Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

PHÂN TÍCH TÍN HIỆU ĐIỆN TIM LOẠN NHỊP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


Chử Đức Hoàng


PHÂN TÍCH TÍN HIỆU ĐIỆN TIM LOẠN NHỊP

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 62520203



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ




Hà Nội - 2014



Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Thuận


Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Bình


Phản biện 2: PGS.TS Trần Đức Tân
Phản biện 3: TS. Phạm Văn Thuận

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội

Vào hồi ……. giờ, ngày … tháng … năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam

1

GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu
Tim là một thành phần rất quan trọng trong cơ thể con
người. Quá trình hoạt động ổn định của tim sẽ giúp cho cơ thể
khoẻ mạnh và duy trì sự sống. Biểu hiện của tim có thể cho
phép xác định được các trạng thái bệnh tật cơ bản của con
người. Quá trình phân tích tín hiệu điện tim có thể xác định
được chính xác khoảng 90% các biểu hiện thường gặp của
bệnh tim từ đó đưa ra các nhận đinh cơ bản về tình trạng sức
khoẻ của bệnh nhân. Luận văn tiến sĩ này sẽ tập trung nghiên
cứu phân tích tín hiệu điện tim của các bệnh nhân và đặc biệt là
các bệnh nhi bằng các thuật toán phân tích biến động khử
khuynh hướng tín hiệu động (DFA - Detrended Fluctuation
Analysis), các công cụ toán học Matlab, Ahrv, Kubios và
phương pháp luận khoa học để từ đó đưa ra phương pháp, giải

thuật xác định trạng thái bệnh tật phổ biến của bệnh nhân của
Việt nam cũng như trên thế giới.
Trong khoảng 40 năm qua, các kết quả nghiên cứu về phân
tích tín hiệu điện tim loạn nhịp (HRV - Heart Rate Variability)
của các nhà khoa học trên toàn thế giới đã làm sáng tỏ thêm về
cơ sở sinh lý học của tim và các quan hệ mật thiết của tín hiệu
điện tim loạn nhịp với các bệnh lý khác nhau. Tín hiệu tim nói
chung và tín hiệu tim loạn nhịp nói riêng được phân tích bằng
nhiều phương pháp khác nhau, được phân chia thành ba xu
hướng chính như sau:
1. Phân tích tín hiệu tim loạn nhịp trong miền thời gian, dùng
để tính toán các thông số cơ bản của tín hiệu như nhịp tim
trung bình, phân bố nhịp RR và các đặc trưng khác.
2. Phân tích tín hiệu tim loạn nhịp trong miền tần số cho phép
phân tích phổ tần số của tín hiệu nên có nhiều lựa chọn và
phương pháp đánh giá về tần số, hoặc về công suất, phổ của
tín hiệu.
2

3. Phân tích tín hiệu tim loạn nhịp trong miền phi tuyến, đây
là xu hướng đang được thực hiện phổ biến nhất hiện nay
đặc biệt là đối với các trường hợp theo dõi tín hiệu điện tim
trong thời gian dài với các đặc trưng về loạn nhịp tim.
Trong các các hướng phân tích đó, phương pháp DFA được
phát triển lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Peng C-K, từ đó đến
nay có nhiều ứng dụng, nghiên cứu và phát triển dựa theo đề
xuất của Peng C-K. Tính đến những năm gần đây vẫn có rất
nhiều các nghiên cứu khoa học về tín hiệu tim loạn nhịp trong
miền phi tuyến. Tất cả các nghiên cứu đó đều dựa trên quá
trình phân tích tín hiệu điện tim của nhiều người, căn cứ vào

những triệu chứng mắc phải và ảnh hưởng trưc tiếp tới tình
trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Thực tế này đòi hỏi có một
phương pháp phân tích xử lý các tín hiệu điện tim đo được
bằng các phương pháp khoa học cụ thể, để từ đó có thể chẩn
đoán được sớm nhất các tín hiệu loạn nhịp tim.
2. Lý do chọn đề tài luận án
Từ những phân tích ở trên cho thấy quá trình thu nhận,
phân tích, xử lý tín hiệu điện tim tại các nước phát triển đã đạt
được những phương pháp và kết quả quan trọng. Tại Việt Nam
cũng như các nước đang phát triển khác, mặc dù đã có những
hệ thống và thiết bị thu nhận, phân tích tín hiệu điện tim của
các hãng nổi tiếng trên thế giới nhưng mới dừng lại ở mức độ
thu nhận, hiển thị và phân tích các triệu chứng điển hình mà
chưa quan tâm đến các kết quả dự đoán sớm về tình trạng bệnh
nhân. Tác giả đề xuất thực hiện đề tài này với mục đích nghiên
cứu lựa chọn các phương pháp đánh giá phân tích tín hiệu tim
loạn nhịp trong thời gian dài. Tác giả đề xuất xây dựng mô
hình, quy trình xử lý, đánh giá chất lượng dữ liệu điện tim loạn
nhịp sau khi thu nhận và các yếu tố liên quan tới khả năng ứng
dụng vào thực tiễn đáp ứng các điều kiện và yêu cầu của Việt
Nam cũng như trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển.
3

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu được tiến hành đối với tín hiệu điện
tim thu nhận được trong thời gian dài của số lượng lớn bệnh
nhân tại Việt Nam, Mỹ và trên thế giới. Dữ liệu thống kê bao
gồm cả tín hiệu điện tim dưới dạng sóng, dạng ma trận nhịp R-

R, dạng tổng hợp loạn nhịp tim và tiểu sử bệnh nhân. Quá trình
phân tích tín hiệu điện tim chuẩn hoá chúng về dang ma trận
nhịp R-R để thực hiện phân tích xử lý bằng các giải thuật và
phương pháp xử lý tín hiệu số nhằm tìm ra đặc điểm đặc trưng
của dạng tín hiệu và loại bênh có trong tiểu sử.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nhiên cứu được lựa chọn để thực hiện luận
án là tổng hợp của các phương pháp thống kê, phân tích, xây
dựng giải thuật phân tích biến đổi tín hiệu, đo lường thực
nghiệm và đánh giá kết quả. Tác giả thực hiện nghiên cứu theo
phương pháp khoa học tại Bộ Môn Công Nghệ Điện Tử và Kỹ
Thuật Y Sinh, Viện Điện Tử Viễn Thông, Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội từ tháng 10 năm 2010, đây cũng chính là
nơi công tác của tác giả. Tại Việt Nam, dữ liệu điện tim holter
tại Việt Nam được tác giả trực tiếp thu thập từ ba bệnh viện
chuyên ngành về tim tại Hà Nội trong khoảng thời gian từ
tháng 01/2012 đến tháng 06/2012. Tại Mỹ, dữ liệu điện tim
holter và từ hệ thống monitor trung tâm tại Mỹ được thu thập
từ bệnh viện và phòng nghiên cứu tại bang Missouri, Mỹ trong
khoảng thời gian từ tháng 02/2013 đến tháng 08/2013 khi tác
giả tham gia thực hiện các nghiên cứu tại đây. Dữ liệu điện tim
theo tiêu chuẩn của Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về Máu,
Tim, Phổi( National Heart, Lung, and Blood Institute - NHLBI)
được thu thập, xử lý và phân tích lưu trữ và trích xuất theo tiêu
chuẩn của hệ thống CAST. Cơ sở dữ liệu này được tác giả
nghiên cứu, phân tích và sử dụng trong suốt thời gian thực hiện
đề tài từ 10/2010 đến 12/2013.
4

4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

Trong nước:
Tại Việt nam, nghiên cứu về tim và đặc biệt là nghiên
cứu về phân tích xử lý tín hiệu tim mới chỉ dừng lại ở việc thu
nhận tín hiệu tim thông thường, hiển thị các tín hiệu này một
cách đơn lẻ thông qua các thiết bị được thiết kế tại một số cơ sở
như Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh và một số đề tài nghiên cứu
do các đơn vị bên ngoài chủ trì. Các công trình nghiên cứu này
ít được sử dụng trong thực tế và hiệu quả không cao cho mục
đích khám chữa bệnh. Về mặt thực hành, quá trình nghiên cứu
điện tim và các bệnh liên quan đến tim cũng chỉ dừng lại ở mức
cơ bản và cận lâm sàng.
Trên thế giới:
Nghiên cứu về tim đã được tiến hành từ lâu trên thế
giới, tuy các nhà khoa học đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn,
đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chẩn đoán sớm các bệnh về
tim. Về lý thuyết, hiện nay các nghiên cứu về tin hiệu điện tim
trên thế giới đã đạt đến trình độ cao, cho phép có thể thu nhận
chính xác dữ liệu điện tim của bệnh nhân trong thời gian dài và
có thể xử lý theo thời gian thực thông qua hệ thống phần mềm
và thiết bị tiên tiến. Về mặt thực hành, quá trình nghiên cứu
lâm sàng, chẩn đoán, điều trị đã được tiến hành từ khá lâu và
đạt được nhiều thành tựu cụ thể. Các bác sĩ đã có thể thực hiện
tác động tới các cơ tim, khoang tim và van tim để điều chỉnh
chế độ hoạt động của tim. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm các
triệu chứng bệnh tật của tim dựa vào tín hiệu điện tim vẫn còn
đang trong quá trình phát triển và nghiên cứu.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
Quá trình thu nhận, xử lý, phân tích, chẩn đoán tín hiệu

điện tim trong khoảng thời gian dài là một trong những quy
5

trình phức tạp trên thế giới và hiện tại vẫn đang trong quá trình
thay đổi, phát triển. Tác giả đã tiến hành thực hiện luận án tại
các 03 cơ sở bệnh viện ở Việt Nam, 02 cơ sở y tế và trung tâm
nghiên cứu tại Mỹ, đồng thời có đối chiếu, so sánh với dữ liệu
trong bộ cơ sở dữ liệu CAST. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận
án được thể hiện như sau:
Mục tiêu:
1. Tổng hợp dữ liệu điện tim từ nhiều nguồn khác nhau tại
Việt Nam, Mỹ và trên thế giới, từ đó xây dựng bộ cơ sở dữ
liệu điện tim loạn nhịp với hơn 2400 véc tơ RR khác nhau,
phục vụ quá trình phân tích và nghiên cứu.
2. Cải thiện giải thuật phân tách phức hợp QRS tín hiệu điện
tim để từ đó tách được phức hợp QRS và xây dựng véc tơ
RR của tín hiệu tim loạn nhịp. Đây là cơ sở để thực hiện
các giải thuật phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp trong
thời gian dài bằng các phương pháp phân tích xử lý tín
hiệu.
3. Cải thiện giải thuật phân tích tín hiệu điện tim bằng
phương pháp DFA thành MDFA. Thực hiện theo dõi, phát
hiện, đánh giá và chẩn đoán sớm các hiện tượng bất thường
của bệnh nhân theo mức độ loạn nhịp tim và thời điểm xảy
ra loạn nhịp tim trong suốt thời gian theo dõi.
4. Xây dựng quy trình, thuật toán và công cụ biến đổi tín hiệu
điện tim loạn nhịp cho các bệnh nhân tại Việt nam về dạng
dữ liệu véc tơ RR để thử nghiệm quá trình phân tích, đánh
giá mức độ loạn nhịp của bệnh nhân với kết luận của bác sĩ.
Nhiệm vụ:

Trong quá trình thực hiện đề tài , tác giả có điều kiện làm
việc với các cơ sở y tế nổi tiếng ở Việt Nam, ở Mỹ cũng như đc
tiếp xúc với bộ dữ liệu điện tim CAST theo tiêu chuẩn của
6

Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về Máu, Tim, Phổi( National
Heart, Lung, and Blood Institute - NHLBI). Các nhiệm vụ mà
tác giả thực hiện như sau:
1. Thu nhận dữ liệu về tín hiệu điện tim loạn nhịp từ các
nguồn trong nước trên thế giới.
2. Đánh giá và phân tích thực trạng về dữ liệu điện tim thu
được từ các hệ thống và mô hình trên, đưa ra các hạn chế
về thu nhận, phân tích, xử lý và chẩn đoán sớm các bệnh
liên quan đến tim tại các bệnh viện chuyên khoa về tim.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp theo hướng tự động thu
nhận tín hiệu điện tim của bệnh nhân theo các tiêu chí:
- Dữ liệu thu nhận theo thời gian dài từ 24h đến 72h
- Nguồn dữ liệu thu nhận được từ Việt Nam và Mỹ
- Trích xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuẩn quốc tế
THU NHẬN DỮ LIỆU
Dạng dữ liệu điện tim thông thường
Dạng dữ liệu số sóng điện tim
Dạng dữ liệu số ma trận RR theo chuẩn quốc tế
PHÂN TÁCH PHỨC HỢP QRS
Phân tích dữ liệu điện tim thu nhận được nhằm xác định được
các đỉnh sóng P,Q,R,S,T,U.
Trích xuất ra các dữ liệu đỉnh sóng R
Trích lọc dữ liệu để tạo thành mà trận sóng RR
PHÂN TÍCH MA TRẬN RR DƯỚI MIỀN PHI TUYẾN BẰN

PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUYNH HƯỚNG ĐỘNG TÍN HIỆU
ĐỘNG (DFA ĐA TRỊ)
Thực hiện phân tích ma trận RR chủ yếu dưới miền phi tuyến.
Đề xuất xây dựng và cải thiện phép biến đổi DFA thành DFA đa
trị nhằm phân tích và đánh giá chi tiết hơn.
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU NHẬN VÀ PHÂN
TÍCH DỮ LIỆU ĐIỆN TIM TỰ ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Xây dựng quy trình thu nhận, biến đổi và phân tích tự động đối
với tín hiệu điện tim trong thời gian dài nhằm có được ma trận
RR cũng như các kết quả phân tích, đánh giá. Từ đó phục vụ
quá trình chẩn đoán sớm bệnh tật.
HỆ THỐNG DỰ ĐOÁN SỚM CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH
 Xây dựng quy trình và phương pháp tổng hợp thu nhận và
xử lý tín hiệu điện tim loạn nhịp.
 Xây dựng phần mềm phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp,
hỗ trợ chẩn đoán sớm các bệnh và triệu chứng liên quan
đến tim.
 Thiết kế và xây dựng hệ thống hoàn chỉnh gồm và phần
cứng, phần mềm và quy trình thu nhận, phân tích, chẩn
đoán sớm các bệnh liên quan đến tim.
PHÂN TÍCH MA
TRẬN RR DƯỚI
MIỀN THỜI GIAN VÀ
TẦN SỐ
Thực hiện phân tích
ma trận RR dưới miền
thời gian và tần số
nhằm có các kết quả
cơ bản để so sánh và
đối chiếu với các

phương pháp khác.
PHẦN THỰC
HIỆN CỦA
LUẬN ÁN
HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA
LUẬN ÁN

7

3. Cải thiện giải thuật phân tách phức hợp QRS trong tín hiệu
điện tim để từ đó tách được phức hợp QRS và xây dựng ma
trận R-R của tín hiệu tim loạn nhịp.
4. Cải thiện giải thuật phân tích tín hiệu điện tim bằng các
phương pháp tính toán phân tích khử khuynh hướng động
các tín hiệu động. Thực hiện theo dõi, phát hiện và đánh giá
các hiện tượng bất thường của bệnh nhân trong thời gian
dài thời gian dài 8h, 16h, 24 giờ hoặc 72 giờ. Đánh giá và
chẩn đoán sớm các hiện tượng bất thường của bệnh nhân
thông qua các giá trị tính toán đối với ma trận nhịp R-R
5. Đánh giá các kết quả phân tích đối với dữ liệu từ Việt nam,
từ Mỹ và từ Cơ sở dữ liệu chuẩn để từ đó đưa ra các đề
xuất về mô hình phân tích xử lý tín hiệu điện tim loạn nhịp
tại Việt Nam theo hướng hoàn toàn tự động, đáp ứng các
yêu cần chuẩn hóa của thế giới và phù hợp với đặc thù theo
dõi tín hiệu trong thời gian dài đối với bệnh nhân Việt
Nam.
6. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày gồm phần mở đầu, phần kết
luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phần phụ lục và 4 chương

nội dung. Kiến thức nền tảng được trình bày trong chương 1 và
chương 2. Các nội dung được đề xuất và thực hiện trong
chương 3 và chương 4 thể hiện toàn bộ đóng góp của luận án.
Mở đầu: Đây là phần mở đầu, nội dung chính của phần
này trình bày những khái niệm tổng quát nhất liên quan đến nội
dung nghiên cứu của luận án, lý do chọn đề tài nghiên cứu nay,
đối tượng và phương pháp nghiên cứu, tình hình nghiên cứu
trong nước và thế giới về lĩnh vực này, mục tiêu và nhiệm vụ
của luận án, ý nghĩa của luận án, các kết quả mới dự kiến đạt
được của luận án.
Chương 1: Trình bày tổng quan về cơ sở điện sinh lý
của tim và tín hiệu tim loạn nhịp. Trong phần này tác giả tập
8

trung đưa ra các kiến thức cơ bản về tín hiệu điện tim dựa trên
các cơ sở về hệ thống xử lý thông tin số. Tác giả trình bày các
khái niệm cơ bản tín hiệu tim loạn nhịp, phân loại chúng và mô
tả các đặc trưng của tín hiệu tim loạn nhịp. Khi tim hoạt động
xuất hiện dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim. Những dòng
điện này có thể ghi lại từ những điện cực đặt trên da. Như vậy
điện tim đồ thể hiện sự hoạt động điện của tim và có thể cho
biết tình trạng của tim, tần số, bản chất và sự phát sinh nhịp
tim, sự lan tỏa và hiệu quả của các hưng phấn cũng như cho
biết các rối loạn có thể có. Để thu được dòng điện tim, người ta
đặt những điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể. Tùy theo
vị trí đặt điện cực mà thu được các chuyển đạo khác nhau
nhằm nghiên cứu dòng điện tim bình thường và bệnh lý một
cách có lợi nhất.

Hình 1. 1: Sơ đồ thu nhận tín hiệu điện tim với 3 điểm đo tại tay

trái, tay phải và chân trái của bệnh nhân.
Đường biểu diễn điện tim ( điện tim đồ) gồm có 6 sóng nối
tiếp nhau với 6 chữ cái liên tiếp được đặt tên P, Q, R, S, T,U.
Ba sóng Q, R, S tập hợp lại thành phức bộ QRS. Dựa vào cơ
chế bệnh sinh của rối loạn nhịp tim, người ta chia thành 3
nhóm:
 Rối loạn quá trình tạo thành xung động: nhịp xoang
nhanh hoặc chậm, ngoại tâm thu, cuồng động và rung
 Rối loạn quá trình dẫn truyền xung động: Block xoang
nhĩ, Block nhĩ-thất, Block trong thất
9

 Kết hợp giữa rối loạn tạo thành xung động và dẫn
truyền xung động, phân ly nhĩ-thất, hội chứng quá kích
thích dẫn truyền sớm

Hình 1. 2: Các sóng tín hiệu điện tim cơ bản gồm P,Q,R,S,T,U và
các khoảng PR,ST,QT
Quá trình chẩn đoán các rối loạn về tim được thực hiện
thông qua các triệu chứng lâm sàng và các dữ liệu về điện tim,
nhịp thờ, độ bão hoà oxy của bệnh nhân. Trong khuôn khổ của
luận án này, tác giả hướng đến việc chẩn đoán sớm thông qua
phân tích các tín hiệu điện tim loạn nhịp của bệnh nhân trong
thời gian dài. Muốn có các thông tin chi tiết và các dự đoán về
bệnh tật thì yếu tố quyết định nhất vẫn là điện tim đồ. Tín
hiệu điện tim loạn nhịp có thể phân tích bằng nhiều phương
pháp khác nhau, được phân chia thành ba xu hướng chính là
Phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp trong miền thời gian, Phân
tích tín hiệu điện tim loạn nhịp trong miền tần số, Phân tích tín
hiệu điện tim loạn nhịp trong miền phi tuyến. Trong cả ba

hướng phân tích tín hiệu trong miền thời gian, tần số và phi
tuyến thì hướng phân tích tín hiệu tim loạn nhịp trong miền phi
tuyến hiện đang vẫn rất phát triển với nhiều hướng nghiên cứu
chuyên sâu. Quá trình phân tích tín hiệu trong miền phi tuyến
đánh giá tổng thể dữ liệu mẫu theo thời gian dài và cho kết quả
chi tiết và tỉ mỉ hơn so với các phương pháp phân tích trong
miền thời gian và miền tần số.
10

Chương 2: Trình bày về quy trình thu nhận và tiền xử
lý tín hiệu điện tim. Bao gồm các mô hình thu nhận điện tim
trong thời gian dài lên đến 72 giờ. Dữ liệu điện tim được thu
nhận từ 05 địa điểm tại Việt Nam, Mỹ và dữ liệu theo tiêu
chuẩn quốc tế. Trong phần này tác giả tập trung giới thiệu
phương pháp thu nhận tín hiệu điện tim thông qua hệ thống ghi
nhận tự động và xuất dữ liệu về dạng số lưu trữ được trong
máy tính. Dữ liệu thu nhận được thông qua hê thống Holter,Hệ
thống theo dõi tín hiệu trung tâm và dữ liệu mẫu theo chuẩn
quốc tế. Có nhiều phương pháp khác nhau để thu nhận tín hiệu
điện tim từ bệnh nhân như theo dõi thông quan các thiết bị
holter, các hệ thống thăm dò điện sinh lý, các hệ thống ghi điện
tim nhanh, các hệ thống theo dõi trung tâm và các thiết bị cầm
tay khác.
Ở Việt Nam, quá trình lưu trữ các kết quả điện sinh lý
còn hạn chế và việc truy cập dữ liệu mẫu này thường rất khó
khăn, nếu có truy cập được thì cũng bị hạn chế bởi các yếu tố
con người và kỹ thuật. Hiện tại, để có được các tín hiệu bệnh
nhân đó, tác giả đã chủ động làm việc trực tiếp với các bác sĩ
và các hãng cung cấp thiết bị để có thể sao lưu, thu nhận được
dữ liệu về điện tim của các bệnh nhân một cách chính xác nhất

có thể. Do đó, trong chương 2 này, tác giả chủ yếu đề cập tới
quá trình thu nhận tín hiệu điện tim loạn nhịp từ hệ thống
Holter và hệ thống theo dõi trung tâm tại Viện Tim Mạch -
Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh Viện Tim
Đông Đô. Trong số các dữ liệu này, dữ liệu thu nhận được từ
hệ thống Holter trong vòng 24 giờ của bệnh nhân có ý nghĩa và
độ chính xác cao, phù hợp cho việc phân tích và xử lý.
Quá trình thu nhận tín hiệu từ các hệ thống theo dõi
trung tâm của Bệnh viện St. Louis Children’s Hospital (SLCH)
và Phòng nghiên cứu Washington University School of
Medicine Heart Rate Variability Laboratory được thực hiện
chủ yếu ở hệ thống theo dõi trung tâm và cơ sở dữ liệu chuẩn
11

quốc tế. Hệ thống theo dõi trung tâm của Bệnh viện St. Louis
Children’s Hospital (SLCH) có độ ổn định cao và có thể xuất
dữ liệu dạng sóng điện tim lên đến hàng tuần của các bệnh
nhân, phù hợp với quá trình nghiên cứu và phân tích. Đối với
dữ liệu chuẩn quốc tế của Phòng nghiên cứu Washington
University School of Medicine Heart Rate Variability
Laboratory, tác giả đã thực hiện trích xuất và thu nhận dữ liệu
với hơn 700 mẫu tín hiệu loạn nhịp của bệnh nhân. Dữ liệu này
đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, xây dựng phương
pháp và giải thuật của tác giả.
Dưới đây là các hệ thống thu nhận và theo dõi tín hiệu
điện tim loạn nhịp tại Việt Nam cũng như ở Mỹ mà tác giả có
điều kiện tiếp xúc, làm việc và thực hiện thu nhận dữ liệu:
STT
Nguồn cấp
Số lượng

mẫu
Tỉ lệ mẫu
1
Holter
151
6,3
%
2
BedmasterEX
30
1,2
5%
3
CAST
734
30,
5%
4
HRV Lab
149
5
61,
95%
Bảng 2. 1: Phân bố các mẫu tín hiệu điện tim loạn nhịp từ các hệ
thống tại Việt Nam và Mỹ
Với nguồn dữ liệu về tín hiệu điện tim khá phong phú
mà tác giả đã thu thập được tại Việt Nam cũng như tại Mỹ,
việc đồng nhất các nguồn dữ liệu này sẽ tạo ra được bộ cơ sở
dữ liệu dùng chung cho cả Việt Nam và Mỹ theo tiêu chuẩn
quốc tế. Quá trình này đồng thời cũng được so sánh, đối chiếu

với bộ dữ liệu chuẩn CAST sẵn có theo tiêu chuẩn của Viện
nghiên cứu quốc gia Mỹ về Máu, Tim, Phổi(NHLBI - National
Heart, Lung, and Blood Institute). Tác giả đề xuất xây dựng
phương án và giải thuật để phân tách phức hợp QRS trong các
sóng điện tim để từ đó nhận diện ra được các đỉnh sóng R cấu
thành ma trận RR. Dữ liệu đầu vào của hệ thống đều tồn tại
dưới dạng sóng điện tim và ở 2 hình thức là bản scan dữ liệu
12

điện tim ở hệ thống Holter hoặc dữ liệu số XML ở hệ thống
theo dõi trung tâm mà điển hình là hệ thống BedmasterEX.
Thu nhận
dữ liệu từ
thiế t bị
Holter
Bắt đầu
Ma trận dữ liệu RR
thố ng nhất
Tách lọc dữ
liệu dạng
só ng điện
tim
Số hóa dữ
liệu
Phân tách
phức hợp
QRS để t ách
ma trận RR
Trích xuất
dữ liệu từ hệ

thố ng
Bedm asterEX
Xuất ma
trận dạng
só ng của tín
hiệu điện
tim
Phân tách
phức hợp
QRS để t ách
ma trận RR
Trích xuất
dữ liệu từ
hệ thống dữ
liệu CAST
Trích xuất
ma trận RR
Đồng bộ dữ
liệu, loại bỏ
các thuộc
tính thừa
Kết thúc
Trích xuất
dữ liệu từ
HRVlab
Giới hạn
ngưỡng m a
trận RR
Đồng bộ dữ
liệu


Hình 2. 1: Đề xuất phân tích biến đổi và đồng nhất dữ liệu điện
tim loạn nhịp của cả ba hệ thống Holter, BedmasterEX và bộ cơ sở
dữ liệu CAST
Dữ liệu của 2410 véc tơ RR này được tổng hợp và chia
sẻ ở mức độ Pha 2 trên hệ thống PhysioNet, đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu của tác giả và cộng sự tại Việt Nam.
Chương 3: Trình bày về các phương pháp phân tích, xử
lý và biến đổi các dạng tín hiệu điệm tim về dạng chuẩn R-R để
13

phục vụ quá trình phân tích xử lý. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất phương pháp cải tiến nhận dạng, tách tín hiệu Q,R,S trong
dạng sóng tín hiệu điện tim thông thường nhằm xác định các
đỉnh tín hiệu R của dữ liệu điện tim. Phương pháp này dựa trên
giải thuật xác định cực trị biến đổi tín hiệu và các đặc trưng
sinh lý cơ bản của điện tim. Từ đó xây dựng ma trận RR của tín
hiệu điện tim trong thời gian dài. Quá trình phân tách phức hợp
QRS nhằm mục đích phân tách và xác định các thông số như ở
trong bảng 3.1 dưới đây:
STT
Thông số
Khoảng giá trị
Đơn vị
1
Nhịp tim
60 – 150
Nhịp trên phút
2
Khoảng PR

0.1 - 0.25
Giây
3
Khoảng QT
0.29 ± 0.14
Giây
4
Thời gian sóng P
0.12 ± 0.04
Giây
5
Độ rộng phức hợp QRS
0.05 – 0.1
Giây
6
Thời gian sóng T
0.08 ± 0.02
Giây
Bảng 3. 1: Các thông số đỉnh sóng PR,QT,QRS
Mô hình phân tách phức hợp QRS của Hamilton và
Tompkins được đề xuất bởi Pan và Tompkins từ năm 1985
và sau đó được phát triển thêm bởi Hamilton và
Tompkins. Giải thuật phân tách này nhằm mục đích nhận diện
ra được phức hợp các sóng QRS trong dải tín hiệu điện tim và
thống kê được chúng. Quá trình phân tách này được xây dựng
thông qua các bộ lọc số thông thấp, thông cao và các phép tính
đạo hàm để xác định cực trị của tín hiệu tương đương với các
đỉnh sóng Q,R,S. Tuy nhiên mô hình cũ có một số hạn chế về
lượng mẫu, thời gian phân tích và độ ổn định. Để khắc phục
các hạn chế trên, đồng thời tăng thêm độ chính xác, thuận tiện

đối với quá trình phân tách phức hợp QRS, tác giả đã đề xuất
cải tiến phương pháp phân tách phức hợp QRS khi thêm vào đó
các bộ tính toán phép bình phương tín hiệu, di chuyển cửa sổ
và tự động hóa toàn bộ tiến trình để có thể để xác định được
đỉnh sóng QRS một cách chuẩn xác nhất. Phương pháp này
14

được thể hiện thông qua hàm matlab và đã thực hiện với cơ sở
dữ liệu mẫu quốc tế cho kết quả khả quan.
Lọc thông
th ấp
Lọc thông
cao
d[ ]
dt
d[ ]
dt
x(n) y(n)
z(n)

1
32
n = 1
32
2
[ ]
ECG
x(n) : Tín hiệ u sau vi phân
y(n): Tín hiệ u sau lọc thông dải
z(n): Ma trận tín hiệu p hức

hợp th e o thời gian
ECG: Ma trận dữ liệ u điện
tim theo th ời gian
Lựa c họn
phức h ợp
QRS
Quy
ch uẩn c ác
đỉnh tín
hiệu
Thiết lập
ngư ỡng đ ỉn h Q
Thiế t
lập
ngư ỡng
đỉnh R
Di ch u yển
cử a sổ
Chuẩn hoá và
điều chỉnh
Ma trận RR
Chuẩn hoá và
điều chỉnh
Ma trận QQ
Chuẩn hoá và
điều chỉnh
Ma trận SS
[QQ]
[RR]
[SS]

Dữ liệ u ma trận RR từ
Bộ Cơ sở dữ liệu CAST
& HRV-LAB
Mô h ình đề xu ất bởi PAN-TOMPKINS (1985)
và HAMILTON – TOMPKINS (1986)
Phần
tác giả
đề
xu ất
Thiết lập
ngư ỡng đ ỉn h S
Di c h u yển
cửa sổ
Hình 3.1 : Đề xuất mô hình cải thiện quy trình phân tách phức
hợp QRS
Chênh lệch số đỉnh QRS của 15 bệnh nhân sau khi thực
hiện bằng phương pháp cải tiến so với phương pháp cũ được
mô tả như ở bảng dưới đây:
STT

bệnh
nhân
Chênh lệch
đỉnh Q
Chênh lệch
đỉnh R
Chênh
lệch đỉnh S
1
VT203

30
20
5
2
BM301
140
131
14
3
BM307
0
10
13
4
BM401
220
210
234
15

5
BM406
198
206
211
6
BM444
11
18
-20

7
MO122
75
13
71
8
MO233
24
19
3
9
MO234
39
21
11
10
MO235
17
13
11
11
MO333
22
15
26
12
MO346
2
16
-11

13
MO399
19
18
46
14
DD002
10
25
16
15
DD023
54
24
38
Bảng 3. 2: Chênh lệch về số lượng đỉnh sóng Q,R,S phát hiện
được giữa quá trình cải tiến phân tách phức hợp QRS so với phương
pháp của Hamilton – Tompkins.
Nhận xét chung cho thấy qua quá trình cải tiến phương pháp
phân tách phức hợp QRS so với phương pháp của Hamilton –
Tompkins truyền thống thì kết quả đã có những cải thiện tốt
hơn. Cấu trúc ma trận RR sau khi phân tách phức hợp QRS
bằng cách cải tiến phương pháp của Hamilton – Tompkins sẽ
có dạng là một ma trận 1 chiều với số lượng từ vài chục ngìn
đến hàng trăm ngìn phần tử như ở bảng 3.5 dưới đây:

STT
RR (giây)
1
0,742

2
0,727
3
0,711
4
0,703


132622
0,648
132623
0,672
Bảng 3. 3: Cấu trúc ma trận RR sau khi phân tác phức hợp QRS
có cải tiến phương pháp của Hamilton – Tompkins

16

Chương 4: Tập trung về giải thuật xử lý tín hiệu điện
tim và đề xuất cải tiến Giải thuật phân tích khử khuynh hướng
động tín hiệu động đối với chuỗi tín hiệu 1000 nhịp RR hoặc
đối với các khoảng nhịp 20 phút. Từ đó đưa ra các kết quả
phân tích và đánh giá đối với dữ liệu hiển thị DFA1,DFA2 theo
thời gian hoặc theo mức độ tương quan với nhau. Giải thuật
phân tích khử khuynh hướng động tín hiệu động cơ bản chỉ cho
được 1 cặp giá trị DFA1 và DFA2 của ma trận RR nên có
nhiều hạn chế như:
 Chỉ có duy nhất 1 cặp số DFA1 và DFA2 để phản ánh mức
độ liên quan của toàn bộ tín hiệu trong quá trình phân tích
đánh giá. Cặp số này hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng
đối với dữ liệu lớn thì không hiệu quả.

 Không quan sát và đánh giá chi tiết được dữ liệu theo các
khoảng thời gian ngắn hơn. Thông số đánh giá của DFA1
và DFA2 chỉ cho phép đánh giá tổng thể dữ liệu. Với dữ
liệu của bệnh nhân dù ngắn hay dài thì cũng chỉ có 1 cặp
giá trị.
 Kết quả có thể sai lệch khi tồn tại nhiều nhiễu và tín hiệu
thực trong chuỗi ma trận RR. Đôi khi kết quả DFA1 và
DFA1 không chính xác nếu các nhiễu bù trừ lẫn nhau trong
kết quả cuối cùng.
 Không thể hiện được thời điểm xảy ra biến động nhịp tim
của bệnh nhân trong suốt quá trình đo đạc và tính toán.
Để khắc phục các hạn chế này, tác giả đề xuất phát triển
giải thuật phân tích khử khuynh hướng động tín hiệu động trên
thành giải thuật phân tích khử khuynh hướng động tín hiệu
động đa trị ( Multi The Detrended Fluctuation analysis -
MDFA). Giải thuật này sẽ cho phép hạn chế các nhược điểm
của giải thuật phân tích khử khuynh hướng động tín hiệu động
cũ, đồng thời MDFA cho phép theo dõi được theo thời gian đủ
ngắn các biến động về mức độ liên quan của các nhịp tim với
nhau, từ đó đánh giá được khả năng xuất hiện loạn nhịp tim.
17

Thời gian đủ ngắn cho phép có thể tối thiểu là 20 phút. MDFA
cũng đánh giá được hiệu quả và số lượng nhịp RR cần thiết tối
thiểu để có được kết quả MDFA thành phần chính xác.

Hình 4. 1: Mô tả quá trình tính toán DFA1 và DFA2 với duy nhất
1 cặp giá trị của DFA1 và DFA2
Kết quả tính toán cho phép đánh giá phân tích chi tiết hơn
ma trận nhịp tim RR, từ 1 cặp giá trị ban đầu tác giả đã phân

tích kỹ hơn, đề xuất 2 quy trình phân tách để tạo ra hàng chục
đến hàng trăm bộ giá trị tương ứng của DFA1 và DFA2.
0 20 40 60 80 100 120
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
1.2
1.3
Number of sample 1 to 108
DFA1
plot(dfa1) - e001a-1000beats

0 20 40 60 80 100 120
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
1.2
1.3
Number of Sample, 1 to 108
DFA2

plot(dfa2) e001a-1000beats

Hình 4. 1: Đồ thị DFA1 của bệnh nhân với số cặp dữ liệu DFA1
tính toán được là 108 giá trị so với 1 giá trị ban đầu
Phương pháp phân tích khử khuynh hướng động tín
hiệu động nhiều giá trị (DFA đa trị) cho phép đánh giá chi tiết
tới từng khoảng thời gian nhỏ khoảng 20 phút hoặc 1000 mẫu
18

nhịp RR, điều này đặc biệt quan trọng khi đối chiếu với tiểu sử
bệnh tật của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng loạn nhịp tim của
bệnh nhân tại các thời điểm trong ngày. Phương pháp này có
thể được triển khai và xây dựng thành thuật toán tính toán tự
động.
Qua việc dùng phương pháp phân tích biến đổi MDFA
theo các nhóm 1000 nhịp RR cho nhóm 19 bệnh nhân loạn
nhịp tim trong bộ cơ sở dữ liệu HRVLab, tác giả có những
đánh giá quan trọng liên quan đến hiệu quả đánh giá loạn nhịp.
Ứng dụng phương pháp MDFA khi đem phân tích cho số
lượng lớn véc tơ RR của các bệnh nhân khác nhau là khả thi,
cho phép đánh giá và phân loại chi tiết các véc tơ RR thành
phần, phân đoạn chúng thành các đoạn 1000 nhịp RR liên tiếp
để từ đó có các đánh giá cụ thể về mức độ loạn nhịp. Phương
pháp MDFA theo các nhóm 1000 nhịp RR cho nhóm 19 bệnh
nhân loạn nhịp tim trong bộ cơ sở dữ liệu HRVLab nếu loại bỏ
các vùng tín hiệu ổn đinh (0.5 ≤ α ≤ 1.0) thì có thể tiết kiệm
được hơn 30% công đoạn phân tích và xử lý dữ liệu. Mặt khác,
nếu quan tâm đến các vùng loạn nhịp cao (1.0 < α) thì chỉ cần
tập trung vào phân tích và đánh giá khoảng 24% lượng dữ liệu
cần xử lý.

Chương 5: Đề xuất về phương pháp thu nhận và biến
đổi tín hiệu điện tim tự động đối với dữ liệu của các bệnh nhân
tại Việt nam nhằm xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu là ma trận
R-R của điện tim nói chung và điện tim loạn nhịp nói riêng.
Mô hình đề xuất bao gồm các tiêu chuẩn về phần cứng, kỹ
thuật, phương pháp biến đổi điện tim và phần mềm xử lý tín
hiệu điện tim loạn nhịp. Tác giả thực hiện đề xuất xây dựng mô
hình thu nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu điện tim của bệnh nhân
dưới dạng ma trận RR để phục vụ tốt hơn quá trình khám chữa
bệnh của bệnh nhân và tạo được cơ sở dữ liệu dùng chung cho
các bệnh viện.
19

CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN BỆNH VIỆN (HIS/PACS/RIS/LIS )
Máy gh i Holter
điệ n t im
Máy ghi
không dây
Th iế t bị ghi
Điện tim bỏ tú i
Monitor
bệnh nhân
Bản gh i điệ n
ti m trê n giấy
Máy Scan
Máy gh i điện tim
Mobile ECG
Kết nối
không dây
Phần mềm

đọc và xử lý
th ôn g tin c ủa
nhà cung cấp
Phần mềm
đọc và xử lý
th ôn g tin của
nhà cung c ấp
Số hoá tín
hiệ u đ iên tim
Module Điện tim không dây
Module Điện tim Holte r
Module số hoá điệ n tim
Storage Group
Monitor
bệnh n hân
Kết nố i với c ác th iế t
bị,cách máy tín h, m ạn g
bệnh viện , ho ặc ngu ồn
cấp dữ li ệu
1
2
3
4
6
Xử lý và ch uẩn ho á
bằng phần mềm
Module thu n hận
đa ch ức năng
Mạch th u n hận điệ n t im
Kit Vi đ iều kh iể n

xử lý số
5
8A
Máy ch ủ
dự phò ng
Module theo dõi điện
tim bện h nh ân
Hệ thống
trao đổi
thông tin
bệnh viện
Storage Group
Máy in
Báo cáo
kết qu ả
Lưu trữ kế t
quả tại máy
chủ cục bộ
Trích c họ n dữ liệu s ó ng
điệ n t im
Phân tách phứ c hợp QRS
Chuẩn hó a m a trận d ữ li ệu
RR đ iệ n tim
Tính toán, phân tích các
th ôn g s ố loạn nh ịp ti m
Dùn g giải thuật MDFA
Module xử lý MDFA trung tâm
71
a
b

c
d
Storage Group
Máy in
Báo cáo
kết qu ả
Lưu trữ kế t
quả tại máy
chủ cục bộ
Trích c họ n dữ liệu só ng
điệ n tim
Phân tách phứ c hợp QRS
Chuẩn hó a m a trận d ữ liệu
RR đ iện tim
Tính toán , phân tích các
th ôn g s ố loạn nh ịp tim
Dùn g giải thu ật MDFA
Module xử lý MDFA trung tâm
7n
a
b
c
d
Hệ thống trao
đổi thông tin
bệnh viện
Hệ thống trao
đổi thông tin
bệnh viện
Module thu n hận và

tổng hợ p dữ liệu
Th u n hận và tổ ng h ợp dữ
liệu đ iệ n tim
Máy ch ủ
Hệ thống trao đổi thông tin bệnh viện
8B

Hình 5. 1: Đề xuất mô hình thu nhận, số hóa, chuẩn hóa và phân
tích tín hiệu điện tim loạn nhịp tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế về ma trận RR

20

Giải pháp và quy trình thu nhận, chuẩn hóa và lưu trữ
dữ liệu điện tim nhằm phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh
do tác giả đề xuất phù hợp với các tiêu chí sau:
 Chuẩn hóa quy trình thu nhận dữ liệu điện tim theo các mô
hình sẵn có của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm của bệnh
viện và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
 Số hóa dữ liệu điện tim thu được và lưu trữ.
 Thống kê các dữ liệu điện tim theo các tiêu chí về dạng
bệnh, thời gian và phương pháp thu nhận
 Chuẩn hóa dữ liệu thành ma trận RR phục vụ cho quá trình
nghiên cứu và khám chữa bệnh
 Lưu trữ dữ liệu và bảo mật dữ liệu theo nhu cầu của bệnh
viện và bệnh nhân
Quá trình phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp theo mô
hình MDFA được tiến hành với dữ liệu từ máy chủ. Mô hình
được thử nghiệm với dữ liệu mẫu là 151 véc tơ RR tại Việt
nam, trong số 18 mẫu gửi đi để bác sĩ kiểm tra thì đạt kết quả

chính xác 16 mẫu được xác nhận có xuất hiện khả năng bị loạn
nhịp tim.
Kết luận và hướng phát triển: Trình bày và bình luận
các kết quả thu nhận được, kết luận với các điểm đáng chú ý
của luận án đã được nêu ra và thực hiện cũng như hướng
nghiên cứu phát triển trong thời gian tới.
Ý nghĩa khoa học của luận án: Đề tài nghiên cứu về xử
lý tín hiệu điện tim loạn nhịp đề cập đến các cải tiến và đề xuất
nâng cao hiệu quả quá trình phân tích, xử lý và đánh giá tín
hiệu điện tim loạn nhịp của bệnh nhân trong thời gian dài tại
Việt Nam cũng như trên thế giới. Quá trình thu nhận, phân tích,
xử lý, lưu trữ và chẩn đoán sớm được tiến hành khoa học dựa
theo các phương pháp và giải thuật tính toán cụ thể với số mẫu
tín hiệu của ma trận R-R đủ lớn nên sẽ đảm bảo độ chính xác
của kết quả. Đây là nền tảng cho việc phát triển các phương
21

pháp phân tích đánh giá dữ liệu theo một mô hình xử lý mới.
Đề tài góp phần cải thiện các kỹ thuật nhận dạng phức hợp
QRS và có thể phát triển thành công cụ tự động nhằm phân
tách được các phức hợp QRS từ các máy Holter tại Việt Nam.
7. Các kết quả mới đạt được
KQ1) Nghiên cứu về tín hiệu điện tim loạn nhịp và các
phương pháp phân tích tín hiệu điện tim loạn nhịp trong các
miền thời gian , miền tần số và miền phi tuyến. Thống nhất
chuẩn lưu trữ dữ liệu điện tim loạn nhịp từ nhiều thiết bị và
nhiều nguồn khác nhau, từ đó lựa chọn véc tơ RR làm
chuẩn dữ liệu lưu trữ tín hiệu điện tim loạn nhịp. Tác giả đã
thống nhất và lưu trữ được 2410 dữ liệu khác nhau của các
bệnh nhân tại Mỹ và Việt Nam.

KQ2) Đề xuất cải thiện giải thuật phân tách phức hợp QRS tự
động thông qua điều chỉnh và thêm vào đó các module:
Tích hợp các nguồn dữ liệu vào khác nhau; Quy chuẩn các
đỉnh tín hiệu; Lựa chọn các phức hợp QRS; Dịch chuyển
cửa sổ; Thiết lập ngưỡng đỉnh Q,R,S; Chuẩn hoá và điều
chỉnh các véc tơ [RR] nhằm có thể đưa ra quy trình tính
toán đối với các định dạng dữ liệu điện tim từ nhiều nguồn
khác nhau. tạo cơ sở xây dựng véc tơ dữ liệu RR của tín
hiệu điện tim với thời gian đo lên đến 72 giờ.
KQ3) Đề xuất phát triển giải thuật MDFA để có thể tính toán
chi tiết giá trị thông số MDFA cho chuỗi 1000 tín hiệu RR
và cho các khoảng thời gian 20 phút. Lựa chọn được số
mẫu cho mỗi khoảng tín hiệu cần được phân tích, đi kèm
với các khuyến nghị về số nhịp RR tối thiểu và tối đa trong
mỗi khoảng tín hiệu. Từ đó xây dựng quy trình phân tách
22

tín hiệu điện tim theo các khoảng thời gian 20 phút hoặc
1000 nhịp RR để từ đó xây dựng thuật toán tính toán DFA
cho các mẫu tín hiệu thu được. Đồng thời tác giả cũng đưa
được ra khuyến nghị về thời gian lấy mẫu tín hiệu tối thiểu
và số nhịp RR tối thiểu để đảm bảo quá trình tính toán DFA
được hợp lý.
KQ4) Xây dựng mô hình thu nhận dữ liệu điện tim tại các
bệnh viện của Việt Nam bao gồm các tiến trình như: Thực
hiện thu nhận và tổng hợp dữ liệu điện tim từ các nguồn
khác nhau, Trích chọn sóng điện tim, Phân tách phức hợp
QRS, Thực hiện khử khuynh hướng động tín hiệu động đa
trị đối với véc tơ RR dữ liệu điện tim loạn. Mô hình được
thử nghiệm với dữ liệu của bệnh nhân tại Việt Nm và đối

chiếu với xác nhận của bác sĩ. Từ đó tác giả thực hiện lưu
trữ và phân tích thông qua phần mềm tính toán phân tích và
các công cụ toán học khác, hỗ trợ các quá trình nghiên cứu
chuyên sâu về điện tim loạn nhịp và nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân.

Hướng phát triển tiếp theo của Luận án là cải thiện chất
lượng phần mềm, ghi nhận thêm các triệu chứng lâm sàng
trước điều trị nhằm cải thiện khả năng chẩn đoán sớm các bệnh
về tim của hệ thống đối với các bệnh nhân tại Việt Nam, đặc
biệt là các bệnh nhi nhỏ tuổi hạn chế về khả năng giao tiếp
cũng như biểu cảm trạng thái cơ thể. Xây dựng phần mềm tự
động tính toán và hỗ trợ chẩn đoán sớm các bệnh liên quan đến
tim, phục vụ cho đội ngũ y bác sĩ.
































×