng đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến
thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như: thảo luận nhóm, vấn
đáp, học sách giáo khoa, trình bày tóm tắt diễn biến, đọc và chỉ bản đồ. Các em
đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hoặc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Ở nhà nhiều học sinh cố gắng tự học theo nội dung mà giáo viên đã giao
cho các em; đồng thời các em cũng tích cực sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên
quan đến bài học.
2.2.2. Hạn chế
- Một số học sinh chưa có ý thức học, chưa có sự đam mê môn học, một
số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không học bài củ, không
làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên, việc ghi
nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… còn yếu.
- Phần lớn học sinh chỉ được tiếp cận với những tấm bản đồ, những hình
ảnh, những tư liệu ở sách giáo khoa, còn những tư liệu lịch sử khác học sinh rất
ít tiếp xúc và cũng không hề tìm kiếm để khai thác nó. Một số học sinh ngoài
việc làm bài tập và học ở nhà, các em không sưu tầm thêm sách báo, những
tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 6 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Học sinh chưa có khả năng rèn luyện kĩ năng quan sát và vận dụng
phương pháp mô tả, nhận xét, tường thuật, phân tích, đánh giá, so sánh sau khi
quan sát tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, mô hình… Một số kỹ năng như sử dụng
bản đồ, sử dụng tranh vẽ, lược đồ, kỹ năng thu thập số liệu qua sách tham khảo
ở một số học sinh còn hạn chế.
* Điều tra cụ thể:
Bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn lịch sử lớp 6D, lớp 6E, lớp 7A và
lớp 7B. Trong quá trình giảng dạy, với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình
hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết
dạy. Kết quả điều tra cụ thể:
Lớp SLHS
Giỏi Khá Yếu Kém
SL % SL % SL % SL %
6D 35 3 8,6 8 22,9 7 2,0 1 2,8
6E 35 4 11,4 6 17,1 8 11,4 1 2,8
7A 41 6 14,6 6 14,6 9 22,0 0 0
7C 40 7 17,5 5 12,5 7 15,5 1 2,5
Cộng 151 20 13,2 25 16,6 31 20,5 3 2,0
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC “SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG
TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 VÀ LỚP 7”
1. Đồ dùng và cách chọn đồ dùng
- Đồ dùng dạy học còn được gọi là thiết bị cần thiết cho bài dạy, mỗi môn
học có một loại đồ dùng riêng phù hợp với đặc trưng và nội dung của bài học.
Đối với môn Lịch sử do đặc trưng bộ môn này là tái hiện những gì đã diễn ra
trong quá khứ, nên mỗi đồ dùng đều có niên đại thời gian tương đối chính xác.
Tuy nhiên, các loại đồ dùng không phải dễ tìm, dễ thấy, có loại chỉ được trưng
bày trong viện bảo tàng nên chỉ được thấy nó qua tranh vẽ, có loại bằng mẫu vật
nhưng được mô phỏng bằng các chất liệu hiện đại để làm. Ví dụ, để diễn tả các
cuộc khởi nghĩa, kháng chiến với các trận đánh lớn, chỉ có thể được mô tả qua
các sơ đồ, lược đồ.
Ví dụ:
+ Khi dạy chương trình Lịch sử lớp 6 Tiết 19- Bài 17: Cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng (năm 40). Mục 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:
Chúng ta phải sử dụng lược đồ “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng” để trình bày
diễn biến. Đồng thời làm thêm lược đồ câm về cuộc khởi nghĩa này và gọi học
sinh lên trình bày trên lược đồ.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 7 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
+ Khi dạy chương trình Lịch sử lớp 7, Tiết 25- Bài 14 (Tiết 3) Cuộc
kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên (1287- 1288). Chúng ta
phải sử dụng lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông
Nguyên (1287- 1288). Đồng thời phải sử dụng “Lược đồ chiến thắng Bạch
Đằng” nếu không có bản đồ câm, buộc giáo viên phải vẽ để phục vụ cho tiết
dạy.
- Hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trong việc dạy học lịch sử do nhiều
yếu tố quyết định, như chất lượng của bài học, tranh ảnh lịch sử, phương pháp
sử dụng, kĩ năng và năng lực sư phạm của giáo viên. Chính vì vậy, người giáo
viên dạy lịch sử cần phải biết phân loại đồ dùng, phương tiện dạy học và có
phương pháp sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp.
2. Các loại đồ dùng, phương tiện dạy học và phương pháp sử dụng
2.1. Các loại đồ dùng dạy học
2.1. 1. Loại đồ dùng là vật có thật
2.1.1.1 Loại đồ dùng này rất hiếm, nên các hiện vật có niên đại lịch sử
càng xa thì sự sưu tầm hiện vật này càng khó khăn. Đó là các mẫu vật về thời
kỳ đồ đá: Rìu đá, dao đá, lưỡi cuốc đá …và những đồ trang sức bằng đá. Các
loại hiện vật bằng đồng như: Dao, lưỡi cày, lưỡi cuốc, mũi tên đồng và một số
đồ dùng sinh hoạt bằng đồng. Các hiện vật này ít khi giáo viên có thể sưu tầm
được. Tuy nhiên trong các bài lịch sử hiện đại cũng có thể sưu tầm được mặc dù
không phải là nhiều.
2.1.1.2. Phương pháp sử dụng:
- Khi giảng dạy loại hiện vật này giáo viên cần nêu rõ hiện vật được tìm
thấy ở địa phương nào, nó thuộc loại hiện vật gì và thời kỳ nào của lịch sử.
- Giáo viên đưa hiện vật đến từng bàn để học sinh trực tiếp quan sát mẫu
vật, tự tay cầm nắm các mẫu vật ấy để tự mình rút ra nhận xét, đánh giá.
Ví dụ: Khi dạy bài 11. Những chuyển biến về xã hội (Lịch sử 6)
Mục 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? Giáo
viên hướng dẫn học sinh quan sát hiện vật của thời kì văn hóa Đông Sơn (nếu
không có thì phóng to hình 31, 32, 33, 34 ở SGK). Sau đó đặt câu hỏi: Quan sát
những mũi dao găm, lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng, em thấy chúng có hình
dáng như thế nào? Dùng để làm gì? Qua đó em có nhận xét gì về kĩ thuật đúc
đồng thời kì này? Nó chứng tỏ điều gì? Sau khi học sinh quan sát, thảo luận
giáo viên kết luận: Những công cụ trên thuộc thời kì Đông Sơn được phát hiện
nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Công cụ có nhiều loại có thể là một
công cụ dùng để cắt, chặt, săn bắn cũng có thể là một thứ vũ khí. Đây là một
biểu hiện của sự phát triển cao trong kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn.
2.1.2. Loại đồ dùng là mẫu vật được mô phỏng lại
2.1.2.1. Do các hiện vật không được tự ý đem khỏi các viện bảo tàng lịch
sử hoặc một số hiện vật đã bị hư hỏng không thể di chuyển nên người ta đã tạo
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 8 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
ra các mô hình để thay thế các hiện vật đó. Loại mô hình này thường được chế
tạo bằng các chất liệu như: Gỗ, nhựa, đồ gốm rồi quét các loại sơn lên bề mặt
cho giống hiện vật thật.
2. 1.2.2. Phương pháp sử dụng:
- Khi dạy loại đồ dùng này, giáo viên cần cho học sinh biết rõ là những
hiện vật thật (qua tranh vẽ) em thấy hiện vật này có gì giống và khác nhau?.
- Học sinh sẽ rút ra kết luận sau khi quan sát và thảo luận.
Ví dụ: Khi dạy chương trình Lịch sử lớp 7, bài 15 “ Sự phát triển kinh tế
và văn hóa thời Trần”. Khi dạy mục I, ý 1- Tình hình kinh tế sau chiến tranh.
Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bức ảnh hình 35 sách giáo khoa “ Thạp gốm
hoa nâu” (thế kỉ XIII- XIV) và miêu tả hình dáng, hoa văn, giá trị sử dụng của
thạp. Sau đó giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá về trình độ sản
xuất và nghệ thuật làm đồ gốm của người xưa. Cuối cùng giáo viên kết luận:
Bức ảnh trong sách giáo khoa chụp lại chiếc thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII-
XIV) được lưu giữ tại Bảo tàng hiện vật Việt Nam. Thạp gốm sản xuất ra chủ
yếu phục vụ nhân dân trong nước chứ không bán ra nước ngoài. Nó không chỉ
có giá trị sử dụng mà về nghệ thuật cũng rất độc đáo, tạo nên một phong cách
rất Việt Nam và mang đậm nét nghệ thuật dân gian.
2.1. 3. Loại đồ dùng bằng tranh ảnh.
2.3.1.1.Tranh ảnh được sử dụng trong giờ giảng dạy lịch sử được coi là
kiểu đồ dùng minh họa về hiện vật và các di tích lịch sử văn hóa có nội dung
phù hợp với bài dạy được lưu lại. Thông thường trong sách giáo khoa mỗi lớp
được in sẵn, nên loại đồ vật này được coi là những hình có sẵn thông thường,
người giáo viên lịch sử phóng to hình này lên để phân tích cho học sinh dễ nhận
biết hơn. Loại đồ dùng này thường phóng to các mẫu vật tranh ảnh đơn giản.
Ngoài ra còn có một số tranh minh họa các di tích, di sản văn hóa được các
công ty thiết bị trường học phóng to bằng ảnh màu hoặc đen trắng.
2.3.1.2. Phương pháp sử dụng:
- Bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học
sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong
những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Như vậy, tư duy học
sinh sẽ dần phát triển. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh lịch sử,
giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể
một cách khoa học, có phân tích, giải thích để đi đến khái quát rút ra những kết
luận lịch sử. Chính vì vậy, dùng ngôn ngữ để phân tích, mô tả và đánh giá các
kênh hình này rất cần thiết đối với người giáo viên, có thể dùng câu hỏi gợi ý
hướng dẫn học sinh tự rút ra nhận xét, kết luận. Khi quan sát tranh ảnh yêu cầu
học sinh :
+ Đọc tên bức tranh, xác định xem bức tranh đó thể hiện gì? Ở đâu? Nói
lên điều gì?
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 9 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
+ Tường thuật lại diễn biến của sự kiện lịch sử.
+ Rút ra được nguyên nhân, ý nghĩa và bài học lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử lớp 7- Bài 22- Tiết 46: Sự suy yếu của nhà nước
phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI- XVIII). Khi dạy mục I, ý 2- phong trào khởi
nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI cần phải sử dụng lược đồ “Phong trào
nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI’’. Khi sử dụng, giáo viên giới thiệu khái
quát lược đồ, giải thích các kí hiệu; tiếp đó, hướng dẫn học sinh quan sát lược
đồ, kết hợp với sách giáo khoa để trao đổi một số câu hỏi:
Dựa vào lược đồ, em hãy chỉ rõ địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa của
nông dân. Cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân và Trần Cảo nổ ra ở đâu, địa bàn
hoạt động chủ yếu ở vùng nào? Em có nhận xét gì về các cuộc khởi nghĩa của
nông dân thế kỉ XVI?
Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên kết luận về phong trào khởi nghĩa của
nông dân đầu thế kỉ XVI, trong đó tập trung tường thuật hai cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu của Trần Tuân và Trần Cảo.
- Khi hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu, hình ảnh thì trước hết hướng
dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Thứ nhất, nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu.
+ Thứ hai, gợi ý cho học sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung
đó của tác giả trên tranh ảnh, chẳng hạn: Những nhân vật chính có mặt trong
tranh ảnh, họ là những ai? Thuộc từng lớp xã hội hoặc tổ chức chính trị xã hội
nào?; Cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả như thế nào?
+ Thứ ba, đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp học sinh đi sâu hơn vào nội
dung tranh ảnh: Từng nhân vật, trước hết là những nhân vật chính được thể hiện
ở tư thế như thế nào? Trong khung cảnh nào? Vào thời điểm lịch sử nào? Trang
phục của các nhân vật chính phản ánh điều gì?
- Để mở rộng phạm vi hiểu biết cũng là nhằm tăng cường rèn luyện khả
năng quan sát, kỹ năng nhận biết và mô tả cho học sinh chúng ta có thể nêu
thêm những gợi ý như : Ngoài những nhân vật tiêu biểu trong tranh ảnh còn có
những con người nào? Những con vật hay đồ vật gì nữa chúng làm cho bức
tranh ảnh có thêm ý nghĩa gì? Nếu là bức biếm họa hãy chỉ ra những nét vẽ có
tính biếm họa và ý nghĩa châm biếm.
+ Cuối cùng chúng ta nên có một câu hỏi phụ nhưng có ý nghĩa lớn là
phải tự xác định một thái độ trước sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Câu
hỏi có thể là: Cảm tưởng của học sinh khi quan sát bức tranh, ảnh?
Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được
rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh ngày càng
được nâng lên, tạo hứng thú học tập cho các em.
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử lớp 6, Bài 3- Xã hội nguyên thủy, mục 1- Con
người đã xuất hiện như thế nào? Giáo viên cần phải sử dụng hai bức tranh
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 10 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
“Cuộc sống của người nguyên thủy’’ và “Săn ngựa rừng” ở sách giáo khoa. Để
khai thác hiệu quả nội dung hai kênh hình này, trước hết giáo viên yêu cầu học
sinh quan sát hai bức tranh kết hợp với đọc phần kênh chữ trong sách giáo
khoa. Sau đó đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để học sinh trả lời:
+ Con người thời nguyên thủy thường sống ở đâu? Vì sao họ lại phải
sống trong những điều như vậy?
+ Họ đã có quần áo để mặc chưa?
+ Cảnh săn ngựa rừng nói lên điều gì?( về phương tiện săn bắn, số lượng
người đi săn và hiệu quả của việc săn ngựa…)
+ Qua hai bức tranh trên, các em hãy nêu nhận xét của mình về đời sống
của người nguyên thủy?
Sau khi học sinh trả lời và nêu nhận xét, giáo viên tiến hành miêu tả kết
hợp với phân tích khái quát, ngắn gọn để làm rõ cuộc sống bấp bênh của người
nguyên thủy.
2. 1.4. Loại đồ dùng là các bản đồ, sơ đồ, lược đồ
2.1.4.1. Các sơ đồ, bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa dùng để minh
họa, tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, các trận đánh lớn.
Nếu trong tiết dạy lịch sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu diễn biến
các trận đánh ấy ngay trong sách giáo khoa thì sẽ gặp một số trở ngại.Trước hết
là không tập trung được sự chú ý của cả lớp đối với việc tường thuật của giáo
viên. Bởi lẽ mỗi học sinh vừa lắng nghe giáo viên tường thuật vừa phải dò tìm
các chi tiết diễn ra qua bản đồ, lược đồ. Một vấn đề nữa là, học sinh vừa không
thể nghe giảng vừa tự tường thuật, vừa phải ghi bài. Chính vì vậy, việc sử dụng
loại đồ dùng dạy học phóng to các lược đồ, biểu đồ giúp học sinh tập trung hơn
về bài giảng sau khi nghiên cứu bài học. Quá trình theo dõi việc tường thuật
trên sơ đồ phóng to dễ nhận biết hơn về các địa điểm, khu vực diễn ra các trận
đánh. Thông qua việc sử dụng bản đồ lịch sử góp phần phát triển khả năng quan
sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố
thêm về kiến thức địa lý…
2.1.4.2. Phương pháp sử dụng:
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cơ sở, chúng ta thường sử
dụng bản đồ treo tường, bản đồ theo sách giáo khoa lịch sử, át lát giáo khoa lịch
sử, bản đồ câm. Song sử dụng như thế nào để phát huy hiệu quả của nó trong
dạy học lịch sử thì ít được chú ý. Loại đồ dùng này có thể dùng nhiều cách sử
dụng.
- Đối với các loại bản đồ treo tường in sẵn: Loại đồ dùng này thường
được cơ quan thiết bị trường học cấp sẵn về cho nhà trường. Khi lên lớp giáo
viên đưa ra sử dụng cần giới thiệu cụ thể các ký hiệu ghi trên bản đồ để học
sinh phân biệt rồi từ đó có thể tường thuật diễn biến. Đồng thời, tập cho các em
quan sát, đọc bản đồ, biết các chú giải, ký hiệu, vị trí, phương hướng của các
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 11 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
địa điểm trên bản đồ, biết phân tích, so sánh, giải thích và kết luận. Cũng có thể
giáo viên hướng dẫn giải thích các ký hiệu, yêu cầu học sinh tự mình thực hành.
Cả hai cách làm này đều giúp học sinh tiếp cận các sự kiện lịch sử một cách
thoải mái, hứng thú.
- Đối với loại bản đồ làm hay còn gọi là bản đồ trống (bản đồ câm),
không thể hiện đầy đủ các nội dung lịch sử được phản ánh trong sách giáo khoa
mà chỉ là những nét cơ bản về phạm vi lãnh thổ, một vài địa danh chính làm
nền, có tác dụng rất lớn trong việc tập trung sự chú ý của học sinh. Học sinh
hứng thú, tích cực học tập vì được tìm hiểu bài một cách sinh động, các sự kiện
được quan sát rõ ràng, dễ nhớ. Bản đồ câm còn có tác dụng trong việc kiểm tra
nhận thức lịch sử, qua đó góp phần phát triển năng lực tư duy và khả năng thực
hành cho học sinh. Đây là kiểu bản đồ, lược đồ không có ký hiệu diễn biến cho
trước, giáo viên thường tự thiết kế lấy mọi ký hiệu trên bản đồ, lược đồ sẽ xuất
hiện trong quá trình tường thuật diễn biến của cả trận đánh. Theo tôi khi sử
dụng loại bản đồ này giáo viên nên dùng các ký hiệu mô hình làm sẵn bằng bìa
cứng theo các mẫu đã quy ước (nếu là lớp học có bảng từ thì có thể thiết kế mô
hình và ký hiệu bằng loại sắt mỏng) trong quá trình tường thuật giáo viên dùng
các ký hiệu di động rồi dừng lại đính vào các điểm cần thiết của bản đồ. Sau bài
giảng, toàn bộ sự kiện diễn biến của trận đánh sẽ xuất hiện và nằm lại trên bản
đồ. Loại đồ dùng này có thể dùng nhiều lần vì nó có thể gỡ các mô hình, ký
hiệu ra khỏi sơ đồ một cách rõ ràng. Dùng kiểu bản đồ này, giáo viên có thể cho
học sinh tự củng cố bài học bằng cách tường thuật lại trận đánh mà giáo viên
vừa tường thuật xong. Như vậy, loại bản đồ này có tác dụng giúp cho bài giảng
hấp dẫn hơn, hứng thú hơn và nội dung khắc sâu hơn trong trí tưởng tượng của
học sinh.
Ví dụ: Khi dạy chương trình Lịch sử lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên; Tiết 25: Cuộc kháng chiến lần thứ hai
chống quân xâm lược Nguyên (năm 1285) giáo viên có thể sử dụng lược đồ
câm để trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
lần hai (1285).
- Trước khi trình bày diễn biến giáo viên lần lượt giới thiệu các ký hiệu
đã được chuẩn bị sẵn làm bằng các loại bìa cứng với màu sắc khác nhau theo
quy ước để học sinh tiện theo dõi: Màu xanh (đường tấn công của quân
Nguyên); Màu đỏ (đường tấn công của quân ta); Màu xanh pha trắng (đường rút
lui của quân Nguyên)
- Tường thuật diễn biến đến phần nào, giáo viên kết hợp dùng các ký hiệu
mũi tên màu xanh để chỉ đường tấn công của quân Nguyên gắn lên bản đồ,
dùng ký hiệu màu đỏ để chỉ mũi tấn công của ta, gắn lên bản đồ. Khi miêu tả về
cuộc rút lui của quân Tống, cần khéo léo sử dụng những mũi tên xanh pha trắng
gắn lên bản đồ.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 12 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
2.2. Các loại phương tiện dạy học
2.2.1. Sách giáo khoa
2.2.1.1. Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản dùng cho học sinh học tập;
đồng thời sách giáo khoa là “chỗ dựa đáng tin cậy” để người giáo viên xác định
kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ
học, là sự gợi ý để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng,
vừa phát huy tính tích cực của học sinh.
2.2.1.1. Phương pháp sử dụng:
- Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng: Trước khi soạn giáo án,
cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong sách giáo khoa, xác định kiến thức cơ
bản của bài để nhằm cung cấp cho học sinh về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ
năng. Sau đó đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó liên
quan với kiến thức của toàn bài. Song không nên dàn đều về mặt thời gian cũng
như khối lượng kiến thức của từng phần mà xác định phần nào lướt qua, phần
nào là trọng tâm.
- Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp: Trong giờ học,
học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu, so sánh với sách
giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh không ghi theo bài giảng của giáo viên mà
lại chép trong sách giáo khoa. Vì vậy, bài giảng của giáo viên không nên lặp lại
ngôn ngữ trong sách giáo khoa mà nên diễn đạt bằng lời của mình kết hợp hình
ảnh. Ví dụ, trong Bài 17: “ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng” (năm 40) của
chương trình Lịch sử lớp 6, ở mục 1 “Đất nước ta dưới ách đô hộ của nhà Hán”
Giáo viên vừa chỉ trên bản đồ vừa phân tích về ách đô hộ của nhà Hán. Từ đó
những kiến thức lịch sử mới được hình thành, đó chính là cơ sở để tư duy của
học sinh phát triển.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa khi học ở nhà: Vở ghi ở
trên lớp và sách giáo khoa là phương tiện, là nguốn kiến thức chủ yếu để học
sinh tự học ở nhà. Khi hướng dẫn học sinh học ở nhà theo sách giáo khoa lịch
sử nên hướng dẫn có trọng điểm. Yêu cầu học sinh đọc và nắm kiến thức cơ bản
của toàn bài, sau đó tóm tắt và tự trình bày lại theo yêu cầu của sách giáo khoa.
Ví dụ: Khi dạy bài 19 (Lịch sử 7), Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, mục I cần nêu rõ:
Ai lãnh đạo? Thời gian? Những chiến thắng lớn? Hoặc hướng dẫn các em từ
trong sách giáo khoa điền vào bảng sau:
Những người lãnh đạo Năm, tháng Chiến thắng lớn Ý nghĩa
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 13 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
Khi được giao những công việc cụ thể, các em sẽ phải hoàn thành và học
tập một cách độc lập, sáng tạo.
2.2.2. Máy vi tính:
2.2.2.1. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó máy tính
không chỉ là công cụ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Đây là một phương tiện hiện đại
phục vụ, hỗ trợ rất đắc lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Trong xu thế hiện nay, đa số giáo viên đều có máy vi tính, máy vi tính cá nhân
nối mạng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy và sử dụng khá thường
xuyên. Máy tính giúp giáo viên khai thác phong phú hơn tư liệu, dữ liệu, hình
ảnh và xây dựng các slide để trình chiếu trong các tiết dạy.
2.2.2.2. Phương pháp sử dụng:
- Để công nghệ thông tin thực sự là con đường ngắn nhất trong việc đổi
mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, người giáo viên cần phải nắm
chắc những kiến thức tối thiểu khi sử dụng máy tính, điều này giúp ích nhiều
cho giáo viên trong quá trình soạn bài và giảng bài.
- Giáo viên cần nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn soạn bài trên máy vi
tính bằng phần mềm Microsoft Word, Powerpoint. Thường xuyên cập nhật vào
diễn đàn tin học để bổ sung thêm những kiến thức, kĩ năng soạn giáo án hay.
- Tích cực sử dụng giáo án điện tử trong trong các tiết học, các tiết dự
giờ, thao giảng nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với các loại tranh ảnh
sinh động giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, dễ khắc sâu kiến thức hơn.
Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi người giáo viên phải có một vốn kiến
thức tin học chắc chắn. Biết sử dụng thành thạo các phần mềm, khai thác tài
liệu dạy học ở mạng Internet có hiệu quả….
2.2.3. Băng Video
2.2.3.1. Đây là loại phương tiện và thiết bị kỹ thuật hiện đại tạo cho học
sinh có những phương pháp học tập mới, biết quan sát nghe, nhìn, có khả năng
lĩnh hội kiến thức với chất lượng cao, tốc độ nhanh. Đặc biệt, trong xu thế
chung hiện nay đa số giáo viên đều dạy trên máy vi tính nên việc sử dụng băng
video hỗ trợ đắc lực cho bài dạy đạt hiệu quả cao.
2.2. 3.2. Phương pháp sử dụng:
Với loại phương tiện này người giáo viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
công phu: Phòng tối, ti vi, đầu video và cơ bản là phải hướng dẫn chỉ đạo tốt
học sinh mới lĩnh hội nắm chắc kiến thức. Khi giáo viên chiếu băng yêu cầu
học sinh chú ý theo dõi để sau đó rút ra nhận xét.
2.2.4. Vở bài tập giáo khoa
2.2.4.1. Đối với môn Lịch sử, bên cạnh vở bài tập truyền thống thì học
sinh cần phải có thêm vở bài tập giáo khoa. Đây là một trong những thiết bị dạy
học hỗ trợ đắc lực cho học sinh, đặc biệt những học sinh yếu kém nhằm củng cố
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 14 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
lại kiến thức cơ bản. Học Lịch sử không chỉ học thuộc các sự kiện cơ bản mà
học sinh còn phải hiểu và phải biết suy luận. Cho nên, cần có thêm vở bài tập
Lịch sử, đây là phương pháp tốt, phát huy tính tích cực của các em, giúp cho
việc học bộ môn có kết quả cao. Vở “Bài tập Lịch sử’’ giúp các em hiểu và trả
lời được các câu hỏi, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
2.2.4.2. Phương pháp sử dụng:
- Giáo viên cần đọc, nghiên cứu kĩ mỗi bài học trước khi soạn bài. Đặc
biệt phần bài tập nâng cao, giáo viên phải sưu tầm thêm tài liệu tham khảo để
phục vụ cho bài dạy.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em một số điều cần thiết khi sử dụng vở
bài tập: Yêu cầu các em phải đọc, nghiên cứu bài trước khi soạn nhưng không
được làm trước và lưu ý cho các em: Phần bài tập, là yêu cầu bắt buộc đối với
tất cả các em. Phần bài tập nâng cao, chủ yếu dành cho các em khá, giỏi yêu
thích bộ môn Lịch sử.
- Giáo viên có thể sử dụng vở bài tập trong quá trình truyền đạt bài mới
hoặc sử dụng trong củng cố bài học.
- Sau mỗi tiết dạy, ngoài phần củng cố, giáo viên cố gắng dành 2 phút để
hướng dẫn học sinh làm bài tập ở trong vở bài tập, lưu ý phần bài tập nâng cao.
- Đối với học sinh, trong khi làm bài tập các em cần phát huy tính tích
cực, tự chủ, thông minh, sáng tạo…nhớ lại những kiến thức trong lúc nghe
giảng để tự ôn lại sách giáo khoa và làm tốt câu hỏi - bài tập ở vở bài tập Lịch
sử.
V. ỨNG DỤNG CỤ THỂ TRONG BÀI GIẢNG
Sau đây là phương pháp sử dụng cụ thể các loại đồ dùng dạy học trong
một số bài ở các khối lớp mà tôi đã sử dụng:
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 6, TIẾT 11 - BÀI 10: “ NHỮNG CHUYỂN
BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ”
1. Mục tiêu bài học
1.1. Về kiến thức
Học sinh hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong đời sống của người nguyên thủy như: Sự cải tiến của công cụ sản
xuất, phát minh ra kĩ thuật luyện kim và sự xuất hiện của nghề nông trồng lúa
nước dẫn đến sự ra đời của xóm làng nông nghiệp.
1.2. Về tư tưởng
Giúp học sinh nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động và trân trọng
những thành tựu của người xưa.
1.3. Về kỹ năng
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 15 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
Nhận biết được những biến đổi về công cụ sản xuất và quan hệ của chúng
với các yếu tố khác, bồi dưỡng kỹ năng: so sánh, phân tích, mô tả, nhận xét,
liên hệ thực tế.
2. Đồ dùng dạy học
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
Các công cụ phục chế như tranh ảnh trong sách giáo khoa (Nếu không có,
phóng to các hình 28, 29, 30 sách giáo khoa).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học trong sách giáo khoa và soạn vào vở soạn.
- Nghiên cứu kĩ kênh hình ở sách giáo khoa.
- Sưu tầm những tư liệu hiện vật lịch sử liên quan đến bài học.
3. Cách sử dụng thiết bị đồ dùng trong bài
3.1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
Mục đích của phần này là giới thiệu cho học sinh các mẫu về công cụ sản
xuất ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc. Chính vì vậy, giáo viên cần có các mô hình,
mẫu vật, hiện vật về các loại rìu đá Hoa Lộc, rìu đá Phùng Nguyên và một số
mảnh gốm có hoa văn (như trong sách giáo khoa đã vẽ), các mẫu vật này được
chế tạo bằng nguyên liệu cải thiện như đúng với hình vẽ. Để học sinh hiểu đây
là hiện vật mô phỏng, giáo viên cần nói rõ các hiện vật này không phải là hiện
vật thật, có thể cho học sinh trực tiếp sờ hiện vật, rồi đặt ra câu hỏi:
- Theo các em đây có phải hiện vật thật không?
- So với loại hiện vật thật, loại hiện vật mô phỏng này có gì giống và
khác ?
- Thông qua các mô hình được mô phỏng lại trong sách giáo khoa em
thấy có những công cụ gì? Đồ dùng gì?
- So sách với các công cụ của thời trước em có nhận xét gì?
- Các công cụ, đồ dùng ấy đã phản ánh điều gì về những chuyển biến
trong việc chế tạo công cụ sản xuất của nhân dân ta?
Sau đó giáo viên mô tả lại và chốt ý: Rìu đá Hoa Lộc có vai được mài
nhẵn ở hai mặt, có hình dáng vuông vắn hoặc hình chữ nhật rất dễ cầm, tiện lợi
khi làm việc. So với rìu đá Hoa Lộc, rìu đá Phùng Nguyên có hình dáng nhỏ
hơn, cân xứng, được mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng và sắc. Điều đó chứng tỏ kĩ
thuật chế tác đá của người Phùng Nguyên đã phát triển cao hơn.
+ Đối với các hoa văn đồ gốm Hoa Lộc, chắc chắn khó có những hiện vật
cụ thể mà việc tái tạo mô hình không phải là đơn giản. Vì vậy, giáo viên có thể
vẽ tranh và phóng to các hiện vật này để học sinh có điều kiện quan sát rõ ràng
hơn và phân tích theo sự hướng dẫn của giáo viên. Sau khi học sinh xem tranh,
giáo viên đặt câu hỏi:
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 16 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm, đặc biệt là hoa văn vẽ
trên nền gốm? Những công cụ đó được các nhà khảo cổ tìm thấy ở đâu? Thời
gian xuất hiện?
Cuối mục 1, giáo viên có thể gợi ý để học sinh so sánh các công cụ lao
động ở hình 28, 29, 30 với những công cụ của thời kì trước (về loại hình công
cụ, kĩ thuật mài đá) và rút ra nhận xét:
- Loại hình công cụ rất phong phú, đa dạng. Nhiều chiếc rìu có vai hoặc
không có vai được mài nhẵn, bóng đẹp, mỏng và sắc…
- Kĩ thuật làm đồ gốm đã phát triển.
- Qua đó chứng tỏ công cụ sản xuất thời kì này đã đạt đến trình độ kĩ
thuật hoàn thiện và tinh xảo. Sự cải tiến này góp phần nâng cao năng suất lao
động làm chuyển biến đời sống của con người.
Chú ý: Khi sử dụng loại đồ dùng này trong tiết học, giáo viên cần cho
học sinh quan sát tỉ mỉ các hiện vật, tranh ảnh, sau đó mới yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm rồi rút ra nhận xét. Đề nghị học sinh khác bổ sung phần nhận xét của
bạn.
3.2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
Giáo viên có thể dùng một số các hiện vật bằng mảnh gốm cho học sinh
quan sát và đặt câu hỏi: Đồ gốm làm bằng nguyên liệu nào?
Đồ gốm thường thấy là những dụng cụ gì? Để làm ra các loại dụng cụ bằng sắt,
người xưa đã dùng nguyên liệu gì để làm khuôn? (Bằng đất sét)
Học sinh rút ra kết luận: Cơ sở của phát minh ra thuật luyện kim chính là
từ kinh nghiệm của nghề làm gốm.
Kết quả đạt được:
Đối với lớp không sử dụng đồ dùng
dạy học
Đối với lớp sử dụng đồ dựng dạy
học
Số học sinh đạt tỉ lệ trắc nghiệm:
45% (lớp 6a)
32% (lớp 6c)
Số học sinh đạt tỉ lệ trắc nghiệm:
85 % (lớp 6d)
72 % (lớp 6e)
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7, TIẾT 15 VÀ 16 - BÀI 11: “ CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỔNG ( 1075 - 1077)”
1. Mục tiêu bài học
1.1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là
nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính
và xã hội trong nước.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 17 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Hiểu được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống giai đoạn I (1075
-1076) của Lý Thường Kiệt là hình thức tự vệ chính đáng. Đặc biệt nắm được
cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn II và chiến thắng to lớn của quân dân
Đại Việt.
1.2. Tư tưởng
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ
xâm lược.
1.3. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ khi tường thuật các trận đánh.
2. Thiết bị sử dụng đồ dùng
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ về cuộc tiến công của quân Tống vào nước ta lần thứ I và II.
- Lược đồ về cuộc tấn công trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Tư liệu về Lý Thường Kiệt.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu bài, soạn bài vào vở soạn.
- Trình bày diễn biến theo lược đồ ở sách giáo khoa.
- Tìm tư liệu về Lý Thường Kiệt.
3. Các thao tác sử dụng đồ dùng trong tiết học
Xuất phát từ mục tiêu của bài học giáo viên cần sử dụng hợp lý các đồ
dùng trong các mục như sau:
Tiết 15 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -
1077) Mục I . Giai đoạn thứ nhất (1075)
Trong mục I, ý 2- Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: Giáo viên treo Lược
đồ “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống” dưới thời Lý, khi miêu tả
việc Lý Thường Kiệt đem quân sang tận đất Tống vùng gần biên giới Đại Việt
và sau đó tấn công vào thành Ung Châu. Giáo viên dùng bản đồ chỉ rõ cho học
sinh thấy được các vị trí tấn công của ta: Đường bộ, đường thủy và trình bày
gọn, rõ để học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Đồng thời, giáo viên cung cấp thêm
kiến thức cho các em qua việc tạo biểu tượng nhân vật Lý Thường Kiệt.
Tiết 16 – Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -
1077) Mục II. Giai đoạn thứ II (1076 - 1077)
Trong mục II: 1. Kháng chiến bùng nổ.
Giáo viên dùng bản đồ treo tường (Kháng chiến lần thứ hai chống xâm
lược Tống).
- Giải thích các ký hiệu trên bản đồ.
- Cho học sinh tự tường thuật sau khi tự nghiên cứu bài và được giáo viên
hướng dẫn.
- Đặt câu hỏi nhận xét về cách tường thuật của học sinh.
Trong mục II: 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 18 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
- Để thay đổi đồng hình giáo viên sử dụng lược đồ tự tạo không có các ký
hiệu (bản đồ câm).
- Trước khi trình bày diễn biến giáo viên lần lượt giới thiệu các ký hiệu
đã được chuẩn bị sẵn làm bằng các loại bìa cứng với màu sắc khác nhau theo
quy ước để học sinh tiện theo dõi: Màu xanh (đường tấn công của quân Tống);
Màu đỏ (đường tấn công của quân ta); Màu xanh pha trắng (đường rút lui của
quân Tống)
- Tường thuật diễn biến đến phần nào, giáo viên kết hợp dùng các ký hiệu
mũi tên màu xanh để chỉ đường tấn công của quân Tống, gắn lên bản đồ, dùng
ký hiệu màu đỏ để chỉ mũi tấn công của ta, gắn lên bản đồ. Khi miêu tả về cuộc
rút lui của quân Tống, cần khéo léo sử dụng những mũi tên xanh pha trắng gắn
lên bản đồ.
- Kết thúc phần tường thuật, giáo viên đặt câu hỏi học sinh nhận xét.
- Nếu có thời gian cho học sinh tập lại.
- Cuối phần bài học giáo viên cho học sinh làm bài tập qua phần bảng
phụ và bài tập trắc nghiệm vào giấy để học sinh cũng cố lại bài học.
VI. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Mặc dù thời gian rất hạn chế song tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
này vào các tiết dạy và đạt được kết quả tương đối khả quan. Trước hết, bản
thân tôi nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình
sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo phương pháp đổi mới. Học sinh
có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết,
đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và
phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng và học sinh yêu thích
môn học hơn. Như vậy, với các biện pháp và cách sử dụng về các loại đồ dùng
dạy học như đã nêu trên, tôi thấy kết quả của môn lịch sử thực sự tăng lên rõ
rệt. Đại bộ phận học sinh đã biết quan sát tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ… để rút
ra kiến thức cần nắm. Giờ học thu hút được 100% học sinh tập trung say mê về
môn lịch sử. Chất lượng bài kiểm tra ở môn học trong tháng 11, tháng 12 và
tháng 01 tăng. Học sinh đạt điểm khá, giỏi nhiều, học sinh yếu kém giảm đáng
kể.
* Kết quả: Qua học kì I, những lớp mà tôi đảm nhận đã đạt được kết quả
khả quan, cụ thể là:
Lớp SLHS
Giỏi Khá Yếu Kém
SL % SL % SL % SL %
6D 35 8 22,9 17 48,6 2 5,7 0 0
6E 35 8 22,9 18 51,4 1 2,9 0 0
7A 41 9 22,0 20 48,8 1 2,4 0 0
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 19 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
7C 40 11 27,5 20 50,0 2 5,0 0 0
Cộng 151 36 23,8 75 49,7 6 4,0 0 0
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trên lớp bản thân tôi đã rút
ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên dạy môn Lịch sử phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới
trong phương pháp dạy học. Biết vận dụng, sử dụng các phương tiện và đồ
dùng dạy học với các phương pháp dạy học khác như: Nêu vấn đề, mô tả, hệ
thống thao tác sư phạm khi lên lớp…cho nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao.
Đồng thời góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi tiết
học.
2. Phải có phương pháp thích hợp đối với mỗi loại đồ dùng dạy học. Có
kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm, trong việc thiết kế các đồ dùng dạy học
đẹp, chính xác, phù hợp với nội dung bài dạy. Không nên dùng quá nhiều đồ
dùng dạy học cho một tiết dạy.
3. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự
chú ý của học sinh. Các phương tiện trực quan sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ
lâu và tiếp thu nhanh nội dung bài học. Cho nên, trong qúa trình giảng dạy,
song song với việc sử dụng đồ dùng dạy học, ngôn ngữ nói phải truyền cảm, lôi
cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, đặc biệt chú ý hệ thống câu hỏi gợi
mở trong khi học sinh quan sát để nhận xét.
4. Người giáo viên lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ lược đồ, hình
ảnh một cách khoa học và chính xác. Đồng thời khi sử dụng đồ dùng dạy học
phải đảm bảo tính trực quan, rõ ràng, thẩm mỹ. Cần chú ý đến quy luật nhận
thức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh không nên sử dụng cụ trực quan quá cũ
nát, các hình vẽ cẩu thả…
5. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận
nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí
thoải mái, nhẹ nhàng để đạt hiệu quả tối đa.
6. Nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan du lịch các di tích, bảo
tàng lịch sử. Mỗi giáo viên cần phải tham khảo, sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu
lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh họa trên lớp.
7. Đối với học sinh: Ngoài việc học bài, làm bài tập ở nhà, học sinh cần
thường xuyên sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến mỗi bài học ở tivi,
sách báo…
C. KẾT LUẬN
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 20 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
Tóm lại: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học trong dạy học
Lịch sử lớp 6 và lớp 7” được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đem lại kết quả học
tập cao nhất cho học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Bằng những dụng cụ trực quan sinh động, giáo viên sử dụng phương pháp tốt
nhất giúp học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức, phát huy được vai trò chủ thể
của học sinh trong quá trình học tập.
Những phương tiện dạy học khi sử dụng trong giảng dạy cần phải có sự
lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh, đặc biệt là những dụng cụ trực quan tạo ấn tượng, giúp học sinh khắc
sâu, nhớ kỹ, tái hiện lại những kiến thức đã học.
Về phương pháp sử dụng: giáo viên phải sử dụng tinh tế, khéo léo, phải
đảm bảo tính trực quan, vừa đảm bảo tính khoa học. Điều đáng lưu ý là dụng cụ
trực quan dù sinh động đến đâu cũng không thể giúp học sinh học tốt nếu thiếu
sự chỉ đạo tận tình của giáo viên bộ môn. Vậy, với cương vị là người chỉ đạo,
hướng dẫn, người giáo viên phải luôn tác động ý thức học tập của các em, phải
khơi dậy trong các em sự tìm tòi, ham hiểu biết, sẵn sàng khám phá khoa học.
Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức lao động sáng tạo, ý thức tinh
thần trách nhiệm cao của mỗi một giáo viên. Cho nên, người giáo viên phải
nắm vững lý luận, rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên.
Vì thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi
chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình qua sáng “Sử dụng các phương tiện
và đồ dùng dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 6 và lớp 7”, nhằm góp phần vào
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với sáng kiến kinh nghiệm này,
tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường
Trung học cơ sở Hồng Thủy nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường
bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả
cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt
được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút
kinh nghiệm khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
D. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Thực ra hiện nay trong nhà trường đã được cấp rất nhiều thiết bị dạy
học, đặc biệt là cho các lớp 6 và lớp 7. Tuy vậy, đối với môn Lịch sử thì các đồ
dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này
theo tôi cần có những yêu cầu sau :
- Các cơ quan thiết bị trường học cần có tranh ảnh về các di tích lịch sử
và di sản văn hóa, chân dung các nhân vật lịch sử có công với cách mạng hoặc
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 21 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
các bản đồ treo tường, lược đồ trận đánh để cấp về cho nhà trường, giúp giáo
viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các đồ dùng dạy học.
- Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và
cách giảng dạy bộ môn Lịch sử.
- Nhà trường cần tạo điều kiện và chi trả hợp lý về chi phí khi giáo viên
tự thiết kế các đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức lịch sử địa phương và giới thiệu
các mô hình tổ chức dạy học tốt.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy ở tất cả các môn
học, trong đó có môn Lịch sử.
- Cần xây dựng phòng học bộ môn trong đó có nhiều tư liệu về di tích
lịch sử, học sinh chỉ cần qua phòng học bộ môn có thể tham quan các di tích
lịch sử nổi tiếng của đất nước và thế giới.
- Cần cung cấp thêm máy vi tính, Băng Video, các loại đồ dùng dạy học
như bản đồ, lược đồ các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến ở các khối, lớp và băng
tư liệu về các bài học có liên quan để mỗi tiết dạy giáo viên có thể đưa vào sử
dụng trong mỗi bài dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn
Lịch sử, những hiểu biết và kinh nghiệm đó chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và bạn đồng
nghiệp!
Cuối cùng chẳng có gì hơn, xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và
học sinh Trường trung học sơ sở Hồng Thủy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này. Chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu
để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp./.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 22 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 6 và lớp 7”
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
II. PHAM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
III. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG THỦY
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ TRONG “SỬ DỤNG CÁC
PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DỰNG DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ LỚP 6 VÀ LỚP 7”
V. ỨNG DỤNG CỤ THỂ TRONG BÀI GIẢNG
VI. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ
TÀI ( SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM)
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
C. KẾT LUẬN
D. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường
Hồng Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Người viết
Hoàng Thị Hiền
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền - 23 - Trường THCS Hồng Thủy
Năm học: 2009-2010