Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại trại giống lợn tân thái đồng hỷ - thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 96 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THÚY HẰNG


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI
TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











Thái Nguyên, năm 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THÚY HẰNG


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI
TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Hữu Dũng







Thái Nguyên, năm 2014




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi
, các thông tin trích dẫn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn









ii
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân
thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng,

luận văn.
, Phòng Quản lý đào tạo
.
, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm
cơ sở cho luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.

9 năm 2014
Tác giả luận văn







iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng trong chăn nuôi lợn 4
1.1.2. Một số công thức lai tạo con đực lai thương phẩm 2,3,4 và 5 máu ngoại.11
1.1.3. Đặc điểm và khả năng sản xuất của một số giống lợn ngoại. 13

1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh lý sinh dục của lợn đực 15
1.1.5. Sử dụng lợn đực lai trong lai tạo lợn thương phẩm 20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 29
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 32
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.3. Nội dung nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 36
2.4.2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng 37
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 38
2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 39
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 45




iv
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1.Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và sức sản xuất của 3 tổ hợp đực lai
thí nghiệm. 46
3.1.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn 46
3.1.2. Độ dày mỡ lưng 47
3.1.3. Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của 3 tổ hợp
đực lai thí nghiệm. 48
3.1.4. Kết quả khảo sát năng suất của các tổ hợp đực lai thí nghiệm. 49
3.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến
56 ngày tuổi 54

3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi. 54
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi. 57
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi. 58
3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi 60
3.3. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng và sức sản xuất của lợn thịt thí
nghiệm. 62
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm 62
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm. 64
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm. 67
3.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt thí nghiệm 68
3.3.5. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt của lợn thịt thí nghiệm 70
3.3.6. Thành phần hóa học của lợn thịt thí nghiệm. 72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Tồn tại 74
3. Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75




v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Du : Giống lợn Duroc
DP : Lợn lai giữa Duroc và Pietrain
H : Giống lợn Hampshire
Lr : Giống lợn Landrace
LW : Giống lợn LargeWhite
LrYr hoặc (Lr×Yr) : Lợn lai giữa Landrace và Yorkshire

Pi : Giống lợn Pietrain
PD : Lợn lai giữa Pietrain và Duroc
PD×Lr : Lợn lai giữa PiDu và Landrace
PD×Yr : Lợn lai giữa PiDu và Yorkshire
Yr : Giống lợn Yorkshire
(Yr×Lr) : Lợn lai giữa Yorkshire và Landrace

Cs :
KLCS : Khối lượng cai sữa
KLSS : Khối lượng sơ sinh
TCVN :
TTTA : Tiêu tốn thức ăn
SCĐRCS/ổ :
SCSS :




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sơ đồ công thức lai thí nghiệm 36
Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của ba tổ hợp đực lai 46
Bảng 3.2. Độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai DP, PD và LP 47
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của 3 tổ hợp lợn đực lai thí nghiệm 48
Bảng 3.4. Một số kết quả khảo sát năng suất của các tổ hợp đực lai thí nghiệm 49
Bảng 3.5. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi 54
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi 57
Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56
ngày tuổi (%) 58

Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm/kg lợn con cai sữa 60
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn thí nghiệm từ cai sữa đến 56 ngày tuổi 60
Bảng 3.10. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm (kg/con) 62
Bảng 3.11. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm (g/con/ngày) 64
Bảng 3.12. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm (%) 67
Bảng 3.13. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt thí nghiệm (kg) 68
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt thí nghiệm 69
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thịt thí nghiệm 70
Bảng 3.16. Thành phần hóa học của lợn thịt thí nghiệm (%). 72




vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ lai hai giống (50%) 11
Hình 1.2. Sơ đồ lai giữa hai giống (75%) 12
Hình 1.3. Sơ đồ lai tạo sản phẩm 4, 5 giống 13
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56
ngày tuổi 54
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ sơ
sinh đến 56 ngày tuổi 58
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ sơ
sinh đến 56 ngày tuổi 59
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm 64
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm
(g/con/ngày) 66
Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm (%) 67





1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi công tác giống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, do vậy việc cải tiến chất lượng con
giống là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Hiện nay, việc nhân giống và lai tạo giống được các nhà khoa học quan tâm
trong việc phát triển chăn nuôi lợn, các thế hệ con lai ra đời có năng suất sinh sản
cao, tăng trọng nhanh, sức chống đỡ với bệnh tật, chi phí thức ăn giảm và tỷ lệ thịt
nạc cao, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc phục vụ cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu. Theo kết quả điều tra của Vũ Đình Tôn và cs (2007) [24] ở các hộ
chăn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy, việc sử dụng đực lai là khá cao, chiếm
36% trong cơ cấu đực giống. Các đực lai phối giống với lợn nái các giống ngoại
(nái thuần Landrace (Lr) chiếm 15,60% và Yorkshire (Yr) chiếm 18,9%) để tạo ra
con lai 3 máu có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp
(Phan Xuân Hảo và cs, 2009 [11]).
Thái Nguyên là một tỉnh có nghề chăn nuôi lợn phát triển. Năm 2014
đàn lợn: 62.000 con, mục tiêu đến năm 2015 đàn lợn: 690.000 con (trong đó
lợn nái 104.800 con; lợn thịt 550.200 con; 255 trang trại lợn), đến năm 2020
đàn lợn: 800.000 con (trong đó lợn nái 128.000 con; lợn thịt 672.000 con).
Chăn nuôi trang trại tăng bình quân 10%/năm. Đàn lợn nạc hóa trên 60%; nái
ngoại chiếm 30%, nái lai trên 60%. (Theo Quyết định Phê duyệt Đề án phát
triển chăn nuôi giai đoạn 2013 - 2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013
[37]). Với mục tiêu phát triển đàn lợn cả về số lượng và chất lượng thì nhu
cầu đực lai cao sản tạo ra đời con thương phẩm có năng suất, chất lượng cao
là vấn đề đang được các nhà chăn nuôi quan tâm. Hơn nữa, hiện nay người

dân chăn nuôi lợn có nhu cầu lớn về con đực lai thương phẩm.




2
Năm 2013 đã có nghiên cứu về con đực lai 50% (Pi x Du) để sản xuất lợn
thương phẩm. Kết quả cho thấy: khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng thấp, sức đề kháng cao và đặc điểm nổi bật con lai thương
phẩm có tỷ lệ thịt nạc cao. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong sản xuất lợn
thương phẩm chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nâng tỷ lệ đực lai lên 75% DP
(75%D; 25%DP); PD (75%P; 25%PD); LP (75%L; 25%LP), nhằm đáp ứng
yêu cầu thực tế sản xuất của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh về năng suất và
chất lượng thịt.
Trên cơ sở đó, để có căn cứ khuyến cáo sử dụng các tổ hợp đực lai cuối
cùng cho người chăn nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại Trại giống lợn
Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng sản xuất của ba tổ hợp đực lai cuối cùng: DP (75%D;
25%DP); PD (75%P; 25%PD); LP (75%L; 25%LP) nuôi tại Trại giống lợn
Tân Thái và sức sản xuất của con lai thương phẩm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tổ hợp đực lai cuối cùng cho năng suất, chất lượng cao
nhất và khảo sát khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, sức sản xuất thịt con
lai thương phẩm của 3 công thức lai.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thông tin khoa học về khả năng sản xuất
của ba tổ hợp đực lai cuối cùng DP; PD; LP và khả năng sinh trưởng, sức sản

xuất thịt của con lai thương phẩm.




3
Ý nghĩa thực tiễn: Xác định tổ hợp đực lai tốt nhất, để khuyến cáo người
chăn nuôi sử dụng trong công tác giống, tạo ra con lai thương phẩm có sức
sản xuất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.





























4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Ưu thế lai và ứng dụng trong chăn nuôi lợn
1.1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Trong chăn nuôi lợn, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến
năng suất chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi. Công tác giống là công tác
kiến thiết cơ bản, trong đó phải đảm bảo phát triển cả hai mặt, tăng nhanh về số
lượng đàn, đồng thời thường xuyên ổn định, nâng cao năng suất chất lượng đàn
lợn. Hai mặt này có liên quan chặt chẽ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong
công tác giống gia súc thì nhân giống thuần chủng có ý nghĩa quan trọng trong
việc cải tạo và hoàn thiện giống. Tuy
quả trong chăn nuôi nh , 2006) [35].
Để có được những con giống tốt, các nhà làm công tác giống đều hướng
vào việc chọn lọc, ghép đôi giao phối những con giống tốt theo định hướng
sản xuất. Duy trì các đặc tính tốt của từng giống, loại bỏ các đặc tính di truyền
xấu, bổ sung các đặc tính di truyền tốt thì cần áp dụng đồng thời các biện
pháp chọn lọc thuần chủng và lai tạo giống đặc biệt với những tính trạng có
hệ số di truyền cao (h
2
> 0,5).

Khác với gen quy định tính trạng chất lượng ở gia súc, các gen quy
định tính trạng số lượng không biểu hiện như nhau trong các điều kiện khác
nhau. Như cùng một giống lợn nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện giống
nhau thì khả năng tăng trọng và thành phần thịt xẻ của chúng tương đương
nhau, nhưng khi nuôi dưỡng chúng trong những điều kiện khác nhau thì khả
năng tăng trọng và thành phần thịt xẻ của chúng rất khác nhau. Điều này có




5
thể giải thích do các cá thể đều nhận từ bố, mẹ một hệ thống gen quy định
nào đó và được xem như là nhận được khả năng di truyền. Tuy nhiên khả
năng di truyền đó có thể được thể hiện hay không là tuỳ thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh.
Theo di truyền học, kiểu hình là kết quả tác dụng của kiểu gen với điều
kiện ngoại cảnh.

P = G + E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình
G: Giá trị kiểu gen
E: Điều kiện ngoại cảnh.
Tuỳ theo phương hướng tác động của các gen alen mà giá trị kiểu gen có
thể bao gồm các thành phần khác nhau.
G = A + D+ I
“A” Gọi là giá trị cộng gộp, thành phần quan trọng nhất cố định không
thay đổi có thể di chuyển được và còn được gọi là giá trị giống của cá thể
(Breeding value) là cơ sở di truyền của việc chọn giống.
“D” là tính trội (Dominance) là tác động trội của các cặp alen trong
cùng 1 locus nên không có tính trội thì giá trị di truyền và giá trị cộng gộp là

trùng nhau. Khi xem xét 1 locus duy nhất sự khác nhau giữa giá trị kiểu gen
và giá trị giống A và giá trị di truyền đó chính là sự sai lệch trội D.
Do vậy G = A + D
“I” là các gen của các cặp gen hoặc cùng alen sai lệch tương tác nên kiểu
gen là do từ 2 locus trở lên cấu thành giá trị kiểu gen có thể thêm 1 sai lệch do
sự tương tác giữa các gen trong các locus khác nhau.
Ngày nay, qua các công trình nghiên cứu đều cho thấy, các tính trạng số
lượng mà phần lớn là các tính trạng có ý nghĩa kinh tế như: mức tiêu tốn thức
ăn, khả năng tăng trọng… đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Điều




6
này là do các biến dị di truyền như biến dị di truyền cộng gộp, tương tác gen
đem lại. Những tính trạng di truyền thấp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
ngoại cảnh (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1998) [33]. Đối với các tính trạng số
lượng như khả năng tích luỹ nạc, các gen đồng hợp tử quyết định tính trạng này
tăng lên thì khả năng tích luỹ nạc cũng tăng lên. Theo lý thuyết, ở đàn lợn
thuần chủng (chủ yếu ở lợn ngoại), hầu hết có các gen quyết định khả năng tích
luỹ nạc. Khi ta chọn các dòng, giống lợn có khả năng tích luỹ nạc cao cho giao
phối với nhau qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến tăng số gen tương đồng trong dòng.
Đây chính là phương pháp mà các nhà chọn giống sử dụng để cải tiến nâng cao
tỷ lệ nạc ở lợn trong công tác giống hiện nay.
Cải tiến di truyền nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, chủ yếu là tăng
năng suất được thực hiện qua các bước:
- Chọn lọc: Lựa chọn các con vật tốt để làm giống.
- Hệ thống giao phối: Tổ chức giao phối giữa các con giống đã được
chọn lọc.
Trong quá trình lai tạo giữa các giống khác nhau thường xảy ra sự thay

đổi nhanh chóng tính di truyền. Đó là những thay đổi về hình thể và sinh lý
của con lai do một tổ hợp mới về di truyền được tạo ra đã làm tăng sức sống
và khả năng sinh trưởng, sinh sản của đời con người ta gọi đó là ưu thế lai.
Ưu thế lai đã được Shull nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm
1914. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi ở
động vật và thực vật. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng
liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và
năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nước chăn
nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai. Chính vì vậy, ưu thế lai
đang được coi là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành
sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế có khi ưu thế lai bằng không khi




7
năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ và không phải
bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền và độ
lớn của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền của tính trạng. Các tính trạng
có hệ số di truyền thấp sẽ có ưu thế lai cao và những tính trạng có hệ số di
truyền cao sẽ có ưu thế lai thấp. Để nhận được ưu thế lai tối đa, cần đảm bảo
chắc chắn là con bố và con mẹ là 2 giống thuần khác nhau. Nếu con bố và con
mẹ là con lai thì ưu thế lai sẽ bị giảm đi.
Ở lợn có 3 loại ưu thế:
Ưu thế lai của con mẹ: thể hiện đối với các cá thể đời con, rõ nhất là thời
kỳ lợn con phụ thuộc vào lợn mẹ như từ khi lợn mẹ chửa cho đến khi cai sữa
lợn con (các tính trạng sinh sản được cải thiện như số con sơ sinh, khối lượng
toàn ổ lúc 21 ngày tuổi, khoảng cách lứa đẻ ) Chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái
là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng.
Ưu thế lai của con lai: có lợi cho chính bản thân chúng thể hiện ở tăng

khối lượng, sức sống, đặc biệt là sau khi cai sữa.
Ưu thế lai của đực giống lai được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con
đực từ kết quả giao phối. Ưu thế lai của lợn đực giống được thể hiện rất hạn
chế. So sánh về năng xuất sinh sản của lợn cái lai (L x LW) phối với lợn đực
thuần và lợn đực lai, kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hưởng đến số con
đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi, nhưng khối lượng lợn con sơ
sinh của lợn đực giống lai cao hơn lợn đực giống thuần.
Hiện nay phương pháp lai tạo vẫn chưa hoàn hảo vì chưa biết được, dự
đoán được tổ hợp lai các cha mẹ nào cho ưu thế lai cao nhất, vì vậy phải
nghiên cứu tiếp sự tương quan giữa khả năng phối hợp và ưu thế lai.
Để đạt được ưu thế lai tối đa thì nhà chọn tạo và lai giống cần tối ưu hóa
các yếu tố để tạo cơ sở khoa học cho tăng năng suất chăn nuôi. Thông thường
ưu thế lai chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:




8
* Tổ hợp lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai. Theo Trần Kim
Anh (2000) [1], ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái
ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể
ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau
cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống,
tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10%, khi
lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 - 15%, số
con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng được 1
kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) [47].
* Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có
khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền
thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản

có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế
lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một
biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: số con đẻ ra/ổ có ưu thế
lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể
9%, ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá
thể 12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000) [69].
* Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa
hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu
thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu.
Thông thường thì các giống có nguồn gốc càng xa nhau về điều kiện địa
lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc
đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc,
cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu thế lai.
* Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc: Trong điều kiện, mức độ chăm sóc nuôi
dưỡng tốt thì ưu thế lai có được sẽ cao hơn trong điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém.




9
Ưu thế lai là phần năng suất trội của con lai so với trung bình của bố mẹ.
Phần trội này ở mức lớn đối với tính trạng như sinh sản, trung bình với các
tính trạng như sinh trưởng và thấp đối với tính trạng như hiệu quả sử dụng
thức ăn và chất lượng thịt. Con lai có thể có số con đẻ ra/ổ tăng khoảng 8%,
khối lượng/ổ lúc 21 ngày tăng thêm khoảng 28%, và số ngày nuôi để đạt
trọng lượng 100 kg giảm khoảng 7% so với con thuần. Còn hiệu suất sử dụng
thức ăn và các đặc điểm về chất lượng thịt có khác một ít so với con thuần.
Có nhiều thuyết khác nhau giải thích ưu thế lai, song có một số thuyết
được nhiều đồng thuận hơn cả, đó là thuyết trội và thuyết siêu trội.

- Thuyết trội: Trong điều kiện chọn lọc lâu dài, gen trội và các gen lặn
(phần lớn các gen có lợi), qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả 2 bên bố
mẹ tổ hợp ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn hẳn bố mẹ.
- Thuyết siêu trội: Tác động của các cặp alen dị hợp tử Aa là lớn hơn tác
động của các cặp alen đồng hợp tử AA và aa.
Aa>AA>aa
1.1.1.2. Ứng dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Trước đây, trong chăn nuôi quảng canh người ta thường nuôi lợn nội có
tỷ lệ nạc thấp, tận dụng thức ăn thừa, phế phụ phẩm nông nghiệp. Khi nhu cầu
về thịt nạc tăng thì các nhà chăn nuôi chú ý đến việc lai tạo với các giống lợn
ngoại cao sản, nuôi thuần các giống lợn ngoại siêu nạc.
Những năm gần đây, nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao đã được
nhập nội vào Việt Nam. Đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả các chương
trình giống tối ưu, việc nâng cao chất lượng lợn giống đã và đang được tiến
hành một cách tích cực. Đàn lợn cụ kỵ nhập nội này đã được nuôi thích
nghi và sử dụng trong nhiều năm qua và nay được làm tươi máu nhằm nâng
cao năng suất. Lai tạo là




10
-
, 2006) [35
.
Khi nghiên cứu về ưu thế lai thành phần đóng góp vào tổ hợp lai giữa 3
giống lợn Móng Cái, Landrace và Lager White trên tính trạng tăng khối lượng
tại đồng bằng Sông Hồng, Nguyễn Văn Đức và cs (2001) [8] đã cho biết các
ưu thế lai thành phần trực tiếp và ưu thế lai của mẹ lai đóng góp tương ứng là
33 và 12 g/ngày. Điều này chứng tỏ ở nhóm lợn lai 3 giống biểu hiện 6,23%

ưu thế lai trực tiếp và 2,26% ưu thế lai của cá thể mẹ lai về tính trạng tăng
khối lượng. Ưu thế lai tổng cộng của các tổ hợp lợn lai 3 giống đóng một vai
trò rất quan trọng trong chăn nuôi lợn, làm tăng 8,49% về tăng khối lượng so
với trung bình các lợn thuần chủng tạo nên chúng.
Nguyễn Thị Viễn và cs (2003) [39], nghiên cứu về ưu thế lai thành phần
về tốc độ tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai giữa các giống Landrace,
Duroc, Yorkshire đã công bố ưu thế lai thành phần Dd, Db và Dm đóng góp
vào các tổ hợp lai 29; 25 và 9g/ngày. Trong nghiên cứu của tác giả này đã xác
định được ưu thế lai thành phần trực tiếp, bố lai và mẹ lai, giá trị giống chẩn
đoán và giá trị thực tế về tăng khối lượng của các tổ hợp lai giữa 3 giống này.
5 giống do công ty PIC thực hiện, 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11 (giống
Yorkshire chuyên hóa theo tăng khối lượng, tỷ lệ nạc), dòng L06 (giống
Landrace chuyên hóa theo khả năng sinh sản) và dòng L64 (giống Pietrain
chuyên hóa theo tỷ lệ nạc cao) và 2 dòng tổng hợp là L19 và L95 hiện nay đang
được sử dụng để tạo ra các dòng giống tốt có tiềm năng năng suất và chất
lượng cao.




11
Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 và 5 giống, người ta thường cho lợn đực
giống dòng 402 lai với lợn nái CA và C22. Lợn đực 402 được tạo ra từ việc
cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và lợn nái dòng L11. Lợn nái C22 và CA
thuộc cấp giống bố mẹ được tạo ra bằng cách cho lai giữa lợn đực L19 với lợn
nái C1050 và C1230.
. Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 hoặc 5 giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt tỷ lệ nạc cao, phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp hiện
nay, được thị trường ưa chuộng.
Sản xuất lợn thương phẩm dựa vào hệ thống lai, tức là cho giao phối các

cá thể khác giống để khai thác ưu thế lai và ưu thế riêng của từng giống. Ngày
nay để tăng năng suất của lợn lai thương phẩm người ta dùng giống có sức sinh
trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn ít tạo ra lợn đực thương phẩm,
và con giống có khả năng sinh sản tốt để làm đàn nái sinh sản tạo ra lợn thịt
thương phẩm. Con lai thường sẽ có được những ưu điểm của bố mẹ như: nâng
cao tỷ lệ nạc, tăng tốc độ sinh trưởng, cải thiện độ dày mỡ lưng, Wysokinska
A, Kondracki S, (2004) [70].
1.1.2. Một số công thức lai tạo con lai thương phẩm 2,3,4 và 5 máu ngoại.
1.1.2.1. Lai giữa hai giống (50%).
Trong phương pháp này người ta cho giao phối giữa con đực và con cái
thuộc hai giống khác nhau để tạo ra con đực lai F1 làm giống để lai thương phẩm.








Hình 1.1: Sơ đồ lai hai giống (50%)
A
B
F1
F1 Đực lai thương
phẩm
50% A, 50%B





12
1.1.2.2. Lai giữa hai giống (75%)
Là phương pháp cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc hai giống
khác nhau để sản xuất ra con lai F1, sau đó dùng con cái F1 cho giao phối với
con đực thuần chủng để tạo ra con đực lai F2 làm giống để lai thương phẩm.









Hình 1.2: Sơ đồ lai giữa hai giống (75%)
1.1.2.3. Lai giữa bốn và năm giống
Là phương pháp lai trong đó trước tiên cho lai giữa hai giống A và B để
tạo ra con lai F
AB
, đồng thời lai giữa hai giống khác C và D để tạo ra con lai
F
CD
. Sau đó, cho lai hai con lai F
AB
và F
CD
với nhau để thu được con lai kép
F
ABCD
đem làm sản phẩm.

- Lợn lai 4 máu: Yorkshire - Landrace - Duroc - Pietrain, loại này phổ biến
ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Công thức này thường cho 2 giống lợn thành 1 cặp lai sau đó con của 2 cặp đã
kết hợp với nhau tạo ra con lai 4 máu. Cặp 1: Yr x Lr ⇒ F1 làm dòng mẹ. Cặp 2
Pietrain × Duroc (hoặc 1 dòng cái tổng hợp) để tạo ra dòng bố (hay còn gọi là
đực cuối - đực lai cuối cùng). Ví dụ: Đực 402 (PIC) đực Maxter; đực SP, đực
Pi4… của Công ty France Hybrides Việt Nam. Sau đó dòng mẹ ♀ × ♂ dòng bố
lai với nhau.
A
B
F1
A
AB
F2- Đực lai thương phẩm
75%A+ 25%B




13
- Lợn lai 5 máu: gồm các dòng L95 - L11 - L06 - L19 - L64. Hiện nay,
dòng giống lợn lai này được Trại giống cụ kỵ Tam Điệp - Ninh Bình của Viện
Chăn nuôi triển khai. Con giống loại này phổ biến ở một số tỉnh Đồng bằng
Sông Hồng (Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, ).


Hình 1.3: Sơ đồ lai tạo sản phẩm 4, 5 giống
1.1.3. Đặc điểm và khả năng sản xuất của một số giống lợn ngoại.
1.1.3.1. Giống lợn Landrace
Có nguồn gốc từ Đan Mạch lông da có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai

to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông, đùi rất phát
triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống
lợn tiêu biểu cho hướng nạc.
Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều và nuôi con khéo:
Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 - 12 con, khối lượng sơ sinh
(Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa (Pcs) từ 12 - 15 kg. Sức
tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6
L19
E,M
L95
Meishan
L06
Landrace
L11
Yorkshir
e
L64
Pietran
GP
(1230)
GPT
(1050)
L19
E,M
402
T
CA
C
C22
Z

5
máu
4
máu
GGP
(Cụ kỵ)
GP
(ông, bà)
PS
(Bố, mẹ)




14
tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 -
250kg. Lợn đực 300 - 320kg khi trưởng thành , 2005)
[37]. Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để thực hiện chương
trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
1.1.3.2. Giống Yorkshire
n có nguồn gốc từ
. Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con đốm
đen), đầu cổ hơi nhỏ và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía
trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú. Lợn có
khả năng sinh sản cao trung bình 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh
1,2kg/con, lợn có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh. Khi trưởng thành con
đực nặng tới 300 kg, con cái 250 kg, khả năng tăng trọng 700 g/con/ngày,
tiêu tốn thức ăn 3,0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%. Lợn nái Yorkshire
mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 - 10 con, trọng lượng
sơ sinh từ 1,0 - 1,8kg, sản lượng sữa cao, nuôi con giỏi. Đây là giống lợn

chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế.
1.1.3.3. Giống lợn Hampshire
Đây là giống lợn có nguồn gốc từ Mỹ. Lợn Hampshire có màu da lông
đen, một vành lông da trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực. Mình
ngắn, tai đứng, lưng hơi cong. Ở Mỹ, giống lợn Hampshire được coi là giống
chính. Tăng trọng trung bình 850 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,92 kg/kg tăng
khối lượng, trọng lượng lúc 114 kg là 175,4 ngày. Kiểm tra tăng thịt nạc 320
g/ngày, diện tích thăn thịt 33,66 cm
2

1.1.3.4. Giống lợn Duroc
Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc - Jersey) có nguồn gốc ở Bắc
Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một
tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có khả năng sinh




15
sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11
con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai
sữa 12 - 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày.
Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm sẫm đen, tai đứng, khả năng sinh
trưởng 785 g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91
kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt khối lượng 99,88 kg, dày
mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09 cm. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg,
con cái 250 - 280 kg. Duroc được coi là giống lợn tốt để thực hiện chương
trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
1.1.3.5. Giống Pietrain thuần
Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920. Lợn Pietrain là một

điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên lông da, năng suất ổn định.
đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc chắn, mình dài, vai-lưng-mông-đùi
rất phát triển, toàn thân trông như hình trụ. Lợn có tầm vóc trung bình và khả
năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt tỷ lệ nạc có thể đạt 66,7%. Khối lượng sơ
sinh 1,1 - 1,2 kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15 - 17 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100
kg. Lợn đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml, lợn cái có khả năng
sinh sản tương đối tốt, Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày. Khoảng cách giữa hai
lứa đẻ 165,1 ngày. Số con đẻ/lứa: 10,2. Số con cai sữa: 8,3. Số con cai
sữa/nái/năm: 18,3 con. Khả năng sinh trưởng giai đoạn từ 35 - 90 kg là
770g/ngày. Tiêu tốn thức ăn 2,58kg/kg tăng khối lượng. Dày mỡ lưng trung
bình 10,8 mm, trong khi Yorkshire và Landrace là 11,4mm và 12,2 mm. (theo
La génétique Procine Francaise 1986 -1988) [59]. Đây là giống lợn tiêu biểu
cho hướng nạc được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới.
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh lý sinh dục của lợn đực
Sự thành thục ở các giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace vào
khoảng 7 - 8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 70 - 80kg, các giống lợn nội




16
lúc 5 - 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể khoảng 25 - 30kg. Thời kì 4 - 8
tháng tuổi lợn ngoại và 2 - 6 tháng tuổi lợn nội tinh hoàn phát triển rất nhanh
để đạt tới độ thành thục sinh dục. Song ngoài ra độ thành thục sinh dục còn
phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể hơn là tuổi con vật. Nếu nuôi dưỡng, chăm
sóc tốt sẽ thành thục sớm hơn và ngược lại nuôi dưỡng kém sẽ kéo dài thời
gian thành thục sinh dục.
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng đến tuổi thành thục về tính của lợn
đực giống
Thông thường lợn đực giống ngoại sẽ thành thục trong giai đoạn từ 5 - 8

tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể đạt khoảng 80 - 120kg. Thời gian thành
thục về tính chịu ảnh hưởng của tuổi hơn là khối lượng cơ thể (Einarsson,
1975) (trích Nguyễn Thiện và cs, 2005) [34].
Như vậy, chế độ nuôi dưỡng lợn đực giống ở thời kỳ sinh trưởng có thể
vừa ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính và cả sự phát triển về tính dục. Tính
năng sinh sản của lợn đực giống được đánh giá qua ba chỉ tiêu: Tính hăng
(Libido); khả năng sản xuất tinh dịch (Sperm production) và khả năng sống,
thụ thai của tinh trùng.
1.1.4.2. Tuổi lợn đực giống và cường độ phối giống
Lợn đực giống ở các lứa tuổi khác nhau cho sức sản xuất tinh dịch khác
nhau. Ở lứa tuổi còn non (khi mới thành thục sinh dục) lượng tinh dịch xuất
một lần cũng như mật độ tinh trùng trong tinh dịch thấp.
Lợn đực ngoại lúc 8 tháng tuổi thể tích tinh dịch là 70 - 80 ml, nồng độ
tinh trùng trong tinh dịch là 180 - 200 triệu/ml, tỷ lệ kỳ hình 5 - 10%
(Feredean). Trong khi đó ở giai đoạn trưởng thành thì thể tích tinh dịch đạt
150 - 300 ml và nồng độ tinh trùng là 200 - 300 triệu/ml.
Lợn đực già hoạt động sinh dục kém, mất phản xạ sinh dục và phẩm chất
tinh dịch kém, tinh hoàn bị nhỏ lại, quá trình tạo tinh bị chậm trễ, con vật
không muốn giao phối (thường sử dụng khoảng 4 năm tuổi).

×