1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
BÙI THỊ NGA
THỰC TRẠNG, HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV
TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TUÝ VÀ HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
TẠI HÀ NỘI (2012 - 2013)
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ QUỐC PHÒNG
2
BÙI THỊ NGA
THỰC TRẠNG, HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV
TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TUÝ VÀ HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
TẠI HÀ NỘI (2012 - 2013)
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thanh Long
2. PGS. TS. Hoàng Hải
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất
cả các số liệu, kết quả trong luận án này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
án.
3
Tác giả luận án
BÙI THỊ NGA
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dịch HIV/AIDS
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS
1.2. Thực trạng tiêm chính ma túy và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Tại Việt Nam
1
3
3
3
4
7
7
12
4
1.2.3. Tại thành phố Hà Nội
1.3. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng
18
21
thuốc Methadone
1.3.1. Trên thế giới
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.3. Tại thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3. Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu
2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
2.3. Phân tích và xử lý số liệu
2.4. Các biện pháp khống chế sai số
2.5. Hạn chế của đề tài
2.6. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm
21
34
40
48
48
48
48
48
49
49
53
54
58
65
65
66
67
68
68
nghiện chích ma túy tại Hà Nội
3.1.1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tham gia
68
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
3.1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy
3.2. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng
69
80
thuốc phiện bằng Methadone tại Hà Nội
3.2.1. Mô tả thực trạng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
80
Methadone
3.2.2. Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
86
Methadone tại thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm
98
98
nghiện chích ma túy
4.1.1. Tình hình nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Nội
4.1.2. Sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử dụng
98
100
chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn
4.1.3. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
101
110
Methadone tại thành phố Hà Nội
4.2.1. Thực trạng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
110
Methadone
5
4.2.2. Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hà Nội
4.3. Tính bền vững và khả năng áp dụng mô hình can thiệp ở cộng đồng
4.4. Bàn luận về hạn chế của đề tài
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Phần viết tắt
AIDS
Phần viết đầy đủ
: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
:
:
:
:
miễn dịch mắc phải)
Antiretrovirus (Thuốc kháng vi rút)
Bao cao su
Bơm kim tiêm
Cán bộ y tế
CDTP
CTGTH
CSĐT
CSHQ
ĐĐV
ĐH, CĐ
GDV
GMD
HBV
HCV
HIV
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Chất dạng thuốc phiện
Can thiệp giảm tác hại
Cơ sở điều trị
Chỉ số hiệu quả
Đồng đẳng viên
Đại học, cao đẳng
Giáo dục viên
Gái mại dâm
Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)
Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)
Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn
IBBS
dịch ở người)
: Integrated Biological and Behavioral Surveillance (Giám sát
KCB
kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học)
: Khám chữa bệnh
ARV
BCS
BKT
CBYT
116
135
138
141
143
6
LTQĐTD
MMT
: Lây truyền qua đường tình dục
: Methadone Maintenance Therapy (Điều trị thay thế bằng
NCMT
OR
QHTD
SL
STIs
:
:
:
:
:
Methadone)
Nghiện chích ma tuý
Odds Ratio (Tỷ suất chênh )
Quan hệ tình dục
Số lượng
Sexually transmitted infections (Các nhiễm trùng lây qua
TCMT
THCS
THPT
TL
TTYT
TVXNTN
UNAIDS
:
:
:
:
:
:
:
đường tình dục)
Tiêm chích ma tuý
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tỷ lệ
Trung tâm y tế
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
United Nations Acquired Immunodeficiency Syndrome (Tổ chức
UNODC
phòng, chống AIDS Liên Hợp Quốc)
: United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ quan phòng chống
WHO
Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc)
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1
1.2
3.1
3.2
3.3
Tên bảng
Phân bố số người nhiễm HIV theo quận/huyện
Phân bố số bệnh nhân điều trị Methadone theo quận/huyện
Một số đặc trưng cá nhân của người nghiện chích ma túy
Phân bố theo nghề nghiệp của người nghiện chích ma túy
Thời gian sử dụng ma túy
Trang
20
43
69
70
70
7
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
Loại ma túy sử dụng trong 1 tháng qua
Nguồn cung cấp bơm kim tiêm sạch
Số tiền mua ma túy trong lần tiêm chích gần nhất
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Hành vi quan hệ tình dục với các bạn tình trong 12 tháng qua
Nhận thức về triệu chứng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nhận thức về biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV
Kết quả về tư vấn và xét nghiệm HIV
Tình trạng cai nghiện tại Trung tâm 06
Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy trong 30 ngày gần nhất
Kết quả xét nghiệm vi rút viêm gan B, C
Thay đổi về cân nặng, ngoại hình, lối sống
71
74
74
75
75
76
77
78
79
81
81
82
Tỷ lệ bệnh nhân biết các nguồn thông tin về cơ sở điều trị
Hiệu quả thay đổi nhận thức về HIV/AIDS
Hiệu quả thay đổi nhận thức về hành vi lây nhiễm HIV
Hiệu quả thay đổi nhận thức về triệu chứng các bệnh lây truyền qua đường
85
86
86
87
88
tình dục
Hiệu quả thay đổi tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua
89
Hiệu quả thay đổi về biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.22
Hiệu quả thay đổi hành vi quan hệ tình dục với các loại bạn tình trong 12
90
3.23
3.24
3.25
3.26
tháng qua
Tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng phụ trong thời gian điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV, HBV, HCV
Hiệu quả cải thiện cân nặng của bệnh nhân
Thay đổi tỷ lệ rất hài lòng của bệnh nhân về thái độ làm việc của
cán bộ y tế trước và sau can thiệp
92
93
94
95
8
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
1.1
Tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy qua kết quả giám sát
21
3.1
trọng điểm và điều tra IBBS (từ 2006 - 2015) tại thành phố Hà Nội
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Đông và Từ
68
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
Liêm
Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua
Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng qua
Tần suất làm sạch bơm kim tiêm trong 1 tháng qua
Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong lần gần đây nhất
Tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần nhất
Tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với gái mại dâm và bạn
71
72
72
73
73
76
3.8
tình bất chợt trong 12 tháng qua
Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với gái mại dâm
76
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
trong 12 tháng qua
Kết quả tự đánh giá về hành vi lây nhiễm HIV
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị Methadone theo giai đoạn
Liều Methadone điều trị cho bệnh nhân
Tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng phụ
Tần suất sử dụng heroin khi điều trị Methadone
Đánh giá của bệnh nhân về các quy trình điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với thái độ nhân viên y tế
Đánh giá của bệnh nhân về việc hàng ngày đến điều trị
78
80
80
81
82
83
83
84
3.17
3.18
Tỷ lệ bệnh nhân chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chuyển tiếp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
84
85
Biểu đồ
Tên biểu đồ
3.19
3.20
Hiệu quả thay đổi tỷ lệ sử dụng ma túy trong 1 tháng qua
Hiệu quả thay đổi tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong lần tiên chích
88
89
3.21
gần đây nhất
Hiệu quả thay đổi tần suất sử dụng bao cao su trong
90
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12 tháng qua
Liều Methadone điều trị cho bệnh nhân
Kết quả XN nước tiểu tìm heroin trong 30 ngày gần nhất
Hiệu quả thay đổi tần suất sử dụng heroin giai đoạn duy trì
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Thay đổi việc làm của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Hiệu quả thay đổi tỷ lệ chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ trước và
91
92
93
94
95
96
sau can thiệp
Trang
10
3.28
Đánh giá của bệnh nhân về mức độ phiền hà với việc hàng ngày phải
96
3.29
đến cơ sở điều trị trước và sau can thiệp
Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chuyển tiếp trước và
97
sau can thiệp
11
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
2.1
Khung cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Trang
Methadone
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Bùi Thị Nga, Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long (2014), “Mô tả hành vi
nguy cơ nhiếm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy than
64
12
gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone tại Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam,
421 (1), tr. 48 - 52.
2. Bùi Thị Nga, Nguyễn Anh Quang, Nguyễn Thanh Long (2014), “Mô tả thực trạng
cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay thế Methadone can thiệp
trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam, 421 (1), tr. 84 88.
3. Bùi Thị Nga, Nguyễn Thanh Long, Hoàng Hải (2016), “Hiệu quả chương trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, dự phòng lây
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm
2012 - 2013”, Tạp chí Y học Việt Nam, 421 (2), tr. 50 - 55.
13
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS đã và vẫn đang là vấn đề toàn cầu, nó không chỉ ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khoẻ của con người, mà còn gây tác hại lớn đến sự phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các quốc gia. Sau hơn 30 năm mặc dù các
nước đã có nhiều biện pháp phòng chống tích cực nhưng dịch vẫn gia tăng,
với tính chất ngày càng phức tạp. Đến nay, có khoảng 34 triệu người đang
sống chung với HIV và gần 30 triệu người đã chết vì AIDS [103].
Hiện nay, tiêm chích ma túy vẫn là phương thức lây truyền HIV chủ
yếu ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của cơ quan
phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 14
triệu người tiêm chích ma túy trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
tiêm chích ma túy là (10% - 13%) [115], [116].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV qua đường
tiêm chích ma túy vào loại cao trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy toàn quốc năm 2010 là 17,5%. Tuy nhiên, tại một số
tỉnh/thành phố tỷ lệ này lại cao gấp 2 - 3 lần: thành phố Hồ Chí Minh 36%,
Cần Thơ 35,7%, Điện Biên 34%. Tiêm chích ma túy là nguyên nhân chính
làm tăng số nhiễm HIV mới hàng năm. Theo báo cáo của Bộ Công an đến
tháng 6 năm 2013, cả nước có trên 180000 người nghiện, trong đó sử dụng
heroin chiếm 84,7% [61].
Do vậy, nỗ lực phòng, chống lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy có ý nghĩa rất quan trọng để ngăn chặn đại dịch này. Điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là một trong các biện pháp
can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Trong nhiều năm qua,
Methadone được áp dụng điều trị tại nhiều nơi trên thế giới và đã đạt được
những kết quả khả quan. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các bằng
chứng về điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện các chất
14
dạng thuốc phiện giảm tần suất sử dụng ma túy, giảm hành vi tội phạm, giảm
tử vong do quá liều và tăng hiệu quả điều trị [114].
Hà Nội là thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm nghiện chích
ma túy, kết quả giám sát trọng điểm trong 10 năm (2006 - 2015) tỷ lệ nhiễm
HIV không thay đổi, trung bình là 23,9% [48]. Như vậy, trong nhiều năm qua
tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm này tại Hà Nội cao và không giảm, trong khi công
tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng và trong các Trung tâm Giáo dục Lao động
xã hội còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức [6], [61]. Vấn đề đặt
ra ở đây là thành phố đã triển khai nhiều chương trình can thiệp cho nhóm
nghiện chích ma túy nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có tính bền vững? Do
vậy, nghiên cứu các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và đánh giá hiệu quả
chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
trong nhóm nghiện chích ma túy là hết sức cần thiết, mang tính thời sự, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Từ những lý do trên, trong khuôn khổ dự án
“Dự phòng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam” do Chính phủ Hoa
Kỳ tài trợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng, hành vi nguy
cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả chương
trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
tại Hà Nội (2012 – 2013)" nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma tuý tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm
2012.
2. Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, dự phòng lây nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy tại Hà Đông và Từ Liêm, Hà Nội, năm
2012 - 2013.
15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH HIV/AIDS
1.1.1. Một số khái niệm
AIDS là chữ viết tắt từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency
Syndrome” nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” do nhiễm
HIV (Human Immunodeficiency Virus).
AIDS lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 1981. Trung tâm
phòng chống bệnh tật - Atlanta của Mỹ xác định từ 5 nam thanh niên đồng
tính luyến ái bị viêm phổi nặng do Pneumoci carini ở Los Angeles (Mỹ). HIV
tấn công và tiêu huỷ dần các tế bào miễn dịch, làm suy giảm hệ thống miễn
dịch của cơ thể. Do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, cơ thể không tự bảo vệ
chống lại các nhiễm trùng mà một người bình thường có thể chống đỡ được.
Các nhiễm trùng phổ biến mà những bệnh nhân AIDS thường mắc phải là lao,
viêm phổi, ỉa chảy, các bệnh nấm, zon...
AIDS không phải là một bệnh mà là một hội chứng, AIDS là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm HIV. Do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, cơ thể
không tự bảo vệ trước các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các biến đổi tế bào
mà một người bình thường có thể chống đỡ được. Những bệnh này là nguyên
nhân dẫn đến tử vong. Cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay
vacxin phòng, chống AIDS có hiệu quả [38], [45].
Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như dùng chung
bơm kim tiêm (BKT) và quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn [45].
Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi đưa vào cơ
thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý. Nếu
lạm dụng ma tuý, con người sẽ bị lệ thuộc vào nó. Ma tuý gây tổn thương,
nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
16
Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Những người sử dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần chất ma tuý với liều ngày càng tăng dẫn đến trạng thái nhiễm
độc chu kỳ, mạn tính bị lệ thuộc thể chất, tâm thần vào chất đó [46], [58].
Nghiện chích ma tuý là những người đã từng sử dụng các loại ma tuý
không phải thuốc y tế kê theo đơn bằng cách tiêm/chích trong một tháng qua,
đang sống và sinh hoạt tại cộng đồng [46], [58].
Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác (đồng vận) nhưng không gây
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có
thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong
ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn
định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài. Điều trị nghiện chất dạng thuốc
phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone cần tuân thủ điều trị lâu dài, có kiểm
soát, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng sirô nên giúp dự phòng bệnh
lây truyền qua đường máu như: HIV, HBV, HCV đồng thời giúp người bệnh
phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và hòa nhập cộng đồng [8], [12].
1.1.2. Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
HIV được phát hiện đầu tiên do một nhóm nhà khoa học Pháp ở Viện
Pasteur Paris phân lập từ máu của một bệnh nhân vào năm 1983 và gọi là vi
rút có liên quan với viêm hạch (Lymphadenopathy Associated Virus). Năm
1984, Gallo và các nhà khoa học Mỹ cũng phân lập được vi rút gây AIDS và
đặt tên là vi rút hướng tế bào Lympho T ở người (Human T - cell
Lymphotropic Virus III - HTLV III). Năm 1986, Hội nghị danh pháp Quốc tế
về vi rút đã thống nhất tên gọi là HIV (Human Immunodeficiency Virus)
Tuýp 1 hay HIV-1. Năm 1986, các nhà khoa học Pháp lại phân lập một loại vi
rút khác ở Tây Phi cũng gây suy giảm miễn dịch ở người, có cấu trúc kháng
17
nguyên khác với HIV-1 gọi là HIV-2. Như vậy, HIV có 2 Serotype là HIV-1
và HIV-2. HIV là một Retrovirus (Vi rút sao mã ngược), thuộc họ Lentivirus
(vi rút chậm). HIV-1 phân bố khắp thế giới, HIV-2 chỉ khu trú ở một số nước
Tây Phi và Ấn Độ. HIV-2 có thời gian ủ bệnh dài hơn, nguy cơ lây truyền
thấp hơn và bệnh diễn biến nhẹ hơn HIV-1 và HIV-1 có sự đa dạng di truyền
nên có thể ảnh hưởng đến các loại đột biến kháng thuốc [38], [62], [108].
1.1.2.2. Đường lây truyền
Các nghiên cứu cho thấy: do phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch
tiết từ âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ
thể. Mặc dù HIV có mặt ở mọi mô và dịch của người bị nhiễm, song tập trung
nhiều nhất trong máu và dịch tiết của cơ quan sinh dục. Chính vì vậy, HIV
chủ yếu lây qua 3 đường chính: đường máu, đường QHTD và đường mẹ sang
con [38].
* Lây truyền theo đường QHTD: Đây là phương thức lây truyền phổ
biến trên thế giới. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần giao hợp với một
người nhiễm HIV là từ 0,1% đến 1%. Nhiễm HIV có mối quan hệ chặt chẽ
với nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs), STIs làm tăng cảm
nhiễm và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV [38], [62].
* Lây truyền theo đường máu: Nguy cơ lây truyền HIV qua đường
truyền máu rất cao, trên 90%. HIV cũng có thể truyền qua việc sử dụng chung
BKT với người bị nhiễm HIV mà không được tiệt trùng, nếu BKT đó lại được
dùng chung với một người khác thì máu của người nhiễm HIV sẽ đi thẳng vào
máu của người chưa nhiễm, ngay khi chỉ còn một lượng máu nhỏ sót lại trong
BKT và được tiêm trực tiếp cũng sẽ làm lây truyền HIV. Ngoài ra, HIV còn
lây truyền trong chăm sóc y tế (do dụng cụ không đảm bảo, lây truyền qua
việc cấy ghép các bộ phận của cơ thể và cho tinh dịch), qua các dịch vụ thẩm
mỹ (xăm, trổ), lây truyền từ bệnh nhân sang nhân viên y tế và đặc biệt ở
người nghiện chích ma túy (NCMT) [38].
18
* Lây truyền từ mẹ sang con: Sự lây truyền HIV có thể xảy ra trong thời
kỳ mang thai, trước và trong một thời gian ngắn sau đẻ. Theo kết quả nghiên
cứu trên thế giới; nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tùy từng
nước, từ 12% - 32% ở các nước công nghiệp phát triển, 25% - 50% ở các
nước đang phát triển [38].
1.1.2.3. Khối cảm thụ bệnh
Khối cảm thụ trong lây truyền HIV là trẻ em trong thời kỳ bào thai và tất
cả những người có hành vi nguy cơ. Như vậy ai cũng có thể bị nhiễm HIV
nếu người đó có hành vi không an toàn, đặc biệt là những người NCMT.
Những người NCMT có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV qua đường máu và
dịch thể khác khi sử dụng chung BKT và các dụng cụ tiêm chích ma túy
(TCMT) khác. Nguyên nhân khiến cho người NCMT có nguy cơ nhiễm HIV
cao là: sử dụng chung BKT để tiêm chích trực tiếp vào đường tĩnh mạch, các
điểm tiêm chích thường dùng chung một BKT cho nhiều người. Sử dụng ma
tuý có thể làm tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng nhận thức vì vậy
người sử dụng ma túy thường không kiểm soát được hành vi khi tiêm chích
và QHTD không sử dụng các biện pháp để bảo vệ, những người NCMT
thường có sức đề kháng kém. Nguồn truyền nhiễm càng chứa nhiều vi-rút thì
khả năng truyền bệnh càng cao; khối cảm thụ càng yếu kém thì vi-rút HIV
càng dễ xâm nhập [38]. Kết quả một nghiên cứu tại Việt Nam và Trung Quốc
cho thấy: sử dụng BKT sạch trong TCMT sẽ làm giảm mạnh tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm NCMT: tại Lạng Sơn từ 46% xuống 23% với p < 0,001, Ning
Ming: từ 17% xuống 11% với p = 0,003 và Hà Giang: từ 51% xuống 18% với
p < 0,001, Kết quả này cho thấy nếu nhóm người NCMT sử dụng chung dụng
cụ TCMT sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV rất cao từ (49% đến 83%) [79].
* Các yếu tố ảnh hưởng tới lây nhiễm HIV
+ Yếu tố sinh học: So với những người không mắc STIs, người mắc
STIs không gây loét có nguy cơ lây truyền HIV từ 2 - 5 lần và người mắc
19
STIs có gây loét khả năng nhiễm HIV cao gấp 5 - 11 lần. Ngoài ra, giai đoạn
nhiễm HIV cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng lây truyền HIV: nguy cơ lây
nhiễm rất cao ngay sau khi nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) và giai đoạn AIDS.
Ở giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, nguy cơ lây nhiễm thấp hơn, số
lượng HIV giai đoạn này chỉ khoảng 20 - 40 vi rút/1ml máu [62].
+ Yếu tố hành vi: Vai trò của nam và nữ trong QHTD, sự chấp nhận của
xã hội về lối sống có nhiều bạn tình, phương thức sinh hoạt tình dục (miệng,
hậu môn) hay các phong tục xăm mình, xâu lỗ tai, TCMT... [62].
+ Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội: Trình độ văn hóa, nhận thức, sự hiểu
biết về HIV/AIDS, tác hại ma túy, an toàn tình dục; yếu tố về kinh tế như
nghèo đói, không đủ nguồn lực để đương đầu với AIDS, mặt tiêu cực của
kinh tế thị trường; yếu tố về chính trị như thái độ của xã hội, luật pháp với các
nhóm nguy cơ cao; thái độ đối với giáo dục tình dục, với vị thế của người phụ
nữ trong xã hội, sự chấp nhận của xã hội với phương pháp xét nghiệm HIV
giấu tên và việc cho phép cung cấp BCS, BKT, điều trị cai nghiện bằng thuốc
thay thế... [48].
1.2. THỰC TRẠNG TIÊM CHÍCH MA TÚY VÀ HÀNH VI NGUY CƠ
LÂY NHIỄM HIV
1.2.1. Trên thế giới
Năm 1992, tiêm chích ma túy đã được báo cáo ở nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới. Ở Châu Âu, trên 40% các trường hợp AIDS sống ở
12 nước cộng đồng Châu Âu là do TCMT [97]. Trong năm 2008, TCMT đã
được báo cáo ở 158 quốc gia. Ước tính có khoảng 11,6 triệu người hiện đang
TCMT trên toàn thế giới. Khoảng 80% những người TCMT sống ở các quốc
gia đang phát triển. Những người tiêm chích ma túy chủ yếu là nam giới dao
động từ khoảng 70 - 75% ở Châu Âu và Bắc Mỹ lên hơn 90% và trong nhiều
quốc gia ở Châu Á. Các vùng có số ước tính người tiêm chích ma túy cao
nhất, với những con số lớn nhất được báo cáo ở Nga, Trung Quốc và Ấn Độ
20
[66]. Theo báo cáo Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp
Quốc (UNODC) đến cuối năm 2011, toàn thế giới có khoảng 167 đến 315
triệu người trong độ tuổi từ 15- 64 sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp ,
chiếm từ 3,6% - 6,9% dân số trên thế giới. Ở những nước mà hình thức lây
truyền HIV chủ yếu qua QHTD khác giới và TCMT thì đây vẫn là một trong
những nguyên nhân chính làm tăng số nhiễm HIV mới hàng năm. Trong số
hầu hết các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV do dùng chung BKT khi TCMT là
phổ biến trong những người tiêm chích trên toàn thế giới [68], [116]. Loại ma
tuý thường sử dụng; ngoài thuốc phiện dùng để tiêm chích chủ yếu thì
Cocain, Amphetamin cũng được sử dụng bằng con đường tiêm chích tại các
nước có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Ở Đông Nam Châu Á, các chế phẩm
Methamphetamin, thuốc lắc cũng đang được ưa chuộng và hình thức sử dụng
bằng đường tiêm cũng ngày càng tăng. Ở Nam Á, bên cạnh heroin, người
NCMT cũng thường tiêm chích các chất giảm đau tổng hợp, Benzodiazepines
và các hoạt chất khác [115], [116].
Các đường lây truyền HIV ở người TCMT: sử dụng chung BKT là yếu
tố nguy cơ lớn nhất làm lây truyền HIV trong nhóm TCMT. Dùng chung
dụng cụ tiêm chích với từ hai người bạn chích trở lên trong vòng 6 tháng là
yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê trong nhiễm HIV tại Bangkok. Một
nghiên cứu cho thấy: HIV sống ở giọt máu trong BKT của người NCMT
khoảng 2 tuần, tỷ lệ HIV còn tồn tại trong BKT từ 5% - 60% trong vòng 15
- 30 ngày và có nguy cơ lây nhiễm cho bạn chích từ 0,3% - 0,7%. Các
nghiên cứu cho thấy tiêm chích chung tại các tụ điểm chích là yếu tố làm
tăng nguy cơ nhiễm HIV vì tại các tụ điểm này, ma túy được bán và các
dụng cụ tiêm chích được chuẩn bị sẵn để thuê hoặc để dùng chung. Hàng
chục, thậm chí hàng trăm người NCMT có thể đến các tụ điểm tiêm chích
trong một ngày và dùng chung một số lượng nhất định các dụng cụ tiêm
21
chích [80], [95].
Cận Sahara Châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng dịch AIDS nặng nề
nhất. Trong năm 2007 đã có trên 75% người nhiễm HIV trên toàn cầu sống
trong khu vực này. Tiêm chích ma túy và sử dụng chung các dụng cụ tiêm
chích là nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV ở khu vực này [107], [112].
Đến năm 2010, Cận Sahara Châu Phi vẫn chiếm 70% các ca nhiễm HIV mới
và dịch tiếp tục xảy ra nghiêm trọng nhất là ở miền Nam Châu Phi, Nam Phi.
Tại hai khu vực này hiện có khoảng 5,6 triệu người sống chung với HIV
nhiều hơn bất kỳ tại quốc gia nào khác trên thế giới. Gần một nửa số ca tử
vong do các bệnh liên quan đến AIDS trong năm 2010 xảy ra ở Nam Phi.
AIDS đã cướp đi ít nhất một triệu người mỗi năm ở tiểu bang Sahara Châu
Phi kể từ năm 1998. Caribbean là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao đứng thứ hai
sau cận Sahara Châu Phi, mặc dù dịch đã diễn biến chậm lại đáng kể từ giữa
những năm 1990. Ở khu vực Caribbean, số nhiễm HIV mới đã giảm một phần
ba từ năm 2001 và tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm khoảng 25% ở Cộng hòa
Dominica và Jamaica [104].
Ở Đông Âu và Trung Á, gần 90% số ca nhiễm HIV mới là từ hai quốc
gia: Cộng hòa Liên bang Nga (chiếm 66,0%) và Ukraine (chiếm 21,0%). Tại
những nơi khác; Azerbaijan, Georgia, Kyrgyzstan, Cộng hòa Moldova và
Uzbekistan số ca nhiễm HIV mới hàng năm cũng đang tăng. Trong số ca
nhiễm HIV mới năm 2006 có 62% là do TCMT và chỉ có 37% do QHTD.
Đông Nam Ukraine vẫn tiếp tục là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc
biệt tại các vùng Dnipropetrovsk, Donetsk, Mikolaiv, Odessa, Cộng hòa tự trị
Crimea, thủ đô Kiev. Trong các cuộc điều tra trọng điểm tại sáu thành phố
trong năm 2007, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm TCMT từ 10,0% ở Lugansk
lên đến 13,0% ở Kiev và 89% ở Krivoi Rog [106]. Theo báo cáo Tổ chức
phòng, chống AIDS Liên Hợp Quốc năm 2008, ở khu vực này 62% người
nhiễm HIV là do hành vi dùng chung BKT khi TCMT. Tại Nga tỷ lệ nhiễm
22
HIV trong nhóm tiêm chích là hơn 70% ở Biysk vào năm 2005. Tại Ukraine,
tỷ lệ cũng khá cao trong nhóm NCMT: các khảo sát ở nhóm TCMT cho thấy
tỷ lệ tăng từ 11% năm 2001 lên 17% vào năm 2006 [107]. Tần suất dùng
chung BKT, số lượng bạn chích chung, và tại nơi có hiện tượng dùng chung
BKT đều ảnh hưởng tới nguy cơ lây nhiễm HIV.
Theo báo cáo UNAIDS năm 2012 có khoảng 3 triệu người nhiễm HIV
tương ứng với khoảng 30% thuộc các khu vực khác bên ngoài Châu Phi cận
Sahara được cho là do tiêm chích ma túy. Ở Đông Âu và Trung Á, 80%
trường hợp nhiễm HIV là người NCMT. Tỷ lệ nhiễm HIV mới ở khu vực này
đã tăng lên hơn 250% từ năm 2001 đến năm 2010 [100].
Tại Châu Á, Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất, với
nhiều xu hướng dịch khác nhau. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm tại Cam-pu-chia,
Myanmar và Thái Lan có dấu hiệu giảm, thì tại In-đô-nê-xi-a (đặc biệt tại tỉnh
Papua) và Việt Nam, tỷ lệ này lại đang tăng cao. Trong năm 2007, trên toàn
Châu Á có khoảng 4,9 triệu người sống với HIV, trong đó có 440000 người
nhiễm mới. Tại Trung Quốc, tất cả các tỉnh đều có ca nhiễm HIV và tập trung
nhiều nhất ở Hà Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tân Cương, Vân Nam.
Khoảng 1/2 số người sống với HIV tại Trung Quốc năm 2006 bị lây nhiễm
qua dùng chung dụng cụ TCMT. Nguyên nhân chính gây dịch hiện vẫn là qua
đường TCMT và sự chồng chéo giữa người NCMT có QHTD với GMD là
một yếu tố quan trọng gây ra dịch ở Trung Quốc. Tại Ấn Độ, HIV dường như
đang lan tràn chủ yếu qua QHTD không an toàn giữa người bán dâm, khách
mua dâm và bạn tình của họ. Tại một số bang: Tamil Nadu, Maharashtra,
Karnataka và Andhra Pradesh, nhiễm HIV tập trung chủ yếu trong nhóm
GMD. Nhưng tại một số bang khác thì tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng trong nhóm
TCMT và sử dụng chung BKT là yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV phổ biến
nhất ở Đông Bắc Ấn Độ. Tại Pakistan, tỷ lệ nhiễm HIV cũng chủ yếu trong
nhóm TCMT. Nghiên cứu ở Karachi cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm
23
TCMT đã tăng từ dưới 1% vào đầu năm 2004 lên 26% vào tháng 3 năm 2005,
một số nghiên cứu khác cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã lên
tới 24% tại Quetta, 12% tại Sargodha, gần 10% tại Faisalabad [106]. Đến năm
2010, Châu Á vẫn là nơi có số người NCMT nhiều nhất, chiếm 1/4 số người
NCMT trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của dịch HIV ở nhiều quốc gia
Châu Á là do sử dụng ma túy và 16% số người TCMT đang sống với HIV
[67]. Tại Thái Lan, một nghiên cứu ở 3 tỉnh/thành phố Bangkok, Chiang Mai
và Songkla cho thấy: tỷ lệ nhiễm HIV ở người TCMT là 21,9%, tỷ lệ sử dụng
BKT sạch là 77,8% và sử dụng BCS là 46,1% [94].
Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV ở một số quốc gia có giảm nhất định, nhưng số
người sống chung với HIV vẫn tiếp tục tăng trên thế giới. Năm 2005, có thêm
5 triệu ca nhiễm mới. Số người sống chung với HIV trên toàn cầu đã đạt mức
cao nhất với khoảng 40,3 triệu người vào năm 2002, tăng từ khoảng 37,5 triệu
vào năm 2003 [111]. Theo báo cáo toàn cầu năm 2006 dịch AIDS tiếp tục xấu
đi tại nhiều quốc gia. Ấn Độ là nơi có số lượng mắc AIDS nhiều nhất: 5,7
triệu vào năm 2005. Sub-Saharan Africa là nơi có tỷ lệ bình quân người bị
nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên thế giới [105]. Năm 2009 ước tính Châu Á có
khoảng 4,9 triệu người sống chung với HIV. Ở nhiều khu vực trên thế giới, tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT đã tăng trên 40%. Người NCMT lại
thường xuyên có hành vi tình dục không an toàn và họ có rất nhiều bạn tình,
HIV lan truyền qua đường tình dục từ những người NCMT bị nhiễm HIV
sang các bạn tình của họ cũng đã trở thành một đường lây truyền quan trọng.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa TCMT, mại dâm và các
hành vi tình dục có nguy cơ dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV cao trong số những
người mại dâm đồng thời có sử dụng ma tuý [66]. Một số kết quả các nghiên
cứu cho thấy: ở Trung Quốc khoảng 56% phụ nữ bán dâm có TCMT và nhiều
người nam giới tiêm chích mua dâm và họ thường không sử dụng BCS. Một
cuộc khảo sát tiến hành vào năm 2005 - 2006 tại một số khu vực ở Việt Nam,
24
cho kết quả từ 20% đến 40% số người TCMT đã mua dâm trong 12 tháng
trước đó và đến 60% cho biết họ thường xuyên có QHTD với bạn tình thường
xuyên và chỉ có 16% - 36% nói rằng họ luôn sử dụng bao cao su với bạn tình
thường xuyên. Sự chồng chéo giữa TCMT và QHTD cũng là một hiện tượng
đáng lo ngại làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV [107].
Tiêm chích ma túy hiện nay xảy ra ở ít nhất 158 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Các dữ liệu mới nhất ước tính 15,9 triệu (khoảng 11 đến 21
triệu) người TCMT trên toàn cầu. Các quần thể TCMT lớn nhất tập trung chủ
yếu ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga. Trong đó 120 nước có báo cáo về nhiễm
HIV ở những người TCMT. Tám nước: Argentina, Brazil, Estonia, Indonesia,
Kenya, Myanmar, Nepal và Thái Lan có tỷ lệ nhiễm HIV ở những người
TCMT là hơn 40% [67]. Tại Argentina, TCMT chỉ chiếm khoảng 5% số
nhiễm HIV mới. ở Buenos Aires từ năm 2003 và 2005, mức độ lây nhiễm
HIV ở những người TCMT đã giảm ở một số thành phố của Brazil. Đáng chú
ý lây nhiễm HIV đã xảy ra trong nhóm TCMT tại các thủ đô của Paraguay là
12,0% và Uruguay là 19,0%. Nhiễm HIV mới trong nhóm TCMT Tại Hoa Kỳ
là 18,0% (năm 2005) và tại Canada là 19,0% (năm 2006) [107], [113]. Tuyên
bố Chính trị năm 2011 của Tổ chức phòng, chống AIDS Liên hợp Quốc
(UNAIDS) đã đặt ra mục tiêu 15 triệu người sống chung với HIV được điều
trị và loại bỏ các ca nhiễm HIV mới ở trẻ em vào năm 2015, nhưng hành động
cần thiết hơn là giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm GMD và HIV trong
những người TCMT [110].
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 30 tháng 6 năm 2015, trên toàn
quốc lũy tích số người nhiễm HIV đang còn sống 227114 người, số bệnh
nhân AIDS là 71115 và số tử vong 74442 người. So sánh với cùng kỳ năm
2014, số ca nhiễm HIV phát hiện của năm 2015 giảm 47% (1341 trường hợp);
số AIDS được phát hiện giảm 49% (797 trường hợp); số trường hợp tử vong
25
được phát hiện tăng gấp 2,2 lần (772 trường hợp). Trong số người nhiễm HIV
phát hiện tập trung chủ yếu ở nam giới (66%), nữ giới (34%). Mặc dù trong
những năm gần đây lây truyền HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng
mạnh mẽ, lây nhiễm qua tiêm chích ma tuý không an toàn vẫn là nguyên nhân
chủ yếu. Có gần 40% người được phát hiện nhiễm HIV là người tiêm chích
ma tuý. Rất nhiều trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục là bạn tình của
người đã từng tiêm chích ma tuý. Vì vậy tiêm chích ma tuý không an toàn
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tiếp tục duy trì dịch HIV tại
Việt Nam. Mặt khác diễn biến của việc sử dụng ma tuý ở Việt Nam ngày càng
phức tạp trong đó việc sử dụng các chất ma tuý tổng hợp như ma tuý đá
(crystal methamphetamine), ecstasy hay ketamine là những chất có ảnh hưởng
lâu dài đến sức khoẻ (bao gồm nguy cơ lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục
không an toàn) ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ ở các thành phố
lớn [21], [51]. Theo báo cáo của Bộ Công an, cả nước có trên 180000 người
nghiện, số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang
cai nghiện trong các cơ sở Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội là 22,4%; số
đang trong các trại giam, trại tạm giam, Nhà tạm giữ là 13,1%. Tại Hà Nội, có
trên 10% số người nghiện có sử dụng ma túy tổng hợp như Amphetamin, hồng
phiến... Dự báo trong thời gian tới, tình hình và hoạt động của tội phạm ma
túy vẫn tiếp tục phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.
Số lượng người sử dụng ma tuý cũng đang phát triển và được báo cáo ở hầu
hết các tỉnh thành của Việt Nam [6]. Sự lan truyền HIV trong quần thể người
NCMT tùy thuộc vào việc dùng chung BKT và việc thực hiện khử trùng
BKT. Nhiều nghiên cứu khẳng định khi đứng trước một sự lựa chọn là không
tiêm hoặc tiêm với một kim tiêm nhiễm khuẩn, thì người NCMT sẽ chọn tiêm
với chiếc kim tiêm nhiễm khuẩn [48], [55].
Thuốc phiện và heroin là hai loại ma túy cũng được sử dụng khá phổ
biến ở Việt Nam. Hiện nay ma túy được sử dụng nhiều nhất là heroin chiếm