Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

đánh giá hiệu quả mô hình -điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone- tại thành phố hải phòng và thành phố hồ chí minh (2009- 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y




HOÀNG ĐÌNH CẢNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
“ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG THUỐC METHADONE” TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 - 2011)


Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64


LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC





Hà Nội – 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y






HOÀNG ĐÌNH CẢNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
“ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG THUỐC METHADONE” TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 - 2011)

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Nguyễn Thanh Long
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng




Hà Nội – 2014

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp này, em xin được chân thành cảm ơn
Ban Giám đốc Học viện quân y, Bộ môn Tổ chức chỉ huy quân y, phòng Sau
đại học Học viện quân y và các phòng, ban chức năng của Học viện trong
suốt thời gian qua đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp em học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Với tấm lòng biết ơn và kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến GS.TS.Nguyễn Thanh Long, PGS.TS.Nguyễn Văn
Hưng, những người thầy mẫu mực, tận tâm đã dành thời gian dạy dỗ, hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận án.
Em xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy, cô trong các hội
đồng đã quan tâm, dành thời gian nghiên cứu luận án và có nhiều góp ý hết
sức sâu sắc, khoa học và thiết thực giúp em hoàn thiện luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
thành phố Hải Phòng, Văn phòng thường trực phòng chống AIDS Thành phố
Hồ Chí Minh và các cơ sở điều trị Methadone của 6 quận, huyện thuộc hai
thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành nghiên cứu. Em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí lãnh đạo và cán bộ nhân viên Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế và các đồng nghiệp ở các trường đại học,
các viện nghiên cứu đã luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, động viên em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Vợ, các con và người
thân trong gia đình nội, ngoại, bạn bè đã luôn luôn quan tâm, chia sẻ, động
viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
án.
Hoàng Đình Cảnh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả mô hình
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009-2011)” là của
riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Tác giả luận án







MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

3
1.1. Một số khái niệm và phân loại ma túy
3
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa
3
1.1.2. Phân loại ma túy
4
1.2. Tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt
Nam
5
1.2.1. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
5
1.2.2. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
9
1.2.3. Tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hồ
Chí Minh và thành phố Hải Phòng

13
1.3. Các phương pháp điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy
15
1.3.1. Điều trị hỗ trợ cắt cơn, giải độc
15
1.3.2. Điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện
16
1.4. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone
20
1.4.1. Methadone là thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
20
1.4.2. Tình hình triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone ở một số quốc gia trên thế giới

23
1.4.3. Hiệu quả của điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên thế
giới.
28
1.4.4. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Việt Nam
32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2.1. Đối tượng, chất liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
34
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu
35
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
36
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
36
2.2. Phương pháp nghiên cứu
36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
36
2.2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
37
2.2.3. Nghiên cứu can thiệp
40
2.3. Tổ chức nghiên cứu
49
2.3.1. Tổ chức thực hiện
49

2.3.2. Lực lượng tham gia
49
2.4. Các biện pháp khống chế sai số
50
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
50
2.6. Đạo đức nghiên cứu
51
2.7. Hạn chế của nghiên cứu
51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
53
3.1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến sức
khỏe, xã hội của người nghiện ma tuý trước khi tham gia mô hình
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009).
53
3.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu, xã hội, việc làm của đối tượng
nghiên cứu
53
3.1.2. Thực trạng sử dụng ma túy trước khi tham gia điều trị
Methadone
55
3.1.3. Kết quả xét nghiệm trước khi điều trị Methadone
59
3.1.4. Hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV của bệnh nhân
60
3.1.5. Hành vi vi phạm pháp luật trước khi điều trị Methadone
61
3.1.6. Vấn đề sức khỏe của bệnh nhân trước khi điều trị Methadone

61
3.1.7. Tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế - xã hội trước khi tham gia điều
trị Methadone
63
3.1.8. Phân tích một số mối liên quan
64
3.2. Hiệu quả mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố
Hải Phòng (giai đoạn 2009-2011)
65

3.2.1. Tình trạng bệnh nhân tham gia nghiên cứu sau 12 tháng và 24
tháng
65
3.2.2. Đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân trong quá trình
điều trị Methadone
65
3.2.3. Sự chấp nhận mô hình điều trị Methadone
70
3.2.4. Hiệu quả đạt được về giảm sử dụng ma túy, giảm hành vi nguy
cơ và nhiễm HIV, nhiễm vi rút viêm gan B, nhiễm vi rút viêm
gan C của bệnh nhân điều trị Methadone
71
3.2.5. Hiệu quả đạt được về sức khỏe và xã hội của bệnh nhân
75
3.2.6. Chi phí điều trị Methadone
79
3.2.7. Đánh giá về việc triển khai mô hình điều trị Methadone
81
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

84
4.1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến sức
khỏe, xã hội của người nghiện ma tuý trước khi tham gia mô hình
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009).
84
4.1.1. Tình hình chung của hai thành phố
84
4.1.2. Thực trạng sử dụng ma túy của bệnh nhân trước khi tham gia
mô hình điều trị Methadone
87
4.1.3. Thực trạng tái nghiện ma túy của bệnh nhân
90
4.1.4. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trước khi tham gia mô hình
điều trị Methadone
93
4.1.5. Hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV của bệnh nhân trước khi
tham gia mô hình điều trị Methadone
95
4.1.6. Hành vi vi phạm pháp luật của bệnh nhân trước khi tham gia
mô hình điều trị Methadone
96
4.1.7. Tình trạng việc làm của bệnh nhân trước khi tham gia mô hình
điều trị Methadone
97
4.1.8. Thực trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi tham gia mô hình
điều trị Methadone
98
4.1.9. Thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế trước khi tham gia
mô hình điều trị Methadone

99
4.2. Hiệu quả mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone (giai đoạn 2009-2011)
100
4.2.1. Tình hình bệnh nhân tham gia nghiên cứu sau 12 tháng và 24
tháng.
100
4.2.2. Hiệu quả của mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone
101
4.3. Tính khả thi và bền vững của mô hình điều trị nghiện các chất
dạng huốc phiện bằng thuốc Methadone tại Việt Nam
116
KẾT LUẬN
119
KIẾN NGHỊ
121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)

ARV
Antiretroviral (Thuốc kháng vi rút)
ATS
Amphetamine Type Stimulant (các chất kích thích thần
kinh nhóm Amphetamine, còn gọi là Ma túy tổng hợp)
BN
BKT
BCS
CDTP
Bệnh nhân
Bơm kim tiêm
Bao cao su
Chất dạng thuốc phiện
CSĐT
CSHQ
CTGTH
DVYT
DVXH
ĐT
ĐTNC
Cơ sở điều trị
Chỉ số hiệu quả
Can thiệp giảm tác hại
Dịch vụ y tế
Dịch vụ xã hội
Điều trị
Đối tượng nghiên cứu
FDA
Food and Drug Administration (Cục Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ)

HBV
Hepatitis B virus (Vi rút gây bệnh viêm gan B)
HCV
Hepatitis C virus (Vi rút gây bệnh viêm gan C)
HIV
Human immunodeficiency virus: (Vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
IBBS
Integrated Biological and Behavioral Surveillance
(Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học)
LĐ-TB&XH
Lao động - Thương binh và xã hội
MMT
Methadone Maintenance Therapy (Điều trị duy trì
bằng Methadone)
QHTD
Quan hệ tình dục
PNBD
Phụ nữ bán dâm
PTTH
Phổ thông trung học
STI
Sexually Transmitted Infection (Nhiễm trùng lây
qua đường tình dục)
TCMT
Tiêm chích ma tuý
THCS
Trung học cơ sở
TNHH
TP

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
UNAIDS
The Joint United Nations Programme on
HIV/AIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hợp
Quốc về HIV/ AIDS)
UNODC
United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ
quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên
Hợp Quốc)
VCT
Voluntary Counseling and Testing (Tư vấn xét
nghiệm tự nguyện)
WHO
XN
World health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Xét nghiệm









Bảng

DANH MỤC CÁC BẢNG


Tên bảng



Trang

3.1
Đặc điểm về giới tính và tuổi
53
3.2
Đặc điểm về hôn nhân và học vấn
54
3.3
Tình trạng việc làm, thu nhập
54
3.4
Tuổi sử dụng ma tuý lần đầu
55
3.5
Thời gian sử dụng ma tuý
55
3.6
Loại ma tuý thường sử dụng
56
3.7
Cách thức sử dụng ma túy
56
3.8
Tỷ lệ bệnh nhân đã từng tham gia cai nghiện ma tuý
57

3.9
Thời gian bệnh nhân tái nghiện sau khi cai nghiện
57
3.10
Lý do tái nghiện ma tuý
58
3.11
Tỷ lệ bệnh nhân đã bị sốc do sử dụng ma tuý quá liều
58
3.12
Kết quả xét nghiệm chất ma túy trong nước tiểu
59
3.13
Tình trạng nhiễm HIV ở bệnh nhân trước điều trị Methadone
59
3.14
Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C trước điều
trị Methadone
59
3.15
Hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm
60
3.16
Quan hệ tình dục trong vòng một tháng qua
60
3.17
Tình trạng vi phạm pháp luật
61
3.18
Vấn đề về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân

61
3.19
Bệnh nhân tự đánh giá về chất lượng cuộc sống
62
3.20
Bệnh nhân tự đánh giá về mức độ hài lòng đối với sức khỏe
62
3.21
Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế
63
3.22
Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội
63
3.23
Mối liên quan giữa tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim
tiêm với tình trạng nhiễm HIV
64


Bảng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng



Trang

3.24

Mối liên quan giữa tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim
tiêm với tình trạng nhiễm viêm gan C
64
3.25
Tình trạng bệnh nhân tham gia nghiên cứu
65
3.26
Tỷ lệ bệnh nhân dùng chung bơm kim tiêm trước và sau điều
trị Methadone
72
3.27
Tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân điều trị Methadone
74
3.28
Tình trạng nhiễm viêm gan B, viêm gan C của bệnh nhân
trước và sau điều trị Methadone
74
3.29
Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực gia
đình trước và sau điều trị Methadone
75
3.30
Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ
trợ xã hội trước và sau điều trị Methadone
79
4.1
Số bệnh nhân đang điều trị Methadone tại các tỉnh/thành phố
tính đến 30/11/2012
117











DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1
Số ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong (1990-2013)
12
1.2
Tình hình sử dụng ma tuý trước và sau điều trị thay thế bằng
thuốc Methadone
29
1.3
Theo dõi tỷ lệ nhiễm HIV của hai nhóm nghiên cứu
30
3.1
Mức độ hài lòng của bệnh nhân về các bước trong quy trình
điều trị Methadone

66
3.2
Tỷ lệ bệnh nhân dương tính với ma tuý khi xét nghiệm nước
tiểu
71
3.3
Tỷ lệ bệnh nhân có tiêm chích ma tuý
72
3.4
Tỷ lệ bệnh nhân có quan hệ tình dục
73
3.5
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với gái bán dâm
73
3.6
Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm
76
3.7
Tỷ lệ bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần
77
3.8
Tỷ lệ bệnh nhân tự đánh giá có chất lượng cuộc sống tốt
77
3.9
Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với sức khoẻ
78
3.10
Chi phí điều trị ngày/người của từng cơ sở
79

3.11
Chi phí trung bình ngày/người theo thời gian
80
3.12
Cấu trúc tổng chi phí của 6 cơ sở điều trị Methadone trong
thời gian 1 năm đầu
80



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1
Bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới năm 2008
6
2.1
Sơ đồ nghiên cứu can thiệp
37
2.2
Sơ đồ các bước triển khai nghiên cứu can thiệp
41


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên
Hợp Quốc năm 2011, có khoảng 3,6% - 6,9% dân số thế giới, tương đương
với 167 - 315 triệu người đang sử dụng ma túy [118]. Vấn nạn ma túy đã và
đang ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, gia đình, trật tự an toàn xã hội và
là nguyên nhân chính gây lây truyền đại dịch HIV/AIDS ở nhiều quốc gia trên
thế giới.
Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực rất lớn trong công tác
phòng, chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS và đã thu được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện ma túy vẫn
là thách thức lớn của nhiều quốc gia. Những tiến bộ của khoa học đã giải mã
được cơ chế của nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, cần điều trị lâu dài.
Một trong những giải pháp điều trị được nhiều nước áp dụng đó là điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Vào những năm đầu của thập kỷ 80, khi HIV xuất hiện và lây lan thành
đại dịch, đồng thời tình trạng tội phạm ma tuý gia tăng, gánh nặng bệnh tật và
tử vong liên quan đến ma tuý và HIV/AIDS là những thách thức lớn của các
nước. Tháng 3 năm 1985, tại Hội nghị về chống lạm dụng ma túy ở Úc, điều
trị Methadone đã được các nước lựa chọn với mục tiêu là điều trị lâu dài cho
người nghiện chất dạng thuốc phiện, đồng thời mục đích quan trọng khác là
dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu.
Trên thế giới, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone đã được triển khai tại Canada từ năm 1959 và đến nay đã
được mở rộng ra gần 80 quốc gia. Một số nước triển khai chương trình điều
trị bằng Methadone rất hiệu quả như: tại Mỹ, đến năm 2010 đã có hơn 267
nghìn người được điều trị Methadone; tại Úc, liệu pháp Methadone triển khai
2


từ năm 1969, đến nay đã có 35.850 người được điều trị; tại châu Á, liệu pháp
Methadone đã được thực hiện ở nhiều nước; Trung Quốc triển khai từ năm
2004, tính đến cuối năm 2010 đã có 140.000 người tham gia điều trị; Hồng
Kông triển khai từ năm 1974, với độ bao phủ khoảng 95% người sử dụng ma
túy, Chính phủ Hồng Kông đánh giá chương trình này là một trong những
chương trình dự phòng HIV liên quan đến sử dụng ma tuý thành công nhất.
Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy rõ hiệu quả của điều trị thay
thế bằng thuốc Methadone trong dự phòng lây nhiễm HIV, giảm sử dụng ma
tuý bất hợp pháp, giảm tội phạm, bạo lực gia đình và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người nghiện.
Tại Việt Nam, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đã được Viện
Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai triển khai thí điểm từ 1996 đến
2002, từ những kết quả thu được ban đầu, năm 2008 Chính phủ đã giao Bộ Y
tế triển khai thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng. Để
đánh giá hiệu quả mô hình điều trị Methadone, cung cấp các bằng chứng khoa
học cho các nhà hoạch định chính sách và các tỉnh, thành phố triển khai công
tác điều trị bằng thuốc Methadone, đề tài luận án: “Đánh giá hiệu quả mô
hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009-2011)” nhằm các
mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến sức
khỏe, xã hội của người nghiện ma tuý trước khi tham gia mô hình điều trị
thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại
thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009).
2. Đánh giá hiệu quả mô hình “Điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải
Phòng, giai đoạn 2009-2011.
3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MA TÚY
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa
1.1.1.1. Chất ma túy
Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật phòng, chống ma túy, “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất
hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [48].
1.1.1.2. Chất gây nghiện
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.1.3. Chất hướng thần
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.1.4. Nghiện ma túy
Theo tổ chức Y tế Thế giới, nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt
tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai, khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp
lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ
thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức
bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng về mặt tâm thần của ma
túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy [130], [132].
1.1.1.5. Chất dạng thuốc phiện
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất
như thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Pethidine,
Fentanyle là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh), có biểu
4

hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não
[15], [111].
1.1.1.6. Methadone

Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng
dược lý tương tự như các CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần
kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy
dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong ngày là đủ để không
xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng
liều khi điều trị lâu dài [102], [105].
1.1.1.7. Điều trị thay thế bằng Methadone
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị
lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống nên giúp
dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm
gan C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động
và tái hoà nhập cộng đồng [76].
1.1.2. Phân loại ma túy
Theo phân loại của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp
Quốc [117]: Chất ma túy được phân làm 4 nhóm chính sau:
1.1.2.1. Cần sa
Cần sa là loài thực vật có tên là Cannabis Sativa L. Cần sa bao gồm:
cần sa khô, lá cần sa, dầu cần sa.
1.1.2.2. Nhóm các chất dạng thuốc phiện
Nhóm các chất dạng thuốc phiện hay còn gọi là nhóm Opiats hoặc
Opioid (Thuốc phiện, Heroin, Morphin, Methadone, Buprenorphine…).
1.1.2.3. Nhóm ma túy tổng hợp
Nhóm ma túy tổng hợp, tên viết tắt là ATS (như Amphetamines,
Methaphetamine hay còn gọi Ecstasy hoặc thuốc lắc, MDMA, GBH…).
5

1.1.2.4. Cocain
Cocaine là một chất tự nhiên được chiết xuất từ cây coca bao gồm cả
lá, quả và nhựa.
Tại Việt Nam, người nghiện ma túy hiện nay đang sử dụng bất hợp

pháp 3 nhóm ma túy: phổ biến nhất là nhóm nghiện các chất dạng thuốc phiện
mà chủ yếu là Heroin, thứ hai là nhóm nghiện ma túy tổng hợp và cuối cùng
là nhóm nghiện Cần sa.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY, NHIỄM HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiện ma túy trên thế giới
Trong những năm qua, mặc dù các nước trên thế giới đã có nhiều nỗ
lực trong công tác phòng, chống ma túy nhưng tệ nạn ma túy và hoạt động
của các loại tội phạm ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Theo UNODC, tính đến hết năm 2011, toàn thế giới có khoảng 167 đến
315 triệu người trong độ tuổi từ 15 - 64 sử dụng ma túy, chiếm khoảng 3,6%
đến 6,9% dân số thế giới. Trong các loại ma túy được sử dụng, đứng đầu là
nghiện Cần sa, chiếm từ 2,82% đến 5,03% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15
đến 64 (từ 129 - 230 triệu người); đứng thứ hai là nghiện các loại ma túy tổng
hợp, ước tính có khoảng từ 24,4 đến 81,9 triệu người sử dụng ma túy tổng
hợp trong năm qua, chiếm 0,53% đến 1,79% dân số thế giới trong độ tuổi từ
15 - 64; đứng thứ ba là nghiện các chất dạng thuốc phiện, chiếm 0,88% đến
1,23% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 - 64 (40,6 - 56,4 triệu người) và
cuối cùng là nghiện Cocain, chiếm 0,3% đến 0,45% dân số thế giới trong độ
tuổi từ 15 - 64 (13,9 - 20,7 triệu người) [118].
Trong bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới: Khu vực Bắc Mỹ là thị
trường ma túy bất hợp pháp lớn nhất thế giới, mặc dù các vùng khác đều là
6

nơi sản xuất hoặc tổng hợp ma túy. Châu Phi và châu Mỹ là nơi tập trung sản
xuất các loại ma túy từ Cần sa (mặc dù Cần sa có thể được trồng tại hầu hết
các nước trên thế giới). Châu Á là nơi sản xuất các loại ma túy có nguồn gốc
từ thuốc phiện, Nam Mỹ là Cocain, châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ là các loại
ma túy tổng hợp. Cần sa được sử dụng nhiều nhất tại châu Đại Dương, Bắc

Mỹ và châu Phi. Cocaine được sử dụng nhiều nhất tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây
Âu và một vài năm gần đây là châu Đại Dương. Nhóm các chất dạng thuốc
phiện (Opiats) được sử dụng nhiều nhất tại Trung Đông, Trung Á, châu Âu và
Bắc Mỹ. Ma túy tổng hợp được sử dụng nhiều nhất tại châu Đại Dương, Đông
và Nam Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Tệ nạn ma túy đã ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của kinh tế, xã hội và đe dọa an ninh quốc
gia không chỉ ở những nước đang phát triển mà còn cả những nước đã phát
triển. Bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới năm 2008, phân bố các vùng sử
dụng ma túy trên thế giới như sau:

Hình 1.1: Bản đồ sử dụng ma túy trên thế giới năm 2008
* Nguồn: theo UNODC, World drug report (2012) [117]


7

Những năm gần đây, bên cạnh các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên,
thế giới bắt đầu đối mặt với sự lạm dụng các chất kích thích có nguồn gốc
tổng hợp. Từ năm 1978 đến năm 2003, số lượng các chất ma túy tổng hợp do
cơ quan kiểm soát ma túy của các quốc gia bắt được tăng lên 9 lần
(16%/năm). Các chất ma túy tổng hợp chủ yếu là các chất kích thích nhóm
Amphetamine cụ thể là: Methamphetamin, Methecation và Methyleneroxy-
Amphetamin (MDMA), được phổ biến với tên gọi Ecstasy - thuốc lắc. Tại các
quốc gia châu Á, Thái Bình Dương, sự lạm dụng ATS nhanh hơn Cocain và
Heroin; ở châu Âu, ATS được sử dụng nhiều hơn Cocain và Heroin.
Việc sử dụng thuốc phiện, Heroin bằng cách tiêm chích vẫn là nguyên
nhân dẫn đến gia tăng lây nhiễm HIV ở các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Việc lạm dụng và buôn bán chất kích thích thuộc nhóm Amphetamine
(ATS) đang lan rộng một cách nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á. Trong
khu vực “tam giác vàng”, các phương tiện trước đây được sử dụng để điều

chế Heroin cũng đang được sử dụng để sản xuất Methamphetamine. Trung
Quốc hiện nay vẫn đang là nơi sản xuất bí mật chất ATS. Ở Thái Lan, ATS
trở trành một loại ma túy được sử dụng rộng rãi trong sinh viên [118].
Sử dụng ma túy bất hợp pháp gây ra 4 nhóm ảnh hưởng chính đối với
sức khỏe là: Các ảnh hưởng cấp tính, bao gồm cả sốc quá liều; Các hậu quả
tức thì do sử dụng ma túy như là chấn thương do tai nạn, hành vi bạo lực;
Tình trạng lệ thuộc ma túy hay còn gọi là nghiện ma túy; Các ảnh hưởng mãn
tính do sử dụng ma túy thường xuyên như là các bệnh mãn tính (bệnh mạch
vành, xơ gan,…), các bệnh lây truyền qua đường máu do vi rút (HIV, viêm
gan B, viêm gan C ) và các rối loạn tâm thần [103], [129].
Ước tính của UNODC có khoảng từ 102.000 đến 247.000 trường hợp
bị tử vong năm 2011 có liên quan đến ma túy, tương ứng với tỷ lệ từ 22,3 %
đến 55,4 % ca tử vong trên một triệu dân trong độ tuổi từ 15 - 64.
8

Theo UNODC, trong 14 triệu người tiêm chích ma túy, có khoảng 1,6
triệu người (từ 1,2 đến 3,9 triệu người) nhiễm HIV, chiếm khoảng 11,5% số
người tiêm chích ma túy trên toàn cầu. Ngoài tình trạng nhiễm HIV thì tình
trạng nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C trong nhóm TCMT cũng rất
cao: ước tính tỷ lệ nhiễm viêm gan C trong nhóm tiêm chích ma túy trên toàn
cầu là 51,0%, tương đương với 7,2 triệu người tiêm chích ma túy đang sống
chung với viêm gan C vào cuối năm 2011, tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong
nhóm TCMT thấp hơn rất nhiều tỷ lệ nhiễm viêm gan C, tỷ lệ nhiễm viêm
gan B là 8,4%, tương ứng với 1,2 triệu người (số liệu được tổng hợp từ báo
cáo của 63 quốc gia) [117].
1.2.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), đến cuối năm 2011, trên toàn cầu có khoảng 31,4 triệu
đến 35,9 triệu trường hợp nhiễm HIV, khoảng 0,8% người trưởng thành trong
độ tuổi từ 15 - 49 trên toàn thế giới sống chung với HIV. Mặc dù số trường

hợp nhiễm HIV mới giảm nhưng do việc mở rộng chương trình điều trị bằng
thuốc kháng virus (ARV) nên số tử vong do AIDS cũng giảm, vì vậy đã làm
cho số trường hợp lũy tích hiện nhiễm HIV tăng 27% so với năm 1999 (24,6
triệu - 27,8 triệu) [115].
Năm 2011, ước tính có khoảng 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV mới,
mỗi ngày có 7.000 ca nhiễm mới HIV, giảm khoảng 20% so với năm 2001.
Số trường hợp tử vong do AIDS trên toàn thế giới giảm đều, từ đỉnh
điểm 2,3 triệu trong năm 2005 giảm xuống còn khoảng 1,7 triệu trong năm
2011. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của những nỗ lực triển khai chương
trình điều trị ARV, chương trình tiếp cận cộng đồng, chương trình can thiệp,
đặc biệt tại những nước có thu nhập thấp và trung bình [104], [133]. Có thêm
74 quốc gia có số trường hợp tử vong liên quan đến AIDS giảm từ 10% đến
9

49 % được ghi nhận trong vòng 6 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn có các khu
vực số ca tử vong liên quan đến AIDS tăng như khu vực Đông Âu và Trung Á
tăng 21%, khu vực Trung Đông và Bắc Phi tăng 17% [114], [126].
1.2.2. Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiện ma túy tại Việt Nam
Nghiện ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều
hướng ngày càng gia tăng. Số người nghiện ma túy năm 1994 là 55.445
người, đến năm 1996 số người nghiện là 69.195 người, sau 10 năm số người
nghiện đã tăng 131,6% lên 160.226 người. Tính đến 30/06/2013, cả nước có
gần 180.000 người nghiện ma túy, tăng 8.259 người so với năm 2012; trong đó
có 44 địa phương có người nghiện ma túy tăng, thành phố Hồ Chí Minh tăng
nhiều nhất là 1.220 người, thứ hai là tỉnh Thái Bình tăng 832 người, Long An
tăng 559 người; có 19 tỉnh có người nghiện giảm. Số người nghiện đang ở cộng
đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở Chữa bệnh,
Giáo dục, Lao động xã hội: 22,4%; số đang trong các trại giam, trại tạm giam,
nhà tạm giữ: 13,1% [4], [38].

Trong số người nghiện được thống kê báo cáo, nam giới chiếm 96%;
nữ giới 4%; dưới 16 tuổi chiếm 2,2%; từ 16 đến dưới 30 tuổi 47,8%; từ 30
tuổi trở lên 50%. Sử dụng Heroin vẫn là chủ yếu chiếm 75%; ma túy tổng hợp
10%; thuốc phiện 7%; cần sa 1,7%; loại khác 6,3%. So sánh giữa giai đoạn
2001 - 2005 với giai đoạn 1996 - 2000 thì số vụ buôn bán ma túy tăng 51,1%,
số đối tượng bị bắt giữ liên quan đến buôn bán vận chuyển ma túy tăng
22,2%. Công tác cai nghiện đã được xã hội hóa, số người được tiếp cận dịch
vụ cai nghiện ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức cao
trên 80%, thậm chí có nơi trên 95% [2], [3].
Theo báo cáo của các địa phương, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp
(ATS) dạng đá, tinh thể đang ở mức đáng lo ngại. Tại thành phố Hà Nội, có
10

trên 10% số người nghiện có sử dụng ATS. Số lượng ATS bị thu giữ chiếm
25,7% tổng số ma túy bị bắt giữ. Một số khảo sát trên phạm vi hp tại phường
An Hải Tây, thành phố Đà Nng cho thấy có trên 80% người nghiện ma túy có
sử dụng ATS; một số xã/ phường thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tỷ
lệ này là trên 60%.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng
đầu năm 2013 đã tổ chức quản lý, chữa trị cai nghiện cho 15.767 người, trong
đó: quản lý, cai nghiện tại Trung tâm là 12.639 người (chiếm 80%), cai
nghiện tại gia đình, cộng đồng là 3.128 người (chiếm 20%). Tổ chức quản lý
sau cai nghiện cho 12.901 người, trong đó quản lý tại Trung tâm là 4.769 người
(tại 14/63 tỉnh, thành phố), quản lý sau cai tại nơi cư trú là 8.132 người (tại
23/63 tỉnh, thành phố). Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho 6.398
người, trong đó, hỗ trợ tạo việc làm cho 2.385 người (chiếm 37,2%) tổng số
người được dạy nghề, tạo việc làm [5].
Tuy nhiên công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tái hòa nhập
cộng đồng còn một số nguyên nhân tồn tại sau:
Số người cai nghiện tại cộng đồng ít (20% số người được cai nghiện),

phần lớn chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn đơn thuần, chưa chú trọng đến các
hoạt động tư vấn, sinh hoạt nhóm, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm.
Cai nghiện tại Trung tâm vẫn nặng về quản lý hành chính, các hoạt
động về tư vấn, sinh hoạt nhóm có nội dung về điều trị nghiện ma túy và dự
phòng tái nghiện còn hạn chế. Chế độ hỗ trợ dạy nghề thấp, chỉ đủ chi phí học
nghề sơ cấp đơn giản ngắn hạn.
Nhiều mô hình cai nghiện tự nguyện, tại cộng đồng hiệu quả nhưng
chưa có cơ chế đầu tư phù hợp từ ngân sách dẫn đến khó nhân rộng; cai tự
nguyện không được hỗ trợ các chi phí, các mức hỗ trợ thấp, không đầy đủ và
không đảm bảo cho thực hiện quy trình cai nghiện.
11

1.2.2.2. Các hành vi nguy cơ trong nhóm tiêm chích ma túy tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học (IBBS)
được tiến hành tại 10 tỉnh/thành phố năm 2009, trong nhóm nguy cơ cao đã
nhận định dịch HIV/AIDS tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong
những năm tới đây với những bằng chứng như sau:
Dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong nhóm tiêm chích ma túy
(TCMT) còn tương đối phổ biến trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc
điều tra, tỷ lệ này rất cao tại thành phố Đà Nng (37%) và trên 20% tại nhiều
tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
tại Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ sử dụng chung BKT trong nhóm người
TCMT thấp nhất, với tỷ lệ 7% và 3% trong khoảng thời gian 6 tháng và 1
tháng trước điều tra [12], [38].
Tỷ lệ người TCMT đã nhiễm HIV tiếp tục sử dụng chung BKT khi
tiêm chích rất cao. Đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm này, nhất là tại các địa phương như TP. Hà Nội,
Quảng Ninh, Yên Bái, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ thì tỷ
lệ này còn ở mức cao [17], [57].
Tỷ lệ người TCMT có quan hệ tình dục trong thời gian 12 tháng trước

cuộc điều tra khác nhau theo các tỉnh, thành phố trên địa bàn điều tra và khác
nhau theo từng loại bạn tình. Dưới 50% số người TCMT có quan hệ tình dục
với phụ nữ bán dâm (PNBD), tỷ lệ này dao động từ 11% đến 48%.
Tỷ lệ người TCMT có sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên khi
quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm vẫn ở mức thấp, giao động từ 38% đến
74%, tỷ lệ này là một trong những chỉ số cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV từ
nhóm TCMT sang nhóm phụ nữ bán dâm và ngược lại [56], [1].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định để phòng chống HIV/AIDS
có hiệu quả cần phải tiến hành các biện pháp giảm các hành vi nguy cơ trong

×